MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA CÔNG TÁC VĂN THƯ 4 1.1.Những vấn đề cơ bản về công tác văn thư. 4 1.1.1. Khái niệm về công tác văn thư. 4 1.1.2. Vai trò, ý nghĩa công tác văn thư. 4 1.1.2.1. Vai trò công tác văn thư. 4 1.1.2.2. Ý nghĩa của công tác văn thư. 4 1.1.3. Yêu cầu công tác văn thư. 5 1.1.4. Nội dung công tác văn thư. 7 1.1.4.1. Tổ chức giải quyết và quản lý văn bản. 7 1.1.4.2. Xây dựng và ban hành văn bản 9 Tiểu kết 10 CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ UBND PHƯỜNG PHÚ THƯỢNG, THỰC TRẠNG CÔNG TÁC VĂN THƯ TẠI UBND PHÚ THƯỢNG 11 2.1. Khái quát về UBND phường Phú Thượng. 11 2.2.1. Tổ chức bộ máy. 11 2.1.2. Cơ cấu tổ chức 12 2.1.3. Vị trí và chức năng của công tác văn thư tại UBND phường Phú Thượng. 12 2.1.4. Nhiệm vụ và quyền hạn. 13 2.1.4.1. Giúp Chánh văn phòng thực hiện các nhiệm vụ sau: 13 2.1.4.2. Giúp Chủ tịch UBND phường thực hiện nhiệm vụ của Lưu trữ lịch sử phường. 13 2.1.4.3. Thực hiện các nhiệm vụ khác của UBND phường Phú Thượng do Giám đốc Sở Nội vụ giao và theo quy định pháp luật. 14 2.2. Công tác văn thư. 14 2.2.1. Quản lí chỉ đạo công tác Văn thư của UBND phường Phú Thượng. 14 2.2.2. Quản lý văn bản. 16 2.2.3. Quản lí con dấu. 17 2.2.4. Lập hồ sơ hiện hành. 18 2.3. Đánh giá hiệu quả công tác văn thư tại UBND phường Phú Thượng. 19 2.3.1. Ưu điểm 19 2.3.2.Hạn chế. 20 Tiểu kết 21 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC VĂN THƯ TẠI UBND PHƯỜNG PHÚ THƯỢNG. 22 3.1. Tăng cường đội ngũ cán bộ tại UBND phường Phú Thượng. 22 3.1.1. Yêu cầu về phẩm chất chính trị. 22 3.1.2.Yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ. 22 3.1.3. Những yêu cầu khác. 23 3.2. Tăng cường đầu tư hệ thống trang thiết bị theo hướng hiện đại hóa phục vụ công tác văn thư. 23 3.3. Ứng dụng CNTT trong công tác văn thư tại UBND phường Phú Thượng. 24 3.4. Tăng cường chấp hành nghiêm chỉnh quy định của nhà nước về công tác văn thư tại UBND phường Phú Thượng. 24 3.5. Tăng cường đầu tư hệ thống trang thiết bị theo hướng hiện đại hóa phục vụ công tác văn thư. 25 KẾT LUẬN 26 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 27
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành bài nghiên cứu này tôi xin chân thành cảm ơn đã tận tâmhướng dẫn tôi qua từng buổi học trên lớp, cũng như các buổi thảo luận Cô làngười đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý giá, tạo điềukiện cho tôi hoàn thành bài nghiên cứu khoa học này
Tôi xin chân thành cám ơn ủy ban nhân dân và các ban ngành đoàn thểphường Phú Thượng đã tạo điều kiện cung cấp số liệu và những thông tin cầnthiết về địa phương, giúp tôi hoàn thành bài nghiên cứu này
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bài nghiên cứu khoa học đề tài là của tôi được thực hiệnqua việc khảo sát thực tế tại UBND phường Phú Thượng và tham khảo các tàiliệu Tôi hoàn toàn không sao chép tài liệu nghiên cứu của người khác Tôi xinchịu mọi trách nhiệm trước pháp lý nếu vi phạm bản quyền
Trang 3MỤC LỤC
Trang 4BẢNG THỐNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Tên cụm từ viết tắt
Trang 5MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài
Công tác văn thư không thể thiếu trong hoạt động của các cơ quan tổ chứcĐảng hay các cơ quan tổ chức chính trị xã hội dù lớn hay nhỏ Các cơ quan, đơn
vị muốn thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình đều phải sử dụng văn bản, tàiliệu để phổ biến các chủ trương, chính sách, phản ánh tình hình lên cấp trên, traođổi, liên hệ, phối hợp công tác, ghi lại những sự kiện, hiện tượng xảy ra tronghoạt động hàng ngày Đặc biệt, đối với văn phòng cấp ủy, văn phòng các tổ chứcchính trị- xã hội là các cơ quan trực tiếp giúp các cấp ủy, tổ chức chính trị xã hội
tổ chức điều hành bộ máy, có chức năng thông tin tổng hợp phục vụ lãnh đạo,chỉ đạo thì công tác văn thư lại càng quan trọng, nó giữ vị trí trọng yếu trongcông tác văn phòng
Nhận thức rõ điều đó, và hiểu được sự cần thiết của việc đổi mới, nângcao hiệu quả công tác văn thư trên địa bàn phường, cũng như sự hạn chế về sốlượng các đề tài liên quan, em quyết định chọn nội dung công tác Văn thư làm
đề tài nghiên cứu với tên gọi:” Công tác Văn thư tại UBND phường Phú Thượng”.
