Hoàn thiện công tác thù lao lao động tại Công ty cổ phần Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật điện
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Việc đảm bảo lợi ích vật chất cũng như tinh thần cho người lao động là mộtnhiệm vụ quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp Vì người lao động là tác nhân chủ yếucủa hoạt động sản xuất kinh doanh, họ là người quyết định sự thành bại của mỗi doanhnghiệp Do vậy, để có thể tồn tại và phát triển thì cần phải có những biện pháp khuyếnkhích người lao động trong công việc, để họ có thể phát huy hết năng lực của mìnhcông hiến cho doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn Trongcác nhân tố khuyến khích, thì thù lao lao động giữ vai trò quan trọng trong việc thúcđẩy, khuyến khích người lao động và góp phần vào sự phát triển của doanh nghiệp
Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển từ nền kinh tế từ thời kỳ bao cấp chuyển sangnền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, việc đảm bảo lợi ích cho mỗi cá nhân
là một vấn đề hết sức quan trọng Việc đảm bảo thu nhập, đảm bảo về những nhu cầu cảvật chất và tinh thần cho mỗi cá nhân để người lao động có thể yên tâm làm việc, hòanhập cộng đồng xã hội là một nhiệm vụ hết sức bức thiết đối với mỗi doanh nghiệp Vìvậy, tác dụng và ý nghĩa của thù lao lao động một lần nữa góp phần rất lớn trong việcphát triển kinh doanh nói riêng và toàn xã hội nói chung
Tuy nhiên, để phát huy hết sức mạnh của thù lao lao động, đòi hỏi doanh nghiệpphải xây dựng cho mình một hệ thống thù lao lao động thật phù hợp, và tổ chức thựchiện nó một cách ưu việt nhất, để làm sao thù lao thực sự trở thành đòn bẩy quan trọngtrong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Bên cạnh các hình thức tiềnlương, thì phải áp dụng với các chế độ khen thưởng và các phúc lợi hợp lý với khảnăng cống hiến của người lao động cho doanh nghiệp
Thấy được tầm quan trọng thù lao lao động, và những nhận biết về những điểm hạnchế, thiếu sót của công tác này tại Công ty cổ phần Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật điện, tôi
quyết định chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác thù lao lao động tại Công ty cổ phần Tư vấn
và Dịch vụ kỹ thuật điện” để làm chuyên đề tốt nghiệp trong đợt thực tập này.
Nội dung của chuyên đề thực tập gồm 3 chương như sau:
Chương I Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật điện
Chương II Thực trạng công tác thù lao lao động tại Công ty cổ phần Tư vấn
và Dịch vụ kỹ thuật điện
Trang 2Chương III Một số giải pháp hoàn thiện công tác thù lao lao động tại Công
ty cổ phần Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật điện
Mặc dù đã rất cố gắng song do hạn chế về kiến thức và thời gian nghiên cứu nên
đề tài của tôi không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế Vì vậy, tôi rất mong nhậnđược ý kiến đóng góp của các thầy cô để hoàn thiện hơn chuyên đề thực tập tốt nghiệp củamình
Qua đây tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến PGS.TS Trần Việt Lâm đã tận tìnhhướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập, cũng như trong việclựa chọn và hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơnlãnh đạo, tập thể cán bộ công nhân viên Công ty cổ phần Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuậtđiện đã nhiệt tình hướng dẫn, giải thích, cung cấp các thông tin, số liệu liên quan giúptôi hoàn thành chuyên đề đúng thời gian và nội dung quy định
Trang 3CHƯƠNG I.
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
TƯ VẤN VÀ DỊCH VỤ KỸ THUẬT ĐIỆN
1 Quá trình hình thành và phát triển công ty
1 1 Giới thiệu chung về công ty
Tên giao dịch chính thức của Công ty:
Tên tiếng Việt Nam:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ DỊCH VỤ KỸ THUẬT ĐIỆN
Tên tiếng Anh: ELECTRICAL ENGINEERING CONSULTANCY
AND SERVICES JOINT STOCK COPANY
Tên viết tắt: ESC., JSC
Trụ sở Công ty: số 6 Vũ Ngọc Phan, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, HàNội
Cơ sở 2: Xưởng sản xuất, lắp ráp và thử nghiệm tại Trung Văn- Từ
Liêm-Hà Nội
Điện thoại: (84).4.8350454- 8350455
Fax : (84).4.8350281
Email: SCJSC@FPT.COM
Tài khoản tiền Việt nam:
102010000054597 Ngân hàng Công Thương Thanh Xuân- Hà Nội
Mã số thuế: 0100100287
Vốn điều lệ: 3.500.000.000 đồng
Đăng ký kinh doanh:
Số 0103006238 ngày 20/12/2004 tại Sở Kế hoạch và đầu tư Thành phố HàNội
Đăng ký thay đổi lần 1 ngày 10/04/2007
1 2 Lịch sử hình thành và phát triển công ty
1.2.1.Lịch sử hình thành
Năm 1988: Viện kỹ thuật thiết bị điện được thành lập với nhiệm vụ chính lànghiên cứu, thiết kế, chế tạo, đào tạo, chuyển giao công nghệ, xây dựng tiêu chuẩn vàquy chuẩn trong lĩnh vực thiết bị điện, tự động hoá, đo lường, điều khiển
Trang 4Năm 1992: Công ty vật tư kỹ thuật điện được thành lập theo quyết đinh số86/1992/QĐ-BCN của bộ trưởng Bộ công nghiệp Công ty vật tư kỹ thuật điện là mộtdoanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty Thiết bị kỹ thuật điện.
Cuối năm 2000: Công ty Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật điện là được thành lập trên
cơ sở sát nhập Công ty vật tư kỹ thuật điện vào Viện kỹ thuật thiết bị điện theo quyếtđịnh số 79/2000/QĐ- BCN ngày 28/12/2000 của Bộ trưởng Bộ công nghiệp Công ty
Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật điện là một doanh nghiệp nhà nước thành viên hạch toánđộc lập của Tổng công ty Thiết bị kỹ thuật điện
Cuối năm 2004: Sau 4 năm hoạt động, theo chủ trương cổ phần hoá các doanhnghiệp nhà nước của Đảng và Nhà nước, Công ty Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật điện đãthực hiện cổ phần hoá trở thành Công ty Cổ phần Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật điện(ESC.,JSC) theo quyết định số: 76/2004/QĐ-BCN của Bộ công nghiệp
Sau khi cổ phần hoá, Công ty đã luôn làm ăn có lãi, đóng góp vào ngân sách nhànước, cải thiện đời sống của tập thể cán bộ công nhân viên
1.2.2 Các giai đoạn phát triển
Công ty được chính thức thành lập từ cuối năm 2000, vì vậy tính cho đến nay cóthể chia lịch sử phát triển của công ty thành hai giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Từ cuối năm 2000 đến cuối năm 2004: Công ty hoạt động dướihình thức pháp lý là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty Thiết bị kỹthuật điện Trong giai đoạn này, Công ty hoạt động theo các kế hoạch, chỉ tiêu
do Tổng công ty Thiết bị kỹ thuật điện đề ra, do đó không sát với tình hình thực
tế hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Điều này đã gây cản trở đến sựphát triển của Công ty Bằng chứng là từ khi thành lập cho đến năm 2003, Công
ty đều làm ăn không có lãi, thậm chí có năm còn lỗ
Giai đoạn 2: Từ cuối năm 2004 đến nay: sau cổ phần hoá công ty trở thành mộtcông ty cổ phần tự hoạt động sản xuất kinh doanh Ban lãnh đạo công ty đượctoàn quyền quyết định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh dưới sự giám sát củaHội đồng quản trị và Ban kiểm soát và chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổđông Chính vì vậy, từ đó đến nay Công ty đều kinh doanh có lãi, các ngànhnghề được mở rộng, đời sống của cán bộ công nhân viên được nâng cao và ổnđịnh
Trang 51 3 Chức năng và nhiệm vụ của công ty hiện nay
1.3.1.Chức năng của công ty
Công ty Cổ phần Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật điện có các chức năng được ghitrong Điều lệ công ty như sau:
Tư vấn đầu tư, triển khai và phát triển các dự án thuộc lĩnh vức thiết bị điện và
tự động hoá;
Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, cung ứng các sản phẩm thiết bị điện, các tủ bảngđiện phân phối,bảo vệ, đo lường, điều khiển, các thiết bị tự động hoá cho thiết bị
và dây chuyền sản xuất, các thiết bị xử lý môi trường có ứng dụng hiện đại;
Đào tạo, chuyển giao công nghệ, xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn trong lĩnhvực thiết bị điện, tự động hoá, đo lường, điều khiển;
Thiết kế, thi công đường dây và trạm biến áp cao hạ thế;
