6. Ket cấu khóa luận
3.3.3. Nguyên nhân dẫn đến các hạn chế trên
Thứ nhất, nền kinh tế không ổn định trong giai đoạn 2016-2018.
Diễn biến thị trường kinh tế giai đoạn 2016-2018 không ổn định. Năm 2016 diễn biến thị trường nguyên vật liệu bất ổn, chi phí tăng cao, lợi nhuận giảm sút. Các DNVVN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa, kinh doanh hàng hóa là nguyên vật liệu chịu ảnh hưởng không nhỏ từ sự biến động này. Năm 2017 thị trường hàng hóa nông, lâm, thủy sản có xu hướng giảm, cùng với sự thay đổi tiêu cực của thời tiết . Anh hưởng đến hoạt động kinh doanh, sản xuất của các doanh nghiệp và khả năng trả nợ của DNVVN. Tại TPBank Ba Đình DNVVN hoạt động trong lĩnh vực này chiếm tỷ trọng khá lớn. Khiến tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu hay công tác thu hồi nợ của ngân hàng trở nên khó khăn.
Thứ hai, xuất phát từ phía khách hàng.
Bộ phận DNVVN mới thành lập có mối quan hệ tín dụng với TPBa Đình chiếm tỷ trọng không nhỏ. Mà hầu hết các đối tượng khách hàng này cũng gặp khó khăn trong công tác cung cấp thông tin tài chính cũng như giấy tờ chứng minh năng lực tài chính cho ngân hàng. Điều này cang khiến công tác thẩm định, kiểm tra sau vay của CBNV ngân hàng trở nên khó khăn hơn để đưa ra các nhận định, báo cáo kết quả thỏa mãn tính chính xác.
Thứ ba, trang web hệ thống vẫn còn bất cập.
Khi có nhu cầu vay của khách hàng phát sinh, chuyên viên tín dụng cần phải thực hiện tư vấn sản phẩm vay phù hợp, các thủ tục đúng quy định áp dụng đối với mỗi khoản vay. Tuy nhiên trang web Esio giúp truy cập hỗ trợ về các quy định nội bộ, chi tiết các sản phẩm của ngân hàng vẫn còn tộn tại tình hình tắc nghẽn và xử lý chậm. Bên cạnh đó trang web xử lý nghiệp vụ của chuyên viên ngân hàng vẫn còn chậm ảnh hưởng đến năng suât làm việc của CBNV.
Thứ tư, tại chi nhánh vẫn chưa có bộ phận quản lý rủi ro.
Các hoạt động cho vay, tín dụng là những hoạt động chính của ngân hàng. Mặc dù đây là những hoạt động đem lại nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng, nhưng kèm theo đó là những rủi ro không trả được nợ, mất vốn có thể xảy ra. Tuy
nhiên tại chi nhánh vẫn chưa có bộ phận chịu trách nhiệm công việc liên quan đến quản lý và phòng ngừa rủi ro.
b. Nguyên nhân chủ quan.
Thứ nhất, công tác kiểm tra sau cho vay không được thực hiện đúng như đề xuất trong chiến lược, định hướng của ngân hàng.
Đối với TPBank Ba Đình thường yêu cầu cán bộ tín dụng đi kiểm tra kho hàng tài sản đảm bảo với các khoản vay lấy hàng hóa làm tài sản đảm bảo 1 tháng 1 lần. Nhưng tần suất này vẫn chưa được các bộ tín dụng hoàn thành đúng yêu cầu. Vẫn còn tồn tại trường hợp không đến kiểm tra kho hàng thực tế mà chỉ yêu cầu khách hàng chụp lại và gửi cho cán bộ tín dụng. Trường hợp chuyên viên không thực hiện công tác kiểm tra, thẩm định tài sản thực tế mà chủ yếu dựa trên sự cung cấp từ phía khách hàng, nhưng vẫn đưa ra báo cáo thẩm định với mục đích hoàn thiện đủ thủ tục để được giải ngân. Việc kiểm tra sau cho vay cần phải được đôn đúc, yêu cầu cán bộ ngân hàng thực hiện một cách trung thực và cẩn thận để đảm bảo hạn chế rủi ro xảy ra.