2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
2.1.Đối tượng nghiên cứu.
- Công tác Văn thư ở UBND phường Phú Thượng
2.2.Phạm vi nghiên cứu.
-Thời gian nghiên cứu:2015-2016
-Không gian nghiên cứu: Khảo sát công tác văn thư, soạn thảo vănbản,nhận văn bản đến, nhận văn bản đi… tại UBND phường Phú Thượng
3 Mục tiêu nghiên cứu.
- Tìm hiểu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về công tác văn thư
- Tìm hiểu thực trạng công tác văn thư tại UBND phường Phú Thượngtrong thời gian qua, phân tích nguyên nhân của những ưu điểm cũng như nhữnghạn chế trong công tác
- Đánh giá thực trạng Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
Trang 6hoạt động quản lý văn thư tại UBND phường Phú Thượng.
4 Giả thuyết nghiên cứu.
- Để hoạt động nghiên cứu có hiệu quả thì có rất nhiều biện pháp, songcác biện pháp này phải phù hợp với thực tiễn của văn phòng và đồng bộ vớinhau
- Hoạt động của văn phòng UBND phường Phú Thượng cần được tiếp tụcđổi mới để góp phần thiết thực và hiệu quả hơn vào hoạt động quản lý hànhchính nhà nước và UBND phường Phú Thượng
- Nếu đội ngũ cán bộ nhân lực UBND phường Nguyễn Du được nâng caothì chất lượng công tác văn thư sẽ tốt hơn
5 Lịch sử nghiên cứu.
Nói đến công tác văn thư, đã có khá nhiều đề tài, công trình nghiên cứukhoa học đề cập vấn đề văn thư không chỉ thu hút các nhà lãnh đạo mà còn làvấn đề quan tâm của cả những nhà khoa học và các nhà quản lý Một số côngtrình khoa học tiêu biểu về công tác văn thư có thể nêu như sau:
-Đề tài “ Cơ sở khoa học để lập chương trình giảng dạy môn văn thư bậctrung học” Chủ nhiệm đề tài: CN Trương Xuân Hồng; Các thành viên tham gia:ThS Dương Mạnh Hùng, CN Ngô Thiếu Thiên, CN Vũ Côi, CN Nguyễn HữuThời
- Đề tài “ Nghiên cứu biên soạn Cẩm nang công tác văn thư” Chủ nhiệm
đề tài:CN Nguyễn Hữu Thời; Các thành viên tham gia:PGS.TS Dương VănKhảm, PGS.TS Nguyễn Minh Phương, CN Hoàng Minh Cường
- Đề tài “ Nghiên cứu đổi mới công tác văn thư trong ngành cải cách nềnhành chính nhà nước”(2006) Chủ nhiệm đề tài:ThS Nguyễn Thị Tâm; Cácthành viên tham gia: ThS Nguyễn Trọng Biên, ThS Nguyễn Thị Lan Anh, CN.Nguyễn Thiên Ân, CN Nguyễn Thị Như Thuần
- Đề tài “Nghiên cứu mô hình quản lý công tác văn thư trong môi trườngđiện tử”(2009) Chủ nhiệm đề tài: ThS Nguyễn Thị Tâm; Các thành viên thamgia: ThS Lã Thị Hồng, ThS Tiết Hồng Nga, ThS Lê Văn Năng, CN NguyễnThị Như Thuần
Trang 7- Đề tài “Xây dựng hệ thống thuật ngữ Văn thư Việt Nam”(2010) Chủnhiệm đề tài: CN Trần Quốc Thắng; Các thành viên tham gia: ThS Tiết HồngNga, ThS Nguyễn Thị Chinh; CN Mai Thị Thu Hiền.