Kinh doanh, xuất nhập khẩu vật tư, máy móc, thiết bị, các sản phẩm thiết bịđiện, tự động hoá, tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng;
Sản xuất thiết bị điện công nghiệp và tiêu dùng;
Cung cấp dịch vụ sửa chữa, bảo trì, phục hồi các loại máy móc, thiết bị, thiết bịcông nghiệp và các dây chuyền công nghệ;
Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị ngành ôtô, xây dựng, cơ khí, nôngnghiệp, y tế;
Cung cấp dịch vụ sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng ôtô;
Cho thuê văn phòng, nhà xưởng, cửa hàng;
Sản xuất và buôn bán sắt thép các loại;
Sản xuất và buôn bán thiết bị thí nghiệm, dạy học và thiết bị văn phòng;
Buôn bán, thi công, lắp đặt hệ thống chống sét, bảo vệ;
Thiết kế xây dựng công trình điện năng, đường dây và trạm biến áp;
Cung cấp, lắp đặt các thiết bị, công trình bưu chính viễn thông;
1.3.2.Nhiệm vụ của công ty
Công ty Cổ phần Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật điện có những nhiệm vụ chính là:
Thực hiện chế độ chứng từ, sổ sách hạch toán kế toán, các loại báo cáo kếtoán tài chính theo chế độ kế toán hiện hành;
Duy trì, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh;
Trang 6Bảo toàn và phát triển vốn, tạo công ăn việc làm, bảo đảm lợi nhuận cho Công
ty và lợi nhuận cho các cổ đông;
Đóng góp ngày càng lớn cho ngân sách Nhà nước
2 Các đặc điểm chủ yếu của Công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh
2.1 Đặc điểm về cơ cấu tổ chức
2.1.1 Sơ đồ tổ chức công ty
Mô hình cơ cấu tổ chức công ty được tổ chức theo mô hình cơ cấu tổ chức trựctuyến- chức năng, bao gồm: hội đồng quản trị gồm có 5 thành viên, ban điều hànhcông ty gồm có 1 giám đốc, 1 phó giám đốc và các phòng ban: Phòng kế hoạch &kinh doanh, Phòng kỹ thuật, Phòng vật tư, Phòng công nghệ và KCS, Văn phòng,Phòng tài chính- kế toán và các đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc có 7 đơn vịbao gồm: Trung tâm kỹ thuật sản xuất, Trung tâm kinh doanh và dịch vụ kỹ thuậtđiện, Trung tâm tự động hoá và thiết bị điện, Trung tâm cơ điện, Trung tâm xây lắpcông trình điện, Xưởng sản xuất và lắp ráp thiết bị điện và Trung tâm kinh doanh vàdịch vụ kỹ thuật ôtô Ngoài ra, còn có một ban kiểm soát giám sát mọi hoạt động
kinh doanh của công ty từ hội đồng quản trị đến các đơn vị sản xuất kinh doanh Sơ
đồ 1 là mô hình cơ cấu tổ chức của công ty.
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban và các trung tâm của Công ty Cổ phần
Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật điện:
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty và tất cả
các cổ đông có quyền biểu quyết đều được tham dự Đại hội đồng cổ đông thường niênđược tổ chức mỗi năm một lần Đại hội đồng cổ đông có các quyền sau:
Quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ Công ty;
Thông qua định hướng phát triển dài hạn của Công ty, báo cáo tài chính hàngnăm
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần
Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật điện
ĐẠI HỘI ĐỒNG
CỔ ĐÔNG
Trang 7Thực hiện các khiếu nại của Công ty về cán bộ quản lý cũng như lựa chọn đại diện của Công ty trong các thủ tục pháp lý chống lại cán bộ quản lý đó;
Đề xuất các loại cổ phiếu có thể phát hành và tổng số cổ phiếu phát hành theotừng loại;
Quan hệ trực tuyếnQuan hệ chức năng
Quyết định các loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từngloại, quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần;
Bầu, bãi miễn và thay thế các thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát vàphê chuẩn việc Hội đồng quản trị bổ nhiệm Giám đốc điều hành;
Quyết định tổ chức lại, giải thể Công ty;
Các quyền khác được quy định trong Điều lệ Công ty
HỘI ĐỒNGQUẢN TRỊ
BANGIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
CÁC ĐƠN VỊ KỸ THUẬT, SẢN XUẤT,KINH DOANH
VĂNPHÒNG
PHÒNG TÀI CHÍNH
KẾ TOÁN
PHÒNG CÔNG NGHỆ
VÀ KCS
PHÒNGVẬT TƯ
TT TỰĐỘNGHÓA VÀTHIẾT
BỊ CN
TTCƠĐIỆN
TTXÂY LẮPCÔNGTRÌNHĐIỆN
XƯỞNG SẢN XUẤT
VÀ LẮP RÁP THIẾT
BỊ ĐIỆN
TT
KD & DV KỸ THUẬT ÔTÔ
Trang 8Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công
ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của Công ty trừ nhữngvấn đề trực thuộc Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị có các quyền hạn sau:
Quyết định kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàngnăm ;
Xác định các mục tiêu hoạt động và mục tiêu chiến lược trên cơ sở các mục đíchchiến lược do Đại hội đồng cổ đông thông qua;
Bổ nhiệm và bãi nhiệm Giám đốc, các cán bộ quản lý Công ty theo đề nghị củaGiám đốc và quyết định mức lương của họ;
Đề xuất việc tái cơ cấu lại hoặc giải thể Công ty;
Các quyền khác được quy định tại điều lệ
Ban kiểm soát gồm 3 thành viên, giám sát mọi hoạt động kinh doanh của công ty
từ hội đồng quản trị, giám đốc đến các đơn vị sản xuất kinh doanh Ban kiểm soát chịutrách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông và pháp luật về những công việc thực hiệntheo quyền hạn và trách nhiệm sau:
Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản
lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán,thống kê và lập báo cáo tài chính;
Thẩm định các báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hàng năm;
Xem xét sổ kế toán và các tài liệu khác của Công ty, các công việc quản lý, điềuhành hoạt động của Công ty bất cứ khi nào xét thấy cần thiết hoặc theo quyếtđịnh của Đại hội đồng cổ đông, nhóm cổ đông;
Kiến nghị Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông các biện pháp bổ sung,sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinhdoanh của Công ty;
Ban kiểm soát được Hội đồng quản trị tham khảo ý kiến về việc chỉ định Công
ty kiểm toán độc lập, mức phí kiểm toán và mọi vấn đề liên quan đến sự rút luihay bãi nhiệm của công ty kiểm toán
Các quyền khác được quy định tại Điều lệ Công ty;
Ban giám đốc công ty:
Trang 9Giám đốc công ty: Ông Nguyễn Quyết Chiến Giám đốc công ty là người có
quyền cao nhất trong việc điều hành chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh củacông ty.Giám đốc công ty có các quyền hạn,và chức năng sau:
Xây dựng phương hướng, biện pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinhdoanh của công ty;
Tổ chức bộ máy điều hành để đảm bảo sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao;
Quyết định cơ chế tiền lương, tiền thưởng trong quá trình điều hành;
Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh trưởng phòng, phó phòng ban,các Trưởng trung tâm;
Đề nghị cấp trên bổ nhiệm phó giám đốc công ty, kế toán trưởng công ty;
Quyết định về kế hoạch đào tạo cán bộ, cử cán bộ của công ty đi nước ngoài;
Quyết định các biện pháp bảo vệ môi trường, môi trường sản xuất kinh doanh;
Tổ chức kiểm tra và xử lý các vi phạm nội quy, quy định của công ty;
Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty và thực hiện nộp ngân sáchhàng năm
Giám đốc công ty chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị
Phó giám đốc công ty: Ông Nguyễn Trí Hùng Phó giám đốc là người giúp việc
cho giám đốc Trong phạm vi quyền hạn được giao, phó giám đốc công ty chủ độnggiải quyết công việc liên quan đồng thời đề xuất những giải pháp trình Giám đốc giảiquyết khi cần thiết
Kế toán trưởng: Bà Nguyễn Thị Minh Hoa Kế Toán trưởng có nhiệm vụ tham
mưu và tư vấn để giải quyết các vấn đề về tài chính – kế toán của công ty khi đã cólệnh của Giám đốc hay Phó Giám đốc
Các phòng ban chức năng:
Phòng kế hoạch & kinh doanh: Có chức năng lập kế hoạch sản xuất kinh doanh
theo đúng tháng, quý, năm, giám sát thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo kếhoạch, lập dự toán, tham gia đấu thầu, thanh quyết toán các hợp đồng và lập dự toánkhối lượng hợp đồng Phòng kế hoạch & kinh doanh cùng với các phòng nghiệp vụcông ty và các đơn vị trực thuộc để xây dựng đồng bộ các mặt kế hoạch gồm: Kếhoạch sử dụng vốn; Kế hoạch vật tư, vận chuyển giao nộp; Kế hoạch sản xuất- nghiên
Trang 10cứu kỹ thuật; Kế hoạch tiếp thị và liên kết kinh tế Ngoài ra phòng còn có nhiệm vụ tưvấn cho giám đốc và phó giám đốc về việc kí kết các hợp đồng.
