1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh đổi mới nền kinh tế và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế nhất là khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới WTO, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước các cơ hội phát triển và những thách thức mới. Điều đó đỏi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam nếu không muốn bị đào thải phải không ngừng làm mới và hoàn thiện mình. Một trong những yếu tố tạo nên sự thành công của doanh nghiệp là Nhân sự, doanh nghiệp muốn phát triển lớn mạnh thì phải có đội ngũ nhân sự có năng lực, trình độ và phát huy hết được những sở trường của mình. Nhận thức được tầm quan trọng của điều này, em làm báo cáo đi sâu vào nghiên cứu bộ máy, tổ chức bộ máy chuyên trách công tác quản trị nhân lực, nội dung của quản trị nhân lực và công tác tuyển dụng tại Công ty TNHH Thương mại phát triển Hoàng Lâm 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Tìm hiểu về Tổ chức bộ máy và công tác quản trị nhân lực,công tác tuyển dụng tại Công ty TNHH Thương mại phát triển Hoàng Lâm 2.2. Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa các kiến thức cơ bản về công tác quản trị nhân lực , sau đó tìm hiểu sâu về hoạt động quản trị nhân lực tại Công ty TNHH Thương mại phát triển Hoàng Lâm. Khảo sát, đánh giá công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty TNHH Thương mại Hoàng Lâm. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Bài báo cáo thức tập nghiên cứu về tổ chức bộ máy, hoạt động quản trị nhân lực, công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty TNHH Thương mại phát triển Hoàng Lâm. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Bài báo cáo nghiên cứu tại Công ty TNHH Thương mại phát triển Hoàng Lâm 4. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài, các phương pháp được nghiên cứu trong bài báo cáo chủ yếu là: Phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn và phương pháp thu thập thông tin thực tế từ công ty. Phương pháp thu thập thông tin.: thu thập thông tin trực tiếp tại Công ty, tham khảo tài liệu số liệu lao động của các năm trước còn lưu giữ lại, các văn bản của Công ty. Sự hướng dẫn trực tiếp và giúp đỡ của lãnh đạo Công ty. Những kiến thức học được từ các bài giảng, sách giáo khoa, tài liệu của các giảng viên trong và ngoài nhà trường, thông tin trên internet, các bài luận văn, báo cáo thực tập của sinh viên các năm trước. Phương pháp quan sát: việc quan sát cung cấp sự hiểu biết về những gì các thành viên của tổ chức thực sự đang làm. Nhìn nhận trực tiếp các quan hệ tồn tại giữa những người ra quyết định và các thành viên khác của tổ chức 5. Kết cấu báo cáo Bài cáo cáo chia làm 4 chương: Chương 1: Tổng quan về đơn vị thực tập tốt nghiệp Chương 2: Tổ chức bộ máy chuyên trách công tác quản trị nhân lực Chương 3: Nội dung của quản trị nhân lực tại đơn vị thực tập Chương 4: Thực trạng công tác tuyển dụng nhân lực và một số tại Công ty TNHH Thương mại phát triển Hoàng Lâm
Trang 1MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG BIỂU vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ vi
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 1
2.1 Mục tiêu chung 1
2.2 Mục tiêu cụ thể 1
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1
3.1 Đối tượng nghiên cứu 1
3.2 Phạm vi nghiên cứu 1
4 Phương pháp nghiên cứu 1
5 Kết cấu báo cáo 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 3
1.1 Thông tin chung về đơn vị 3
1.2 Tổ chức bộ máy của đơn vị 3
1.2.1 Chức năng nhiệm vụ đơn vị 3
1.2.2 Sơ đồ cấu trúc bộ máy 4
1.2.3 Hệ thống vị trí việc làm/chức danh công việc 6
1.2.4 Cơ chế hoạt động 6
1.3 Nguồn nhân lực của tổ chức 7
CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC BỘ MÁY CHUYÊN TRÁCH CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC 10
2.1 Tổ chức bộ máy chuyên trách 10
2.1.1 Tên gọi, chức năng của bộ máy chuyên trách 10
2.1.2 Công việc chuyên trách nhân sự 11
2.1.3 Mối quan hệ công việc trong phòng Hành chính – Nhân sự 13
2.2 Tổ chức nhân sự trong bộ máy chuyên trách 14
2.2.1 Thông tin năng lực đội ngũ cán bộ chuyên trách 14
2.2.2 Bố trí nhân sự và phân công công việc cụ thể trong bộ máy chuyên trách 14
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG CỦA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI PHÁT TRIỂN HOÀNG LÂM 16
Trang 23.1 Quan điểm, chính sách quản trị nhân lực tại Công ty TNHH Thương
mại phát triển Hoàng Lâm 16
3.1.1 Quan điểm của Công ty 16
3.1.2 Chính sách Tuyển dụng nhân lực 16
3.1.3 Chính sách Đào tạo và phát triển nhân lực 17
3.1.4 Chính sách Bảo hộ lao động, chăm sóc người lao động 18
3.1.5 Chính sách Tiền lương 19
3.1.6 Môi trường làm việc và các hoạt động xã hội 19
3.1.7 Chính sách việc làm 20
3.2 Tổ chức triển khai các hoạt động quản trị nhân lực 20
3.2.1 Hoạch định nhân lực 20
3.2.2 Tuyển dụng nhân lực 20
3.2.3 Đào tạo và phát triển nhân lực 21
3.2.4 Bảo hộ lao động và văn thư lưu trữ 23
3.2.5 Công tác tiền lương 26
CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI PHÁT TRIỂN HOÀNG LÂM .27 4.1 Cơ sở lý luận của công tác tuyển dụng nhân lực 27
4.1.1 Các khái niệm cơ bản 27
4.1.2 Vai trò của Công tác tuyển dụng 28
4.1.3 Cơ sở của công tác tuyển dụng nhân lực 29
4.1.4 Yêu cầu đối với công tác tuyển dụng nhân lực 31
4.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến Công tác tuyển dụng nhân lực 31
4.1.6 Nội dung của công tác tuyển dụng nhân lực 34
4.2 Thực trạng và một số khuyến nghị về công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty TNHH Thương mại phát triển Hoàng Lâm 40
4.2.1 Thực trạng về công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty TNHH Thương mại phát triển Hoàng Lâm 40
4.2.2 Khuyến nghị nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty TNHH Thương mại phát triển Hoàng Lâm 54
KẾT LUẬN 59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
PHỤ LỤC 61
Trang 3DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng2.1: Thông tin năng lực đội ngũ cán bộ chuyên trách 14Bảng 3.1: Bản triển khai thực hiện nhiệm vụ định kỳ của Chuyên viên
tuyển dụng 21Bảng 3.2: Quy trình đào tạo của Công ty TNHH Thương mại phát
triển Hoàng Lâm 22Bảng 3.3: Kế hoạch đào tạo dự kiến Công ty Hoàng Lâm năm 2017 23Bảng 3.4: Kế hoạch Bảo hộ lao động năm 2017 24Bảng 4.1: Kế hoạch tuyển dụng nhân lực năm 2017 Công ty TNHH
Thương mại phát triển Hoàng Lâm 46Bảng 4.2: Tỷ lệ sàng lọc hồ sơ trong vòng thu nhận và nghiên cứu hồ
sơ 47Bảng 4.3 : Tỷ lệ sàng lọc hồ sơ trong vòng thi tuyển Công ty TNHH
Hoàng Lâm 3 năm gần đây 48Bảng 4.4: Đánh giá kết quả thử việc 50Bảng 4.5: Tỷ lệ nhân viên trúng tuyển nhưng không tham gia làm việc
tại Hoàng Lâm 51
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cấu trúc bộ máy của Công ty TNHH Thương mại
phát triển Hoàng Lâm 4
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của phòng Hành chính-nhân sự 11
Sơ đồ 4.1: Quy trình tuyển dụng của Công ty TNHH Thương mại phát
triển Hoàng Lâm 43Biểu đồ 1.1: Trình độ nhân lực của Công ty TNHH Thương Mại phát
triển Hoàng Lâm năm 2016 8Biểu đồ 1.2: Tỷ trọng nhân lực công ty TNHH Thương mại phát triển
Hoàng Lâm theo tuổi năm 2016 9
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh đổi mới nền kinh tế và xu thế hội nhập kinh tế quốc
tế nhất là khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của Tổ chức thươngmại thế giới WTO, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước các cơ hộiphát triển và những thách thức mới Điều đó đỏi hỏi các doanh nghiệp ViệtNam nếu không muốn bị đào thải phải không ngừng làm mới và hoàn thiệnmình Một trong những yếu tố tạo nên sự thành công của doanh nghiệp làNhân sự, doanh nghiệp muốn phát triển lớn mạnh thì phải có đội ngũ nhân
sự có năng lực, trình độ và phát huy hết được những sở trường của mình.Nhận thức được tầm quan trọng của điều này, em làm báo cáo đi sâu vàonghiên cứu bộ máy, tổ chức bộ máy chuyên trách công tác quản trị nhânlực, nội dung của quản trị nhân lực và công tác tuyển dụng tại Công tyTNHH Thương mại phát triển Hoàng Lâm
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu về Tổ chức bộ máy và công tác quản trị nhân lực,công táctuyển dụng tại Công ty TNHH Thương mại phát triển Hoàng Lâm
2.2 Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa các kiến thức cơ bản về công tác quản trị nhân lực , sau
đó tìm hiểu sâu về hoạt động quản trị nhân lực tại Công ty TNHH Thươngmại phát triển Hoàng Lâm Khảo sát, đánh giá công tác tuyển dụng nhânlực tại Công ty TNHH Thương mại Hoàng Lâm
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Bài báo cáo thức tập nghiên cứu về tổ chức bộ máy, hoạt động quảntrị nhân lực, công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty TNHH Thương mạiphát triển Hoàng Lâm
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Bài báo cáo nghiên cứu tại Công ty TNHH Thương mại phát triểnHoàng Lâm
4 Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài, các phương pháp được nghiên cứu trong bài
Trang 6báo cáo chủ yếu là: Phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn vàphương pháp thu thập thông tin thực tế từ công ty.
