Kinh nghiệm của một số địa phương

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN HUYỆN BẮC YÊN, TỈNH SƠN LA (Trang 48 - 50)

Kinh nghiệm quản lý chi đầu tư phát triển trong xây dựng NTM của chính

quyền huyện Vân Hồ tỉnh Sơn La

Vân Hồ là một huyện của tỉnh Sơn La mới được chia tách từ cuối năm 2013, nhưng công tác quản lý của chính quyền huyện luôn được cấp trên đánh giá cao, có nhiều thành tích tronng công tác quản lý chi đầu tư phát triển trong xây dựng NTM.

Hàng năm, trên cơ sở hướng dẫn về công tác lập dự toán, thanh toán, quyết toán của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, UBND huyện giao phòng Tài chính – Kế hoạch cụ thể hóa các hướng dẫn đến UBND các xã, thực hiện xuống cơ sở, trực tiếp hướng dẫn các xã thực hiện đúng quy định theo phương pháp “cầm tay chỉ việc” nhằm giúp cho công tác quản lý chi đầu tư phát triển của các đơn vị được diễn ra một cách hiệu quả.

Trên cơ sở Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, xã đã căn cứ vào đặc điểm, tình hình, lợi thế cụ thể của địa phương lựa chọn những nội dung nào làm trước, nội dung nào làm sau. Trong chỉ đạo tổ chức thực hiện phải chủ động, sáng tạo đảm bảo phù hợp với tình tình và điều kiện của địa phương, tránh rập khuân, máy móc.

Bên cạnh đó, chính quyền huyện Vân Hồ luôn tăng cường công tác giám sát, kiểm tra hoạt động chi đầu tư phát triển trong xây dựng NTM. Hàng năm, tại kỳ họp cuối năm, HĐND huyện ban hành nghị quyết về chương trình giám sát hàng năm kế hoạch. Trên cơ sở nghị quyết, các Ban của Hội đồng nhân dân huyện ban hành các quyết định thành lập đoàn giám sát và kế hoạch giám sát theo từng chuyền đề. Bên cạnh công tác kiểm tra, giám sát của các cấp còn có sự tham gia của nhân dân, xác định phải lấy dân làm gốc, coi đây là “chìa khóa” để đổi mới cơ chế “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Qua đó, phát huy vai trò chủ thể của người dân, tạo sự đồng thuận của nhân dân trong xây dựng NTM.

Tuy nhiên, công tác xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt trong công tác quản lý chi đầu tư phát triển trong xây dựng nông thôn mới từ huyện xuống xã chưa được quan tâm đúng mức. Việc triển khai thực hiện còn mang tính tuyên truyền, chưa đi vào những công việc cụ thể. Đội ngũ làm công tác quản lý chi đầu

tư phát triển trong xây dựng nông thôn mới còn chưa nắm rõ các tiêu chí, một số hồ sơ pháp lý trong quản lý đầu tư xây dựng còn nhiều thiếu sót, chưa đảm bảo theo quy định của Luật đầu tư.

Kinh nghiệm quản lý chi đầu tư phát triển trong xây dựng NTM của chính quyền huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La

Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, Đảng bộ huyện Phù Yên đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở vào cuộc quyết liệt và đạt hiệu quả thiết thực.

Để tạo sự đồng thuận, huyện đã chỉ đạo các cơ quan, các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ý nghĩa, lợi ích của xây dựng NTM để người dân tích cực tham gia. Đồng thời, phát động phong trào “Phù Yên chung sức xây dựng NTM”, gắn với nhiệm vụ chính trị của tổ chức hội, đoàn thể, như: “Tuổi trẻ chung sức xây dựng NTM”, xây dựng gia đình “5 không 3 sạch”, “Nông dân tham gia bảo vệ môi trường”... Song song với đó, UBND huyện chũng chỉ đạo các xã rà soát lại các mục tiêu, chỉ tiêu để xây dựng lộ trình thực hiện cụ thể cho từng năm. Tính đến hết tháng 12/2019, bình quân chung huyện Phù Yên đạt 11,7 tiêu chí trên xã, tăng 02 tiêu chí/xã và tăng 1,9 tiêu chí/xã so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, duy trì 05 xã đạt chuẩn NTM và phấn đấu 02 xã đạt chuẩn NTM năm 2020.

Việc huy động nguồn lực cho chương trình xây dựng NTM của huyện Phù Yên cũng được quan tâm: Từ năm 2011 đến nay, huyện đã huy động được trên 2.000 tỷ đồng để thực hiện chương trình xây dựng NTM, trong đó vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ 1.944 tỷ đồng, nhân dân đóng góp 96,4 tỷ đồng, vốn xã hội hóa gần 9,2 tỷ đồng. Từ nguồn vốn huy động, huyện đã đầu tư xây dựng 137 công trình giao thông, thủy lợi, điện, trường học, văn hóa, y tế... đảm bảo kết cấu hạ tầng nông thôn được xây dựng đồng bộ. Riêng tiêu chí về đường giao thông nông thôn, toàn huyện đã bê tông hóa 739 tuyến đường, với tổng chiều dài gần 328 km. Hiện 26/26 xã có đường giao thông đi lại thuận tiện; 24/26 xã đạt tiêu chí về điện; 20/26 xã đạt tiêu chí thủy lợi và thông tin truyền thông; 26/26 xã đạt tiêu chí tỷ lệ lao động có việc làm; 18/26 xã đạt tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn và tiêu chí giáo dục;

18/26 xã đạt tiêu chí về y tế; 100% xã đạt tiêu chí về an ninh và quốc phòng.

Tuy nhiên, công tác giám sát, kiểm tra hoạt động chi đầu tư phát triển trong xây dựng NTM của chính quyền huyện chưa được quan tâm, chưa thường xuyên vẫn còn xảy ra tình trạng chi sai, sử dụng sai nguồn vốn đầu tư.

Kinh nghiệm quản lý chi đầu tư phát triển trong xây dựng NTM của chính quyền huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái

Với địa hình bị chia cắt mạnh, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, đặc biệt, Trạm Tấu là một trong những huyện nghèo của cả nước nên trong xây dựng nông thôn mới (XDNTM), địa phương gặp rất nhiều trở ngại. Vì vậy, bên cạnh triển khai đầy đủ, kịp thời các văn bản của cấp trên, Trạm Tấu cũng xây dựng kế hoạch riêng cho mình phù hợp với điều kiện thực tế, mong muốn thu hút và phát huy hiệu quả các nguồn lực cho XDNTM.

Đầu năm 2020, huyện Trạm tấu có 01 xã đạt nông thôn mới, với phương châm gia cho xã làm chủ đầu tư các dự án theo phân cấp nhằm thu hút nguồn lực trong dân, nâng cao được năng lực, trình độ của bộ máy chính quyền cấp xã.

Tuy nhiên, việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư cho XDNTM còn dàn trải, công tác phân bổ và giao dự án chi đầu tư phát triển không tập trung và không có trọng điểm, chưa ưu tiên tập trung nguồn vốn cho xã dự kiến đạt nông thôn mới.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN HUYỆN BẮC YÊN, TỈNH SƠN LA (Trang 48 - 50)