Phòng kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng và quản lý hồ sơ kỹ thuật (các thiết bị, mẫu
mã, quy trình công nghệ sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm) các sản phẩm chínhhoặc truyền thống của Công ty Quản lý, kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị trực thuộcthực hiện đúng quy trình kỹ thuật để đảm bảo hàng hoá sản xuất ra được đúng theothiết kế hoặc mẫu mã hoặc theo yêu cầu kỹ thuật ghi nhận trong hợp đồng kinh tế Xâydựng và quản lý các mặt định mức kỹ thuật trên cơ sở năng lực thiết bị đề xuất chươngtrình sản xuất dài hạn của Công ty
Phòng vật tư: Cung ứng vật tư, phụ tùng, đúng số lượng và chất lượng kịp thời
cho các đơn vị sản xuất, thi công, chỉ định nguồn, duyệt giá trần mua nguyên vật liệunhư dây điện, cáp điện, sắt, thép, bê tông,… cho các đơn vị sản xuất kinh doanh
Phòng công nghệ và KCS: Nghiên cứu các công nghệ mới có liên quan tới hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty Chuyển giao công nghệ đi kèm theo các côngtrình cho khách hàng Đồng thời, quản lý chất lượng sản phẩm, công trình (KCS) trướckhi xuất kho cũng như bàn giao cho khách hàng
Văn phòng: Làm nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ văn thư, quản lý và sử dụng
con dấu, ngoài ra còn kiểm tra hướng dẫn nghiệp vụ văn thư lưu trữ cho các đơn vị trựcthuộc
Phòng tài chính – kế toán: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc, tham mưu cho
Giám đốc về mọi hoạt động kinh tế và có trách nhiệm cung cấp thông tin cho công tyKiểm Toán khi các công ty này vào làm việc Tổng hợp, ghi chép kịp thời mọi hoạtđộng sản xuất kinh doanh phát sinh trong toàn công ty Phân tích và đánh giá tình hìnhthực tế nhằm cung cấp cho Giám đốc để ra quyết định và có trách nhiệm áp dụng đúngcác chế độ kế toán hiện hành về tổ chức chứng từ, tài khoản, sổ sách kế toán Lập cácbáo cáo tài chính cũng như việc đôn đốc đòi nợ khách hàng Xây dựng kế hoạch tàichính: Xây dựng kế hoạch nguồn vốn dài hạn, trung hạn và ngắn hạn phục vụ hoạt độngsản xuất kinh doanh của công ty Xây dựng kế hoạch tài chính chi tiết bảo đảm hoạt độngcủa các đơn vị sản xuất
Các đơn vị sản xuất kinh doanh:
Trang 11Công ty Cổ phần Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật điện hiện nay có 7 đơn vị sản xuấtkinh doanh trực thuộc Trong đó có 6 đơn vị chuyên sản xuất kinh doanh các thiết bịđiện, tự động hoá đó là các đơn vị:
Trung tâm kỹ thuật sản xuất
Trung tâm kinh doanh và dịch vụ kỹ thuật điện
Trung tâm tự động hoá và thiết bị công nghiệp
Trung tâm cơ điện
Trung tâm xây lắp công trình điện: có 2 đội xây lắp công trình 1 và 2
Xưởng sản xuất và lắp ráp thiết bị điện
Chức năng, nhiệm vụ của các trung tâm, đơn vị được quy đinh riêng Trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh của từng đơn vị , giám đốc công ty được quyền mở rộngthêm mặt hàng, sản phẩm của Công ty sau khi có phương án đầu tư trình Hội đồngquản trị phê duyệt Các đơn vị sản xuất kinh doanh của Công ty đều có đội ngũ côngnhân viên lành nghề có thể thi công lắp đặt tại công trường
Bên cạnh đó, năm 2007 nhận thấy nhu cầu của xã hội Công ty đã mở thêm Trungtâm kinh doanh và dịch vụ kỹ thuật ôtô chuyên cung cấp các dịch vụ sửa chữa, bảo trì,bảo dưỡng ôtô Trung tâm có 2 xưởng sửa chữa và dịch vụ 1 và 2
2.2.Đặc điểm về đội ngũ lao động
Do là một công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thiết kế, thi công các côngtrình nên lực lượng lao động của Công ty bao gồm 2 bộ phận chính, đó là:
Lao động biên chế và có hợp đồng lao động dài hạn: Là lực lượng lao động
cố định của Công ty được tuyển dụng chính thức với mục đích phục vụ lâu dàicho Công ty Hiện tại số lượng lao động thuộc bộ phận này gồm có 167 người
Lao động theo mùa vụ: Là những người lao động tự do được Công ty ký hợpđồng lao động dưới 3 tháng và chấm dứt hợp đồng với Công ty sau khi côngtrình kết thúc Đặc điểm dễ nhận thấy nhất của số lao động này là: đa số là laođộng phổ thông lấy từ các địa phương nơi có công trình thi công, số lượngkhông ổn định thường có sự biến động theo từng thời kỳ hoạt động của từngnăm Họ không chịu quản lý của Công ty ngoài thời gian ký hợp đồng, họ chỉ
Trang 12được trả công cho khoảng thời gian họ làm việc cho Công ty theo thoả thuậngiữa họ và Công ty.
Số lượng lao động của Công ty:
Trong một vài năm gần đây số lượng lao động biên chế và có hợp đồng dài hạncủa Công ty đã tăng lên đáng kể để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của công ty Điều nàyđược thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1:Số lượng lao độngcủa Công ty giai đoạn 2006-2010
công nhân viên trong Công ty năm 2010 được thể hiện trong bảng 2.
