1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Sử dụng phương pháp thí nghiệm nhằm phát triển tính tích cực sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động khám phá khoa học về môi trường xung quanh

99 1,4K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 2,75 MB

Nội dung

Điều này thể hiện ở tính tích cực khi tham gia các hoạt động, tích cực tìm hiểu nhận thức thế giới xung quanh, tích cực tìm tòi khám phá, muốn trải nghiệm với sự vật hiện tượng… Đây là p

Trang 1

Lời cảm ơn

Để hoàn thành bài Khóa luận tốt nghiệp này tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ

vô cùng quý giá Người mà tôi biết ơn nhất đó chính là giảng viên hướng dẫn Ths Phạm Thị Yến Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất của mình tới cô: “Em cảm ơn

cô đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian qua”

Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn của mình tới Ban lãnh đạo Khoa cùng các giảng viên trong Khoa Sư phạm Tiểu học – Mầm non đã tạo mọi điều kiện để giúp đỡ tôi hoàn thành Khóa luận

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, các giáo viên cùng các cháu trường Mầm non Hải Thành đã hợp tác và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài Cảm ơn mọi người trong gia đình, bạn bè đã quan tâm, động viên làm chỗ dựa tinh thần giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu đạt kêt quả

Xin chân thành cảm ơn!

Đồng Hới, 5/ 2016 Tác giả: Lê Quỳnh Trang

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2

4 Gỉa thuyết khoa học 2

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

6 Phạm vi nghiên cứu 3

7 Phương pháp nghiên cứu 3

8 Đóng góp mới của đề tài 4

9 Cấu trúc của khóa luận 4

PHẦN NỘI DUNG 5

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 5

1.1 Cơ sở lý luận 5

1.1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 5

1.1.2 Lý luận chung về tính tích cực và TTCST của trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động KPKH về MTXQ 8

1.1.3 Hoạt động khám phá MTXQ trong trường MN 19

1.1.4 Lý luận chung về phương pháp dạy học thí nghiệm 21

1.2 Cơ sở thực tiễn 27

1.2.1 Tổng quan về khách thể và địa bàn nghiên cứu 27

1.2.2 Tổ chức và phương pháp khảo sát thực trạng 28

1.2.3 Thực trạng sử dụng PP TN nhằm phát triển TTCST cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động KPKH về MTXQ 31

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 36

Chương 2 CÁC THÍ NGHIỆM NHẰM PHÁT TRIỂN TÍNH TÍCH CỰC SÁNG TẠO CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC VỀ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH 37

2.1 Cơ sở định hướng cho việc xây dựng và lựa chọn các TN 37

2.2 Nguyên tắc xây dựng và lựa chọn các TN 37

2.3 Các TN sử dụng cho trẻ trong KPKH về MTXQ 38

2.3.1 Thí nghiệm với đồ vật 38

2.3.2 Thí nghiệm với thực vật 42

Trang 3

2.3.3 Thí nghiệm với nguyên vật liệu của thế giới vô sinh 43

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 52

Chương 3 TỔ CHỨC THỬ NGHIỆM 53

3.1 Mục đích thử nghiệm 53

3.2 Nội dung thử nghiệm 53

3.3 Đối tượng, địa bàn và thời gian thử nghiệm 53

3.4 Lựa chọn và thiết kế giáo án thử nghiệm 53

3.5 Quy trình thử nghiệm 56

3.6 Phân tích kết quả thử nghiệm 56

3.6.1 Kết quả đo trước thử nghiệm 56

3.6.2 Kết quả sau thử nghiệm 58

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64

TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG

4 Bảng 1.4 Việc thực hiện theo quy trình khi sử dụng TN 32

6 Bảng 1.6 Hình thức tổ chức cho trẻ tiến hành TN 33

7 Bảng 1.7 Mức độ phát triển TTCST của 60 trẻ 5-6 tuổi 33

8 Bảng 1.8 Nhận thức của GV về vai trò của PP TN trong hoạt

động cho trẻ

34

9 Bảng 3.1 Mức độ đánh giá các tiêu cí của trẻ trước thử nghiệm 57

10 Bảng 3.2 Mức độ biểu hiện tính nhanh nhạy, nhận biết về đối

tượng của trẻ

58

11 Bảng 3.3 Mức độ chú ý của trẻ khi thực hiện TN 59

12 Bảng 3.4 Mức độ hứng thú tạo ra sự mới lạ của trẻ 60

13 Bảng 3.5 Mức độ duy trì trạng thái tích cực của trẻ 61

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

1 Biểu đồ 3.1 Mức độ trung bình của các tiêu chí trước thử nghiệm 57

2 Biểu đồ 3.2 Mức độ biểu hiện tính nhanh nhạy, nhận biết về đối

tượng của trẻ

58

3 Biểu đồ 3.3 Mức độ chú ý của trẻ khi thực hiện TN 59

4 Biểu đồ 3.4 Mức độ hứng thú tạo ra sự mới lạ của trẻ 60

5 Biểu đồ 3.5 Thời gian duy trì trạng thái tích cực của trẻ 61

6 Biểu đồ 3.6 Mức độ trung bình của các tiêu chí sau thử nghiệm 63

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Nước ta đang bước vào một giai đoạn phát triển mới – giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước nhằm xây dựng một nước dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững chắc đi lên xã hội chủ nghĩa Để hoàn thành nhiệm vụ đó trong điều kiện đất nước còn nghèo, chúng ta phải phát triển giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn lực con người Giáo dục đào tạo là cốt lõi, là trọng tâm của chiến lược trồng người Phát triển giáo dục là nền tảng để tạo ra nguồn lực có chất lượng cao, là động lực của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa Bởi vậy Đảng ta khẳng định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” Trong đó giáo dục mầm non (GDMN)

là một bộ phận cấu thành của hệ thống giáo dục quốc dân, có vị trí rất quan trọng trong

sự nghiệp phát triển nguồn lực của đất nước Bởi vậy “Mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách và chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1” Sự hình thành và phát triển các

đặc điểm tâm lý nói chung và tính tích cực sáng tạo (TTCST) nói riêng ở lứa tuổi mẫu giáo là cơ sở, là nền móng cho sự phát triển tâm lý, khả năng sáng tạo của trẻ sau này 1.2 TTCST của trẻ cần được hình thành từ nhỏ, đặc biệt là ở trẻ 5-6 tuổi Trẻ 5-6 tuổi rất ham học hỏi, tìm tòi, thích quan sát, tìm hiểu thế giới xung quanh và đặc biệt hứng thú với khám phá những điều mới lạ Trẻ không thỏa mãn với những hiểu biết bên ngoài của các sự vật hiện tượng xung quanh mà chúng muốn khám phá, tìm hiểu những bản chất bên trong của sự vật hiện tượng Điều này thể hiện ở tính tích cực khi tham gia các hoạt động, tích cực tìm hiểu nhận thức thế giới xung quanh, tích cực tìm tòi khám phá, muốn trải nghiệm với sự vật hiện tượng… Đây là phẩm chất đáng quý

và cần thiết cho sự phát triển tư duy sáng tạo và nhận thức sau này của trẻ, đặc biệt với trẻ 5-6 tuổi việc phát triển TTCST góp phần làm tốt công tác chuẩn bị cho trẻ bước vào trường phổ thông, nơi mà hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo Chính vì vậy trường mầm non cần quan tâm đúng mức việc phát triển TTCST của trẻ để góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục hiện nay

1.3 Hoạt động giúp trẻ tìm kiếm để phát hiện ra cái mới, cái ẩn dấu của cuộc sống có thể được tiến hành ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau trong trường MN, song cho trẻ khám phá khoa học (KPKH) về môi trường xung quanh (MTXQ) chính là hoạt động thích hợp nhất và thực sự hấp dẫn làm thỏa mãn nhu cầu nhận thức của trẻ, mở ra cho trẻ cánh cửa vào thế giới rộng lớn hơn Vấn đề đặt ra là chúng ta phải sử dụng phương pháp nào có hiệu quả nhất cho sự phát triển TTCST của trẻ trong hoạt động

KPKH về MTXQ?

Thí nghiệm (TN) là việc tổ chức cho trẻ hành động tác động vào đối tượng, làm thay đổi đối tượng nhằm kiểm nghiệm một tính chất nào đó của sự vật hoặc tạo dựng

Trang 7

lại một hiện tượng có trong tự nhiên Trong quá trình thực hiện TN, trẻ có cơ hội tiến hành và thực hiện các thao tác tư duy như so sánh, phân tích, tổng hợp…đồng thời phát triển TTCST của trẻ Thông qua quá trình thực hiện TN, trẻ có thể tự trải nghiệm,

tự khám phá, trẻ sẽ có những sáng tạo để thực hiện tốt công việc Cũng chính thông qua kết quả TN trẻ biết ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày và ở trường MN Đây chính là cơ sở cho những kiến thức khoa học sau này trẻ sẽ tiếp thu ở trường phổ thông Như vậy sử dụng phương pháp (PP) thí nghiệm chính là con đường thuận lợi và

có hiệu quả cho sự phát triển TTCST của trẻ trong KPKH về MTXQ

1.4 PP TN ở các trường mầm non hiện nay được tổ chức một cách hạn chế, chưa kích thích trẻ khám phá, chưa giúp trẻ biểu hiện được TTCST Chính vì vậy, cần phải

có sự nghiên cứu thật kỹ lưỡng những bước thực hiện khoa học kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để có thể lựa chọn các TN phù hợp nhằm nâng cao chất lượng trong hoạt động KPKH về MTXQ nói riêng và nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động nhận thức cho trẻ

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Sử dụng phương pháp thí nghiệm nhằm phát triển tính tích cực sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động khám phá khoa học về môi trường xung quanh”

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu việc sử dụng PP TN nhằm phát triển TTCST cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động KPKH về MTXQ, từ đó xây dựng các TN nhằm góp phần phát triển TTCST

và nâng cao chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ ở trường MN

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

* Khách thể nghiên cứu

Quá trình phát triển giáo dục trí tuệ của trẻ mẫu giáo (MG) thông qua PP TN trong hoạt động KPKH về MTXQ

* Đối tượng nghiên cứu

Cách sử dụng PP TN nhằm phát triển TTCST cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt

động KPKH về MTXQ

4 Gỉa thuyết khoa học

Nếu giáo viên (GV) biết cách sử dụng PP TN trong hoạt động KPKH về

MTXQ một cách hợp lý, linh hoạt thì sẽ phát huy được TTCST, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học và thực hiện tốt nhiệm vụ GDMN

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu những nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về sự phát triển TTCST của trẻ MG và các đặc điểm của TN trong hoạt động KPKH về MTXQ

- Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng PP TN nhằm phát triển TTCST của trẻ MG trong hoạt động KPKH về MTXQ

Trang 8

- Nghiên cứu, lựa chọn các TN nhằm phát triển TTCST cho trẻ

- Tổ chức thực nghiệm sư phạm các TN đã lựa chọn để kiểm nghiệm, đánh giá tính khả thi của PP TN và kiểm chứng giả thuyết khoa học mà đề tài đã đề ra

6 Phạm vi nghiên cứu

6.1 Giới hạn về khách thể nghiên cứu

Đề tài được thực hiện trên 60 trẻ MG 5-6 tuổi và 20 GV ở trường MN Hải Thành, Đồng Hới, Quảng Bình

6.2 Giới hạn về nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu mức độ hình thành và phát triển TTCST của trẻ 5-6 tuổi và biểu hiện TTCST qua việc tổ chức, sử dụng PP TN trong hoạt động KPKH về MTXQ

6.3 Giới hạn về thời gian nghiên cứu

Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 12/2015 – 5/2016

7 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện với sự phối hợp của các phương pháp nghiên cứu sau đây:

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa những nguồn tài liệu liên quan đến đề tài nhiên cứu

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực thiễn

7.2.1 Phương pháp quan sát

- Quan sát biểu hiện TTCST của trẻ khi trẻ thực hiện TN

- Dự giờ, đánh giá PP TN mà GV MN cho trẻ thực hiện

7.2.3 Phương pháp điều tra bằng anket

Nhằm thu thập thông tin về thực trạng sử dụng PP TN trong hoạt động KPKH về MTXQ ở trường MN, từ đó đánh giá thực trạng và làm cơ sở thực tiễn cho việc nghiên cứu, lựa chọn PP TN nhằm phát triển TTCST cho trẻ MG

7.2.4 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Trao đổi, tham khảo ý kiến giáo viên nhằm thu thập những kinh nghiệm quý báu của các nhà chuyên môn về các biện pháp phát triển tính sáng tạo của trẻ để đưa ra kết luận chính xác và khoa học, rút ra bài học cho bản thân

7.2.5 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động của trẻ

- Nghiên cứu giáo án và giờ dạy của GV nhằm tìm hiểu việc tổ chức PP TN và việc phát triển tính tích cực sáng tạo cho trẻ ở trường MN hiện nay

- Nghiên cứu sản phẩm của trẻ (các bài tập, TN, các hoạt động khác nhau của trẻ) nhằm biết được mức độ phát triển TTCST của trẻ

Trang 9

7.2.6 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Bước đầu thử nghiệm các TN đã lựa chọn nhằm đánh giá hiệu quả thực tiễn của

PP TN đó đối với TTCST của trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động KPKH về MTXQ

7.2.7 Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng một số công thức toán học để xử lý các số liệu thu được từ khảo sát thực trạng và thực nghiệm

8 Đóng góp mới của đề tài

- Góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận về PP TN nhằm phát triển

TTCST cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động KPKH về MTXQ

- Xác định được thực trạng sử dụng PP TN nhằm phát triển TTCST cho trẻ

- Nghiên cứu và lựa chọn các TN nhằm phát triển TTCST cho trẻ

9 Cấu trúc của khóa luận

Phần mở đầu

Phần nội dung

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

Chương 2: Xây dựng các thí nghiệm nhằm phát triển tính tích cực sáng tạo cho

trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động khám phá khoa học về môi trường xung quanh

