1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả tại công ty xây dưng Mỹ Đà.doc

109 2,4K 20
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

Kế toán vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả tại công ty xây dưng Mỹ Đà

Trang 1

Lời nói đầu

Người ta thường nói học tập là chìa khoá của thành công và là hành trangcho ta bước vào cuộc sống Vì vậy mà trong bất kỳ xã hội nào cũng vậy học tậpluôn gắn liền với thực tiễn Chẳng thế mà từ ngàn xưa ông cha ta đã dạy: “học điđôi với hành” Một nhà triết gia Phương Đông từng nói: “Lý luận mà không cóthực tiễn là lý luận xuông, thực tiễn mà không có lý luận soi đường là thực tiễn

mù quáng

Thực tập cuối khoá đối với mỗi học sinh có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó

là cầu nối giúp cho học sinh đưa những kiến thức đã được trang bị trong nhàtrường vào thực tế, tạo cho học sinh có hành trang, kiến thức cơ bản nhất khibước vào cuộc sống sau này

Được sự đồng ý của nhà trường và của khoa kế toán trường Cao đẳng xây

dựng Nam Định em đã được về thực tập tại công ty xây dựng Mỹ Đà Tại công

ty em đã được tìm hiểu thực tế công tác kế toán của công ty, đặc biệt là” kế toánvốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả”

Trong nền kinh tế thị trường cùng với sự phát triển đất nước theo hướngcông nghiệp hoá, hiện đại hoá, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách mởcửa, hội nhập tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp cạnh tranh, giao lưutrên thị trường trong nước và quốc tế Chính vì vậy các doanh nghiệp thươngmại, dịch vụ, xây dựng (xây lắp) dân dụng được hình thành, trong đó có Công tyxây dựng Mỹ Đà Để có được vị thế như ngày hôm nay công ty đã đặc biệt quantâm đến quan hệ thanh toán với người mua, người bán, thanh toán với cán bộcông nhân viên, thanh toán nội bộ, thanh toán với nhà nước, thanh toán kháccùng với sự quan tâm đến nguồn vốn hình thành tài sản của doanh nghiệp Đâychính là quan hệ chủ yếu, có vị trí quan trọng trong công tác quản trị doanhnghiệp Không phải doanh nghiệp nào cũng nhận thức được tầm quan trọng của

Trang 2

mọi cách nâng cao doanh thu nên đã rơi vào tình trạng không có khả năng thanhtoán nợ mặc dù kinh doanh rất có lãi.

Doanh nghiệp muốn hoạt động tốt thì tài chính là vấn đề quan trọng.Trong đó, nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả là một khâu không thểthiếu cho quá trìng sản xuất kinh doanh của doanh nghệp được diễn ra liên tục.Điều kiện tiên quyết để quản lý tốt tài sản tiền vốn và các quan hệ thanh toán làphải có hệ thống kế toán nói chung và hệ thống kế toán công nợ nói rieng hoànchỉnh và phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghệp mình Có như vậythì các thông tin kế toán cung cấp về tình hình thanh toán với nhà cung cấp, vớikhách hàng, với nội bộ, với công nhân viên, với nhà nước mới đảm bảo chínhxác, kịp thời phục vụ công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp

Trong quá trình học tập tại trường và thực tập tại công ty xây dựng Mỹ

Đà, em nhận thấy kế toán vốn chủ sở hữu và các khoản phải trả đóng một vai tròhết sức quan trọng và được ban lãnh đạo công ty hết sức chú trọng Do vậy, với

sự giúp đỡ của nhân viên phòng kế toán cùng với sự hướng dẫn của thầy giáo LêVăn Dũng, em đã mạnh dạn chọn đề tài: Kế toán vốn chủ sở hữu và các khoản

nợ phải trả Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm đổi mới, nâng cao chấtlượng, hiệu quả của công tác kế toán này làm báo cáo thực tập tốt nghiệp chobản thân mình

Đề tài của em hướng vào 3 nội dung chính như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận của kế toán vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phảitrả tại công ty xây dựng Mỹ Đà

Chương 2: Thực trạng công tác hạch toán kế toán vốn chủ sở hữu và cáckhoản nợ phải trả tại Công ty xây dựng Mỹ Đà

Chương 3: Kết luận và kiến nghị

Trang 3

Chương 1: Cơ sở lý luận của kế toán vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải

Nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm:

- Vốn đóng góp của các nhà đầu tư để thành lập hoặc mở rộng doanhnghiệp

- Vốn được bổ sung từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh phần lợinhuận để lại doanh nghiệp theo quy định của cơ chế tài chính, hoặc nghịquyết của các chủ sở hữu, hội đồng quản trị

- Các khoản chênh lêch do đánh giá lại tài sản chưa xử lý và các quỹ: quỹđầu tư phát triển, quỹ dự phọng tài chính, quỹ quản lý, quỹ dự phòng trợcấp mất việc làm, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi

Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp thể hiện nguồn hình thành củatài sản hiện có của doanh nghiệp, nhưng không cho một tài sản cụ thể nào mà làcác tài sản nói chung

1.1.2 Vai trò, nguyên tắc của kế toán vốn chủ sở hữu.

1.1.2.1 Nguyên tắc.

- Doanh nghiệp có quyền sử dụng các loại nguồn vốn và quỹ hiện có chủđộng theo chế độ hiện hành, nhưng với nguyên tắc phải đảm bảo hạch toán rànhmạch, rõ rang từng loại nguồn vốn, quỹ Phải theo dõi chi tiết từng nguồn hìnhthành và theo từng đối tượng góp vốn

Trang 4

- Việc chuyển dịch từ nguồn vốn này sang nguồn vốn khác phải theo đúngchế độ quản lý tài chính và làm đầy đủ các thủ tục cần thiết.

- Trường hợp doanh nghiệp bị giải thể hoặc phá sản, các chủ sở hữu chỉđược nhận phần giá trị còn lại sau khi đã thanh toán các khoản nợ phải trả

1.1.2.2 Nhiệm vụ.

Để nâng cao quyền tự chủ tài chính của doanh nghiệp, doanh nghiệp cóthể sử dụng linh hoạt đồng vốn để phát huy hiệu quả vốn kinh doanh, doanhnghiệp phải bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh:

- Tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ số hiện có và tìnhhình biến động các nguồn vốn của doanh nghiệp

- Giám đốc, kiểm tra chặt chẽ tình hình huy độnh và sử dụng nguồn vốn củadoanh nghiệp theo đúng chế độ tài chính hiện hành, đảm bảo nâng caohiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh

- Thường xuyên phân tích tình hình huy động và sử dụng nguồn vốn củadoanh nghiệp để có biện pháp tích cực khai thác và sử dụng nguồn vốn cóhiệu quả