Do Công ty hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật điện nên cán bộ, công nhân viên củacông ty chủ yếu là nam Cơ cấu lao động của Công ty :
Lao động có trình độ đại học chiếm 23,35%
Lao động có trình độ trên đại học chiếm 1,8%
Trang 132 Kỹ sư Tự động hoá 15
Nguồn: Phòng tài chính – kế toán
2.3.Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất và trang thiết bị của Công ty Cổ phần Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuậtđiện gồm:
Trụ Sở tại số 6 Vũ Ngọc Phan- Đống Đa- Hà Nội, trong đó có các phòng làmviệc và các phòng thí nghiệm tích hợp hệ thống,
Xưởng sửa chữa và dịch vụ kỹ thuật ôtô;
Xưởng chế tạo và lắp ráp tại Trung Văn- Từ Liêm- Hà Nội
Tổng diện tích của các xưởng chế tạo, lắp ráp, phòng thí nghiệm > 10.000 m2
2.4.Đặc điểm về tình hình tài chính
Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động kinhdoanh nhằm giải quyết các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động sảnxuất kinh doanh Một trong những yếu tố cơ bản của hoạt động tài chính chính là vốnkinh doanh của công ty:
Bảng 3: Nguồn vốn sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2006–2009
Đơn vị: Nghìn đồng ng
Tổng nợ phải trả 5.260.256 10.839.424 13.287.449 17.788.694 Trong đó:
Trang 1414.946.5632.842.131Vốn chủ sở hữu 3.890.733 4.307.418 4.415.844 4.316.846Tổng nguồn vốn 9.150.989 15.146.842 17.703.293 22.105.540
Nguồn: Phòng tài chính- kế toán
Qua bảng 2, ta thấy quy mô nguồn vốn của Công ty tăng lên qua các năm, cụ thể:
Năm 2007 nguồn vốn kinh doanh tăng 5.995.853.000 đồng, tương ứng với tốc
Bảng 4: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2006-2009
Đơn vị: %
Nguồn: Phòng tài chính – kế toán
Cơ cấu nguồn vốn của Công ty từ năm 2006 đến năm 2009 thay đổi theo một xuhướng khá rõ rệt đó là tăng tỷ lệ nợ, giảm tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốnkinh doanh Tuy nhiên, cơ cấu hiện nay vẫn khá hợp lý, cho thấy việc sử dụng vốn mộtcách hiệu quả của Công ty
2.5.Đặc điểm về sản phẩm, khách hàng, đối thủ cạnh tranh
2.5.1.Đặc điểm về sản phẩm
Công ty Cổ phần Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật điện là công ty kinh doanh trên nhiềulĩnh vực nhưng chủ yếu vẫn là lĩnh vực kỹ thuật điện, tự động hóa Vì vậy, sản phẩmcủa công ty chủ yếu là:
Các trang thiết bị điện công nghiệp như lò sấy chân không, lò ủ tôn cảm ứng,
…; các thiết bị trạm nguồn; các thiết bị điều khiển tự động, phân phối, bảo vệ, đo
Trang 15lường cao hạ thế, thiết bị và hệ thống bù cosφ cho lưới điện; các hệ thống cânđiện tử; xây dựng các hệ thống SCADA, hệ DCS,…
Các thiết bị tự động điều khiển cho các thiết bị và dây chuyền sản xuất có ứngdụng kỹ thuật vi xử lý, vi điều khiển, các quá trình điều khiển theo chương trình
có sự trợ giúp của máy tính; các phần mềm đáp ứng các yêu cầu công nghệ củaquá trình sản xuất và quản lý …
Các thiết bị khởi động các động cơ điện công suất lớn, bao gồm cả khởi độngmềm; các loại nguồn chuyên dùng dòng điện lớn có khả năng khống chế dòng và
áp đáp ứng các yêu cầu công nghệ dùng trong điện giải, mạ, nạp ắc qui; các loại
lò nấu thép bằng hồ quang điện, các loại lò cảm ứng nấu luyện kim loại đen vàmàu có tự động khống chế nhiệt độ; các hệ thống cân đinh lượng…
Các thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường như thiết bị lọc bụi tĩnh điện cho các nhàmáy nhiệt điện, xi măng, hoá chất,…
Hệ thống thiết bị nâng tự điều chỉnh cân bằng hàng trăm tấn phục vụ cho sửachữa đầu máy- toa xe lửa
Các hệ thống cân bằng tải, trạm trộn bêtông,…
Dịch vụ tư vấn, thiết kế hệ thống điện, đường dây trung thế, trạm biến áp phânphối;
Tư vấn và dịch vụ kỹ thuật cho các công ty trong và ngoài nước trong các lĩnhvực có liên quan đến các sản phẩm kể trên;
Ngoài ra, Công ty còn cung cấp các dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì ôtô;Bên cạnh đó, hiện nay Công ty đang là :
Đại lý cung cấp các thiết bị đóng ngắt và thiết bị điều khiển của tập đoàn Siemens
- Cộng hoà liên bang Đức ở Việt Nam;
Đại lý phân phối các thiết bị điện của các tập đoàn Mitsubishi, Autonic, ABB,…tại Việt Nam
Các sản phẩm Công ty sản xuất và cung cấp là các sản phẩm yêu cầu kỹ thuật cao,chất lượng tốt, đáp ứng theo các yêu cầu của khách hàng
2.5.2.Đặc điểm về khách hàng
Mặc dù Công ty mới được thành lập từ cuối năm 2000, nhưng do có truyền thống
từ Viện kỹ thuật thiết bị điện và Công ty vật tư kỹ thuật điện nên Công ty có rất nhiều
Trang 16khách hàng trong mọi lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu ở khu vực miềnBắc và miền Trung Do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh mạnh trong lĩnh vực
kỹ thuật điện nên khách hàng của công ty thường là không cố định Hàng năm công ty
có nhiều hợp đồng sản xuất chế tạo cung ứng thiết bị phục vụ cho các ngành côngnghiệp như điện lực, than, hoá chất, luyện kim, xi măng,… Một số hợp đồng Công ty
thực hiện trong năm 2009 được thể hiện trong bảng 5.
2.5.3.Các đối thủ cạnh tranh của Công ty
Hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kỹ thuật điện nên các đối thủ cạnh tranh củacông ty rất nhiều cả trong và ngoài nước Trong nước hiện nay có rất nhiều công ty,doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này như: Công ty Cổ phần xây dựng điện côngnghiệp, Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng điện, Công ty công nghệ và kỹ thuậtđiện, Công ty Cổ phần cơ điện và xây dựng, Công ty cổ phần kỹ thuật điện Sông Đà,
… Ngoài ra còn rất nhiều đối thủ cạnh tranh tiềm tàng mà Công ty phải đối mặt Trongthời kỳ mở cửa hiện nay, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO (2006) thì ngoài cácđối thủ trong nước thì còn rất nhiều các công ty nước ngoài, các liên doanh cũng hoạtđộng trong lĩnh vực này Các đối thủ cạnh tranh của Công ty đều là những công ty cótiềm lực, một số đã tạo dựng được thương hiệu trên thị trường Do đó một đòi hỏi đốivới Công ty hiện nay là phải làm thế nào để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường,giành được thị trường để đưa công ty ngày càng phát triển hơn Do những đòi hỏi đó
mà ban lãnh đạo Công ty đã không ngừng tìm tòi mọi cách để nâng cao sức cạnh tranhcủa sản phẩm, uy tín của Công ty trên thị trường không chỉ trong nước mà còn ra cảcác nước trên thế giới Không những vậy, Công ty còn tăng cường nhập khẩu các trang
Bảng 5: Một số hợp đồng, công trình của Công ty trong năm 2009
1 HĐ số 42/HĐXD ngày
08/02/2009 xây dựng và cung cấp
lắp đặt trạm biến áp
2x1000kVA-22/0.4 kV và hệ thống cáp ngầm
cho nhà A2 thuộc dự án xây
dựng, cải tạo tăng cường thiết bị
dạy học trường ĐH sân khấu ĐA
Trường Đại học sânkhấu điện ảnh hàNội
4.912.999.000
2 Cung cấp và lắp đặt hệ thống điện
dự phòng mở rộng toà nhà 198B - Công ty TNHH đầutư tài chính Hoà 400.000.000
Trang 17Tây Sơn- Đống Đa- Hà Nội Bình
3 Cung cấp và lắp đặt trạm điện
1500kVA-24kV nhà máy sản
xuất điều hoà- Cầu Giấy- Hà Nội
Công ty cổ phần tậpđoàn đầu tư tàichính Thái Bình
1.780.000.000
4 Cung cấp tủ điện cho nhà máy
luyện kim Công ty luyện kimkhai khoáng Thanh
Hà- Thanh Hoá
220.00.000
5 Chế tạo hệ thống nâng tải trọng
60T phục vụ sửa chữa đầu
máy-toa xe lửa
Tổng công tyĐường sắt ViệtNam
380.000.000
6 Cung cấp, chế tạo Hệ thống điều
khiển kỹ thuật số cho dây chuyền
cấp liệu tự động
Nhà máy bia hà Nội 1.221.000.000
7 Cải tạo hệ thống điện cao thế Công ty xi măng
Chinfon Hải Phòng 236.000.000
8 Cung cấp và sửa chữa tủ điện
trung thế 630A-36kV Công ty TNHHCocacola Việt Nam 170.000.000
9 Cung cấp và lắp đặt tủ điên hạ
thế, hệ thống điện, hệ thống ống
công nghệ- hệ thống tiếp địa và
chống sét cho Nhà máy khí
nitơ-Yên Phong- Bắc Ninh
Công ty AirliquideViệt Nam
2.400.000.000
10 Lắp đặt máy phát 1100 kVA và
hệ thống điện dự phòng
Công ty TNHHCocacola Việt Nam
400.000.000
Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh
thiết bị máy móc tiên tiến phục vụ sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng sảnphẩm, hạ giá thành Chính vì vậy mà Công ty đã tạo cho mình được một vị trí khávững chắc trong tâm trí khách hàng bằng chất lượng các sản phẩm mà công ty cungcấp
3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2006-2009 3.1.Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây
Công ty Cổ phần tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật điện là một doanh nghiệp hoat độngchủ yếu trong lĩnh vực kỹ thuật điện Sau khi cổ phần hoá cuối năm 2004, cũng giốngnhư bao doanh nghiệp nhà nước chuyển sang cổ phần khác, Công ty đã gặp không ítkhó khăn trong sản xuất kinh doanh như tìm kiếm việc làm, thiếu vốn, cơ chế quản lý
Trang 18chuyển đổi từ bao cấp sang tự hạch toán,…Tuy nhiên, công ty đã khắc phục đượcnhững khó khăn đó, luôn làm ăn có lãi, đảm bảo đời sống của cán bộ công nhân viên.