Chương 3: Thử nghiệm sư phạm

Kết luận và kiến nghị

Trang 10

PHẦN NỘI DUNG Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Phát triển TTCST cho trẻ MG 5-6 tuổi có một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện nhân cách của trẻ và chuẩn bị cho trẻ đến trường phổ thông Vì thế có rất nhiều công trình nghiên cứu về các phương pháp, biện pháp nhằm giúp trẻ phát triển TTCST Mặc dù sử dụng các TN là một phương pháp có vai trò hết sức quan trọng trong giáo dục và được nhiều nhà khoa học, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm nhưng vẫn chưa có công trình

cụ thể nào nói về sử dụng TN nhằm mục đích phát triển TTCST cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động KPKH về MTXQ Cụ thể:

* Trên thế giới

Trong giáo dục, vấn đề sử dụng các TN là một phương pháp dạy học đã có từ rất lâu cùng với hệ thống các phương pháp dạy học khác Do đó, có rất nhiều quan điểm, cũng như các công trình nghiên cứu bàn về vai trò của TN

Ngay từ thời văn hóa Phục Hưng, các nhà giáo dục như Thomas More (1478 – 1535) cũng đã đề cao phương pháp quan sát, TN thực hành trong dạy học

Đến thế kỷ XX, nhà Vật Lý nổi danh Heisenberg đã viết: “Những TN đó được sáng tạo ra để giải thích những vấn đề đặc biệt quan trọng bất kể là thực tế cho ta có thực hiện được TN đó hay không Dĩ nhiên, điều quan trọng là TN đó có thể thực hiện được về nguyên tắc, mặc dù kỹ thuật thực nghiệm của chúng có thể rất phức tạp Những TN tưởng tượng đó rất có ích trong việc giải quyết một số vấn đề”

Nhà bác học Anhxtanh đã khẳng định: “Tất cả sự nhận thức về thế giới thực tại xuất phát từ thực nghiệm và hoàn thành bằng thực nghiệm”

Theo nhà động vật học người Pháp Cuvier thì: “Khi ta quan sát ta lắng nghe xem thiên nhiên nói gì, còn khi ta tiến hành TN thì ta phải làm cho thiên nhiên bộc lộ

Nhà giáo dục học kiệt xuất J.A Cômenxki (1592-1670) cho rằng: “Sẽ không có

gì hết trong trí não nếu như trước đó không có gì trong cảm giác” Vì vậy, dạy trẻ

không thể từ sự giải thích suông về các sự vật, hiện tượng mà phải thông qua sự quan sát, thực hành tác động vào đối tượng được tìm hiểu Dạy học dựa vào cảm giác càng

Trang 11

nhiều thì kiến thức sẽ càng chính xác Từ đó, J.A Cômenxki đã rút ra kết luận: “Lời nói không bao giờ đi trước sự vật”

Nhà tâm lý học Jean-piaget xem xét sự phát triển của các thao tác thực hành trong mới liên hệ chung với sự phát triển trí tuệ Ông chỉ ra rằng, các thao tác thực hành có một ý nghĩa đối với sự hình thành tri giác

Trong lý luận giáo dục của mình J.J.Rutxô (1712 – 1778) đã chú trọng các phương pháp dạy học mang tính trực quan, đặc biệt coi trọng TN, thực hành Dạy học theo ông không chỉ mang tri thức đến cho trẻ mà cái lớn hơn là dạy trẻ phương pháp tư duy, phương pháp hành động

Trong những năm 90 của thế kỷ XX, các nhà khoa học Mỹ và Pháp đã đề xuất

“Phương pháp bàn tay nặn bột” Chủ trương của các nhà khoa học này là làm cho việc

đào tạo học sinh tốt hơn bằng cách xem xét lại việc giảng dạy các môn khoa học về tự nhiên ngay từ trường MG, đặt học sinh vào vị trí của nhà khoa học, tự mình xây dựng các phương án TN và chính học sinh tự mình tiến hành các TN dưới sự định hướng, giúp đỡ của GV; đồng thời giúp cho các em hình thành các kỹ năng, kỹ xảo thực hành

Các nghiên cứu về phương pháp TN trong dạy học nói trên đa số đều hướng đến việc nâng cao hoạt động nhận thức của người học

* Ở Việt Nam

Sử dụng TN là một phương tiện hữu hiệu giúp người học tiếp cận và lĩnh hội tri thức một cách có hiệu quả cao, chính vì thế ở Việt Nam trong giai đoạn gần đây có rất nhiều nhà khoa học, tâm lý học, giáo dục học quan tâm, nghiên cứu về TN và các vai trò, tác dụng mà TN đưa lại

Cùng với “Quan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm” của thứ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo, đã có một số nhà nghiên cứu tiến hành nghiên cứu, thử nghiệm, thí điểm việc sử dụng các TN trên tất cả hầu hết các môn học, cấp học nhằm mục đích đưa người học vào những hoạt động trải nghiệm trực tiếp, giúp người học tự tìm tòi khám phá vấn đề

Các tác giả Tạ Ngọc Hòa, Huỳnh Trọng Dương nghiên cứu vai trò của TN vật

lý vào xây dựng quy trình hướng dẫn thực hành vật lý nhằm giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho học sinh

Tác giả Mai Khắc Dũng dựa trên cơ sở phân tích vị trí, vai trò của TN đã đưa ra kết luận: “Sử dụng TN để kích thích hứng thú và lôi cuốn học sinh tích cực tìm tòi kiến thức là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng dạy học Vật lý” Từ đó tác giả tiến hành nghiên cứu, tự làm một số TN trong dạy học Vật lý

Năm 1994, tác giả Nguyễn Ngọc Quang đã hệ thống phương tiện trực quan môn Hóa học gồm: TN và phòng TN (dụng cụ thiết bị, hóa chất) và đồ dùng trực quan (mẫu vật, mô hình, hình vẽ, bảng biểu) Theo tác giả trong quá trình dạy học, phương

Trang 12

tiện trực quan đóng vai trò là mô hình đại diện cho hiện thực khách quan, là nguồn phát thông tin về sự vật, hiện tượng, là cơ sở cho lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh Từ đó, tác giả đã đề xuất các biện pháp, quy trình sử dụng phương tiện trực quan đạt hiệu quả cao

Các tác giả Hoàng Thị Chiên, Nguyễn Văn Lưu, Cao Cự Giác đã đề xuất phương án sử dụng TN để rèn luyện ngôn ngữ Hóa học cho học sinh, nhằm nâng cao hứng thú và chất lượng học tập môn Hóa học

Tác giả Trịnh Bích Ngọc và Phan Minh Tiến cũng đã nghiên cứu việc tổ chức các hoạt động quan sát, TN trong dạy học sinh học ở trường THCS Từ đó, các tác giả

đã đề xuất quy trình tổ chức cho học sinh quan sát và tiến hành TN theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh

Tác giả Nguyễn Vinh Hiển từ sự phân tích vai trò của hoạt động quan sát, TN trong quá trình dạy học nói chung và dạy học học sinh nói riêng đã đề ra việc nâng cao hiệu quả sử dụng TN trong dạy học sinh học tế bào (sinh học 10)

Về các môn khoa học giáo dục các tác giả cũng đã nghiên cứu việc sử dụng phương pháp thí nghiệm chẳng hạn như:

Tác giả Lê Thị Hương nhấn mạnh tới việc sử dụng phương pháp TN kết hợp với hình thức hoạt động nhóm trong quá trình dạy học phần khoa học chuyên môn tự nhiên xã hội nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh

Tác giả Lê Thị Ánh Nga đã đề cập tới việc sử dụng phương pháp TN kết hợp thảo luận nhóm trong dạy học ở trường Tiểu học

Tác giả Trần Thị Nga đưa ra quy trình rèn luyện kỹ năng thực hànhTN và tổ chức cho học sinh thực hành TN trong dạy học phân môn khoa học cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu kể trên đều hướng tới các bậc học như: Tiểu học, THCS, THPT và ĐH Hiện nay, GDMN cũng đang từng bước được đổi mới

về nội dung và hình thức dạy học

Theo Th.s Lê Thị Liên Hoan, đối với trẻ MN, bất cứ điều gì đều là hoạt động trải nghiệm, khám phá Do vậy, thử sai là cách học thích hợp đối với trẻ nhỏ và là con đường hình thành khả năng tự học

Ths Lê Thu Hương, TS Trang Thị Ngọc Trâm, Ths Hoàng Thị Thu Hương, Ths Nguyễn Thanh Giang, trong cuốn “Tổ chức hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ Mầm non theo hướng tích hợp” đã đưa ra một số TN để giúp trẻ khám phá MTXQ

Tác giả Nguyễn Thị Bích Thủy và tác giả Nguyễn Thị Lết cũng đã biên soạn cuốn “Giáo án Mầm non khám phá MTXQ” và đưa ra một số giáo án có sử dụng TN

để giúp trẻ tìm hiểu, KPKH về MTXQ

Trang 13

Các tác giả: Lê Thị Huệ, Trần Thị Hương, Phạm Thị Tâm cùng các tác giả khác

đã biên soạn cuốn “Thiết kế các hoạt động có chủ đích, hoạt động góc và hoạt động ngoài trời dành cho trẻ 5-6 tuổi”, trong đó các chủ đề như: Thế giới thực vật hay các hiện tượng tự nhiên đều có bài thiết kế tổ chức cho trẻ thực hiện các TN nhằm giúp trẻ tìm hiểu, biết rõ hơn về thế giới xung quanh

TS Hồ Lam Hồng đã biên soạn cuốn “Trẻ Mầm non khám phá khoa học” nhằm giúp các cô giáo có nguồn tư liệu để sáng tạo ra những hoạt động, trò chơi cho trẻ khám phá MTXQ theo các đồ dùng, nguyên liệu TN khác nhau Đặc biệt, theo PGS.TS Hoàng Thị Phương trong cuốn tài liệu: “Phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen với MTXQ”, tác giả đã đề cao phương pháp TN trong quá trình tổ chức cho trẻ làm quen với các đề tài về môi trường tự nhiên

Năm 2005, vụ GDMN ra “Chương trình Mầm non mới” nhấn mạnh việc sử dụng phương pháp TN, tạo ra môi trường đưa trẻ vào trải nghiệm trực tiếp trong quá trình hoạt động

Từ việc nghiên cứu lịch sử của việc sử dụng các TN nhằm phát triển TTCST cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động KPKH về MTXQ, chúng tôi có thể khẳng định đề tài nghiên cứu này của chúng tôi đề cập đến vấ đề hoàn toàn mới, không lặp lại các nghiên cứu của các đề tài đã có trước đó với mong muốn góp một phần công sức của mình vào việc phát triển TTCST cho trẻ, nâng các chất lượng dạy học và thực hiện tốt mục tiêu GDMN

1.1.2 Lý luận chung về tính tích cực và TTCST của trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động KPKH về MTXQ

1.1.2.1 Một số khái niệm

* Khái niệm về tính tích cực

Theo từ điển Tiếng Việt, tính tích cực gồm 3 nghĩa:

- Một là, có ý nghĩa, có tác dụng khẳng định, thúc đẩy sự phát triển, trái với tiêu

cực

- Hai là, tính chủ động có những hoạt động nhằm tạo ra những biến đổi theo

phương hướng phát triển

- Ba là, hăng hái nhiệt tình với nhiệm vụ, với công việc

Tính tích cực theo quan điểm duy vật biện chứng: C.Mác – Ph.Ănghen,

V.I.Lênin: “Tính tích cực có nguồn gốc từ yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài, trong

đó yếu tố bên trong có vai trò quyết định Tính tích cực chính là thái độ cải tạo và biến đổi khách thể của chủ thể, nó có vai trò quan trọng trong việc tạo ra thế giới hiện thực khách quan, biến đổi và cải tạo nó”

Các nhà Tâm lý – Giáo dục học lại xem xét tính tích cực ở những khía cạnh khác nhau, đó là:

Trang 14

Tính tích cực gắn liền với hành động, P.I.Ganpêrin cho rằng: “Tính tích cực được thể hiện trong các mức độ lĩnh hội khác nhau và các mức độ ấy chính là chỉ số

đo sự phát triển tính tích cực của chủ thể”

Tính tích cực chính là tính chủ động của chủ thể (hành động ý chí); tính tích cực thực hiện chức năng chỉ báo hoạt động của con người Theo tác giả (V.I.Rômanôv, X.D.Xmimôv…), sự phát triển tính tích cực chính là sự phức tạp hóa dần các chức năng tính tích cực của chủ thể

Tính tích cực được gắn với một hoạt động cụ thể, theo A.N.Lêônchiev,

A.A.Liublinxkaia “Tính tích cực chỉ sự sẵn sàng hoạt động và con người tích cực có nghĩa là con người đang ở trạng thái hoạt động Nhu cầu có mối quan hệ chặt chẽ với tính tích cực, nó chính là nguồn gốc, là động lực của tính tích cực”

Xem xét tính tích cực trong mối quan hệ chặt chẽ giữa trạng thái hoạt động của con người với thái độ cải tạo thế giới của họ Các tác giả L.M.Ackhanghenxki, R.Minle… cho rằng, không nên xem xét tính tích cực chỉ là trạng thái hoạt động cũng như không nên tách rời mặt bên trong của tính tích cực với mặt bên ngoài của nó hoặc

là sự phát triển tính tích cực chỉ xem xét bằng các đặc trưng số lượng và chất lượng của con người

Tính tích cực còn được thể hiện ở sự nỗ lực, sự quyết tâm và chủ thể trong quá trình tương tác với đối tượng để đạt được mục đích đặt ra với chất lượng cao

Từ những quan điểm trên, chúng tôi đưa ra khái niệm về tính tích cực như sau:

Tính tích cực là một phẩm chất quan trọng của nhân cách, là thái độ cải tạo, biến đổi của chủ thể đối với thế giới xung quanh Tính tích cực gắn liền với hoạt động Tính tích cực luôn mang tính chủ động, nó đối lập với tính bị động Động cơ, nhu cầu và hứng thú hoạt động chính là nguồn gốc bên trong của tính tích cực, là động lực thúc đẩy con người ta hoạt động

Đây cũng là một nội hàm của khái niệm công cụ để chúng tôi nghiên cứu TTCST của con người trong đó có TTCST của trẻ MG

* Khái niệm về tính sáng tạo

Cho đến nay, chúng ta có nhiều quan niệm khác nhau về sáng tạo:

Theo S Freud, “Sáng tạo cũng giống như giấc mơ hiện hành, là sự tiếp tục và

sự thay thế trò chơi trẻ con cũ” Với Freud trò chơi và tưởng tượng là hai hình thức

biểu hiện của vô thức, nền tảng của sáng tạo là nguyện vọng không được thỏa mãn

Cùng với quan điểm của Freud cho rằng sáng tạo như một trò chơi, Thiessy

Gaudin, đã viết rằng: “Trò chơi là sự thăm dò những cái có thể và một sự học tập Ai không chơi thì người đó đã thu hẹp trường tri giác và sáng tạo của họ”

Trang 15

Chu Quang Tiềm, giáo sư đại học Bắc Kinh, trong cuốn sách “Tâm lý văn

nghệ” đã định nghĩa sáng tạo là: “Căn cứ vào những ý tưởng đã có sẵn làm tài liệu rồi cắt xén gạt bỏ chọn lọc tổng hợp để tạo thành một hình tượng mới”

Ia.A.Ponomariov (Nga):“Sáng tạo là nét đặc trưng riêng cho cả thế giới vô sinh và hữu sinh từ khi xuất hiện loài người, hình thành nên xã hội loài người Sáng tạo là điều kiện thiết yếu để phát triển vật chất và cùng với sự xuất hiện của chúng thì bản thân các hình thức sáng tạo cũng thay đổi” Ông còn nhấn mạnh thêm: “Sáng tạo của con người chỉ là một trong những hình thức đó”

Đối với L.X Vygotsky hoạt động sáng tạo được coi là hoạt động cao nhất của

con người Theo ông,“Bộ não không những là một cơ quan giữ lại và tái hiện kinh nghiệm cũ của chúng ta, nó còn là cơ quan phối hợp, chỉnh lý một cách sáng tạo và xây dựng nên những tình thế mới và hành vi mới bằng những yếu tố của kinh nghiệm

cũ đó”

Thông thường chúng ta thường cho rằng sáng tạo là hoạt động chỉ có ở một số

ít những thiên tài, những tài năng xuất chúng như: Mozart, Newton, Einstein, Tolstoy… đã tạo ra những tác phẩm vĩ đại hoặc phát minh ra những cái mới về khoa

học kỹ thuật Nhưng theo L.X Vygotsky: “Sự sáng tạo thật ra không phải chỉ có ở nơi

nó tạo ra những tác phẩm vĩ đại, mà ở khắp nơi nào con người tưởng tượng, phối hợp, biến đổi và tạo ra một cái gì mới, cho dù cái mới ấy nhỏ bé đến đâu đi nữa so với những sáng tạo của các thiên tài”

Ông quan niệm rằng: “Sáng tạo là bất cứ hoạt động nào của con người tạo ra được một cái gì mới, không kể rằng cái được tạo ra ấy là một vật của thế giới bên ngoài hay một cấu tạo nào đó của trí tuệ hoặc tình cảm chỉ sống và biểu lộ trong bản thân con người” Như vậy, sáng tạo ở đây được hiểu là hoạt động và hoạt động này tạo

ra cái mới

Ở Việt Nam, cũng có nhiều định nghĩa khác nhau về sáng tạo Trong từ điển

Tiếng Việt (do Hoàng Phê chủ biên): “Sáng tạo là tạo ra cái mới, cách giải quyết mới, không bị phụ thuộc vào cái đã có”

Từ điển Tiếng Việt của tác giả Như Ý: “Sáng tạo là tìm thấy và làm nên cái mới”

Khi đề cập đến quá trình sáng tạo, Nguyễn Đức Uy cho rằng “Đó là sự đột khởi thành hành động của một sản phẩm liên hệ mới mẻ nảy sinh từ sự độc đáo của một cá nhân một đằng và những tư liệu biến cố, nhân sự hay những hoàn cảnh của đời người

ấy, đằng khác”

PGS – TS Nguyễn Huy Tú định nghĩa: “Sáng tạo thể hiện khi con người đứng trước hoàn cảnh có vấn đề Quá trình này là tổ hợp các phẩm chất và năng lực mà nhờ đó con người trên cơ sở kinh nghiệm của mình, và bằng tư duy độc lập tạo ra

Trang 16

được ý tưởng mới, độc đáo, hợp lý trên bình diện cá nhân hay xã hội Ở đó người sáng tạo gạt bỏ được các giải pháp truyền thống để đưa ra những giải pháp mới, độc đáo

và thích hợp cho vấn đề đặt ra”

Tóm lại, các nhà nghiên cứu đã đưa ra những quan niệm khác nhau về sáng tạo

và các quan niệm này có đặc điểm chung là nhấn mạnh đến cái mới và ý nghĩa xã hội của sáng tạo Tuy nhiên mỗi tác giả lại nhìn nhận nó ở những góc độ khác nhau Có tác giả quan tâm tới cái mới của sản phẩm hoạt động, có tác giả quan tâm đến cách thức, đến quá trình tạo ra cái mới đó Ngay cả cái mới cũng nhiều cấp độ, có cái mới đối với toàn xã hội, lại có cái mới đối với chính bản thân người tạo ra nó Các tác giả cũng đều nhấn mạnh ý nghĩa xã hội của sản phẩm sáng tạo

Qua tìm hiểu các khái niệm trên về sáng tạo của các nhà nghiên cứu, theo chúng

tôi sáng tạo có thể hiểu là: quá trình con người vận dụng những kinh nghiệm của bản thân, độc lập đưa ra những ý tưởng mới lạ hoặc cải tạo và biến đổi những sản phẩm

có sẵn để tạo ra những sản phẩm mới nhằm phục vụ cho lợi ích chính đáng của bản thân và của xã hội

* Khái niệm về TTCST của trẻ mẫu giáo

Bắt đầu từ cuối giai đoạn nhà trẻ, ở trẻ xuất hiện nguyện vọng độc lập, nhu cầu

tự khẳng định và ở trẻ mẫu giáo đã có nhu cầu được người khác thừa nhận Đây là những hình thức biểu hiện quan trọng của tính tích cực, là điều kiện cần thiết cho nhân cách của trẻ phát triển bình thường Vì vậy việc giáo dục tính tích cực bắt đầu ngay từ lứa tuổi mẫu giáo

Theo các nhà Tâm lý học, Giáo dục học: TTCST của trẻ MG thể hiện ở lòng ham hiểu biết, muốn khám phá những điều mới lạ của MTXQ Sự phát triển tính ham hiểu biết, trẻ luôn có cảm giác thắc mắc, tò mò cao độ và sự nỗ lực tự phát nhằm khám phá, thử nghiệm và thao tác độc đáo mang tính trò chơi

L.X.Vygotsky cho rằng “Khi trong đầu trẻ xuất hiện ý định chơi và mong muốn tìm kiếm phương tiện để thực hiện nó có nghĩa là đứa trẻ đã bộc lộ tính sáng tạo trong hoạt động chơi của nó” TTCST của trẻ MG được xem xét khi trẻ bắt đầu tái tạo, bắt

chước, mô phỏng một điều gì đó và thường không có tính chủ đích TTCST của trẻ phụ thuộc nhiều vào xúc cảm, vào tình huống và thường kém bền vững

Trên cơ sở phân tích, so sánh, khái quát hóa những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước và trên thế giới về tính tích cực và tính sáng tạo của trẻ

MG, chúng tôi quan niệm TTCST của trẻ MG trong quá trình KPKH về MTXQ như một phẩm chất tâm lý cá nhân của trẻ trong hoạt động giáo dục trí tuệ, thể hiện thái

độ tích cực của trẻ đối với môi trường xung quanh Đó là năng lực trí tuệ phức tạp đòi hỏi sự nỗ lực vận dụng những kinh nghiệm của bản thân để trẻ bắt chước, mô phỏng một điều gì đó và thường không có tính chủ đích TTCST của trẻ không có nghĩa là tạo

Trang 17

ra một cái mới mà chỉ cần trẻ có nhu cầu chơi, ý định chơi và mong muốn tìm ra cách

để chơi, vậy ở trẻ MG TTCST của trẻ phát triển từ kinh nghiệm của trẻ trong một quá trình nào đó chứ không phải là một sản phẩm hoàn chỉnh

1.1.2.2 Đặc điểm phát triển TTCST của trẻ MG 5-6 tuổi

Trong quá trình hoạt động của trẻ, sự bắt chước đóng vai trò quan trọng, tuy nhiên sự tái hiện lại trong quá trình đó không hoàn toàn giống trong thực tế Do đó, TTCST của trẻ thể hiện chân thực, đích thực nhất

- TTCST của trẻ bao giờ cũng xuất phát từ nhu cầu đã có trước, một nhu cầu cấp bách tự nhiên và điều kiện tồn tại của trẻ Trẻ không bao giờ tạo ra cái gì mà trẻ không biết, không hiểu và không có hứng thú

- TTCST của trẻ có thể đột nhiên, có cách làm việc tự do, không cần ghi nhớ, chỉ cần sự bắt chước, bất kì chỗ nào thiếu trí nhớ, những kỉ niệm bị rạn nứt chỉ còn lại những yếu tố rời rạc thì óc tưởng tượng sẽ móc ghép theo cách riêng

- Trẻ ít khi nghiền ngẫm lâu về tác phẩm của mình, phần lớn trẻ sáng tác liền một mạch Trẻ giải quyết nhu cầu tích cực sáng tạo của mình nhanh chóng và triệt để những tình cảm đang tràn ngập trong lòng trẻ

- Trẻ không phải ngẫu nhiên tập trung vào TTCST, mà chính TTCST cho phép đứa trẻ ở lứa tuổi này có thể dễ dàng thể hiện hơn hết những điều đang tràn ngập tâm hồn trẻ

- Trò chơi hay sáng tác của trẻ không phải là hồi ức đơn giản, mà là sự gia công những ấn tượng đã tiếp nhận Sự phối hợp những tiếp nhận ấy và từ đó cấu tạo nên một thực tế mới, đáp ứng nhu cầu và hứng thú của bản thân Vậy khả năng biết xây dựng một hệ thống bằng các yếu tố, biết phối hợp cái cũ lại thành những kết hợp mới chính là tạo nên cơ sở của TTCST

- TTCST của trẻ cũng như trò chơi, về căn bản còn chưa tách rời khỏi hứng thú

và đời sống cá nhân TTCST của trẻ biểu hiện một cách tự phát, độc lập với ý muốn của người lớn

- Tầm nhìn về thế giới xung quanh của trẻ còn rất hạn chế, nên trẻ hầu như chưa biết phân tích các mối liên hệ khác nhau, các sáng tác của trẻ còn mang tính ước lệ và rất ngây thơ

- Những biểu tượng của trẻ không chịu nằm trong lĩnh vực mơ mộng như người lớn, trẻ luôn muốn thể hiện bất cứ tưởng tượng nào của mình thành những hình tượng

và hành động sinh động

- Trong mọi hoạt động của mình trẻ luôn có cảm giác thắc mắc, tò mò cao độ và một sự nổ lực tự phát nhằm khám phá, thử nghiệm và thao tác theo kiểu độc đáo mang tính trò chơi Đó là biểu hiện TTCST của trẻ

- TTCST của trẻ mang tính chất tổng hợp các lĩnh vực trí tuệ, tình cảm, ý chí và đặc biệt là TTCST được hưng phấn với một sức mạnh trực tiếp của cuộc sống

Trang 18

- Chúng ta biết rằng so với người lớn, tri thức và kinh nghiệm của trẻ còn ít ỏi, trí tưởng tượng còn nghèo nàn, hứng thú đơn giản và sơ đẳng hơn nhưng do sự dễ dãi,

sự mộc mạc của trí tưởng tượng nên trẻ sống trong thế giới tưởng tượng nhiều hơn, tin vào sản phẩm của trí tưởng tượng nhiều hơn, kiểm tra những sản phẩm ít hơn đo đó

mà trẻ dễ có những biểu hiện TTCST hơn

- Sản phẩm sáng tạo của trẻ có thể không hoàn hảo nhưng ưu thế là chúng nảy sinh trong quá trình sáng tạo của trẻ

- Ở đứa trẻ, toàn bộ con người nằm trong sự vận động thực tế trực tiếp Nó thể hiện TTCST ra hành động thực tế Nó quan tâm trước hết đến quá trình hành động chứ không phải đến kết quả

1.1.2.3 Vai trò của TTCST đối với sự phát triển tâm lý của trẻ MG

Lứa tuổi MG là giai đoạn phát triển mạnh mẽ về thể chất và tâm lý, do đó mọi tác động đến trẻ lúc này đều có những ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển nhân cách về sau của chính đứa trẻ Cho nên việc phát triển TTCST cho trẻ cần phải được quan tâm thích đáng bởi vai trò quan trọng của nó đối với sự phát triển toàn diện của trẻ Mặc dù những nghiên cứu về TTCST của trẻ còn ít, nhưng thông qua các nghiên cứu của một số nhà tâm lý, giáo dục học thì chúng ta đã phần nào thấy được vai trò của TTCST đối với sự phát triển tâm lý trẻ Điều này thể hiện ở m ột số điểm:

Một là, TTCST là một hình thức trẻ tự do thể hiện cái tôi của mình Đề cặp đến

vấn đề này, X.L.Rubinstein cho rằng: “Mặc dù vốn kiến thức kinh nghiệm của trẻ còn hạn chế, nhưng trẻ có nhiều cơ hội để bộc lộ sự sáng tạo mang tính chủ quan của mình Điều quan trọng là phải xem cái gì là cái mới chủ quan của trẻ Sứ mệnh của sự sáng tạo với vị trí là bậc thang cao nhất ở hoạt động của con người, có liên quan không chỉ những giá trị khách quan và sự phát triển xã hội mà còn có giá trị chủ quan đối với sự phong phú đa dạng trong cuộc sống cá nhân”

Như vậy, ý nghĩa TTCST của trẻ không chỉ được xem xét ở kết quả trong sản phẩm tạo ra mà còn được nhìn nhận trong bản thân quá trình thực hiện Điều quan trọng không hẳn là ở cái mới mà trẻ tạo ra, mà là trẻ đang được hoạt động, đang được bộc lộ và rèn luyện trong hoạt động đó TTCST của trẻ như một trò chơi nảy sinh từ một nhu cầu cấp bách tự nhiên Trẻ tự mình khám phá, tìm tòi, nghĩ ra một cái mới và thể hiện cái mới đó với niềm vui sướng vô biên

Hai là, TTCST giúp trẻ hình thành và phát triển những xúc cảm, tình cảm thẩm

mỹ ở trẻ Khi trẻ tham gia hoạt động, những xúc cảm ở trẻ lay động, qua đây trẻ có thể nhìn thấy cái đẹp, yêu cái đẹp và cố gắng tạo ra cái đẹp trong khuôn khổ vốn kinh nghiệm ít ỏi của mình Cho dù những gì mà trẻ tạo ra không mang giá trị xã hội lớn lao, không mang tính độc đáo hay mới đối với xã hội, nhưng khi được hoạt động, được

Trang 19

sáng tạo và trải nghiệm cảm xúc đã mang lại cho trẻ niềm vui thích vô biên và cũng là món quà vô giá mang lại cho chúng

Ba là, TTCST giúp phát triển ngôn ngữ và trí tuệ cho trẻ Với trẻ, muốn cho trí

TTCST của trẻ phát triển phải cho nó được tham gia vào các hoạt động, trong đó hoạt động vui chơi là hoạt động cơ bản Thông qua hoạt động vui chơi, trẻ được tiếp xúc với thế giới xung quanh, xác lập được quan hệ của mình với hoàn cảnh và với người khác Trẻ được giao lưu, trao đổi, trình bày ý kiến của mình và thỏa sức tưởng tượng

Do vậy có thể nói, thông qua TTCST đã giúp cho các nét tâm lý xã hội, những tri thức, kinh nghiệm và ngôn ngữ của trẻ có nhiều cơ hội phát triển

1.1.2.4 Đặc điểm hoạt động khám phá khoa học về MTXQ của trẻ MG 5-6 tuổi

Trong đôi mắt trẻ thơ, MTXQ là một bức tranh muôn màu với đầy đủ những điều mới lạ, hấp dẫn Song, không phải ở lứa tuổi nào trẻ cũng có những đam mê khám phá, khả năng nhận thức về MTXQ giống nhau

Đối với nhà trẻ: Ở giai đoạn đầu tuổi nhà trẻ, khi tiếp xúc với các sự vật và hiện tượng xung quanh, trẻ mới chỉ thể hiện ra bên ngoài bằng đôi ba từ hoặc bằng những hành động đơn giản, thể hiện những cảm xúc khi được tiếp xúc với đối tượng Sau đó trẻ trả lời được một số câu hỏi của người lớn bằng cách chỉ tay vào đối tượng cụ thể

Đối với trẻ MG: Trẻ 3-4 tuổi thích các hoạt động chân tay và khám phá bằng các giác quan Trẻ thích thú khi quan sát những sự vật, hiện tượng xung quanh và bắt chước những vận động ngộ nghĩnh, mới lạ; hay đặt câu hỏi nhưng không phải lúc nào cũng hiểu câu trả lời; bắt đầu nhận ra các mối quan hệ nhân quả đơn giản dưới dạng câu hỏi đơn giản như: Tại sao? Để làm gì? Trẻ có thể móc nối các sự kiện khi thảo luận nhưng lại gặp khó khăn trong vấn đề phát âm, diễn đạt bằng lời nói

Trẻ 4-5 tuổi đã có một vốn hiểu biết về MTXQ tương đối phong phú, đa dạng Nhu cầu muốn khám phá mọi thứ xung quanh của trẻ phát triển hơn nên trẻ bắt đầu hiểu TN là gì và trở nên có chủ định cũng như sáng tạo hơn trong việc khám phá Trẻ thường thích các TN do bản thân tự tạo ra; bắt đầu suy nghĩ lập kế hoạch cho một hoạt động và đưa ra những dự đoán dựa trên những gì trẻ trải nghiệm được, thích nghĩ ra các lời giải thích về những gì trẻ quan sát được, tuy nhiên trẻ thường thêm những chi tiết tưởng tượng vào các sự việc

Trẻ 5-6 tuổi có vốn từ phong phú hơn, khả năng nhận biết sự vật, hiện tượng xung quanh qua những dấu hiệu nổi bật, điều này kích thích khả năng tập trung chú ý của trẻ lâu hơn, bền vững hơn, ghi nhớ của trẻ có chủ định hơn nên khả năng khám phá sự vật, hiện tượng của trẻ ngày càng phong phú, trẻ có nhiều thông tin hơn về một

số sự vật, hiện tượng nào đó nhưng chưa hiểu biết đầy đủ về bản chất của sự vật, hiện tượng đó: Nhận biết được rằng vật chất có thể bị thay đổi dưới những sự tác động như đun nóng, làm lạnh, trộn hay uốn cong; Bắt đầu khám phá ra những nguồn phát ra âm

Trang 20

thanh, ánh sáng cũng như tính chất của chúng (ví dụ: Trẻ có thể xác định vật gì gây ra

tiếng động trong lớp học hoặc lớp học chiếu sáng như thế nào? ); Trẻ biết nhiều hơn

về nước cùng với đặc tính của nước dựa trên chính những kinh nghiệm của trẻ (trẻ sẽ nhận ra những thay đổi của nước khi ở những trạng thái khác nhau, nhận biết một số vật nổi hay chìm trong nước, ngoài ra trẻ còn biết nước có thể đông cứng thành đá hoặc đá có thể tan chảy thành nước…) Trẻ có khả năng phân nhóm, phân loại đối

tượng theo những dấu hiệu khác nhau (ví dụ: Trong quá trình KPKH về các loại quả,

trẻ có thể phân tích, so sánh và chia nhóm các loại quả dựa trên những hiểu biết của mình theo các dấu hiệu khác nhau của các loại quả như: Nhóm quả nhiều hạt – nhóm quả ít hạt; nhóm quả có vị chua – nhóm quả có vị ngọt; nhóm quả chùm – nhóm quả đơn ) Trẻ có nhu cầu lớn trong việc tiếp xúc và nhận thức về MTXQ cho nên trẻ có thể tự thao tác các TN để xem việc gì sẽ xảy ra và nghĩ ra những lời giải thích cho những gì mà trẻ thắc mắc, tò mò, quan sát được Trẻ cũng có thể thực hiện được một

số TN do cô hướng dẫn và có thể giải thích theo nhiều cách

Tất cả những phân tích trên đây đã cho thấy, trẻ MG 5 – 6 tuổi hoàn toàn có đủ khả năng để thực hiện những TN đơn giản trong hoạt động KPKH về MTXQ

1.1.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành TTCST của trẻ

Một là, sự trưởng thành của bản thân trẻ:

Sự lớn lên và phát triển của trẻ là một quá trình diễn ra liên tục theo một trình

tự và quy luật định sẵn Những thay đổi trong quá trình trưởng thành của trẻ ở lứa tuổi

MG cho phép trẻ giải quyết những tình huống phức tạp hơn Thông qua hoạt động hằng ngày hấp dẫn trẻ, làm trẻ thỏa mãn nhu cầu nhận thức của trẻ, mở cho trẻ cánh của vào thế giới rộng lớn hơn Trong các hoạt động KPKH, trẻ sẽ được tích cực sử dụng các giác quan Vì vậy mà các cơ quan cảm giác của trẻ phát triển hơn, khả năng cảm nhận của trẻ cũng nhạy cảm và chính xác hơn Đồng thời trẻ được tiến hành những thao tác trí tuệ như quan sát, so sánh, phán đoán, nhận xét, giải thích…giúp tư duy và ngôn ngữ của trẻ cũng phát triển Việc tổ chức cho trẻ được trải nghiệm, được khám phá góp phần phát triển ở trẻ những phẩm chất trí tuệ như tính ham hiểu biết, khả năng ghi nhớ có chủ định, tính tích cực nhận thức làm nền cho sự phát triển các năng lực hoạt động trí tuệ Trẻ được tiếp cận theo kiểu thử và sai, cho phép trẻ có thể thử và sai sót, đó chính là những thông tin, những bài học kinh nghiệm cho bản thân trẻ Thông qua hoạt động khám phá, trẻ tiếp thu được những kinh nghiệm thực tiễn, những kiến thức đơn giản về đặc điểm, tính chất, các mối quan hệ, liên hệ, sự phát triển của sự vật hiện tượng trong tự nhiên, xã hội Những kiến thức mà trẻ thu được giúp trẻ ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày của trẻ, giúp cho trẻ phát triển TTCST trong quá trình trải nghiệm và tích lũy vốn kinh nghiệm trong cuộc sống

Trang 21

Trẻ càng lớn thì môi trường hoạt động của trẻ càng được mở rộng, trẻ không chỉ tiếp xúc với những người thân trong gia đình mà còn được tham gia vào các hoạt động

xã hội khác nhau, có nhiều cơ hội để tiếp xúc với những nguời xung quanh, đặc biệt là được chơi, hoạt động, được thỏa mãn nhu cầu khám phá của bản thân trẻ Trong quá trình tham gia vào các hoạt động xã hội khác nhau thì vốn kinh nghiệm của trẻ cũng được tăng lên, đồng thời trẻ cũng trở nên mạnh dạn, tự tin hơn, có nhiểu cơ hội hơn để được trải nghiệm, được thử sai, và hình thành kỹ năng chủ động phát huy kinh nghiệm

và sử dụng nó vào việc nhận thức cái mới

Hai là, hứng thú đối với công việc:

Hứng thú là một thái độ đặc thù của cá nhân đối với đối tượng, công việc nào

đó, do ý nghĩa của nó trong đời sống và do sự hấp dẫn tình cảm của chính nó Hứng thú có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống hoạt động của con người Con người cảm thấy sống đầy đủ và hạnh phúc khi họ có hứng thú Hứng thú sẽ tác động làm con người trở nên tích cực hơn, gần gũi, thân thiện với nhau hơn Công việc nào phù hợp với hứng thú thì được hình thành và phát triển một cách rõ ràng và có hiệu quả

Hứng thú với công việc có ảnh hưởng rất lớn TTCST của trẻ, bởi khi có hứng thú thì trẻ sẽ thực hiện công việc dễ dàng hơn, tìm ra nhiều phương pháp giải quyết công việc hiệu quả hơn Hứng thú với công việc càng cao thì trẻ càng phát triển được TTCST Trong mọi hoạt động nếu thiếu hứng thú thì trẻ sẽ nhàm chán, không muốn thực hiện công việc hay làm cho có, lúc đó trẻ không phát triển được TTCST

- Hứng thú với công việc như là một sự thúc đẩy tình cảm nhận thức của trẻ Hứng thú có vai trò thúc đẩy, nâng cao nhận thức của con người như A.P.Uxôva đã nhấn mạnh vai trò của hứng thú trong quá trình dạy học như sau: “Trẻ chỉ có thể nhận thức một cách có hệ thống các kiến thức, kỹ năng khi mà giờ học làm cho các em hứng thú và gây ra cảm xúc tích cực” Như vậy, hứng thú là động lực thúc đẩy mạnh mẽ, giúp trẻ tự giác hoạt động, học tập và làm việc một cách hiêu quả Cũng nhờ đó mà tri thức có được một cách dễ dàng, dễ nhớ, dễ tái hiện; Chất lượng công việc được đảm bảo, mang lại niềm vui, sự thoải mái tinh thần cần thiết cho con người Ngoài ra, hứng thú còn giúp cho việc tự giáo dục trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả hơn Đặc biệt đối với trẻ MN, thông qua việc hình thành và phát triển hứng thú cho trẻ, trẻ sẽ được tự mình trải nghiệm, thực hành, khám phá thế giới xung quanh Qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành, làm nền tảng cho sự phát triển của trẻ Đồng thời, hứng thú sẽ làm giảm sự cằng thẳng, mệt nhọc và nó mở ra con đường phát triển TTCST cho trẻ, nó giúp cho trẻ tham gia vào hoạt động một cách thoải mái, say mê và hiệu quả hơn Thậm chí, hứng thú với công việc có thể làm thay đổi cả kết quả hoạt động của trẻ

Trang 22

- Quá trình hoạt động khám phá giáo viên có thể hình thành, duy trì, điều khiển được hứng thú với công việc mọi lúc bằng việc xây dựng mục tiêu, nội dung, phương pháp, biện pháp, phương tiện dạy học phù hợp cho từng hoạt động

- Hứng thú thường biểu hiện một cách chủ quan của các trạng thái xúc cảm của

cá thể trong quá trình hoạt động khám phá MTXQ, khi hứng thú với công việc đạt đến cao độ sẽ tạo thành niềm đam mê, biểu hiện như một nhu cầu hoạt động do chính hứng thú tạo nên Đây là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển TTCST của trẻ

Ba là, môi trường giáo dục:

Môi trường giáo dục là những điều kiện cần thiết như: Nhà giáo dục, gia đình,

cơ sở vật chất…để tác động đến trẻ nhằm đặt được mục đích giáo dục Môi trường giáo dục có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ nói chung và phát triển trí tuệ cho trẻ nói riêng

