1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng chan nuoi lon

64 451 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 1,01 MB
File đính kèm Bài giảng Chan nuoi lon.rar (1 MB)

Nội dung

Nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo, bài giảng “Chăn nuôi lợn” được biên soạn với nhiều nội dung nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng về một số đặc điểm sinh lý của lợn và kỹ thuật chăn nuôi lợn ở từng giai đoạn, từ đó giúp người học áp dụng vào thực tế sản xuất. Tài liệu gồm bảy chương: Chương 1: Nguồn gốc và đặc điểm sinh học của lợn Chương 2: Giống và công tác giống Chương 3: Thức ăn cho lợn Chương 4: Kỹ thuật chăn nuôi lợn đực giống Chương 5: Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái sinh sản Chương 6: Kỹ thuật chăn nuôi lợn con theo mẹ Chương 7: Kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt

Trang 1

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHỆ VÀ NÔNG LÂM PHÚ THỌ

-NÔNG VĂN TRUNG

BÀI GIẢNG MÔN HỌC: CHĂN NUÔI LỢN

(Tài liệu lưu hành nội bộ dùng cho trình độ trung cấp nghề chăn nuôi gia súc gia cầm)

Phú Thọ, năm 2015

Trang 2

Trong chương trình đào tạo nghề chăn nuôi gia súc gia cầm của trường Caođẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ, "Chăn nuôi lợn" là một môn học cơ sởchuyên ngành trong chương trình môn học bắt buộc dùng đào tạo trình độ Trung cấpnghề.

Nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo, bài giảng “Chăn nuôi lợn”được biên soạn với nhiều nội dung nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng về một số đặcđiểm sinh lý của lợn và kỹ thuật chăn nuôi lợn ở từng giai đoạn, từ đó giúp người học

áp dụng vào thực tế sản xuất

Tài liệu gồm bảy chương:

Chương 1: Nguồn gốc và đặc điểm sinh học của lợn

Chương 2: Giống và công tác giống

Chương 3: Thức ăn cho lợn

Chương 4: Kỹ thuật chăn nuôi lợn đực giống

Chương 5: Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái sinh sản

Chương 6: Kỹ thuật chăn nuôi lợn con theo mẹ

Chương 7: Kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt

Tài liệu do bà Nguyễn Thị Nga chủ biên cùng sự tham gia đóng góp của tập thể

sư phạm tổ bộ môn Chăn nuôi – Thú y của trường Trong qúa trình biên soạn, chúngtôi đã được sự quan tâm giúp đỡ và đóng góp ý kiến của Ban giám hiệu, lãnh đạo cácphòng khoa chuyên môn của Trường và các ban đồng nghiệp, chúng tôi xin chânthành cảm ơn

Mặc dù có nhiều cố gắng, song với thời gian và năng lực hạn chế, chắc chắnthiếu sót là điều khó tránh khỏi Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiếncủa bạn đọc, các đồng nghiệp để tài liệu này được bổ sung đầy đủ hơn

Tác giả

Trang 3

Mục lục

Chương 1: NGUỒN GỐC VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA LỢN 4