Phương pháp thu thập thông tin.: thu thập thông tin trực tiếp tại Công
ty, tham khảo tài liệu số liệu lao động của các năm trước còn lưu giữ lại,các văn bản của Công ty Sự hướng dẫn trực tiếp và giúp đỡ của lãnh đạoCông ty Những kiến thức học được từ các bài giảng, sách giáo khoa, tàiliệu của các giảng viên trong và ngoài nhà trường, thông tin trên internet,các bài luận văn, báo cáo thực tập của sinh viên các năm trước
Phương pháp quan sát: việc quan sát cung cấp sự hiểu biết về những
gì các thành viên của tổ chức thực sự đang làm Nhìn nhận trực tiếp cácquan hệ tồn tại giữa những người ra quyết định và các thành viênkhác của tổ chức
5 Kết cấu báo cáo
Bài cáo cáo chia làm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về đơn vị thực tập tốt nghiệp
Chương 2: Tổ chức bộ máy chuyên trách công tác quản trị nhân lựcChương 3: Nội dung của quản trị nhân lực tại đơn vị thực tập
Chương 4: Thực trạng công tác tuyển dụng nhân lực và một số tạiCông ty TNHH Thương mại phát triển Hoàng Lâm
Trang 7CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
1.1 Thông tin chung về đơn vị
Công ty TNHH Thương mại và phát triển Hoàng Lâm
Địa chỉ: Số 36/453 Thiên Lôi, Phường Vĩnh Niệm, Quận Lê Chân,Hải Phòng
Mã số thuế: 0201452415 (21-04-2014)
Người đại diện Pháp luật: Nguyễn Hoàng Linh
Ngày hoạt động: 24-04-2014
Giấy phép kinh doanh: 0201452415
Lĩnh vực: Kinh doanh xăng dầu, gas hóa lỏng
1.2 Tổ chức bộ máy của đơn vị
1.2.1 Chức năng nhiệm vụ đơn vị
1.2.1.1 Chức năng
- Kinh doanh xăng dầu
- Kinh doanh gas hóa lỏng phục vụ đời sống của người dân
- Vận tải xăng dầu, gas hóa lỏng, dịch vụ hàng dự trữ quốc gianhằm ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng
1.2.1.2 Nhiệm vụ
- Công ty có nhiệm vụ tổ chức kinh doanh các ngành hàng, mặthàng đã đăng ký và các mặt hàng không nằm trong danh mục nhà nướccấm, kinh doanh đúng pháp luật Nhà Nước quy định, bảo toàn vốn vàphát triển lợi nhuận ngày càng cao
- Tổ chức thực hiện chế độ hạch toán kế toán và quản lý tàichính, quản lý tài sản, quản lý lao động và tiền lương
- Hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước và các chỉ tiêu
kế hoạch hàng năm
- Thực hiện đầy đủ các chính sách, quy định của pháp luật laođộng; chăm lo đào tạo và phát triển nguồn nhân sự có trình độ chuyênmôn và năng lực thực tiễn đáp ứng yêu cầu điều kiện kinh doanh ngàycàng đa dạng và phức tạp đáp ứng nhu cầu kinh tế thị trường
- Bảo vệ môi trường, bảo vệ sản xuất, bảo đảm an ninh, an toàn vàtrật tự xã hội
Trang 81.2.2 Sơ đồ cấu trúc bộ máy
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cấu trúc bộ máy của Công ty TNHH Thương mại
phát triển Hoàng Lâm
Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự
- Giám đốc Công ty: là người đại diện pháp nhân của Công ty trướcpháp luật để bảo vệ cho quyền lợi của Công ty và tranh chấp, giải quyết các
vấn đề về lợi ích của Công ty; chịu trách nhiệm cao nhất trước pháp luật
nhà nước về mọi hoạt động của Công ty; quyết định các phương án chiến
lược phát triển toàn diện công ty dài hạn, trung hạn và ngắn hạn; thiết lập
phương án hoạt động và tổ chức điều hành mọi hoạt động của doanh
nghiệp đúng với pháp luật nhà nước
- Phó giám đốc Công ty: giúp Giám đốc Công ty điều hành các đơn
vị trực thuộc và các bộ phận trong doanh nghiệp tổ chức thực hiện nhiệm
vụ thuộc lĩnh vực được phân công, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công
ty và trước pháp luật về các công việc thuộc công việc trực tiếp điều hành;
được Giám đốc Công ty ủy quyền; thay mặt Giám đốc quyết định các vấn
đề nội bộ Công ty và quan hệ với các đơn vị theo phạm vị ủy quyền của
Giám đốc Công ty
- Phòng kinh doanh: tham mưu cho Giám đốc Công ty lập kế hoạch
và tổ chức điều hành thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh
Ban giám đốc
Phòng kinh doanh Phòng kế toán Phòng hành chính –
nhân sự
Phòng quản lý kỹ thuật
dầu trực thuộc Đội vận tải Các cửa hàng gas trực
thuộc
Trang 9nghiệp đảm bảo hoàn thành tốt mục tiêu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp, đảm bảo hoàn thành tốt mục tiêu nhiệm vụ đề ra Cụ thể là:
Lập kế hoạch mục tiêu và các biện pháp tổ chức thực hiện kế hoạchsản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn đúng chủ trương, định hướng củaNhà nước, của Ngành và phù hợp với điều kiện hoạt động của doanhnghiệp
Nắm chắc diễn biến thị trường, kịp thời đề xuất các chính sách vàđiều hành kinh doanh nhạy bén, phát triển thịp hần kinh doanh các mặthàng xăng dầu, gas của Công ty; đảm bảo hiệu quả cao của các phươn gánkinh doanh
Nghiên cứu xu hướng vận động của thị trường và những định hướngphát triển kinh tế xã hội của địa phương, của nền kinh tế và của ngành đểtham mưu cho giám đốc Công ty lập định hướng chiến lược phát triển kinhdoanh của doanh nghiệp và thiết lập mạng lưới sản xuất kinh doanh
Xây dựng và ban hành các quy chế, quy định quản lý điều hànhkinh doanh nội bộ đơn vị, tham gia cùng các phòng và cấc bộ phận kháctrong Công ty để xây dựng các quy định thuộc lĩnh vực khác trong hoạtđộng của doanh nghiệp
- Phòng quản lý kỹ thuật: Quản lý, thực hiện và kiểm tra công tác kỹthuật, thi công nhằm đảm bảo tiến độ, an toàn, chất lượng, khối lượng vàhiệu quả kinh tế trong toàn công ty; quản lý sử dụng, sửa chữa, mua sắmthiết bị, máy móc phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trong toàn Công ty
- Phòng kế toán: : lập các báo cáo tài chính gửi lên cấp trên, quản lítài chính, trả lương, phụ cấp cho nhân viên
- Phòng hành chính nhân sự: quản lí nhân sự của Công ty đề ra cácchiến lược nhân sự trong từng giai đoạn phát triển của Công ty Phối hợpcác phòng khác của Công ty thực tuyển dụng nhân sự cho Công ty
- Kho xăng dầu: làm nhiệm vụ tiếp nhận xăng dầu và bảo quản , dựtrữ, tổ chức xuất hàng hóa qua xe vận tải an toàn phục vụ cho nhu cầu kinhdoanh và dự trữ xăng dầu của Công ty
- Đội vận tải: tổ chức vận chuyển xăng dầu từ nguồn cung cấp vềđến Công ty một cách an toàn và đảm bảo không bị gián đoạn
- Các cửa hàng xăng dầu trực thuộc: Công ty có 8 cửa hàng trựcthuộc Công ty chuyên bán lẻ xăng dầu cho người tiêu dùng
- Các cửa hàng gas trực thuộc Công ty: Công ty có 5 cửa hàng bán lẻgas, là đơn vị hạch toán báo cáo sổ, thực hiện chức năng điều phối và trực
Trang 10tiếp kinh doanh toàn bộ mặt hàng gas hóa lỏng của Công ty.
