Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Sông Đà 6 – Tổng công ty Sông Đà
Trang 1MỞ ĐẦU1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Để tồn tại lâu dài, doanh nghiệp luôn tìm mọi biện pháp khẳng định chỗ đứng củamình trong cơ chế thị trường hiện nay, đây là vấn đề xuyên suốt mọi hoạt động củadoanh nghiệp Giải quyết vấn đề trên phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Vấn đề hiệu quả ở đây được hiểu là với một lượng đầu vàocố định, doanh nghiệp phải tạo ra được kết quả đầu ra với chất lượng cao nhất Đểthực hiện mục tiêu này, ngoài việc tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp phải tổ chức phốihợp chung với nhau một cách khoa học Đó là biện pháp tối ưu để doanh nghiệp đạtđược mục tiêu của mình, tăng cường uy tín và vị thế trên thị trường.
Tuy nhiên, để quá trình xây lắp diễn ra một cách thuận lợi từ khâu lập toán đến khâutổ chức thực hiện, quản trị doanh nghiệp cần phải cập nhật những thông tin về tìnhhình chi phí đi đôi với kết quả hoạt động xây lắp Từ đó đề ra những biện pháp giảmbớt chi phí không cần thiết, khai thác tiềm năng vốn có của doanh nghiệp Nhữngthông tin kinh tế đó không chỉ được xác định bằng phương pháp trực quan căn cứvào hình thái vật chất của nó, mà còn bằng phương pháp ghi chép tính toán dựa vàosự phản ánh chi phí thực tế phát sinh trên sổ sách Xét trên góc độ này, kế toán nóichung và hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng đã khẳngđịnh vai trò không thể thiếu đối với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp.
Như vậy, có thể khẳng định rằng chất lượng của thông tin kế toán có ảnhhưởng không nhỏ đến quyết định của các nhà quản trị Hơn nữa, trên thực tế, côngtác hạch toán kế toán ở doanh nghiệp luôn tồn tại những điểm không phù hợp gâykhó khăn cho công tác quản lý của các doanh nghiệp và các cơ quan chức năng nhànước Vì vậy, vấn đề hoàn thiện kế toán nói chung, hoàn thiện hạch toán chi phí sảnxuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng là yêu cầu, nhiệm vụ khách quan và có ýnghĩa chiến lược đối với sự phát triển của doanh nghiệp.
2 Mục đích, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Công ty cổ phần Sông Đà 6 là đơn vị hạch toán độc lập, trực thuộc Tổng công tySông Đà Do đặc thù về ngành nghề kinh doanh nên ở Công ty Cổ phần Sông Đà 6,việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một vấn đề thực sự
1
Trang 2quan trọng có ý nghĩa quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp trong nền kinh tế thịtrường hiện nay Việc tập hợp chi phí sản xuất chính xác, tính đúng đắn giá thành sảnphẩm không những tạo điều kiện cho sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp màcòn đóng vai trò quan trọng trong quản lý và sử dụng vốn – một vấn đề nan giải đốivới sự tăng trưởng nền kinh tế nước ta.
Cùng với việc đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Côngty cổ phần Sông Đà 6 nhằm nâng cao sự hiểu biết về vấn đề hạch toán chi phí sảnxuất và tính giá thành sản phẩm của công ty, đồng thời nhận thức được tầm quantrọng của vấn đề trên, em đã mạnh dạn nghiên cứu và lựa chọn đề tài: “Hoàn thiệnhạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phầnSông Đà 6 – Tổng công ty Sông Đà ”
Xuất phát từ những vấn đề trên, qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần SôngĐà 6 được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo Khoa Kinh tế trường Đại họcLương Thế Vinh và đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Nguyễn ThanhQuý và các anh chị cán bộ và nhân viên trong phòng Kế toán – Tài chính của Côngty Kết cấu chuyên đề gồm ba phần:
Phần I : Gới thiệu chung về Công ty cổ phần Sông Đà 6
Phần II: Thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Sông Đà 6.
Phần III: Phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tínhgiá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Sông Đà 6.
Với những hạn chế về kiến thức và thời gian, nên bài viết của em còn nhiềuthiếu sót, em mong nhận được các ý kiến đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáocũng như anh chị cán bộ và nhân viên trong phòng kế toán Công ty cổ phần Sông Đà6 để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
2
Trang 3Phần I: Một số vấn đề lý luận cơ bản về hạch toán chiphí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong cácdoanh nghiệp xây lắp.
I Những đặc điểm của ngành xây dựng, của sản phầm xây lắp 1 Đặc điểm của ngành xây dựng, của sản phẩm xây lắp.
Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất vật chất độc lập, có chức năng tái sảnxuất tài sản cố định cho nền kinh tế quốc doanh Nó tạo nên cơ sở vật chất cho xãhội, tăng tiềm lực kinh tế, quốc phòng cho cả nước Vì vậy một bộ phận lớn của thunước ngoài được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.
So với các ngành khác, xây dựng cơ bản có những đặc điểm kinh tế kỹ thuậtđặc trưng, thể hiện rõ nét ở sản phẩm xây lắp, quá trình tạo ra sản phẩm của ngành.
Sản phẩm xây lắp là những công trình sản xuất, dân dụng, có đủ điều kiện đưavào sản xuất, sử dụng và phát huy tác dụng Nói một cách rõ hơn thì nó là sản phẩmcủa công nghệ xây lắp và nó được gắn liền với một địa điểm nhất định (bao gồm đấtđai, mặt nước, mặt biển và thềm lục địa) và được tạo ra bởi vật liệu xây lắp, máymóc thiết bị thi công và lao động
Đặc điểm của sản phẩm xây lắp là qui mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian sửdụng lâu dài, có giá trị lớn Nó mang tính cố định, nơi sản xuất sản phẩm cũng đồngthời là nơi sau này khi sản phẩm hoàn thành được đưa vào sử dụng và phát huy tácdụng.
Sản phẩm xây lắp mang tính chất tổng hợp về mặt kinh tế, chính trị, kỹ thuật,nghệ thuật Nó rất đa dạng nhưng mang tính độc lập, mỗi công trình xây dựng đượcxây theo một thiết kế riêng và tại một địa điểm nhất định Những đặc điểm này có tácdụng lớn tới quá trình sản xuất của ngành xây dựng.
Quá trình từ khởi công công trình cho đến khi công trình hoàn thành, bàn giaođưa vào sử dụng thường là dài Nó phụ thuộc vào qui mô và tính chất phức tạp về kĩthuật của từng công trình Quá trình thi công xây lắp chia làm nhiều giai đoạn: chuẩnbị cho điều kiện thi công, thi công móng, trần tường, hoàn thiện Mỗi giai đoạn thicông lại bao gồm nhiều công việc khác nhau, các công việc được thực hiện chủ yếulà ngoài trời nên nó chịu ảnh hưởng rất lớn của thời tiết, thiên nhiên như: nắng, mưa,bão, gió, lụt lội Do đó quá trình và điều kiện thi công mang tính bất ổn định, nóluôn biến động theo địa điểm xây lắp và theo từng giai đoạn thi công của công trình.
Mỗi công trình lại được tiến hành thi công theo đơn đặt hàng cụ thể, phụ thuộcvào yêu cầu của khách hàng và thiết kế kĩ thuật của công trình đó Khi thực hiện các
3
Trang 4đơn đặt hàng, các đơn vị xây lắp phải bàn giao đúng tiến độ, đúng thiết kế kĩ thuật,đảm bảo chất lượng công trình.
2 Nhiệm vụ của công tác quản lý, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thànhcông tác xây lắp trong đơn vị xây lắp.
Hạ giá thành sản phẩm tạo điều kiện cho các đơn vị xây lắp có thể giảm bớtđược vốn lưu động sử dụng vào sản xuất hoặc có thể mở rộng thêm sản xuất sảnphẩm xây lắp.
Để thực hiện được mục tiêu phấn đấu tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thànhsản phẩm thì đơn vị xây lắp phải biết sử dụng nhiều biện pháp quản lý khác nhau.Đứng trên góc độ quản lý cần phải biết nguồn gốc hay con đường hình thành của nó,nội dung cấu thành của giá thành để từ đó biết được nguyên nhân cơ bản nào nhữngnhân tố cụ thể nào làm tăng hoặc làm giảm giá thành và chỉ trên cở sở đó người quảnlý mới đề ra biện pháp cần thiết để hạn chế, loại trừ các nhân tố tiêu cực, động viênvà phát huy được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tích cực, khai thác khả năngtiềm tàng trong việc quản lý, sử dụng các nguồn vật tư lao động và tiền vốn Mộttrong những biện pháp giữ vị trí quan trọng mà không thể thiếu được phải kể đếnbiện pháp quản lý của công cụ kế toán Bởi vì phải tính đúng, tính đủ chi phí sảnxuất vào giá thành mới đảm bảo phát huy được tác dụng của công cụ kế toán đối vớiviệc quản lý sản xuất Do đó nhiệm vụ đặt ra cho công tác hạch toán chi phí và tínhgiá thành công tác xây lắp là:
Xác định chính xác đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giáthành phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp, thoả mãn yêu cầu quản lý đặtra, vận dụng phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thànhmột cách khoa học và hợp lý Đảm bảo cung cấp một cách kịp thời, chính xác, đầyđủ các số liệu cần thiết cho công tác quản lý Cụ thể là:
- Phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời toàn bộ chi phí thực tế phát sinh.
- Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí, vật tư, nhân công, sử dụngmáy móc và các dự toán chi phí khác Phát hiện kịp thời các khoản chênh lệch so vớiđịnh mức, dự toán các khoản chi phí ngoài kế hoạch, các khoản mất mát hư hỏng trong sản xuất để đề ra các biện pháp ngăn chặn kịp thời.
- Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ hạ giá thành của doanh nghiệp theo từngcông trình, từng loại sản phẩm xây lắp, vạch ra khả năng và các biện pháp hạ giáthành một cách hợp lý và có hiệu quả.
- Xác định đúng đắn và bàn giao thanh toán kịp thời khối lượng công tác xâylắp hoàn thành Định kỳ kiểm tra và đánh giá khối lượng thi công dở dang theonguyên tắc quy định.
4
Trang 5- Đánh giá đúng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của từng công trình,hạng mục công trình Kịp thời lập bảng báo cáo kế toán về chi phí sản xuất và giáthành công tác xây lắp Cung cấp chính xác, nhanh chóng các thông tin hiệu dụng vềchi phí sản xuất và giá thành phục vụ cho yêu cầu quản lý của lãnh đạo doanhnghiệp, đồng thời kiểm tra được việc thực hiện kế hoạch giá thành và nhiệm vụ hạgiá thành Vạch ra được những nguyên nhân làm cho hoàn thành hoặc chưa hoànthành, những khả năng tiềm tàng có thể khai thác và phương pháp phấn đấu đểkhông ngừng hạ giá thành thực tế sản phẩm
II Kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp1 Những vấn đề chung về chi phí sản xuất
1.1 Chi phí sản xuất
Quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp xây lắp là quá trình biến đổimột cách có ý thức, có mục đích các yếu tố đầu vào dưới tác dụng của máy móc thiếtbị cùng với sức lao động của công nhân Nói cách khác, các yếu tố về tư liệu sảnxuất, đối tượng lao động (biểu hiện cụ thể là các hao phí về lao động vật hoá) dướitác dụng có mục đích của sức lao động (biểu hiện về lao động sống) qua quá trìnhbiến đổi sẽ trở thành sản phẩm nhất định.
Mặc dù các hao phí bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm nhiềuloại, nhiều yếu tố khác nhau nhưng trong điều kiện cùng tồn tại quan hệ hàng hoá,tiền tệ thì chúng được biểu hiện dưới hình thức giá trị.
Như vậy, chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp là biểu hiện bằng toàn bộhao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các hao phí cần thiết khác mà doanhnghiệp phải bỏ ra để tiến hành các hoạt động sản xuất thi công trong một thời kỳ nhấtđịnh.
Các chi phí mà doanh nghiệp chi ra cấu thành nên giá trị của sản phẩm bao gồmba bộ phận:
G = C + V + M
Trong đó:
G : Giá trị sản phẩm, lao vụ, dịch vụC : Hao phí lao động vật hoá
M : Giá trị mới do lao động sống tạo ra trong quá trình hoạt động tạora giá trị sản phẩm
Như vậy, về mặt lượng chi phí sản xuất phụ thuộc vào hai yếu tố:
- Khối lượng lao động và tư liệu sản xuất đã bỏ ra trong quá trình sản xuất ởmột thời kỳ nhất định.
5
Trang 6- Giá trị tư liệu sản xuất đã tiêu hao trong quá trình sản xuất và tiền lương củamột đơn vị đã hao phí.
Trong điều kiện kinh tế thị trường luôn luôn biến động, việc đánh giá chính xácchi phí sản xuất chẳng những là một yếu tố khách quan mà còn là một yêu cầu hếtsức quan trọng trong việc cung cấp thông tin cần thiết cho yêu cầu quản lý của lãnhđạo doanh nghiệp Nhất là trong điều kiện hiện nay, doanh nghiệp phải tự chủ tronghoạt động sản xuất kinh doanh, kinh doanh phải có lãi và bảo toàn được vốn
1.2 Phân loại chi phí sản xuất
a Phân loại chi phí sản xuất theo các yếu tố chi phí
Theo cách phân loại này chi phí sản xuất được chia thành các yếu tố như sau:- Chi phí nguyên vật liệu: gồm vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng, phế liệu, côngcụ dụng cụ dùng cho sản xuất kinh doanh và thiết bị xây dựng cơ bản.
- Chi phí nhiên liệu, động lực
- Tiền lương và phụ cấp thường xuyên của công nhân viên
- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn trích theo tiền lương của côngnhân viên.
- Khấu hao tài sản cố định toàn công ty.- Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Các chi phí bằng tiền khác.
Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố giúp cho việc xây dựng và lập dự toán chiphí sản xuất cũng như lập kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch quỹ tiền lương, tínhtoán nhu cầu vốn lưu động định mức Đồng thời, giúp doanh nghiệp đánh giá đượctình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, kỹ thuật và tài chính
Ngoài ra, phân loại chi phí theo yếu tố còn cho phép cơ quan quản ký cấp trênkiểm tra chi phí sản xuất của doanh nghiệp, hao phí vật chất và thu nhập quốc dân.
b Phân loại chi phí theo khoản mục trong giá thành sản phẩmChi phí sản xuất được chia thành các khoản mục sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là chi phí về các loại vật liệu chính, vật liệu phụ,vật kết cấu và các thiết bị đi kèm với vật kiến trúc như thiết bị vệ sinh, thông gió,điều hoà nhiệt độ…
- Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếpxây lắp kể cả công nhân của doanh nghiệp và công nhân thuê ngoài.
6
Trang 7- Chi phí sử dụng máy thi công: là chi phí liên quan đến việc sử dụng máy thi công trực tiếp cho việc thực hiện sản phẩm xây lắp bao gồm: chi phí khấu hao máy thi công, tiền thuê máy thi công, tiền lương của công nhân điều khiển máy thi công; chi phí nhiên liệu, động lực, dầu mỡ dùng cho máy thi công; chi phí sửa chữa máy thi công…
- Chi phí sản xuất chung: là các chi phí khác ngoài các khoản chi phí trên phát sinh ởtổ đội, công trường xây dựng bao gồm: lương nhân viên quản lý đội; các khoản bảohiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và tiền ăn ca của công nhân viên toànđội xây dựng; vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng chung cho đội xây dựng; khấu haotài sản cố định dùng chung cho đội xây dựng; chi phí dịch vụ mua ngoài và các chiphí khác bằng tiền dùng chung cho đội xây dựng.
Theo cách phân loại này, mỗi loại chi phí thể hiện điều kiện khác nhau của chiphí sản xuất, thể hiện nơi phát sinh chi phí, đối tượng gánh chịu chi phí làm cơ sởcho việc tính giá thành sản phẩm xây lắp theo khoản mục, phân tích tình hình thựchiện kế hoạch giá thành …
c Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm sảnxuất.
- Độ lớn của chi phí trong doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều nhân tố khácnhau Nếu nghiên cứu mối quan hệ của chi phí với các nhân tố ảnh hưởng đến độ lớncủa chi phí thì có thể biểu diễn phương trình chi phí dưới dạng:
C = f(a,b,c ,x,T)
Trong đó:
C: Tổng chi phí (chi phí toàn bộ).
a,b,c ,x: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ lớn của chi phí.T: Sự biểu hiện tiền tệ (giá trị) của chi phí.
- Giả sử các nhân tố khác (kỹ thuật, công nghệ, tổ chức ) không thay đổi thì cóthể biểu diễn phương trình của chi phí trong mối quan hệ với khối lượng hoạt động(số lượng sản phẩm hoàn thành, số giờ máy hoạt động ) dưới dạng
C = f(x)
Trong đó:
x: Khối lượng hoạt động của doanh nghiệp.
- Theo mối quan hệ của chi phí với khối lượng hoạt động thì các chi phí đượcphân biệt thành
* Chi phí khả biến (biến phí)
7
Trang 8Biến phí là các chi phí thay đổi về tổng số tỷ lệ với sự thay đổi của mức độhoạt động Khối lượng hoạt động có thể là sản phẩm hoàn thành, số giờ máy hoạtđộng…
- Định phí tương đối (định phí cấp bậc): Trường hợp trữ lượng (khả năng) củacác yếu tố sản xuất tiềm tàng đã khai thác hết, muốn tăng được khối lượng hoạt độngcần bổ sung, đầu tư các khả năng sản xuất tiềm tàng mới, trường hợp này sẽ xuấthiện chi phí bất biến cấp bậc.
- Định phí bắt buộc: Là định phí không thể thay đổi được một cách nhanh chóngvì chúng thường liên quan đến tài sản cố định và cấu trúc tổ chức cơ bản của mộtdoanh nghiệp.
Định phí bắt buộc có hai đặc điểm:+ Có bản chất sử dụng lâu dài.
+ Không thể giảm bớt đến số không trong một thời ngắn.
- Định phí tuỳ ý (không bắt buộc): Là các định phí có thể được thay đổi nhanhchóng bằng các quyết định của các nhà quản trị doanh nghiệp Kế hoạch của các địnhphí tuỳ ý là ngắn hạn, thông thường một năm Các chi phí này có thể được cắt giảmtrong những trường hợp đặc biệt cần thiết Ví dụ như chi phí quảng cáo, chi phí đàotạo nhân viên
d Phân loại chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh theo mối quan hệ và khảnăng quy nạp chi phí vào đối tượng kế toán chi phí.
8
Trang 9Theo tiêu thức này, chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh được chia thành: chiphí trực tiếp và chi phí gián tiếp.
* Chi phí trực tiếp
Chi phí trực tiếp là những chi phí chỉ quan hệ trực tiếp đến việc sản xuất mộtcông trình, hạng mục công trình nên hoàn toàn có thể hạch toán quy nạp trực tiếp chotừng công trình, hạng mục công trình đó.
