Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NH TMCP tiên phong chi nhánh ba đình khoá luận tốt nghiệp 072 (Trang 27)

6. Ket cấu khóa luận

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay

1.4.1. Nhân tố khách quan

a. Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế là tiền đề cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế đó. Nền kinh tế phát triển ổn định sẽ làm cho các hoạt động kinh tế diễn ra trôi chảy. Trong nền kinh tế ấy nếu có diễn biến bất ổn, một ngành nghề nào đó gặp khó khăn về tình trạng mất giá không kiểm soát sẽ gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp trong nghề đó, hay kinh doanh mặt hàng đó kéo theo tài chính doanh nghiệp đó gặp khó khăn ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp đối với ngân hàng, khoản vay đó rơi vào tình trạng nợ xấu, ảnh hưởng đến chất lượng cho vay của ngân hàng.

b. Môi trường chính trị- xã hội

Môi trường chính trị - xã hội tạo nên sự ổn định trong kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế đó..Sự bất ổn về chính trị xã hội còn có thể tác động đến những khoản cho vay đã được cấp thông qua sự tác động bất lợi của nó đến hoạt động

sản xuất kinh doanh của các DN đang hoạt động trong môi trường đó.Vì vậy nó làm cho chất lương cho vay giảm xuống.

c. Môi trường pháp lý.

Nhân tố pháp lý bao gồm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, tính đầy đủ, chặt chẽ và thống nhất của các văn bản pháp luật gắn liền với sự thực thi pháp luật một cách nghiêm túc. Chất lượng cho vay sẽ được nâng lên nhờ các phương án kinh doanh,có hiệu quả giữa ngân hàng và DN, sự hợp tác của họ được pháp luật bảo vệ.

d. Khách hàng

Để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả cho các khoản tín dụng của ngân hàng thì khách hàng phải có năng lực, dự án kinh doanh khả thi và có đạo đức nghề nghiệp, có như vậy thì chất lượng cho vay mới được nâng cao.

1.4.2. Nhân tố chủ quan

a. Quy trình tín dụng

Chất lượng cho vay có đảm bảo được hay không tùy thuộc vào sự hợp lý của các quy định ở từng bước có thống nhất và chặt chẽ hay không. Đặc biệt CBNV cần thực hiện nghiêm túc và tuần tự các bước thực hiện đối với mỗi khoản vay để đảm bảo chất lượng cho vay một cách tôt nhất.

b. Chính sách cho vay.

Việc có tuân thủ theo chính sách cho vay đề ra hay không góp phần quyết định đến sự thành công hay thất bại của hoạt động của ngân hàng. Một chính sách cho vay đúng đắn sẽ giúp cho ngân hàng thu hút được khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời cho hoạt động tín dụng trên cơ sở phân tán rủi ro. Vì vậy chất lượng cho vay có tốt hay trước tiên cần phải xem xét chính sách cho vay của ngân hàng đó có hợp lý hay không.

c. Công tác thẩm,định dự án vay vốn

Đây là việc dùng các phương pháp phân tích, thu thập xử lý thông tin, số iệu liên quan đến khách hàng vay vốn và dự án xin tài trợ để dựa vào đó mà ngân hàng nhận định dự án đó có khả thi hay không và đưa ra quyết định có tài trợ hay không. Vì vậy khi thẩm định dự án thiếu chính xác về mọi mặt cho vay hay không cho vay đều khiến chất lượng cho vay của ngân hàng được đánh giá là không tốt.

d. Công tác tổ chức và trình độ nghiệp vụ của cán bộ.

Cán bộ tín dụng đóng vai trò quan trọng nhất đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng như chất lượng cho vay. Đây là những người trực tiếp thực hiện tất cả các khâu của quy trình tín dụng do đó việc bảo đảm an toàn và tính sinh lời cho mỗi khoản tín dụng phụ thuộc vào trình độ cũng như đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng.

KẾT LUẬN

Trong phần trên đã làm rõ được những vấn đề sau:

Tổng quan các công trình nghiên cứu về chất lượng cho vay tại một ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong một giai đoạn cụ thể. Các quan điểm về các vấn đề có liên quan đến chủ đề chất lượng cho vay DNVVN theo ý kiến của từng tác giả. Mặt tích cực và hạn chế của những bài nghiên cứu đó.

Từ tổng quan nghiên cứu trên đưa ra được cơ sở lý luận những vấn đề cần thiết để tiến hành nghiên cứu chất lượng cho vay DNVVN tại một ngân hàng thương mại. Những chỉ tiêu định lượng, định tính cần thiết để có thể đánh giá được chất lượng cho vay DNVVN được sử dụng trong bài.

Trong phần này đã đưa ra được khung lý luận cần thiết để làm cơ sở cho quá trình phân tích chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại một cách chi tiết được trình bày tại phần tiếp theo.

PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ SỐ LIỆU SỬ DỤNG.

2.1. Phân tích chất lượng cho vay thông qua yếu tố định tính.

2.1.1. Số liệu sử dụng

Số liệu sơ cấp: Ý kiến, đánh giá từ khách hàng vay là doanh nghiệp có mối quan hệ tín dụng với ngân hàng thông qua thang điểm từ các câu hỏi trong bảng khảo sát mức độ hài lòng từ phía khách hàng về hoạt động cho vay của DNVVN.

2.1.2. Phương pháp nghiên cứu:

Sử dụng bảng hỏi khảo sát ý kiến của khách hàng: 50% Phiếu khảo sát lấy ý kiến trực tiếp từ khách hàng, 50% phiếu khảo sát thông qua hình thức điền online.

Sử dụng chạy mô hình SPSS để đưa ra kết quả khảo sát về giá trị trung bình, độ lệch chuẩn từ những câu hỏi định tính được tổng hợp từ bảng hỏi để đưa ra kết quả đáng tin cậy.

Tổng hợp và phân tích: Thu thập thông tin, số liệu từ bảng khảo sát và kết quả chạy mô hình để phân tích kết quả nhận được và đưa ra nhận xét của ý kiến cá nhân về vấn đề cần nghiên cứu.

a. Đối tượng khảo sát.

Danh sách khách hàng doanh nghiệp có mối quan hệ tín dụng với ngân hng, tiến hành sử dụng cách thức nghiên cứu đề cập như trên để lấy ý kiến khách quan từ phía khách hàng doanh nghiệp.

b. Phương pháp chọn mẫu.

Mau được chọn theo phương pháp chọn mẫu xác suất ngẫu nhiên từ danh sách khách hàng tại ngân hàng tại TPBank Ba Đình. Được gửi dưới hình thức trực tiếp và điền qua online đến bộ phận chủ chốt giám đốc hoặc kế toán trưởng của doanh nghiệp.

c. Mô tả bảng hỏi.

Bảng hỏi được thiết kế với 15 câu hỏi . Trong đó có 4 câu hỏi được thực hiện dưới dạng trắc nghiệm, 11 câu dưới dạng thang đo với mức điểm từ 1 đến 5.

1-Rất không hài lòng, 2-Không hài lòng, 3- Bình thường, 4- Hài lòng, 5- Rất hài lòng.

Các câu hỏi được thực hiện để trả lời cho các mục đích sau đây:

Phần 1: Thông tin về khách hàng vay DNVVN . Gồm 3 câu hỏi trả lời dưới dạng trắc nghiệm về ngành nghề hoạt động, số lượng lao động, số năm thiết lập mối quan hệ với TPBank Ba Đình.

Phần 2: Đánh giá chất lượng cho vay khách hàng DNVVN tại TPBank Ba Đình.

(i) Mức độ cạnh tranh ( Gồm 04 câu hỏi): Được đánh giá thông qua các câu hỏi về lãi suất, thời gian tiếp nhận vốn vay, khả năng áp dụng công nghệ trong giao dịch, yêu cầu về thủ tục, hồ sơ.

(ii) Mức độ đáp ứng nhu càu của khách hàng ( Gồm 05 câu hỏi) : Nhằm khảo sát về tính đa dạng của sản phẩm cho vay ngân hàng, hạn mức cho vay,chất lượng phục vụ, thái độ của cán bộ ngân hàng, sự thuận tiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị của ngân hàng.

iii) Mức độ tín nhiệm của khách hàng với chi nhánh( Gồm 03 câu hỏi): Được thực hiện nhằm có được ý kiến khách hàng về khả năng tiếp tục duy trì mối quan hệ với ngân hàng, thái độ sẵn sàng giới thiệu khách hàng mới cho ngân hàng, mức độ tín nhiệm của khách hàng.

d. Mô tả mẫu

Mau điều tra ngành nghề hoạt động kinh doanh.

Biểu đồ 2.1. Mẫu điều tra ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp.

Ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp

■ Thương mại, dịch vụ BCong nghiệp, xây dựng ■ Nông, lâm, ngư nghiệp

(Nguồn: kết quả khảo sát ý kiến khảo sát khách hàng)

Với tổng 50 phiếu được phát ra, có 35 khách hàng tham gia phản hồi khảo sát. Trong đó có 21 DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ, chiếm 62%. Số lượng khách hàng DN hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng là 10, chiếm 29%. Còn lại 8% là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. Kết quả điều tra cho thấy đối tượng khách hàng của TPBank hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ là chủ yếu.

Mau điều tra số lượng lao động của doanh nghiệp.