1 Nguồn gốc 4

2 Đặc điểm sinh vật học của lợn 4

2.1.Đặc điểm tiêu hóa 4

2.2 Đặc điểm hấp thu các chất dinh dưỡng 13

2.3 Đặc điểm về sinh sản 13

Chương 2: GIỐNG VÀ CÔNG TÁC GIỐNG 15

1 Một số giống lợn nhập nội 15

1.1 Đặc điểm chung của một số giống lợn nhập nội 15

1.2 Giống lợn Landrace 15

1.3 Giống lợn Yorkshire 16

1.4 Giống lợn Duroc 17

1.5 Giống lợn Pietrain 17

2 Các giống lợn nội 18

2.1 Giống lợn Móng Cái 18

2.2 Giống lợn Lang hồng 19

2.3 Giống lợn Ỉ 20

2.4 Giống lợn Ba Xuyên 22

2.5 Giống lợn Thuộc Nhiêu 23

3 Một số lợn lai 23

3.1 Lợn lai 1/2 máu ngoại đó là lợn F1 23

3.2 Lợn lai 3/4 máu ngoại đó là lợn F2 24

3.3 Lợn lai F1 Ngoại - Ngoại 24

4 Chọn và nhân giống lợn 24

4.1 Những căn cứ để chọn giống lợn 24

Trang 4

Chương 3: THỨC ĂN CHO LỢN 26

1 Thức ăn cơ bản 26

1.1 Lúa gạo 26

1.2 Cám gạo 26

1.3 Ngô 26

1.4 Khoai, sắn 27

2 Các loại thức ăn bổ sung 27

2.1 Bột cá 27

2.2 Bột thịt xương 28

2.3 Bột sữa 28

2.4 Khô dầu các loại 28

2.5 Bột đậu tương 28

2.6 Các loại thức ăn bổ sung khoáng và vitamin 28

2.7 Các loại rau xanh 30

3 Thức ăn tổng hợp 31

3.1 Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh 31

3.2 Thức ăn đậm đặc 31

4 Phương pháp phối hợp khẩu phần ăn 31

4.1 Phương pháp sơ đồ đường chéo 31

4.2 Tính các chỉ tiêu 31

Chương 4: KỸ THUẬT CHĂN NUÔI LỢN ĐỰC GIỐNG 31

1 Vị trí và tầm quan trọng của lợn đực giống 32

2 Chọn lợn đực để làm đực giống 32

2.1 Chọn ngoại hình 32

2.2 Chọn sức sản xuất 33

2.3 Chọn đời sau 33

2.4 Chọn tổ tiên 33

3 Nhu cầu dinh dưỡng và thức ăn cho lợn đực giống 33

Trang 5

3.1 Nhu cầu dinh dưỡng 33

3.2 Thức ăn cho lợn đực giống 35

4 Chăm sóc lợn đực giống 35

4.1 Vận động 35

4.2 Tắm chải 35

4.3 Chăm sóc chân, móng 35

4.4 Vệ sinh chuồng trại 35

4.5 Phòng bệnh 36

5 Sử dụng lợn đực giống 36

5.1 Tuổi sử dụng 36

5.2 Thời hạn sử dụng 36

5.3 Chế độ sử dụng 36

Chương 5: KỸ THUẬT CHĂN NUÔI LỢN NÁI SINH SẢN 37

1 Cơ cấu đàn nái sinh sản và đặc điểm sinh lý sinh sản 38

1.1 Cơ cấu đàn nái sinh sản 38

1.2 Đặc điểm sinh lý sinh sản của lợn nái 38

2 Chọn lợn nái sinh sản 38

2.1 Khả năng sinh sản 38

2.2 Chất lượng đàn con 38

3 Những yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất của lợn nái 39

3.1 Giống 39

3.2 Tuổi phối giống lần đầu và trọng lượng 39

3.3 Thứ tự các lứa đẻ 39

3.4 Kỹ thuật phối giống 39

3.5 Sử dụng kích tố 39

3.6 Xoa bóp bầu vú 39

3.7 Rút ngắn chu kỳ sinh sản 40

Trang 6

3.9 Môi trường 40

4 Kỹ thuật nuôi dưỡng lợn nái hậu bị 40

4.1 Chế độ nuôi dưỡng 40

4.2 Chế độ chăm sóc 41

5 Kỹ thuật dẫn tinh 41

6 Các biện pháp nâng cao tỷ lệ thụ thai 43

6.1.Phối kép 43

6.2 Phối lặp 43

6.3 Hỗn hợp tinh 43

6.4 Sử dụng kích tố 43

6.5 Dùng đực thí tình 43

6.6 Nuôi dưỡng 43

7 Xếp cấp loại thải hàng năm 43

7.1.Một số chiều đo để tính thể trọng 43

7.2 Cấp sinh trưởng 43

7.3 Cấp ngoại hình thể chất 43

7.4 Cấp sản xuất 43

8 Trình tự các bước công việc trong chăn nuôi lợn nái 43

9 Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái có chửa 43

9.1 Đặc điểm lợn nái có chửa 43

9.2 Kỹ thuật nuôi dưỡng lợn nái có chửa 43

10 Kỹ thuật chăm sóc lợn đẻ và nuôi con 45

10.1.Biểu hiện lợn nái sắp đẻ 45

10.2 Kỹ thuật đỡ đẻ 45

10.3 Một số bệnh sau khi đẻ 46

10.4 Cho lợn con bú 46

10.5 San đàn ghép ổ 46

10.6 Quy luật tiết sữa và thành phần sữa của lợn nái nuôi con 46

Trang 7

10.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa 47

10.8 Kỹ thuật nuôi dưỡng lợn nái nuôi con 47

Chương 6: KỸ THUẬT CHĂN NUÔI LỢN CON THEO MẸ 49

1 Một số đặc điểm sinh học của lợn con 50

1.1 Đặc điểm sinh trưởng và phát dục 50

1.2 Đặc điểm phát triển của cơ quan tiêu hóa 50

1.3 Cơ năng điều tiết thân nhiệt 51

1.4 Đặc điểm về khả năng miễn dịch 52

2 Kỹ thuật nuôi dưỡng lợn con bú sữa 53

2.1 Cho lợn con bú sữa đầu 53

2.2 Tập cho lợn con ăn sớm 53

3 Chăm sóc lợn con bú sữa 54

3.1 Chuồng trại 54

3.2 Cắt đuôi 55

3.3 Cai sữa cho lợn con 55

Chương 7: CHĂN NUÔI LỢN THỊT 57

1 Giống lợn nuôi thịt 58

2 Kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt 59

2.1 Nuôi lợn giai đoạn sau cai sữa 59

2.2 Nuôi lợn giai đoạn lợn choai 60

2.3 Nuôi lợn giai đoạn vỗ béo 61

3 Những chỉ tiêu đánh giá lợn thịt 61

3.1 Công thức tính khối lượng 61

3.2 Hiệu quả tăng trọng 61

3.3 Một số chỉ tiêu khi giết mổ 61

Trang 8

Chương 1: NGUỒN GỐC VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA LỢN

Mục tiêu: Học xong chương này người học có khả năng:

- Mô tả được nguồn gốc, đặc điểm sinh học của lợn

- Phân tích được đặc điểm tiêu hóa, hấp thu các chất dinh dưỡng, đặc điểm sinh sản vàsinh trưởng của lợn

1 Nguồn gốc

Lợn nhà hay lợn nuôi là một gia súc được thuần hóa, được chăn nuôi để cungcấp thịt Lợn nhà thường được cho rằng là một phân loài từ tổ tiên hoang dã củachúng là lợn rừng