* Chi phí gián tiếp
Chi phí gián tiếp là những chi phí có liên quan đến nhiều công trình, hạng mụccông trình khác nhau nên phải tập hợp quy nạp cho từng đối tượng bằng phươngpháp phân bổ gián tiếp.
Cách phân loại này có ý nghĩa thuần tuý đối với kỹ thuật hạch toán Trường hợpcó phát sinh chi phí gián tiếp, bắt buộc phải áp dụng phương pháp phân bổ, lựa chọntiêu thức phân bổ phù hợp Mức độ chính xác của chi phí gián tiếp tập hợp cho từngđối tượng phụ thuộc vào tính hợp lý và khoa học của tiêu chuẩn phân bổ chi phí Vìvậy, các nhà quản trị doanh nghiệp phải hết sức quan tâm đến việc lựa chọn tiêu thứcphân bổ chi phí.
Tóm lại, mỗi cách phân loại chi phí sản xuất có ý nghĩa riêng phục vụ cho từng
yêu cầu quản lý và đối tượng cung cấp thông tin cụ thể Nhưng chúng luôn bổ sungcho nhau nhằm quản lý có hiệu quả nhất về toàn bộ chi phí phát sinh trong phạm vitoàn doanh nghiệp trong từng thời kỳ nhất định.
1.3 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất phát sinh luôn gắn liền với nơi diễn ra hoạt động sản xuất và vớisản xuất để từ đó thực hiện kiểm soát chi phí, tính giá thành sản phẩm, tổng hợp sảnphẩm được sản xuất (công trình, hạng mục công trình) nên để tập hợp được chi phísản xuất kế toán cần xác định đúng đắn đối tượng tập hợp chi phí chi phí sản xuấtcủa doanh nghiệp Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất được xác định là phạmvi (giới hạn) để tập hợp các chi phí sản xuất phát sinh.
Xác định đối tượng tập hợp chi phí là khâu đầu tiên, đặc biệt quan trọng đối vớikế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Để xác định đúng đắn đối tượng tậphợp chi phí sản xuất doanh nghiệp cần dựa theo 1 số tiêu thức sau:
- Tính chất sản xuất, loại hình sản xuất, đặc điểm của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm: sản xuất giản đơn hay phức tạp, đơn chiếc hay hàng loạt,
- Đặc điểm tổ chức sản xuất: trong các doanh nghiệp xây dựng thường là phương thức khoán.
- Yêu cầu tính giá thành, yêu cầu quản lý chi phí, khả năng và trình độ tổ chức hạch toán của doanh nghiệp,
9
Trang 10Các doanh nghiệp xây lắp do có tính đặc thù riêng về tính chất, đặc điểm sản xuất kinh doanh, đặc điểm sản phẩm, có quy trình công nghệ phức tạp, loại hình sản xuất đơn chiếc, sản xuất thi công theo đơn đặt hàng, nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thường được xác định là từng công trình, hạng mục công trình theo từng đơn đặt hàng và từng đơn vị thi công.
1.4: Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Các doanh nghiệp xây lắp hiện nay sử dụng một số phương pháp khác nhau để tập hợp chi phí sản xuất cho đối tượng đã xác định Trong đó phổ biến là các phươngpháp sau:
- Phương pháp tập hợp trực tiếp chi phí sản xuất: được sử dụng đối với các khoản chiphí trực tiếp - là những chi phí có liên quan trực tiếp đến đối tượng kế toán tập hợp chi phí đã xác định Công tác hạch toán, ghi chép ban đầu cho phép quy nạp trực tiếpcác chi phí này vào từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí có liên quan.
- Phương pháp gián tiếp phân bổ chi phí sản xuất: áp dụng khi một loại chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí nên không thể tập hợp trực tiếpcho từng đối tượng được Trường hợp này người ta phải chọn ra 1 tiêu chuẩn hợp lý để phân bổ chi phí cho các đối tượng liên quan theo công thức:
Trong đó : C : là chi phí sản xuất phân bổ cho đối tượng thứ i C: là tổng chi phí sản xuất đã tập hợp cần phân bổ
: là tổng đại lượng của tiêu chuẩn dùng để phân bổ.
Ti : là đại lượng của tiêu chuẩn dùng để phân bổ của đối tượng i.
Đại lượng tiêu chuẩn dùng để phân bổ được lựa chọn tuỳ từng trường hợp cụ thể.Độ tin cậy của thông tin về chi phí phụ thuộc vào tính hợp lý của tiêu chuẩn phân bổ được lựa chọn.
Kết hợp đồng thời với phương pháp tập hợp chi phí trên và để phù hợp với đặc điểm hạch toán của ngành, trong doanh nghiệp xây lắp còn sử dụng 1 số phương pháp tập hợp chi phí sau:
- Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo sản phẩm (theo công trình, hạng mục công trình): chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp theo từng công trình hạng mục công trình riêng biệt, nếu chi phí sản xuất có liên quan đến nhiều công trình, hạng mục công trình thì sẽ được phân bổ theo tiêu thức thích hợp.
- Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng: các chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp theo từng đơn đặt hàng riêng biệt và như vậy tổng sổ chi phí sản xuất tập hợp được từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành đơn đặt hàng là giá thànhthực tế của đơn đặt hàng đó.
- Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo đơn vị thi công: chi phí sản xuất phát sinh tại đơn vị thi công nào được tập hợp riêng cho đơn vị đó Tại mỗi đơn vị thi công, chi phí sản xuất lại được tập hợp theo từng đối tượng chịu chi phí: hạng mục công trình, nhóm hạng mục công trình… Cuối kỳ, tổng số chi phí tập hợp được phải phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình để tính giá thành sản phẩm riêng
∑ ∑
i
Trang 112 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp thực hiện kế toánhàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
a Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu thực tế sửdụng trong quá trình sản xuất xây lắp như nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, vậtliệu khác… cho từng công trình, hạng mục công trình.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có liên quan đến công trình, hạng mục côngtrình nào tổ chức tập hợp theo phương pháp trực tiếp cho công trình, hạng mục côngtrình đó theo giá trị thực tế Đối với các vật liệu liên quan đến nhiều đối tượng tậphợp chi phí (nhiều công trình, hạng mục công trình) phải phân bổ cho từng đối tượngtheo tiêu chuẩn hợp lý như số lần sử dụng, định mức chi phí, khối lượng xây lắphoàn thành…
kho cho sản xuất trực tiếp
TK 141(1413) TK133
Thuế GTGT được khấu trừ
11
Trang 12CPNVL dùng cho SXKD khi qtoán TƯKLXL GKb Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp trong doanh nghiệp xây lắp bao gồm tiền lươngchính, các khoản phụ cấp lương, lương phụ có tính chất ổn định của công nhân trựctiếp xây lắp thuộc đơn vị, số tiền trả cho lao động thuê ngoài trực tiếp xây lắp đểhoàn thành sản phẩm xây lắp theo đơn giá xây dựng cơ bản Trong điều kiện sản xuấtxây lắp không cho phép tính trực tiếp chi phí nhân công cho từng công trình, hạngmục công trình thì kế toán phải phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho các đốitượng tiền lương định mức hay giờ công định mức.
Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp sử dụng tài khoản 622Trình tự kế toán chi phí nhân công trực tiếp :
TK334 TK 622 TK 154Tiền lương phải
trả cho công nhân
K/c CPNCTTTK 141(1413)
Duyệt TƯ lương đội nhận khoánquyết toán lương TƯ cho đội
12
Trang 13c Kế toán chi phí sử dụng máy thi công
Máy thi công là loại xe máy chạy bằng động lực (điện, xăng, dầu, khí nén, )đuợc sử dụng trực tiếp để thi công xây lắp các công trình như: máy trộn bê tông, cầncẩu, máy đào xúc đất, máy ủi, máy đóng cọc,…Các loại phương tiện này doanhnghiệp có thể tự trang bị hoặc thuê ngoài.
Chi phí sử dụng máy thi công là toàn bộ các chi phí trực tiếp phát sinh trong quátrình sử dụng máy thi công để thực hiện khối lượng công việc xây lắp bằng máy.Được chia thành 2 loại:
Chi thường xuyên: Là những chi phí phát sinh trong quá trình sử dụng máy thicông được tính thẳng vào giá thành của ca máy như: tiền lương của công nhân trựctiếp điều khiển hay phục vụ xe máy, chi phí về nhiên liệu, động lực, vật liệu dùngcho xe máy thi công, khấu hao và sữa chữa thường xuyên xe máy thi công.
Chi tạm thời: là những khoản chi phí phân bổ dần theo thời gian sử dụng máynhư: chi phí tháo lắp, vận chuyển, chạy thử máy thi công khi di chuyển từ côngtrường này đến công trường khác…Những chi phí này có thể phân bổ dần hoặc tríchtrước theo kế hoạch cho nhiều kỳ.
Nếu doanh nghiệp xây lắp tổ chức bộ máy thi công riêng biệt và đội máy có tổchức kế toán thì chi phí sử dụng máy hoặc khối lượng của ca máy hoàn thành đượchạch toán giống như bộ phận sản xuất phụ Chi phí sử dụng máy thi công tính chocác công trình có thể tính theo giá thành thực tế của ca máy hoặc khối lượng do máyđã hoàn thành hay tính khoán nội bộ.
Nếu doanh nghiệp xây lắp không tổ chức đội máy thi công riêng biệt mà giaomáy thi công cho các đội, xí nghiệp xây lắp sử dụng thì chi phí sử dụng máy thicông được hạch toán tương tự như chi phí SXC.
