Phân loại gia súc, gia cầm theo trọng lượng

Một phần của tài liệu Bài giảng chăm sóc GSGC (Trang 25 - 29)

2.1. Chuẩn bị điều kiện

- Sổ sách ghi chép, hồ sơ theo dõi khối lượng, ngày sinh ... của con vật - Thước các loại: thước thẳng, thước gậy, thước compa

- Cân (nếu cần thiết)

2.2. Thực hiện việc phân loại gia súc, gia cầm theo trọng lượng

* Một số chiều đo của vật nuôi

Lợn: Người ta dùng thước đo một số chiều trên cơ thể con vật và mô tả những đặc trưng chủ yếu về ngoại hình thông qua số liệu các chiều đo này. Số lượng các chiều đo tùy thuộc vào tầm quan trọng của các bộ phận cơ thể đối với mục đích chọn lọc và nhân giống. Tiêu chuẩn chọn lọc gia súc của nước ta hiện nay, các chiều đo cơ bản của lợn gồm:

- Dài thân: Khoảng cách từ điểm giữa của đường nối giữa 2 gốc tai tới điểm tiếp giáp giữa vùng khum và vùng đuôi (đo sát da, bằng thước dây).

- Vòng ngực: Chu vi lồng ngực tại điểm tiếp giáp phía sau của xương bả vai (đo bằng thước dây).

Tỉ lệ dài thân/vòng ngực của các giống lợn nội, lợn hướng mỡ thường là < =1; Các giống lợn cao sản, lợn ngoại, lợn hướng nạc thường > 1.

Ngoài ra, số liệu các chiều đo cơ bản còn để ước tính khối lượng sống của lợn: Khối lượng lợn (kg) = [(Vòng ngực)2 x Dài thân]/14.400

Chú ý:

Với công thức này, đơn vị tính chiều đo vòng ngực và dài thân của lợn là cm * Ở trâu, bò:

Một số chiều đo chính:

- Cao vây : Từ mặt đất đến sau u vai (thước gậy);

- Cao lưng: Từ mặt đất đến chổ thấp nhất của lưng (thường là đốt sống 11, đo bằng thước gậy);

- Cao khum: Từ mặt đất đến điểm cao nhất của xương khum (đo bằng thước gậy); - Cao xương ngồi: Từ mặt đất đến mõm u xương ngồi sau cùng (đo bằng thước gậy); - Dài trán: Từ đỉnh chỏm đến trung điểm của rộng trán lớn nhất (đo bằng thước compa);

- Dài thân chéo: Từ phía trước của khớp bã vai cánh tay đến phía sau u ngồi (đo bằng thước gậy);

- Dài thân: Từ phía trước của khớp bã vai cánh tay đến trực giao với đường chiếu của u ngồi sau cùng (đo bằng thước gậy hoặc thước dây);

- Dài mông: Từ phía trước của mõm xương hông đến phía sau của u ngồi (đo bằng thước compa);

- Rộng trán lớn nhất: khoảng cách giữa hai đầu ngoài cùng của hai hố mắt (đo bằng thước compa);

- Rộng trán nhỏ nhất : Khoảng cách hẹp nhất của trán (thước compa)

- Rộng ngực; Khoảng cách giữa hai điểm rộng nhất của phần ngực tiếp giáp sau xương bã vai (đo bằng thước gậy);

- Rộng mông: Khoảng cách giữa hai điểm ngoài cùng của khớp ở cối (đo bằng thước compa);

- Rộng hông: Khoảng cách ngoài cùng của hai mõm xương hông (đo bằng thước compa);

- Rộng xương ngồi : Khoảng xách giữa hai điểm phía ngoài của u ngồi (đo bằng thước compa);

- Vòng ngực: Chu vi quanh vòng ngực tiếp giáp phía sau của xương bã vai (đo bằng thước dây)

- Vòng ống: Chu vi ở 1/3 phía trên của xương bàn chân trái phía trước (đo bằng thước dây);

- Sâu ngực: Khoảng cách giữa cột sống đến xương ức tạo một mặt phẳng tiếp giáp phía sau của xương bã vai (đo bằng thước gậy);

- Sâu đầu: Từ điểm giữa của điểm rộng trán lớn nhất đến điểm cong nhất của xương hàm dưói (đo bằng thước compa);

- Cao mõm hông: Từ mặt đất đến điểm trên của mõm hông (thước gậy);

- Vòng đùi: Từ phía trước của khớp đùi chầy đến đường trắng (biên giới giữa hai phần đùi ) rồi nhân đôi (thước gậy):

Công thức ước tính khối lượng trâu, bò của nước ta:

Trâu Việt Nam = 88,4 x (VN) 2 x DTC (kg) Bò Việt Nam = 89,8 x (VN) 2 x DTC (kg)

(Đơn vị đo tính bằng cm ; Dùng thuớc dây - Viện CN 1980)

Theo B. Kpacoma 1983 công thức tính khối lợn cho bò và lợn như sau: Bò : VB = (VN)2 x DT

10800 Lợn : VL= (VN)2 x DT

14400

Đơn vị đo: cm , Thước dây , Cho phép sai số 5%

Ngoài ra, người ta xác định khối lượng của lợn nái một cách nhanh chóng bằng cách đo lường sườn phía trước chân sau và so sánh kết quả theo bảng ta tìm ra được trọng lượng con nái hay con hậu bị đang phát triển vào bất kỳ thời điểm nào.

Hệ thống này đã được sử dụng trong các trang trại để quyết định việc sử dụng thuốc tiêm vốn đã rất tốn kém. Trong tình huống này, cùng vớicác khoản tiết kiệm chi phí thuốc kết hợp với liều lượng tiêm chính xác của sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất giúp đạt hiệu quả cao trong điều trị bệnh. Một cách nhanh hơn là chỉ đo một nửa khoảng cách tức là chỉ đo khoảng cách từ cột sống (điểm giữa của lưng) đến một trong hai bên sườn (hình 32) sau đó tra theo bảng sẽ ra trọng lượng của lợn nái.

* Phân loại theo khối lượng

- Cân, đo các chiều trên thân thể con vật

Lợn: chiều đo dài thân và rộng ngực hoặc chỉ đo lường sườn Trâu bò: dài thân chéo và rộng ngực.

- Ghi số liệu về các chiều đo và khối lượng từng con vật

- Tính toán khối lượng con vật theo công thức hoặc tra bảng tương đương - Sắp xếp, phân loại các con vật cùng khối lượng

Một phần của tài liệu Bài giảng chăm sóc GSGC (Trang 25 - 29)