2 Đặc điểm sinh vật học của lợn

2.1 Đặc điểm tiêu hóa

2.1.1 Tiêu hóa ở miệng

Tiêu hóa là quá trình xảy ra trên khắp các đoạn của ống tiêu hóa nhằm lấy thức

ăn, biến đổi, phân giải thức ăn thành các chất đơn giản dễ hấp thu

* Tiêu hóa cơ học

Bao gồm lấy thức ăn, nhai, nuốt

- Cách lấy thức ăn, nước uống: tùy từng loài gia súc mà có cách lấy thức ăn vànước uống khác nhau Lợn dùng mõm cứng (hàm trên) cày ũi đất tìm kiếm thức ăn,dùng hàm dưới, lưỡi đưa thức ăn vào miệng

- Nhai: Ở lợn, nhai là sự vận động lên xuống của hàm dưới, còn hàm trên đưaqua lại sang phải và sang trái

- Nuốt: thức ăn sau khi nghiền nát và trộn với nước bọt được nuốt thẳng xuốngthực quản, rồi vào dạ dày

Nuốt là một phản xạ phức tạp có sự phối hợp của 3 bộ phận: màng khẩu cái, cơyết hầu, sụn tiểu thiệt của thanh quản

Trang 9

Đầu tiên thức ăn sau khi nhai lại được lưỡi nâng lên áp sát vòm khẩu cái và mặttrên gốc lưỡi.

Khi nuốt màng khẩu cái uốn cong lên trên, về phía sau để đóng kín đường lênmũi và ngừng thở

Sụn tiểu thiệt uốn cong về phía sau đóng kín đường thanh quản và không chothức ăn rơi xuống

Cơ yết hầu co rút đẩy thức ăn rơi xuống thực quản

Động tác nuốt là hoạt động theo ý muốn đưa thức ăn từ miệng đến yết hầu.Khi thức ăn đến yết hầu để xuống thực quản lại là hoạt động không theo ýmuốn và là phản xạ có điều kiện

* Tiêu hóa hóa học

- Đặc điểm tuyến nước bọt:

Lượng tiết: Nước bọt tiết nhiều nhất khi lợn ăn, ngoài bữa ăn lượng tiết ít hơn

Số lượng và tính chất nước bọt: phụ thuộc và số lượng và thành phần, tính chất củathức ăn Ví dụ: ăn thức ăn khô nước bọt tiết ra nhiều hơn Lợn một ngày đêm tiết ra

Nước bọt trâu, bò có tính kiềm mạnh hơn pH = 8.1

Nước bọt chứa 99% là nước, chỉ có 1% là chất khô gồm: chất nhầy muxin, menphân giải tinh bột như amilaza, maltaza; một số chất vô cơ như muối clorua, sulphat,cacbonat của Na, K, Mg, Ca

Tác dụng của nước bọt:

Tẩm ướt làm mềm thức ăn, dễ nuốt

Làm trơn và bảo vệ xoang miệng

Trang 10

Ở loài nhai lại trong nước bọt không có nhóm men này.

Tác dụng diệt khuẩn: do chất lizozim có tác dụng chống lại hoạt động của vikhuẩn

Nước bọt hòa tan một số chất trong thức ăn như: đường, muối khi có chất bẩn,bùn đất, vật lạ… nước bọt tiết nhiều hơn để tẩy rửa

Ở những loài vật tuyến mồ hôi ít phát triển (trâu, chó, cừu…) thì nước bọt tiết

ra được bốc hơi giúp quá trình tỏa nhiệt

2.1.2 Tiêu hóa ở dạ dày

* Tiêu hóa cơ học

Dạ dày là nơi chứa thức ăn, cũng là nơi biến đổi thức ăn về mặt cơ học và hóahọc

Tiêu hóa cơ học: thức ăn khi xuống dạ dày sẽ được nghiền nát, nhào trộn vàthấm đều vào dịch vị do sự co bóp của các cơ dạ dày và tiết dịch vị của các

tuyến Sau đó nó được đưa xuống tá tràng từng đợt do sự đóng mở của van hạ

vị (lớp cơ vòng bao quanh lỗ hạ vị) Van này đóng mở có điều kiện chủ yếu do sựthay đổi độ pH môi trường xung quanh lỗ hạ vị Cụ thể như sau:

Khi thức ăn xuống dạ dày kích thích niêm mạc tiết dịch Vài giọt axit HCl (dokhu hạ vị tiết ra) qua lỗ hạ vị xuống tá tràng làm độ pH ở đây giảm đi kích thích làmđóng van hạ vị Sau đó do dịch ruột, dịch tụy, dịch mật đổ vào tá tràng, trung hòalượng axit vừa rơi xuống và làm tăng pH Nhờ đó van hạ vị lại được mở ra Lúc đó dạdày co bóp đẩy thức ăn từ dạ dày xuống tá tràng

Trang 11

Khi thức ăn xuống đến tá tràng có kèm theo một lượng axit nhất định gây giảm

độ pH lại kích thích làm đóng van hạ vị Cứ như vậy quá trình diễn ra tuần tự và liêntục cho đến khi thức ăn được chuyển hết từ dạ dày xuống tá tràng

* Tiêu hóa hóa học

Bản chất tiêu hóa hóa học ở dạ dày là sự tác động của các chất hóa học trongdịch vị, do các tuyến của dạ dày tiết ra với các chất từ dạng phức tạp trong thức ănnhằm biến đổi chúng thành chất đơn giản hơn, đưa xuống ruột để cơ thể có thể hấpthụ được

- Thành phần, tính chất lý – hóa học của dịch vị:

Dịch vị là chất lỏng trong suốt, có tính axit (ở bò pH = 2.17; ở chó pH = 1.5 –2.0; lợn pH = 2.5 – 3.0) Trong dịch vị có 99.5% là nước, 0.5% là vật chất khô gồm:axit hidrocloric (HCl) dưới dạng H+Cl; chất khoáng NaCl, CaCl2, Ca3(PO4)2; cácenzyme (men) pepxinogen, pepxin, lipaza, chất nhày muxin

