Đánh giá chung về quản lý chi đầu tư phát triển trong xây dựng nông thôn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN HUYỆN BẮC YÊN, TỈNH SƠN LA (Trang 86)

mới của chính quyền huyện Bắc Yên giai đoạn 2017-2019

2.4.1. Ưu điểm

UBND huyện luôn hướng dẫn, chỉ đạo kịp thời, triển khai thực hiện các văn bản hướng dẫn, các Nghị quyết trong công tác quản lý chi đầu tư phát triển trong xây dựng NTM tới các đơn vị.

Công tác lập và phân bổ dự toán chi được thực hiện đúng quy định, đảm bảo cân đối nguồn thu- chi của huyện.

Việc thực hiện dự toán chi luôn được chính quyền huyện chỉ đạo một các cụ thể từ khâu phổ biến và giao dự toán, tổ chức thực hiện, giải quyết các thắc mắc và đôn đốc thực hiện dự toán chi.

Kiểm soát chi đầu tư phát triển của chính quyền huyện Bắc Yên luôn được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục từ khi giao dự án đến khi quyết toán công trình hoàn thành, bàn giao và đi vào sử dụng.

2.4.2. Hạn chế

Trong công tác lập dự toán tại các xã vẫn còn chưa đảm bảo thời gian quy định, chưa thực sự được tốt, chưa chuyên nghiệp. Phòng Tài chính – Kế hoạch là cơ quan tổng hơp dự toán của UBND các xã, tuy nhiên phải thường xuyên xem xét, chỉnh sửa lại do công tác lập dự toán tại các xã còn sơ sài, một số danh mục đầu tư còn chưa bám sát quy hoạch.

Dự toán của UBND các xã đôi khi chưa bám sát danh mục công trình theo quy hoạch NTM, còn mang tính chủ quan của lãnh đạo, một số xã lập dự toán vượt số dự kiến được thông báo và một số công trình.

Trong công tác chấp hành dự toán chi

Công tác giao dự toán chi đầu tư phát triển từ NSNN của chính quyền huyện Bắc Yên chậm so với kế hoạch.

Một số văn bản hướng dẫn cũng thường xuyên thay đổi, tuy nhiện việc cập nhật và phổ biến kịp thời của chính quyền cấp huyện tới các xã chưa được đảm bảo.

Ban quản lý dự án ĐTXD, UBND các xã chưa chủ động, tích cực trong công tác giải ngân, thanh toán, thường để dồn chi vào cuối năm.

Theo Hướng dẫn số 368/HD-SXD của Sở Xây dựng về lập tổng mức đầu tư trong chi phí xây dựng bao gồm thuế giá trị gia tăng (10%), trong khi đơn vị thực hiện phần thi công xây dựng là cộng đồng dân cư, tổ chức đoàn thể, tổ, nhóm thợ đã gây ra một số khó khăn và lúng túng trong việc xác định và thực hiện nghĩa vụ thuế của đơn vị thực hiện.

Trong công tác thanh toán, quyết toán

Nhiều công trình quyết toán chậm so với quy định, tập trung ở phần lớn các công trình cấp xã, do các xã làm chủ đầu tư.

Sau quyết toán, công tác bàn giao tài sản, hạch toán kế toán sau quyết toán hay lưu trữ hồ sơ công trình còn chưa được thực hiện một cách đầy đủ và đúng quy định.

Việc giám sát, thanh tra, đánh giá của chính quyền huyện đã được thực hiện, tuy nhiên vẫn chưa kịp thời, chưa có biện pháp xử lý cứng dắn đối với một số đơn vị sai phạm.

2.4.3. Nguyên của những hạn chế

2.4.3.1. Nguyên nhân thuộc về chính quyền huyện Bắc Yên

a) Chủ trương, chính sách quy hoạch xây dựng NTM của chính quyền huyện. Chủ trương, quy hoạch xây dựng NTM có vai trò định hướng đầu tư tác động trực tiếp đến chi đầu tư phát triển. Tuy nhiên, công tác quy hoạch NTM của các xã còn nhiều bất cập giữa quy hoạch và thực tế.