1.1.3 Phân loại nguồn vốn chủ sở hữu.

- Nguồn vốn kinh doanh - Lợi nhuận chưa phân phối

- Các quỹ của doanh nghiệp - Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản

1.2 Kế toán các khoản nợ phải trả.

1.2.1 Khái niệm.

Nợ phải trả là các khoản nợ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh

mà doanh nghiệp phải trả cho các đơn vị kinh tế, tổ chức, cá nhân như: Nợ tiềnvay phải trả, nợ phải trả cho người bán, nợ phải trả phải nộp cho Nhà nước, chocán bộ công nhân viên, cho cấp trên và các khoản phải trả khác

1.2.2 Phân loại.

Nợ phải trả của doanh nghiệp gồm:

Trang 5

- Nợ phải trả ngắn hạn: Vay ngắn hạn, vay ngắn hạn, nợ dài hạn đến hạn trả,phải trả cho người bán, người nhận thầu, phải trả cho người bán, ngườinhận thầu, thuế và các khoản phải nộp nhà nước, phải trả cho người laođộng (công nhân viên), phải trả nội bộ, các khoản phải trả, phải nộp khác.

Phải trả cho người mua có vai trò hết sức quan trọng và diễn ra thườngxuyên, liên tục nhất Đồng thời cũng chiếm một tỷ trọng rất cao Vì vậy, duy trì

và củng cố các mối quan hệ trả cho người mua là một phần rất quan trọng trongchiến lược kinh doanh của bất cứ doanh nghiệp nào chứ không nói riêng củacông ty xây dựng Mỹ Đà

Để theo dõi khoản trả cho người mua, kế toán sử dụng tài khoản 131-Phảithu của khách hàng Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán vớikhách hàng Tài khoản này được theo dõi chi tiết theo từng khách hàng, đồng

Trang 6

thời phân loại khách hàng theo khách hàng đúng hạn, khách hàng có vấn đề để

có căn cứ xác định mức dự phòng cần lập và biện pháp xử lý

Tài khoản 131 có kết cấu và nội dung phản ánh như sau:

Bên Nợ: Số tiền phải thu ở khách hàng

Bên Có: Số tiền khách hàng đã trả nợ

Dư Nợ: Phản ánh số tiền còn phải thu ở khách hàng

Dư Có: Phản ánh số nhận trước hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu của khách

hàng chi tiết theo từng đối tượng cụ thể

Khi lập bảng cân đối kế toán phải lấy số dư chi tiết theo từng đối tượng cụ thể.Phải thu của tài khoản này để ghi cả 2 chỉ tiêu bên “tài sản”, bên “nguồn vốn”

1.3.2 Phải trả cho người bán.

Phải trả cho người bán là quan hệ tài chính giữa người mua và người bán

về khoản phải trả cho người bán

Phải trả cho người bán có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp mình không thực hiện quan hệthanh toán cho người bán tốt thì doanh nghiệp sẽ không tạo dựng được niềm tin,chữ tín đối với bên đối tác và dần dần sễ bị bạn hàng xa lánh Vì vậy một doanhnghiệp muốn làm ăn lâu dài thì phải lấy phương châm “Chữ tín là vàng” làmđầu

Để theo dõi chi tiết tình hình phải trả cho người bán, người cung cấp vật

tư, hàng hoá, dịch vụ, bất động sản đầu tư…., kế toán sử dụng tài khoản Phải trả cho người bán Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượngthanh toán Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán với người bán

331-về nguyên liệu, vật liệu

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 331 như sau:

Bên Nợ:

Trang 7

- Số tiền đã trả trước cho người bán vật tư, hàng hoá, cung cấp dịch vụ,người nhận thầu xây dựng…

- Số tiền ứng trước cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xâydựng… nhưng chưa nhận được vật tư, hàng hoá, dịch vụ, khối lượng xâydựng hoàn thành bàn giao

- Số tiền người bán chấp thuận giảm giá hàng bán hoặc dịch vụ đã giao theohợp đồng

- Chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại được người bán chấp thuậncho doanh nghiệp giảm trừ vào khoản nợ phải trả cho người bán

Dư Có: Số tiền còn phải trả cho người bán

Dư Nợ (nếu có): Phản ánh số tiền đã ứng trước cho người bán hoặc số tiền đã trả

nhiều hơn số phải trả cho người bán theo chi tiếy của từng đối tượng cụthể Khi lập Bảng cân đối kế toán phải lấy số dư chi tiết của từng đốitượng phản ánh ở tài khoản này để ghi 2 chỉ tiêu ở bên “Tài sản” và

“Nguồn vốn”

1.3.3 Phải trả công nhân viên.

Phải trả công nhân viên là quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với cán bộcông nhân viên chức

Phải trả công nhân viên có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng khôngchỉ riêng Công ty xây dựng Mỹ Đà mà còn đối với tất cả các doanh nghiệp Bởi

Trang 8

vật chất của họ không đảm bảo và họ sẽ không cống hiến hết mình cho công ty

Tài khoản 334-Phải trả người lao động phản ánh tình hình thanh toán vớicông nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, BHXH và các khoản phải trảkhác dựa vào thu nhập của người lao động

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản này như sau:

Bên Nợ:

- Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản khác

đã trả cho công nhân vên

- Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của công nhân viên

Bên Có: Các khoản tiền lương, tiền công, BHXH và các khoản khác phải trả cho

công nhân viên

Dư Có: Phản ánh tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản còn phải trả

Dư Nợ (nếu có): Phản ánh số tiền đã trả lớn hơn số phải trả về tiền lương, tiền

công, tiền thưởng và các khoản khác phải trả cho người lao động

Để theo dõi tình hình thanh toán với nhà nước, kế toán sử dụng tài khoản333-Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước Tài khoản này được dùng để phản

Trang 9

ánh quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà nước về các khoản thuế, phí, lệ phí vàcác khoản khác phải nộp, đã nộp vào NSNN trong kỳ kế toán năm.

Hạch toán tài khoản này cần phải tôn trọng một số quy định sau:

Thứ nhất: Doanh nghiêp chủ động tính và xác định số thuế, phí, lệ phí và các

khoản khác phải nộp cho nhà nước theo luật định và kịp thời phản ánh vào

sổ kế toán thuế phải nộp

Thứ hai: Doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm chỉnh việc nộp đầy đủ, kịp thời

các khoản thuế, phí, lệ phí

Thứ ba: Kế toán phải mở sổ theo dõi chi tiết từng khoản thuế, phí, lệ phí và các

khoản phải nộp, đã nộp, còn phải nộp

Thứ tư: Doanh nghiệp nộp thuế bằng ngoại tệ phải quy đổi ra đồng Việt Nam

theo tỷ giá quy định để ghi sổ kế toán (nếu ghi sổ bằng đồng Việt Nam) Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản này như sau:

Bên Nợ:

- Số thuế GTGT đã được khấu trừ trong kỳ

- Số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp, đã nộp vào NSNN

- Số thuế được giảm trừ vào số thuế phải nộp

- Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán

- Số thuế GTGT của hàng hoá nhập khẩu

Dư có: Phản ánh số thuế GTGT còn phải nộp

Trang 10

Dư Nợ: Phản ánh số thuế GTGT đã nộp thừa vào NSNN hoặc số thuế đã nộpđược xết miễn giảm hoặc do thoái thu nhưng chưa thực hiện vào việc thoáithu.