- Chi phí sử dụng máy thi công phải được hạch toán chi tiết theo từng loại máyhoặc nhóm máy thi công, đồng thời phải chi tiết theo các khoản mục đã quy định.
- Tính toán phân bổ chi phí sử dụng máy thi công cho các đối tượng sử dụng,phải dựa trên cơ sở giá thành 1 giờ/máy hoặc giá thành 1 ca/máy hoặc 1 đơn vị côngviệc hoàn thành.
Trình tự kế toán chi phí sử dụng máy thi công
13
Trang 14TK 623 TK334,111
Lương phải trả cho CNV điều kiện máy thi công
Khấu hao máy thi công
d Kế toán chi phí sản xuất chung
Là những chi phí có liên quan đếc việc tổ chức, phục vụ và quản lý thi công của cácđội xây lắp ở các công trường xây dựng Chi phí sản xuất chung là chi phí tổng hợpbao gồm nhiều khoản chi phí khác nhau thường có mối quan hệ gián tiếp với các đốitượng xây lắp như: tiền lương nhân viên quản lý đội xây dựng, khoản trích BHXH,BHYT, KPCĐ được tính theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả cho công nhântrực tiếp xây lắp và nhân viên quản lý đội, khấu hao tài sản cố định dùng cho hoạtđộng của đội và những chi phí khác liên quan đến hoạt động của đội
- Để phản ánh và phân bổ chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK627 “Chi phí sản xuất chung”.
- Tài khoản này phẩn ánh những chi phí phục vụ cho sản xuất xây lắp trongquá trình tiến hành xây dựng cơ bản tại các công trường, các đội và các xí nghiệptrong doanh nghiệp XDCB.
Tài khoản này có thể mở chi tiết cho từng công trình, từng đội thi công, từngbộ phận và cũng được mở đồng thời các TK cấp 2 để theo dõi Chi phí SXC theo yếutố chi phí sản xuất Trong đó:
14
Trang 15TK6271 : Chi phí nhân viên quản lý xí nghiệp, đội sản xuất.TK6272: Chi phí vật liệu
TK6273: Chi phí công cụ, dụng cụ sản xuấtTK6274: Chi phí khấu hao TSCĐ
TK6277: Chi phí dịch vụ mua ngoàiTK6278: Chi phí dịch vụ mua ngoài khácTrình tự kế toán chi phí sản xuất chung:
TK 334,338 TK627 TK111,112,138 Lương nhân viên qlý và Các khoản giảm
Các khoản trích theo lương CP SXC TK 152,153,141
Xuất kho NVL,CCDC cho đội quản lý XD
TK 154 TK 214 Kết chuyển
Chi phí KHTSCĐ CP SXC
TK 335 TK 632 Trích trước… Chi phí SXC không
được phân bổTK 112,113,331
Chi phí dịch vụ mua ngoaì
Trang 16Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp đượctiến hành vào cuối kỳ kế toán hoặc khi công trình hoàn thành toàn bộ, trên cơ sơ cácbảng tính toán phân bổ chi phí vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụngmáy thi công và chi phí sản xuất chung cho các đối tượng tập hợp chi phí đã xácđịnh Việc tổng hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm xây lấp phải được thựchiện cho từng công trình, hạng mục công trình và theo các khoản mục chi phí đã quyđịnh Quá trình tập hợp chi phí được phản ánh trên tài khoản 154.
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp
TK 621 TK 154 TK 152,153,155,138 K/c chi phí NVLTT
Giá trị NVL nhập lại kho
TK 622
Giá thành khối TK 623 lượng xây lắp bán K/c chi phí sử dụng
TK 627
K/c chi phí SXC
16
Trang 173.2 Phương pháp đánh giá sản phẩm xây lắp dở dang3.2.1 Ý nghĩa của việc đánh giá sản phẩm làm dở.
Sản phẩm dở dang trong xây dựng có thể là công trình, hạng mục công trình dởdang chưa hoàn thành, khối lượng xây lắp thi công dở dang bất kỳ chưa được bênchủ đầu tư nghiệm thu, thanh toán.
Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán, xác định phần chi phí sản xuất chokhối lượng làm dở cuối kỳ theo những nguyên tắc nhất định.
Để đánh giá sản phẩm dở dang một cách chính xác trước hết cần phải kiểmkê khối lượng xây dựng hoàn thành trong kỳ đồng thời xác định đúng đắnmức độ hoàn thành theo quy ước ở từng giai đoạn thi công để xác địnhkhối lượng sản phẩm dở dang, phát hiện những tổn thất trong quá trình thicông.
Đặc điểm của sản phẩm xây lắp là kết cấu phức tạp, việc xác định chính xácmức độ hoàn thành của nó là rất khó khăn Vì vậy, khi đánh giá sản phẩm làm dở, kếtoán cần kết hợp chặt chẽ với các bộ phận kỹ thuật, bộ phận tổ chức lao động để xácđịnh mức độ hoàn thành của khối lượng sản phẩm dở một cách chính xác Trên cơ sởkết quả kiểm kê sản phẩm làm dở đã tổng hợp được, kế toán tiến hành đánh giá sảnphẩm làm dở.
khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ
Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp thực hiện
trong kỳ
Chi phí theo dự toán của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ đã tính đổi theo sản lượng hoàn thành tương
đươngChi phí
thực tế của khối lượng xây
lắp dở dang cuối
Chi phí của khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao trong
kỳ theo dự toán
Chi phí dự toán khối lượng xây lắp dở dang cuối
kỳ đã tính theo sản lượng hoàn thành tương
x
Trang 18Theo phương pháp này, chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳđược xác định theo công thức sau:
* Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo giá trị dự toán.
Ngoài ra, đối với một số công việc như nâng cấp, sửa chữa, hoàn thiện hoặc xâydựng các công trình có giá trị nhỏ, thời gian thi công ngắn theo hợp đồng được bênchủ đầu tư thanh toán toàn bộ sau khi hoàn thành thì giá trị sản phẩm làm dở cuối kỳlà toàn bộ chi phí thực tế từ khi thi công đến thời điểm kiểm kê, đánh giá.
III Tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp1 Khái niệm và đặc điểm về giá thành sản phẩm xây lắp
Giá thành sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao độngsống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình sản xuất có liên quan tới khốilượng xây lắp đã hoàn thành.
Để thi công một công trình hay hoàn thành một khối lượng công việc nhất địnhcần phải đầu tư vào quá trình sản xuất, thi công một khối lượng chi phí nhất định.Những chi phí này cấu thành nên giá thành công trình hay hạng mục công trình hoànthành.
18Chi phí thực
tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ
Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ
Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp phát sinh trong kỳ
Chi phí dự toán của khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ
Chi phí theo dự toán khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ
Chi phí theo dự toán của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ=
Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang
cuối kỳ
Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp
dở dang đầu kỳ
Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp thực hiện trong kỳ
Giá trị dự toán khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao trong
Giá trị dự toán khối lượng xây lắp
dở dang cuối kỳ
Giá trị theo dự toán của
khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ
+
Trang 19Như vậy, giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí sản xuất bao gồm chiphí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tínhcho từng công trình hay khối lượng công tác xây lắp hoàn thành đến giai đoạn quiước, đã hoàn thành nghiệm thu, bàn giao và chấp nhận thanh toán Khác với doanhnghiệp sản xuất công nghiệp, người ta có thể tính giá thành cho một loại sản phẩmđược sản xuất ra trong kỳ và giá thành đơn vị của sản phẩm đó là một trong nhữngcơ sở quan trọng để xác định giá bán ở doanh nghiệp xây dựng, giá thành sản phẩmxây lắp mang tính cá biệt Mỗi công trình, hạng mục công trình hay khối lượng xâylắp sau khi hoàn thành đều có giá thành riêng.
Hơn nữa, khi được nhận thầu một công trình xây dựng thì giá (giá nhận thầu)đã có ngay trước đó Như vậy, giá bán có trước khi xác định giá thực tế của côngtrình đó Do đó, giá thành thực tế của công trình đó chỉ quyết định tới lãi hoặc lỗ củacông trình đó mà thôi.
Tuy vậy, trong điều kiện hiện nay, để đa dạng hoá các hoạt động sản xuất kinhdoanh, được sự cho phép của Nhà nước, một số doanh nghiệp xây dựng đã linh hoạtchủ động xây dựng một số công trình (chủ yếu là các công trình dân dụng như: nhàở, văn phòng, cửa hàng ) Sau đó bán lại cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng vớigiá cả hợp lý thì giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp là nhân tố quan trọng để xácđịnh giá bán.
2 Các phương pháp tính giá thành trong doanh nghiệp xây lắp2.1 Phương pháp tính giá thành giản đơn
Đây là phương pháp sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp xây lắp hiện nayvì sản xuất thi công đơn chiếc, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đốitượng tính giá thành Bên cạnh đó, phương pháp này cho phép cung cấp kịp thời sốliệu giá thành trong mỗi kỳ báo cáo, cách tính giản đơn dễ thực hiện.
Theo phương pháp này tập hợp tất cả các chi phí phát sinh trực tiếp cho mộtcông trình, hạng mục công trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành chính là giáthành thực tế của công trình, hạng mục công trình.
Trong trường hợp công trình đó chưa hoàn thành toàn bộ mà có khối lượng xâylắp hoàn thành bàn giao thì
Trong trường hợp chi phí sản xuất tập hợp cho cả công trình nhưng giá thànhthực tế phải tính riêng cho từng hạng mục công trình, kế toán có thể căn cứ vào chiphí sản xuất của cả nhóm và hệ số kinh tế kĩ thuật đã quy định cho từng hạng mụccông trình để tính giá thành thực tế cho từng hạng mục công trình.
