Quy chế trả công, trả lương

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thù lao lao động tại Công ty cổ phần Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật điện (Trang 25 - 36)

2. Thực trạng công tác thù lao lao động tại Công ty trong giai đoạn 2006-2009 1 Thực trạng công tác tiền công, tiền lương

2.1.1.Quy chế trả công, trả lương

2.1.1.1. Nguyên tắc chung

Đối với người lao động làm công tác quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ, lái xe, nhân viên tạp vụ và nhân viên bảo vệ: Căn cứ vào mức độ phức tạp của công việc của từng người, tính trách nhiệm của công việc để hình thành hệ số nhóm chức danh công việc. Căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc và chất lượng công việc để xếp hạng thành tích đạt được, cộng với một phần lương cấp bậc và phụ cấp, số ngày công thực tế để trả công.

Đối với công nhân tại các phân xưởng, trung tâm và các đội thi công: Công ty áp dụng hình thức trả lương sản phẩm đặc biệt, đó là hình thức lương khoán. Hình thức trả lương khoán theo sản phẩm, khối lượng hoàn thành nhằm gắn trách nhiệm của người lao động với sản phẩm cuối cùng của đơn vị trên cơ sở quỹ tiền lương được duyệt, việc phân phối tiền lương cho người lao động được áp dụng dưới hình thức giao khoán sản phẩm lẻ cho cá nhân hoặc khoán gọn công trình, khoán sản phẩm tập thể. Cán bộ công nhân viên thực hiện chế độ lương khoán sản phẩm được hưởng đầy đủ các khoản đãi ngộ khác theo chế độ hiện hành.

2.1.1.2. Nguồn hình thành và sử dụng quỹ tiền lương

a, Nguồn hình thành quỹ tiền lương

Quỹ tiền lương bổ sung theo chế độ quy định của Nhà nước;

Quỹ tiền lương từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ khác ngoài đơn giá tiền lương được giao;

Quỹ tiền lương dự phòng từ năm trước chuyển sang.

Quỹ tiền lương kế hoạch hàng năm của Công ty được tính như sau: QLTGKH = Kcbbq x Ktbq x LTT x L x 12 tháng QLSPKH = 1 i n= ∑ ĐGi x QiKH QLKH = QLTGKH + QLSPKH Trong đó:

QLTGKH : Quỹ tiền lương thời gian kế hoạch; QLSPKH : Quỹ tiền lương sản phẩm kế hoạch;

QLKH : Quỹ tiền lương kế hoạch của Công ty trong năm; Kcbbq : Hệ số tính lương cấp bậc bình quân;

Ktbq :Hệ số tính lương tháng bình quân (Ktbq lấy theo bình quân của năm trước đó);

L : Số lao động bình quân được trả lương theo thời gian trong Công ty;

LTT : Mức lương tối thiểu theo quy định của nhà nước; ĐGi : Đơn giá dự kiến của sản phẩm thứ i trong năm ;

QiKH : Số lượng sản phẩm i sản xuất theo kế hoạch trong năm.

Quỹ tiền lương sản phẩm kế hoạch được xây dựng dựa trên các hợp đồng Công ty đã ký kết sẵn và kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm.

b, Sử dụng quỹ tiền lương

Để đảm bảo quỹ tiền lương không vượt chi so với quỹ tiền lương được hưởng, dự kiến phân chia tổng quỹ lương như sau:

• Quỹ tiền lương trả trực tiếp cho người lao động theo lương thời gian, lương sản phẩm, lương khoán ít nhất bằng 90% tổng quỹ lương.

• Quỹ khen thưởng từ quỹ lương đối với người lao động có năng suất, chất lượng cao, có thành tích trong công tác tối đa không quá 3% tổng quỹ lương.

• Quỹ khuyến khích người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, tay nghề giỏi tối đa không quá 2% tổng quỹ lương.

• Quỹ dự phòng cho năm sau tối đa không quá 5% tổng quỹ tiền lương.

• Quy định tạm thời quỹ tiền lương gián tiếp của Công ty bằng 15% - 19% của chi phí nhân công trực tiếp.

2.1.1.3. Các hình thức trả lương cho người lao động

 Trả lương theo thời gian

Đây là hình thức trả lương trong đó tiền lương được xác định vào mức lương cấp bậc và thời gian làm việc thực tế của người lao động. Hình thức trả lương này thường được áp dụng đối với những công việc khó định mức cụ thể, những công việc đòi hỏi chất lượng cao và những công việc mà năng suất chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào máy móc thiết bị, hoạt động sản xuất tạm thời, sản xuất thử. Tại Công ty, hình thức trả lương này thường áp dụng đối với lao động gián tiếp, làm việc tại các phòng ban của công ty và được áp dụng theo quy chế trả lương của Công ty, bao gồm cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành phục vụ và các đối tượng người lao động khác mà không thể thực hiện trả lương theo sản phẩm hoặc lương khoán.