1.2.3 Hệ thống vị trí việc làm/chức danh công việc
- Chuyên viên tuyển dụng
- Chuyên viên đào tạo
- Chuyên viên Bảo hộ lao động và văn thư lưu trữ
- Chuyên viên Tiền lương
- Nhân viên Kinh doanh
- Nhân viên Kế toán
- Nhân viên Kho
- Nhân viên Bán hàng
- Lái xe
1.2.4 Cơ chế hoạt động
1.2.4.1 Cơ chế hoạt động của Ban lãnh đạo với nhau
Giám đốc ra các quyết định và chỉ đạo cho các Phó giám đốc điềuhành, kinh doanh, kỹ thuật Sau khi nhận được quyết định, Phó giám đốcthực hiện và chỉ đạo cho các phòng ban
1.2.4.2 Cơ chế hoạt động của Lãnh đạo xuống các phòng ban
- Giám đốc chỉ đạo xuống các Phó Giám Đốc Phó giám đốc Kinhdoanh sẽ chỉ đạo trực tiếp xuống Phòng Kinh Doanh, Phó giám đốc điềuhành sẽ chỉ đạo Phòng Kế toán và Phòng Hành chính – Nhân sự, và Phógiám đốc Kỹ thuật sẽ chỉ đọa Phòng Quản lý kỹ thuật
- Các Phòng ban sau khi nhận được chỉ thị từ cấp trên, nếu có vấn
đề gì cần bổ sung hoặc thắc mắc sẽ liên hệ ngược lại với các Phó giám đốctrực tiếp chỉ đạo Phòng ban mình Trong trường hợp các Phó giám đốckhông xử lý được sẽ gặp trực tiếp Giám đốc
- Phó giám đốc trao đổi lại với giám đốc và tìm hướng khắc phụcnhững sự cố không may xảy ra trong lúc hoạt động
Trang 111.2.4.3 Cơ chế hoạt động giữa các phòng ban
- Phòng Kinh doanh sẽ báo giá xăng dầu cho khách hàng và nhậnđơn hàng, sau đó sắp xếp các đơn đó ở các kho sao cho phù hợp và nhanhnhất, thuận lợi cho khách hàng Tiếp theo sẽ chuyển các đơn đó sang choPhòng Kế toán và Kho Cùng Phòng Kế toán xử lý nếu đơn hàng đó bịchậm chễ hay không thuận lợi
- Phòng Kế toán sau khi nhận đơn hàng sẽ tiếp nhận và xử lý Mộtbên nhắc khách chuyển tiền đơn hàng, một bên chuyển tiền đơn hàng vào
- Các cửa hàng bán lẻ xăng dầu và gas sau một ngày kinh doanh cótrách nhiệm gửi tiền kinh doanh và các hóa đơn Phòng Kế toán Nếu hếthàng thì thông báo cho Kho
- Nhân viên tại các cửa hàng và Kho liên hệ trực tiếp với Phòng Kỹthuật nếu có sự cố về máy móc, kỹ thuật xảy ra
- Nhân viên Phòng Kỹ thuật thường xuyên xuống Kho và Các cửahàng mỗi ngày để phối hợp làm việc cùng trong vấn đề máy móc, kỹ thuật
- Đội vận tải vận chuyển hàng hóa theo sự phân công của nhân viênKho
1.3 Nguồn nhân lực của tổ chức
Nguồn nhân lực của Công ty Hoàng Lâm có tổng số lao động tăngqua các năm với tốc độ tăng tương đối lớn Năm 2014, công ty có 66 laođộng nhưng năm 2015 đã tăng lên thành 94 lao động và năm 2016 là 124lao động
Về tính chất lao động, Công ty chia theo 2 chỉ tiêu là Khối hànhchính văn phòng và Khối người lao động Khối hành chính văn phòngchiếm tỷ trọng qua các năm 2014, 2015, 2016 lần lượt là 30%, 27%, 21%trên toàn Công ty Khối người lao động chiếm lần lượt là 70%, 73%, 79%
Có thể thấy, Khối người lao động chiếm chủ yếu trong công ty , gần đây đã
Trang 12tăng lên gần 80% trong khi khối văn phòng chỉ chiếm số ít là hơn 20%.
Nguồn nhân lực công ty Hoàng Lâm có tỷ trọng giới tính nam nhiềuhơn nữ Cụ thể, năm 2016 số lượng nữ là 51 người chiếm 41%, số lượngnam là 73 trên tổng số 124 người và chiếm 59% Tuy tỷ trọng nam nữ trongtoàn Công ty không đồng đều nhưng cũng không chênh lệch nhau nhiềulắm
Xét về yếu tố trình độ nhân lực, Công ty Hoàng Lâm phân ra làm 4cấp độ là Đại học, Cao đẳng, Công nhân nghề và Lao động phổ thông đượcthể hiện dưới biểu đồ sau:
Biểu đồ 1.1: Trình độ nhân lực của Công ty TNHH Thương Mại phát
triển Hoàng Lâm năm 2016
Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự
Qua biểu đồ trên, ta thấy trình độ chiếm chủ yếu của nguồn nhân lựccông ty Hoàng Lâm là Lao động phổ thông, tiếp đến là Đại học và cuốicùng là Công nhân nghề, Cao đẳng Điều đó chứng tỏ trình độ nhân lực củacông ty vẫn còn thấp, Lao động phổ thông chiếm tận 75% trong khi Đạihọc chỉ chiếm 18% Công ty cần quan tâm đến việc nâng cao trình độ củangười lao động, đào tạo người lao động để họ có tay nghề cao, ít nhất làCông nhân nghề
Nói đến nguồn nhân lực của một tổ chức, không thể bỏ qua yếu tốtuổi của người lao động Tuổi liên quan đến rất nhiều yếu tố như: sức khỏe,
Trang 13sự nhiệt tình trong công việc, thâm niên công tác,…Nên việc đánh giá độtuổi của nhân viên, người lao động công ty TNHH Thương mại phát triểnHoàng Lâm là một việc rất quan trọng Tuổi của nhân viên, người lao độngđược Công ty phân chia là 4 chỉ tiêu: dưới 25 tuổi, từ 25 - dưới 35 tuổi, từ
35 - dưới 45 tuổi, từ 45 tuổi trở lên Tỷ trọng nhân viên và lao động công tytheo tuổi được Công ty thống kê năm 2016 có kết quả như sau:
Biểu đồ 1.2: Tỷ trọng nhân lực công ty TNHH Thương mại phát triển
Hoàng Lâm theo tuổi năm 2016
Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự
Lao động dưới 25 tuổi đông nhất và chiếm 52%, kế đến là từ 25 –dưới 35 tuổi Đây là một thế mạnh của Công ty khi có lực lượng lao độngtrẻ nhiệt huyết, có sức khỏe để cống hiến hết mình cho công việc, dễ dàngđào tạo và uốn nắn để trở thành những nhân viên cốt cán cho Công ty trongtương lai Điều này cũng hết sức hợp lý theo đặc thù công việc của Công
ty Công ty kinh doanh xăng dầu và gas, đây là những chất độc hại và trongquá trình vận chuyển gas phải có sức khỏe để làm việc, chính vì vậy mà laođộng của Công ty hầu như là dưới 25 tuổi
Trang 14CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC BỘ MÁY CHUYÊN TRÁCH CÔNG TÁC
QUẢN TRỊ NHÂN LỰC 2.1 Tổ chức bộ máy chuyên trách
2.1.1 Tên gọi, chức năng của bộ máy chuyên trách
Kiểm tra, đôn đốc các bộ phận trong Công ty thực hiện nghiêm túcnội quy, quy chế Công ty
Làm đầu mối liên lạc cho mọi thông tin thuộc lĩnh vực Hành chính –Nhân sự của Giám đốc Công ty
2.1.1.3 Nhiệm vụ
Soạn thảo văn bản, trình Giám đốc ký các văn bản đối nội, đối ngoại
và phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc về giá trị pháp lý của văn bản đó
Phát hành, lưu trữ, bảo mật con dấu cũng như các tài liệu đảm bảochính xác, kịp thời, an toàn
Tuyển dụng, quản lý nhân lực, điều động, thuyên chuyển người laođộng
Giải quyết các chế độ chính sách đối với người lao động theo luậtđịnh và quy chế Công ty
Theo dõi công tác thi đua khen thưởng và kỷ luật Công ty