1.3.5 Phải trả, phải nộp khác.

Phải trả, phải nộp khác là các khoản phải nộp khác, phải thu khác khôngmang tính chất trao đổi mua bán Để phản ánh khoản phải trả, phải nộp khác, kếtoán sử dụng tài khoản 338-Phải trả, phải nộp khác.Kết cấu và nội dung phản ánhcủa tài khoản này như sau:

Bên Nợ:

- BHXH phải trả cho công nhân viên

- Số BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ nộp cho các cơ quan quản lý

- Các khoản đã chi về KPCĐ

Bên Có:

- Số trích BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ hàng tháng tính vào chi phí sảnxuất

- Gía trị tài sản thừa chưa rõ nguyên nhân

- Tổng số doanh thu chưa thực hiện thực tế phát sinh trong kỳ

- Các khoản phải trả liên quan đến cổ phần hoá doanh nghiệp

- Các khoản nhận ký cược, ký quỹ ngắn hạn

- Các khoản phải trả, phải nộp khác

- Các khoan chi vượt, chi hộ được thanh toán

Dư Có: Phản ánh số trích lớn hơn số thực tế chi về BHXH, KPCĐ

* Để phản ánh các khoản phải thu khác, kế toán sử dụng tài khoản 138-Phải thu

khác Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản này như sau:

Bên Nợ:

- Gía trị tài sản thiếu chờ giải quyết

Trang 11

- Phải thu của cá nhân và tập thể (trong và ngoài đơn vị) đối với tài sảnthiếu chưa xác định được nguyên nhân và có biên bản xử lý ngay.

- Số tiền phải thu về các khoản phát sinh khi cổ phần hoá công ty nhà nước

- Phải thu về tiền lãi, cổ tức, lợi nhuận được chia từ các hoạt động tài chính

- Các khoản nợ phải thu khác

Bên Có:

- Kết chuyển giá trị tài sản thiếu vào các tài khoản liên quan theo quyết địnhghi trong biên bản xử lý

- Kết chuyển các khoản phải thu về cổ phần hoá công ty nhà nước

- Số tiền đã thu được về các khoản nợ phải thu khác

Dư Nợ: Phản ánh phải thu khác chưa thu được

Dư Có (nếu có): Phản ánh số đã thu nhiều hơn số phải thu (trường hợp cá biệt và

trong chi tiết của từng đối tượng cụ thể)

1.3.6 Phải thu, phải trả nội bộ.

Phải thu, phải trả nội bộ là các khoản thu, nộp giữa doanh nghiệp độc lậpvới các đơn vị trực thuộc, phụ thuộc trong một doanh nghiệp độc lập, tổng công

ty, công ty hay giữa các đơn vị trực thuộc với nhau về các khoản phải trả, phảinộp, các khoản đã chi hộ…

Để theo dõi tình hình phải trả, phải nộp nội bộ, kế toán sử dụng tài khoản136-Phải thu nội bộ, tài khoản 336-Phải trả nội bộ

 Tài khoản 336 được mở chi tiết theo từng đơn vị có quan hệ thanh toán,trong đó phân ra phải trả, phải nộp dài hạn, ngắn hạn nội bộ Tài khoảnnày được dùng ở cả đơn vị phụ thuộc, đơn vị trực thuộc lẫn cả đơn vị cấptrên

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản này như sau:

Bên Nợ:

Trang 12

- Số tiền đơn vị cấp dưới đã nộp cho đơn vị cấp trên.

- Thanh toán các khoản phải thu hộ, giữ hộ lẫn nhau

- Thanh toán bù trừ

Bên Có:

- Số tiền cấp trên phải cấp, phải trả cho đơn vị cấp dưới

- Số tiền đơn vị cấp dưới phải nộp đơn vị cấp trên

- Số tiền thu hộ, giữ hộ lẫn nhau

Dư Có: Phản ánh số tiền còn phải trả, phải cấp, phải nộp

 Tài khoản 136 được dùng để phản ánh quan hệ thanh toán nội bộ về cáckhoản thu giữa đơn vị cấp trên và các đơn vị trực thuộc, phụ thuộc haygiữa các đơn vị trực thuộc với nhau

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản này như sau:

Bên Nợ:

- Số vốn kinh doanh cấp trên đã cấp cho đơn vị cấp dưới (cấp trực tiếp haycấp gián tiếp qua các phương thức khác)

- Các khoản cấp trên phải thu từ cấp dưới

- Các khoản đơn vị cấp dưới phải thu hay được cấp trên cấp

- Tổng số tiền hàng tiêu thụ nội bộ phải thu ở cấp trên hay ở cấp dưới hoặcphải thu ở các đơn vị nội bộ khác

- Các khoản chi hộ, trả hộ lẫn nhau

Bên Có: Cấp trên thu hồi số vốn kinh doanh, số quỹ từ cấp dưới

Dư Nợ: Phản ánh các khoản còn phải thu ở các đơn vị nội bộ

2 Lý luận về hạch toán kế toán vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả 2.1 Lý luận về hạch toán kế toán nguồn vốn chủ sở hữu.

2.1.1 Kế toán nguồn vốn kinh doanh.

Trang 13

Nguồn vốn kinh doanh là nguồn vốn cơ bản hình thành nên tài sản củadoanh nghiệp, là nguồn chủ yếu đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp được bình thường.

Hạch toán nguồn vốn kinh doanh phải tôn trọng các quy định sau:

- Phải tổ chức hạch toán chi tiết nguồn vốn kinh doanh theo từng nguồnhình thành vốn: Đối với doanh nghiệp nhà nước thì nguồn vốn kinh doanhđược hạch toán chi tiết theo nguồn vốn NSNN (kể cả vốn có nguồn gốc từngân sách nhà nước), nguồn vốn bổ sung từ kết quả kinh doanh, nguồnvốn cổ phiếu Đối với doanh nghiệp liên doanh, công ty cổ phần phải hạchtoán chi tiết nguồn vốn kinh doanh theo vốn góp ban đầu chi tiết cho từngthành viên tham gia liên doanh, từng cổ đông, nguồn vốn bổ sung từ kếtquả kinh doanh

- Chỉ ghi giảm nguồn vốn kinh doanh khi trả vốn cho NSNN, trả vốn chocác cổ đông, trả vốn cho các bên tham gia liên doanh hoặc giải thể, thanh

lý doanh nghiệp

Kế toán nguồn vốn kinh doanh sử dụng tài khoản 411-Nguồn vốn kinhdoanh Tài khoản này phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm nguồn vốnkinh doanh của doanh nghiệp

Kết cấu của tài khoản này như sau:

Bên Nợ:

- Ghi giảm nguồn vốn kinh doanh do doanh nghiệp trả lại vốn kinh doanhcho ngân sách hoặc trả lại cho cấp trên hoặc trả lại cho các cổ đông hoặctrả lại cho các bên liên doanh

- Xử lý nỗ trong kinh doanh khi có quyết định

Bên Có:

- Ghi tăng nguồn vốn kinh doanh do NSNN cấp, do cấp trên cấp vốn, do cổ

Trang 14

- Được biếu tặng.