- Đề tài “ Những cơ sở lý luận và thực tiễn lập danh mục hồ sơ ở các cơquan” Chủ nhiệm đề tài: CN Phạm Ngọc Dĩnh; Các thành viên tham gia:PGS.TS Dương Văn Khảm, CN Nguyễn Hữu Thời, CN Trần Thị PhươngTrâm, CN Trần Như Nghiêm
6 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp duy vật biện chứng
Phương pháp điều tra khảo sát
Phương pháp thống kê
Phương pháp quan sát
Nguồn tin từ mạng Internet;
7 Đóng góp của đề tài.
- Tìm hiểu những vấn đề cơ bản về công tác văn thư lưu trữ
- Phân tích, đánh giá thực trạng các hoạt động Văn thư lưu trữ tại UBNDphường Phú Thượng, thấy rõ jnhững ưu điểm và hạn chế đưa ra những vấn đềcần nghiên cứu và giải quyết đối với UBND phường Phú Thượng
Trang 8CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA CÔNG TÁC VĂN THƯ
1.1.Những vấn đề cơ bản về công tác văn thư.
1.1.1 Khái niệm về công tác văn thư.
Công tác văn thư trong các cơ quan Đảng, tổ chức Đảng và tổ chức chínhtrị xã hội bao gồm toàn bộ các công việc về soạn thảo, ban hành văn bản, quản
lý và sử dụng con dấu, quản lý văn bản và tài liệu khác hình thành trong quátrình hoạt động của các cơ quan, tổ chức Đảng và các tổ chức chính trị xã hội
1.1.2 Vai trò, ý nghĩa công tác văn thư.
1.1.2.1 Vai trò công tác văn thư.
Công tác văn thư được xác định là một mặt hoạt động của bộ máy quản lýnói chung và là nội dung quan trọng trong hoạt động của văn phòng Trong vănphòng công tác văn thư không thể thiếu được, chiếm một phần lớn trong hoạtđộng văn phòng và là một mắt xích trong guồng máy hoạt động quản lý của cơquan, đơn vị
1.1.2.2 Ý nghĩa của công tác văn thư
- Giúp lãnh đạo các cơ quan, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị xã hội chỉđạo công việc chính xác, hiệu quả, không để chậm trễ, sai sót, tránh nạn quanliêu, giấy tờ, mệnh lệnh hành chính
- Góp phần giữ gìn bí mật của Đảng, Nhà nước và cơ quan Mọi chủtrương, đường lối của Đảng và Nhà nước kể cả chủ trương tuyệt mật đều đượcphản ánh trong văn bản Việc giữ gìn bí mật của Đảng, Nhà nước và cơ quan làrất quan trọng Tổ chức tốt công tác văn thư, quản lý văn bản chặt chẽ, gửi vănbản đúng đối tượng, không để mất mát, thất lạc là góp phần giữ gìn tốt bí mậtcủa Đảng, Nhà nước và cơ quan
- Đảm bảo giữ gìn đầy đủ chứng cứ về hoạt động của các cơ quan, tổ chứcĐảng, tổ chức chính trị xã hội Nội dung tài liệu phản ánh hoạt động của các cơquan, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị xã hội cũng như các đồng chí lãnh đạo.Nếu tài liệu giữ lại đầy đủ, nội dung văn bản chính xác, phản ánh trung thựchoạt động của các cơ quan, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị xã hội thì khi cần
Trang 9thiết, tài liệu sẽ là bằng chứng pháp lý cơ quan
- Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác lưu trữ Tài liệu hình thành tronghoạt động của các cơ quan, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị xã hội là nguồn bổsung thường xuyên, chủ yếu cho lưu trữ hiện hành và lưu trữ cấp ủy, lưu trữ tổchức chính trị xã hội Vì vậy, nếu làm tốt công tác văn thư, mọi công việc của cơquan, tổ chức đều được văn bản hóa Giải quyết xong công việc, tài liệu đượclập hồ sơ đầy đủ, nộp lưu vào lưu trữ cơ quan đúng theo quy định sẽ tạo thuậnlợi cho công tác lưu trữ tiến hành các khâu nghiệp vụ tiếp theo như phân loại,xác định giá trị, thống kê, bảo quản và phục vụ tốt cho công tác khai thác, sửdụng tài liệu hàng ngày và lâu dài về sau