19Giá thành thực tế của
KLXL hoàn thành bàn giao
Chi phí thực tế dở dang
đầu kỳ
Chi phí thực tế phát sinh trong
Chi phí thực tế dở
dang
Trang 20-2.2 Phương pháp tính giá thành theo định mức
Phương pháp này áp dụng đối với các doanh nghiệp xây dựng thoả mãn cácđiều kiện sau:
- Phải tính được giá thành định mức trên cơ sở các định mức và đơn giá tại thờiđiểm tính giá thành.
- Vạch ra được một cách chính xác các thay đổi về định mức trong quá trìnhthực hiện thi công công trình.
- Xác định được các chênh lệch định mức và nguyên nhân gây ra chênh lệchđó Theo phương pháp này giá thành thực tế sản phẩm xây lắp được xác định:
Giá thành thựctế của sản
phẩm xây lắp =
Giá thành địnhmức của sảnphẩm xây lắp
Chênh lệch dothay đổi định
Chênh lệchdo thoát ly
định mức2.3 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng (ĐĐH)
Phương pháp này áp dụng thích hợp trong trường hợp doanh nghiệp nhận thầuxây lắp theo ĐĐH Khi đó đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giáthành là từng loại ĐĐH.
Theo phương pháp này, hàng tháng chi phí sản xuất thực tế phát sinh được tậphợp theo từng ĐĐH và khi hoàn thành công trình thì chi phí sản xuất thực tế tập hợpđược cũng chính là giá thành thực tế của ĐĐH đó.
2.4 Phương pháp tổng cộng chi phí
Phương pháp này được áp dụng thích hợp với công việc xây dựng các côngtrình lớn, phức tạp và quá trình xây lắp sản phẩm có thể chia ra cho các đội sản xuấtkhác nhau Khi đó đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng đội sản xuất, còn đốitượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành cuối cùng.
Để tính giá thành sản phẩm cuối cùng phải tổng hợp chi phí sản xuất trừ đi chiphí thực tế của sản phẩm dở dang cuối kỳ của từng đội và cộng thêm chi phí thực tếcủa sản phẩm dở dang đầu kỳ Công thức tính như sau:
Z = D đk + C1 + C2 +…+ Cn – DckTrong đó:
Z: giá thành thực tế của toàn bộ công trìnhD đk: chi phí thực tế sản phẩm ở dang đầu kỳ
C1,C2,…Cn: là chi phí sản xuất ở từng đội sản xuất hay từng hạng mục côngtrình của một công trình.
Dck: chi phí thực tế sản phẩm dở dang cuối kỳ 2.5 Phương pháp tính giá thành theo hệ số
Phương pháp này phức tạp và khó khăn khi tính toán nên ít được áp dụng3 Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành sản phẩm xây lắp.
20
Trang 21*Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, lao vụ, do doanh nghiệp sảnxuất ra cần phải tính giá thành và giá thành đơn vị -công việc tính giá thành là nhằmxác định được giá thành thực tế của từng loại sản phẩm và toàn bộ sản phẩm đã hoànthành.
- Xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên trong toàn bộ côngviệc tính giá thành sản phẩm Bộ phận kế toán giá thành phải căn cứ vào đặc điểmsản xuất của doanh nghiệp, các loại sản phẩm, lao vụ mà doanh nghiệp sản xuất cungcấp sử dụng của chúng để xác định đối tượng tính giá thành cho thích hợp.
- Đối với doanh nghiệp xây dựng, do tổ chức sản xuất đơn chiếc nên đối tượngtính giá thành là công trình, hạng mục công trình hay khối lượng xây lắp hoàn thànhbàn giao.Ngoài ra đối tượng tính giá thành có thể là từng giai đoạn công trình hoặctừng giai đoạn hoàn thành quy ước, tùy thuộc vào phương thức bàn giao thanh toángiữa đơn vị xây lắp và chủ đầu tư.
* Kỳ tính giá thành trong sản xuất XDCB
Đối với các doanh nghiệp xây lắp kỳ tính giá thành được xác định như sau: - Nếu đối tượng tính giá thành là công trình, hạng mục công trình hoàn thành hoặc theo đơn đặt hàng thì thời điểm tính giá thành là khi công trình, hạng mục công trình hoặc đơn đặt hàng hoàn thành.
- Nếu đối tượng tính giá thành là các hạng mục công trình được quy định thanh toántheo giai đoạn xây dựng thì kỳ tính giá thành là theo giai đoạn xây dựng hoàn thành.
- Nếu đối tượng tính giá thành là những hạng mục công trình được quy địnhthanh toán định kỳ theo khối lượng từng loại công việc trên cơ sở giá dự toán thì kỳtính giá thành là theo cuối tháng hoặc cuối quý
4 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp.
Hoạt động kinh doanh xây lắp là sự thống nhất hai mặt khác nhau của mộtquá trình, trong đó chi phí thể hiện mặt hao phí sản xuất và giá thành thể hiện mặtkết quả sản xuất Chúng đều là biểu hiện bằng tiền của lao động sống và lao độngvật hoá Tuy nhiên, xét về bản chất chi phí và giá thành có sự khác nhau Chi phísản xuất trong kỳ không chỉ liên quan đến những sản phẩm đã hoàn thành trong kỳmà còn liên quan đến cả sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng Ngược lại,giá thành sản phẩm không bao gồm chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩmhỏng nhưng lại chứa đựng chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang kỳ trước chuyểnsang Chi phí sản xuất không liên quan đến khối lượng, chủng loại sản phẩm hoànthành trong kỳ, còn giá thành lại phụ thuộc vào những yếu tố đó dẫn đến đối tượngtập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm là khác nhau.
21
Trang 22Có thể nói, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai khái niệm riêng biệtvà có những mặt khác nhau, đồng thời lại có mối quan hệ mật thiết với nhau, sựtiết kiệm hay lãng phí về chi phí sản xuất sẽ tác động trực tiếp tới giá thành sảnphẩm thấp hay cao Quản lý giá thành bao giờ cũng gắn liền với quản lý chi phí sảnxuất, cácbiện pháp mà doanh nghiệp sử dụng nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất cũngchính là mục tiêu hạ giá thành sản phẩm.
Có thể phản ánh mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm quasơ đồ sau:
CPSX dở dang ĐK CPSX phát sinh trong kỳ
Tổng giá thành sản phẩm xây lắp CPSX dở dang CK
Qua sơ đồ này ta thấy: AC = AB + BD – CDHay:
Tổng giá
thành sản =phẩm xây lắp
Chi phí sảnxuất dở dang
đầu kỳ
Chi phí sản
+ xuất phát sinh - trong kỳ
Chi phí sảnxuất dở dang
cuối kỳ
22
Trang 23IV Tổ chức hệ thống sổ kế toán và báo cáo kế toán1 Tổ chức hệ thống chứng từ.
Chứng từ gốc liên quan đến các chi phí phát sinh là những chứng từthuộc các yếu tố như: Vật tư (phiếu nhập kho, phiếu xuất kho), tiền lương(bảng tính lương phải trả), khấu hao tài sản cố dịnh (bảng tính hao mòn tàisản cố định), tiền mặt (phiếu chi), tiền gửi ngân hàng (giấy báo nợ)
Trong doanh nghiệp xây lắp, đối tượng tập hợp chi phí là từng côngtrình, hạng mục công trình hoặc theo từng đơn đặt hàng Kế toán trưởng tổchức việc lập chứng từ kế toán cho từng đối tượng tập hợp chi phí (nếu làchi phí trực tiếp) và còn những chi phí chung thì lập chứng từ kế toán theokhoản mục chi phí chung.
2 Hệ thống sổ kế toán sử dụng để ghi chép, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp xây dựng.
Tùy theo đặc điểm SXKD, điều kiện của mình mà doanh nghiệp ápdụng hình thưc sổ kế toán cho phù hợp Đồng thời cũng tuỳ từng hình thứckế toán mà sử dụng các loại sổ khác nhau để tập hợp chi phí sản xuất và tínhgiá thành sản phẩm cho phù hợp Cụ thể:
*Trong hình thức kế toán Nhật ký chung, các sổ kế toán sử dụng đểtập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp gồm:
Sổ Nhật ký chung: dung để ghi chép toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế tàichính phát sinh theo trình tự thời gian, bên cạnh đó thực hiện việc phẩn ánhtheo quan hệ đối ứng TK làm căn cứ ghi sổ Cái.
Sổ Cái tài khoản: được mở để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tàichính phát sinh theo từng TK như sổ cái TK 154, TK 621,621,623…
Sổ chi tiết các tài khoản: được mở cho từng đối tưọng kế toán cầntheo dõi chi tiết mà trên sổ tổng hợp không phản ánh dược như sổ chi tiếtTK141, 621, 622, 623,154…
* Trong hình thức kế toán chứng từ ghi sổ, các sổ kế toán sử dụng đểtập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp gồm:
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ:
Trang 24- Sổ cái tài khoản- Sổ chi tiết tài khoản
* Trong hình thức kế toán nhật ký- sổ cái, các sổ kế toán sử dụng đểtập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gồm :
- Nhật ký - sổ cái.
- Các sổ kế toán chi tiết.
* Trong hình thức nhật ký chứng từ, các sổ kế toán sử dụng để tập hợpchi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gồm:
- Nhật ký chứng từ.- Bảng kê.
- Sổ cái.
- Sổ kế toán chi tiết.
