Từ hình thức triết lý truyền miệng dân gian đến triết học cổ đại Hy Lạp

Một phần của tài liệu Một số phương diện cơ bản của mối quan hệ giữa nghệ thuật và triết học (Trang 38)

Hy Lạp

Hình thức triết lý truyền miệng dân gian nảy sinh ở giai đoạn chữ viết

còn thô sơ chưa đủ để diễn tả các quan niệm phức tạp có tính khái quát triết học.

Hình thức triết lý truyền miệng dân gian được truyền miệng và là sáng

tạo “tập thể” có tính dân gian. Hình thức triết lý truyền miệng dân ạiatĩ là .

một thể thức gắn với loại hình nghệ thuật sử dụng ngôn từ. Bác Hồ từng viết : “Quần chúng là những người sáng tạo ... nhưng quần chúng không chỉ sáng tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Quần chúng còn là những người sáng tác nữa” [18,85]. Với văn học, tính khái quát của nghệ thuật được đẩy cao, được xem là giàu tính triết lý do thể hiện tập trung được khát vọng ở một tầm tư tưởng nhất định. Do tính trừu tượng của tư duy hình tượng cao và linh hoạt hon trong viộc sử dụng ngôn từ nên nó gần gũi với tư duy triết học khái niệm hơn so với loại hình nghệ thuật chạm khắc và hội họa giai đoạn đâu. Tuy nhiên, hình thức triết lý truyền miệng dân gian lại thích hợp với hình thức thụ cảm thẩm mĩ hơn là hình thức khái niệm khoa học. Văn học dân gian là một hình thức đặc thù của sự diễn đạt những khái quát về vũ trụ, con người, vê thế thái, nhân tình. Sức mạnh của hình thức triết lý ở đây không phái là những lập luận logic, mà ở chỗ nó kết hợp nhuần nhuyễn sức khái quát với các yếu tố của ngôn từ, của hình ảnh để tạo nên sự nhận thức, thụ cảm thẩm mỹ thấm vào tinh thần và đòi sống thực tế.

Tính “nguyên hợp” của tư duy triết học cổ bao quát cả “tự nhién và các hình thái xã hội” là nét nổi bật thời cổ đại. Song ngay ở bước phát triển đáu tiên của giai đoạn này, ý thức thần thoại bao quát cá vũ trụ quan lẫn nhân sinh quan của người cổ đại. Luận điểm của Mác nêu rõ : “thần thoại là tự nhiên, là bản thân các hình thái xã hội được trí tưởng tượng của dân gian chế biến đi một cách nghệ thuật và vô ý thức” [45,34J. Với quá trình “nhân đôi mình lén” (còn được gọi là nhân hóa, nhân hình hóa), bao trùm toàn bộ tư giai đoạn sơ

khởi đào luyện nghệ thuật đến sự chín muồi trong tư duy thần thoại, con người đã đôi tượng hóa chính mình để đạt được biểu tượng vé tính tất yếu dưới dạng số phận thuộc vê một th ế giới hỗn hợp các nhàn vật thần thoại, được miêu tả trong tính khách quan.

Từ Hômerơ với hai tác phẩm sử thi sớm nhất ỉliát và Ôđixê, với tính chất nghệ thuật cao trong việc xây dựng các hình tượng nghệ thuật và cái cách miêu tả các sự kiện diễn ra theo con đường tự nhiên, ở chỗ nhân vật thần thoại được “miêu tả càng giống như là những nhân vật không phải là đại diện cho một cái gì đó, thì chúng lại càng giống như là các hình tượn ẹ tự nhiên”

[33,36]. Tuy nhiên, các nhân vật thần thoại lại gần gũi hơn với con người qua các khiếm khuyết của con người được gán cho chúng. Hơn thế, tác phẩm anh hùng ca lliát của Hômerơ với mưu con ngựa gỗ chiếm thành Troa và bài ca ôđixê ngợi ca trí tuệ Uylixơ đã phản ánh nấc thang phát triển của nhận thức

con người dần tách mình ra khỏi tự nhiên trong sự đề cao sức mạnh của trí tuệ con người. Trong quan niệm chung về thế giới vũ trụ và trật tự xã hội, các tác phẩm này đã làm nổi lên vai trò của trí tuệ con người trong thế giới các vị thần, cùng khả năng của con người với khát vọng chiến thắng. Mác cho răng, cái khó không phải là ở chỗ hiểu được rằng nghệ thuật Hy Lạp và thể anh hùng ca gắn liền với những hình thái nhất định của sự phát triển xã hội: “ Điều khó hiểu là ở chỗ nghệ thuật Hy Lạp, thể anh hùng ca, vẫn còn cho ta một sự thỏa mãn vể thẩm mỹ, và về một sô phương diện nào đó, chúng còn được dùng làm tiêu chuẩn, làm cái mẫu mực mà chúng ta chưa đạt tới được” [45,35].

