Tư duy khái quát hai thành tó

Một phần của tài liệu Một số phương diện cơ bản của mối quan hệ giữa nghệ thuật và triết học (Trang 35 - 38)

Ảngghen đã viết trong tác phẩm Lút-Vích Phơ -Bách và sự cáo chung cứu

triết học cô’ điển Đức : "Vân đế quan hệ giữa tư duy với tôn tại, giữa tinh thán với tự nhiên, một vấn đê tối cao của toàn bộ triết học, cũng hoàn toàn giống

như bất cứ tôn giáo nào, đều có gốc rễ trong các quan niệm thiển cận và ngu dốt của thời kỳ mông muội”[42,404]. Trong quá trình phát triển của tư duy nguyên thủy, năng lực khái quát hóa dần được tăng cường, những hiểu biết về sự vật dưới những biểu hiện cụ thể của nó thêm sâu sắc. Khả nãng tư duy phát triển có thể thấy qua trình độ nhận thức biểu đạt từ chất lượng đến sự khái quát sơ khởi nhất về số lượng : nhiều và đông đúc. Ở giai đoạn nguyên thủy, con người : cũng đã có tư duy trừu tượng vì rằng cả trong thời cổ thạch xa xôi, đó cũng đã là tư duy của con người xã hội chứ không phải của động vật” [34,55].

Tuy nhiên, vấn đé quan hệ của tư duy và tồn tại, của tinh thần đối với tự nhiên dưới dạng mầm mống của triết học thời nguyên thủy lệ thuộc nhiều vào quan hệ nương tựa của con người trước tự nhiên. Trong tính khởi thủy của nó, vấn đề cơ bản của triết học được biểu hiộn đặc trưng dưới hai dạng khái quát tri thức cơ bản của người nguyên thủy với hai thành tố tri thức (tư duy khái quát hai thành tố) :

- Thành tô thứ nhất : Tri thức vể vũ trụ và về con người đã phát triển

chưa?

- Thành tô thứ hai : Con người thời đó đã có nhận thức vê trật tự xã hội

để có thái độ lựa chọn hành động chưa ?

+ Vé thành tố thứ nhất : Tri thức về vũ trụ được thể hiện ở những nhận thức khái quát về một sức mạnh của lực lượng siêu nhiên. Trong hoa vãn trên gốm của người nguyên thủy luôn thể hiện những biểu tượng kỷ hà học, chủ yếu là các hoa văn hình núi, hình sóng, hình mưa rơi...[70,26-27]. Ó hình tượng nghệ thuật con Bidông bị tử thương (hang Antamiara), người nghệ sĩ nguyên thủy biểu đạt sinh động và tài tình con vật với một trình độ bút pháp thể hiện rất cao. Phản ánh đến mức, nó khiến cho người xem nấm bắt được mối quan tâm vể sự sinh tổn, khoảnh khắc giữa cái sống và cái chết, nhận thức về tồn tại và khả năng chết chóc, chứ không chỉ đơn thuần là một bức vẽ mỏ tả lại việc một con vật bị thưưng.

Những tri thức về con người thấp nhất ở sự nhận thức hình dáng các bộ phận cơ thể, cao nhất ở sự đúc kết về triết lý phồn thực trong khát vọng sinh sôi, no đủ. Triết lý này là hệ quả của mối quan hệ nương tựa của tư duy người nguyên thủy đối với tổn tại, với một trình độ sản xuất rất thấp kém.

+ Vé thành tỏ' thứ hai :

Bức Thủ lĩnh của người đi sân chạm trên đá, được tìm thấy gần ga

Đubannaia thuộc Agiecbaigiăng, thể hiện nhận thức vể trật tự xã hội mà mỗi người là một thành viên, về sự tôn trọng vai trò người thủ lĩnh trong xã hội.. Các hình vẽ “người đội sừng” trên vách hang động ngoài tính chất nghi lễ tôn giáo còn biểu hiên kích thích một sự uy dũng (ở đây là người có tài săn bắt).

Như vậy, trong giai đoạn này, tư duy triết học đã có bước phát triển, nhưng vốn ngôn ngữ (tức phương tiện để truyền đạt nó) thì chưa có điều kiện phát triển kịp. Ý nghĩ xuất hiện rất nhanh, nhưng khả năng biểu hiện nó và tạo cho nó một phương tiộn thích hợp là một quá trình tích lũy lâu dài của con người trong nấc thang nhận thức và cải tạo chính bản thân mình. Để khắc phục hạn chế này, người nguyên thủy đã khéo dùng hình vẽ để biểu đạt (điều này có cơ sở là các loại chữ tượng hình đều xuất phát từ những hình vẽ). Ở một giai đoạn cả vốn từ và chữ viết chưa đủ sức diễn đạt những quan niệm triết lý đã có đủ điểu kiện được kích thích nảy nở, người nguyên thủy đã dùng nghệ thuật để ghi lại những gì họ mong muốn. Tư duy hình tượng nguyên thủy đã đạt tới một đặc trưng cảm quan, vừa cụ thể sinh động, vừa súc tích nhưng cũng rất khái quát (với cấp độ thể hiện như cách điệu, ước lệ, tượng trưng...).

Tuy nhiên, nếu dùng phương pháp so sánh trên cơ sở đặc trưng phản ánh riêng của từng hình thái, đã có những dấu hiệu cho phép phân biệt phần nào sức khái quát của tư duy nghệ thuật và sức khái quát của tư duy triết học. Sức khái quát của tư duy nghệ thuật có sức mạnh ở tính thống nhất của mối quan hệ nội dung và hình thức, và hạn chế cũng ở mối quan hệ này. Còn sức khái quát của tư duy triết học phần nhiều chú trọng đến giá trị phố hiến hơn là sự hoàn chỉnh của hình thức biểu đạt hình tượng. Do chỗ nó cần tìm kiếm một hình thức biểu đạt cao hơn, đó là tư duy khái niệm.

Một phần của tài liệu Một số phương diện cơ bản của mối quan hệ giữa nghệ thuật và triết học (Trang 35 - 38)