1.1.3 Yêu cầu công tác văn thư.
- Nhanh chóng: Có nghĩa là quá trình tổ chức thực hiện các nội dung cụthể của công tác văn thư ở UBND phường, từ khâu xây dựng văn bản đến khâu
tổ chức quản lý, giải quyết văn bản( đi- đến) được tiến hành nhanh, kịp thời sẽgóp phần đẩy nhanh tiến độ giải quyết mọi công việc quản lý điều hành ởUBND phường Trong văn bản quản lý đều chứa đựng những thông tin về một
sự việc nhất định, nên nếu việc tổ chức giải quyết văn bản chậm sẽ làm giảmtiến độ giải quyết công việc của UBND phường, đồng thời làm giảm ý nghĩatính cập nhập của những sự việc, thông tin nêu ra trong văn bản
- Chính xác: Về nội dung, thể thức văn bản và các khâu kỹ thuật nghiệp
vụ trong công tác quản lý văn bản, tài liệu được hình thành trong hoạt động quản
lý của UBND phường Cụ thể như sau:
Trang 10Nội dung văn bản Thể thức văn bản Các khâu kỹ thuật nghiệp
dung thông tin Số liệu
nêu trong văn bản phải
đầy đủ, chứng cứ phải rõ
ràng
Văn bản được ban hànhphải có đầy đủ các thànhphần do Nhà nước quyđịnh Mẫu trình bày phảiđúng theo Thông tư số01/2011/TT-BNV ngày19/11/2011 của Bộ Nội
Vụ hướng dẫn thể thức và
kĩ thuật trình bày văn bảnhành chính( tham khảothêm Thông tư liên tịch55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày 06/5/2005)
Yêu cầu chính xác phảiđược thực hiện nghiêmtúc trong tất cả các khâunghiệp vụ của công tácvăn thư như: đánh máy,sao in văn bản; đăng kývăn bản; chuyển giao vănbản; lưu văn bản… khôngsao in thừa/ thiếu sốlượng; đăng ký văn bảnphải đầy đủ thông tin,chuyển giao văn bản phảiđúng thời gian và đến tậntay người nhận
-Bí mật: Nguyên tắc này được hiểu là phải bố trí phòng làm việc riêng saocho công chức Văn phòng- Thống kê; lựa chọn công chức làm công tác liênquan đến văn thư, văn phòng phải quán triệt được tinh thần giữ gìn bí mật theođúng quy định của Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước số 30/2000/PL-UBTVQH10 ngày 28/12/2000 Và một trong số khía cạnh khác của quản lýcũng phải giữ gìn bí mật cả những nội dung thông tin mới chỉ đang bàn bạc,chưa thành các quyết định chính thức hoặc chưa được ban hành bằng văn bản
-Hiện đại: Nội dung công tác văn thư rất phong phú đa dạng, phức tạp; cónhững thao tác lặp đi lặp lại nhiều lần theo chu kì, có những thao tác cần phảiđược sử dụng các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ để thúc đẩy tiến độ giải quyết và
xử lý văn bản kịp thời Yêu cầu của hiện đại trong công tác văn thư đã trở thànhmột trong những tiền đề bảo đảm tính hợp lý hiệu quả cho hoạt động quản lýNhà nước nói chung và ở UBND nói riêng
1.1.4 Nội dung công tác văn thư.
1.1.4.1 Tổ chức giải quyết và quản lý văn bản.
- Tổ chức giải quyết và quản lý văn bản đến
Theo quy tắc làm việc của văn phòng HĐND VÀ UBND phường thì vănthư được tổ chức làm việc theo cơ chế “một cửa” Vại vậy, mọi loại văn bản giấy
tờ đến UBND dù bất cứ nguồn nào cũng phải tập trung tại phòng văn thư để tiếp
Trang 11nhận, đăng kí và chuyển giao.
