1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng chăm sóc GSGC

47 216 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 3,54 MB
File đính kèm Bài giảng Chăm sóc GSGC.rar (4 MB)

Nội dung

Nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo, bài giảng “Chăm sóc gia súc, gia cầm” được biên soạn với nhiều nội dung nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng về một số đặc kỹ thuật chăn sóc các loài gia súc, gia cầm, từ đó giúp người học áp dụng vào thực tế sản xuất. Tài liệu gồm 07 chương: Chương 1: Theo dõi sức khỏe ban đầu Chương 2: Vệ sinh chuồng nuôi Chương 3: Vệ sinh dụng cụ chăn nuôi Chương 4: Phân lô, phân đàn gia súc, gia cầm Chương 5: Cho gia súc vận động Chương 6: Tắm chải cho gia súc Chương 7: Luyện cơ năng

Trang 1

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHỆ VÀ NÔNG LÂM PHÚ THỌ

-NÔNG VĂN TRUNG

BÀI GIẢNG MÔN HỌC: CHĂM SÓC GIA SÚC, GIA CẦM

(Tài liệu lưu hành nội bộ dùng cho trình độ trung cấp nghề chăn nuôi gia súc gia cầm)

Phú Thọ, năm 2015

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Trong chương trình đào tạo nghề Chăn nuôi gia súc, gia cầm của trường Caođẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ, "Chăm sóc gia súc, gia cầm" là một mônhọc cơ sở chuyên ngành trong chương trình môn học bắt buộc dùng đào tạo trình độTrung cấp nghề

Nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo, bài giảng “Chăm sóc gia súc,gia cầm” được biên soạn với nhiều nội dung nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vềmột số đặc kỹ thuật chăn sóc các loài gia súc, gia cầm, từ đó giúp người học áp dụngvào thực tế sản xuất

Tài liệu gồm 07 chương:

Chương 1: Theo dõi sức khỏe ban đầu

Chương 2: Vệ sinh chuồng nuôi

Chương 3: Vệ sinh dụng cụ chăn nuôi

Chương 4: Phân lô, phân đàn gia súc, gia cầm

Chương 5: Cho gia súc vận động

Chương 6: Tắm chải cho gia súc

Chương 7: Luyện cơ năng

Tài liệu do ông Nông Văn Trung chủ biên cùng sự tham gia đóng góp của tậpthể sư phạm tổ bộ môn Chăn nuôi – Thú y của trường Trong quá trình biên soạn,chúng tôi đã được sự quan tâm giúp đỡ và đóng góp ý kiến của Ban giám hiệu, lãnhđạo các phòng khoa chuyên môn của Trường và các ban đồng nghiệp, chúng tôi xinchân thành cảm ơn

Mặc dù có nhiều cố gắng, song với thời gian và năng lực hạn chế, chắc chắnthiếu sót là điều khó tránh khỏi Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiếncủa bạn đọc, các đồng nghiệp để tài liệu này được bổ sung đầy đủ hơn

Tác giả

Trang 3

M c l c ụ ụ

Trang 4

Bài 1: THEO DÕI SỨC KHỎE BAN ĐẦU

Mục tiêu: Học xong bài này người học có khả năng:

- Thực hiện được việc theo dõi sức khoẻ ban đầu đối với đàn gia súc, gia cầm nhằm phát hiện trường hợp bất thường để có biện pháp xử lý theo yêu cầu kỹ thuật

1 Quan sát vật nuôi

Những biểu hiện khỏe mạnh của vật nuôi:

- Gương mặt tươi tỉnh

- Mắt sáng và long lanh

- Tai đứng và hướng về phía trước hoạt vẩy tai linh động

- Chăm chú, nghe ngóng, quan sát động tĩnh xung quanh

- Ăn uống ngon miệng

- Thân nhiệt bình thường

Thân nhiệt bình thường của một số loài vật nuôi

2 Phát hiện trường hợp bất thường

2.1 Phát hiện bất thường về thân nhiệt

Khi thân nhiệt không bình thường thì con vật có những biểu hiện bên ngoài nhưsau:

- Sốt: gương mũi khô, mắt đỏ, da khô, thở nhanh, mạnh

- Thân nhiệt hạ: lạnh, co cụm, tím tái

Trang 5

Đo thân nhiệt cho con vật để có kết luận chính xác

Thân nhiệt bình thường của một số loài vật nuôi

Những biểu hiện bất thường của vật nuôi:

- Sắc thái, diện mạo buồn bã, hoặc bồn chồn, bực dọc, rối loạn mạch, thở mạnh, thânnhiệt bất thường,

- Thú gầy ốm là hậu quả của việc suy dinh dưỡng hoặc bị tổn thương dài ngày; Danhăn, mũi khô: mất nước