Biểu đồ 2.2 Biểu đồ thể hiện quy mô lao động của khách hàng doanh nghiệp

Số lượng lao động của DN

12ớ/o 23ớ/ 12ớ/ 53ớ/ ■ Dưới 10 người ■ Từ 10-100 người ■ Từ 100-200 người ■ Trên 200 người

(Nguồn: Kết quả khảo sát khách hàng)

Kết quả điều tra cho thấy các doanh nghiệp này chủ yếu là DNVVN, chiếm 88.2% tổng số doanh nghiệp tham gia khảo sát. Trong đó 52.9% doanh nghiệp có số lao động từ 10-100 người, 23.5% dưới 10 người, 11.8% từ 100-200 người. Còn lại 11.8% là doanh nghiệp có quy mô lớn trên 200 người.

Mau điều tra số năm thiết lập quan hệ tín dụng với chi nhánh.

Biểu đồ 2.3. Mầu điều tra theo số năm thiết lập quan hệ tín dụng với TPBank Ba đình.

Các khách hàng có quan hệ với TPBank Ba Đình từ 1 đến 3 năm là 30%, trên 3 năm cũng chiếm 30%. Còn lại 40% khách hàng mới đang thiết lập mối quan hệ dưới 1 năm. Nhìn chung các tỷ lệ này chênh lệch không lớn, các đối tượng khách hàng đều mới, cũ đều có trong mẫu khảo sát. Đảm bảo tính khách quan và tin cậy với kết quả điều tra.

2.2. Phân tích chất lượng cho vay thông qua các yếu tố định lượng

2.2.1. Số liệu sử dụng

Số liệu thứ cấp: Được cung cấp bởi gám đốc mảng khách hàng doanh nghiệp, kế toán trưởng của ngân hàng Tiên Phong chi nhánh Ba Đình Hà Nội. Các số liệu thể hiện qua các con số được tổng hợp từ báo cáo nội bộ, báo cáo thường niên của phòng khách hàng doanh nghiếp, Báo cáo kiểm toán nội bộ của chi nhánh, báo cáo tài chính của chi nhánh trong giai đoạn 2016-2018 để đánh giá chất lượng cho vay DNVVN thông qua các chỉ tiêu định lượng.

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thống kê: Tiến hành thu nhập thông tin, số liệu từ các nguồn thông tin trên. Lập bảng biểu, biểu diễn xu hướng thay đổi của các chỉ tiêu cần thể hiện thông qua biểu đồ.

hương pháp so sánh: Thực hiện so sánh để làm rõ sự khác biệt về các chỉ số thể hiện kết quả kinh doanh từng thời kỳ, về chất lượng cho vay từng thời kỳ của TPBank chi nhánh Ba Đình với các năm trong giai đoạn nghiên cứu.

Phương pháp phân tích-tổng hợp: phân tích và tính toán các chỉ số và số liệu đã được thống kê, thu thập và đưa ra kết luận từ sự thay đổi đó, các nhận xét về kết quả phân tích đó.

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Cho vay khách hàng 1,541,120.867 2,091,599.9 2,543,174.567 Tổng TS 3,526,066.967 4,137,291.567 4,539,313.433 Tiền gửi từ khách hàng 1,836,067.6 2,343,286.2 2,537,935.4 Vốn chủ sở hữu 189,382.867 222,557.233 354,056.166

PHẦN 3: PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU, THỰC TRẠNG CHO VAY DNVVN TẠI TPBANK BA ĐÌNH.

3.1. Giới thiệu về TPBank Ba Đình.

3.1.1. Quá trình hình thành TPBank Ba Đình

Ngày 10 /09 /2013 TPBank- chi nhánh Ba Đình được thành lập, địa điểm mới tại số 11 NGuyễn Biểu, Ba Đình, Hà Nội.

TPBank Ba Đình luôn là cái tên được sướng danh trong bảng vàng đơn vị xuất sắc của TPBank. Tính từ thời điểm thành lập tới nay. Liên tục nhiều năm liên tiếp được Tổng giám đốc ngân hàng TMCP Tiên Phong trao tặng bằng khen “ Đạt giải khuyến khích về tăng trưởng tín dụng năm 2013” , “Đơn vị có chất lượng dịch vụ khách hàng tốt năm 2013”, “ Giải nhất về kiểm soát chất lượng tín dụng năm 2013” , “ Đơn vị xuất sắc năm 2014”, “ Đơn vị xuất sắc 6 tháng đầu năm 2015”, Gần đây nhất là “ Đơn vị xuất sắc năm 2018”. Cùng với Bằng khen “ Cán bộ quản lý xuất sắc nhất năm 2018” trao ông Phạm Hùng Dũng Tổng giám đốc chi nhánh. Cơ cấu tổ chức:

3.1.2. Tình hình hoạt động của TPBank Ba Đình giai đoạn 2016-2018Bảng 3.1. Các chỉ tiêu tài chính phản ánh tình trạng hoạt động Bảng 3.1. Các chỉ tiêu tài chính phản ánh tình trạng hoạt động