- Tác dụng của HCl:

Axit HCl do tuyến hạ vị tiết ra có các chức năng sau:

Hoạt hóa enzyme pepxinogen thành pepxin

Giúp đóng mở van hạ vị

Giúp bài tiết dịch tụy, dịch ruột

Diệt vi khuẩn có lẫn trong thức ăn

Trang 12

Chymozin (enzyme ngưng kết sữa) chỉ có ở vật non đang bú sữa Enzym này

có tác dụng ngưng kết casein và ion Ca++ có trong sữa thành các cục đông để menpepxin tác dụng phân giải

+ Cơ chế điều hòa tiết dịch vị:

Dịch vị được tiết ra do thần kinh điều khiển dưới dạng các cung phản xạ cóđiều kiện và phản xạ không điều kiện

Phản xạ không điều kiện: khi thức ăn xuống dạ dày chạm vào lớp niêm mạc sẽkích thích các tuyến của niêm mạc tiết dịch

Phản xạ có điều kiện: đây là sự tiết dịch xảy ra khi chưa có thức ăn tác độngvào niêm mạc dạ dày Cụ thể là khi ngửi thấy mùi thức ăn, nhìn thấy thức ăn hoặctiếng va đập của dụng cụ cho ăn thì dịch vị tiết ra Trong trường hợp này, dịch vị tiết

ra sẽ chứa một lượng enzym tiêu hóa nhiều hơn Trong chăn nuôi gia súc tập trungngười ta đặc biệt chú ý thành lập loại phản xạ này để làm tăng khả năng tiêu hóa vàhấp thu của vật nuôi

Kết quả tiêu hóa ở dạ dày đơn:

Sau khi chịu tác động cơ học, hóa học, thức ăn trong dạ dày được biến thànhchất lỏng gọi là nhũ trấp Nhũ trấp có chứa:

Nước, khoáng, vitamin

Gluxit: gồm mantose và các gluxit chưa tiêu hóa

Lipit: gồm một ít glyxerin, axit béo và lipit chưa tiêu hóa

Protein: gồm polypeptit và protein chưa tiêu hóa

Như vậy, thức ăn ở dạ dày chưa được tiêu hóa hoàn toàn (vì chưa bị phân giảitriệt để) Nó được chuyển xuống ruột non để tiếp tục bị phân giải và hấp thụ

2.1.3 Tiêu hóa ở ruột non

* Tiêu hóa cơ học

Vách ruột non được cấu tạo bởi cơ vòng trong, cơ dọc ở ngoài Sự co rút củahai lớp này tạo điều kiện vận động hình sin gọi là nhu động giống như sóng lan truyền

Trang 13

trên mặt nước Nhu động làm thức ăn nhỏ ra, trộn đều với dịch ruột, dịch tụy, dịchmật và đi dần suốt chiều dài của ruột từ trước ra sau.

* Tiêu hóa hóa học

Thức ăn (chưa được tiêu hóa hoàn toàn ở dạ dày) xuống ruột non dưới tác độngcủa các enzyme chứa trong dịch mật, dịch tụy, dịch ruột sẽ bị phân giải hoàn toànthành các chất đơn giản nhất để hấp thu qua biểu mô niêm mạc ruột, vào máu đi nuôi

cơ thể

* Dịch mật

+ Thành phần cấu tạo của dịch mật:

Mật do tế bào gan sinh ra liên tục được tích trữ trong túi mật, theo ống dẫn mật

đổ vào tá tràng 10 – 15 phút trước khi ăn Ở ngựa, chuột, lạc đà, bồ câu không có túimật thì theo ống dẫn đổ thẳng vào tá tràng

Dịch mật hơi nhớt, vị đắng, màu vàng sẫm ở gia súc ăn cỏ, vàng xanh ở gia súc

ăn thịt do sắc tố mật tạo nên Dịch mật có độ pH = 7.5; chứa 90% nước, 10% chất khôquan trọng (muối mật, axit mật)

+ Tác dụng: mật tuy không chứa enzyme tiêu hóa song có vai trò quan trọng vì:Kích thích ruột nhu động

Trung hòa axit trong thức ăn từ dạ dày xuống

Cắt mỡ thành các hạt nhỏ (nhũ tương hóa mỡ) để men lipaza tác động có hiệuquả

Làm tăng tác dụng của các enzyme tiêu hóa lipaza, amilaza, proteaza

Axit mật có khả năng hấp thu trên bề mặt những hạt mỡ nhỏ Khi cơ thể hấpthụ axit mật thì hấp thụ luôn các hạt mỡ đó

Axit mật + axit béo tạo phức chất tan giúp cho việc hấp thụ axit béo ở ruộtđược dễ dàng

Mật giúp hấp thu vitamin hòa tan trong dầu

+ Lượng mật tiết ra trong một ngày đêm ở gia súc như sau:

Trang 14

* Dịch tụy

- Thành phần, tính chất và tác dụng của dịch tụy:

+ Dịch tụy là chất lỏng, trong suốt không màu tỉ trọng: 1.008 – 1.010 độ pH cótính kiềm nhẹ Ngựa pH = 7.3 – 7.58; bò pH = 8, do có muối NaHCO3 Dịch tụy cóchứa 90% nước, 10% chất khô gồm các muối vô cơ: NaCl, CaCl2,