Sự phát triển TTCST xuất phát từ gia đình, trong đó bố mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến trẻ Theo thống kê của nhiều nhà giáo dục: Nếu trong gia đình, người lớn biết quan tâm tạo điều kiện cho trẻ được tham gia vào các hoạt động xã hội và luôn xem trẻ như một thành viên thực thụ của gia đình, đối xử với trẻ một cách bình đẳng, cho phép trẻ được nói lên ý kiến của mình về các vấn đề có liên quan đến trẻ, luôn lắng nghe và tôn trọng trẻ thì sẽ tạo cho trẻ có cảm giác mình được tin tưởng, mình có giá trị với tư cách là một thành viên của gia đình Từ đó trẻ rất tự tin, mạnh dạn và dễ dàng nêu lên

ý kiến cá nhân, thực hiện công việc theo cách giải quyết riêng của trẻ Người lớn cần chú ý đến nhu cầu khám phá, tìm tòi, học hỏi của trẻ Người lớn cần phải chấp nhận, tôn trọng các sản phẩm của trẻ dù sản phẩm đó chưa thực sự tốt, bởi vì những hoạt động của trẻ có thể thử và cho phép được sai sót để trẻ có thể trải nghiệm, đúc rút kinh nghiệm cũng như hình thành tri thức riêng cho bản thân nên sản phẩm trẻ tạo ra có thể chưa thực sự hoàn hảo Cần phải động viên, khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động khám phá thế giới xung quanh để trẻ được thực hành, được trải nghiệm nhiều hơn, giúp trẻ tích lũy được nhiều kinh nghiệm, phát triển nhận thức, hình thành những

kỷ năng cần thiết cho trẻ Người lớn cũng không nên ép buộc và cấm đoán trẻ làm cho trẻ mất đi hứng thú khám phá, cần tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm nhiều hơn, cho trẻ có nhiều cơ hội được tự tìm hiểu những điều thú vị xung quanh cuộc sống của

trẻ Ví dụ: Khi trẻ được tắm hay chơi với nước, trẻ luôn tò mò, tìm ra đủ trò để chơi

như dội nước lên người, múc nước, thả các đồ vật vào nước… Người lớn cần tạo điều kiện cho trẻ tự hình thành những kiến thức, những hiểu biết, động viên, khuyến khích trẻ, hướng dẫn để trẻ tìm ra những hiểu biết mới như vật nào ngấm nước, vật nào không ngấm nước, vật nào ngấm nước thì bị hư hỏng, vật nào chìm, vật nào nổi… chứ

Trang 23

không nên cấm trẻ vì sợ trẻ bị ướt, sợ hư hỏng đồ Tuy nhiên cũng không ép trẻ phải quan sát, phải chơi nếu trẻ không muốn

Trẻ nhỏ học TTCST qua việc quan sát người lớn xung quanh chúng như cho trẻ thấy TTCST bằng cách làm mẫu Vì vậy, bố mẹ hãy tập trung giúp cho trẻ trải nghiệm, tìm tòi, khám phá, giúp trẻ tự tiếp thu và tích lũy kinh nghiệm sống cho bản thân Sự tác động của bố mẹ sẽ phát huy cao độ và triệt để những điều kiện bên trong, giúp trẻ

dễ dàng vận dụng những kinh nghiệm vào công việc trẻ thực hiện

Trường MN là gia đình thứ hai của trẻ, ở đó trẻ có cô giáo, có rất nhiều bạn và

có không gian, thời gian để hoạt động khám phá thế giới bí ẩn xung quanh Tất cả những hành động của cô giáo, các bạn đều có tác động rất lớn đều phát triển toàn diện nhân cách của trẻ nói chung và quá trình hình thành, phát triển TTCST của trẻ nó riêng Vì vậy, để thúc đẩy trẻ tích cực sáng tạo, cô giáo cần làm mẫu cho trẻ học theo

và tạo cho trẻ cảm giác ấm áp, an toàn, được tôn trọng, được đối xử bình đẳng như đang ở gia đình mình Đồng thời, cho phép trẻ được giải quyết vấn đề theo cách riêng của mình và phải tôn trọng ý kiến của trẻ, dù đó là ý kiến chưa đúng

Không gian lớp học cũng có ảnh hướng rất lớn sự phát triển TTCST của trẻ Vì vậy, nơi hoạt động của trẻ cần được chia thành các diện tích nhỏ có độ cách biệt tương đối để trẻ có thể hoạt động tập trung mà không bị ảnh hưởng phân tán sự chú ý, suy nghĩ bởi các bạn khác Các giá đựng đồ dùng phục vụ cho hoạt động của trẻ cần để vừa và ở trạng thái mở để có thể khuyến khích trẻ sử dụng phù hợp với ý tưởng và cách làm của mình

Như vậy, môi trường giáo dục có hưởng rất lớn đến sự phát triển TTCST của trẻ nhỏ, người lớn có thể giúp trẻ học cách không bạo lực để làm được điều mình muốn qua việc thực hiện nghệ thuật “đàm phán/ thoả hiệp ngay chính trong môi trường sống của trẻ Chính sự đàm phán, thoả hiệp đã giúp trẻ có sự mặc cả với nhau

và cùng phát triển

Bốn là, yếu tố thi đua:

Việc phát triển TTCST cho trẻ chỉ mang lại hiệu quả khi trẻ được khuyến khích, được tự mình tìm tòi, khám phá, thực hành, trải nghiệm để tìm ra những cái mới, những cái mà trẻ chưa biết, những điều giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu chơi, khám phá và học hỏi của trẻ đối với thế giới xung quanh

Không khí lớp học là rất quan trọng đối với tâm trạng của trẻ trong mối quan hệ đối với việc học Sự tự tin phát triển tốt khi tất cả sự khác biệt của cá nhân được tôn trọng và chấp nhận Cô giáo phải thừa nhận sự nỗ lực, sự đóng góp tích cực của trẻ trong quá trình hoạt động để tạo ra sản phẩm của trẻ cho dù sản phẩm đó đẹp hay xấu, đạt yêu cầu hay chưa

Trang 24

Việc thi đua với bạn khác để hoàn thành một sản phẩm giống nhau sẽ gây ra sự chán nản, thất vọng nhiều ở trẻ Trong hoạt động khám phá MTXQ, trẻ có thể thi đua

để làm ra những sản phẩm khác nhau hoặc các sản phẩm thay thế phù hợp bằng nhiều cách khác nhau mà không có sự thất vọng chán nản vì những tình huống xảy ra cho phép nhiều sản phẩm ở mức độ khác nhau Giáo viên có thể cung cấp cho trẻ cơ hội để trẻ có thể vừa tạo ra sản phẩm như hướng dẫn của cô giáo vừa làm theo cách sáng tạo riêng của mình Trong lớp học, khi trẻ được kích thích tự đánh giá về thành quả của mình đã đạt được, chúng sẽ phát triển được cảm giác thi đua lành mạnh với chính thành quả của mình

Việc tổ chức thi đua không phải là để xem ai nhanh hơn, mạnh hơn, ai làm được nhiều sản phẩm hơn, ai thắng ai thua mà thi đua ở đây là để tìm ra ai tạo ra nhiều sản phẩm sáng tạo bằng nhiều cách thức khác nhau Trong hoạt động khám phá MTXQ nếu giáo viên biết tổ chức cho trẻ thi đua lành mạnh, công bằng, dân chủ với các bạn trong lớp thì sẽ kích thích ở trẻ hứng thú học tập và giúp trẻ phát triển TTCST một cách tốt hơn

1.1.3 Hoạt động khám phá MTXQ trong trường MN

1.1.3.1 Vài nét về đặc điểm hoạt động khám phá MTXQ của trẻ ở trường MN

MTXQ là toàn bộ các sự vật hiện tượng trong thế giới tự nhiện, xã hội tồn tại gần gũi, quen thuộc xung quanh chúng ta MTXQ bao gồm: môi trường tự nhiên (Thế giới động vật, thế giới thực vật, thế giới vô sinh) và môi trường xã hội (bản thân trẻ, gia đình, nhà trường, cộng đồng )

Hoạt động khám phá MTXQ là một trong những hoạt động đặc thù của trẻ lứa tuổi MN Chính vì thế, các nhà giáo dục rất quan tâm, nghiên cứu và đưa vào tổ chức cho trẻ ở trường MN Trong các hoạt động này, trẻ được tìm hiểu, khám phá MTXQ một cách hệ thống, chính xác và khoa học bằng các hình thức tổ chức, phương pháp, biện pháp giáo dục khác nhau

Hoạt động khám phá MTXQ của trẻ ở trường MN có một số đặc điểm sau:

- Ngày từ tuổi nhà trẻ, trẻ đã có mong muốn tìm hiểu những sự vật hiện tượng xung quanh Các em rất thích thú khi được tìm về bản thân, về vị trí của mình trong gia đình, trong xã hội, được chơi với đồ vật, được khám phá các sự vật hiện tượng xung quanh Trẻ mong muốn được người lớn giải đáp những thắc mắc của mình dù

đó là những câu trả lời chưa chính xác Trẻ muốn được tự phục vụ mình, thích xem người khác làm việc, đặc biệt trẻ cảm thấy sung sướng khi được giúp đỡ người lớn

và được người lớn khen thưởng Càng lớn nhu cầu khám phá MTXQ của trẻ càng phát triển mạnh mẽ, trẻ thường xuyên đặt những câu hỏi thắc mắc cho người lớn, trẻ hỏi liên tục hết câu hỏi này đến câu hỏi khác, có những lúc câu hỏi của trẻ dồn người lớn đến chân tường Nếu không được người lớn giải đáp thì trẻ sẽ cảm thấy rất buồn

Trang 25

Chính vì thế, hoạt động khám phá MTXQ ở trường MN được tổ chức xuất phát

từ nhu cầu và hứng thú của trẻ

- Hoạt động khám phá MTXQ của trẻ ở trường MN là hoạt động có mục đích rất rõ ràng Đó là:

+ Cung cấp cho trẻ hệ thống kiến thức đơn giản, chính xác cần thiết về các sự vật hiện tượng gần gũi, quen thuộc xung quanh trẻ

+ Hình thành và phát triển ở trẻ các năng lực nhận thức và các kỹ năng xã hội cần thiết nhằm giúp trẻ phát hiện vấn đề, tích luỹ kiến thức và giải quyết các tình huống đơn giản xảy ra trong cuộc sống

+ Giáo dục thái độ ứng xử đúng đắn đối với thiên nhiên xung quanh

- Các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ rất đa dạng, phong phú, sinh động và không ngừng biến đổi Để khám phá được nó đói hỏi ở trẻ phải có sự nỗ lực tư duy và

sự phối hợp hành động của người Cũng chính vì thế, hoạt động này đã thu hút được

sự tập trung chú ý cao độ của trẻ

- Nhạy cảm với MTXQ là bản chất của trẻ nhỏ Trẻ đến với thế giới xung quanh một cách đầy cảm xúc của tâm hồn Do đó, hoạt động khám phá MTXQ của trẻ ở trường MN đã có tác động mạnh mẽ đến xúc cảm, tình cảm cũng như nhận thức của trẻ, mang đến cho trẻ những giây phút thăng hoa và đã thoả mãn nhu cầu tìm hiểu, khám MTXQ của trẻ

Như vậy, trẻ em ngày từ khi còn nhỏ đã có nhu cầu hợp nỗ lực tìm tòi, khám phá và khám phá MTXQ là hoạt động tạo nhiều cơ hội giúp trẻ thoả mãn nhu cầu đó

Từ đặc điểm hoạt động khám phá MTXQ của trẻ ở trường mầm non chúng tôi xác định hoạt động khám phá MTXQ là một trong những hoạt động trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở trường mầm non, nhằm giúp trẻ phát triển TTCST

1.1.3.2 Những cơ hội để hình thành TTCST cho trẻ qua hoạt động khám phá MTXQ

Hoạt động khám phá MTXQ là một trong những hoạt động đặc thù của trẻ được tổ chức ở trường MN Hiện nay, hầu hết các trường MN đang thực hiện chương trình đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục Chương trình này được chia thành 8 chủ điểm, mỗi chủ điểm thể hiện một vấn đề của cuộc sống Thông qua các chủ đề khác nhau, trẻ không chỉ dễ dàng lĩnh hội kiến thức, kinh nghiệm xã hội mà còn có cơ hội để hình thành các kỹ năng, năng lực cần thiết Trẻ được dạy cách biết làm thế nào để sử dụng các kỹ năng, biết khi nào thì cần sử dụng nó Mặt khác, trẻ còn học được cách nhận ra các tình huống có thể sử dụng các kỹ năng một cách hợp lý và hiệu quả nhất

Chủ đề của hoạt động khám phá MTXQ rất phong phú đa dạng và độ phức tạp ngày tăng thêm Vì vậy, đòi hỏi trẻ phải tích cực nhiều hơn, nỗ lực tư duy, tìm tòi khám phá, trải nghiệm, lĩnh hội những tri thức, tích lũy những kinh nghiệm cho bản thân Tất cả

Trang 26

trẻ đều rất thích tiếp xúc và hoạt động với sự vật hiện tượng xung quanh, trẻ sẵn sàng hoạt

động với thiên nhiên, đồ vật, đồ chơi, thích được giao tiếp với bạn bè và người xung

quanh Trẻ luôn đặt ra câu hỏi vì sao? Tại sao? Cái đó là cái gì? Từ đâu mà có? khi quan

sát các sự vật hiện tượng xung quanh Người lớn khó mà trẻ lời được hết những thắc mắc

của trẻ đặt ra Vì vậy, gia đình và nhà trường phải tạo điều kiện cho trẻ thường xuyên tiếp

xúc với thiên nhiên, giao tiếp với bạn bè và những người xung quanh Người lớn cần có

thái độ đúng với những hành động của trẻ, cần thỏa mãn những nhu cầu khám phá cho trẻ