Lưu trữ và bổ sung hồ sơ Cán bộ công nhân viên kịp thời, chính xác
Tổ chức các hoạt động đào tạo nâng cao trình độ cho người lao động.Quản lý công tác Bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ
Tính và trả lương cho người lao động
Trang 15Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của phòng Hành chính-nhân sự
Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự
2.1.2 Công việc chuyên trách nhân sự
2.1.2.1 Mảng tuyển dụng
Mảng tuyển dụng của công ty gồm những công việc sau:
- Phối hợp với các Phòng ban trong việc thực hiện các yêu cầu, kếhoạch tuyển dụng , thực hiện công tác tuyển dụng
- Lập và triển khai các kế hoạch tuyển dụng nhằm đáp ứng nhu cầunhân lực của các bộ phận về yêu cầu tuyển dụng nhân viên trong toàn Côngty
- Thực hiện quy trình tuyển dụng như quảng cáo, thu nhận hồ sơ, thi
và phỏng vấn, khám sức khỏe và thương lượng với ứng viên
- Tìm cách tốt nhất để nâng cao các hoạt động tuyển dụng như thamgia hội chợ việc làm và đăng thông báo tuyển dụng lên internet Quyết địnhđịa điểm tuyển dụng, có thể ở công ty hoặc thuê địa điểm
- Chịu trách nhiệm hướng dẫn nhân sự mới hội nhập và suốt thờigian thử việc
- Thực hiện các thủ tục liên quan và phụ trách tiếp nhận nhân sựmới
- Những nhiệm vụ khác theo sự phân công của Ban Lãnh đạo
CV bảo hộ lao động
và văn thư lưu trữ
CV tiền lương
Trang 162.1.2.2.Mảng đào tạo và phát triển
- Thực hiện các công tác đào tạo và phát triển nhân viên, người laođộng
- Lập kế hoạch đào tạo hàng năm
- Soạn thảo các văn bản, giáo trình, chương trình đào tạo huấn luyệnkhi cần thiết
- Thực hiện tổ chức đào tạo, thông báo khai giảng, chuẩn bị cơ sởvật chất, làm thủ tục nghiệm thu và thanh toán kinh phí
- Lưu giữ các kết quả huấn luyện cho nhân viên
- Thực hiện theo dõi và triển khai quá trình đào tạo của từngnhânviên, qua đó đánh giá chất lượng hiệu quả của việc đào tạo và pháttriển nhân lực
- Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả đào tạo những lần sau
- Duy trì và giao tiếp và xây dựng mối quan hệ tích cực với nhânviên để thúc đẩy sự hài lòng của nhân viên và đảm bảo một môi trường làmviệc tích cực
- Trực tiếp tổ chức hoạt động và các sự kiện cho nhân viên trongcông ty: tiệc sinh nhật, tiệc cuối năm, các hoạt động thể thao, các hoạt động
du lịch dã ngoại hàng năm,…
- Chịu trách nhiệm thực hiện các chương trình khảo sát về mức độhài lòng, văn hóa doanh nghiệp…
- Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của lãnh đạo
2.1.2.3 Mảng bảo hộ lao động và văn thư lưu trữ
- Phụ trách về công tác An toàn lao động, an toàn môi trường, vệsịnh lao động, phòng cháy chữa cháy
- Kết hợp với các phòng ban, cửa hàng, nhà kho phổ biến nội quy,quy định về an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy và các chương trìnhliên quan
- Thực hiện kiểm tra việc chấp hành An toàn lao động, Vệ sinh laođộng, Phòng cháy chữa cháy
- Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ hệ thống Phòng cháy chữa cháy,trọng điểm là ở các cửa hàng xăng dầu, gas hóa lỏng
- Điều tra và khắc phục các tai nạn lao động xảy ra trong công ty
- Thực hiện công tác văn thư lưu trữ (Tiếp nhận công văn đi và đến,Thực hiện đánh số theo dõi từng loại văn bản đi và đến, Sao gửi văn bảntheo nơi gửi/nơi nhận, Thực hiện lưu trữ văn bản theo quy định….)
- Xây dựng hệ thống biểu mẫu hành chính và giám sát việc thưucj
Trang 17hiện , quản lý, giám sát công tác văn thư, hệ thống lưu trữ văn thư và quản
lý thông tin nội bộ
- Quản lý con dấu và bảo mật công văn (Sử dụng con dấu theo đúngquy định và phân cấp ủy quyền, Bảo quản cất giữ con dấu đảm bảo an toàntuyệt đối)
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo phân công của Ban lãnhđạo
2.1.2.4 Mảng tiền lương
- Phối hợp với Banh lãnh đạo xây dựng và thực hiện lộ trình lươngthưởng( xây dựng và quản lý hệ thống thang bảng lương, quỹ lương, quytrình tăng lương…) cho nhân viên trong toàn Công ty
- Tính lương hàng tháng, thưởng hàng quý/năm và các phần việcliên quan làm thêm giờ, trợ cấp, nghỉ phép,…
- Chi trả chính sách tiền lương và chế độ phúc lợi của nhân viênđược thực hiện chính xác và đúng hạn
- Tổng hợp, quyết toán thuế thu nhập cho người lao động: hàngtháng-quý-năm
- Thực hiện báo cáo tiền lương theo quy định
- Thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đảm bảo việctuân thủ đúng các chế độ chính sách liên quan và quyền lợi của người laođộng
- Cập nhật kịp thời các thông tư, nghị định của chính phủ về tiềnlương để đề xuất vận dụng thực hiện chế độ tiền lương tại Công ty
- Theo dõi, kiểm tra, ghi số liệu nghỉ phép hàng tháng, hàng nămcủa từng người lao động
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo sự phân công của Ban lãnhđạo
2.1.3 Mối quan hệ công việc trong phòng Hành chính – Nhân sự
Mối quan hệ công việc trong phòng Hành chính – Nhân sự Công tyHoàng Lâm nhìn chung có sự liên kết chặt chẽ với nhau Bốn mảng Tuyểndụng, Đào tạo và phát triển, Bảo hộ lao động và Văn thư lưu trữ, Tiềnlương luôn luôn gắn chặt với nhau Tuyển dụng tốt thì việc phát triển nhânviên mới tốt và ngược lại, Công ty luôn có những chính sách Đào tạo vàphát triển nguồn nhân lực phù hợp với người lao động và tài chính củamình nên đã thu hút được người lao động nôp đơn ứng tuyển Những thôngtin Chuyên viên Bảo hộ lao động và Văn thư lưu trữ đã ghi lại trong quátrình theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ của nhân viên và người lao động
Trang 18trong Công ty luôn là cơ sở để Chuyên viên Tiền lương tính lương vàthưởng phạt một cách công bằng, minh bạch Mối quan hệ công việc giữaTrưởng phòng và các Chuyên viên trong phòng không bị riêng rẽ và luônđặt lợi ích của Công ty lên hàng đầu
2.2 Tổ chức nhân sự trong bộ máy chuyên trách
2.2.1 Thông tin năng lực đội ngũ cán bộ chuyên trách
Bảng2.1: Thông tin năng lực đội ngũ cán bộ chuyên trách
Đại học Quản trị
kinh doanh
Trang 19Mối quan hệ công việc trong phòng ban rất linh hoạt, các chuyênviên trao đổi công việc với nhau và với Trưởng phòng một cách nhanhchóng.