Bảng 6: Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu trên các bảng báo cáo tài chính
Nguồn: Phòng tài chính- kế toán
Từ bảng số liệu trên, ta có biểu đồ sau:
Trang 19Biểu đồ Doanh thu - Lợi nhuận sau thuế
0 5000000
Chú thích: các số 1,2,3,4 tương ứng các năm 2006, 2007, 2008, 2009
Bảng 7: Doanh thu, lợi nhuận sau thuế
của Công ty giai đoạn 2006-2009
Doanh thu Ngh đ 7.659.345 28.545.395 30.456.495 36.976.502Lợi nhuận sau
Trang 20trường, được khách hàng tin tưởng Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng doanh thu không ổnđịnh: năm 2007 là 272,69% ; năm 2008 là 6,69%; năm 2009 là 21,4% Đây có thể là dotác động của khủng hoảng kinh tế Bên cạnh đó, lợi nhuận của Công ty cũng luôn tăng.Trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2008 lợi nhuận của Công ty năm sau luôn tănghơn năm trước: năm 2007 tăng 299.364.000 đồng tương ứng với tốc độ tăng 82,54%;năm 2008 tăng 134.431.000 đồng tương ứng với tôc độ tăng 21,06% Kết quả đó chothấy Công ty kinh doanh ngày càng có hiệu quả Riêng năm 2009, mặc dù doanh thutăng nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm Đây là do tác động của việc tăng giá nguyênvật liệu Một số công trình của Công ty được ký kết trước khi nguyên vật liệu tăng giá.Chính vì vậy khi nguyên vật liệu tăng giá do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới
đã làm cho giá vốn hàng bán tăng lên Điều này đã làm giảm lợi nhuận của Công ty.Tuy nhiên, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, hàng loạt các công ty lớn nhỏ trong vàngoài nước đều làm ăn thua lỗ, kết quả trên vẫn rất khả quan Công ty đã khắc phụcđược những khó khăn do khủng hoảng kinh tế thế giới gây ra, khẳng định được uy tíncũng như thương hiệu trong lĩnh vực kinh doanh của mình
Bảng 8: Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính
của Công ty giai đoạn 2006-2009
Đơn vị: %
Qua bảng số liệu 8 một lần nữa khẳng định được những cố gắng cũng như nhữngkết quả đạt được trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty từ năm 2006 đếnnăm 2009 Trong vài năm gần đây Công ty đã ngày càng đóng góp lớn cho ngân sáchnhà nước:
Bảng 9: Thuế thu nhập doanh nghiệp của Công ty giai đoạn 2006-2009
Đơn vị: Nghìn đồng
Trang 21Thuế thu nhập doanh nghiệp 141.039 257.459 262.823 124.880
Nguồn: Phòng tài chính – kế toán
3.2 Những thuận lợi và khó khăn của Công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh
3.2.1.Những thuận lợi
Mặc dù Công ty mới được thành lập cuối năm 2000, nhưng Công ty có truyềnthống từ Viện kỹ thuật thiết bị điện và Công ty vật tư kỹ thuật điện nên Công ty cóquan hệ chặt chẽ với các cơ sở trong ngành công nghiệp Đây chính là những kháchhàng tiềm năng Công ty
Do được chuyển đổi từ Viện kỹ thuật thiết bị điện nên Công ty có một lực lượngchuyên gia, cán bộ kỹ thuật có trình độ cao, có kinh nghiệm trong quản lý điều hành,trong nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ Bên cạnh lớp cán bộ dầy dạn kinhnghiệp, Công ty cũng chú trọng tới việc tuyển dụng bổ sung lớp nhân viên trẻ có kiếnthức, chuyên môn tốt Do đó đội ngũ lao động trong Công ty là sự phối hợp giữa lớpngười dầy dạn kinh nghiệm và sự nhiệt tình năng động của tuổi trẻ đã làm cho Công tyngày càng chiếm lĩnh thị trường và trở thành một đối thủ cạnh tranh mạnh trên thịtrường nhất là trong mấy năm trở lại đây
Công ty có được sự quan hệ rộng rãi với các đối tác trong nước cũng như ngoàinước là điều kiện hết sức quan trọng trong điều kiện hội nhập của nước ta hiện nay,mặt khác tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty trong việc thâm nhập thị trường nướcngoài để không ngừng phát triển công ty không chỉ trong nước, khu vực mà cả thế giới.Ngoài ra, Công ty còn được sự hỗ trợ của các ngân hàng nhất là ngân hàng CôngThương chi nhánh Thanh Xuân, sẵn sàng cung cấp vốn cho các dự án, phương án củacông ty (nếu các dự án, phương án đó mà ngân hàng thấy khả thi)
3.2.2.Những khó khăn
Do mới được cổ phần hoá từ cuối năm 2004 nên vốn của Công ty còn hạn chế,trang thiết bị máy móc còn nhiều yếu kém do chưa thay thế được điều đó làm cho năngsuất còn thấp, chất lượng sản phẩm chưa thực sự như mong muốn, giá thành còn caonên chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường và cũng đang là vấn đề được ban giámđốc công ty hết sức quan tâm và khắc phục
Trang 22Giá cả vật tư, hàng hoá, nguyên vật liệu,… trong nước và trên thế giới có nhiềubiết động, nhất là sau tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trong những nămgần đây đã làm giá cả tăng nhanh làm cho giá thành các công trình cũng tăng theo.Đối với vấn đề lao động quản lý thì công ty lúc nào cũng trong tình trạng thiếunhững lao động quản lý có trình độ quản lý điều hành, có chuyên môn nghiệp vụ, cótrình độ cao Đối với vấn đề nhân công lao động lành nghề, cán bộ quản lý kỹ thuật vàquản lý đối với các ngành nghề mới còn chưa đáp ứng được tốc độ phát triển và yêucầu công việc của công ty.