MTXQ rất đa dạng, phong phú, chứa đựng đầy ắp các điều kì diệu mà trẻ mong

muốn được khám phá, được trải nghiệm, được hiểu biết Tuy nhiên, nhận thức của trẻ về

MTXQ còn mang nặng cảm tính và tính trực quan hành động Trẻ chỉ mới nhận biết được

những đặc điểm bên ngoài mà chưa có khả năng nhận thức được bản chất của đối tượng

Người lớn cần tạo điều kiện cho trẻ sử dụng các giác quan để hoạt động trực tiếp với các

sự vật hiện tượng vào những thời điểm thích hợp: nhìn, sờ, nếm, ngửi… và dùng ngôn

ngữ để khái quát lại nhứng đặc điểm đực trưng của sự vật hiện tượng Thông qua đó, giúp

cho trẻ phát huy tối đa tính tích cực hoạt động, gây cho trẻ nhiều hứng thú trong quá trình

trải nghiệm, thực hành để tích lũy kinh nghiệm, hình thành và phát triển TTCST ở trẻ

Khi tham gia vào các hoạt động khám phá MTXQ, để hoàn thành tốt nhiệm vụ

nhận thức đòi hỏi trẻ phải biết tuân thủ theo những yêu cầu chung và sự phân công nhiệm

vụ của giáo viên đối với từng cá nhân trẻ Bởi tất cả những hành động, việc làm của cá

nhân trẻ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thực hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả

công việc

Qúa trình hoạt động khám phá MTXQ đã tạo ra cho trẻ xúc cảm mới, đó là sự

thích thú, say mê khi thực hiện nhiệm vụ công việc theo cách của riêng mình Trẻ được

rung động, sung sướng khi tận hưởng thành công của mình, và đau buồn khi bị thất bại

Chính vì thế, TTCST được phát triển để hiệu quả công việc trở nên tốt hơn

Tuy vậy, trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ công việc, sự phát triển TTCST

của trẻ cũng thường xuyên xảy ra những khó khăn, những tình huống bất thường đòi hỏi

trẻ phải tìm cách khắc phục, đòi hỏi trẻ phải biết biết kiềm chế và điều chỉnh hành vi cũng

như cảm xúc của bản thân phù hợp với yêu cầu của giáo viên và nhiệm cụ công việc

Hoạt động khám phá MTXQ là hoạt động có rất nhiều cơ hội để hình thành

TTCST cho trẻ TTCST của trẻ chính là chất kết dính để tạo được sự thành công của hoạt

động khám phá Tuy vậy, việc hình thành TTCST cho trong hoạt khám phá MTXQ không

phải ngày một ngày hai hình thành được mà cần phải được tổ chức rèn luyện thường

xuyên, liên tục bằng các biện pháp giáo dục phù hợp 1.1.4 Lý luận chung về phương pháp dạy học thí nghiệm

1.1.4.1 Khái niệm thí nghiệm

Trang 27

TN được xem là một trong những phương tiện trực quan quan trọng hàng đầu trong dạy học nói chung và dạy trẻ MN nói riêng Có nhiều khái niệm và cách hiểu về

TN khác nhau:

Theo từ điển Tiếng việt, TN là gây ra một hiện tượng, một biến đổi nào đó trong điều kiện xác định để quan sát, tìm hiểu, nghiên cứu, kiểm tra hay chứng minh

Có thể giải thích: TN là một phương pháp, một hình thức quan sát đặc biệt, được

tổ chức trong điều kiện có tổ chức mà trẻ được tham gia một cách tích cực

Hoặc TN là làm thử theo những điều kiện, nguyên tắc đã được xác định để nghiên cứu, chứng minh

Theo một số quan điểm khác nhau thì cho rằng: TN là một thử nghiệm hay kiểm tra một lý thuyết khoa học bằng cách thao tác với các yếu tố môi trường để quan sát kết quả có phù hợp với các tiên đoán lý thuyết hay không

TN còn được gọi là: Qúa trình tạo dựng một sự quan sát, thực hiện một phép đo, hay TN là sự quan sát hiện tượng nghiên cứu trong các điều kiện được kiểm tra chính xác, cho phép theo dõi tiến trình của hiện tương và tái tạo lại hiện tượng đã có sẵn Trong vật lý học và hóa học, TN là phương pháp, là cách thức mà bằng cách nào

đó, con người tác động một cách có ý thức, hệ thống lên các sự vật, các hiện tượng xảy

ra trong những điều kiện nhất định Sự phân tích về mặt lý thuyết các điều kiện và quá trình xảy ra trong TN có vai trò hết sức quan trọng Sự tác động đó có thể là trực tiếp hay gián tiếp thông qua các thiết bị máy móc gọi là công cụ

TN là hành vi có mục đích kiểm chứng giả thuyết hay lý luận đã đề ra hoặc phân tích mối quan hệ nhân quả giữa các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên Bằng cách tái hiện và quan sát các hiện tượng trong điều kiện nhân tạo và sử dụng các dụng cụ thích hợp để quan sát, đo đạc, Tn cho chúng ta những kết quả (tài liệu) khách quan để dựa vào đó có thể tìm ra tính đúng sai của giả thuyết đã đề ra và mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng

Theo nghiên cứu, chúng tôi đồng ý với khái niệm: TN là việc tổ chức cho trẻ hành động tác động vào đối tượng, làm thay đổi đối tượng nhằm kiểm nghiệm một tính chất nào đó của sự vật hoặc tạo dựng lại hiện tượng nào đó trong tự nhiên

1.1.4.2 Đặc điểm phương pháp thí nghiệm trong hoạt động KPKH về MTXQ

PP TN là một trong các PP thuộc nhóm PP thực hành giúp trẻ KPKH về MTXQ MTXQ là tất cả những gì bao quanh chúng ta như tự nhiên, con người, các đồ vật… Bởi thế các TN cho trẻ khám phá MTXQ cũng có nội dung liên quan đến tất cả các sự vật, hiện tượng và con người Tuy nhiên, do mức độ nhận thức của trẻ MG còn hạn chế, trẻ chưa hiểu cũng chưa sử dụng được các ngôn ngữ phức tạp và khó hiểu nên các TN dành cho trẻ thường rất đơn giản, dễ thực hiện, không gây nguy hiểm đối với trẻ, đưa trẻ vào những trải nghiệm trực tiếp để tìm hiểu một vấn đề, giải quyết một hay

Trang 28

nhiều nhiệm vụ nhận thức nào đó trong quá trình KPKH về MTXQ TN đòi hỏi GV hoặc trẻ phải tác động lên sự vật, hiện tượng để phát hiện hoặc chứng minh một vấn đề nhận thức cụ thể

Những TN đơn giản có thể được tổ chức rộng rãi ở trong các hoạt động hằn ngày của trẻ như: Hoạt động học có chủ đích, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc (góc học tập, góc thiên nhiên, góc xây dựng…) trong đó, hoạt động KPKH về MTXQ là hoạt động phù hợp nhất để tiến hành các TN cho trẻ

Thông qua việc GV tổ chức cho trẻ làm các TN, trẻ sẽ phát triển óc quan sát, khả năng phán đoán, khả năng phán đoán, khả năng so sánh, phân tích, tổng hợp; PP TN còn kích thích ở trẻ tính ham hiểu biết; Tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, được thao tác, được rèn luyện và phát triển TTCST, từ đó rút ra những kết luận khoa học đúng đắn

về về các sự vật, hiện tượng và mối quan hệ giữa chúng trong tự nhiên và xã hội Đồng thời, qua những TN giáo dục trẻ có thái độ tích cực đối với thiên nhiên, các đồ vật Theo nhà GD cổ đại J.A.Cômenxki (1592 – 1670) đã từng viết trong cuốn “Phép

giảng dạy vĩ đại” thì: “Giáo dục có mục đích đánh thức năng lực phán đoán đúng đắn, phát triển nhân cách Hãy tìm ra phương pháp nào GV ít dạy hơn, học sinh học nhiều hơn” Với tư tưởng đó, GV cần tạo ra các tình huống, tạo ra môi trường sao cho trẻ

được thể hiện sự tò mò, ham hiểu biết và có thể chủ động giải quyết các tình huống mà trẻ bắt gặp hoặc các tình huống GV lựa chọn cho trẻ

Trong hoạt động học nói chung và hoạt động KPKH về MTXQ nói riêng, PP TN luôn thu hút được sự chú ý của trẻ bởi các em rất tò mò, thích thú mỗi khi GV đưa ra các dụng cụ để tiến hành TN Do đó, trẻ sẽ say mê, hứng thú học tập Đây cũng là cơ hội tốt nhất để phát triển TTCST của trẻ một cách tối đa Mặt khác, việc tiếp xúc với

PP TN có tác dụng góp phần giáo dục kỹ năng thực hành, kỹ năng sống, kỹ năng làm việc theo nhóm… cho trẻ

Các nguyên liệu phục vụ cho TN thường là những gì có xung quanh, gần gũi với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của trẻ TN được thực hiện trong một thời gian nhất định (Thời gian thực hiện TN dài hoặc ngắn tùy vào nhiệm vụ mà TN đặt ra)

1.1.4.4 Phân loại thí nghiệm

Nếu như ở cấp học THCS, THPT… các TN được phân loại dựa trên những tính chất của sự vật, hiện tượng như: Đối với tính chất hóa học có TN Hóa học; đối với tính chất vật lý có TN Vật lý thì ở bậc MN TN được phân thành những loại sau:

* Thí nghiệm thực vật: Đối tượng của TN sẽ là thực vật như hạt, cây, rễ, các loại

lá… Loại TN này sẽ tìm hiểu về những yếu tố liên quan đến thực vật như thức ăn, môi trường sống, quá trình phát triển và mối quan hệ thực vật TN thường được thực hiện

để trả lời câu hỏi: Hạt này có nảy mầm thành cây được không? Hoa có hút nước không? Vì sao hoa héo? Vì sao hoa tươi? Cành cây, lá cây có nảy mầm không? Cây có

Trang 29

cần nước, không khí, ánh sáng không? Cây này có sống được trên cạn, dưới nước

không?

* Thí nghiệm với động vật: Đối tượng của TN sẽ là những loài động vật, bao gồm

động vật sống dưới nước, động vật sống trên cạn và động vật sống trên trời… Loại TN

này cũng sẽ tìm hiểu các yếu tố như thức ăn, môi trường sống, thói quen sinh hoạt, quá

trình sinh sản, sinh trưởng… TN được thực hiện để trả lời hoặc giải thích những câu

hỏi như: Con này thích ăn gì nhất? Con này phản ứng với âm thanh, ánh sáng như thế

nào? Còn này bơi hay chạy? Con này sinh ra và lớn lên như thế nào? Con này sống

trên cạn hay dưới nước? Các con này có cần thức ăn, nước uống, không khí không?

Tuy nhiên, khi sử dụng động vật để tiến hành các TN thì rất khó để kiểm soát diễn

biến có thể xảy ra, nhiều khi là gây nguy hiểm đến bản thân trẻ hoặc TN sẽ làm ảnh

hưởng xấu đến đối tượng được lựa chọn, liên quan đến vấn đề đạo đức Do đó, TN này

thường ít được sử dụng Trong bài khóa luận này, chúng tôi sẽ không đưa ra các TN

liên quan đến động vật

* Thí nghiệm với đồ vật: Đối tượng của TN sẽ là các đồ vật: Đồ vật làm bằng kim

loại, đồ vật làm bằng thủy tinh, sứ… Loại TN này sẽ tìm hiểu về các đặc điểm của đồ

vật như kích thước, màu sắc, hình dáng, chất liêu… TN được thực hiện để trả lời các câu

hỏi như: Vật nào chìm, vật nào nổi? Các vật chìm như thế nào? Vật nào trong suốt? Vật

nào đựng được nước? Vật nào tạo ra gió? Giấy và vải có gì khác nhau? v.v…

* Thí nghiệm với các nguyên vật liệu của thiên nhiên vô sinh: Đối tượng của TN

sẽ là những gì liên quan đến thiên nhiên vô sinh như: Nước, ánh sáng, gió, cát… Cụ

thể: Với nước (nước trong suốt, nước chuyển màu, chuyển mùi, chuyển vị, nước có thể

hòa tan, không hòa tan các chất, nước bốc hơi, nước đóng băng…); Với không khí

(không khí có ở khắp nơi, không khí có trọng lượng, không khí cần cho sự cháy; với

gió (gió đến từ đâu…); Với ánh sáng; Với các vật chất khác có ở xung quanh Đây là

TN được xem là phog phú nhất trong các loại còn lại vì đối tượng TN rất đa dạng với

nhiều đặc điểm, tính chất khác nhau

1.1.4.5 Điều kiện tiến hành thí nghiệm

- Để tạo ra hứng thú và nhu cầu nhận thức ở trẻ, trước khi tổ chức TN, GV cần

nêu ra tình huống có vấn đề, từ đó kích thích trẻ đưa ra các phán đoán (giả thuyết) của

mình GV cũng nên khuyến khích trẻ cùng với cô tạo ra tình huống quan sát bằng cách

chuẩn bị các phương tiện, đồ dùng đầy đủ để làm TN Hướng dẫn trẻ tác động vào đối

tượng để tạo ra tình huống quan sát bằng cách chuẩn bị các phương tiện, đồ dùng đầy

đủ để làm TN Hướng dẫn trẻ tác động vào đối tượng để tạo ra tình huống quan sát

Sau khi đã tạo ra tình huống, cô hướng dẫn trẻ quan sát

- Có thể phân trẻ theo hình thức cá nhân, từng nhóm để thực hiện TN hoặc cho

trẻ thực hiện TN theo cả lớp dựa vào mục đích, nội dung của TN; Khi GV biểu diễn

Trang 30

TN thì tất cả trẻ ở các nhóm hoặc cả lớp đều được xem và trong điều kiện thuận lợi nhất; Kết quả TN phải có sự thay đổi rõ ràng

