Đối tượng chủ yếu của kiểm toán độc lập là báo cáo tài chính. Trong báo cáo tài chính, khoản mục hàng tồn kho thường là một khoản mục có giá trị lớn, có tầm ảnh hưởng rộng đến các khoản mục khác, dễ xảy ra sai phạm và gian lận lớn ảnh hưởng đến rất nhiều đến các chỉ tiêu khác trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, kiểm toán đã và đang trở thành một hoạt động không thể thiếu đối vớithông tin tài chính của các doanh nghiệp Tại Việt Nam, hoạt động kiểm toán đã khôngngừng phát triển cả về quy mô và chất lượng kiểm toán Những công ty kiểm toán độc lập rađời đã dần dần khẳng định được vị thế của ngành kiểm toán trong nền kinh tế nước ta
Đối tượng chủ yếu của kiểm toán độc lập là báo cáo tài chính Trong báo cáo tàichính, khoản mục hàng tồn kho thường là một khoản mục có giá trị lớn, có tầm ảnh hưởngrộng đến các khoản mục khác, dễ xảy ra sai phạm và gian lận lớn ảnh hưởng đến rất nhiềuđến các chỉ tiêu khác trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp Vì vậy, kiểm toán chu trìnhhàng tồn kho được đánh giá là rất quan trọng trong kiểm toán tài chính Do đó, em chọn đề
tài: "Hoàn thiện kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính tại
công ty TNHH dịch vụ Kiểm toán, Kế toán và Tư vấn thuế AAT" làm chuyên đề tốt nghiệp
của mình
Được sự giúp đỡ của các anh chị trong công ty kiểm toán AAT, sự hướng dẫn tận tìnhcủa thầy giáo - PGS.TS Đinh Trọng Hanh và sự cố gắng của bản thân, em đã hoàn thành bàiviết này Tuy đã rất cố gắng nhưng do thời gian và kiến thức hạn chế nên bài viết của emkhông thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý của thầy cô và các bạn
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của thầy hướng dẫn và sựgiúp đỡ của các anh chị trong công ty đã giúp em hoàn thành chuyên đề này
Em xin chân thành cảm ơn !
Trang 2CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM CỦA HÀNG TỒN KHO ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN TNHH DỊCH VỤ KIỂM
TOÁN, KẾ TOÁN VÀ TƯ VẤN THUẾ AAT.
1.1 Hàng tồn kho và những ảnh hưởng của hàng tồn kho đến kiểm toán tài chính
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của hàng tồn kho
Theo chuẩn mực số 02 – hàng tồn kho thì hàng tồn kho là những tài sản:
Được giữ để bán trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường;
Đang trong quá trình sản xuất kinh doanh dở dang;
Nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, để sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanhhoặc cung cấp dịch vụ
Hàng tồn kho bao gồm:
Hàng hóa mua về để bán: Hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trên đường, hàng gửi
đi bán, hàng hóa gửi đi gia công chế biến;
Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán;
Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủtục nhập kho thành phẩm;
Nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đã mua đang
đi trên đường;
Chi phí dịch vụ dở dang
Hàng tồn kho của doanh nghiệp được biểu hiện dưới nhiều hình thái vật chất khácnhau tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp, có thể được mua ngoài hoặc tự sản xuất để phục vụ vào mục đích kinh doanhcủa doanh nghiệp Trong doanh nghiệp thương mại, hàng tồn kho bao gồm: Hàng hóa mua
về chờ để bán (bao gồm hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trên đường, hàng gửi bán, hànggửi đi gia công chế biến) Trong doanh nghiệp sản xuất thì hàng tồn kho bao gồm: Nguyên –nhiên vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi trênđường, thành phẩm, sản phẩm dở dang (sản phẩm chưa hoàn thành hoặc đã hoàn thànhnhưng chưa làm thủ tục nhập kho)
Hàng tồn kho có những đặc điểm sau:
Hàng tồn kho ảnh hưởng trực tiếp tới giá vốn hàng bán, khi giá trị hàng tồn kho giảmthì giá vốn hàng bán tăng và ngược lại, vì vậy hàng tồn kho ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuậntrong năm
Hàng tồn kho thường chiếm tỷ trọng lớn so với tổng tài sản lưu động trong doanhnghiệp bao gồm nhiều chủng loại và mẫu mã khác nhau, do đó quá trình quản lý hàng tồnkho cũng khá phức tạp
Hàng tồn kho được đánh giá thông qua số lượng, chất lượng, tình trạng hàng tồn kho
Số lượng hàng tồn kho trong doanh nghiệp lớn quá hay nhỏ quá cũng ảnh hưởng không tốt