- Chảy mũi, ho, hắc hơi, thở khó: tổn thương hệ thống dẫn khí, phổi

- Đối với ngựa hay ngáp, vểnh môi trên: đường tiêu hóa rối loạn, nên kiểm tra phân đểchẩn đoán

- Nước mắt, nước mũi chảy dài ; nước dãi chảy nhiễu hoặc sùi bọt như bọt bia; thèlưỡi, nuốt khó

- Con vật có biểu hiện đào đất, đứng nằm không yên, xao xuyến, lăn lộn, đá bụng,ngoáy nhìn bụng biểu hiện đau bụng

- Nước tiểu đậm màu, màu bất thường, lượng nước tiểu nhiều hoặc ít: rối loạn hoặctổn thương hệ tiết niệu

- Chân cẳng, hệ vận động, cơ co cứng: ngộ độc hoặc biểu hiện bại liệt do thiếukhoáng, bệnh dại, bệnh uốn ván

Trang 6

- Con vật vã mồ hôi, đứng khựng lại, thở mạnh, trợn mắt, sùi nước bọt : biểu hiệncảm nóng, cảm nắng

- Con vật đi khập khiểng, đi lại khó khăn, qùe, quì xuống khi di chuyển tổn thương ở hệvận động, do viêm khớp, liệt chân hoặc bị tổn thương ở chân, móng

- Con vật kêu la hoặc rên rỉ, mắt vẩn tỉnh táo hay đi ăn uống bậy, tóp hông: con vậtđói ăn, đói sữa, khát nước

3 Xử lý

3.1 Những nguyên nhân gây bất thường cho vật nuôi

- Do mầm bệnh xâm nhập: vi sinh vật gây bệnh, do ký sinh trùng

- Do tác động của môi trường bên ngoài vào cơ thể con vật: Có nhiều tác nhân bênngoài làm ảnh hưởng đến trạng thái, sức khỏe của con vật:

- Yếu tố ngộ độc: do ăn uống, tiếp xúc, hít thở với các yếu tố độc, ngộ độc thuốc

- Do chất lượng thức ăn không đảm bảo

- Do chuồng trại chật chội, tểu khí hậu chăn nuôi không phù hợp

- Do chăm sóc không đúng kỹ thuật

- Do chế độ nghỉ ngơi, khai thácsản phẩm không hợp lý

- Do thời tiết bất lợi

3.2 Biện pháp xử lý

3.2.1 Nguyên tắc chung

Tùy thuộc vào mức độ biểu hiện của vật, vào nguyên nhân gây nên bất thường

và tùy vào từng trường hợp cụ thể mà có những đề xuất hoặc biện pháp xử lý cụ thể

* Xác định nguyên nhân gây ra những bất thường của vật nuôi

Những nguyên nhân gây bất thường cho vật nuôi

- Do mầm bệnh xâm nhập: vi sinh vật gây bệnh, do ký sinh trùng

- Do tác động của môi trường bên ngoài vào cơ thể con vật: Có nhiều tác nhânbên ngoài làm ảnh hưởng đến trạng thái, sức khỏe của con vật:

- Yếu tố ngộ độc: do ăn uống, tiếp xúc, hít thở với các yếu tố độc; Do ngộ độcthuốc

Trang 7

- Do chất lượng thức ăn không đảm bảo

- Do chuồng trại chật chội, tểu khí hậu chăn nuôi không phù hợp

- Do chăm sóc không đúng kỹ thuật

- Do chế độ nghỉ ngơi, khai thácsản phẩm không hợp lý

- Do thời tiết bất lợi

* Một số biện pháp xử lý khi vật nuôi có biểu hiện bất thường:

Các chăm sóc ban đầu gồm:

- Nhốt riêng ở khu cách li, giữ yên tĩnh cho con vật, điều chỉnh môi trường vật nuôithích hợp

- Nếu thú nhẹ, chưa rõ triệu chứng thì theo dõi, chăm sóc: cho ăn uống dễ tiêu, uốngantistress, uống vitamin C, bổ sung dinh dưỡng cần thiết

- Trường hợp vật bị bệnh do những yếu tố nguy hiểm cho nhiều loài vật thì tùy vàocác qui định các cấp chức năng quan lý: khoanh vùng, hạ sát và tiêu hủy vật nuôi theo đúng qui định

- Trường hợp các bệnh được phép xử lý thì thường tuân theo nguyên tắc:

+ Trước hết phải cách ly con vật

+ Xử lý cấp cứu: điều trị triệu chứng, bảo vệ tính mạng con vật

Một số thuốc sử dụng:

Hạ sốt: anagin, paracetamol

Trang 8

Kháng viêm, chống sưng: dexamethasol (thường kết hợp với sufamid và khángsinh).