Bộ máy quản lý điều hành của ban chấp hành chưa thực sự đồng bộ Lực lượnglao động trực tiếp của Công ty không ổn định (chủ yếu là lực lượng lao động thời vụ),
do các sản phẩm của công ty chủ yếu là các công trình, các hợp đồng làm theo yêu cầucủa khách hàng
CHƯƠNG II.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THÙ LAO LAO ĐỘNG
Trang 23TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ DỊCH VỤ KỸ THUẬT ĐIỆN
1 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thù lao lao động tại công ty
Có thể nói thù lao lao động là vấn đề khá phức tạp đối với các doanh nghiệp nóichung Nó chi phối nhiều mặt hoạt động của cán bộ công nhân viên trong doanh ngiệp,nhưng mặt khác nó lại chịu tác động của nhiều yếu tố Chính vì vậy muốn hiểu mộtcách sâu sắc về công tác thù lao lao động trong Công ty chúng ta cần phải nghiên cứucác yếu tố tác động tới công tác này của Công ty
1.1 Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài
1.1.1 Thị trường lao động
Hiện nay, do sự tồn tại của thị trường lao lao động nên vai trò điều phối tiềnlương- bộ phận chủ yếu của thù lao lao động thể hiện ngày càng rõ nét Tuy nhiên, dolao động của Công ty chủ yếu là lao động phổ thông nên tùy thuộc vào tình hình cungcầu trên thị trường lao động mà Công ty có thể điều chỉnh mức lương cho phù hợp
1.1.2 Luật pháp và các quy định của chính phủ
Công tác thù lao lao động của Công ty chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các quy định
và chính sách của chính phủ mà cụ thể hơn là Luật lao động Các quy định và chínhsách này của chính phủ nhằm bảo vệ quyền lợi cho cả người lao động và người sửdụng lao động Công ty luôn tuân thủ các chính sách cũng như các quy định của nhànước về: mức lương tối thiểu, cách trả lương, thang lương, bảng lương, các phúc lợi xãhội bắt buộc, các ngày lễ tết được nghỉ,….v.v
1.1.3 Giá cả sinh hoạt
Do Công ty đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội, nơi có mức sống khá cao và đắt
đỏ Chính vì vậy, thù lao mà Công ty trả cho người lao động cũng phải cao hơn so vớilao động ở các tỉnh thành khác
1.2 Các yếu tố thuộc về công ty
Chiến lược kinh doanh và chính sách của Công ty trong từng giai đoạn có ảnhhưởng tới mức thù lao nói chung và tiền lương nói riêng
Đặc điểm và cơ cấu hoạt động của Công ty: thể hiện ở việc Công ty sử dụng vốn
có hiệu quả và năng suất lao động của đội ngũ cán bộ công nhân viên phải đạt được kếtquả, chất lượng lao động tốt hoặc vượt chỉ tiêu đề ra của ban lãnh đạo thì mức thù laocủa người lao động sẽ được trả cao, đúng với công sức mà họ bỏ ra
Trang 24Lĩnh vực hoạt động: Do Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kỹ thuật một lĩnh vực thuộc ngành xây dựng cơ bản, vì vậy Công ty luôn đưa ra các chính sáchthù lao theo mặt bằng chung của ngành
điện-Cơ cấu tổ chức của Công ty: bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo môhình trực tuyến- chức năng Trong Công ty, người quyết định cơ cấu hệ thống thù laonói chung và tiền lương nói riêng chính là Giám đốc công ty- cấp quản trị cao nhất.Bầu không khí văn hóa Công ty: do là một Công ty cổ phần với quy mô nhỏ nênCông ty không đưa ra chính sách thù lao lao động cao Bù lại để có thể thu hút và giữchân những người lao động có trình độ, Công ty luôn chú trọng xây dựng bầu khôngkhí thân thiện, hợp tác trong công ty
1.3 Các yếu tố thuộc về công việc
Công việc là một yếu tố chính quyết định đến mức tiền lương nói riêng và mứcthù lao nói chung của người lao động Các yếu tố thuộc công việc có ảnh hưởng tớicông tác thù lao lao động của công ty bao gồm:
Các yếu tố thuộc về kỹ năng thực hiện công việc: gồm các kỹ năng thuộc thểlực, trí lực, trình độ giáo dục,.…Trách nhiệm tối đa công việc nào đó tùy từng vịtrí công việc mà người lao động đảm nhiệm những công việc khác nhau Nhữngcông việc đòi hỏi các kỹ năng cao thường được giao cho những người lao động
có trình độ, kinh nghiệm và thường những người đó sẽ nhận được mức thù laocao hơn những người khác
Các nỗ lực: đó là sự cố gắng của người lao động đối với sự thực hiện công việcgồm các nỗ lực thuộc về thể lực, trí lực Tuỳ vào nỗ lực của người lao động,Công ty xem xét các mức thưởng khác nhau để tạo thêm động lực cho người laođộng
Các điều kiện làm việc: là các điều kiện về môi trường, vật chất trong quá trìnhthực hiện công việc đó Các công việc mà người lao động phải làm việc trongđiều kiện khắc nghiệt, nguy hiểm sẽ có mức thù lao cao hơn các công việc khác
1.4 Các yếu tố thuộc về người lao động
Bản thân người lao động quyết định rất nhiều đến mức thù lao mà họ được hưởng.Thù lao của người lao động phụ thuộc vào các yếu tố:
Sự hoàn thành công tác hay sự thực hiện công việc;
Trang 25Thâm niên;
Kinh nghiệm;
Tiềm năng;
Năng suất lao động
Trong Công ty, tuỳ thuộc vào số năm công tác, kinh nghiệm cũng như năng suấtlao động người lao động sẽ nhận được mức thù lao xứng đáng với những cống hiến củamình Chẳng hạn đối với những người lao động gắn bó với Công ty ngay từ nhữngngày đầu thành lập, cùng trải qua những giai đoạn khó khăn thì khi xét mức thù laonhư tiền lương, tiền thưởng, cơ hội thăng tiến,… sẽ nhận được nhiều ưu tiên hơn so vớinhững người khác
2 Thực trạng công tác thù lao lao động tại Công ty trong giai đoạn 2006-2009 2.1 Thực trạng công tác tiền công, tiền lương
2.1.1 Quy chế trả công, trả lương
2.1.1.1 Nguyên tắc chung
Đối với người lao động làm công tác quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ, lái xe, nhânviên tạp vụ và nhân viên bảo vệ: Căn cứ vào mức độ phức tạp của công việc của từngngười, tính trách nhiệm của công việc để hình thành hệ số nhóm chức danh công việc.Căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc và chất lượng công việc để xếp hạng thànhtích đạt được, cộng với một phần lương cấp bậc và phụ cấp, số ngày công thực tế để trảcông
Đối với công nhân tại các phân xưởng, trung tâm và các đội thi công: Công ty ápdụng hình thức trả lương sản phẩm đặc biệt, đó là hình thức lương khoán Hình thức trảlương khoán theo sản phẩm, khối lượng hoàn thành nhằm gắn trách nhiệm của ngườilao động với sản phẩm cuối cùng của đơn vị trên cơ sở quỹ tiền lương được duyệt, việcphân phối tiền lương cho người lao động được áp dụng dưới hình thức giao khoán sảnphẩm lẻ cho cá nhân hoặc khoán gọn công trình, khoán sản phẩm tập thể Cán bộ côngnhân viên thực hiện chế độ lương khoán sản phẩm được hưởng đầy đủ các khoản đãingộ khác theo chế độ hiện hành
2.1.1.2 Nguồn hình thành và sử dụng quỹ tiền lương
a, Nguồn hình thành quỹ tiền lương
Quỹ tiền lương theo đơn giá tiền lương;
Trang 26Quỹ tiền lương bổ sung theo chế độ quy định của Nhà nước;
Quỹ tiền lương từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ khác ngoài đơn giátiền lương được giao;
Quỹ tiền lương dự phòng từ năm trước chuyển sang
Quỹ tiền lương kế hoạch hàng năm của Công ty được tính như sau:
QLTGKH = Kcbbq x Ktbq x LTT x L x 12 tháng
QLSPKH =
1
i n
ĐGi x QiKH
QLKH = QLTGKH + QLSPKH
Trong đó:
QLTGKH : Quỹ tiền lương thời gian kế hoạch;
QLSPKH : Quỹ tiền lương sản phẩm kế hoạch;
QLKH : Quỹ tiền lương kế hoạch của Công ty trong năm;
LTT : Mức lương tối thiểu theo quy định của nhà nước;
ĐGi : Đơn giá dự kiến của sản phẩm thứ i trong năm ;
QiKH : Số lượng sản phẩm i sản xuất theo kế hoạch trong năm
Quỹ tiền lương sản phẩm kế hoạch được xây dựng dựa trên các hợp đồng Công ty
đã ký kết sẵn và kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm
b, Sử dụng quỹ tiền lương
Để đảm bảo quỹ tiền lương không vượt chi so với quỹ tiền lương được hưởng, dựkiến phân chia tổng quỹ lương như sau:
Quỹ tiền lương trả trực tiếp cho người lao động theo lương thời gian, lươngsản phẩm, lương khoán ít nhất bằng 90% tổng quỹ lương
Quỹ khen thưởng từ quỹ lương đối với người lao động có năng suất, chấtlượng cao, có thành tích trong công tác tối đa không quá 3% tổng quỹ lương
Trang 27 Quỹ khuyến khích người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, taynghề giỏi tối đa không quá 2% tổng quỹ lương.