Với những văn bản đến không được đăng kí tại phòng tiếp nhận hồ sơ vàvăn thư thì chuyển cho Chủ tịch, các Phó Chủ tịch chịu trách nhiệm giải quyết.Tất cả những văn bản do UBND và các đơn vị thuộc UBND phường làm racũng đều phải tổng hợp về văn thư để làm thủ tục ban hành
-Tổ chức và giải quyết văn bản đi:
Tất cả các văn bản đi, văn bản đến của cơ quan, tổ chức phải được quản lýtập trung tại Văn thư cơ quan (sau đây gọi tắt là Văn thư) để làm thủ tục tiếpnhận, đăng ký; trừ những loại văn bản được đăng kí riêng theo quy định củapháp luật Những văn bản đến không được đăng kí tại văn thư, các đơn vị, cánhân không có trách nhiệm giải quyết
Văn bản đi, văn bản đến thuộc ngày nào phải được đăng kí, phát hànhhoặc chuyển giao trong ngày, chậm nhất là trong ngày làm việc tiếp theo Vănbản đến có đóng dấu chỉ các mức độ khẩn: “ Hỏa tốc” ( kể cả “Hỏa tốc” hẹngiờ), “Thượng khẩn” và “ Khẩn” ( sau đây gọi chung là văn bản khẩn) phải đượcđăng kí, trình và chuyển giao ngay sau khi nhận được Văn bản khẩn đi phảiđược hoàn thành thủ tục phát hành và chuyển phát ngay sau khi văn bản được kí
• Quản lý văn bản đi
-Kiểm tra thể thức và kỹ thuật trình bày; ghi số và ngày, tháng, năm củavăn bản:
+ Kiểm tra thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản: Trước khi phát hànhvăn bản, Văn thư kiểm tra lại thể thức,kĩ thuật trình bày văn bản; nếu phát hiệnsai sót thì báo cáo người có trách nhiệm xem xét, giải quyết
+ Ghi số ngày , tháng, năm văn bản
• Đăng kí văn bản đi
Văn bản đi được đăng kí vào Sổ đăng kí văn bản đi hoặc Cơ sở dữ liệuquản lí văn bản đi trên vi tính
- Đăng kí văn bản đi bằng Sổ
- Đăng kí văn bản đi bằng Cơ sở dữ liệu quản lí văn bản đi trên vi tính
* Làm thủ tục phát hành văn bản
Trang 12- Lựa chọn bì: bì văn bản phải có kích thước lớn hơn kích thước của vănbản; được làm bằng loại giấy dai, bền, khó thấm nước, không nhìn thấu quađược và có định lượng ít nhất từ 80 gram/m2 trở lên Bì văn bản mật được thựchiện theo quy định tại Khoản 2 Thông tư số 12/2002/TT-BCA(A11).
- Trình bày bì và viết bì: mẫu trình bày bì văn bản và cách viết bì đượcthực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục VIII
- Vào bì và dán bì: Tùy theo số lượng và độ dày của văn bản mà lựa chọncách gấp văn bản đề vào bì Khi gấp văn bản cần lưu ý để mặt giấy có chữ vàotrong, không làm nhàu văn bản
- Đóng dấu độ khẩn, dấu độ mật và dấu khác lên bì: Trên bì văn bản khẩnphải đóng dấu độ khẩn đúng như dấu độ khẩn đúng như dấu độ khẩn đóng trênvăn bản trong bì Việc phải đóng dấu “ Chỉ người có tên mới được bóc bì” vàcác dấu chữ kí hiệu độ mật trên văn bì văn bản mật được thực hiện theo quyđịnh tại Khoản 2 và Khoản 3 Thông tư số 12/2002/TT-BCA(A11)
* Chuyển phát văn bản đi
Văn bản đi phải được hoàn thành thủ tục phát hành và chuyển phát ngaytrong ngày văn bản đó được kí, chậm nhất là trong ngày làm việc tiếp theo Đốivới văn bản quy phạm pháp luật có thể phát hành sau ba ngày, kể từ ngày ký vănbản
• Theo dõi việc chuyển phát văn bản đi
Văn thư có trách nhiệm theo dõi việc chuyển phát văn bản đi, cụ thể nhưsau:
-Lập phiếu gửi để theo dõi việc chuyển phát văn bản đi theo yêu cầu củangười kí văn bản Việc xác định những văn bản đi cần lập Phiếu gửi do đơn vịhoặc cá nhân soạn thảo văn bản đề xuất, trình người kí văn bản quyết định
-Đối với những văn bản đi có đóng dấu”Tài liệu thu hồi”, phải theo dõi,thu hồi đúng thời hạn; khi nhận lại, phải kiểm tra, đối chiếu để bảo đảm văn bảnkhông bị thiếu hoặc thất lạc
-Đối với bì văn bản gửi đi nhưng vì lý do nào đó mà Bưu điện trả lại thìphải chuyển cho đơn vị hoặc cá nhân soạn thảo văn bản đó; đồng thời, ghi chú
Trang 13vào Sổ gửi văn bản đi bưu điện để kiểm tra, xác minh khi cần thiết.