Công việc được phân công cho riêng cho mỗi người làm một mảngkhông có sự chồng chéo nhiệm vụ, rất rõ ràng mạch lạc để các nhân viên cóthể chuyên tâm làm tròn bổn phận công việc của mình, từ đó tạo động lựclao động Khối lượng công việc của Trưởng phòng khá lớn mà không cóPhó phòng
Nhìn chung việc bố trí và sắp xếp nhân lực về số lượng, trình độ, giớitính, mối quan hệ công việc như trên là tạm ổn Vẫn còn những bất cập như
tỷ lệ giới tính chênh lệch cao, khối lượng công việc của Trưởng Phòng khálớn Công ty cần lập một phó phòng để san sẻ bớt nhiệm vụ trong công việcvới Trưởng phòng đồng thời giảm áp lực cho Trưởng phòng
Trang 20CHƯƠNG 3: NỘI DUNG CỦA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI CÔNG
TY TNHH THƯƠNG MẠI PHÁT TRIỂN HOÀNG LÂM
3.1 Quan điểm, chính sách quản trị nhân lực tại Công ty TNHH Thương mại phát triển Hoàng Lâm
3.1.1 Quan điểm của Công ty
Năm 2017, Công ty TNHH Hoàng Lâm đổi mới với những vận độngmạnh mẽ về chiều sâu, mở thêm nhiều cơ sở, thu hút thêm nhiều nhân lựcmới Công ty có kế hoạch trở mình để trở thành một công ty lớn mạnh vềxăng dầu và gas trên địa bàn thành phố Hải Phòng Với tốc độ tăng trưởngđều về nhân lực như năm 2016, cùng với những phát triển mạnh mẽ, Công
ty đang dồn lực cho một chặng đường mới thành công hơn
Công ty có định hướng phát triển xây dựng một đội ngũ lao độngđông đảo và chuyên nghiệp phục vụ nhu cầu xăng và gas ngày càng tăngcủa xã hội Công ty đặt mục tiêu tăng trưởng nhân sự đạt 50% và tuyểndụng thêm nhiều nhân viên bán hàng trong năm tới để phục vụ mở rộngkinh doanh trên toàn địa bàn thành phố Hải Phòng và các vùng lân cận
3.1.2 Chính sách Tuyển dụng nhân lực
Công tác tuyển dụng: Được tổ chức thực hiện theo mục tiêu, yêu cầuchiến lược phát triển kinh doanh của công ty,trong từng giai đoạn cụ thể vàthực hiện theo kế hoạch hàng năm
Nguyên tắc tuyển dụng: Thông báo công khai - bảo đảm tính côngbằng - cơ hội bình đẳng cho mọi ứng cử viên và thực hiện đúng theo quytrình tuyển dụng của công ty
Đối tượng tuyển dụng: Căn cứ vào kế hoạch kinh doanh hàng năm, công
ty đề ra tiêu chí tuyển chọn và bố trí sử dụng lao động, trong đó ưu tiên:
- Lao động là người Việt Nam tốt nghiệp đại học và sau đại họctrong và ngoài nước
- Lao động có năng lực, sáng tạo; chuyên môn giỏi, tay nghề kỹthuật cao và nhiều kinh nghiệm đáp ứng được yêu cầu của công ty
- Sinh viên mới tốt nghiệp từ các trường đại học hoặc cao đẳngnghề trong nước và ngoài nước nhằm tạo nguồn nhân lực phát triển bềnvững lâu dài cho công ty
- Ngành nghề tuyển dụng phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của công ty
- Phương pháp tuyển dụng: phỏng vấn thông qua ban giám đốc
Trang 21- Hình thức tiếp nhận hồ sơ: Nhận trực tiếp, qua bưu điện hoặcemail.
3.1.3 Chính sách Đào tạo và phát triển nhân lực
Coi trọng và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng là điều kiệntiên quyết để công ty có thể tồn tại cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh.Với mục tiêu nâng cao chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ của nguồnnhân lực, Công ty TNHH Thương mại phát triển Hoàng Lâm đã xây dựngQuy trình đào tạo nhằm đảm bảo thực hiện việc đào tạo một cách khoa học,
hệ thống và mang lại hiệu quả cao Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh công tácđào tạo và phát triển nguồn nhân lực còn nhằm mục đích: xây dựng, giữ gìn
và quảng bá hình ảnh, thương hiệu của công, qua đó thu hút nhân tài vàolàm việc góp phần cùng công ty phát triển các hoạt động sản xuất, kinhdoanh và đóng góp cho xã hội
Với đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh xăng dầu, gas hóa lỏng,Công ty luôn đảm bảo cho toàn bộ nhân viên được đào tạo để có đủ nănglực chuyên môn thực hiện tốt công việc được giao Các chương trình đàotạo đa dạng và phong phú, được cung cấp dưới các hình thức lớp học, đàotạo thông qua công việc hay tự học Cán bộ nhân viên của công ty được hỗtrợ về tài chính và khuyến khích duy trì việc không ngừng học tập cũngnhư được cung cấp các cơ hội phát triển tương ứng
Công ty luôn khuyến khích và tạo điều kiện tốt nhất cho mọi cán bộnhân viên phát triển toàn diện về cả năng lực chuyên môn và kỹ năng mềmkhông chỉ thông qua công việc, mà còn qua các hình thức đào tạo, tự đàotạo và trao đổi kiến thức Điều này được thể hiện qua việc công ty liên tục
tổ chức các chương trình đào tạo thuê ngoài và tự đào tạo Nhân viên laođộng của công ty khi tham gia đào tạo được công ty tài trợ toàn bộ học phí.Một số chương trình đào tạo chính của công ty:
Đào tạo nhân tân binh: 100% nhân viên mới được tham gia khóa họcđào tạo định hướng nhằm bước đầu làm quen với công việc và hiểu thêm
về các giá trị cốt lõi của công ty
Đào tạo chuyển đổi vị trí công tác: Nội dung đào tạo bao gồm việchướng dẫn nghiệp vụ và những quy định ở vị trí công tác mới
Đào tạo nội bộ: Việc đào tạo, huấn luyện các kỹ năng làm việc làhoạt động đào tạo thường xuyên của Công ty TNHH Thương mại phát triểnHoàng Lâm, chương trình đào tạo chủ yếu tập trung bồi dưỡng, nâng cao
kỹ năng chuyên môn về các quy trình, sản phẩm và kỹ năng đàm phán, bán
Trang 22hàng… cho cán bộ công nhân viên Chịu trách nhiệm giảng dạy chính lànhững cán bộ, nhân viên giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao, có khả năngtruyền đạt và giảng dạy để phổ biến về thị trường, sản phẩm, những kinhnghiệm cũng như những kiến thức thực tế cho nhân viên.