Giảm đau cụ bộ: Novocain

An thần chống co giật: gadenal,

Giải độc, điều hòa nhiệt tim: cafein, adrenalin

Thuốc điều trị ký sinh trùng: trị ký sinh trùng đường máu: Azidin, Berenil, Trypazen,Trypamidium; trị nội ký sinh trùng: Dertil B, Tolzan F (Oxyclozanid), Faciolid(Nitroxinil 25%), Fasinex; Trị ngoại ký sinh trùng: Hantox (Amitraz), Ivermectin(dung dịch tiêm dưới da)

+ Bồi dưỡng sức khỏe

+ Nâng khả năng đề kháng của con vật

+ Khống chế mầm bệnh phát triển

+ Chống sự lây lan

3.2.2 Một số bất thường của vật nuôi và đề xuất xử lý cụ thể (phác đồ điều trị)

Trang 9

Hình 14: Xử lý chướng hơi dạ dày cho trâu, bò

a Tiêm thuốc cho gà b Truyền dịch cho chó

c Mổ cho mèo d Tiêu hủy lợn

3.2.2.1 Trâu bò bị chướng hơi dạ dạ cỏ

Nguyên nhân: Vào mùa khô, bò chỉ ăn rơm, cỏ khô, thiếu thức ăn xanh nên hệthống tiêu hóa, sức khỏe giảm Đặc biệt hệ vi sinh vật trong dạ cỏ chưa thích ứng vớicác thức ăn khác Đầu mùa mưa, cỏ phát triển, bò ăn nhiều nhưng sức tiêu hóa kém,

Trang 10

không thích hợp với hệ vi sinh vật trong dạ cỏ dẫn đến tiêu chảy, rối loạn hệ thốngtiêu hóa gây ra các phản ứng lên men, sinh hơi nhiều gây chướng hơi dạ cỏ Ngoài ra

bò chướng hơi vì mắc một số bệnh khác như: Viêm nhiễm ruột, dạ múi khế, dẫn đếngiảm nhu động dạ cỏ, hơi từ dạ cỏ chậm thoát ra ngoài Bò bị viêm hầu, họng sưngkhông nhai được thức ăn tồn đọng lâu lên men sinh hơi gây ra chướng hơi dạ cỏ

Biểu hiện: Trâu, bò đang ăn bình thường hay đang đứng ở chuồng, phần hõmhông phía trái căng phồng nhanh, căng phồng cao hơn cả sống lưng Khi gõ có tiếngkêu rõ, ấn tay vào như quả bóng đầy hơi Bò thở khó, thở nhanh, đi lại khó khăn, mắttrợn ngược, nếu không can thiệp kịp thời rất dễ tử vong

a Xử lý: Cho uống ngay 1 trong các loại dung dịch:

- Dung dịch thuốc tím: 1gr/1 lít nước, uống 3 – 5 lít

- Nước dưa chua: 3- 5 lít

- Bia hơi: 3 – 5 lít

b Dùng biện pháp cơ học:

- Lấy tay kéo lưỡi bò ra và sát nước gừng vào lưỡi để gây ợ hơi ra ngoài

- Dùng tay lấy phân ở hậu môn ra để thông hơi, lấy rơm chà xát ở hông bên trái làmtăng nhu động của dạ cỏ

c Can thiệt thú ý:

- Tiêm tĩnh mạch MgSO4 (Maze Sunpat) 50-60ml/100kg trọng lượng

- Tiêm Strychnin B1 20ml/con

- Tiêm Dilocarpin 1% 10 – 15ml/con

Trang 11

- Hoặc cho uống:

MgSO4 100g + Muối ăn 50g +Thuốc tím 2g; Pha 3 loại này vào 2 lít nước cho uống

2 lần/ngày

Dùng muối ăn 100gr, tỏi 50gr, gừng 30gr giã nhuyễn và pha vào 2 lít nước cho uống

2 lần cách nhau 2 – 3 giờ

- Khi hơi ra hết vẫn để nguyên Trocart tại đó để cho hơi thoát ra đến khi bò khỏi hẳn

- Sau đó tiêm kháng sinh chống nhiễm trùng dùng:

Trang 12

a Triệu chứng:

Trâu, bò có biểu hiện mệt mỏi bỏ ăn bồn chồn đứng nằm không yên; mắt trợn; miệng chảy nước dãi, không nhai lại; thân nhiệt không quá cao (38,5 độ C); có thể chết rất nhanh, trường hợp cấp tính chỉ sau khi ăn nửa giờ

Mổ khám: rõ nhất là niêm mạc ruột bị bong ra; tim ứ máu, màu sắc máu bị thay đổi, máu có mầu đỏ thắm (bình thường máu có mầu đỏ thẫm hoặc đỏ tươi) Trong dạ cỏ của trâu bò còn có nhiềuthức ăn từ sắn

b Điều trị khi gia súc bị ngộ độc:

Cách giải độc tốt nhất trong máu là tiêm truyền tĩnh mạch bằng nước sinh lý ngọtliều tiêm từ 200-500 ml; Hoặc tiêm dung dịch Blue methylen 1% (tức 10g thuốc pha trong 1 lít nước) Liều tiêm: trâu,bò, ngựa 40-50 ml, có thể tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch

Ngoài ra có thể cho gia súc uống nước đường, nước mía, mật mía … , hoặc có thể dùng nước rau má, nước lá khoai lang giã nát, cháo đậu đen đậu xanh cần phối hợp tiêm các thuốc trợ lực như vitamin C giải độc, cafein trợ tim

- Loại trừ chất độc trong đường tiêu hoá bằng cách gây nôn cho con vật càng nhanhcàng tốt Sau đó cho uống 10-20 g bột than củi tán nhỏ mịn hoặc 2 lòng trắng trứnggà

- Rửa ruột cho gia súc bằng cách thụt nước ấm vào hậu môn

- Giải độc trong máu bằng cách

3.2.2.3 Xử lý chó, mèo bị ngộ độc bả “chó”

a Nguyên nhân:

Trang 13

Khi chó, mèo vừa ăn phải bã độc, gây nôn ngay có thể quyết định trên 80% tínhmạng của chó “Bã chó” là một sản phẩm phi pháp của những người xấu.“Bã chó” đượclàm từ bột mã tiền trộn vào xương gà Trong bột mã tiền hàm lượng Strychnin rất lớn,nên khi ngộ độc, con vật có biểu hiện triệu chứng ngộ độc Strychnin Strychnin là độc tốbảng A Khi chó ăn phải “bã” chất độc này tác động cực nhanh vào hệ thống tim mạchchó nên ta thường thấy chó chết rất nhanh.

b Biểu hiện:

Sau khi ăn phải bã trong vòng 5 phút đến 30 phút, chó có biểu hiện sốt cao, đứngđồng tử, co giật mạnh, xùi bọt mép…

c Xử lý:

Nếu chó ăn bã trong vòng 15-30 phút thì gây nôn càng sớm càng tốt Tùy thuộc

vào từng điều kiện mà có thể dùng một trong các phương pháp sau :

- Dùng nước ô-xy già 3%, liều lượng: 1 thìa cà-phê cho 2-5 kg thể trọng, cho uống15- 20 phút/ 1 lần, uống 3 lần cho tới khi chó nôn ra được chất chứa dạ dày Dân giancó kinh nghiệm dùng mùn thớt, nhưng dùng nước Ô-xy già dễ dàng hơn và hiệu quảnhanh chóng

- Hoặc dùng dầu ăn 200ml bơm qua hậu môn;

- Túm 2 chân sau của chó nhúng ngay đầu vào nước Cứ như vậy, nhấc lên rồi lại dìmxuống, hoặc mở miệng chó ra bằng dụng cụ chuyên dụng hoặc bằng cái que cứng (lúcnày hàm nó đã co cứng), cố gắng đổ oxy già vào

- Dùng ống cao su luồng vào thực quản của chó; Sau đó bơm nước vào dạ dày,khoảng 1 lít Chó sẽ ói ra ngay.Làm như vậy khoảng 3- 4 lần

- Tạt nước lạnh khắp người cho nó thức tỉnh rồi tìm cách làm nó nôn ra

Trang 14

Trường hợp nhẹ: Có thể, cho chó uống sữa hoặc nước trà xanh, nước chanh đường,uống nước gừng để giải độc (đối với mèo thì cho uống sữa ngọt hoặc dung dịchđường đặc, sau vài phút mèo sẽ ói ra) Nếu con vật uống được hoặc ói ra được thì cóthể qua khỏi

Sau khi gây nôn cho chó mèo, tùy thuộc vào mức độ trầm trọng của vật mà:

3.2.2.4 Chó bị bỏng

Vết phỏng gây ra bởi hai tác nhân: phỏng nhiệt là do chó tiếp xúc với một nguồnnhiệt và phỏng hóa chất là do chó tiếp xúc với một hóa chất có tính ăn mòn cao (axíthoặc kiềm) Vết phỏng được chia làm độ một hay độ hai hay độ ba là tùy theo mức độ

là một vết đỏ trên da hay là một phản ứng với lớp biểu bì hình thành những mụn nướchay là sự phá hủy các mô sâu bên trong Ở bất kỳ mức độ phỏng nào, vùng bị phỏngcũng phải được đưa dưới một vòi nước lạnh trong vòng 15phút, mục đích là để giảm

Trang 15

bớt các chất độc , giảm nhẹ cơn đau và hạn chế phản ứng viêm Nếu vết phỏng gây ra

do axít, chúng ta sẽ xử dụng một chất kiềm (nước soda), nếu vết phỏng gây ra bởichất kiềm, chúng ta xử dụng một dung dịch axít (dấm) Vết thương phải được làmsạch, lấy hết phần lông bị cháy, bị rụng.Sau đó bôi thuốc mỡ lên vết phỏng, đậy vếtthương bằng một miếng gạc, thay gạc thương xuyên cho thông thoáng vết thương