Quỹ dự phòng cho năm sau tối đa không quá 5% tổng quỹ tiền lương
Quy định tạm thời quỹ tiền lương gián tiếp của Công ty bằng 15% - 19% củachi phí nhân công trực tiếp
2.1.1.3 Các hình thức trả lương cho người lao động
Trả lương theo thời gian
Đây là hình thức trả lương trong đó tiền lương được xác định vào mức lương cấpbậc và thời gian làm việc thực tế của người lao động Hình thức trả lương này thườngđược áp dụng đối với những công việc khó định mức cụ thể, những công việc đòi hỏichất lượng cao và những công việc mà năng suất chất lượng phụ thuộc chủ yếu vàomáy móc thiết bị, hoạt động sản xuất tạm thời, sản xuất thử Tại Công ty, hình thức trảlương này thường áp dụng đối với lao động gián tiếp, làm việc tại các phòng ban củacông ty và được áp dụng theo quy chế trả lương của Công ty, bao gồm cán bộ lãnh đạo,cán bộ quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành phục vụ và các đối tượng người laođộng khác mà không thể thực hiện trả lương theo sản phẩm hoặc lương khoán
Quỹ lương tháng của đơn vị được tính theo công thức:
QLđv= Kcb x Kt x LTTTrong đó:
QLđv: Quỹ lương tháng của đơn vị
Kcb : Tổng hệ số lương của toàn đơn vị (đã quy đổi trừ công ốm)
Kt : Hệ số lương tháng có thể thay đổi theo từng tháng tùy thuộc vàokết quả kinh doanh (Kt có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn 1)
LTT : Mức lương tối thiểu theo quy định của nhà nước
Lương phần I: Dựa trên cơ sở quá trình công tác cống hiến của mỗi cán bộ, nhân
viên căn cứ vào: mức lương cơ bản, số ngày công thực hiện và hệ số lương phần I sovới lương cơ bản
Quỹ lương phần I của đơn vị trong tháng:
QL1 = K1 x QLcb
QLcb= Kcb x LTTTrong đó:
Trang 28QL1 : Lương phần I của đơn vị;
TLi1 : Tiền lương phần I của người lao động thứ i;
Knc : Hệ số ngày công đi làm trong tháng của người lao động thứ i:
K1 : Hệ số lương phần 1: K1 = 0,4 ÷ 0,7;
TLcbi: Tiền lương cấp bậc của người lao động thứ i;
Kcbi : Hệ số lương cấp bậc của người lao động thứ i;
ai: : Số ngày công thực tế làm việc của người lao động thứ i;
A : Số ngày công đi làm trong tháng trả lương;
Hệ số lương cấp bậc của người lao động được cho trong bảng:
Bảng 10 Hệ số lương cấp bậc của người lao động trong Công ty
Chỉ tiêu
Bậc lương
Hệ số lương (Kcb) 3,85 4,15 4,48 4,83 5,21 5,57 6,00
Nguồn: Phòng tài chính- kế toán
Mỗi người lao động tùy thuộc vào cấp bậc, công việc, trách nhiệm, thời gian gắn
bó với Công ty mà sẽ được xét vào các bậc lương khác nhau
Ví dụ: Ta xét cụ thể về việc tính lương ở đơn vị: Phòng kế hoạch và kinh doanhtrong tháng 06/2009
Số người của phòng kế hoạch và kinh doanh là 6 người, số ngày công đi làm thực
tế trong tháng đều là 26 ngày
Hệ số lương bao gồm cả hệ số cơ bản và hệ số phụ cấp
Trang 29Mức lương tối thiểu hiện hành: 630.000 đ
+Quỹ lương phần I của đơn vị Phòng kế hoạch và kinh doanh:
Tổng hệ số lương cơ bản của đơn vị: 29,4
Hệ số lương tháng Kt = 130% trong đó K1= 70%
(do toàn Công ty kinh doanh có lãi nhưng chưa đạt kế hoạch đề ra nên được cộngthêm hệ số lương cơ bản 0,3 – theo báo cáo của phòng tài chính - kế toán 2 quý đầunăm)
Áp dụng công thức:
QLđv= Kcb x Kt x LTTVới phòng kế hoạch và kinh doanh:
QLKD = 29,4x 630.000 x 0,7 = 12.965.400 đNhư vậy trong tháng 06/2009, Phòng kế hoạch và kinh doanh được tạm ứnglương phần I là 12.965.400 đ
+Tiền lương phần I của người lao động:
Ví dụ: Ông Bùi Trí Hùng- Trưởng Phòng kế hoạch và kinh doanh
26= 1.(trong tháng ông Hùng đi làm đầy đủ các ngày)
=> Tiền lương phần I của ông Hùng: TLi1 = 1 x 0,7 x 630.000 x 5,57 = 2.456.370 đQua đây ta thấy được cách tính lương phần I của cả đơn vị và từng cá nhân trongCông ty:
Bảng 11: Tiền lương phần I của Phòng kế hoạch và kinh doanh tháng 06/2009
vụ
Ngàycông
Hệ sốlương
Trang 304 Phan Đức Sơn NV 26 4,83 0,7 2.130.030
số ngày công thực tế để tính lương cho mỗi cán bộ, nhân viên
Lương phần II là phần lương còn lại của lương tháng, sau khi trừ đi lương phần I
Để tính lương phần II, Công ty phải dựa vào phân nhóm chức danh công việc và định
hệ số lương theo nhóm chức danh công việc
Phân nhóm chức danh công việc là việc xem xét, lựa chọn một số chức danh có
độ phức tạp của công việc, tính trách nhiệm của công việc và tiêu hao lao động tương
tự nhau vào cùng một nhóm
Công ty phân nhóm chức danh công việc và hệ số lương cho mỗi chức danh như
trong bảng 12.
Công ty định ra 4 hạng và hệ số lương của từng hạng như sau:
Hạng 1: hoàn thành xuất sắc nhiệm được giao, theo đúng tiến độ kế hoạch công
ty quy định, có chất lượng cao, hệ số = 1,2;
Hạng 2: hoàn thành tốt công việc, hệ số = 1,0;
Hạng 3: hoàn thành công việc ở mức độ bình thường, hệ số = 0,8;
Hạng 4: hoàn thành ở mức độ thấp, không đảm bảo thời gian lao động, hệ số
=0,5
Bảng 12: Hệ số tính lương phần II của Công ty
Nhóm V Kỹ sư, chuyên viên, kinh tế viên 1,3
Trang 31Nhóm VI Thủ kho, lái xe 1,0
Nguồn: Phòng tài chính – kế toán
Hạng 1 tối đa = 30% tổng số cán bộ, nhân viên hiện có của đơn vị Việc phânhạng do các trưởng phòng, trưởng các trung tâm phân hạng sau đó công khai trong đơn
vị Hệ số lương chức danh và phân hạng được áp dụng thống nhất trong toàn công ty.Quỹ lương phần II của đơn vị:
QL2 = QLđv – QL1
Trong đó:
QL2 : Quỹ lương phần II của đơn vị ;
QLđv : Quỹ lương của đơn vị:
QL1 : Quỹ lương phần I của đơn vị
Trả lương phần II của tháng đối với người lao động được tính theo công thức sau:
TLi2 = QL2
H hi
Trong đó:
TLi2 : tiền lương phần II của lao động thứ i;
QL2 : tổng quỹ lương phần II của đơn vị;
H : tổng hệ số lương theo chức danh đã quy đổi hạng thành tích và ngày côngthực tế của toàn đơn vị;
hi : hệ số chức danh của người lao động thứ i đã quy đổi
H =
m
1 h i
h với m là số người của đơn vị
Ví dụ: Lương phần II của cán bộ công nhân viên Phòng kế hoạch và kinh doanh tháng06/2009
Tổng quỹ lương tháng của Phòng kế hoạch và kinh doanh trong tháng 06/2009:
Trang 32Hệ số quy đổi(có ngày công)
Thành tiền(đồng)
Nguồn: Phòng tài chính – kế toán
Đó là toàn bộ cách tính lương của công ty trong tháng 06/2009 cho các nhân viên thuộc Phòng kế hoạch và kinh doanh
Một số nhận xét về cách trả lương theo thời gian tại công ty:
Công ty đã chọn chế độ trả lương theo thời gian giản đơn Chế độ trả lương nàykhuyến khích người lao động đi làm đầy đủ bởi vì tiền lương nhận được của mỗi ngườimột phần do thời gian làm việc thực tế nhiều hay ít quyết định
Tuy nhiên việc áp dụng hình thức trả lương theo thời gian này vẫn còn tồn tại một
số vấn đề sau:
Thứ nhất, chế độ trả lương này chưa gắn mức độ đóng góp của người lao động để
hoàn thành công việc với tiền lương mà họ nhận được Bởi vì theo hình thức trả lươngnày, tiền lương nhận được của mỗi người do mức lương cấp bậc cao hay thấp quyếtđịnh
Thứ hai, theo chế độ trả lương này tiền lương của người lao động không những
phụ thuộc vào cấp bậc công việc mà còn phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của Công
ty Trong khi đó, có những thời kỳ Công ty kinh doanh không được thuận lợi lại do tác
Trang 33động của những yếu tố bên ngoài như khủng hoảng kinh tế Do vậy, tiền lương củangười lao động không được ổn định.