- Bổ sung từ lợi nhuận

Dư Có: Phản ánh nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp tại thời điểm cuối kỳ

Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh

- Khi nhận vốn góp của các bên tham gia liên doanh, ghi:

Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh

- Khi nhận tiền mua cổ phiếu của các cổ đông, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt

Nợ TK 112 – TGNH

Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh

- Khi nhận quà biếu, tặng hoặc tiền, hàng viện trợ không hoàn lại sử dụngvào sản xuất, kinh doanh, ghi:

Nợ TK 156 – Hàng hoá

Nợ TK 111 - Tiền mặt

Trang 15

Nợ TK 112 – TGNH.

Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình

Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình

Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh

- Bổ sung nguồn vốn kinh doanh từ kết quả sản xuất kinh doanh, ghi:

Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối

Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh

- Bổ sung nguồn vốn kinh doanh từ quỹ dự phòng tài chính khi được phépcủa cơ quan có thẩm quyền, hội đồng quản trị, ghi:

Nợ TK 415 - Quỹ dự phòng tài chính

Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh

- Bổ sung nguồn vốn kinh doanh từ số chênh lệch do đánh giá lại tài sản,khi được phép của cơ quan có thẩm quyền, ghi:

Nợ TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản

Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh

- Kết chuyển tăng nguồn vốn kinh doanh đối với TSCĐ được xây dựng,mua sắm bằng nguồn vốn đầu tư XDCB đã hoàn thành đưa vào sử dụng:

Nợ TK 441 - Nguồn vốn đầu tư XDCB

Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh

- Khi trả vốn góp cổ phần cho các cổ đông, cho các bên tham gia liêndoanh, trả vốn cho ngân sách, ghi:

Nợ TK 411- Nguồn vốn kinh doanh

Có TK 111 - Tiền mặt

Có TK 112 – TGNHTrong hình thức kế toán chứng từ ghi sổ các nghiệp vụ tăng, giảm nguồnvốn kinh doanh căn cứ vào chứng từ gốc (chứng từ mua sắm TSCĐ, biên bản

Trang 16

chứng từ ghi sổ, sau đó ghi sổ cái Đồng thời kế toán mở sổ chi tiết để theo dõiriêng từng nguồn hình thành vốn kinh doanh, từng đói tượng góp vốn.

Sổ chi tiết Nguồn vốn kinh doanh

Tài khoản 411- Nguồn vốn kinh doanh

Số dư

Số dư đầu tháng

Số phát sinh trong thángCộng số phát sinh

(2).Nhận vốn góp bằng TSCĐ hữu hình hoặc vô hình

(3) Đối với công ty cổ phần huy động vốn bằng việc phát hành cổ phiếu với gíacao hơn mệnh giá

(4).Bổ sung nguồn vốn kinh doanh từ lợi nhuận

(5).Bổ sung nguồn vốn kinh doanh từ quỹ đầu tư phát triển, nguồn vốn đầu tưXDCB

(6).Uỷ quyền cho cấp dưới trực tiếp nhận vốn kinh doanh từ ngân sách

(7).Trả lại vốn kinh doanh cho nhà nước hoặc cho cấp trên hoặc cho các bêntham gia liên doanh

(8).Trả lại vốn kinh doanh cho cấp trên bằng TSCĐ

(9).Uỷ quyền cho cấp dưới trực tiếp trả lại vốn kinh doanh cho ngân sách

(10).Bù lỗ từ sản xuất kinh doanh khi có quyết định

Trang 17

TK 136(1)(6)

2.1.2 Kế toán đánh giá lại tài sản.

Tài sản của doanh nghiệp được đánh giá lại trong những trường hợp sau:

- Kiểm kê đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có

Trang 18

- Dùng tài sản để liên doanh, góp vốn cổ phần (đem góp tài sản và khi nhậnlại tài sản) Gía trị tài sản được xác định lại căn cứ vào giá được các bêntham gia liên doanh, đại hội cổ đông hoặc hội đồng quản trị thống nhất xácđịnh.

- Đối với doanh nghiệp nhà nước khi thực hiện cổ phần hoá, đa dạng hoáhình thức sở hữu, chuyển đổi sở hữu phải đánh giá lại tài sản hiện có củadoanh nghiệp

Tài sản được đánh giá lại gồm: TSCĐ, vật liệu, công cụ dụng cụ, thànhphẩm, hàng hoá, sản phẩm dở dang

Số chênh lệch đánh giá lại tài sản được hạch toán và xử lý theo đúng cácquy định hiện hành của chế độ tài chính

Kế toán chênh lệch đánh giá lại tài sản sử dụng tài khoản 412-Chênh lệchđánh giá lại tài sản và các tài khoản khác có liên quan Tài khoản này phản ánh

số chênh lệch do đánh giá lại tài sản hiện có và tình hình xử lý số chênh lệch đó

ở doanh nghiệp

Nội dung, kết cấu của tài khoản này như sau:

Bên Nợ:

- Ghi giảm chênh lệch do đánh giá lại tài sản giảm

- Xử lý chênh lệch do đánh giá lại tài sản tăng

Bên Có:

- Ghi tăng chênh lệch do đánh giá lại tài sản tăng

- Xử lý chênh lệch do đánh giá lại tài sản giảm

Dư Nợ: Phản ánh chênh lệch do đánh giá lại tài sản giảm chưa được xử lý

Dư Có: Phản ánh chênh lệch đánh giá lại tài sản tăng lên chưa được xử lý

Phương pháp hạch toán:

- Khi đánh giá lại tài sản căn cứ vào biên bản kiểm kê và đánh giá lại tài sản

để xác định nguyên giá TSCĐ:

Trang 19

+ Nếu nguyên giá đánh giá lại tăng, ghi: (1a)

Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình

Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình

Có TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản

+ Nếu nguyên giá đánh giá lại giảm, ghi: (1b)