Đến Hêxiốt, với Têôạônia (gia phả hay là nguồn gốc của các thần), đã

thực hiện quá trình hệ thống hóa các quan niệm thần thoại đã trở nên phổ biến: “Ở Hêxiốt, Téôgônia đã biến thành nguồn gốc vũ trụ luận. Hêxiốt tuyén

bố cơ sở cho quá trình nảy sinh ra vũ trụ là trạng thái hổn mang và về thực chất, đã không được “nhân cách hóa”[33,38J. Nó phản ánh quá trình, chủ thể trước khi nhận biết chính mình với tư cách là một chủ thể, đã được nhân hóa thành khách thê. Khách thể lúc đầu tôn tại trong niềm tin cộng đổng chưa có sự phản tư, đang dần chuyển hóa thành khách thể của sự suy tư ban đáu trong

sử thi Têôgônia. Sự chín muồi của thần thoại, với độ đậm đặc những tính cách quyết liệt trong hành động được đánh giá theo chuẩn mực xã hội loài người, do chỗ một khát vọng đã được nâng tầm thành lý tưởng của xã hội. Trí tuệ triết học và cảm xúc nghệ thuật trong sự hài hòa đã từng đạt đến trong tư duy “thần thoại”. Mác đánh giá cao về tư tưởng của hình tượng nhân vật Prômêtê

bị xiềng xem đó là sự tuẫn tiết đầu tiên mang tính triết học. Điều này đã có tác động mạnh mẽ đến việc triết học tách ra khỏi thần thoại cùng với quá trình hình thành khái niệm : “Các hình tượng - quan niệm thần thoại là đa nghĩa, mơ hồ, không xác định. Triết học đã cô' gắnẹ biến đổi các hình tượng đó thành các khái niệm, nhưng một thời gian dài, nó vẫn chưa có đủ khả nánẹ khắc phục được tính đa nghĩa, mơ hổ đó, mặc dù nó đã làm giảm đi một cách đáng kể tính đa nghĩa, mơ hồ trong các hình tượng thần thoại ấy. Đặc trưng vốn có đố của tư duy triết học là một trong những biểu hiện quan trọng nhất của quá trình duy lý hóa vừa được nhắc tới, quá trình mà nhờ đó triết học tách ra khỏi thần thoại”[33AO]. Ọuá trình này đưa đến giai đoạn các yếu tố

khái niệm chiếm ưu thế hơn so với hình tượng và biểu tượng thần thoại, và vượt trội lên với quá trình tiếp thu các tri thức khoa học ớ người Ai cập,

, , t

Babilon và các dân tộc cố đại khác ớ cận Đông.

Sự xuất hiện của thuật ngữ “triết học” tức là “yêu mến sự thông thái” dã nhấn mạnh khát vọng của con người về chân lý và tìm kiếm chân lý một cách nghiêm túc trong hành động nghiên cứu khoa học của mình. Sau thần thoại và anh hùng ca, khi xã hội xuất hiện giai cấp, có thể loại truyện cô tích đã phan

ánh sáu triết lý sống của con người. Đó không còn là những mầm mống, mà là

sự bén rễ vững chấc hon cho sự phát triển của lâu đài triết học trong bước chuyển từ thần thoại sang tư duy trí tuệ khi xã hội đã phân chia giai cấp vào thời cổ đại Hy Lạp.

Triết học với tư cách là một khoa học xuất hiện trong chê độ chiếm hữu

nô lộ với sự tan rã cúa hình ảnh giầu trí tướng tượng nhung cũng không kém hoang đường về thế giới và con người trong thần thoai. Nó gắn với sư phát triển của ngôn từ và chữ viết. Với Hy lạp là chữ Latinh. Chữ Latinh là kết quá

của sự vay mượn chữ cái Ả Rập rồi sáng tạo thêm “một số nguyên âm, nhào

trộn với nhau để tạo ra một thứ ngôn ngữ mới mềm dẻo và linh hoạt”[3,2]. Triết học Hy lạp cổ đại nhằm hai mục tiêu lớn : xây dựng “sự cao quý trong tâm hồn và tự do trong tư tưởng ... Xôcrát, Platôn, Arítxtốt là những người đầu

tiên dạy cho loài người biết tư duy trí tuệ”[3,2]. Nó đánh dấu sự xuất hiện của dạng tri thức lý luận thuần túy.

