Một số phương pháp luyện cơ năng cho thú

Một phần của tài liệu Bài giảng chăm sóc GSGC (Trang 43 - 47)

Tùy thuộc vào từng loài vật, mục đích luyện tập mà lựa chọn phương pháp cho phù hợp.

3.1. Kỹ thuật huấn luyện trâu, bò cày kéo

Trâu đực và cái tơ 2 năm tuổi là bắt đầu luyện cày kéo. Nông dân các tỉnh phía Bắc thường dùng 1 trâu để cày bừa (cày đơn), ở các tính phía Nam thường dùng 2 trâu (cày đôi). Với cày đơn không cần chọn, nhưng cày đôi phải chọn hai trâu có tầm vóc, khối lượng, thể trạng, sức khoẻ tương đương nhau để cùng luyện.

Phương pháp luyện trâu cày không phức tạp, nhưng phải kiên trì. Chọn nơi đất mềm xốp bằng phẳng, tốt nhất là đất đã cày một lần dễ cho luyện. Để luyện một con trâu hoặc bò kéo cày cần có 2 người.

- Đầu tiên cho vai cày vào vai trâu, buộc hai dây mũi vào mũi trâu, một người cầm dây mũi dắt trâu đi, còn người cầm cày cầm một dây mũi khác đi sau và điều khiển trâu cày ruộng.

- Mỗi khi người cầm cày ra lệnh, người dắt trâu đi trước phải tuân theo đế hướng dẫn trâu cùng làm theo lệnh đó.

- Kết hợp giữa lệnh phát ra từ miệng, người cầm cày điều khiến luôn bằng dây mũi trâu để trâu quen với cả hai lệnh.

- Quá trình luyện tập làm cho con vật hình thành phản xạ có điều kiện, trong vòng 3-5 ngày là có thể làm cho trâu quen, không cần người dắt trợ giúp.

Luyện cho con vật kéo xe cũng tiến hành tương tự như vây.

- Lúc đầu có thể cho làm quen bằng cách cho kéo gỗ hoặc xe trượt để trâu quen vai, - Một người dắt đi trước, cầm dây mũi dẫn dắt, người đi sau ra lệnh bằng miệng và dây mũi thứ hai

- Khi con vật đã quen (không hất bỏ dây đai ở vai) thì cho kéo xe thật với khối lượng từ nhẹ và tăng dần vào các ngày sau. Thời gian luyện cũng tương tự như khi luyện cày.

Nên luyện tập cho con vật lúc thời tiết mát mẻ, nắng ấm. Trong quá trình tập luyện cứ 1-2 giờ thì cho con vật nghỉ ngơi. Những ngày đầu luyện tập chỉ cho tập 1-2 giờ/lần, không quá 2lần/ ngày. Thú non nên tập thời lượng ít hơn và tăng dần sau các ngày tiếp theo.

Trong suốt thời gian luyện tập, cần cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho con vật. Nếu con vật mệt mỏi và hoảng sợ thì phải ân cần, gần gũi làm giảm căng thẳng, mệt mỏi cho con vật; Đồng thời có thể cho ăn thức ăn ngon hơn thường ngày để con vật bù đắp năng lượng tiêu hao.

Chuồng trại phải luôn sạch sẽ, mùa hè đủ thoáng mát, mùa đông che ấm tránh gió lùa mưa tạt làm ảnh hưởng đến sức khỏe con vật. Nếu chăm sóc không tốt con vật rất dễ bị bệnh.

Không nên tiến hành luyện tập cho con vật khi thời tiết, khí hậu khắc nghiệt: quá nắng, nóng hoặc lạnh giá.

3.2. Huấn luyện cho chó

- Không bỏ qua những hành vi tốt và kịp thời thưởng cho các hành vi tốt. - Không phạt đối với các hành vi không mong muốn.

- Không cho phép con chó bỏ qua bất cứ mệnh lệnh nào và đừng gọi chó đến gần để phạt

- Dành thời gian hợp lý cho chú chó, đáp ứng những yêu cầu cơ bản cho chó trong khi luyện tập

- Hãy gần gũi và thận thiện nhưng phải nghiêm khắc trong suốt thời gian luyện tập. Thời gian huấn luyện vào khoảng 15 phút mỗi lần, 2 lần mỗi ngày cho chó từ 8 tháng tuổi trở lên, khoảng 5 phút mỗi lần, 3 lần một ngày cho chó dưới 4 tháng tuổi và từ 5-15 phút (khoảng 10 phút) mỗi lần và từ 2-3 lần mỗi ngày.

- Nên huấn luyện từng động tác đơn giản với khẩu lệnh trùng lặp như nhau đến khi nào con vật thuộc được động tác; Và luôn ôn lại động tác cũ. Đặc biệt không nên dồn ép con vật thực hiện quá nhiều thao tác.

Huấn luyện chó

3.3. Theo dõi biểu hiện của vật nuôi sau khi luyện tập

Trong khi luyện tập hoặc sau mỗi buổi luyện tập nên theo dõi các biểu hiện của con vật để kịp thời phát hiện những biểu hiện bất thường của con vật; để có phương án xử lý kịp thời. Tất cả các biểu hiện của con vật trong khi huấn luyện, sau khi huấn đều được ghi chép vào sổ theo dõi thường xuyên. Các biểu hiện cần quan tâm:

- Sự mệt mỏi hoặc tính phản kháng của con vật

- Tình trạng sức khỏe của con vật: biểu hiện ăn, uống, hoạt động

- Đặc biệt nên kiểm tra xem con vật có bị tổn thương hay không hoặc sự hưng phấn với dụng cụ luyện tập.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình chăn nuôi trâu, bò – Trường Đại học Nông nghiệp I – Hà Nội. 2. Giáo trình chăn nuôi lợn - Trường Đại học Nông Nghiệp I – Hà Nội. 3. Giáo trình sinh lý gia súc- Trường Đại học Nông Nghiệp I – Hà Nội.

4. Giáo trình chẩn đoán - nội khoa - Trường Đại học Nông Nghiệp I – Hà Nội. 5. Giáo trình vệ sinh gia súc- Trường Cao đẳng Nông Lâm – Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Bài giảng chăm sóc GSGC (Trang 43 - 47)