Nợ TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản

Có TK 211 – TSCĐ hữu hình

Có TK 213 – TSCĐ vô hình

- Điều chỉnh tăng, giảm giá trị hao mòn của TSCĐ:

+ Điều chỉnh tăng, ghi: (2a)

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ

Có TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản

+ Điều chỉnh giảm, ghi: (2b)

Nợ TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản

Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ

- Khi có quyết định xử lý về việc đánh giá lại tài sản:

+ Nếu chênh lệch do đánh giá tài sản giảm mà xử lý bằng quỹ dự phòngtài chính, ghi: (3a)

Nợ TK 415 - Quỹ dự phòng tài chính

Có TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản

+ Nếu chênh lệch do đánh giá lại tài sản tăng được bổ sung bằng nguồnvốn kinh doanh: (3b)

Nợ TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản

Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh

Sơ đồ hạch toán:

Trang 20

TK 214 TK 214

TK 411 TK 415

2.1.3 Kế toán nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có nhu cầuđầu tư, mua sắm TSCĐ nhằm thay thế cho các TSCĐ đã hư hỏng, hoặc lạc hậu

về kỹ thuật, hoặc để đổi mới công nghệ sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất Đểthoả mãn nhu cầu về đầu tư mua sắm TSCĐ, doanh nghiệp sử dụng nguồn vốnđầu tư XDCB Nguồn vốn đầu tư dây dựng cơ bản của doanh nghiệp được hìnhthành do NSNN cấp hoặc cấp trên cấp, do các bên tham gia liên doanh hoặc các

cổ đông góp vốn, do bổ sung từ kết quả sản xuất kinh doanh

Hạch toán nguồn vốn đầu tư XDCB cần tôn trọng 1 số quy định sau:

- Nguồn vốn đầu tư XDCB của doanh nghiệp được dùng cho việc xây dựng

cơ bản và mua sắm TSCĐ, để đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất,kinh doanh

- Công tác đầu tư XDCB ở doanh nghiệp phải chấp hành và tôn trọng quyđịnh về trình tự thủ tục XDCB theo điều lệ quản lý đầu tư XDCB của nhà nước

- Mỗi khi công tác XDCB và mua sắm TSCĐ hoàn thành bàn giao đưa vào

sử dụng phải ghi giảm nguồn vốn đầu tư, ghi tăng nguồn vốn kinh doanh và phảitiến hành các thủ tục quyết toán vốn của từng công trình, hạng mục công trình

Trang 21

Kế toán nguồn vốn đầu tư XDCB sử dụng tài khoản 441-Nguồn vốn đầu

tư XDCB Tài khoản này phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm nguồn vốnđầu tư XDCB của doanh nghiệp

Kết cấu của tài khoản này như sau:

Bên Nợ: Ghi giảm nguồn vốn đầu tư do:

- Xây dựng mới hoặc mua sắm TSCĐ hoàn thành bàn giao đưa vào sửdụng

- Nộp, chuyển vốn đầu tư XDCB cho NSNN hoặc cho cấp trên

Bên Có: Ghi tăng nguồn vốn đầu tư XDCB do:

- Ngân sách cấp trên cấp

- Nhận tài trợ, viện trợ

- Bổ sung từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Dư Có: Phản ánh nguồn vốn đầu tư XDCB chưa sử dụng hoặc đã sử dụng nhưngcông tác XDCB chưa hoàn thành hoặc chưa quyết toán

Phương pháp hạch toán:

- Khi nhận vốn đầu tư xây dựng cơ bản do NSNN cấp hoặc do cấp trên cấp:

Nợ TK 111 - Tiền mặt

Nợ TK 112 – TGNH

Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 441 - Nguồn vốn đầu tư XDCB

- Khi nhận vốn đầu tư XDCB do các cổ đông hoặc các bên tham gia liêndoanh góp vốn, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt

Nợ TK 112 – TGNH

Có TK 441 - Nguồn vốn đầu tư XDCB

- Nếu bổ sung nguồn vốn đầu tư XDCB từ lợi nhuận chưa phân phối, ghi:

Trang 22

Có TK 441 - Nguồn vốn đầu tư XDCB.

- Khi công tác XDCB và mua sắm TSCĐ hoàn thành bàn giao đưa vào sd:+ Ghi tăng giá trị TSCĐ:

Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình

Có TK 441 - Nguồn vốn đầu tư XDCB

+ Đồng thời, kết chuyển nguồn vốn căn cứ vào mục đích sử dụng TSCĐ:

Nợ TK 441 - Nguồn vốn đầu tư XDCB

Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh

- Khi trả lại vốn đầu tư XDCB cho NSNN hoặc cho cấp trên, ghi:

Nợ TK 441 - Nguồn vốn đầu tư XDCB

Có TK 111 – Tiền mặt

Có TK 112 – TGNH

Trong hình thức kế toán chứng từ ghi sổ, căn cứ vào chứng từ gốc phảnánh việc hình thành nguồn vốn đầu tư XDCB, lập chứng từ ghi sổ, ghi sổ đăng

ký chứng từ ghi sổ, sau đó ghi sổ cái Khi sử dụng nguồn vốn đầu tư XDCB căn

cứ biên bản duyệt quyết toán và hồ sơ quyết toán, kế toán lập chứng từ ghi sổ,ghi sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó ghi sổ cái

Đồng thời kế toán phải mở sổ chi tiết để theo dõi số hiện có và tình hìnhbiến động của vốn đầu tư XDCB theo từng nguồn hình thành

Sơ đồ hạch toán kế toán nguồn vốn đầu tư XDCB:

Trang 23

(2).Bổ sung vốn đầu tư XDCB từ kết quả kinh doanh.

(3).Bổ sung vốn đầu tư XDCB từ quỹ đầu tư phát triển

(4).Kết chuyển nguồn vốn đối với TSCĐ đã xây dựng mua sắm xong dưa vào sửdụng sản xuất kinh doanh

(5).Kết chuyển nguồn vốn đối với TSCĐ đã xây dựng mua sắm xong sử dụngcho hoạt động sự nghiệp

(6).Trả vốn đầu tư XDCB

2.1.4 Kế toán nguồn kinh phí sự nghiệp.

Ở một số doanh nghiệp sản xuất có những khoản chi mang tính chấthànhchính sự nghiệp Những khoản chi này không tính vào chi phí sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp, mà được bù đắp bằng nguồn riêng, đó là nguồn kinhphí sự nghiệp

Nguồn kinh phí sự nghiệp là khoản kinh phí do NSNN hoặc cấp trên cấpcho doanh nghiệp để thực hiện những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội do nhànước hoặc cấp trên giao, không vì mục đích kinh doanh, không vì mục đích lợinhuận Nguồn kinh phí sự nghiệp cũng có thể được hình thành từ các khoản thu

sự nghiệp phát sinh tại doanh nghiệp như thu viện phí của cán bộ công nhân viên

Trang 24

trong ngành nằm điều trị, điều dưỡng tại bệnh viện của doanh nghiệp, thu họcphí.