Na2HPO4 trong đó NaHCO3 chiếm nhiều nhất

Chất hữu cơ: các enzyme như tripxin, chymotripxin, saccaroza, lipaza

- Tác dụng của các enzyme dịch tụy:

Enzym tiêu hóa protein:

Enterokinaza

Tripxinogen Tripxin

Tripxin

Protein polypeptit aminoaxit

Men tripxin được tiết dưới dạng tripxinogen, dưới tác dụng hoạt hóa củaenzyme enterokinaza do dịch ruột tiết ra thành tripxin hoạt động, phân giải proteinthành polypeptit cuối cùng thành aminoaxit Đây là enzyme rất mạnh và chủ yếu củadịch tụy để phân giải protein

Enzyme chymotripxin: có tác dụng như tripxin nhưng yếu hơn Lúc đầu ở dạngchymotripxinogen không hoạt động, nhờ tripxin hoạt hóa thành chymotripxin hoạtđộng

Tripxin

Chymotripxinogen Chymotripxin

Chymotripxin

Protein Polypeptit + Amino axit

+ Enzym polypeptidaza phân giải polypeptit thành các amino axit

Polypeptidaza

Polypeptit amino axit

+ Enzym tiêu hóa gluxit:

Trang 15

Các enzyme phân giải tinh bột, đường thành đường đơn theo sơ đồ sau:

Saccarose Glucose + Fructose

+ Enzym tiêu hóa lipit: lipaza

Lipaza, H2O

Lipit Glixerin + axit béo

Các enzyme phân giải đường, tinh bột và lipit của dịch tụy mạnh hơn nhiều lần

so với các enzyme này có trong nước bọt và dịch dạ dày

Hỗn hợp dịch ruột với thức ăn tạo thành một huyễn dịch gọi là dưỡng chất.Lượng này khác nhau tùy thuộc vào ruột non của gia súc Nếu tính lượng dưỡng chấttheo 1 kg chất khô của thức ăn thì tương đương nhau:

Ở ngựa: 14.7 lít; Bò: 14.5 lít; Cừu: 14 lít; Lợn: 15 lít

- Tác dụng tiêu hóa của các enzym dịch ruột:

+ Các enzyme tiêu hóa protein và axit nucleic

Trang 16

Gồm các enzym sau: erepxin, aminopetidaza, dipeptidaza, enterokinaza,nucleaza, nucleotidaza Các enzyme này phân giải các chất theo các sơ đồ phản ứngsau:

Nucleosit Kiềm (pirimidin) + pentose + H3PO4

+ Enzym enterikinaza hoạt hóa tripxinogen tripxin hoạt động

+ Enzym tiêu hóa lipit:

Gồm có lipaza, photpholipaza, cholesterol – esteraza

Lipaza

Lipit Glyxerin + Axit béo

+ Enzyme tiêu hóa gluxit (tinh bột và đường)

Gồm các enzyme giống như trong dịch tụy: amilaza, mantaza, lactaza,saccaraza…

- Chất nhầy muxin: chất này ở dạ dày do tuyến thượng vị, ở ruột do tế bào hìnhđài của biểu mô ruột tiết ra và được bao phủ hoàn toàn bề mặt niêm mạc dạ dày vàruột để bảo vệ, chống lại tác dụng phân giải của HCl trong dạ dày và các men tiêu hóaprotein

- Kết quả tiêu hóa ở ruột non

Thức ăn trong ruột non hầu như được tiêu hóa hoàn toàn biến thành những chấtđơn giản nhất Những chất này tạo thành một huyễn dịch gọi là dưỡng chất chứa các

Trang 17

đường đơn như glucose, galactose, các amino axit (sản phẩm phân giải protein),glyxerin và axit béo (sản phẩm phân giải lipit), nước, một số muối khoáng vàvitamin… sẵn sàng được hấp thu qua niêm mạc ruột vào máu để đi nuôi cơ thể.

2.2 Đặc điểm hấp thu các chất dinh dưỡng

2.2.1 Hấp thu xoang miệng

2.2.2 Hấp thu ở dạ dày

Dạ dày lợn chỉ hấp thu nước, rượu là chủ yếu, một ít đường glucose và khoáng,

lý do vì chất nhầy muxin phủ kín niêm mạc dạ dày

2.2.3 Hấp thu ở ruột non

Ruột non là cơ quan hấp thu chủ yếu của cơ thể lợn vì:

- Niêm mạc có nhiều nếp gấp làm tăng diện tích tiêu hóa, hấp thu

- Niêm mạc tạo thành các lông nhung được phủ bởi tế bào biểu mô có vi nhung tăngkhả năng tiêu hóa, hấp thu lên hàng trăm lần

- Chính giữa lông nhung có động mạch, tĩnh mạch và mạch bạch huyết dễ dàng tiếpnhận các chất từ tế bào biểu mô thấm vào

2.2.4 Hấp thu ở ruột già

Hấp thu được nước, muối khoáng, glucose

2.3 Đặc điểm về sinh sản

2.3.1 Tuổi phối giống của lợn

Thời gian động dục lần đầu thay đổi tuỳ theo giống: các giống lợn lai và lợnngoại thành thục muộn hơn: lợn lai 100 -120 ngày tuổi, lợn ngoại 200 ngày tuổi, lợnnội 90 ngày tuổi Trong giai đoạn nuôi hậu bị nếu chăm sóc nuôi dưỡng phù hợp, ítbệnh, lợn tăng trưởng tốt sẽ thành thục sớm hơn

Cần bỏ qua 1 - 2 lần động dục đầu, phối giống cho lợn sau khi lợn đã thành thục vềthể vóc

2.3.2 Biểu hiện động dục

Lợn thành thục về tính có những biểu hiện động dục như sau:

Trang 18

+ Giai đoạn 1: Lợn thay đổi tính tình, kém ăn hoặc bỏ ăn, kêu rít, phá chuồng, âm hộsưng mọng đỏ tươi, sờ vào lưng chưa chịu đứng im Lợn nái rạ khi động dục âm hộ cóthể không sưng, chỉ có ửng hồng và cũng có nước nhờn trong.