- Trong quá trình tổ chức TN, không được làm ảnh hưởng xấu hoặc làm chết các đối tượng Vì vậy khi xuất hiện những biến đổi rõ nét trên đối tượng TN (lá hơi vàng, cây không tươi…) cần thay đổi điều kiện của đối tượng ngay

- Với những TN đơn giản, ngắn gọn, cô gợi ý cho trẻ tập trung chú ý, quan sát, phát hiện và đi đến kết luận ngay Với những TN phức tạp, phải tiến hành trong thời gian dài, cô nên chọn các thời điểm thích hợp để cho trẻ quan sát Trong quá trình quan sát có thể kết hợp với phương pháp mô hình hóa để trẻ ghi nhận những sự thay đổi, phát triển hoặc các mối liên hệ của đối tượng Cô và trẻ cùng xây dựng sơ đồ, sau mỗi lần quan sát trẻ sẽ dùng kí hiệu (biểu tượng) để điền vào sơ đồ Khi TN đã có kết quả rõ nét cô kết thúc quá trình quan sát, sau đó cho trẻ được trình bày kết quả nghiên cứu của mình để đi đến kết luận cuối cùng

- Cần có găng tay và khẩu trang hoặc trang phục bảo hộ cho trẻ khi thực hiện những TN liên quan đến hóa chất hoặc sự thay đổi nhiệt độ để đảm bảo an toàn cho trẻ

1.1.4.6 Quy trình tiến hành thí nghiệm

Để tổ chức TN chúng ta cần phải trải qua 3 bước:

* Bước 1: Xác định mục đích TN: Khi tổ chức TN trẻ cần xác định mục đích của

TN Mục đích của TN cần được cụ thể hóa bằng các nhiệm vụ Nhiệm vụ do GV đặt ra hoặc GV giúp trẻ tự xác định Nhiệm vụ phải rõ ràng, được xác định theo trình tự nhất định Việc giải quyết nhiệm vụ nhận thức đòi hỏi sự tìm tòi tích cực: Phân tích, đối chiếu cái đã biết với cái chưa biết, đưa ra kết luận về nguyên nhân của hiện tượng, lựa chọn biện pháp giải quyết

* Bước 2: Chuẩn bị các điều kiện TN: Cần chuẩn bị các điều kiện TN như: Đối tượng TN (loại đối tượng phù hợp, số lượng đối tượng); Địa điểm làm TN với khoảng không gian cần thiết, thời gian cần thiết cho việc tổ chức TN; Các dụng cụ, tài liệu cần thiết khác liên quan; Suy nghĩ trước cách bố trí trẻ và sự tham gia vào TN của trẻ Trong quá trình xác định các điều kiện TN, GV cần khuyến khích trẻ tham gia bàn bạc và chuẩn bị GV có thể tiến hành đàm thoại với trẻ về việc xác định điều kiện TN; Khuyến khích trẻ tham gia vào việc chuẩn bị TN

* Bước 3: Qúa trình tiến hành TN: TN có thể diễn ra trong thời gian ngắn hoặc kéo dài như quan sát Nếu nhiệm vụ được giải quyết trong quá trình quan sát thì việc thảo luận kết quả quan sát thì việc thảo luận kết quả quan sát cũng diễn ra ngay sau đó

GV sẽ cùng trẻ phân tích điều kiện tiến hành TN, so sánh kết quả và rút ra kết luận trên cơ sở các kết luận đã thu nhận được GV cần kích thích trẻ độc lập rút ra kết luận

Trang 31

1.1.4.7 Vai trò của PP TN đối với sự phát triển TTCST của trẻ MG

- Trẻ 5 – 6 tuổi rất ham học hỏi, tìm tòi, thích quan sát, tìm hiểu thế giới xung quanh và đặc biệt hứng thú với việc khám phá những điều mới lạ Chúng rất hiếu kì, cái gì cũng muốn biết, muốn trải nghiệm và không ngừng đặt ra những câu hỏi “ vì sao?”, trong khi thế giới xung quanh trẻ lại quá rộng lớn, quá phong phú và đầy ắp những bí mật, điều này càng khơi gợi ở trẻ tính tò mò khám phá Tính hiếu kì của trẻ phát triển mạnh mẽ hoàn toàn trái ngược với khả năng, vốn hiểu biết của trẻ chưa thể

lý giải được khiến cho trẻ càng tò mò hơn, càng muốn khám phá hơn Trẻ tiếp xúc với MTXQ chủ yếu thông qua sự tiếp xúc bằng giác quan, bằng việc tiếp xúc trực tiếp với đối tượng để nhận thức đối tượng Vì vậy, khi cho trẻ thực hiện PP TN cũng có nghĩa

là cung cấp, làm chính xác hóa tri thức cho trẻ về đặc điểm, tính chất, làm sáng tỏ mối quan hệ và sự phụ thuộc giữa các sự vật hiện tượng xảy ra xung quanh trẻ Bên cạnh

đó, sử dụng PP TN sẽ kích thích được ở trẻ tính tò mò, khám phá, hứng thú tham gia, trải nghiệm và tạo cơ hội cho trẻ suy nghĩ độc lập để tự mình tìm ra lời giải, thu thập, lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng mà không bị phụ thuộc vào sự điều khiển của

GV

Ví dụ: Với TN “gió có từ đâu” cô đặt cho trẻ cầm các băng giấy, lông gà đứng

trước gió, khi thấy giấy bay bay, cô cho trẻ nhận xét và yêu cầu trẻ giải thích nhận xét của mình Cô cho trẻ đứng trước quạt máy và cho trẻ phán đoán xem điều gì sẽ xảy ra khi cô mở quạt, sau đó cô mở quạt và cho trẻ nhận xét (mát, có gió thổi) Cho trẻ lý giải vì sao cô bật quạt lại mát và rút ra kết luận quạt tạo ra gió mát Cô cho trẻ trải nghiệm việc tạo ra gió bằng các vật dụng khác như bìa giấy, quạt mo…cho trẻ nhận xét và cho trẻ tự tìm ra những vật tạo ra gió ngoài những gì cô đã chuẩn bị Cô cho trẻ phán đoán xem từ bộ phận của cơ thể người thì bộ phận nào có thể tạo ra gió và cho trẻ trải nghiệm để kiểm chúng lại những phán đoán do trẻ đưa ra bằng cách thổi, phẩy tay…và rút ra kết luận gió có từ đâu

Đây là một TN đơn giản, khi thực hiện TN này trẻ có thể tự mình trải nghiệm, trẻ sẽ thích thú khi được phán đoán, tò mò khi trải nghiệm để rút ra kết luận, tích cực suy nghĩ,

tự tìm ra được những vật dụng, và cả các bộ phận trên cơ thể mình có thể tạo ra gió

- Tổ chức các TN đơn giản là một hình thức tạo tình huống cho trẻ phát triển TTCST, giúp trẻ được trải nghiệm trực tiếp Đây chính là cơ hội để trẻ thỏa sức khám phá, tìm hiểu, thử nghiệm với đối tượng

Ví dụ: Với TN “Sự biến đổi của màu sắc” cô cho trẻ quan sát các cốc nước, cho trẻ nhận xét đặc điểm của nước là không màu Hỏi trẻ điều gì sẽ xảy ra nếu cô cho vào cốc nước này một thìa bột màu đỏ? Trẻ phỏng đoán, nêu ý kiến sau đó trải nghiệm (quan sát sự thay đổi khi cho một thìa bột màu đỏ vào cốc nước) Nêu kết luận sau khi

Trang 32

trải nghiệm Cho trẻ tự trải nghiệm pha các bột màu khác vào cốc nước theo ý thích của trẻ để tạo ra các cốc nước màu khác nhau Sau đó cho trẻ nêu kết luận cuối cùng sau khi trải nghiệm, cô cùng trẻ tổng hợp lại các ý kiến: Nước sạch không màu có thể thay đổi màu khi pha bột màu vào nước

Khi thực hiện TN này trẻ sẽ trực tiếp được trải nghiệm, được thực hiện theo ý thích, tạo ra các cốc nước màu khác nhau khi pha các bột màu khác nhau

Sử dụng TN trong hoạy động KPKH về MTXQ giúp trẻ hiểu được dễ dàng các

sự việc, hiện tượng phức tạp, tạo niềm tin có cơ sở khoa học cho trẻ vào kiến thức mới, kích thích và gây hứng thú học tập cho trẻ Điều quan trọng nhất, TN còn giúp trẻ phát triển TTCST: Trẻ nỗ lực tìm tòi, mô phỏng, bắt chước… Đồng thời cũng góp phần rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức của trẻ vào cuộc sống một cách linh hoạt; Giúp trẻ hiểu được mối quan hệ nhân quả của các sự vật, hiện tượng xung quanh, góp phần giáo dục xúc cảm, tình cảm nhận thức cho trẻ

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Tổng quan về khách thể và địa bàn nghiên cứu

Trường Mầm non Hải Thành thuộc phường Hải Thành, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình Trường Mầm non Hải Thành được hình thành và đi vào hoạt động từ năm 1972, trường có bề dày về thành tích trong công tác chăm sóc cũng như giảng dạy Năm 2004, nhà trường được UBND thành phố và Phòng giáo dục và Đào tạo thành phố Đồng Hới giao nhiệm vụ xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 Chọn trường Mầm non Hải Thành là địa bàn nghiên cứu, chúng tôi có được những thuận lợi và khó khăn như sau:

- Khó khăn

+ Hệ thống phòng học, phòng chức năng, phòng làm việc của cán bộ, nhân viên còn thiếu; Trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi còn đơn điệu Một số lớp có số lượng cháu đông so với quy định biên cháu/ lớp

+ Khuôn viên trường còn hẹp, môi trường cảnh quan nhà trường như cây xanh, cây cảnh còn hạn chế

Trang 33

+ Lực lượng phụ huynh có con em gửi tại trường đa số làm nghề ngư dân đánh bắt hải sản và buôn bán nhỏ, nghề nghiệp không ổn định do phụ thuộc vào thời tiết quanh năm

- Quy mô trường lớp: Trường thực hiện đa dạng hóa các loại hình thức trường, lớp: + Tổng số nhóm, lớp: 13

+ Nhà trường thực hiện tốt chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ

Không có tình trạng ngộ độc thực phẩm xảy ra tại trường

+ 100% trẻ được khám sức khỏe định kỳ và cân đo đúng lịch

+ Nhà trường tổ chức thực hiện chương trình đúng theo từng độ tuổi, thực hiện

nghiêm túc chế độ sinh hoạt hằng ngày

Chúng tôi tiến hành khảo sát nhằm mục đích:

- Đánh giá nhận thức của GV MN về vai trò của PP TN đối với sự phát triển TTCST của trẻ MG 5 – 6 tuổi

- Đánh giá thực trạng việc tổ chức PP TN nhằm phát triển TTCST cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động KPKH về MTXQ

- Đánh giá thực trạng biểu hiện mức độ TTCST của trẻ 5-6 tuổi trong quá trình thực hiện PP TN và một số ảnh hưởng đến sự phát triển TTCST của trẻ khi thực hiện

PP TN

1.2.2.2 Đối tượng và thời gian khảo sát

* Đối tượng khảo sát

- Chúng tôi tiến hành khảo sát 20 GV đang trực tiếp công tác và giảng dạy tại trường Mầm non Hải Thành – Đồng Hới – Quảng Bình Trong đó có 2 cán bộ phụ

Trang 34

trách quản lý chuyên môn Hầu hết các cán bộ và GV đều có sức khỏe tốt, năng lực giáo dục và khinh nghiệm chăm sóc trẻ tương đương nhau, được đào tạo chuyên ngành

Khảo sát tại trường MN Hải Thành – Đồng Hới – Quảng Bình

1.2.2.4 Nội dung khảo sát

Khảo sát nhận thức về vai trò của PP TN cũng như mức độ sử dụng, cách thức

sử dụng PP TN của GV nhằm phát triển TTCST cho trẻ MG 5-6 tuổi trong hoạt động KPKH về MTXQ

- Khảo sát biểu hiện mức độ phát triển TTCST của trẻ MG 5-6 tuổi trong hoạt động KPKH về MTXQ

1.2.2.5 Phương pháp khảo sát

Chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó phương pháp quan sát được xem là phương pháp chủ đạo và các phương pháp còn lại là các phương pháp bổ sung

- Phương pháp quan sát: Mục đích của phương pháp quan sát này là quan sát các

biểu hiện ra bên ngoài của TTCST trẻ khi trẻ thực hiện các TN cũng như tham gia vào các hoạt động ở trường MN; Quan sát cách tổ chức các TN nhằm phát triển TTCST cho trẻ trong hoạt động KPKH về MTXQ Đối tượng quan sát của phương pháp này gồm có 2 đối tượng:

+ Quan sát trẻ: Quan sát các biểu hiện về hành động tri giác, hành động TTCST, cách giải quyết nhiệm vụ của PP TN Quan sát tính độc lập, khả năng nhạy bén, thái

độ của trẻ khi thực hiện các TN và khi tham gia các hoạt động khác Việc quan sát này được tiến hành bởi nhà nghiên cứu, cô giáo dạy lớp MG 5-6 tuổi và cộng tác viên + Quan sát cô đứng lớp: Chúng tôi quan sát cách thức GV tổ chức PP TN cho trẻ; Quan sát thái độ và cách ứng xử của GV trước nhu cầu khám phá của trẻ, quan hệ với trẻ trong quá trình thực hiện TN

- Phương pháp đàm thoại: Thực hiện trên cô và trẻ

- Phương pháp điều tra Anket: Chưng cầu ý kiến của 20 GV đang trực tiếp giảng

dạy tại trường MN Hải Thành – Đồng Hới – Quảng Bình

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động:

+ Giáo án và giờ dạy của GV

+ Chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ MN 5-6 tuổi

+ Kế hoạch tuần, tháng, năm của cô dạy lớp MG 5-6 tuổi

Trang 35

+ Nhật ký theo dõi trẻ của cô đứng lớp

+ Sản phẩm của trẻ (quá trình và kết quả thực hiện các bài tập TN, các hoạt động khác nhau của trẻ)

- Phương pháp thống kê toán học: Chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê toán

học để xử lý các số liệu thu thập được

Mục tiêu GDMN trong chương trình đổi mới hiện nay phát triển theo xu hướng tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm nhằm giúp cho trẻ phát triển tốt về tất cả các mặt: Đức, trí, thể mĩ, trong đó việc hình thành và giúp trẻ phát triển TTCST đóng vai trò hết sức quan trọng, được ưu tiên hàng dầu trong quá trình giáo dục trẻ Chính vì thế một vấn

đề đặt ra là làm thế nào để đổi mới, tìm ra các phương pháp, biện pháp có hiệu quả nhất cho sự phát triển TTCST của trẻ?