Hạch toán nguồn KPSN cần tôn trọng các quy định sau:

- Nguồn kinh phí sự nghiệp phải được hạch toán chi tiết theo từng nguồnhình thành: ngân sách nhà nước cấp, cấp trên cấp, thu sự nghiệp tại đơn vị.Đồng thời phải hạch toán chi tiết theo KPSN năm trước và KPSN nămnay

- KPSN cấp cho mục đích gì thì sử dụng cho mục đích ấy theo đúng dự toánđược duyệt Khi chỉ tiêu xong phải quyết toán với từng nguồn được cấp.Đến cuối năm, nếu quyết toán chưa được duyệt, nguồn KPSN năm nayđược chuyển thành nguồn kinh phí sự nghịêp năm trước

- Tuỳ theo từng phương thức cấp phát KPSN của ngân sách để ghi sổ kếtoán:

+ Nếu NSNN cấp kinh phí bằng lệnh chi tiền khi nhận được giấy báo có, sốtiền đã vào tài khoản của đơn vị, kế toán đồng thời ghi tăng tiền gửu và ghităng nguồn kinh phí sự nghiệp

+ Nếu NSNN cấp kinh phí bằng hạn mức kinh phí, khi nhận được thông báohạn mức kinh phí, hoặc giấy phân phối hạn mức kinh phí ghi Nợ TK 008-Dựtoán chi sự nghiệp, dự án Khi rút hạn mức về để chi, ghi bên có TK 008,đồng thời ghi tăng nguồn kinh phí sự nghiệp

Kế toán nguồn kinh phí sự nghiệp sử dụng TK 461-Nguồn KPSN Tàikhoản này phản ánh tình hình tiếp nhận và quyết toán số KPSN đã sử dụng

Kết cấu của tài khoản này như sau:

Bên Nợ: Phản ánh giảm nguồn KPSN do:

- Số chi bằng nguồn KPSN đã được duyệt

- Số nguồn KPSN sử dụng không hết phải hoàn lại NSNN

Bên Có: Ghi tăng nguồn KPSN do:

Trang 25

- Nguồn KPSN được NSNN cấp.

- Các khoản thu sự nghiệp tại đơn vị được bổ sung vào nguồn KPSN

Dư Có: Phản ánh nguồn KPSN đã nhận của NSNN hoặc của cấp trên nhưng

chưa được quyết toán

Kết cấu tài khoản ngoài bảng: TK 008-Dự toán chi phí sự nghiệp dự án:Bên Nợ: Số dự toán KPSN được nhà nước giao

- Phản ánh số chi sự nghiệp được duyệt, quyết toán với NSNN

Dư Nợ: Phản ánh số chi sự nghiệp đã chi nhưng chưa được quyết toán

- Khi doanh nghiệp nhận tiền về các khoản thu sự nghiệp phát sinh tạidoanh nghiệp, ghi:

Trang 26

Nợ TK 112 – TGNH.

Có TK 461 - Nguồn KPSN

- Khi nguồn KPSN được quyết toán trong năm, ghi:

Nợ TK 461(2) - Nguồn KPSN năm nay

Có TK 161(2) – Chi sự nghiệp năm nay

- Nếu đến cuối năm báo cáo quyết toán chi sự nghiệp chưa được duyệt:+ Chuyển chi sự nghiệp năm nay thành chi sự nghiệp năm trước, ghi:

Nợ TK 161(1) – Chi sự nghiệp năm trước

Có TK 161(2) – Chi sự nghiệp năm nay

+ Chuyển nguồn KPSN năm nay thành nguồn KPSN năm trước, ghi:

Nợ TK 461(2) - Nguồn KPSN năm nay

Có TK 461(1) - Nguồn KPSN năm trước

- Sang năm sau, khi báo cáo quyết toán chi KPSN năm trước được duyệt, sốchi sự nghiệp được duyệt, ghi:

2.1.5 Kế toán nguồn kinh phí dã hình thành TSCĐ.

Trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất được giao thực hiện nhiệm vụkinh tế chính trị hoặc dự án quốc gia, doanh nghiệp được nhà nước cấp kinh phí

sử dụng cho những hoạt động đó Kinh phí được cấp có thể là tiền hoặc vật tư,tài sản cố định Đối với kinh phí đã cấp hình thành nên TSCĐ, để hạch toán kếtoán sử dụng TK 466-Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ

Trang 27

Hạch toán nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ cần tôn trọng các nguyêntắc sau:

- Chỉ ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ khi doanh nghiệp đầu tưmua sắm TSCĐ hoàn thành đưa vào sử dụng cho hoạt động sự nghiệp,hoạt động dự án bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án, nguồnvốn đầu tư XDCB được cấp từ NSNN hoặc từ ngân quỹ công

- Ghi giảm nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ, hoặc nhượng bán, thanh lýnộp trả nhà nước hoặc điều chuyển TSCĐ cho đơn vị khác theo lệnh của

cơ quan có thẩm quyền

- TSCĐ đầu tư mua sắm bằng quỹ phúc lợi, kinh phí dự án khi hoàn thànhđưa vào sản xuất, kinh doanh thì không ghi tăng nguồn kinh phí hìnhthành TSCĐ

TK 466 Phản ánh nguồn kinh phí được cấp từ NSNN đã sử dụng và hìnhthành TSCĐ hiện có và tình hình tăng, giảm trong kỳ kế toán

Kết cấu của tài khoản này như sau:

Bên Nợ: Phản ánh nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ giảm do:

- Nộp trả lại nhà nước

- Tính khấu hao

- Nhượng bán, thanh lý tài sản

- Đánh giá lại TSCĐ giảm

Bên Có: Phản ánh nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ tăng do:

- Đầu tư mua sắm TSCĐ đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng

- Đánh giá lại TSCĐ tăng

Dư Có: Phản ánh nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ hiện có tại thời điểm ckỳ.Phương pháp hạch toán:

Trang 28

- Khi doanh nghiệp nhận được kinh phí đã hình thành TSCĐ thông qua việcđầu tư, mua sắm TSCĐ sử dụng cho hoạt động sự nghiệp bằng nguồnKPSN, ghi:

Trang 29

- Chứng từ tiền mặt gồm: Phiếu thu, phiếu chi, uỷ nhiệm chi.