3.2.2.5 Chó mèo nuốt vật lạ hoặc bị hóc xương

Chó con hay nhai vật lạ, hoặc đôi khi cả chó trưởng thành, có thể nuốt những vậtkhác nhau trong tầm với của chúng (viên bi, đồng xu, kim may, vỏ sò hoặc bị hócxương …) Thông thường những vật là này sau khi đi qua đường tiêu hóa sẽ bị thải rangoài thoe phân.Nhưng nếu chúng bị kẹt lại, hoặc trong xoang miệng, hoặc trong thựcquản sẽ làm cho con chó nuốt rất khó khăn, chảy nhiều nước dãi, đưa chân lên gảymiệng và có thể ho

Đầu tiên cần phải mở miệng con chó (nếu cần thiết đặt một miêng gỗ giữa haihàm răng để giữ cho miệng luôn mở) và sau đó tìm vật lạ trong miệng Quan sát vàxác định vật lạ Nếu thấy thì dùng cái panhs hoặc kẹp gắp loại dài, gắp lấy vật lạ hoặcxương hóc ra Đặc biệt là không được đẩy vật lạ vào sâu thêm vì nếu như vậy chúng

ta phải cần sự can thiệp phẩu thuật Nếu vật là không thấy được thì tiêm thuốc mê vàtiến hành phẫu thuật để gắp dị vật ra ngoài

Bài 2: VỆ SINH CHUỒNG NUÔI

Trang 16

Mục tiêu: Học xong bài này người học có khả năng:

- Thực hiện được việc vệ sinh chuồng nuôi theo yêu cầu kỹ thuật

1 Thu gom chất thải

* Nguồn chất thải chăn nuôi:

- Chất thải do bản thân vật nuôi: phân, nước tiểu, lông rụng, da (sự thay da ở trăn, rắn;lông rụng từ gia cầm, chó mèo )

- Nước thải trong quá trình chăn nuôi: trong quá trình chăn nuôi, lượng nước thải ra làrất lớn, bao gồm: nước tắm cho con vật, nước rửa chuồng, nước rửa dụng cụ, nước tẩyrửa hành lang, nước mưa

- Chất độn chuồng: rơm rạ, cỏ khô, vỏ trấu, mùn cưa được sử dụng trong qúa trìnhsinh sản, quá trình chống rét, làm thảm đệm lót chuồng chống ẩm ướt, chống lạnh cho vật nuôi

- Thức ăn dư thừa, rác thải thú y

- Xác thú chết

Chất thải chăn nuôi bao gồm phân, nước tiểu, nước dội rửa chuồng, chất độnchuồng, thức ăn còn vương sót lại đây là nguồn chứa, nơi trú ngụ và sinh sôi nẩy nởphát triển của nhiều vi sinh và nấm gây bệnh cho vật nuôi, trong đó có một số bệnhlây lan cho nhiều loài vật và con người Rác thải và nước thải chăn nuôi đã làm ônhiễm nước bề mặt chuồng trại, môi trường sống của vật nuôi và con người; Làm ônhiễm nguồn nước ngầm Ngoài ra, chất thải chăn nuôi có nguy cơ gây ô nhiễmkhông khí bởi các yếu tố khí độc: NH3, H2S gây dị ứng hô hấp, làm tăng nguy cơbệnh tật cho người, cho chính bản thân vật nuôi và nguy cơ truyền bệnh cho nhiềuloài trên phạm vi rộng lớn

Ngoài ra, trong chuồng trại chăn nuôi, chất thải làm ô nhiễm không khí: làm tăng

ẩm độ, tăng nhiệt độ không khí chuồng nuôi, làm tổn thương hô hấp (do NH3, H2S ),làm tăng nguy cơ mắc bệnh của vật nuôi Do đó, việc thường xuyên thu gom, quản lý

và xử lí chất thải trong cơ sở chăn nuôi là một vấn đề rất quan trọng

Trang 17

* Quản lý chất thải chăn nuôi nhằm đạt được những mục đích sau:

- Đảm bảo yêu cầu vệ sinh cho vật phát triển

- Hạn chế các tác động xấu từ môi trường chăn nuôi đến môi trường sống dân cư

- Hạn chế ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí

- Hạn chế lây lan bệnh trong cơ sở chăn nuôi, giữa các loài vật nuôi và con người

- Tận dụng chất thải chăn nuôi làm nguồn phân bón hữu cơ an toàn, giá trị cao cho câytrồng