ROE 9,9% 13,53% 16,99%

Với hai hoạt động tiêu biểu của một NHTM đó là huy động vốn và cho vay thì TPBank Ba Đình đều cho thấy được khả năng của mình thông qua lượng tiền gửi tăng từ 2,343,286.2 triệu VND ( 2017), tăng 27,62 % so với năm 2016 và tăng lên 2,537,935.4 triệu đồng (2018) cho mức độ tín nhiệm của khách hàng dành cho ngân hàng TPBank đang dần tăng lên. Hoạt động cho vay của ngân hàng cũng tăng tỷ lệ thuận với vốn huy động. Năm 2018 cho vay khách hàng tăng 21.59% so với năm 2017, tăng 65.02% so với năm 2016. Nhìn vào con số cho vay khách hàng với vốn huy động từ các chủ thể kinh tế cho thấy TPBank Ba Đình đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động.

Biểu đồ 3.1 Xu hướng tăng trưởng TPBank Ba Đình

Biểu đồ cho thấy sự thay đổi của ROA, ROE, NIM (%) của TPBank Ba Đình năm 2016-2018

^^ROA

^^NIM

^^ROE

(Nguồn: Báo cáo thường niên TPBank Ba Đình)

Nhìn vào tốc độ tăng trưởng của ROE một lần nữa khẳng định lý do cho sự tăng trưởng của VCSH. Khi tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng mạnh trong giai đoạn 2016- 2018, tăng mạnh từ 9.9% (2016) tiếp tục tăng trong năm 2017 và đạt 16.99% (2018). Cho thấy thu nhập mà các nhà đầu tư nhận được từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng là rất tích cực.

Tiếp đến là khả năng của hội đồng quản trị chuyển tài sản của ngân hàng thông qua việc sử dụng tài sản của ngân hàng để tạo ra lợi nhuận thông qua sự tăng

N Mean Std. Deviation

Lãi suất cho vay 35 3.43 0.698

lên của ROA, năm 2016 là 0.53% , năm 2017 tăng 0.19% so với năm 2016 và đạt 1.32% tại năm 2018. Nhưng chỉ số này vẫn dừng lại ở con số khá khiêm tốn cần phải tích cực cải thiện ở các năm tiếp theo.

Cuối cùng là tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) phản ánh tốc độ tăng trưởng nguồn thu từ lãi so với tốc độ tăng chi phí. Năm 2016 đạt 2.31% tiếp tục tăng trong năm 2017 và tăng lên 4.13% cuối năm 2018. Thông qua sự tăng lên của NIM ta thấy được TPBank Ba Đình đã tối đa hóa các nguồn thu từ lãi và giảm thiểu chi phí lãi phải trả, mục tiêu đặt ra mà các ngân hàng thương mại phải đạt được.

Nhìn chung tình hình hoạt động kinh doanh của TPBank Ba Đình trong giai đoạn 2016-2018 có dấu hiệu khá khả quan. Nhưng để xem xét về chất lượng hoạt động, đặc biệt là chất lượng cho vay của ngân hàng thì ta cùng đi vào phần phân tích chất lượng cho vay khách hàng DNVVN tại đơn vị dưới đây.

3.2. Thực trạng chất lượng cho vay DNVVN tại ngân hàng TPBank chi nhánhBa Đình giai đoạn năm 2016-2018. Ba Đình giai đoạn năm 2016-2018.

3.2.1. Chỉ tiêu định tính

a. Mức độ cạnh tranh của TPBank Ba Đình

Được đánh giá dựa trên tính cạnh tranh về mặt lãi suất áp dụng, thời gian tiếp nhận vốn vay, khả năng ứng dụng khoa học công nghệ. Theo như kết quả khảo sát, mức độ cạnh tranh của TPBank Ba Đình, khách hàng đánh giá như sau:

Biểu đồ 3.2. Đánh giá mức độ cạnh tranh của TPBank Ba Đình.

(Nguồn: Kết quả khảo sát ý kiến của khách hàng)

Bảng 3.2. Điểm trung bình mean, độ lệch chuẩn của các chỉ têu thể hiện mức độ cạnh tranh.

(Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát ý kiến của khách hàng)

Điểm trung bình mean phản ánh mức độ cạnh tranh của TPBank Ba Đình được khách hàng đánh giá khá cao. Trong đó khả năng áp dụng công nghệ trong giao dịch nhận được nhiều sự đồng thuận từ phía khách hàng, điểm đánh giá trung bình nhận được là 4.06 trong đó điểm thấp nhất khách hàng đánh giá chỉ có 3, mật

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NH TMCP tiên phong chi nhánh ba đình khoá luận tốt nghiệp 072 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w