Đào tạo bên ngoài: Căn cứ vào nhu cầu công việc, cán bộ công nhânviên sẽ được lựa chọn cử tham dự các khóa đào tạo chuyên sâu như: Kỹnăng lãnh đạo, kỹ năng quản lý, Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năngmarketing bán hàng… hoặc Công ty sẽ mời những chuyên gia có trình độchuyên môn cao, có uy tín về giảng dạy cho cán bộ nhân viên tại Công tynhư: vệ sinh an toàn lao động,…
Bên cạnh đó, trong quá trình làm việc, các CBNV của công ty luôn
có sự trao đổi, thảo luận để cùng học hỏi, tiếp cận công nghệ mới và nângcao trình độ chuyên môn
3.1.4 Chính sách Bảo hộ lao động, chăm sóc người lao động
Nhằm duy trì một nền văn hóa mà ở đó an toàn và sức khỏe lao độngđóng vai trò quan trọng, chính vì thế Công ty muốn tạo ra một môi trườnglàm việc an toàn và lành mạnh để người lao động cảm thấy tự hào vềnhững gì đạt được và nhận ra rằng mỗi cá nhân nên đóng góp và tuân thủnội quy để tạo nên môi trường làm việc an toàn
Mục tiêu của Công ty mong muốn:
- Mọi cá nhân đặc biệt là những lao động tiếp xúc trực tiếp với xăngdầu và gas hóa lỏng phải được huấn luyện và kiểm tra quy định an toàn đểlàm việc an toàn đạt hiệu quả cao, tránh rủi ro xảy ra đối với mọi lao độngtrong Công ty
- Không ai bị thương hoặc suy yếu sức khỏe khi làm việc, đặc biệt
là đối với người tiếp xúc với xăng dầu, gas
- Tích cực đấu tranh và bài trừ những nguyên nhân dẫn đến sự cốgây tai nạn
- Công ty mong muốn mọi cá nhân người lao động trong toàn Công
ty nghiêm chỉnh chấp hành mọi quy định liên quan đến vấn đề bảo hộ laođộng
Nguyên tắc Công ty:
- Tuyển nhân viên có năng lực
- Có ý thức và làm việc an toàn
- Việc huấn luyện hiệu quả sẽ mang lại thành tích và thói quen làmviệc an toàn ở mỗi cá nhân
Trang 23- Quản lý an toàn và các tiêu chuẩn về nơi làm việc an toàn
- Loại bỏ hoặc kiểm soát các mói nguy hiểm nơi làm việc
- Tất cả các cá nhân có trách nhiệm làm việc một cách an toàn trên
cơ sở áp dụng biện pháp khoa học và thiết bị an toàn được cung cấp
- Luôn học hỏi trong công việc
- Giữ vệ sinh nơi làm việc sạch sẽ và gọn gàng, lành mạnh
Những tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc sẽ được tôn vinh vàkhen thưởng xứng đáng, kịp thời, công khai và công bằng
Thưởng theo danh hiệu thi đua cuối năm cho tập thể, cá nhân cóthành tích xuất sắc theo Quy chế thi đua khen thưởng do Công ty ban hành
Thưởng cho người lao động vào các ngày lễ, tết trong năm và thánglương thứ 13 trong dịp tết nguyên đán
Người lao động được Công ty đài thọ tiền ăn trưa theo số ngày làmviệc thực tế trong tháng
Được trang bị đồng phục và bảo hộ lao động
Tổ chức cho người lao động được tham quan, nghỉ mát và tham giacác hoạt động văn thể mỹ
Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần (quà tặng cưới hỏi, ốm đau, hiếu
hỷ, học bổng, ngày quốc tế thiếu nhi, rằm trung thu, quốc tế phụ nữ…)
3.1.6 Môi trường làm việc và các hoạt động xã hội
Công ty tạo điều kiện môi trường làm việc đảm bảo an toàn vệ sinh,thoáng mát; nhân viên được trang bị đầy đủ các thiết bị làm việc, phươngtiện bảo hộ lao động, vệ sinh lao động cần thiết Văn hóa làm việc chuyênnghiệp, có trách nhiệm, tạo cơ hội phát triển bản thân Các hoạt động xã hội, giao lưu do Công đoàn tổ chức như giải bóng đáhàng năm, hoạt động ngoài trời…
Trang 243.1.7 Chính sách việc làm
Công ty Hoàng Lâm cám kết bố trí đầy đủ công việc phù hợp, đảmbảo thực hiện đúng chỉ tiêu đúng người, đúng việc, tạo cơ hội công việccông bằng khách quan, hợp lý cho tất cả Cán bộ công nhân viên lao độngtùy theo trình độ, năng lực thực tế của mỗi người trên mọi phương điện:tuyển dụng, đào tạo và phát triển, cơ hộ thăng tiến, lương thưởng phúc lợi,thực hiện các chế dộ đãi ngộ khác
3.2 Tổ chức triển khai các hoạt động quản trị nhân lực
3.2.1 Hoạch định nhân lực
Nhân lực trong Công ty luôn là vấn đề được quan tâm vậy nên việchoạch định nhân lực cũng không thể thiếu trong các hoạt động quản trịnhân lực tại công ty Hoạt động này do đích thân trưởng phòng thực hiện.Với chiến lược và kế hoạch kinh doanh của Công ty trong năm tới
- Đầu tiên Trưởng phòng căn cứ vào kế hoạch kinh doanh của Công
ty trong tương lai để dự báo cầu nguồn nhân lực
- Sau đó tiến hành phân tích thực trạng nguồn nhân lực hiện cótrong tổ chức, xem đã đủ về số lượng và phù hợp về mặt chất lượng haychưa
- Quyết định tăng hay giảm nhân lực, và tăng với số lượng baonhiêu Hiện năm 2016 công ty có 124 nhân viên và người lao động Trongnăm 2017, do muốn mở thêm một cửa hàng xăng dầu và 2 cửa hàng gasnữa nên Công ty cần thêm lao động để đảm bảo quá trình phát triển Cụ thểlà: tuyển thêm nhân viên vào các bộ phận thích hợp đáp ứng nhu cầu kinhdoanh của Công ty Nếu cần thiết hơn có thể đào tạo nhân viên ở các bộphận phòng ban đáp ứng yêu cầu chuyên môn của từng bộ phận, hay luânchuyển nhân viên giữa các bộ phận, phòng ban với nhau
3.2.2 Tuyển dụng nhân lực
Công việc tuyển dụng được triển khai một cách cụ thể, chi tiết quacác kế hoạch, nhiệm vụ hàng tuần, hàng tháng, hàng quý và năm
Trang 25Bảng 3.1: Bản triển khai thực hiện nhiệm vụ định kỳ của Chuyên viên
hàng tháng
Xây dựng các thông báo tuyển dụng, tiếp nhận hồ sơ của các ứng viên.
Đăng tin tuyển dụng trên các diễn đàn mạng xã hội
Tổ chức các buổi xét tuyển, sàng lọc hồ sơ
hàng quý Tổng hợp nhu cầu tuyển dụng nhân sự của toàn công tyXây dựng các chương trình tuyển dụng và tổ chức công tác
tuyển dụng Lập các báo cáo về việc sử dụng nhân sự hàng quý, tuyển dụng nhân sự, công tác tuyển dụng.
3.2.3 Đào tạo và phát triển nhân lực
Giống như tuyển dụng, Trưởng phòng sẽ xác định nhu cầu và đốitượng đào tạo Để xác định nhu cầu đào tạo,Trưởng phòng đã dựa vào báocáo hàng năm của các Phòng ban và các cửa hàng trực thuộc để xem xétngười lao động cần phải có yêu cầu, trình độ như thế nào sau đó phân tíchxem trình độ của họ đáp ứng đến đâu so với yêu cầu công việc đặt ra Từ
đó tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của người lao động và tìm cách để khắcphục
Sau khi xác định nhu cầu đào tạo, việc lập kế hoạch đào tạo sẽ đượcTrưởng phòng lập ra Đào tạo những ai sẽ dựa vào nhu cầu của các đơn vị,Phòng ban và các cá nhân có nhu cầu Sau khi hoàn thành kế hoạch đàotạo, Trưởng phòng sẽ trình lên Giám đốc phê duyệt Nếu kế hoạch được
Trang 26phê duyệt thì Trưởng phòng sẽ truyền xuống dưới cho Chuyên viên đào tạo
và phát triển triển khai thực hiện đào tạo Chuyên viên đào tạo và phát triểnCông ty Hoàng Lâm phải xác định phương pháp đào tạo, kinh phí đào tạo,đào tạo ở đâu,ai là người đào tạo, thời gian đào tạo kéo dài bao lâu,…Cuốicùng thì chuyên viên đào tạo tổng hợp các giấy tờ, chứng nhận đã hoànthành xong khóa đào tạo của nhân viên và chuyển cho chuyên viên văn thư
để lưu hồ sơ Cụ thể, quy trình đào tạo tổng hợp các nhiệm vụ mà PhòngHành chính-nhân sự phải làm được thể hiện ngắn gọn dưới bảng quy trìnhđào tạo dưới đây:
Bảng 3.2: Quy trình đào tạo của Công ty TNHH Thương mại phát
triển Hoàng Lâm
Cán bộ giảng dạy tại chỗ,
giảng viên thuê ngoài, gửi đi
Phê duyệt
Thực hiện đào tạo:
-Xác định phương pháp -Kinh phí, chính sách
Lưu hồ sơ
Trang 27Trong năm 2017, Công ty TNHH Thương mại phát triển Hoàng Lâm
có kế hoạch đào tạo dự kiến như sau:
Bảng 3.3: Kế hoạch đào tạo dự kiến Công ty Hoàng Lâm năm 2017
1 Nghiệp vụ kinh doanh khí dầu mỏ hóa
lỏng
40 tiết Hà Nội
2 Nghiệp vụ bảo vệ môi trường trong
kinh doanh xăng dầu
9 Kế toán tài chính nâng cao 50 tiết Hải Phòng
- Nhiệm vụ và phương hướng kế hoạch kinh doanh
- Rút kinh nghiệm từ việc thực hiện công việc kỳ trước
- Rút kinh nghiệm từ việc thực hiện Bảo hộ lao động kỳ trước, nêu
ra những tồn tại để khắc phục và phát huy những công tác đã làm tốt
- Thu nhận ý kiến phản ánh của người lao động, của đoàn thanh tra
Trang 28kiểm tra.