- Cân đối đầu tư trong chăn nuôi

Nếu việc quản lý chất thải không đúng kỹ thuật sẽ tăng nguy cơ ô nhiễm môitrường sống, tăng nguy cơ gieo rắc, tăng nguy cơ lưu trữ mần bệnh, làm lây lan bệnhtật cho vật nuôi, làm tăng nguy cơ dịch bệnh cho nhiều loài vật nuôi và con người

* Thực hiện việc thu gom chất thải

1.1 Chuẩn bị dụng cụ

- Bảo hộ lao động: găng tay, giày ủng, quần áo, mũ nón, khẩu trang

- Cuốc, cào, xẻng

- Xe đẩy thô sơ

- Xe thu gom rác thải

1.2 Thực hiện việc thu gom chất thải

Dọn quét chuồng trại chăn nuôi là công việc thường xuyên phải được tiến hànhhàng ngày Quét dọn chuồng nhằm mục đích thu gom chất thải, vệ sinh chuồng trại,điều hòa tiểu khí hậu chuồng nuôi thích hợp, đồng thời cũng là hoạt động loại bỏ cácyếu tố bất lợi cho con vật: khí độc, mầm bệnh …

Tùy thuộc vào loài vật nuôi, phương thức chăn nuôi, tùy thuộc vào việc thiết kếchuồng trại và trang thiết bị chăn nuôi là mỗi một cơ sở chăn nuôi có phương pháp vàhình thức quét dọn khác nhau

- Đối với chuồng nuôi là nền đất thì chỉ thực hiện được việc quét và thu gom rác thảirắn, tuy nhiên cũng không tiến hành hàng ngày mà định kỳ hàng tháng, quý hoặc khi

Trang 18

đã xuất chuồng … mới tiến hành Do vậy, yếu tố vệ sinh chuồng nuôi không đảm bảo,nguy cơ mắc bệnh, bùng phát dịch là rất lớn.

- Đối với chuồng có nền là xi măng hoặc sàn gỗ thì thường được tiến hành quét dọn,thu gom rác thải và cọ rửa chuồng Cần chú ý thiết kế độ dốc nền chuồng phù hợp đểkhông ứ đọng nước, gây ẩm độ cao

- Đối với phương thức chăn nuôi công nghiệp, vật nuôi lấy thịt … thì nền chuồngthường được thiết kế là sàn lồng, lưới, hoặc tấm đan nhựa (thoáng và thoáng nước tốt)nên việc quét dọn chuồng đơn giản hơn: thường chỉ dùng vòi nước có áp lực cao đểxịt tẩy chuồng mà ít phải quét, cọ chuồng hoặc thu gom rác thải Tuy nhiên, lượngnước sử dụng trong chăn nuôi nhiều, lượng chất thải dạng lỏng nhiều, do đó nên đăcbiệt chú trọng đến tiêu chuẩn nguồn nước sử dụng, thiết kế hệ thống dẫn, chứa và xử

lý chất thải

- Đối với trâu, bò, dê, cừu, gà, vịt … chất thải giải phóng nhiều khí độc: H2S, NH3, …nên cần có thời gian quét dọn, thu gom thích hợp

- Giày, dép, ủng, quần áo công nhân, dụng cụ chăn nuôi: máng ăn máng uống, dụng

cụ khai thác tinh, dụng cụ dẫn tinh, dụng cụ thú y, dụng cụ dọn vệ sinh … là mộttrong những nhân tố quan trọng trong việc làm lây lan bệnh do vậy cần phải thườngxuyên quan tâm kiểm soát, kiểm tra, vệ sinh sát trùng các loại dụng cụ chăn nuôi

3 Rửa chuồng trại, máng ăn, máng uống

* Tác dụng của việc rửa chuồng trại bằng nước

Khi các chất thải đã được dọn và vận chuyển đi nơi khác thì nhiệt độ, ẩm độ, khíđộc trong chuồng đã được cải thiện một phần nhưng số lượng vi khuẩn, các yếu gâybệnh vẫn còn ở mức nguy hiểm Khi sử dụng nguồn nước sạch rửa chuồng theo đúngqui trình thì không những lượng vi sinh giảm đi đáng kể mà còn làm cho tiểu khí hậuchuồng nuôi cũng thay đổi, đặc biệt khi khí hậu nóng nực, diện tích chuồng nhốt chậtchội thì việc rửa chuồng sẽ làm giảm nhiệt độ chuồng nuôi, làm tăng ẩm độ khôngkhí Tuy nhiên chuồng nuôi sau khi được rửa bằng nước thông thường trông có vẻsạch, nhưng số lượng vi khuẩn vẫn ở mức độ cao

Trang 19

Qúa trình rửa bằng nước thông thường làm giảm lượng vi khuẩn đi 60% Khi rửachuồng trại có sử dụng chất tẩy rửa thì có thể làm giảm tới 99% lượng vi khuẩn.Trong thực tế, nếu sử dụng chất tẩy rửa thích hợp thì lượng vi khuẩn có thể giảm đinhiều (gấp 2.000 lần) lần so với không sử dụng chất tẩy rửa Ngoài ra, nếu sử dụngchất tẩy rửa thích hợp có thể loại bỏ thậm chí các loại virus và các vi sinh vật khác.

