6. Ket cấu khóa luận
4.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần
phần Tiên Phong chi nhánh Ba Đình.
Xuất phát từ các nguyên nhân và hạn chế gặp phải trong cho vay DNVVN tại TPBank Ba Đình trong giai đoạn 2016-2018 , tôi xin đề xuất một giải pháp nhằm mục đích nâng cao chất lượng cho vay như sau:
4.2.1. Thực hiện công tác thẩm định, kiểm soát sau cho vay rõ ràng và chặt chẽ hơn.
Chất lượng thẩm định: Cần đảm bảo có kết quả thẩm định từ cán bộ có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực, ngành nghề hoạt động cho vay hoặc có sự tham khảo từ những người có chuyên môn cao về lĩnh vực hoạt động đó để đảm bảo tính tin cậy và chính xác của kết quả thẩm định, có thể sử dụng hình thức thuê người có chuyên môn thẩm định để hạn chế rủi ro khoản vay sau này. Tuy nhiên cách này sẽ khiến ngân hàng gia tăng chi phí nhưng hạn chế rủi ro với khoản vay.
Công tác kiểm tra, giám sát sau cho vay: Đối với một khoản vay bước kiểm tra sau cho vay thường các cán bộ tín dụng có dấu hiệu lơ là nếu không được đôn đúc, sát sao. Vì vậy luôn phải yêu cầu hình ảnh của cán bộ đi kiểm tra với kho hàng hay tài sản đảm bảo để đính kèm kết quả kiểm tra sau cho vay để đảm bảo tính trung thực từ nhân viên ngân hàng. Bên canh đó nên yêu cầu cả cán bộ hỗ trợ tín dụng đảm nhiệm khoản vay đó, sắp xếp mỗi buổi trong tháng đi kiểm tra sau vay phòng trường hợp cấu kết của khách hàng với nhân viên tín dụng ngân hàng. Đảm bảo tính an toàn nguồn trả nợ thứ hai nếu khoản vay xảy ra trường hợp xấu nhất, để kịp thời đưa ra hướng giải quyết tốt nhất. Yêu cầu phản ánh đúng bản chất tình hình khách hàng, có những quy định ngiêm phạt khi phát hiện sự gian dối trong công tác làm việc với khách hàng, để có những quyết định cho vay và thu hồi phù hợp.
4.2.2. Nâng cao chất lượng nghiệp vụ của cán bộ tín dụng của ngân hàng
Các trưởng phòng cần phải theo dõi khả năng làm việc của mỗi cán bộ trong phòng để có những chính sách giao phó trách nhiệm công việc một cách phù hợp, nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong công việc.
Chú trọng đến công tác đào tạo cho cán bộ nhằm nầng cao trình độ, kỹ năng xử lý các tình huống phát sinh trong công việc: Mở các lớp đào tạo chuyên môn, tạo điều kiện, hỗ trợ và khuyến khích cán bộ tham ra các khóa học cần thiết. Trong đội ngũ cán bộ kinh doanh, ít nhất cần phải có một cán bộ tín dụng có hiểu biết chuyên môn về mỗi ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Cần được đào tạo chuyên sâu qua lớp học bồi dưỡng chuyên môn, để khi có khoản vay phát sinh sẽ có
nhận định tin cậy từ cán bộ tín dụng đã được đào tạo. Có những quy định về các hình phạt nếu cán bộ tín ngân hàng cố làm sai trách nhiệm công việc của mình.
4.2.3. Ôn định đội ngũ nhân viên, hạn chế có sự thay đổi.
Cần phải hạn chế tối đa tình trạng thay đổi nhân sự thông qua chế độ đãi ngộ nhân viên, lương thưởng hợp lý với năng suất làm việc của nhân viên. Tạo môi trường làm việc hòa đồng và chuyên nghiệp , ngoài giờ làm việc có thể tổ chức các hoạt động như chạy marathon, đá bóng, văn nghệ,.. nhằm gắn kết tinh thần đoàn kết và giao lưu các nhân viên trong ngân hàng. Và vấn đề đạo đức nghề nghiệp của nhân viên luôn được đưa lên hàng đầu khi thực hiện trách nhiệm công việc của mình.
4.2.4. Thực hiện cho vay theo từng thời kỳ phù hợp với biến động của thị trường và nhu cầu của khách hàng tại chi nhánh.
Từ việc triển khai định hướng cho vay theo từng thời kỳ sẽ giúp cho ngân hàng nhận định được việc mở rộng hay thu hẹp quy mô cho vay trong mỗi thời kỳ với các đối tượng khách hàng. Nhằm đạt hiệu quả cao trong hoạt đông cho vay của ngân hàng. Để có thể xây dựng được một chính sách cho vay hợp lý, ngân hàng dựa trên các yếu tố sau:
Dự đoán nền kinh tế sẽ thay đổi và phát triển trong thời kỳ đó như thế nào, sự tác động của chính sách nhà nước đến công tác cho vay của ngân hàng thương mại như thế nào. Từ đó có chính sách đưa ra cần thúc đẩy cho vay các khoản vay ngắn hạn, trung hạn,dài hạn. Thời gian cụ thể của khoản vay như thế nào sẽ an toàn trong thời kỳ đó.
Nghiên cứu cầu thị trường, ngành nghề, hoạt động kinh doanh nào đang nắm thị phần lớn trên thị trường. Nhu cầu của khách hàng khi vay như thế nào, nắm bắt tâm lý của khách hàng để có thể thiết kế các sản phẩm cho vay phù hợp với thị yếu người vay. Từ việc nghiên cứu đó đưa ra quyết định nên mở rộng, hạn chế với những khoản vay nào, đối tượng khách hàng nào để đạt được hiệu quả tốt nhất từ đồng vốn cho vay, hạn chế tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu một cách thấp nhất.
4.2.5. Chính sách tiếp cận khách hàng đa dạng.
Với những khách hàng chưa từng sử dụng sản phẩm cho vay của ngân hàng: Thì cần đẩy mạnh công tác marketing như quảng bá, tiếp thị và tư vấn đên với những đối tượng này thông qua hình thức mở các buổi gặp gỡ trao đổi về những lợi thế, thuận tiện khi các doanh nghiệp này tìm đến TPBank mà không phải các ngân hàng khác.
Đối với khách hàng hiện tại: Luôn đề cao công tác chăm sóc và hỏi thăm tình hình hoạt động của khách hàng, nếu có thể khuyến khích nhân viên ngân hàng việc sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của khách hàng là một món quà tinh thần và phương pháp hữu hiệu để tạo mối quan hệ thân thiết và lâu bền với khách hàng . Nghiên cứu kĩ về các mối quan hệ thương mại những đối tượng khách hàng này để đưa ra chính sách tiếp cận khách hàng mới thông qua chính những đối tác của khách hàng . Có thể có những chính sách ưu đãi cho khách hàng cũ nếu giúp được ngân hàng tiếp cận khách hàng mới. Đó là giải pháp hữu hiệu nếu muốn có được niềm tin từ khách hàng mới.
Có những chính sách tiếp cận với những khách hàng start- up được đánh giá tích cực trong chương trình Shark tank mùa 2, khi TPBank đang là một trong những nhà tài trợ cho chương trình. Vì ngân hàng sẽ có lợi thế có được nhận định khá chính xác từ các nhà đầu tư dày dặn kinh nghiệm, mà không cần phải thuê chuyên gia nhận định. Từ đó có thể đưa ra chính sách tiếp cận và quyết định cho vay với những khách hàng này.