- Khả năng tài chính của công ty
Kế hoạch Bảo hộ lao động của Công ty bao gồm: vệ sinh, phòngchống cháy nổ tại văn phòng Công ty và đặc biệt là tại các khó xăng dầu,gas và tại các địa điểm bán xăng dầu, gas hóa lỏng, kiểm tra đăng kiểmthiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động, trang bị phươgtiện bảo vệ cá nhân, chăm sóc sức khỏe người lao động
Dưới đây là Bảng Kế hoạch Bảo hộ lao động năm 2017 của công tyTNHH Thương mại phát triển Hoàng Lâm:
Bảng 3.4: Kế hoạch Bảo hộ lao động năm 2017
thực hiện
Thời hạnhoàn thành
-Kiểm tra, bổ sung các
phương tiện chữa cháy
-Kiểm tra, sửa chữa bảo
dưỡng hệ thống nước cứu
hỏa( ống lăng, họng nước,
bơm cứu hỏa,…)
-Tập huấn phòng cháy
chữa cháy, duyệt phương
án phòng cháy chữa cháy
-Thang tre phục vụ chữa
hệ thống cửa hàng gas, trạm xăng dầu trực thuộc, kho xăng dầu
Ban phòng cháy chữa cháy của công ty
thiện điều kiện lao động,
bảo vệ môi trường.
-Cải tạo lại khu vệ sinh
Các cửa hàng xăng dầu, gas trực thuộc
Thuê ngoài Quý 2 80 triệu
đồng
Trang 29TT Công việc Đối tượng Phân công
thực hiện
Thời hạnhoàn thành
Chi phí
-Quét vôi tại các cửa hàng
xăng dầu và gas
-Trang bị thêm quạt điện
3 Mua sắm trang thiết bị
bảo hộ cá nhân
-Quần áo bảo hộ lao động,
găng tay, mũ, áo mưa,
giày, khẩu trang,…
- Trang bị nước giặt
chuyên dụng
Người lao động tiếp xúc trực tiếp với xăng gầu, gas hóa lỏng
Chuyên viên Bảo hộlao động và Văn thưu lưu trữ
-Phát sữa miễn phí cho
người làm việc trực tiếp
với xăng dầu, gas hóa lỏng
Toàn công ty
-Huấn luyện an toàn lao
động cho lao động làm việc
trực tiếp với xăng dầu, gas
-Huấn luyện An toàn lao
động với cán bộ quản lý
Toàn công ty
Chuyên viên Bảo hộlao động và Văn thư lưutrữ
5 triệu Tháng 5
Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự
Trên đây là bản kế hoạch những nhiệm vụ cần phải làm về công tácbảo hộ lao động tại Công ty Hoàng Lâm, sau khi trình giám đốc phê duyệtthì Trưởng phòng sẽ giao và chỉ đạo cho Chuyên viên Bảo hộ lao động vàvăn thư lưu trữ thực hiện Chuyên viên sẽ thực hiện tất cả các công việcđúng theo như bản kế hoạch
3.2.4.2 Văn thư lưu trữ
Trưởng phòng sau khi lập kế hoạch cấp phát, Chuyên viên sẽ theodõi, kiểm tra, sử dụng, làm thủ tục xuất nhập kho, bảo quản cấp phát vănphòng phẩm, dụng cụ hành chính theo kế hoạch
Những ai muốn đóng dấu văn bản đều phải thông qua Chuyên viênnày
Mọi văn bản, giấy tờ từ cơ quan ngoài gửi đến Công ty gồm văn
Trang 30bản, thư từ, chỉ thị, quyết định, thông báo,…do nhân viên bưu điện hay trựctiếp nhân viên nơi gửi mang đến đều phải thông qua chuyên viên văn thư
và lưu trữ để đăng ký vào sổ, quản lý thống nhất, bí mật Quy trình xử lývăn bản đến gồm:
- Kiểm tra sơ bộ bì văn bản
- Bóc phong bì
- Đóng dấu đến, ghi sổ đến, ngày đến
- Vào sổ đăng ký văn bản đến
- Trình lãnh đạo phê duyệt
- Phân phối và chuyển giao văn bản
- Giải quyết và theo dõi văn bản đến
Quy trình xử lý văn bản đi:
- Trình văn bản lên Giám đốc phê duyệt
- Vào sổ đăng ký văn bản đi
- Nhân viên văn thư đóng dấu
- Ghi số và ngày tháng lên văn bản
- Chuyển giao và theo dõi chuyển giao văn bản
3.2.5 Công tác tiền lương
Công ty thực hiện chế độ trả lương, thưởng theo khả năng đóng gópcủa từng thành viên cho công ty theo năng suất, chất lượng, hiệu quả
Ngoài ra Công ty trả phụ cấp đi lại, phụ cấp trách nhiệm cho cá nhânđược giao trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị
Mức tiền thưởng của người lao động Công ty được căn cứ vào hiệuquả sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp trong năm, thời gian vàmức độ đóng góp của từng cá nhân, bộ phận, đơn vị Cán bộ, công nhânviên được thưởng trong các dịp lễ tết( dương lịch, âm lịch, 30/4,1/5,…)
Trang 31CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI PHÁT TRIỂN
HOÀNG LÂM 4.1 Cơ sở lý luận của công tác tuyển dụng nhân lực
4.1.1 Các khái niệm cơ bản
4.1.1.1 Nhân lực
Nhân lực được hiểu là nguồn lực trong mỗi con người Nó bao gồm
cả thể lực và trí lực Nó thể hiện ra bên ngoài bởi khả năng làm việc Nóbao gồm cả sức khỏe, trình độ, tâm lý, ý thức,… (1,8)
4.1.1.2 Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực của tổ chức là nguồn lực của toàn bộ cán bộ, côngnhân viên lao động trong tổ chức đó đặt trong mối quan hệ phối kết hợp cácnguồn lực riêng của mỗi người, sự bổ trợ những khác biệt trong nguồn lựccủa mỗi cá nhân thành nguồn lực của tổ chức Sức mạnh của tập thể laođộng vận dụng vào việc đạt những mục tiêu chung của tổ chức, trên cơ sở
đó đạt được những mục tiêu riêng của mỗi thành viên (1,9)
4.1.1.5 Tuyển chọn
Tuyển chọn là khâu công việc kế tiếp tuyển mộ Về thực chất, tuyển
chọn là việc lựa chọn ứng viên cho các vị trí làm việc trống của tổ chứcnhằm đáp ứng yêu cầu đặt ra của tổ chức đó cho các chức danh công việccần tuyển dụng (1,369)
Trang 324.1.2 Vai trò của Công tác tuyển dụng
4.1.2.1 Đối với tổ chức
Tuyển dụng giúp cho tổ chức thỏa mãn nhu cầu lao động cả về sốlượng và chất lượng, bổ sung nhân lực phù hợp với yêu cầu và sự phát triểnhoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức
Tuyển dụng có hiệu quả sẽ giúp tổ chức có được một đội ngũ nhânlực phù hợp với yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức.Giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của tổ chức Đặc biệt, trong bối cảnhtoàn cầu hóa như hiện nay, sức ép cạnh tranh luôn thúc đẩy các tổ chứcphải phát triển theo hướng tốt hơn
Tuyển dụng hiệu quả giúp tổ chức phát triển đội ngũ nhân lực, thựchiện tốt các mục tiêu sản xuất kinh doanh, với những nhân lực có năng lực,phẩm chất để hoàn thành công việc được giao
Tuyển dụng hiệu quả giúp cho hoạt động quản trị nhân lực trở nên dễdàng hơn, hiệu quả hơn Bởi khi hoạt động tuyển dụng được làm tốt, giúpdoanh nghiệp giảm gánh nặng về thời gian, chi phí do phải tuyển dụng lại,đào tạo lại vì không tìm được đúng người thực sự phù hợp cho công việc,cũng như tránh được các thiệt hại rủi ro trong quá trình thực hiện các côngviệc Tuyển dụng hiệu quả cũng là bước đầu tạo nền tảng gắn bó ứng viênđược lựa chọn với công việc và tổ chức
4.1.2.2 Đối với người lao động
Tuyển dụng hiệu quả giúp những người lao động thực sự có năng lựcđược làm việc và làm những công việc phù hợp với khả năng, trình độ, sởtrường và tính cách của mình Điều này góp phần tạo được sự thoả mãntrong công việc, từ đó tạo động lực làm việc cho người lao động
Hoạt động tuyển dụng tốt sẽ tuyển được đúng người vào các vị tríđúng với năng lực, sở thích của họ Từ đó sẽ tạo cơ hội cho người lao độngđược phát huy hết khả năng của mình, được khẳng định mình, có cơ hộiphát triển năng lực và địa vị, tạo được sự tin tưởng của tổ chức