* Tác dụng vệ sinh của các chất tẩy rửa chuồng

Chuồng nuôi gia súc, gia cầm thường bị nhiễm bẩn nặng và khó vệ sinh Do đóchuồng nuôi là nơi ẩn chứa mầm bệnh, có nguy cơ gây bệnh dịch cho vật nuôi Vì vậycần thiết phải sử dụng chất tẩy rửa phù hợp để vệ sinh chuồng trại chăn nuôi.Để tiêudiệt một mần bệnh nào đó cần phải có một loại chất tẩy rửa chuyên biệt để làm sạch,

để diệt khuẩn Chất tẩy rửa chuồng trại cần có những đặc tính sau:

- Thuốc an toàn cho môi trường, cảnh quan xung quanh

- Thuốc phải có tên trong danh mục sử dụng thuốc thú y

- Thuốc sát trùng phải sử dụng được ở nhiều dạng khác nhau

- Thuốc sát trùng phải dể sử dụng, bảo quản và vận chuyển

- Thuốc sát trùng phải dễ mua và giá thành phải phù hợp

Trang 20

Khi tiến hành sát trùng chuồng trại, người thực hiện phải có kiến thức về một

số vấn đề sau:

- Biết địa điểm vị trí, dụng cụ sát trùng để chọn loại thuốc

- Biết Số lượng thuốc, nồng độ thuốc sát trùng cần sử dụng

- Biết phương pháp sử dụng có thể áp dụng cho trại

- Biết thời gian kéo dài tác dụng của thuốc

Máng ăn, máng uống của vật nuôi thường là nơi trú ngụ và hoạt động của nhiềuloại vi sinh gây bệnh Vì những nơi này có đủ điều kiện về ẩm độ, dinh dưỡng … củanhiều vi khuẩn và nấm mốc phát triển Mặc khác, thức ăn dư thừa ôi thiu cũng làm rốiloạn sinh lí tiêu hóa của vật nuôi, là nơi có nguy cơ gây bệnh, lây lan bệnh cao Dovậy việc vệ sinh chuồng nuôi phải được thực hiện đồng bộ với việc vệ sinh máng ănmáng uống và các thiết bị chăn nuôi khác trong chuồng Việc định kì rửa chuồng trại,rửa máng ăn, máng uống cho vật nuôi là một trong những khâu rất quan trọng, có ýnghĩa thực tế trong việc phòng bệnh cho vật nuôi

3.1 Chuẩn bị dụng cụ, nguồn nước

Công việc rửa chuồng trại cho vật nuôi nhằm ngăn ngừa việc tăng sinh mầmbệnh, hạn chế việc lây lan bệnh giữa các vật nuôi với nhau, giữa vật nuôi và conngười Tuy nhiên nếu thực hiện không tốt, không đúng qui định thì việc rửa chuồngtrại, dụng cụ chăn nuôi sẽ có kết quả ngược lại, thậm chí còn làm lây lan, làm bùngphát dịch bệnh chung cho người và vật nuôi Để đáp ứng các mục tiêu trên, trong chănnuôi thường sử dụng các loại dụng cụ, thiết bị, nguyên vật liệu … để rửa chuồng trạinhư sau:

- Bảo hộ lao động: giày, ủng cao su, áo quần bảo hộ, khẩu trang, bao tay cao su, nón

Trang 21

- Chất tẩy rửa chuồng trại: thường sử dụng các loại xà bông tẩy rửa

- Giấy quỳ (thử pH)

- Dụng cụ để lấy mẫu thử vi sinh

- Dụng cụ đo nồng độ khí trong chuồng nuôi

3.2 Thực hiện việc rửa chuồng trại

- Ngâm dụng cụ, làm ướt, làm bong cấu bẩn ở nền chuồng

- Dùng chổi, xẻng, bàn chà để kỳ cọ tường, thành, nền chuồng

- Dùng vòi nước có áp lực mạnh xịt tường, nền theo hướng trên –xuống, từ nơi cao đến thấp

- Phun chất tẩy rửa

- Chà cọ nền chuồng, từng vách và máng ăn uống

- Dùng vòi nước áp lực đủ mạnh xịt vào vùng cần làm sạch, có thể kết hợp xịt nước tắm cho thú nuôi, đặc biệt đối với lợn

