Phương pháp vận động từng loại vật nuô

Một phần của tài liệu Bài giảng chăm sóc GSGC (Trang 35 - 38)

- Cho vận động tự do trong sân chơi

- Cưỡng bức vận động bằng cách dắt, lùa đi bộ - Kết hợp cho vận động và tắm nắng

- Thiết kế dụng cụ kích thích con vật vận động, kết hợp với chải “mát xa” thân thể: tạo đồ chơi cho mèo, chó tự chơi; treo dây xích sắt trong chuồng cho lợn con đùa nghịch; Lắp đặt các bàn chải lớn ở lối đi của lợn, kích thích lợn tự chơi bằng cách chui qua chui lại lối đi để tự cọ, chải cơ thể ...

3.1. Chuẩn bị sân bãi

Các loài động vật ăn cỏ được chăn thả thường xuyên trên đồng cỏ sẽ tận dụng tốt nguồn cỏ tự nhiên. Chăn thả là một hình thức rèn luyện giúp cho gia súc quen với sự biến đổi của thời tiết, khí hậu. Gia súc vận động trên bãi chăn, tận hưởng được ánh nắng mặt trời, chống được bệnh còi xương, thiếu máu, giúp cơ thể khỏe mạnh, phát triển cân đối, sinh trưởng phát dục tốt.

* Yêu cầu vệ sinh đối với bãi chăn

- Trên bãi chăn không được có những tạp vật cứng, sắc nhọn như gạchđá, kim loại, dây thép gai…

- Cao ráo, dễ thoát nước, không có hầm hố trũng, đảm bảo được tính chất lý hóa, sinh vật học của đất làm bãi chăn.

- Không có quá nhiều cỏ dại, không có những cây độc như lá ngón, trúcđào, cà độc dược…

- Những nơi đã chôn xác gia súc chết vì bệnh nhiệt thán thì phải rào kỹ, cách ly, không được sử dụng làm bãi chăn thả.

* Chuẩn bị bãi chăn

- Dọn vệ sinh, sửa sang, san bằng hầm hố - Quy hoạch đường đi lại cho người và gia súc - Chuẩn bị chỗ uống nước, nghỉ ngơi cho gia súc

chăn tốt cho gia súc chửa, nuôi con, gia súc non… để có kế hoạch luân phiên chăn thả trên đồng cỏ, nhằm nâng cao năng suất và phẩm chất của đồng cỏ.

* Chuẩn bị và quản lý đàn gia súc khi chăn thả

- Chia đàn: Thường xuyên kiểm tra sức khỏe đàn gia súc, hàng năm phải tiêm phòng những bệnh truyền nhiễm chính. Phân loại chia đàn để cho gia súc trong cùng một đàn được hưởng theo một chế độ cho ăn, chăm sóc giống nhau: trâu bồ mẹ, trâu bò chửa; trâu bò nuôi lấy thịt hay để cày kéo; trâu bò đực giống… Mỗi đàn có số lượng gia súc nhiều hay ít phải căn cứ vào tình hình của bãi chăn rộng hay hẹp, địa thế của bãi chăn và những trở ngại của bãi chăn…

- Tập chuyển chế độ ăn cho gia súc từ thức ăn tinh nhiều sang thức ăn thô trước mùa chăn thả để gia súc thích nghi, tránh những rối loạn về tiêu hóa.

3.2. Cho vật nuôi vận động

- Thời điểm tiến hành cho vật vật động: vào thời điểm mát mẻ (mùa hè) hoặc vào thời điểm ấm áp (mùa đông); Chỉ nên cho con vật tắm nắng mai hoặc trong bóng râm cây cối, vào lúc tiết trời khô ráo, mát mẻ; Không nên cho vật phơi nắng bức xạ cao, hoặc để cho vật vận động trong điều kiện nóng, nắng, oi bức hoặc lạnh giá, mưa ướt ... - Đối với gia cầm: cho vận động tự do trong khu chăn nuôi.

- Trâu bò nuôi sinh sản cho vận động kết hợp gặm cỏ trên bãi chăn thả ít nhất 4-6 giờ/ngày

- Lợn ở giai đoạn nhỏ cho vận động tự do trong khu chuồng hoặc sân chơi rộng. Lợn nuôi thịt giai đoạn lớn (4-5 tháng trở lên) không cho vận động.

Lợn cái sinh sản thường cho vận động tự do trong sân chơi.

Lợn đực giống hàng ngày phải vận động từ 30-60 phút với hình thức đi bộ với khoảng cách khoảng 1-1,5 Km.

- Trước và ngay sau khi vận động không cho con vật ăn. - Chuẩn bị đủ nước sạch cho vật uống

- Gia súc đực trước và ngay sau khi khai thác tinh không cho vận động. Trước và ngay sau khi dẫn tinh cũng không cho gia súc cái vận động. Đối với gia súc cái mang thai không nên cưỡng bức vận động

Bài 6: TẮM, CHẢI CHO GIA SÚC

Mục tiêu: Học xong bài này người học có khả năng:

- Xác định được những điều kiện cần thiết để chải cho gia súc. - Thực hiện được việc chải cho gia súc theo yêu cầu kỹ thuật.

Một phần của tài liệu Bài giảng chăm sóc GSGC (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w