Công tác định hướng của chính quyền huyện về các xã trọng tâm về đích sớm trong xây dựng NTM còn chưa sát với thực tế, gây khó khăn trong công tác thực hiện và triển khai đầu tư.

b) Khả năng thu ngân sách địa phương.

Nguồn thu ngân sách trên địa bàn càng cao thì nguồn vốn chi cho đầu tư phát triển kinh tế nói chung và trong xây dựng NTM nói riêng sẽ lớn, nếu chỉ phụ thuộc vào nguồn ngân sách trung ương và huy động đóng góp từ người dân thì nguồn vốn sẽ hạn hẹp. Ảnh hưởng đến khả năng thanh quyết toán các dự án.

c) Bộ máy quản lý và trình độ đội ngũ cán bộ tham gia quản lý chi đầu tư phát triển trong xây dựng NTM của chính quyền huyện.

Con người là yếu tố quan trọng và là nhân tố tác động trực tiếp đến công tác quản lý chi đầu tư phát triển trong xây dựng NTM.

mỏng, nên cán bộ phải kiêm nhiệm. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế, chưa đều. Cán bộ quản lý của chính quyền huyện nói chung và trong công tác quản lý chi đầu tư phát triển trong xây dựng NTM nói riêng vẫn còn hạn chế nhất định về mặt chuyên môn cũng như trình độ nghiệp vụ.

Các cán bộ tham gia quản lý vẫn còn kiêm nhiệm, chưa có cán bộ chuyên trách thực hiện chương trình, do đó ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý chi đầu tư phát triển.

Một số chủ đầu tư còn chưa nhận thức được tầm quan trọng công tác quyết toán công trình hoàn thành.

d) Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về xây dựng NTM. Công tác tuyên truyền về chủ trương xây dựng NTM của chính quyền huyện luôn được quan tâm và chỉ đạo hướng dẫn thường xuyên. Tuy nhiên công tác tuyên truyền vẫn chỉ dừng lại ở các ngày lễ, các ngày phát động nhân ngày kỷ niệm…

2.4.3.2. Nguyên nhân khác

a) Sự lãnh đạo của chính quyền cấp tỉnh trong quản lý chi đầu tư phát triển về xây dựng NTM.

Việc chính quyền cấp tỉnh khẩn trương, chủ động ban hành các cơ chế đặc thù trong quản lý chi đầu tư phát triển trong xây dựng NTM sẽ góp phần tích cực vào kết quả thực hiện quản lý chi đầu tư phát triển của chính quyền cấp huyện.

Việc Trung ương, tỉnh chậm thông báo vốn cho năm kế hoạch đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác lập dự toán chi hằng năm.

Nguồn vốn để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM được thực hiện nhiều từ nguồn NSNN. Do vậy, đôi khi việc thông báo thẩm định của cấp trên muộn so với quy định.

Nhìn chung, trình độ quản lý và chuyên môn của cán bộ cấp xã còn hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dự toán, thực hiện thanh toán cũng như quyết toán chi đầu tư phát triển trong xây dựng NTM.

Bên cạnh chính quyền xã là sự nhận thức, ý thức tham gia của người dân, tổ chức kinh tế trên đại bàn huyện như các doanh nghiệp, hợp tác xã.. cũng góp phần quan trọng trong xây dựng NTM, đóng góp nguồn kinh phí cho các công trình.

c) Luật pháp, chính sách liên quan về chi đầu tư phát triển trong chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM.

Cơ chế, chính sách đúng đắn phù hợp với tình hình thực tế sẽ tạo điều kiện để hoạt động quản lý chi đầu tư phát triển có hiệu quả cao.