- Chứng từ TGNH gồm: Giấy báo Có, giấy báo Nợ

- Chứng từ vật tư, hàng hoá gồm: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bảnkiểm ngiệm vật tư, hàng hoá

- Chứng từ về tiền lương, gồm: Bảng chấm công, bảng thanh toán tiềnlương, bảng phân bổ tiền lương và BHXH

2.2 Tổ chức hạch toán ban đầu.

2.2.1 Tổ chức kiểm tra chứng từ và hoàn chỉnh chứng từ.

- Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ trong chứng từ, kiểm tra tính chính xác,trung thực, đầy đủ

- Kiểm tra việc chấp hành các quy định trong xét và lập chứng từ

- Hoàn chỉnh chứng từ: là việc tập hợp, phân loại chứng từ phục vụ cho việcghi sổ kế toán với những chứng từ liên quan tài sản mà chưa ghi đầy đủ sốliệu các đơn vị đo lường….Kế toán cần tính toán và xác định đúng, ghi sổ

bổ sung các yếu tố thiếu, sau đó phân laọi tổng hợp số liệu phục vụ choghi sổ

2.2.2 Tổ chức lưu chuyển chứng từ.

Chứng từ kế toán sau khi đã được kiểm tra và hoàn chỉnh cần được tổchức luân chuyển Các bộ phận, cá nhân có liên quan để thực hiện việc ghi sổ kếtoán và lập Báo cáo kế toán

Trang 30

Việc tổ chức luân chuyển chứng từ kế toán phải tuân thủ những quy địnhcủa kế toán trưởng về thứ tự và trình tự ưu tiên dựa trên nhu cầu và xử lý thôngtin của bộ phận có liên quan.

Trang 31

Giải thích sơ đồ:

(1).Vay tiền nhập quỹ tiền mặt (vay ngắn hạn)

(2).Vay ngắn hạn để đầu tư mua sắm vật tư, TSCĐ

(3).Chênh lệch tỷ giá tăng khi cuối kỳ đánh giá lại tài sản bằng ngoại tệ khi tỷgiá tăng

(4).Trả nợ vay ngắn hạn bằng tiền mặt hoặc bằng TGNH

(5).Trả nợ vay ngắn hạn bằng tiền thu của khách hàng

(6).Chệnh lệch tỷ giá giảm khi cuối kỳ đánh giá lại khoản vay bằng ngoại tệ khi

Trang 32

(4).Trả nợ vay đến hạn trả bằng tiền mặt hoặc bằng TGNH.

(5).Trả nợ vay bằng tiền thu của khách hàng hoặc tiền vay mới

(6).Chênh lệch tỷ giá giảm khi cuối kỳ đánh giá nợ dài hạn đến hạn trả bằng ngoại tệ (nếu tỷ giá hối đoái cuối kỳ giảm)

2.4.3 TK 331 - Phải trả cho người bán.

Phương pháp hạch toán:

 Trường hợp mua chịu:

- Khi mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ kế toán căn cứ vào chứng từ hoá đơn:

Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu

Nợ TK 156 – Hàng hoá

Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình

Nợ TK 611 – Mua hàng

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 331 - Phải trả cho người bán

- Mua vật tư, hàng hoá nhưng không làm thủ tục nhập kho mà xuất thẳng cho các đơn vị sử dụng, ghi:

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung

Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng

Nợ TK 642 – Chi phí QLDN

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 331 - Phải rả cho người bán

Trang 33

- Khi doanh nghiệp trả nợ số tiền phải trả cho người bán, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 111 - Tiền mặt

Có TK 112 – TGNH

Có TK 311 – Vay ngắn hạn

Có TK 341 – Vay dài hạn

- Khi doanh nghiệp được người bán chiết khấu hoặc giảm giá, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 156 – Hàng hoá

Có TK 611 – Mua hàng

 Trường hợp ứng trước tiền hàng cho người bán (nhà cung cấp):

- Khi ứng tiền hàng cho người bán, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 331 - Phải trả cho người bán

- Nếu tiền ứng trước nhỏ hơn giá trị hàng đã nhận, doanh nghiệp phải thanh toán bớt phần chênh lệch, ghi:

Trang 34

(1).Mua chịu hàng hoá, vật tư.

(2).Mua chịu TSCĐ hữu hình, vô hình

(3).Doanh nghiệp trả nợ cho người bán hoặc ứng trước tiền cho người bán

(4).Trường hợp giảm nợ phải trả do được chiết khấu hoặc giảm giá

2.4.4 TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước.

Phương pháp hạch toán:

- Khi doanh nghiệp nhập khẩu vật tư, hàng hoá, TSCĐ, ghi:

Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu

Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ

Trang 35

Nợ TK 156 – Hàng hoá.

Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình

Có TK 333(3) - Thuế xuất, nhập khẩu

- Khi doanh nghiệp nộp lệ phí trước bạ của TSCĐ khi mua về để đăng kýquyền sử dụng, ghi:

Nợ TK211 – TSCĐ hữu hình

Có TK 333(9) – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác

- Thuế TNDN phải nộp của công nhân viên, ghi:

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động

Có TK 333(5) - Thuế thu nhập cá nhân

- Khi nộp thuế tài nguyên hoặc thuế sử dụng đất, ghi:

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung

Có TK 333(6) - Thuế tài nguyên, sử dụng đất

- Khi nộp thuế môn bài hoặc thuế sử dụng đất, ghi:

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

Trang 36

- Khi doanh nghiệp trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ tính vào chi phíhoạt động sản xuất kinh doanh, ghi: (3)

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 334 - Phải trả người lao động

Trang 37

- Định kỳ, khi tính lãi tiền vay phải trả trong kỳ (vay để sản xuất kinhdoanh), ghi: (8)

Trang 38

2.4.6 TK 336 - Phải trả nội bộ.

Phương pháp hạch toán:

 Hạch toán ở đơn vị cấp trên:

- Số quỹ (đầu tư phát triển, dự phòng tài chính, khen thưởng phúc lợi) màđơn vị cấp trên phải cấp cho các đơn vị cấp dưới (đơn vị phụ thuộc), ghi:

Nợ TK 414 - Quỹ đầu tư phát triển

Trang 39

Có TK 112 – TGNH.