+ Giai đoạn 2: Lợn mê ì, lấy tay ấn lên lưng, hông lợn đứng yên, âm hộ giảm sưng cónếp nhăn, màu sẫm hay màu mận chín, có nước nhờn chảy dính đục, giai đoạn nàyphối giống đạt kết quả tốt

+ Giai đoạn 3: Các triệu chứng trên giảm dần Lợn hết chịu đực, đuôi cụp không chođực phối và ăn uống trở lại bình thường

Trang 19

Chương 2: GIỐNG VÀ CÔNG TÁC GIỐNG

Mục tiêu: Học xong chương này người học có khả năng:

- Mô tả được đặc điểm của các giống lợn đang được nuôi ở nước ta hiện nay

- Xác định được các giống lợn nội, nhập nội và các giống lợn lai

- Thực hiện được việc chọn và nhân giống lợn

1 Một số giống lợn nhập nội

1.1 Đặc điểm chung của một số giống lợn nhập nội

Các giống lợn ngoại thuần chủng có ưu điểm là tầm vóc lớn: 250 – 400 kg/ contrưởng thành, lớn nhanh (nuôi 5 – 6 tháng đạt 90 – 100 kg), tiêu tốn thức ăn thấp (2,8– 3,0 kg TA/Kg tăng trọng), tỷ lệ nạc cao: 53 – 58% Do vậy nhóm lợn này thườngđược sử dụng làm đực giống phối với lợn nái nội để sản xuất lợn lai F1 hoặc phối vớilợn nái lai (ngoại x nội: Y x MC; L x MC, ngoại x ngoại: Y x L; L x Y) để sản xuấtlợn thịt lai 3 – 4 máu

Trang 20

Tuổi đẻ lứa đầu lúc 11-12 tháng tuổi.

Sữa tốt, đẻ sai, nuôi con giỏi, sức đề kháng cao, lợn con có tỷ lệ nuôi sống cao

Nái nuôi con hiền

Nhu cầu dinh dưỡng cao hơn các giống lợn ngoại nhập khác, cần cung cấp đủ protein

và các loại axit amin thiết yếu

Khó nuôi ở nông thôn , thích hợp nuôi trang trại

- Hướng sử dụng: Nuôi thuần hoặc sử dụng trong lại kinh tế

Trang 21

1.3 Giống lợn Yorkshire

- Nguồn gốc: Vùng Yorkshire ở Đông Bắc Vương quốc Anh

- Đặc điểm: Toàn thân màu trắng, mặt gẫy, tai đứng, thân hình phát triển cân đối,,ngực rộng, mông vai nở, 4 chân khoẻ, vững chắc Thích nghi tốt với điều kiện ViệtNam

- Lợn cái phối giống lần đầu ở 8 tháng tuổi khi khối lượng cơ thể đạt 100-110 kg

Đẻ 10-12 con/lứa, khối lượng sơ sinh đạt 1,3-1,4 kg/con

Nuôi 60 ngày tuổi đạt 18-20 kg, 6 tháng tuổi đạt 90-100kg Tiêu tốn thức ăn ở mức 3,2 kg TA/kg tăng trọng Tỷ lệ nạc đạt 52-55%

3 Hướng sử dụng: Nuôi thuần để thích nghi và tăng số lượng hoặc lai kinh tế với cácgiống khác

1.4 Giống lợn Duroc

Trang 22

- Nguồn gốc: Bắc Mỹ

- Đặc điểm: Lợn có màu lông hung đỏ hay mầu nâu sẫm, ngoại hình cân đối, thể chấtvững chắc

Tai to, ngắn, cúp che mắt Bốn chân và mõm có mầu đen, tầm vóc vừa phải

- Lợn đực trưởng thành có khối lượng 250-280kg, lợn cái 200-230kg Lợn cái đẻtrung bình 9 con/lứa Tốc độ tăng trọng đạt 750g/con/ngày, nuôi 170 ngày tuổi có thểđạt 100kg Tiêu tốn thức ăn thấp 2,5-3 kg TA/kg tăng trọng, tỷ lệ nạc cao 56-58%

- Hướng sử dụng: Chủ yếu sử dụng làm dòng đực trong các công thức lai tạo lợnthương phẩm nuôi thịt

1.5 Giống lợn Pietrain

- Nguồn gốc: xuất hiện khoảng năm 1920 và mang tên làng Pietrain

- Đặc điểm: Mầu lông da có những đốm sẫm mầu trắng và đen trên toàn thân Lợn cótai đứng, mình dày, mông vai rất phát triển

- Tuổi đẻ lứa đầu: 418 ngày, khoảng cách lứa đẻ 165 ngày

Lợn cái đẻ mỗi năm trung bình 2-2,2 lứa

Tăng trọng trong giai đoạn 35-90kg là 770g/con/ngày, tiêu tốn thức ăn 2,58kg TA/kgtăng trọng Tỷ lệ nạc rất cao đạt khoảng 60%

Lợn rất mẫn cảm với stress đặc biệt là nhiệt độ và vận chuyển Hiện nay người ta đãtạo được dòng lợn Pietrain kháng stress và đang được nuôi thích nghi ở Việt Nam

Trang 23

- Hướng sử dụng: Sử dụng trong các công thức lai kinh tế, thường được sử dụng đểtạo dòng đực lai cuối cùng trong các công thức lai tạo lợn thịt thương phẩm.