Nét đặc thù của phản ánh triết học trước hết được biểu hiện ở khả nănạ phản ánh cái phổ biến dưới hình thức cái phổ biến (tức là bằng hệ thống tư

duy lý luận thông qua các khái niệm, phạm trù). Triết học chính là ước vọng thời đại, là ý chí thời đại được thể hiện dưới dạng tư tưởng khái quát nhất nên nó là tâm điếm lan tỏa sang các hình thái ý thức xã hội khác, nhất là nghệ thuật. Ở cấp độ hệ tư tưởng của ý thức lý luận, triết học là một trong những hình thái ý thức xã hội ở xa với cơ sở kinh tế hơn, phản ánh tồn tại xã hội một cách gián tiếp hơn. Tính trừu tượng cao của ý thức xã hội trong việc khái quát những mối liên hộ chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy, xem xét thê giới như một chỉnh thể thống nhất đã giúp cho nó có khả nâng nấm bắt cái bán chất nhất, quy luật phổ biến nhất của các sự vật hiện tượng.

Nét đặc thù của phản ánh triết học còn biểu hiện ở sự phản ánh tổn tại xã hội thông qua các cuộc đấu tranh giữa hai đường lối đối lập : duy vật và duy tâm ; song hành với cuộc đấu tranh giữa phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình. Đó là sự phản ánh đấu tranh giai cấp về chính trị nhưng lại không hoàn toàn đổng nhất. Cuộc đấu tranh này còn phản ánh cuộc đấu tranh giữa hai đường hướng khái quát cái phổ biến của chính phương thức phản ánh tư duy triết học từ hai lĩnh vực : đòi sống vật chất xã hội và đời sống tinh thần xã hội, tồn tại xã hội và ý thức xã hội, tức giải quyết mối quan hệ giữa tư duy và tổn tại trong sự vận động nội tại của bản thân hình thái ý thức xã hội triết học. Xu hướng duy vật và duy tâm trong triết học thực chất một mặt khẳng định tồn tại khách quan của thế giới vật chất, một mặt lại quá đề cao tính năng động sáng tạo của tư duy đến mức, như Hêghen, đã đồng nhất tư duy với tồn tại.

Triết học một mặt phản ánh cuộc đấu tranh trong nội bộ giai cấp thống trị về lợi ích, phản ánh đấu tranh chính trị giữa hai giai cấp đối kháng, mặt khác nó đóng vai trò tính độc lập tương đối của hình thái ý thức triết học. Cuộc đấu tranh giữa hai đường hướng duy vật và duy tâm trong triết học cũng chính là phản ánh mặt còn hạn chế của tư duy con người trong quá trình nhận thức phản ánh tổn tại xã hội. Bởi vì, giải quyết mặt hạn chế của quan điểm duy vật trong quá trình phát triển từ thời cổ đại thì chủ nghĩa duy tâm phát triển lên một bước (tuy nhiên trong sự thổi phổng, thái quá). Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã làm nên bước ngoặt mới cho sự phát triển của tư duy triết học khi tiếp thu hạt nhân hợp lý từ chủ nghĩa duy tâm, cải tạo duy vật phép biện chứng duy tâm trong việc cắt nghĩa tính năng động sáng tạo của tư duy. Như vậy, tư duy triết học ngay ở trình độ khái quát lý luận cao của quá trình phát triển của tư duy nhân loại không phải ngay lập tức đạt đến trình độ nhận thức duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa tư duy và tổn tại, mà nó phải thông qua những bước khái quát lâu dài trong tính quy định của những điểu kiện lịch sử nhất định.Trên cơ sở của sự kế thừa, phủ định và phát triển đó, chủ nghĩa duy vật biện chứng đưa tư duy triết học lên một bước tổng kết ngày một hoàn thiện hom về tính phổ biến nhất, về quy luật chung nhất của toàn bộ thế giới từ giới tự nhiên đến xã hội và tư duy với phương pháp duy vật biện chứng của triết học Mác-Lênin.

Triết học không chỉ là một khoa học mà còn là một lịch sử, nó tồn tại và phát triển theo dòng lịch đại, như một dòng chảy tư duy nhằm khám phá sự phức tạp đan xen của đời sống. Sự vận động của triết học, từ thời kỳ cổ đại Hy lạp đến triết học Mác, tuy có phức tạp, quanh co nhưng bộc lộ hai mặt lớn sau đây: Vê ưu điểm, triết học đã góp phần “chế ngự được bản nâng tự do hoang

dã của đẩu óc con người và bất nó phải làm việc băng cách đặt ra những cáu hỏi lớn, những câu hỏi bất hủ vể số phận con người trên trái đất ...”[3,2]. Vế hạn chê' triết học trước Mác: “Các nhà triết học chỉ mới giải thích thế giới

bằng nhiều cách khác nhau, nhưng vấn đé là cải tạo thế giới” {Luận cương vê

Phơ-Bách).

Như vậy, chủ nghĩa Mác đã làm một bước ngoặt lớn trong lịch sử tư duy và lịch sử hoạt động thực tiễn của nhân loại, triết học của Mác đã quán triệt tư tưởng cải tạo thế giới bằng cách mạng.

Một phần của tài liệu Một số phương diện cơ bản của mối quan hệ giữa nghệ thuật và triết học (Trang 38)