- Khi bù trừ giữa các khoản phải thu với các khoản phải trả cho các đơn vịtrực thuộc, ghi:

Nợ TK 336 - Phải trả nội bộ

Có TK 136(8) - Phải thu nội bộ khác

 Hạch toán ở đơn vị cấp dưới (đơn vị trực thuộc):

- Định kỳ tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp số phải nộp cho đơn vị cấptrên để cấp trên lập các quỹ, ghi:

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 336 - Phải trả nội bộ

- Khi tính số lãi phải nộp cho đơn vị cấp trên, ghi:

Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối

Trang 40

- Khi doanh nghiệp vay mượn bằng vật tư có tính chất tạm thời, ghi:

Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu

- Khi tính số tạm chia lãi phải trả cho các bên liên doanh, ghi:

Nợ TK 421(2) - Lợi nhuận chưa phân phối năm nay

Ngày đăng: 16/10/2012, 17:07

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

thẩm quyền. Gớa trị tài sản được xỏc định lại trờn cơ sở bảng giỏ nhà nước - Kế toán vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả tại công ty xây dưng Mỹ Đà.doc
th ẩm quyền. Gớa trị tài sản được xỏc định lại trờn cơ sở bảng giỏ nhà nước (Trang 17)
Sơ đồ hạch toán kế toán nguồn vốn đầu tư XDCB: - Kế toán vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả tại công ty xây dưng Mỹ Đà.doc
Sơ đồ h ạch toán kế toán nguồn vốn đầu tư XDCB: (Trang 22)
Sơ đồ hạch toán: - Kế toán vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả tại công ty xây dưng Mỹ Đà.doc
Sơ đồ h ạch toán: (Trang 30)
Sơ đồ hạch toán: - Kế toán vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả tại công ty xây dưng Mỹ Đà.doc
Sơ đồ h ạch toán: (Trang 31)
Sơ đồ hạch toán: - Kế toán vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả tại công ty xây dưng Mỹ Đà.doc
Sơ đồ h ạch toán: (Trang 34)
Sơ đồ hạch toán: - Kế toán vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả tại công ty xây dưng Mỹ Đà.doc
Sơ đồ h ạch toán: (Trang 37)
Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc, Kế tóan lập chứng từ ghi sổ sau đó đợc dùng để ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết. - Kế toán vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả tại công ty xây dưng Mỹ Đà.doc
ng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc, Kế tóan lập chứng từ ghi sổ sau đó đợc dùng để ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết (Trang 47)
Bảng kê năng lực cán bộ chuyên môn và công nhân kỹ thuật: - Kế toán vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả tại công ty xây dưng Mỹ Đà.doc
Bảng k ê năng lực cán bộ chuyên môn và công nhân kỹ thuật: (Trang 52)
1.3.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty. - Kế toán vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả tại công ty xây dưng Mỹ Đà.doc
1.3.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty (Trang 54)
Bảng 1- Bảng túm tắt kết quả hoạt động sản xuõt kinh doanh năm 2009-2010 - Kế toán vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả tại công ty xây dưng Mỹ Đà.doc
Bảng 1 Bảng túm tắt kết quả hoạt động sản xuõt kinh doanh năm 2009-2010 (Trang 57)
Bảng 1 - Bảng tóm tắt kết quả hoạt động sản xuât kinh doanh năm 2009-2010 - Kế toán vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả tại công ty xây dưng Mỹ Đà.doc
Bảng 1 Bảng tóm tắt kết quả hoạt động sản xuât kinh doanh năm 2009-2010 (Trang 57)
Qua bảng túm tắt kết quả hoạt động sản xuất kinh năm 2009-2010. Trong đú: - Kế toán vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả tại công ty xây dưng Mỹ Đà.doc
ua bảng túm tắt kết quả hoạt động sản xuất kinh năm 2009-2010. Trong đú: (Trang 58)
Bảng 2 – Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2010 - Kế toán vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả tại công ty xây dưng Mỹ Đà.doc
Bảng 2 – Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2010 (Trang 58)
Bảng cân đối kế toán - Kế toán vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả tại công ty xây dưng Mỹ Đà.doc
Bảng c ân đối kế toán (Trang 59)
1.Tài sản cố định hữu hình 221 V.08 1.615.060.423 1.717.888.783 Nguyên giá2222.131.561.143 2.210.102.233 - Kế toán vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả tại công ty xây dưng Mỹ Đà.doc
1. Tài sản cố định hữu hình 221 V.08 1.615.060.423 1.717.888.783 Nguyên giá2222.131.561.143 2.210.102.233 (Trang 59)
01 2.803.652.000 2.Tiền   chi   trả   cho   ngời   cung   cấp  - Kế toán vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả tại công ty xây dưng Mỹ Đà.doc
01 2.803.652.000 2.Tiền chi trả cho ngời cung cấp (Trang 60)
Bảng 3- Báo cáo lu chuyển tiền tệ - Kế toán vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả tại công ty xây dưng Mỹ Đà.doc
Bảng 3 Báo cáo lu chuyển tiền tệ (Trang 60)
Bảng 3 - Báo cáo lu chuyển tiền tệ - Kế toán vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả tại công ty xây dưng Mỹ Đà.doc
Bảng 3 Báo cáo lu chuyển tiền tệ (Trang 60)
2.2. Hình thức kế toán mà công ty áp dụng - Kế toán vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả tại công ty xây dưng Mỹ Đà.doc
2.2. Hình thức kế toán mà công ty áp dụng (Trang 65)
Bảng tổng hợp chi tiết - Kế toán vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả tại công ty xây dưng Mỹ Đà.doc
Bảng t ổng hợp chi tiết (Trang 66)
Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ sách chủ yếu sau: - Kế toán vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả tại công ty xây dưng Mỹ Đà.doc
Hình th ức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ sách chủ yếu sau: (Trang 66)
- Phiếu thu, Phiếu chi; Bảng kiểm kê quỹ ( Cuối năm ); Giấy đề nghị tạm ứng, Giấy thanh toán tạm ứng; Giấy đề nghị thanh toán; Biên lai thu tiền; Sổ quỹ  tiền mặt; Nhật ký chung. - Kế toán vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả tại công ty xây dưng Mỹ Đà.doc
hi ếu thu, Phiếu chi; Bảng kiểm kê quỹ ( Cuối năm ); Giấy đề nghị tạm ứng, Giấy thanh toán tạm ứng; Giấy đề nghị thanh toán; Biên lai thu tiền; Sổ quỹ tiền mặt; Nhật ký chung (Trang 70)
Sơ đồ luân chuyển kế toán tiền mặt: - Kế toán vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả tại công ty xây dưng Mỹ Đà.doc
Sơ đồ lu ân chuyển kế toán tiền mặt: (Trang 70)
Sơ đồ tổng quát kế toán tiền mặt: - Kế toán vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả tại công ty xây dưng Mỹ Đà.doc
Sơ đồ t ổng quát kế toán tiền mặt: (Trang 71)
Hình thức thanh toán: Tiền mặt Stt Tên hàng hóa, - Kế toán vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả tại công ty xây dưng Mỹ Đà.doc
Hình th ức thanh toán: Tiền mặt Stt Tên hàng hóa, (Trang 84)
Hình thức thanh toán: Tiền mặt Stt Tên hàng hóa, - Kế toán vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả tại công ty xây dưng Mỹ Đà.doc
Hình th ức thanh toán: Tiền mặt Stt Tên hàng hóa, (Trang 86)
Hình thức thanh toán: Tiền mặt - Kế toán vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả tại công ty xây dưng Mỹ Đà.doc
Hình th ức thanh toán: Tiền mặt (Trang 87)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w