- Kiểm tra độ pH của dụng cụ và môi trường chuồng trại vừa được rửa

4 Phun thuốc sát trùng chuồng trại chăn nuôi

Phun thuốc sát trùng chuồng trại

Trang 22

4.1 Ý nghĩa của việc phun thuốc sát trùng chuồng trại chăn nuôi

Trong chăn nuôi khi có dịch bệnh xảy ra, con vật bệnh sẽ bài thải các mầm bệnh

và thường phát tán trong không khí vào môi trường xung quanh Một số mầm bệnhnhư cúm gia cầm, lở mồm long móng, tai xanh… vi rút có thể tán phát xa hơn 3 km.Những mầm bệnh này bám vào môi trường chuồng trại xung quanh và khi có điềukiện thì xâm nhập và gây bệnh cho thú nuôi Việc định kỳ vệ sinh tiêu độc sát trùngchuồng trại, dụng cụ chăn nuôi là một biện pháp chủ động để loại trừ mầm bệnh giúpcho người nuôi phòng ngừa được các dịch bệnh nguy hiểm

Đối với chuồng nuôi đang có vật nuôi:

- Pha thuốc sát trùng trong bình, nén khí, phun dưới dạng khí lên toàn bộ trần, vách,tường, không khí, chuồng nuôi để sát trùng

- Đối với sát trùng không khí chuồng nuôi, lượng dùng 1.2 – 1.5 lít dung dịch cho 100m3 thể tích không khí chuồng nuôi (thể tích chuồng nuôi = dài chuồng x rộng x caotrần)

Đối với chuồng trống, đất xung quanh khu chăn nuôi, phương tiện vận chuyển:

- Phun thuốc sát trùng lên toàn bộ bề mặt nền, tường, máng ăn, máng uống, trần, máichuồng nuôi

- Thuốc sát trùng được phun bảo đảm ướt toàn bộ bề mặt vật được sát trùng và phuntheo chiều từ cao xuống thấp

Đối với phân, rác, chất độn chuồng:

Thu gom toàn bộ phân, rác,chất độn chuồng, thức ăn thừa đem chôn hoặc đốt Khi chôn phải rắc vôi, hoặc chloramin, chôn cách mặt đất ít nhất 0.5 – 1 mét

Trang 23

Bài 3: VỆ SINH DỤNG CỤ CHĂN NUÔI

Mục tiêu: Học xong bài này người học có khả năng:

- Thực hiện việc vệ sinh dụng cụ chăn nuôi đảm bảo an toàn dịch bệnh

1 Chuẩn bị điều kiện

- Hiệu quả sử dụng cao: phổ tác dụng rộng, dễ mua, dễ sử dụng, rẻ tiền

Ngày đăng: 01/11/2017, 20:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình chăn nuôi trâu, bò – Trường Đại học Nông nghiệp I – Hà Nội Khác
2. Giáo trình chăn nuôi lợn - Trường Đại học Nông Nghiệp I – Hà Nội Khác
3. Giáo trình sinh lý gia súc- Trường Đại học Nông Nghiệp I – Hà Nội Khác
4. Giáo trình chẩn đoán - nội khoa - Trường Đại học Nông Nghiệp I – Hà Nội Khác
5. Giáo trình vệ sinh gia súc- Trường Cao đẳng Nông Lâm – Hà Nội Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 14: Xử lý chướng hơi dạ dày cho trâu,bò - Bài giảng chăm sóc GSGC
Hình 14 Xử lý chướng hơi dạ dày cho trâu,bò (Trang 9)
Ngoại hình của gia súc hướng sữa: thân hình phần sau phát triển hơn phần trước; Bầu vú to hình bát úp, núm vú tròn, cách đều nhau, tĩnh mạch vú nổi rõ; Da  đàn hồi  - Bài giảng chăm sóc GSGC
go ại hình của gia súc hướng sữa: thân hình phần sau phát triển hơn phần trước; Bầu vú to hình bát úp, núm vú tròn, cách đều nhau, tĩnh mạch vú nổi rõ; Da đàn hồi (Trang 30)
Ngoại hình theo hướng cho sữa - Bài giảng chăm sóc GSGC
go ại hình theo hướng cho sữa (Trang 30)
Gia súc cho sức kéo có ngoai hình điền hình: bộ xương cứng khỏe, bắp thịt rắn chắc, nổi cuộn, da dày, lông thô, đầu nặng cổ chắc, ngực sâu, vai dài, 4 chân khỏe, mông nở, cơ phát triển. - Bài giảng chăm sóc GSGC
ia súc cho sức kéo có ngoai hình điền hình: bộ xương cứng khỏe, bắp thịt rắn chắc, nổi cuộn, da dày, lông thô, đầu nặng cổ chắc, ngực sâu, vai dài, 4 chân khỏe, mông nở, cơ phát triển (Trang 31)
Ngoại hình gia súc theo hướng lấy lông - Bài giảng chăm sóc GSGC
go ại hình gia súc theo hướng lấy lông (Trang 31)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w