Tuyển dụng hiệu quả sẽ tạo được sự hài lòng, tin tưởng của ngườilao động và sự gắn kết trung thành của họ với tổ chức Họ sẽ yên tâm hơnkhi làm việc và sẽ muốn gắn bó, cống hiến và làm việc lâu dài với tổ chức.Hạn chế tỷ lệ bỏ việc, thuyên chuyển công việc sang tổ chức khác
Hoạt động tuyển dụng hiệu quả sẽ tạo ra sự công bằng hơn cho ngườilao động, tạo được sự cạnh tranh trong đội ngũ các ứng viên, do đó tạođộng lực phấn đấu cho họ
Trang 334.1.2.3 Đối với xã hội
Hoạt động tuyển dụng của các tổ chức sẽ góp phần làm giảm tỷ lệthất nghiệp trong toàn xã hội Giúp cho số lao động không có việc làmđang thất nghiệp và những học sinh, sinh viên tốt nghiệp các trường ĐạiHọc, Cao Đẳng, Trung tâm đào tạo, dạy nghề ra trường sẽ tìm được việclàm phù hợp
Tuyển dụng tốt giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chứcđược tiến hành thuận lợi, đạt hiệu quả cao, đồng thời tiết kiệm được chiphí, thời gian cho tổ chức Từ đó tổ chức sẽ ngày một phát triển lớn mạnhhơn, góp phần cho sự phát triển kinh tế của đất nước
Tuyển dụng nhân lực tốt tạo ra sự công bằng, cạnh tranh lành mạnhtrong thị trường lao động Góp phần thúc đẩy sự tự cố gắng nâng cao trình
độ, kỹ năng, tay nghề của lực lượng lao động trong xã hội
Tuyển dụng hiệu quả mang lại giá trị về mặt xã hội khi mang đến cơhội việc làm cho người lao động Một quyết định tuyển dụng chính xác sẽgiúp họ tìm được công việc để phát triển đúng khả năng của bản thân, nângcao thu nhập và góp phần ổn định cuộc sống của họ và gia đình Hơn thếcông tác tuyển dụng trong các tổ chức giúp Chính phủ thực hiện các mụctiêu kinh tế - xã hội quan trọng như: Giải quyết công ăn việc làm cho ngườilao động, giảm bớt gánh nặng thất nghiệp và các tệ nạn xã hội khác, tạo thunhập đảm bảo cuộc sống cho người lao động,… góp phần phát triển thịtrường lao động và đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế
4.1.3 Cơ sở của công tác tuyển dụng nhân lực
4.1.3.1 Cơ sở pháp lý
- Bộ luật lao động đã ban hành và sửa đổi bổ sung
- Các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của bộluật lao động hiện hành về tiền lương; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;hợp đồng lao động; an toàn vệ sinh lao động; sử dụng lao động phụ nữ, trẻem; tranh chấp lao động; quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc
- Các văn bản quy phạp pháp luật hiện hành có thể sử dụng:
Bộ Luật Lao động (hiệu lực 1/5/2013),
Luật Bình đẳng giới 2006
Luật Việc làm 2013
Luật Cán bộ, công chức năm 2008
Luật Cán bộ, viên chức năm 2010
Trang 34Các nghị định
- Các văn bản nội bộ của tổ chức
Nội quy lao động
Kế hoạch kinh doanh hằng năm
Kế hoạch nhân lực hằng năm
Thỏa ước lao động tập thể
Quy định về công tác tuyển dụng
Báo cáo kết quả nhân lực cuối năm
4.1.3.2 Hoạch định nhân lực
“Hoạch định nhân lực là quá trình nghiên cứu, xác định nhu cầunguồn nhân lực, đưa ra các chính sách và thực hiện các chương trình, hoạtđộng bảo đảm cho tổ chức có đủ nhân lực với các phẩm chất, kỹ năng phù
hợp để thực hiện công việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao”.
Hoạch định nguồn nhân lực là một tiến trình đảm bảo cho tổ chức có
đủ số người với những kiến thức, kỹ năng cần thiết để hoàn thành côngviệc nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức Như vậy, hoạch định nhân lựckéo theo việc dự báo các nhu cầu của tổ chức trong tương lai về nhân lực
và cung cấp nhân lực để đảm bảo rằng tổ chức sẽ có đủ cán bộ vào các thờiđiểm cần thiết để tạo thuận lợi cho đạt mục tiêu của tổ chức
Rõ ràng, hoạch định nguồn nhân lực giúp cho tổ chức xác định rõkhoảng cách giữa hiện tại và định hướng tương lai về nhu cầu nhân lực của
tổ chức; chủ động thấy trước được các khó khăn và tìm các biện pháp nhằmđáp ứng nhu cầu nhân lực Đồng thời, hoạch định nguồn nhân lực giúp cho
tổ chức thấy rõ hơn những hạn chế và cơ hội của nguồn tài sản nhân lực mà
tổ chức hiện có Điều này có ý nghĩa quan trọng trong hoạch định các chiếnlược kinh doanh Nói khác đi, hoạch định NNL không thể thực hiện mộtcách tách biệt mà phải được kết nối một cách chặt chẽ với chiến lược củacông ty
Từ việc hoạch định nhân lực sẽ xác định được tổ chức có thiếu hụtnhân lực ở vị trí công việc nào hay không, có cần phải thực hiện công táctuyển dụng hay không Khi cần thực hiện công tác tuyển dụng thì tuyển dụngnhư thế nào để giúp cho việc thực hiện công tác này được chủ động hơn
4.1.3.3 Phân tích công việc
Phân tích công việc là quá trình thu thập các thông tin liên quan đểlàm rõ bản chất của từng công việc cụ thể, đây là công việc đầu tiên cần
Trang 35phải biết của một nhà quản trị nhân lực, nhà quản trị nhân lực sẽ không thểtuyển chọn đúng nhân viên, đặt đúng người vào đúng việc nếu không biếtphân tích công việc.
Kết quả phân tích công việc cho ra 3 bản: bản mô tả công việc, bảntiêu chuẩn đối với người thực hiện công việc và bản tiêu chuẩn thực hiệncông việc, đây đều là những tài liệu quan trọng được sử dụng làm thông tin
cơ sở cho công tác tuyển dụng nhân lực
- Dựa vào bản mô tả công việc: hướng dẫn, giải thích cách thức xác
định nên tuyển chọn hay bố trí nhân lực như thế nào để thực hiện công việcđược hiệu quả
- Dựa vào bản tiêu chuẩn đối với người thực hiện: xác định các yêu
cầu của công việc mà mỗi người ở vị trí công việc đó phải đáp ứng để thựchiện công việc một cách hiệu quả
4.1.4 Yêu cầu đối với công tác tuyển dụng nhân lực
- Tuyển dụng phải xuất phát từ nhu cầu nhân lực của tổ chức
- Tuyển dụng phải căn cứ vào trách nhiệm chính, nhiệm vụ cụ thể,những đòi hỏi về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và những yêu cầu về tácphong, thái độ đối với các chức danh công việc cần tuyển dụng
- Các tiêu chí và nội dung tuyển dụng phải rõ ràng
- Việc tuyển dụng phải hướng tới việc chọn được người có ý thức tổchức kỷ luật tốt, trung thực, gắn bó với công việc của tổ chức
- Tuyển dụng phải đảm bảo tính khách quan, công bằng, đảm bảo
cơ hội như nhau cho tất cả các ứng viên
- Người tham gia tuyển dụng phải là người có kiến thức, kỹ năng vàkinh nghiệm tuyển dụng
- Chi phí tuyển dụng phải nằm trong khả năng cho phép của tổchức
- Đảm bảo tính linh hoạt trong tuyển dụng
4.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến Công tác tuyển dụng nhân lực
4.1.5.1 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
- Hệ thống văn bản pháp lý của nhà nước: Đây là một nhân tố ảnh
hưởng đến công tác tuyển dụng bởi doanh nghiệp phải chấp hành các chínhsách và quy định hiện hành về đối tượng chính sách, đối tượng ưu tiêntrong tuyển dụng.Pháp luật lao động về việc làm và tuyển dụng Công táctuyển dụng phải tuân thủ theo những quy định của "Bộ luật lao động nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam" và những quy định pháp luật có liên