Thông thường, các phần mềm kế toán được xây dựng dựa trên 2 hìnhthức kế toán Chứng từ ghi sổ và Nhật ký chung.
Ở các hình thức kế toán đều sử dụng sổ kế toán chi tiết Sổ kế toán chitiết được mở tuỳ thuộc yêu cầu quản lý của doanh nghiệp có thể là sổ kếtoán chi tiết…
Trang 25Phần II: Thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Sông Đà 6
I Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP Sông Đà 6
1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Sông Đà 6
Công ty cổ phần Sông Đà 6 từ ngày 01 tháng 01 năm 2006 trở vềtrước là một Doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị thành viên của Tổng công tySông Đà Công ty được thành lập lại theo Nghị định số 388 HĐBT ngày 20tháng 11 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng bằng Quyết định số 129A BXD/TCLĐ ngày 26 tháng 3 năm 1993 của Bộ trưởng Bộ xây dựng Công ty đượcxếp hạng Doanh nghiệp hạng I.
Tiền thân là Công ty xây dựng thuỷ công, được thành lập theo Quyếtđịnh số 483 BXD/TCCB ngày 12 tháng 4 năm 1983 của Bộ trưởng Bộ xâydựng, trên cơ sở sáp nhập Xí nghiệp Công nghiệp số 1, Xí nghiệp xây dựngthuỷ công và Xí nghiệp xây dựng công nghiệp số 3.
Tháng 1 năm 1996 Công ty xây dựng thuỷ công được đổi tên thànhCông ty Sông Đà 6, đồng thời bổ sung thêm nhiều ngành nghề kinh doanhphù hợp với tình hình nhiệm vụ và sự phát triển lớn mạnh không ngừng vềquy mô tổ chức, năng lực sản xuất kinh doanh.
Trong quá trình xây dựng và trưởng thành, Công ty đã được Nhà nướctặng thưởng 3 Huân chương lao động ( Hạng Nhất, Nhì, Ba ); 1 Huânchương độc lập hạng Ba; 1 Huân chương chiến công hạng Ba; nhiều cờthưởng; Bằng khen của Bộ xây dựng và của Tổng công ty Sông Đà
Trải qua gần 30 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty đã khôngngừng lớn mạnh cả về quy mô và ngành nghề kinh doanh Hiện nay Công tycó thể đảm nhận thi công tất cả các nghề xây dựng dân dụng, giao thông,thuỷ lợi, thuỷ điện, sân bay, bến cảng, khai thác sản xuất VLXD, trùng tutôn tạo di tích lịch sử văn hoá, đặc biệt Công ty có thể thực hiện xây dựngtrọn gói thuỷ điện vừa và nhỏ từ khâu khảo sát, thiết kế, xây dựng đến vậnhành.
Công ty đã từng tham gia thi công các công trình xây dựng lớn trongnước và nước ngoài như: thuỷ điện Thác Bà - tỉnh Yên Bái: thuỷ điệnSêLaBăm - Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào; Thuỷ điện Sông Đà tỉnh HoàBình; Nhà máy xi măng Sông Đà tỉnh Hoà Bình; Nhà máy đường Hoà Bìnhtỉnh Hoà Bình; thuỷ điện Sông Hinh tỉnh Phú Yên, thuỷ điện Ialy tỉnh Gia
Trang 26Lai; thuỷ điện Cần Đơn tỉnh Bình Phước, Thuỷ điện Sê San 3A thuỷ điện Sêsan 3, thuỷ điện sê san 4 tại tỉnh Gia lai v.v
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ươngĐảng khoá IX về việc tiếp tục sắp xếp đổi mới, phát triển và nâng cao hiệcquả của các Doanh nghiệp Nhà nước.
Ngày 09 tháng 12 năm 2005 Bộ trưởng Bộ xây dựng có Quyết định số2269/QĐ-BXD về việc chuyển đổi Công ty Sông Đà 6 thuộc Tổng công tySông Đà thành Công ty Cổ phần.
Công ty Cổ phần Sông Đà 6 hoàn tất các thủ tục theo quy định và tiếnhành Đại Hội đồng cổ đông lần đầu vào ngày 28/12/2005 và đăng ký kinhdoanh hoạt động theo mô hình Công ty Cổ phần kể từ năm 2006.
Tại thời điểm 31/12/2009 lực lượng CB - CNV của Công ty là 1.939người với tổng tài sản là 723.922 triệu đồng ( Theo số liệu báo cáo thực hiệnkế hoạch tài chính lũy kế năm 2009 hợp nhất tòan Công ty) Công ty cổ phầnSông Đà 6 hiện nay đang đảm nhận thi công xây dựng thuỷ điện Sê San 3A,thuỷ điện Sê San 3, thuỷ điện Sê San 4, thủy điện Sê San 4A - tỉnh Gia Lai,Công trình thủy điện Hương Sơn, Công trình thuỷ điện Sơn La; đầu tư cơ sởhạ tầng ;
Kể từ khi thành lập Công ty đã trải qua rất nhiều chặng đường trongviệc xây dựng và phát triển công ty Hiện nay Công ty cổ phần Sông Đà 6 đãcó 5 đơn vị sản xuất trực thuộc và 02 Công ty Cổ phần (do Công ty Sông Đà6 nắm giữ cổ phần chi phối) địa bàn hoạt động ở khắp các tỉnh: Hoà Bình,Hà Nội, TPHCM, Phú Yên, Bình Phước, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế,Quảng Ngãi, Khánh Hoà, Gia Lai, Sơn La, sekaman3 ( Lào)
Tên đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 6
Tên tiếng Anh: SONG DA NO 6 JOINT STOCK COMPANYTên trên sàn giao dịch chứng khoán: SD6
Trụ sở chính tại: 30 Đường Bà Triệu, Phường Nguyễn Trãi, Hà Đông,Hà Nội.
Điện thoại: 0433554045 - FAX: 0433.554044Website: http://www.songda6.com.vn
Email: congtycophansongda6@songda6.com.vn
Qua gần 30 năm xây dựng và phát triển, nay chuyển qua mô hìnhCông ty cổ phần nhìn chung Công ty đã từng bước được củng cố và pháttriển toàn diện, đặc biệt Công ty đã có một đội ngũ kỹ sư giầu kinh nghiệm,công nhân giỏi nghề có các trang thiết bị tiên tiến hiện đại của nhiều nướctrên thế giới Từ đó, Công ty luôn hoàn thành nhiệm vụ của Tổng công tygiao cho và luôn sẵn sàng đáp ứng, nhận làm các công trình quan trọng như
Trang 27xây dựng các công trình thuỷ điện, công trình công nghiệp dân dụng có thểđánh giá sự phát triển của Công ty thông qua việc thực hiên một số chỉ tiêucủa 02 năm gần đây nhất cụ thể như sau:.
1 Giá trị tổng sản lượngTrong đó:
- Trong xây lắp- Ngoài xây lắp
1000 đ1000 đ
754.658.713496.841.923257.816.7902 Lao động tiền lương
- Tổng số LĐBQ- Tổng quỹ lương- TNBQ 1CNV/thg
Người1000 đ1000 đ
1.84192.092.6444.2823 Doanh thu thuần
1000 đ 420.575.862 446.937.75.6914 Lợi nhuận thuần
Công ty được cấp giấy phép hành nghề trên các lĩnh vực sau:
- Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi,bưu điện, hạ tầng kỹ thuật, đường dây và trạm biến thế điện.
- Sản xuất kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông,đường ống, cấp thoát nước.
- Sản xuất, kinh doanh xi măng.- Vận tải
Trang 28- Bất động sản.
- Kinh doanh, dịch vụ khách sạn, nhà hang
- Xuất nhập khẩu vật tư, nguyên liệu, thiết bị cơ khí, cơ giới và côngnghệ xây dựng
- Sản xuất điện
- Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét
- Kinh doanh du lịch lữ hành nội địa
- Nhận ủy thác đầu tư của các tổ chức và cá nhân.
Trong cơ cấu sản xuất kinh doanh, giá trị xây lắp chiếm tỷ trọngkhoảng 70-75% trong tổng giá trị sản xuất kinh doanh Trong đó tập trungthi công xây lắp các công trình thủy điện và xây dựng dân dụng Kinh doanhvật tư, vận tải, dịch vụ chiếm tỷ trọng khoảng 5%- 10% tổng giá trị sản xuấtkinh doanh.
Giá trị sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng 10 -15% tổng giá trị sảnxuất kinh doanh Công ty thực hiện đa dạng hóa các ngành nghề kinh doanhnhưng vẫn lấy ngành nghề truyền thống là xây dựng các công trình thủyđiện làm trọng tâm.
Về nhiệm vụ:
Công ty luôn đặt ra cho mình những mục tiêu cần thiết và cơ bảnnhằm đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới, đó là đáp ứng được tiến độ,chất lượng công trình thi công và cạnh tranh được với các đối thủ cùngnghành Công ty có một đội ngũ công nhân lành nghề với tay nghề cao, mộtđội ngũ cán bộ kỹ thuật giỏi Công ty luôn có chính sánh khuyến khích và hỗtrợ công nhân viên tham gia các lớp học nhằm trau dồi kiến thức và nângcao trình độ chuyên môn, tiếp thu được khoa học kỹ thuật và những thànhtựu công nghệ mới để có thể đạt được hiệu quả cao trong công việc, gópphần vào sự lớn mạnh của công ty.
Về quyền hạn :
Trang 29Công ty được phép ký kết các hợp đồng kinh tế về xây dựng với cáctổ chức kinh tế trong và ngoài nước đầu tư liên doanh liên kết, theo luật quyđịnh.