Thứ hai, đội ngũ cán bộ kinh doanh chưa thực sự ổn định.
Hầu hết nhân viên đang làm việc tại TPBank Ba Đình đều là những cán bộ còn rất trẻ, tỷ lệ nhân viên mới có ít năm kinh nghiệm trong nghề ngân hàng chiếm tỷ lệ không nhỏ. Đặc biệt đội ngũ thường có sự thay đổi. Vì vậy việc nắm bắt định hướng và tinh thần chiến lược của ngân hàng vẫn chưa tốt, do trình độ cán bộ tín dụng chưa được chuẩn hóa.
Thứ ba, hoạt động phân tích tín dụng vẫn chưa được chuyên môn hóa.
Một trong những yếu tố nâng cao chất lượng cho vay đó là công tác phân tích tín dụng của khách hàng có chính xác hay không, để từ đó xác định khả năng trả nợ cũng như kế hoạch trả nợ của khách hàng. Từ đó đề xuất hạn mức cho vay hợp lý. Tuy nhiên các lĩnh vực hoạt động của khách hàng khá đa dạng, chuyên môn và hiểu biết của cán bộ tín dụng về tất cả các lĩnh vực này lại hạn chế , đặc biết với một số nhân viên mới công tác vẫn còn mất nhi ều thời gian làm quen với môi trường và
bản chất công việc, nên việc đảm bảo phân tích tín dụng của khách hàng phản ánh đúng bản chất gặp rất nhiều khó khăn.
Thứ tư, nguồn khai thác thông tin của khách hàng được cán bộ tín dụng tiếp cận vẫn chưa đa dạng, đánh giá xếp hạng tín dụng vẫn còn mang tính chủ quan.
Nguồn thông tin cán bộ ngân hàng sử dụng chủ yếu là do khách hàng cung cấp, và tra trên hệ thống tra cứu tín dụng CIC. Để có thể phản ánh tốt năng lực trả nợ cũng như thiện chí trả nợ của khách hàng, cần thu thập nguồn thông tin khác nhau liên quan đến khách hàng để đảm bảo tính tin cậy và độ chính xác cao. Nhưng hiện tại việc xếp hạng tín dụng khách hàng đều dựa trên những thông tin khách hàng cung cấp, các chỉ tiêu đánh giá năng lực trả nợ của khách hàng vẫn dựa trên nhận định chủ quan là chính.
KẾT LUẬN
Trong nội dung phân tích về thực trang cho vay DNVVN đã đạt được những kết quả sau:
Thu thập được dữ liệu thông tin tài chính từ nguồn dữ liệu đáng tin cậy. Đảm bảo tính chính xác của thông tin. Từ đó thể hiện được xu hướng biến động của số liệu, đưa ra được các nhận định tổng quan về chất lượng cho vay DNVVN thông qua các chỉ tiêu định lượng. Và có cái nhìn khá chi tiết về chất lượng cho vay DNVVN dựa và nguồn thông tin chủ quan từ phía ngân hàng.
Có được những nhận định khách quan từ phía khách hàng thông qua công tác khảo sát, điều tra mức độ hài lòng của khách hàng về công tác cho vay đối với khách hàng DNVVN xét trên nhiều phương diện.
Thông qua kết quả phân tích cũng đưa ra được các mặt hạn chế trong quá trình thực hiện và cũng chỉ ra được nguyên nhân dẫn đến các mặt hạn chế trên.
Để có thể giải quyết những mặt hạn chế còn tồn đọng . Bài nghiên cứu của tôi có đề xuất phương án giải quyêt nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng cho vay DNVVN tại TPBank Ba Đình được đề xuất tại nội dung phần tiếp theo.
PHẦN 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI TPBANK BA ĐÌNH.