Quỹ lương tháng của đơn vị được tính theo công thức: QLđv= Kcb x Kt x LTT Trong đó:

QLđv: Quỹ lương tháng của đơn vị

Kcb : Tổng hệ số lương của toàn đơn vị (đã quy đổi trừ công ốm)

Kt : Hệ số lương tháng có thể thay đổi theo từng tháng tùy thuộc vào kết quả kinh doanh (Kt có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn 1).

LTT : Mức lương tối thiểu theo quy định của nhà nước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lương phần I: Dựa trên cơ sở quá trình công tác cống hiến của mỗi cán bộ, nhân

viên căn cứ vào: mức lương cơ bản, số ngày công thực hiện và hệ số lương phần I so với lương cơ bản.

Quỹ lương phần I của đơn vị trong tháng: QL1 = K1 x QLcb QLcb= Kcb x LTT Trong đó:

QL1 : Lương phần I của đơn vị;

K1 : Hệ số lương phần I (K1 = 0,4 ÷ 0,7);

QLcb : Tổng quỹ lương cấp bậc và phụ cấp của đơn vị trong tháng (đã quy đổi trừ công ốm);

Kcb : Tổng hệ số lương cơ bản của toàn đơn vị (đã quy đổi trừ công ốm); LTT : Mức lương tối thiểu.

Lương phần I của người lao động:

TLi1 = Knc x K1 x TLcbi TLcbi = Kcbi x LTT Knc = A ai Trong đó:

TLi1 : Tiền lương phần I của người lao động thứ i;

Knc : Hệ số ngày công đi làm trong tháng của người lao động thứ i: K1 : Hệ số lương phần 1: K1 = 0,4 ÷ 0,7;

TLcbi: Tiền lương cấp bậc của người lao động thứ i; Kcbi : Hệ số lương cấp bậc của người lao động thứ i;

ai: : Số ngày công thực tế làm việc của người lao động thứ i; A : Số ngày công đi làm trong tháng trả lương;

Hệ số lương cấp bậc của người lao động được cho trong bảng:

Bảng 10. Hệ số lương cấp bậc của người lao động trong Công ty

Bậc lương

1 2 3 4 5 6 7

Hệ số lương (Kcb) 3,85 4,15 4,48 4,83 5,21 5,57 6,00

Nguồn: Phòng tài chính- kế toán

Mỗi người lao động tùy thuộc vào cấp bậc, công việc, trách nhiệm, thời gian gắn bó với Công ty mà sẽ được xét vào các bậc lương khác nhau.

Ví dụ: Ta xét cụ thể về việc tính lương ở đơn vị: Phòng kế hoạch và kinh doanh trong tháng 06/2009.

Số người của phòng kế hoạch và kinh doanh là 6 người, số ngày công đi làm thực tế trong tháng đều là 26 ngày.

Mức lương tối thiểu hiện hành: 630.000 đ.

+Quỹ lương phần I của đơn vị Phòng kế hoạch và kinh doanh:

Tổng hệ số lương cơ bản của đơn vị: 29,4. Hệ số lương tháng Kt = 130% trong đó K1= 70%

(do toàn Công ty kinh doanh có lãi nhưng chưa đạt kế hoạch đề ra nên được cộng thêm hệ số lương cơ bản 0,3 – theo báo cáo của phòng tài chính - kế toán 2 quý đầu năm)

Áp dụng công thức:

QLđv= Kcb x Kt x LTT Với phòng kế hoạch và kinh doanh:

QLKD = 29,4x 630.000 x 0,7 = 12.965.400 đ

Như vậy trong tháng 06/2009, Phòng kế hoạch và kinh doanh được tạm ứng lương phần I là 12.965.400 đ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+Tiền lương phần I của người lao động:

Ví dụ: Ông Bùi Trí Hùng- Trưởng Phòng kế hoạch và kinh doanh. Hệ số lương là 5,21. Áp dụng công thức: TLi1 = Knc x K1 x TLcbi Với:Knc = A ai =26

26= 1.(trong tháng ông Hùng đi làm đầy đủ các ngày)

=> Tiền lương phần I của ông Hùng: TLi1 = 1 x 0,7 x 630.000 x 5,57 = 2.456.370 đ Qua đây ta thấy được cách tính lương phần I của cả đơn vị và từng cá nhân trong Công ty:

Bảng 11: Tiền lương phần I của Phòng kế hoạch và kinh doanh tháng 06/2009

STT Họ và tên Chức vụ Ngày công Hệ số lương K1 Thành tiền (đồng) 1 Bùi Trí Hùng TP 26 5,57 0,7 2.456.370 2 Trần Văn Tiến PP 26 5,21 0,7 2.297.610 3 Nguyễn Bích Thảo NV 26 4,83 0,7 2.130.030

4 Phan Đức Sơn NV 26 4,83 0,7 2.130.030

5 Nguyễn Lan Thanh NV 26 4,48 0,7 1.975.680

6 Dương Phước Hoà NV 26 4,48 0,7 1.975.680

Tổng 29,40 12.965.400

Nguồn: Phòng tài chính – kế toán

Lương phần II: trả theo hiệu quả và mức độ phức tạp của công việc, tính trách

nhiệm của công việc, Công ty xây dựng nên hệ số lương chức danh thay hệ số lương cơ bản căn cứ vào mức độ và chất lượng hoàn thành công việc để xếp hạng (1,2,3,4 ) và số ngày công thực tế để tính lương cho mỗi cán bộ, nhân viên.

Lương phần II là phần lương còn lại của lương tháng, sau khi trừ đi lương phần I. Để tính lương phần II, Công ty phải dựa vào phân nhóm chức danh công việc và định hệ số lương theo nhóm chức danh công việc.

Phân nhóm chức danh công việc là việc xem xét, lựa chọn một số chức danh có độ phức tạp của công việc, tính trách nhiệm của công việc và tiêu hao lao động tương tự nhau vào cùng một nhóm.

Công ty phân nhóm chức danh công việc và hệ số lương cho mỗi chức danh như trong bảng 12.

Công ty định ra 4 hạng và hệ số lương của từng hạng như sau:

•Hạng 1: hoàn thành xuất sắc nhiệm được giao, theo đúng tiến độ kế hoạch công ty quy định, có chất lượng cao, hệ số = 1,2;

•Hạng 2: hoàn thành tốt công việc, hệ số = 1,0;

•Hạng 3: hoàn thành công việc ở mức độ bình thường, hệ số = 0,8;

•Hạng 4: hoàn thành ở mức độ thấp, không đảm bảo thời gian lao động, hệ số =0,5.

Bảng 12: Hệ số tính lương phần II của Công ty

Phân nhóm Các chức danh Hệ số lương phần II

Nhóm I Giám đốc công ty 2,2

Nhóm II Phó Giám đốc, Kế toán trưởng 2,0

Nhóm III Trưởng các phòng, trung tâm 1,8

Nhóm V Kỹ sư, chuyên viên, kinh tế viên 1,3

Nhóm VI Thủ kho, lái xe 1,0

Nhóm VII Nhân viên tạp vụ, bảo vệ 0,7

Nguồn: Phòng tài chính – kế toán (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hạng 1 tối đa = 30% tổng số cán bộ, nhân viên hiện có của đơn vị. Việc phân hạng do các trưởng phòng, trưởng các trung tâm phân hạng sau đó công khai trong đơn vị. Hệ số lương chức danh và phân hạng được áp dụng thống nhất trong toàn công ty.

Quỹ lương phần II của đơn vị:

QL2 = QLđv – QL1 Trong đó:

QL2 : Quỹ lương phần II của đơn vị ; QLđv : Quỹ lương của đơn vị:

QL1 : Quỹ lương phần I của đơn vị.

Trả lương phần II của tháng đối với người lao động được tính theo công thức sau:

TLi2 = QL2

H × hi Trong đó:

TLi2 : tiền lương phần II của lao động thứ i; QL2 : tổng quỹ lương phần II của đơn vị;

H : tổng hệ số lương theo chức danh đã quy đổi hạng thành tích và ngày công thực tế của toàn đơn vị;

hi : hệ số chức danh của người lao động thứ i đã quy đổi. H = ∑

=m m 1 h i

h với m là số người của đơn vị

Ví dụ: Lương phần II của cán bộ công nhân viên Phòng kế hoạch và kinh doanh tháng 06/2009.

Tổng quỹ lương tháng của Phòng kế hoạch và kinh doanh trong tháng 06/2009: QLđv = Kcb x Kt x LTT = 29,4 x 130% x 630.000 = 24.0768.600 (đồng) Tổng quỹ lương phần II:

Tiền lương phần II của ông Hùng là:

TLi2 = (11.113.200 : 10) x 2,2 = 2.444.904 (đồng)

Với cách tính trên, tiền lương phần II của cán bộ công nhân viên Phòng kế hoạch – kinh doanh trong tháng 06/2009 là:

Bảng 13: Lương phần II của nhân viên Phòng kế hoạch và kinh doanh tháng 06/2009

STT Họ và tên Hệ số chức danh Hệ số hạng Hệ số quy đổi (có ngày công) Thành tiền (đồng) 1 Bùi Trí Hùng 1,8 1,2 2,2 2.444.904 2 Trần Văn Tiến 1,5 1,2 1,8 2.000.376 3 Nguyễn Bích Thảo 1,3 1,2 1,5 1.666.980 4 Phan Đức Sơn 1,3 1,2 1,5 1.666.980

5 Nguyễn Lan Thanh 1,3 1,2 1,5 1.666.980

6 Dương Phước Hòa 1,3 1,2 1,5 1.666.980

Tổng 10,0 11.113.200

Nguồn: Phòng tài chính – kế toán

Đó là toàn bộ cách tính lương của công ty trong tháng 06/2009 cho các nhân viên thuộc Phòng kế hoạch và kinh doanh.

Một số nhận xét về cách trả lương theo thời gian tại công ty:

Công ty đã chọn chế độ trả lương theo thời gian giản đơn. Chế độ trả lương này khuyến khích người lao động đi làm đầy đủ bởi vì tiền lương nhận được của mỗi người một phần do thời gian làm việc thực tế nhiều hay ít quyết định.

Tuy nhiên việc áp dụng hình thức trả lương theo thời gian này vẫn còn tồn tại một số vấn đề sau:

Thứ nhất, chế độ trả lương này chưa gắn mức độ đóng góp của người lao động để

hoàn thành công việc với tiền lương mà họ nhận được. Bởi vì theo hình thức trả lương này, tiền lương nhận được của mỗi người do mức lương cấp bậc cao hay thấp quyết định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ hai, theo chế độ trả lương này tiền lương của người lao động không những phụ thuộc vào cấp bậc công việc mà còn phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của Công ty. Trong khi đó, có những thời kỳ Công ty kinh doanh không được thuận lợi lại do tác động của những yếu tố bên ngoài như khủng hoảng kinh tế. Do vậy, tiền lương của người lao động không được ổn định.

Thứ ba, cách tính các hệ số lương quy đổi trong lương phần II không rõ ràng. Điều

này cũng ảnh hưởng đến mức lương của người lao động được nhận.

Ngoài hình thức trả lương theo thời gian tại Công ty còn áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm.

 Trả lương theo sản phẩm

Hình thức trả lương sản phẩm của công ty chủ yếu là hình thức lương khoán theo định mức (hình thức khoán tập thể và khoán cá nhân). Hình thức khoán sản phẩm được áp dụng cho cán bộ, công nhân sản xuất toàn Công ty tại các trung tâm, xưởng sản xuất và các đội thi công, bao gồm cả công nhân tham gia sản xuất chính và phục vụ sản xuất chính. Phương án giao khoán gọn nhẹ, đơn giản, rõ ràng. Đầu các năm Công ty lập kế hoạch sản xuất căn cứ vào các chỉ tiêu do đại hội đồng cổ đông cũng như hội đồng quản trị đặt ra và các hợp đồng đã ký kết. Hội đồng giao khoán do Phó giám đốc công ty đứng đầu cùng với nhân viên phòng kế hoạch và kinh doanh, kỹ thuật, vật tư tính các thông số kỹ thuật, vật tư máy móc, nhân công cần thiết cho từng công trình, tính toán khối lượng công việc từng loại và từ đó bàn giao khoán cho từng công trình. Việc giao khoán được thể hiện qua “ Hợp đồng khoán việc ” của Công ty trên cơ sở các yếu tố:

• Điều kiện thi công; • Nội dung công việc; • Khối lượng thi công; • Yêu cầu kỹ thuật; • Lao động tiền lương;

• Các định mức kỹ thuật trong thi công của công ty.

Mọi công việc trước khi giao khoán cho người nhận khoán phải tính toán một cách chi tiết như: tiến độ thi công, khối lượng nguyên vật liệu, máy móc, chi phí nhân công theo định mức do phòng kỹ thuật và phòng kế toán tính toán lên phương án. Bảng

định mức chi phí về nhân công trên làm nền tảng cho việc xác định đơn giá tiền lương cho từng công nhân khi hoàn thành các chi tiết công việc.

Việc giao khoán cho các đội, phân xưởng được tiến hành trên định mức dự toán chuyên ngành điện số 6060, 6061/QĐ-BCT. Từ đó hội đồng giao khoán sẽ phân công cụ thể cho từng đội, từng nhóm theo từng công trình cụ thể. Lương khoán cụ thể của đội nhóm sản xuất được tính bằng khối lượng công việc mà cả nhóm hoàn thành được nghiệm thu cụ thể.

Sau khi phòng kỹ thuật và phòng tài chính - kế toán thống nhất giá khoán, đơn giá

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thù lao lao động tại Công ty cổ phần Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật điện (Trang 25 - 36)