- Được đặt các chi nhánh đại diện trong và ngoài nước theo đúng quyđịnh của nhà nước Việt Nam
- Được vay vốn tiền VN và ngoại tệ các ngân hàng VN, được quyềnhuy động vốn để hoạt động kinh doanh nhưng không làm thay đổi hình thứcsở hữu đối với công ty.
- Được quyền thế chấp giá trị quyền sử dụng đất gắn liền với tài sảnthuộc quyền quản lý Công ty tại các ngân hàng VN để vay vốn kinh doanhtheo đúng quy định của pháp luật.
- Phải có nghĩa vụ nộp thuế, các khoản nộp ngân sách nhà nước theođúng quy định của pháp luật.
3/ Đặc điểm bộ máy sản xuất và quản lý của Công ty cổ phần Sông Đà 6Là Doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi sang mô hình Công ty cổ phầndo nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối Công ty cổ phần Sông Đà 6 hoạtđộng theo luật doanh nghiệp, Đại hội đồng cổ đông bầu ra Hội đồng quản trịcông ty Hội đồng quản trị là người trực tiếp đại diện vốn góp của các cổđông tại Công ty và quản lý chỉ đạo mọi hoạt động của Công ty để thực hiệncác quyền và nghĩa vụ của các cổ đông tại Công ty.
Trang 30Tổng giám đốc công ty do Hội đồng quản trị công ty cử ra và chịutrách nhiệm điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty.Giúp việc cho Tổng giám đốc công ty là các Phó tổng giám đốc và cácphòng ban chức năng.
Cơ cấu tổ chức của Công ty hiện nay gồm:* Hội đồng quản trị Công ty: Có 05 người.
1 Chủ tịch Hội đồng quản trị - Chỉ đạo chung và công tác chiến lượccủa Công ty
2 Uỷ viên Hội đồng quản trị - Phụ trách công tác kinh tế.
3 Uỷ viên Hội đồng quản trị - Phụ trách công tác tiếp thị và kế hoạch,đầu tư.
4 Uỷ viên Hội đồng quản trị - Phụ trách công tác kỹ thuật, chất lượng,thi công an toàn.
5 Uỷ viên Hội đồng quản trị - Phụ trách công tác quản lý nội bộ, ứngdụng khoa học và chính sách.
* Ban kiểm soát công ty: Có 03 người
1 Trưởng ban kiểm soát - Chịu trách nhiệm chung kiểm tra giám sáthoạt động của Công ty, trực tiếp giám sát công tác tài chính tín dụngcủa công ty
2 Thành viên ban kiểm soát - Chịu trách nhiệm giám sát công tác kinhtế kế hoạch kỹ thuật chất lượng, và đầu tư của Công ty.
3 Thành viên ban kiểm soát - Chịu trách nhiệm giám sát công tác vănbản pháp quy, phong trào đoàn thể và chế độ chính sách đối với ngườilao động của Công ty
* Ban giám đốc: Có 05 người1 Tổng Giám đốc Công ty
Trang 31Thực hiện các nhiệm vụ thuộc các lĩnh vực hành chính văn phòng, thammưu cho Tổng giám đốc Công ty về công tác tổ chức, đào tạo, sắp xếp cánbộ, tuyển chọn CBCNV, công tác tiền lương, tiền thưởng, quy chế, nội quy,bảo vệ và thanh tra nhân dân.
2 Phòng Tài chính - Kế toán:
Thu thập xử lý và cung cấp các thông tin phục vụ cho công tác quản lýkinh tế, công tác hạch toán kế toán, lập kế hoạch và báo cáo thực hiện kếhoạch tài chính của Công ty Tìm các nguồn tài chính đáp ứng cho nhu cầusản xuất Đưa ra phương án tín dụng dài hạn, ngắn hạn, huy động vốn, lập sổsách, chứng từ kế toán, quản lý vốn, tiền mặt, tài sản, theo dõi các khoảnthu, chi, các khoản nợ, các khoản vay.
3 Phòng Kinh tế - Kế hoạch
Xây dựng kế hoạch SXKD, đánh giá việc thực hiện kế hoạch đã xâydựng, xây dựng các định mức, đơn giá nội bộ, công tác ký kết các hợp đồngkinh tế, công tác thu vốn.
4 Phòng quản lý Kỹ thuật - chất lượng thi công an toàn:
Thiết kế, lập tiến độ, biện pháp thi công tổng thể và chi tiết cho các hạngmục công trình, giám sát chất lượng, kỹ thuật thi công, tổ chức nghiệm thu,quản lý hồ sơ công trình
Kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thi công tại hiện trường Kiểm tra cácbiện pháp an toàn lao động, tổ chức huấn luyện an toàn lao động, các chínhsách về bảo hộ lao động cho người lao động Tham mưu cho Tổng giám đốccông ty trong việc giải quyết khi xảy ra sự cố về an toàn lao động.
5 Phòng Quản lý Cơ giới - vật tư :
Quản lý toàn bộ xe máy thiết bị thi công của Công ty, lập kế hoạch sửachữa bảo dưỡng , kế hoạch sửa chữa lớn xe máy thiết bị, lập kế hoạch bổsung, điều động xe máy thiết bị đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thi công Lập hồsơ đấu thầu dự án nâng cao năng lực thiết bị SXKD, kiểm tra chất lượng,giám sát quá trình lắp đặt, nghiệm thu bàn giao thiết bị.
Lập dự trù vật tư chính theo kế hoạch SXKD, tổng hợp yêu cầu vật tư cácđơn vị, phòng ban Công ty Lập phương án đấu thầu mua sắm các vật tư,phụ tùng chính, cung ứng vật tư, phụ tùng theo kế hoạch sản xuất Quản lýcác kho vật tư, phụ tùng toàn Công ty.
Trang 32* Xí nghiệp và chi nhánh 1- Xí nghiệp Sông Đà 6.01
Hoạt động SXKD tại công trường thuỷ điện Sơn La, nhiệm vụ chính làxây lắp các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷđiện, thuỷ lợi.
2- Xí nghiệp Sông Đà 6.02
Hoạt động SXKD tại công trường thuỷ điện Sê San 4 và Sê San 4A- GiaLai, nhiệm vụ chính là xây lắp các công trình xây dựng dân dụng, côngnghiệp, giao thông, thuỷ điện, thuỷ lợi
-5- Chi nhánh Hà Nội: Thi công xây dựng chung cư hỗn hợp thương Mại kếthợp nhà ở TM.
6- Ban quản lý các dự án đầu tư: Được giao quản lý các dự án do Công tylàm chủ đầu tư Thực hiện công tác quản lý theo quy định của Nhà nước vềquản lý đầu tư.
* Công ty cổ phần do Công ty nắm giữ cổ phần chi phối1- Công ty cổ phần Sông Đà 6.04
Hoạt động SXKD tại các tỉnh phía bắc, trụ sở đóng tại nhà G10 Thanh XuânNam, Thanh Xuân - Hà Nội, nhiệm vụ chính là thi công xây lắp công trìnhthuỷ điện Sơn La, thủy điện Huội Quảng và xây lắp các công trình xây dựngdân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ điện, thuỷ lợi.
2- Công ty cổ phần Sông Đà 6.06
Trang 33Hoạt động SXKD tại Thống Nhất – Hoành Bồ – Quảng Ninh, nhiệm vụchính là khai thác và vận chuyển đá vôi, đất sét cung nguyên liệu cung cấpcho Nhà máy xi măng Hạ Long, và tham gia thi công xây lắp và cung ứngvật tư cho công trình thuỷ điện Bình điền tại Thừa Thiên Huế.
Sơ đồ bộ máy quản lý công ty :
Đại hội đồng cổ đông
Trang 34
4 Bộ máy kế toán doanh nghiệp
4.1 Tổ chức bộ máy kế toán ở Công ty CP Sông Đà 6
Hiện nay trong phòng Tài chính Kế toán Công ty cổ phần Sông Đà 6bao gồm 08 người trong đó 01 Kế toán trưởng; 02 Phó Kế toán trưởng; 05
P.TGĐ phụtrách thi
BanQLcácdự ánP.TGĐ phụtrách vật tư
cơ giới
PhòngKTKHcơ giới
P.TGĐ phụtrách kỹ thuật
chất lượng
P.TGĐ phụtrách kinh tế
Tổng giám đốc công tyHội đồng quản trị
Ban kiểm soát
PhòngTCKTcơ giới
cơ giới
Người đại diệnvốn góp tạiCty CP 604
Người đại diệnvốn góp tại Cty
CP 606
Trang 35Chuyên viên nghiệp vụ Làm việc theo sự phân công trực tiếp của Kế toántrưởng Công ty.
A- Lãnh đạo
1 - Kế toán trưởng Công ty.
- Giúp Tổng giám đốc Công ty tổ chức thực hiện toàn bộ công tác tàichính kế toán tín dụng và các thông tin kinh tế, thị trường giá cả và cáckênh huy động vốn của Công ty
- Tổ chức bộ máy kế toán hợp lý, phù hợp với nhiệm vụ, đặc điểm tổchức sản xuất của từng đơn vị và năng lực của từng cán bộ trong toànCông ty.
- Phổ biến hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các chế độ, chính sách,Quy định của Nhà nước, của Tổng công ty về kinh tế, tài chính, kế toán,tín dụng và các chế độ đối với người lao động.
- Chủ trì soạn thảo các quy định về quản lý kinh tế, kế toán trong toànCông ty
- Tổ chức chỉ đạo việc lập báo cáo quyết toán và phân tích tình hình sảnxuất kinh doanh trong toàn Công ty.