2 Các giống lợn nội

2.1 Giống lợn Móng Cái

- Nguồn gốc: ở huyện Móng Cái (Quảng Ninh)

- Đặc điểm: Lông da có đen vá trắng, đầu đen có đốm trắng ở trán, vai có dải trắng vắtngang, bụng và 4 chân trắng, lưng, mông và đuôi đen, chóp đuôi trắng

- Sức sản xuất:

+ Khả năng SS: số son sơ sinh cao, 10-12 con/lứa

+ Thành thục sớm: lúc 5 tháng tuổi, có thể phối lúc 6-7 tháng tuổi

+ Tăng trọng: tốc độ tăng trọng thấp 350–400g/ngày, 5-5,5kg TĂ/kg tăng KLNuôi 10 tháng tuổi, trọng lượng đạt 85kg

+ Tỷ lệ nạc: 33-36%

+ Hướng sử dụng: Chọn lọc và nhân thuần để bảo tồn nguồn gen hoặc dùng làm náinền để lai với các giống lợn ngoại để khai thác ưu thế lai sinh sản

Trang 24

2.2 Giống lợn Lang hồng

- Nguồn gốc: Bắc Ninh, Bắc Giang (Hà Bắc cũ)

- Phân bố: Giống lợn này phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng và thung lũng hạ lưu các sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam

- Ngoại hình: Lợn Lang Hồng đầu đen, giữa trán có điểm trắng hình tam giác, giữa tai và cổ có khi rộng đến vây có một dải trắng cắt ngang kéo dài đến bụng và bốn chân Lưng và mông có mảng đen kéo dài đen khấu đuôi và đùi, có khi trông giống hình yên ngựa nhưng có khi cũng chỉ là mảng đen bình thường có đường biên không

cố định Lợn Lang Hồng thường lưng võng, bụng xệ, càng lớn lại càng xệ, càng võng Vốn là loại lợn hướng mỡ nên càng béo càng di động khó khăn, chân đi cả bàn, vú quét đất

- Thông tin sinh trưởng: Khối lượng sơ sinh 0,40-0,45kg, cai sữa 5,0-5,5kg, 6 tháng 19-25kg, 10-12 tháng 39-45kg, 13-24 tháng 46-54kg, > 25 tháng: 55-65kg

Trang 25

2.3 Giống lợn Ỉ

Lợn Ỉ mỡ

Lợn Ỉ pha

- Nguồn gốc: từ Hải Hậu (Nam Định Phân làm 3 nhóm: Ỉ mỡ, Ỉ pha và gộc

- Đặc điểm: tầm vóc nhỏ, màu đen, đầu, tai nhỏ, mắt híp, má béo xệ, mõm ngắn vàcong, lưng võng, chân ngắn và nhỏ, đi bàn, bụng to, xệ

Trang 26

+ Thành thục sớm (4-5 tháng tuổi) nhưng do tầm vóc nhỏ nên thường phối lúc 6-7tháng tuổi.

+ Nhiều mỡ, ít nạc

+ Hướng sử dụng:

Nhân thuần để bảo tồn nguồn gen

Có thể nuôi ở những vùng núi cao, nơi kinh tế và điều kiện chăn nuôi kém phát triển

Trang 27

+ Thích ứng cao với vùng nước phèn, nước lợ

+ Hướng sử dụng:

Là giống lợn hướng mỡ, thường được nuôi vỗ béo nhằm khai thác thịt ở các cơ sở cóđiều kiện trung bình

Dùng nái nền lai với các giống lợn ngoại để cải tiến năng suất làm tăng tỷ lệ nạc

2.5 Giống lợn Thuộc Nhiêu

- Nguồn gốc: xã Thuộc Nhiêu – huyện Dưỡng Điền – tỉnh Tiền Giang Là giống lợnnội phổ biến nhất ở vùng ĐB sông Cửu Long và được nuôi nhiều ở khu vực miềnĐông Nam Bộ

- Đặc điểm: Có màu lông và da trắng tuyền, đôi khi có bớt đen nhỏ ở quanh mắt Đầu

to vừa phải, mõm hơi cong, tai nhỏ, dài và mỏng, hơi nghiêng về phía trước Chânthấp nhưng khoẻ, móng xoè, lưng thẳng và dài mình

+ Tỷ lệ nạc 32-43%, tỷ lệ mỡ 32-39%

3 Một số lợn lai

3.1 Lợn lai 1/2 máu ngoại đó là lợn F1 (bố ngoại x mẹ địa phương)

F1 (Đại Bạch x Móng Cái): Đặc điểm tầm vóc trung bình; thân dài vừa phải;màu lông trắng, rải rác có vài đóm đen nhỏ trên mình và vùng quanh mắt; lưng hơi

Trang 28

võng, bốn chân vững chắc Khả năng sinh trưởng: lợn lớn khá nhanh; khối lượng lúccai sữa 2 tháng tuổi đạt 8-10 kg/con.