Những năm gần đây, việc sử dụng PP TN nhằm nâng cao hiệu quả dạy học đang

là vấn đề được quan tâm nhiều nhất, vì thế vai trò của PP TN cũng được đề cao, tuy nhiên thực tiễn hiện nay cho thấy việc sử dụng PP TN nhằm phát triển TTCST cho trẻ qua hoạt dộng KPKH về MTXQ chưa thực sự được các trường MN quan tâm đúng mực, GV thường sử dụng PP TN một cách bị động, thường là khi có dự giờ, thao giảng hoặc khi có thanh tra, thi cử… hoặc phụ thuộc nhiều về cơ sở vật chất Do đó, tần số sử dụng các TN vẫn còn rất thấp, đa số nằm trên giấy và lý thuyết, trẻ ít được thực hành

1.2.2.6 Xây dựng các tiêu chí và thang đánh giá về sự phát triển TTCST của trẻ 5-6 tuổi

Sự phát triển TTCST cho trẻ MG 5-6 tuổi được chúng tôi xét dưới các tiêu chí và các thanh đánh giá TTCST như sau:

- Tiêu chí 1: Tính nhanh nhạy trong hoạt động của trẻ khi tham gia học TN

- Tiêu chí 2: Sự chú ý của trẻ về đối tượng TN

- Tiêu chí 3: Hứng thú tạo ra sự mới lạ của đối tượng TN

- Tiêu chí 4: Lượng thời gian duy trì trạng thái tích cực của trẻ trong giờ học

Bảng 1.1: Các tiêu chí và thang đánh giá

Trẻ xác định mục đích chậm, tinh thần làm việc còn chậm, có tham gia vào giải quyết các nhiệm vụ nhưng cần sự giúp đỡ của người khác

Trẻ xác định không đúng, tỏ ra không thích tham gia vào hoạt động

Trang 36

Sự chú ý Trẻ tập trung chú ý

cao độ, chăm chú theo dõi hành động, tỉ

mỉ, cẩn thận khi thực hiện

Trẻ thụ động trong việc theo dõi hành động, lời nói của cô, trẻ không cẩn thận và

tỉ mỉ khi thực hiện

Trẻ không chú ý và

tỏ ra không thích đối với giờ học

Hứng thú

tạo ra sự

mới lạ

Rất thích: trẻ sôi nổi, cuốn hút, biết nêu ý tưởng mới lạ và nỗ lực thực hiện ý tưởng

đó

Thích: trẻ tỏ ra ham thích khi tiếp xúc với đối tượng, thực hiện theo những gì cô giáo hướng dẫn

Trẻ tỏ ra không thích tham gia thực hiện nhiệm vụ bài học

Trẻ tích cực vừa: tham gia hoạt động học tập chỉ kéo dài đến nửa giờ học

Trẻ không tích cực: tham gia hoạt động học tập được lúc mới bắt đầu rồi thôi hoặc

từ đầu đã không tham gia

1.2.3 Thực trạng sử dụng PP TN nhằm phát triển TTCST cho trẻ 5-6 tuổi qua

Bảng 1.2: Nhận thức của giáo viên về vai trò của PP TN trong hoạt động cho trẻ

Từ kết quả điều tra trên cho chúng ta thấy rằng 25% GV đã nhận thức được mức

độ rất quan trọng và 70% GV nhận thức được mức độ quan trọng của việc sử dụng PP

TN nhằm phát triển TTCST cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động KPKH về MTXQ

Qua đó, chúng tôi có thể khẳng định mức độ quan trọng của PP TN đối với sự rèn luyện và phát triển TTCST cho trẻ thông qua hoạt động KPKH về MTXQ và trong việc nâng cao hiệu quả dạy học

Trang 37

1.2.3.2 Mức độ sử dụng PP thí nghiệm của giáo viên nhằm phát triển tính tích cực sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học về MTXQ

Bảng 1.3: Mức độ sử dụng PP thí nghiệm của giáo viên nhằm phát triển TTCST cho

trẻ thông qua hoạt động KPKH về MTXQ

Dựa vào bảng trên cho chúng ta thấy tất cả các GV đều đã sử dụng PP TN trong hoạt động KPKH về MTXQ Mặc dù các GV đa số đã nhận thức tốt và đề cao vai trò của việc sử dụng PP TN nhưng thực tế vẫn còn rất nhiều GV (90%) sử dụng PP TN không thường xuyên để giúp trẻ phát triển TTCST

1.2.3.1 Nội dung, cách thức sử dụng PP thí nghiệm của GV nhằm phát triển tính tích cực sáng tạo của trẻ trong hoạt động khám phá khoa học về MTXQ

Bảng 1.4: Các nội dung PP TN của giáo viên trong hoạt động cho trẻ khám phá

4 Các nguyên liệu của thế giới vô sinh 4 20

Dựa vào bảng, có thể thấy đa số GV MN sử dụng PP TN liên quan đến những nội dung khác nhau Điều này chứng tỏ được sự phong phú trong việc lựa chọn nội dung các TN; Trong đó nội dung liên quan đến đồ vật là nhiều nhất (50%) Khi được hỏi vì sao chị chọn PP TN liên quan đến đồ vật nhiều nhất thì đa số GV đều căn cứ chủ yếu vào điều kiện thực tế của trường, lớp để lựa chọn nội dung: Do có sẵn đồ dùng, vật liệu trong lớp Như vậy, đa số GV đều bị động, dựa dẫm vào các thiết bị và

đồ dùng của nhà trường

1.2.3.4 Việc thực hiện theo quy trình khi sử dụng thí nghiệm của GV nhằm phát triển TTCST của trẻ trong hoạt động KPKH về MTXQ

Bảng 1.5: Việc thực hiện theo quy trình khi sử dụng các TN

Trang 38

Dựa vào bảng chúng ta thấy được, các giáo viên rất linh động trong việc sử dụng các thí nghiệm khi dạy học Đa số các giáo viên khi sử dụng các TN đều dựa vào quy trình thực hiện Một số giáo viên dựa vào từng thí nghiệm để linh hoạt thay đổi quy trình để giúp trẻ dễ tiếp thu hơn

Bảng 1.6: Thời gian tiến hành PP TN

Qua bảng trên, chúng ta cũng nhận thấy phần lớn các GV (50%) đều sử dụng PP

TN vào trong các hoạt động học có chủ đích trong khi PP TN có thể tiến hành ở khắp mọi nơi và trên các hoạt động Khi hỏi vì sao chị lại sử dụng các TN vào thời gian trong các tiết học có chủ đích lŕ nhiều nhất, nhìn chung chúng tôi đều nhận được câu trả lời là do dễ lồng ghép vào các hoạt động cho trẻ KPKH về MTXQ Đây là một nhận thức đúng Tuy nhiên, vẫn còn đa số các GV còn lại chọn kết hợp nhiều thời gian khác nhau (30%) như cho trẻ tiến hành TN kết hợp ở trong hoạt động góc (góc thiên nhiên: TN sử dụng nhiều nhất là “Quan sát các vật chìm nổi” Nếu như tổ chức cho trẻ tiến hành PP TN kết hợp ở hoạt động góc thì GV khó bao quát được hết trẻ, thường thì hành động của trẻ sẽ không có sự kiểm soát chặt chẽ của cô nên kết quả thu lại sau TN không cao, trẻ chỉ tiến hành TN theo sự thích thú mà không chú ý đến nhiệm vụ của

Kết quả cho thấy phần đông GV (60%) lựa chọn hình thức cho trẻ tiến hành PP

TN theo nhóm vì theo các GV, nếu tổ chức theo cả lớp thì quá đông, cơ sở vật chất không đáp ứng đầy đủ với số lượng trẻ nên khi phân nhóm trẻ, GV thường phân theo

số lượng đồ dùng: Nếu đồ dùng nhiều thì phân trẻ thành nhiều nhóm, nếu đồ dùng ít thì phân trẻ thành ít nhóm Số lượng thành viên trong nhóm cũng phải phụ thuộc vào

số lượng đồ dùng (mỗi nhóm có số lượng từ 3-6 trẻ) Nếu mục đích chính của việc sử

Trang 39

dụng PP TN là để giúp trẻ phát triển TTCST mà GV chỉ tổ chức cho trẻ làm việc theo nhóm dựa vào số lượng đồ dùng trong lớp thì sẽ rất khó đem lại hiệu quả cao cho TN Trẻ dễ bị nhàm chán khi các đồ dùng không dược phong phú, mới mẻ đối với trẻ Điều này chứng tỏ GV chưa thực sự chú trọng đến việc sử dụng PP TN nhằm giúp trẻ phát triển TTCST thông qua hoạt động KPKH về MTXQ

1.2.3.5 Mức độ phát triển tính tích cực sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi khi thực hiện các hoạt động hằng ngày nói chung và khi thực hiện các thí nghiệm trong hoạt động khám phá khoa học về MTXQ nói riêng

Để biết được mức độ phát triển TTCST của trẻ chúng tôi đã tiến hành điều tra quan sát biểu hiện thao tác sáng tạo của 60 trẻ thống qua các hoạt động hàng ngày trên hai lớp MG lớn hay qua các bài dạy TN mà các cô giáo đứng lớp tổ chức Qua đó, chúng tôi nhận thấy rằng đa số trẻ có mức độ biểu hiện TTCST chưa cao Trẻ thường tham gia vào hoạt động một cách thụ động, phụ thuộc vào sự chỉ dẫn hành động hay mớm lời của cô

Đồng thời, chúng tôi cũng lấy ý kiến nhận xét của các GV về mức độ phát triển TTCST của trẻ qua các hoạt động hàng ngày trên lớp và thông qua PP TN mà các GV

Qua phân tích thực trạng trên, chúng tôi có nhận xét chung như sau:

- Phần lớn các GN MN được điều tra đều đánh giá cao vai trò của việc sử dụng các TN trong hoạt động KPKH về MTXQ để phát triển TTCST cho trẻ

- Đa số các GV đều sử dụng TN vào trong các giờ học có chủ đích nhưng sử dụng không thường xuyên, chưa khai thác triệt để, hiệu quả mà PP TN đưa lại để giúp trẻ phát triển TTCST, đồng thời nâng cao hiệu quả dạy học

Trang 40

- Nội dung PP TN mà GV lựa chọn cho trẻ thường phụ thuộc vào cơ sở vật chất chứ chưa chú trọng đến khả năng tiếp nhận của trẻ vì thế mà nội dung PP TN thường lặp đi lặp lại gây nhàm chán, trẻ không tập trung được vào bài học

- Mức độ phát triển TTCT của trẻ qua quá trình cho trẻ KPKH về MTXQ còn thấp Cô giáo lên lớp chủ yếu là đàm thoại cho nên tiết học không hấp dẫn, trẻ không chú ý và hứng thú vào nội dung bài học TTCST của trẻ chưa được GV quan tâm đúng mức để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện

Điều này có thể do một số nguyên nhân sau:

- Do các chủ thể cho trẻ KPKH về MTXQ chứa một nội dung vô cùng đa dạng và phong phú nên GV chưa nắm vững cơ sở lý luận; Kiến thức còn hạn chế về nhiều lĩnh vực cho nên khi lên lớp còn rất lúng túng Mặt khác, do khả năng sư phạm của GV còn hạn chế, chưa linh hoạt, chủ động khi lên lớp nên rất khó để tổ chức một TN hoàn chỉnh

- Đa phần các GV còn quen với các phương pháp dạy cũ, vẫn chưa làm quen được với phương pháp mới và hình thức tổ chức chăm sóc – giáo dục trẻ trong chương trình MN mới

- Xuất phát từ nhận thức chưa đúng đắn của GV về PP TN: Nhắc đến PP TN là

GV thường nghĩ ngay đến những khó khăn như TN rất khó thực hiện hoặc đồ dùng để tiến hành TN rất khó tìm nên nhiều GV tỏ ra e ngại khi lựa chọn TN cho trẻ làm quen Trong khi đó nội dung của PP TN cho trẻ làm quen thường gần gũi với cuộc sống hàng ngày, dễ thực hiện và đồ dùng rất dễ kiếm (có thể là những ve chai, phế liệu)

- Do nhu cầu đến trường của trẻ ngày càng nhiều, cơ sở vật chất thiếu thốn, GV thiếu nên phần lớn số trẻ trong một lớp vượt quá mức chuẩn cho phép Điều này làm cho GV rất vất vả trong việc lựa chọn hình thức tổ chức TN cho trẻ (theo nhóm, cả lớp…) và khả năng bao quát của cô cũng bị hạn chế phần nào

Những nguyên nhân kể trên đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển TTCST của trẻ và hiệu quả cho trẻ khám phá về MTXQ

Tóm lại: Trong chương 1 này chúng tôi đã phân tích lý luận thực tiễn và thực trạng của đề tài, đây là cơ sở quan trọng cho phép chúng tôi xây dựng cách thức sử dụng các

TN nhằm giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển TTCST qua hoạt động KPKH về MTXQ

Ngày đăng: 16/12/2017, 10:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w