Thứ ba, cách tính các hệ số lương quy đổi trong lương phần II không rõ ràng.
Điều này cũng ảnh hưởng đến mức lương của người lao động được nhận
Ngoài hình thức trả lương theo thời gian tại Công ty còn áp dụng hình thức trảlương theo sản phẩm
Trả lương theo sản phẩm
Hình thức trả lương sản phẩm của công ty chủ yếu là hình thức lương khoán theođịnh mức (hình thức khoán tập thể và khoán cá nhân) Hình thức khoán sản phẩm được
áp dụng cho cán bộ, công nhân sản xuất toàn Công ty tại các trung tâm, xưởng sản xuất
và các đội thi công, bao gồm cả công nhân tham gia sản xuất chính và phục vụ sản xuấtchính Phương án giao khoán gọn nhẹ, đơn giản, rõ ràng Đầu các năm Công ty lập kếhoạch sản xuất căn cứ vào các chỉ tiêu do đại hội đồng cổ đông cũng như hội đồngquản trị đặt ra và các hợp đồng đã ký kết Hội đồng giao khoán do Phó giám đốc công
ty đứng đầu cùng với nhân viên phòng kế hoạch và kinh doanh, kỹ thuật, vật tư tínhcác thông số kỹ thuật, vật tư máy móc, nhân công cần thiết cho từng công trình, tínhtoán khối lượng công việc từng loại và từ đó bàn giao khoán cho từng công trình Việcgiao khoán được thể hiện qua “ Hợp đồng khoán việc ” của Công ty trên cơ sở các yếutố:
Điều kiện thi công;
Nội dung công việc;
Khối lượng thi công;
Yêu cầu kỹ thuật;
Lao động tiền lương;
Các định mức kỹ thuật trong thi công của công ty
Mọi công việc trước khi giao khoán cho người nhận khoán phải tính toán mộtcách chi tiết như: tiến độ thi công, khối lượng nguyên vật liệu, máy móc, chi phí nhâncông theo định mức do phòng kỹ thuật và phòng kế toán tính toán lên phương án Bảngđịnh mức chi phí về nhân công trên làm nền tảng cho việc xác định đơn giá tiền lươngcho từng công nhân khi hoàn thành các chi tiết công việc
Trang 34Việc giao khoán cho các đội, phân xưởng được tiến hành trên định mức dự toánchuyên ngành điện số 6060, 6061/QĐ-BCT Từ đó hội đồng giao khoán sẽ phân công
cụ thể cho từng đội, từng nhóm theo từng công trình cụ thể Lương khoán cụ thể củađội nhóm sản xuất được tính bằng khối lượng công việc mà cả nhóm hoàn thành đượcnghiệm thu cụ thể
Sau khi phòng kỹ thuật và phòng tài chính - kế toán thống nhất giá khoán, đơn giákhoán sẽ được thông báo trực tiếp tới người nhận khoán trước khi giao hợp đồng giaokhoán Các đội phân xưởng được giao khoán đều được thông báo và các thông số kỹthuật, chất lượng sản phẩm cuối cùng khi bàn giao (được ghi trong hợp đồng giaokhoán) Khi người nhận khoán xem xét đầy đủ các yêu cầu sẽ ký hợp đồng với Công
ty Trên cơ sở đơn giá cố định, phần khối lượng được tính toán một cách chi tiết Công
ty thanh toán tiền lương cho các đội, phân xưởng Hội đồng giao khoán sẽ thườngxuyên theo dõi thi công của các đội kiểm tra, nghiệm thu ngay sau khi các đội, phânxưởng hoàn thành từng hạng mục công trình Quá trình nghiệm thu căn cứ váo các yêucầu của bản vẽ thiết kế, chất lượng sản phẩm bàn giao
Căn cứ vào các định mức, khi tiến hành công việc đội nhóm công nhân chỉ đượcphép sử dụng chi phí vật liệu trong định mức cho công việc mà mình nhận Trongtrường hợp sử dụng quá số lượng vật tư theo quy định mà không có sự giải thích củacán bộ giám sát kỹ thuật thì số lượng chênh lệch đó sẽ trừ vào lương khoán
Việc sử dụng định mức của nhà nước làm cơ sở là việc làm cần thiết, nhưng trongthực tế ở Công ty cho thấy khi vận dụng đòi hỏi cán bộ tính khoán phải linh hoạt ápdụng các định mức sao cho phù hợp với từng công trình, từng điều kiện thi công cụ thểnhằn tránh tình trạng khoán quá cao hay quá thấp gây ra sự bất hợp lý ảnh hưởng đếnhiệu quả sản xuất
Phân tích việc trả lương tại các đơn vị, xưởng sản xuất:
Đối với công việc giao khoán cho tập thể (đội, tổ, phân xưởng) thì các đội sảnxuất thanh toán tiền lương hàng tháng căn cứ vào khối lượng công việc đã hoàn thànhghi trong phiếu giao khoán sau khi đã được cán bộ kỹ thuật kiểm tra, nghiệm thu.Tiền lương phân phối cho từng nhân công theo phương pháp chia lương theo sản phẩmtập thể Tiền lương của đội được tính theo công thức:
Trang 35i sptt n
ĐGi x Qi
Trong đó:
1
i sptt n
TL
: Tổng tiền lương sản phẩm tính cho một đội hoặc một phânxưởng;
ĐGi : Đơn giá sản phẩm loại i ;
Qi : Khối lượng sản phẩm i sản xuất ra trong tháng.;
n : Số loại sản phẩm
Sau khi kết thúc tháng làm việc, tổng số tiền lương của đội được tính theo côngthức trên, sau đó cán bộ tiền lương sẽ thanh toán cho từng người theo ngày công, hệ sốtính lương và năng suất lao động của từng cá nhân Lúc này ngoài đơn giá sản phẩm,khối lượng sản phẩm sản xuất ra, tiền lương của mỗi công nhân còn phụ thuộc vàomức độ phức tạp, nặng nhọc của công việc Hiện nay trong các đội sản xuất hệ số tínhlương được xác định như sau:
Bảng 14: Hệ số tính lương của công nhân sản xuất Công ty cổ phần
Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật điện
Nguồn: Phòng tài chính – kế toán
Tiền lương của mỗi người lao động được tính như sau:
TLi = ĐG1nc x Ni x hi
ĐG1nc =
1
sptt i
i i n
Trong đó : TLi : là tiền lương của công nhân thứ i ;
ĐG1nc : là đơn giá 1 ngày công ;
Ni : là số ngày làm việc thực tế của công nhân thứ i;
hi : là hệ số tính lương của công nhân thứ i
Ví dụ: Trong tháng 06/2009, tại tổ 2 thuộc đội thi công 1 đã hoàn thành một khối lượngcông việc khoán (lắp dựng các cột thép sân golf Mỹ Đình – Công ty Cổ phần thể thaoPhương Đông) và được tính tiền lương tập thể là 25.752.477 đồng Trong tổ có 10công nhân và tiền lương của mỗi công nhân được tính như trong bảng sau:
Trang 36Bảng 15: Tiền lương khoán của công nhân tổ 2 tháng 06/2009
Nguồn: Phòng tài chính – kế toán
Có được những con số trên là dựa trên cơ sở:
Bên cạnh đó, Công ty còn áp dụng hình thức khoán theo ngày công đối với nhữngngười lao động thời vụ, thuê tạm thời không thuộc biên chế Công ty với mức tiềnlương bình quân/ngày công là 100.000 đồng
2.1.3 Tình hình tổ chức thực hiện
Dựa trên một quy chế thống nhất, rõ ràng và khá ổn định trong giai đoạn
2006-2009, thì việc tổ chức thực hiện công tác tiền lương ở Công ty có nhiều thuận lợiViệc thanh toán lương cho người lao động đầy đủ và đúng hạn - 2 lần trong mộttháng Lần đầu là phần lương ứng trước được ứng từ ngày 20 hàng tháng trở đi của