- Trường hợp phát hiện văn bản bị thất lạc, phải kịp thời báo cáo người cótrách nhiệm xem xét, giải quyết
* Lưu văn bản đi:
- Việc lưu văn bản đi được thực hiện như sau:
+ Mỗi văn bản đi phải lưu hai bản: bản gốc lưu tại văn thư và bản chínhlưu trong hồ sơ theo dõi, giải quyết công việc
+ Bản gốc lưu tại Văn thư phải được đóng dấu và sắp xếp theo thứ tựđăng kí
-Trường hợp văn bản đi được dịch ra tiếng nước ngoài hoặc tiếng dân tộcthiểu số, ngoài bản lưu Tiếng việt phải luôn kèm theo bản dịch chính xác nộidung bằng tiếng nước ngoài hoặc tiếng dân tộc thiểu số
-Việc lưu giữ, bảo quản và sử dụng bản lưu văn bản đi có đóng dấu chỉcác mức độ mật được thực hiện theo quy định hiện hành về bảo vệ bí mật nhànước
1.1.4.2 Xây dựng và ban hành văn bản
Xây dựng và ban hành văn bản là các bước mà cơ quan quản lý nhà nước
có thẩm quyền nhất phải tiến hành trong công tác xây dựng và ban hành văn bảntheo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi hoạt động của mình
Trình tự xây dựng văn bản gồm: Sáng kiến và soạn thảo văn bản; lấy ýkiến xây dựng dự thảo; Thẩm định dự thảo; Xem xét, thông qua; công bố; gửi vàlưu trữ văn bản
Trang 15CHƯƠNG 2:
KHÁI QUÁT VỀ UBND PHƯỜNG PHÚ THƯỢNG, THỰC TRẠNG
CÔNG TÁC VĂN THƯ TẠI UBND PHÚ THƯỢNG 2.1 Khái quát về UBND phường Phú Thượng.
Phường Phú Thượng là một đơn vị hành chính cấp phường thuộc quậnTây Hồ, Hà Nội (trước thuộc đĩa giới hành chính của huyện Từ Liêm) PhườngPhú Thượng nằm ở phía tây bắc của hồ Tây
Trước khi thành lập quận Tây Hồ (1995) xã Phú Thượng được chia thành
ba làng là Thượng Thụy, Phú Gia Và Phú Xá (có tên nôm lần lượt là làng Bạc,làng Gạ và làng Sù)
-Phía Bắc là sông Hồng
-Phía Nam là khu đô thị mới Nam Thăng Long(Ciputra)
-Phía Tây giáp xã Đông Ngạc, Từ Liêm
-Phía Đông giáp phường Nhật Tân, Tây Hồ
Các đường, phố chính thuộc phường Phú Thượng :
- Đường An Dương Vương, Phố Phú Gia, Khu đô thị mới Nam ThăngLong
- Đường Lạc Long Quân và một số đường phố nhỏ khác
Tên giao dịch quốc tế UBND phường Phú Thượng
Quận, huyện, thị xã Tây Hồ
Điện thoại liên hệ 04.7533396
Ngày bắt đầu hoạt động 28/10/1995