Đặc biệt các văn bản hướng dẫn của cấp trên cần phải sát với thực tế hơn. Cụ thể tại địa bàn huyện, một số văn bản hướng dẫn than quyết tóan công trình làm đường giao thông còn thường xuyên phải thay đổi, bổ sung.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN

HUYỆN BẮC YÊN, TỈNH SƠN LA

3.1. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và phương hướng hoàn thiện quản lý chiđầu tư phát triển trong xây dựng nông thôn mới của chính quyền huyện Bắc đầu tư phát triển trong xây dựng nông thôn mới của chính quyền huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La đến năm 2025

3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Huyện đến năm 2025

Theo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa XV, nhiệm kỳ 2015-2020 tại Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XVI ngày 26/11/2019 xác định:

Tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, huyện Bắc Yên tiếp tục thực hiện chủ trương phát triển kinh tế với mục tiêu tổng thể đến năm 2025 như sau: Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu; xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh; phát

huy dân chủ và sức mạnh đoàn kết các dân tộc; đổi mới sáng tạo, vươn lên; khai thác tốt tiềm năng, lợi thế và huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, tập trung phát triển kinh tế nông lâm nghiệp, du lịch, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống nhân dân; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc; nâng cao chất lượng giáo dục, y tế; giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng, an ninh; phấn đấu đưa huyện Bắc Yên thoát nghèo, trở thành huyện phát triển của tỉnh Sơn La.

Phấn đấu đưa huyện Bắc Yên đạt những chỉ tiêu sau: I. Các chỉ tiêu kinh tế - Xã hội

Chỉ tiêu kinh tế

(1) Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong giai đoạn 2020-2025 đạt trên 3.500 tỷ đồng.

(2) Tổng thu ngân sách trên địa bàn trong giai đoạn 2020-2025 đạt trên 680 tỷ đồng.

(3) Giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu tăng bình quân 5%/năm (4) Đến năm 2025, tỷ lệ đô thị hóa đạt 8,1%;

(5) Đến năm 2025 đón được trên 300.000 lượt khách du lịch; doanh thu từ du

lịch trong giai đoạn 2020-2025 đạt trên 200 tỷ đồng.

Chỉ tiêu xã hội.

(6) Đến năm 2025, tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội giảm còn 67,5%;

(7) Tỷ lệ lao động qua đào tạo hướng nghiệp đạt 55%, trong đó được cấp bằng, chứng chỉ 26%;

(8) Đến năm 2025, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị giảm còn dưới 1,75%; (9) Tỷ lệ hộ nghèo: Giảm 4%/năm (theo tiêu chí mới);

(10) Đến năm 2025, số giường bệnh/10.000 dân đạt 20,89 giường; số bác sỹ/10.000 dân đạt 8 bác sỹ;

(12) Đến hết năm 2025, duy trì 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới, phấn đấu có thêm ít nhất 02 xã đạt mới; 12 xã còn lại đạt trên 10 tiêu chí. Bình quân đạt 15,0 tiêu chí/xã; Giữ vững xã Mường Khoa, Xã Phiêng Ban đạt chuẩn Nông thôn mới; có thêm 02 xã (Tà Xùa, Phiêng Côn) đạt chuẩn Nông thôn mới; các xã còn lại đạt từ 10 – 14 tiêu chí.

(13) Đến năm 2025, có thêm 03 thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn; (14) Đến năm 2025, tỷ lệ hộ được dùng điện sinh hoạt đạt 99%;

(15) Đến năm 2025, tỷ lệ xã có đường đến trung tâm xã được cứng hóa, đi được bốn mùa đạt 100%; tỷ lệ bản có đường từ trung tâm xã đến trung tâm bản được cứng hóa đạt 70%;

(16) Đến năm 2025, tỷ lệ xã, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế đạt 100%; (17) Đến năm 2025, tỷ lệ gia đình văn hóa đạt ít nhất 70 %;

(18) Đến năm 2025, số trường đạt chuẩn quốc gia là 27 trường;

(19) Đến năm 2025, 100% cơ quan, đơn vị; 75% xã, thị trấn và 84,4% bản, tiểu khu đạt tiêu chuẩn không có ma túy.