- Tham gia việc soạn thảo hợp đồng, thanh quyết toán hợp đồng, côngtác dự toán và thanh quyết toán tại các công trình.
- Chỉ đạo công tác nghiệm thu thanh toán và thu hồi công nợ trong toànCông ty.
- Trực tiếp kiểm tra và duyệt giá mua bán vật tư tài sản hàng hoá.
- Trực tiếp giải quyết các vướng mắc về kinh tế nội bộ trong Công tygiữa công ty với các Xí nghiệp trực thuộc và giữa các Xí nghiệp vớinhau, giữa Công ty mẹ với công ty con, Công ty liên kết.
- Chỉ đạo lập báo cáo phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của toànCông ty.
- Chỉ đạo và giám sát hoạt động của các Công ty cổ phần do Công tygóp vốn.
- Chỉ đạo công tác kiểm kê và lập báo cáo và xử lý kiểm kê trong toànCông ty theo định kỳ.
Trang 36- Tham gia công tác kiểm tra kiểm soát các đơn vị thành viên.
- Trực tiếp hướng dẫn về nghiệp vụ đối với cán bộ làm công tác TCKTtrong toàn công ty.
- Trực tiếp phụ trách công tác đổi mới doanh nghiệp và nhân sự chocông tác TCKT.
- Phụ trách công tác tính các khoản phải thu, các khoản phải nộp đốivới các đơn vị trực thuộc và với các BĐH dự án, TCT Sông Đà.
- Trực tiếp xây dựng toàn bộ kế hoạch vốn lưu động, kế hoạch tàichính, dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp hàng quý, năm cho các Xínghiệp và toàn công ty Lập hạn mức vốn lưu động hàng quý, năm chocác Xí nghiệp.
- Hàng quý, năm kiểm tra và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tàichính các Xí nghiệp trực thuộc và toàn công ty.
- Trực tiếp làm việc với các Xí nghiệp về các vướng mắc trong công táclập báo cáo quyết toán theo định kỳ và đề xuất các phương án xử lý.- Quản lý các báo cáo nhanh theo quy định, lưu trữ các báo cáo theo các
thư tay yêu cầu của Kế toán trưởng TCT và các phòng chức năng Tổngcông ty yêu cầu.
- Lưu trữ toàn bộ báo cáo tài chính hàng tháng, quý, năm của các đơn vịvà toàn công ty, và báo cáo kiểm toán và soát xét hàng quý, hàng năm.
Trang 37- Trực tiếp hướng dẫn kèm cặp công tác nghiệp vụ đối với các nhânviên tập sự và thử việc trong toàn công ty.
- Trực tiếp giải quyết các mối quan hệ kinh tế giữa Công ty với các Xínghiệp và giữa các Xí nghiệp nội bộ, các công ty con, công ty liên kết - Kiểm tra việc lập và giao kế hoạch chi phí kế hoạch giá thành, tổng
hợp tình hình thực hiện kế hoạch giá thành theo từng Xí nghiệp, từngcông trình.
- Tham gia công tác kiểm tra tài chính các đơn vị.
- Trực tiếp kiểm tra hướng dẫn công tác nghiệp vụ đối với các đơn vị vàcán bộ trong phòng về các lĩnh vực phụ trách.
nội dung ủy quyền.
* Chịu trách nhiệm về các báo cáo sau:
- Quyết toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Quyết toán chi phí tiền lương.
- Tổng hợp báo cáo xử lý kiểm kê.
- Tổng hợp báo cáo phân tích hoạt động kinh tế
- Đôn đốc lập báo cáo toàn Công ty theo đúng quy định - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
- Tổng hợp kiểm kê giá trị khối lượng dở dang - Báo cáo chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
- Báo cáo kết quả kinh doanh theo công trình sản phẩm - Báo cáo cân đối sản lượng.
- Báo cáo so sánh chi phí và sản lượng tháng, quý, năm.
- Các báo cáo nhanh theo yêu cầu theo lĩnh vực được giao phụ trách.
3 - Phó Kế toán trưởng (thứ hai)
- Trực tiếp phụ trách kế toán tại Ban quản lý dự án của Công ty tại TPHà Nội (Kiểm tra theo dõi tình hình thực hiện các dự án Công ty đang
Trang 38trực tiếp đầu tư, và trực tiếp kiểm tra và chịu trách nhiệm về hồ sơnghiệm thu thanh toán cho các nhà thầu).
- Phụ trách công tác tài chính kế toán và theo dõi tình hình hoạt độngSXKD của chi nhánh Công ty tại TP Hà Nội.
- Phụ trách công tác cung cấp thông tin và làm việc với Sở GD chứngkhoán Hà nội, UBCKNN về việc liên quan đến giao dịch cổ phiếu củaCông ty.
- Trực tiếp kiểm tra các dự toán SCL, quyết toán SCL và quyết toán đầutư XD cơ bản hoàn thành.
- Trực tiếp phụ trách công tác quyết toán hợp đồng giao khoán, tháng,quý năm đối với các Xí nghiệp theo nội dung hợp đồng giao khoán.- Trực tiếp phụ trách công tác đôn đốc tổ chức nghiệm thu thanh toán
và thu hồi công nợ trong toàn Công ty.
- Theo dõi tình hình hoạt động của các Công ty cổ phần do Công ty gópvốn.
- Trực tiếp phụ trách công tác tín dụng, ngân hàng, và chắp mối cácquan hệ trong công tác tín dụng phục vụ SXKD.
- Tham gia công tác kiểm tra tài chính các đơn vị.
nội dung ủy quyền.
* Chịu trách nhiệm về các báo cáo sau:
- Quyết toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch tài chính, tín dụng.- Báo cáo tình hình quyết toán vốn đầu tư XDCB
- Báo cáo tình hình quyết toán và SCL TSCĐ
- Báo cáo quyết toán chi phí giao khoán theo hợp đồng đối với cácđơn vị trực thuộc.
- Báo cáo tình hình nghiệm thu thanh toán tại các công trình
- Các báo cáo nhanh theo yêu cầu theo lĩnh vực được giao phụ trách.
Trang 39B/ Chuyên viên:
1 - Kế toán tổng hợp + Thuếa Nhiệm vụ
- Kế toán Tổng hợp toàn Công ty.
- Kế toán thuế và các khoản nộp Ngân sách Nhà nước.
- Kế toán thanh toán các khoản nội bộ với các đơn vị trực thuộc và TCTSông Đà.
b.Trách nhiệm
* Kế toán Tổng hợp Toàn Công ty:
- Chủ động hoặc đề xuất với lãnh đạo phòng về các vướng mắc để lậpbáo cáo quyết toán định kỳ: Tháng, quý, năm của Toàn Công ty.
- Có trách nhiệm đôn đốc các bộ phận và các đơn vị trực thuộc, Công tycon công ty liên kết, lập báo cáo theo quy định, và soát xét trước khithực hiện Tổng hợp toàn Công ty
* Kế toán thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước.
- Theo dõi các khoản thuế phải nộp, được khấu trừ, được hoàn, đã khấutrừ, đã hoàn, còn phải nộp với từng cơ quan thuế, từng công trình, từngđơn vị.
- Lập và gửi tờ khai thuế hàng tháng chính xác, đầy đủ, đúng hạn.
- Lập tờ trình đề nghị nộp thuế (hàng tháng nếu có) theo đúng quy định.
- Hàng kỳ lập quyết toán thuế theo đúng luật thuế.
- Chủ động làm việc với Cơ quan thuế theo nhiệm vụ được phân công.- Chủ động soạn thảo các văn bản gửi các cơ quan thuế, các đơn vị liên
quan phục vụ cho việc hoàn thành nhiệm vụ được giao.- Quản lý, phát hành hoá đơn bán hàng.
Trang 40- Lập báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn bán hàng, Quản lý hồ sơ nộptiền vào ngân sách, lập báo cáo tình hình sử dụng ấn chỉ Thuế.
* Kế toán thanh toán nội bộ TCT, các đơn vị trực thuộc:
- Lập biên bản đối chiếu với các đơn vị trực thuộc và với TCT Sông Đàhàng tháng, quý, năm.
- Lập chứng từ thanh toán gán trừ các khoản công nợ nội bộ trong Côngty.
- Kiểm tra các khoản công nợ nội bộ trong Công ty
* Chịu trách nhiệm lập các báo cáo sau theo quy định:
- Tổng hợp toàn bộ báo cáo toàn Công ty đảm bảo chất lượng, đúnghạn: Bao gồm báo cáo tài chính; Báo cáo quản trị.
- Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, giấy nộp tiền vào ngân sách theomẫu biểu và thời gian quy định của Cục thuế.
2/ - Kế toán nhật ký chung :a Nhiệm vụ
- Kế toán nhật ký chung.
- Kế toán thanh toán nội bộ TCT, các đơn vị trực thuộc.
- Kế toán theo dõi vốn góp vào các Công ty cổ phần và lập các báo cáođể Công bố thông tin theo quy đinh của các Công ty niêm yết.
b Trách nhiệm
* Kế toán nhật ký chung:
- Kiểm tra toàn bộ chứng từ, số liệu đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý hợplệ trước khi nhập chứng từ, nếu phát hiện trường hợp chưa rõ, chưa đúngphải báo cáo ngay Lãnh đạo phòng để xử lý kịp thời.
- Yêu cầu diễn giải nội dung kinh tế rõ ràng, dễ hiểu, đúng bản chất củanghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Định kỳ 05 ngày yêu cầu kế toán chi tiết các bộ phận giao chứng từ đểlàm cơ sở ghi sổ Nhật ký chung.