F1 (Landrace x Móng Cái): Đặc điểm tầm vóc trung bình; thân dài hơn lợn laiF1 (Đại Bạch x Móng Cái); màu lông trắng, thỉnh thoảng có vài đóm đen nhỏ trênmình; lưng hơi võng; chân cao vừa phải Khả năng sinh trưởng: lợn lớn nhanh; khốilượng lúc cai sữa 2 tháng tuổi đạt 9-11 kg/con

Giống lợn lai F1 phù hợp với nông hộ chăn nuôi có trình độ kỹ thuật và đầu tưtrung bình

3.2 Lợn lai 3/4 máu ngoại đó là lợn F2 (bố ngoại x mẹ F1)

F1 (Đại Bạch x Móng Cái) hay F1 (Landrace x Móng Cái) lai với đực giốngngoại Landrace, Yorkshire hay Duroc

Giống lợn lai F2 phù hợp với nông hộ chăn nuôi có trình độ kỹ thuật và đầu tưtrung bình- khá

3.3 Lợn lai F1 Ngoại - Ngoại

- Lai kinh tế đơn giản (lai giữa 2 giống, hoặc 2 dòng)

Sơ đồ lai như sau:

Cái Giống, dòng

A

Đực Giống, dòng B

Trang 29

- Lai kinh tế phức tạp (giữa 3, 4 giống, hoặc 3, 4 dòng)

Sơ đồ lai ba giống như sau:

Con lai F1 (AB) C

Trang 30

Chương 3: THỨC ĂN CHO LỢN

Mục tiêu: Học xong chương này người học có khả năng:

- Mô tả được thức ăn cơ bản, thức ăn bổ sung, thức ăn tổng hợp trong chăn nuôi lợn

- Thực hiện được việc phối chộn và xây dựng khẩu phần ăn cho các loại lợn đúng kỹthuật

1 Thức ăn cơ bản

1.1 Lúa gạo

- Tỷ lệ protein thô trung bình trong lúa là 7,8 – 8,7%, xơ từ 9,0 – 12,0%

- Lúa gạo là loại thức ăn tinh giàu vitamin nhóm B, giúp duy trì tính ham ăn của con vật

- Đối với lợn nhỏ chỉ nên sử dụng gạo xay vì các mảnh trấu đầu mày sắc nhọn làmtổn thương thành ruột

1.2 Cám gạo

- Trong cám gạo có 12 - 14% protein thô, 14 - 18% dầu Dầu trong cám gạo dễ bị oxy hóa, do đó cám gạo không nên dự trữ lâu

- Thành phần dinh dưỡng còn có nhiều vitamin nhóm B nhất là B1

- Trong khẩu phần ăn có nhiều cám gạo thì dễ gây cho gia súc bị bệnh parakeratosis (da hóa sừng) do axit phitic trong cám gạo kết hợp với kẽm tạo thành phytat kẽm không hấp thu được và thải ra ngoài làm cho gia súc bị thiếu kẽm

Trang 31

- Chú ý: khi sử dụng cần bổ sung kẽm vào khẩu phần cho vật nuôi

1.3 Ngô

- Ngô có 60 – 75% tinh bột, 4,5 - 5,5% chất béo, protein thô đạt 8 - 13% (tính theoVCK), hàm lượng xơ trong ngô thấp

- Ngô tương đối nghèo các chất khoáng như: Ca, P, Mn, Cu…

- Trong ngô vàng có Xantophyll là sắc tố nhuộm màu, không nên cho ăn nhiều vì nó

sẽ làm vàng mỡ lợn

- Tỷ lệ axit béo chưa no trong ngô cao, nếu ăn nhiều sẽ làm nhão mỡ của thịt lợn

- Trong protein ngô thì lysine, tryptophane, methionine là những axit amin hạn chế

Vì vậy cần bổ sung thêm axit amin công nghiệp hoặc hỗn hợp thêm các loại các thức

ăn khác để đảm bảo khẩu phần ăn cho lợn rừng

1.4 Khoai, sắn

* Bột sắn

- Là loại thức ăn phổ biến ở miền núi, nó cung cấp khá nhiều năng lượng, tuy nhiêntrong sắn có chất độc vì vậy cần phải xử lý trước khi cho lợn ăn

Bột sắn là nguồn cung cấp năng lượng rất tốt cho lợn với điều kiện phải bổ sung đầy

đủ acid amin và vitamin

- Do hàm lượng tinh bột trong sắn cao, nên sử dụng nhiều dễ gây cho lợn mập ú vàtích mỡ nhiều

Trang 32

- Là nguồn thức ăn giàu lysine, methionine và tryptophane, đó là những loại axitthường thiếu nhất trong khẩu phần ăn là hạt cốc.

- Hơn nữa, trong bột các có hàm lượng khoáng cao và giàu các loại vitamin, đặc biệt

là vitamin B12

2.2 Bột thịt xương

Bột thịt xương là một phụ phẩm giết mổ có chứa các mô của động vật có vúbao gồm cả xương nhưng không có máu, lông, sừng, móng, da, phân và chất chứatrong dạ cỏ hoặc dạ dày Bột thịt xương phải có tối thiểu là 4% phosphor và hàmlượng canxi không vượt quá 2,2 lần hàm lượng phosphor thực có trong sản phẩm.Các sản phẩm có hàm lượng phosphor thấp hơn phải được gắn nhãn bột thịt Ngoài

ra, bột thịt xương phải có hàm lượng chất hữu cơ không thể tiêu hóa bằng pepsinthấp hơn 12% và hàm lượng protein không thể tiêu hóa bởi pepsin phải nhỏ hơn 9%tổng protein thô

2.3 Bột sữa

2.4 Khô dầu các loại

- Khô dầu đậu tương

- Khô dầu dừa

- Khô dầu bông

Ngày đăng: 01/11/2017, 20:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w