II. Các chủ trương, giải pháp

(1) Phát triển kinh tế bền vững: Tăng cường công tác quy hoạch, đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng đồng bộ và tạo sự liên kết giữa các thành phần kinh tế; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.Phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ vào sản xuất, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, tạo việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống Nhân dân.Đẩy mạnh phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Phát triển thương mại, dịch vụ. Đẩy mạnh phát triển du lịch trên địa bàn huyện. Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính, ngân sách và hoạt động tín dụng, ngân hàng.

(2) Phát triển giáo dục, đào tạo; khoa học, công nghệ; văn hóa, truyền thông; y tế, chăm sóc sức khỏe Nhân dân; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; nâng cao đời sống Nhân dân.

diện, coi trọng phẩm chất, năng lực của người học.

Triển khai ứng dụng công nghệ cao, công nghệ 4.0 trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, giao thông vận tải; đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học.

Xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao sâu rộng, bền vững, toàn diện, vừa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nâng cao mức thụ hưởng văn hóa của Nhân dân các dân tộc.

Coi trọng việc chăm sóc, nâng cao sức khỏe Nhân dân; nâng cao tỉ lệ khám, chữa bệnh và chất lượng các dịch vụ y tế, nhất là khám, chữa bệnh ban đầu ở tuyến cơ sở; đẩy mạnh phát triển y tế dự phòng.

Giải quyết tốt kịp thời các chế độ, chính sách cho các đối tượng bảo trợ xã hội, đảm bảo cho người có công và gia đình có mức sống từ trung bình khá trở lên so với mức sống của khu dân cư nơi cư trú.

(3)Củng cố quốc phòng; tăng cường công tác an ninh, nội chính

Tăng cường đảm bảo quốc phòng, quân sự gắn với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Chú trọng bảo đảm công tác bảo vệ an ninh, trật tự, phòng chống ma túy và những phát sinh mới trên địa bàn

Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đối với hoạt động của các cơ quan tư pháp; củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp và xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch, vững mạnh đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ

(4) Tăng cường xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh

Đổi mới học tập, quán triệt nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Hoàn thiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần các nghị quyết Trung ương 6 khoá XII.

phần phòng ngừa sai phạm trong tổ chức đảng, đảng viên.

Đổi mới công tác dân vận của theo hướng thiết thực, với cách làm sáng tạo, hướng đến mục tiêu đồng thuận, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước; thực hiện tốt công tác “Dân vận khéo”, dân vận chính quyền.

Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, trước hết là đối với các tổ chức trong hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở.

(5) Nâng cao chất lượng, hiệu quả điều hành của chính quyền các cấp; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác cải cách hành chính.

Nâng cao chất lượng quyết định, chất lượng giám sát của Hội đồng nhân dân. Nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của ủy ban nhân dân các cấp theo quy định của pháp luật.

Đẩy mạnh cải cách hành chính và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đối với hoạt động tư pháp và các cơ quan tư pháp; củng cố kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp và xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch, vững mạnh đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.

3.1.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý chi đầu tư phát triển trong xâydựng nông thôn mới của chính quyền huyện dựng nông thôn mới của chính quyền huyện

Quản lý chi đầu tư phát triển trong xây dựng nông thôn mới có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của công cuộc xây dựng nông thôn mới của chính quyền huyện.

Việc hoàn thiện công tác quản lý chi đầu tư phát triển trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Bắc Yên trong thời gian tới cần dựa trên các quan điểm như sau:

Chi đầu tư phát triển trong xây dựng NTM phải bám sát với kế hoạch đầu tư công trung hạn theo quy định, gắn liền với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN HUYỆN BẮC YÊN, TỈNH SƠN LA (Trang 86)