Trang 3tới doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp sản xuất dự trữ nguyên vật liệu quá ít thì sẽ không cungcấp đủ nguyên vật liệu khi có nhu cầu sản xuất Chất lượng hàng tồn kho không tốt thì sẽảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Hàng tồn kho được bảo quản, cất trữ ở nhiều nơi khác nhau, nhiều đối tượng quản lýkhác nhau, có đặc điểm bảo quản khác nhau nên việc kiểm soát đối với hàng tồn kho gặpnhiều khó khăn
1.1.2 Chức năng của chu trình hàng tồn kho
Chức năng của chu trình hàng tồn kho bao gồm chức năng mua hàng, chức năng nhậnhàng, chức năng lưu kho, chức năng xuất kho Mỗi chức năng cần phải được phân ly tráchnhiệm cho các phòng ban khác nhau và phân ly với cả chức năng ghi sổ hàng tồn kho đểđảm bảo tính trung thực và khách quan, tránh tình trạng gian lận
Chức mua hàng
Chức năng này bắt đầu bằng việc bộ phận có nhu cầu hàng hóa viết phiếu yêu cầumua Phiếu yêu cầu mua này phải được kiểm tra và được phê duyệt bởi các cấp có thẩmquyền về sự hợp lý và tính có thật của phiếu yêu cầu mua Sau khi phiếu yêu cầu mua đượcduyệt, thì phiếu được chuyển tới phòng thu mua và bộ phận mua hàng lập đơn đặt hàng gửicho nhà cung cấp
Yêu cầu của đơn đặt hàng: Đơn đặt hàng phải ghi rõ về số lượng, chủng loại, quy cáchsản phẩm hàng hóa Đơn đặt hàng phải lập ít nhất 3 liên: một liên gửi cho nhà cung cấp, mộtliên gửi cho phòng kế toán, một liên gửi cho phòng nhận hàng để làm căn cứ đối chiếu
Chức năng nhận hàng
Phòng nhận hàng có trách nhiệm kiểm tra số lượng, chất lượng hàng nhận xem có phùhợp với yêu cầu trong đơn đặt hàng hay không và loại bỏ các hàng bị đổ vỡ hoặc bị lỗi, lậpbiên bản nhận hàng và chuyển hàng tới bộ phận kho
Chức năng lưu kho
Tất cả hàng hóa sẽ được chuyển tới kho, kiểm tra về số lượng, chất lượng, sau đó mớinhập kho Khi nhập kho, thủ kho lập phiếu nhập kho và thông báo cho phòng kế toán về sốlượng hàng nhận
Chức năng sản xuất
Để chức năng sản xuất này được thực hiện một cách hiệu quả thì việc sản xuất phảiđược kiểm soát chặt chẽ bằng kế hoạch và lịch trình sản xuất Kế hoạch và lịch trình sảnxuất được xây dựng dựa vào các ước toán về nhu cầu đối với sản phẩm của công ty cũngnhư dựa vào tình hình thực tế hàng tồn kho hiện có Nó giúp công ty sản xuất những hànghóa đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tránh tình trạng ứ đọng hàng hóa hoặc khó tiêu thụ;giúp công ty đảm bảo về việc chuẩn bị đầy đủ các yếu tố như nguyên vật liệu và nhân côngcho yêu cầu sản xuất trong kỳ
Người giám sát sản xuất như đốc công, quản lý phân xưởng chịu trách nhiệm đối vớihàng hoá trong giai đoạn sản xuất Từ lúc nguyên vật liệu được chuyển tới phân xưởng chođến khi các sản phẩm được hoàn thành và được chuyển vào kho sản phẩm thì người giám sátsản xuất được phân công theo dõi phải có trách nhiệm kiểm soát và nắm chắc tất cả tình hình
Trang 4trong quá trình sản xuất Các chứng từ sổ sách được sử dụng chủ yếu để ghi chép và theo dõibao gồm các phiếu yêu cầu sử dụng, phiếu xuất kho, bảng chấm công, các bảng kê, bảngphân bổ và hệ thống sổ sách kế toán chi phí
Chức năng lưu kho
Trước khi nhập kho thành phẩm hoặc chuyển đi tiêu thụ, sản phẩm mới sản xuất phảiđược kiểm định chất lượng nhằm phát hiện những sản phẩm hỏng, lỗi, không đạt các thông
số kỹ thuật theo yêu cầu và giúp doanh nghiệp không rơi vào tình trạng ghi giá trị hàng tồnkho cao hơn so với giá trị thực của nó do một số hàng tồn kho hỏng, lỗi không sử dụngđược Thủ kho là người chịu trách nhiệm về tài sản mình trông coi và phải ghi chép để theodõi về số lượng vật tư, hàng hoá, thành phẩm nhập – xuất – tồn kho Khi nhập kho hay xuấtkho các bên phải có đầy đủ các giấy tờ hợp lệ thủ kho mới được nhập, xuất kho
Chức năng xuất kho
Xuất kho vật tư hàng hóa
Trước khi xuất kho bộ phận kho đều đòi hỏi phải có phiếu yêu cầu sử dụng vật tư,hàng hóa đã được phê duyệt từ các đơn vị sử dụng Phiếu này thường được lập làm 3 liên:đơn vị có yêu cầu giữ một liên, bộ phận kho giữ một liên để làm căn cứ xuất kho và hạchtoán kho, một liên còn lại sẽ chuyển cho phòng kế toán để ghi sổ kế toán Các phiếu yêu cầu
sử dụng vật tư, hàng hóa phải được lập trên một đơn đặt hàng sản xuất hoặc đơn đặt hàngcủa khách hàng nhằm hạn chế việc viết phiếu yêu cầu sử dụng vật tư hàng hóa cho nhữngmục đích không rõ ràng
Xuất kho thành phẩm tiêu thụ
Xuất thành phẩm chỉ được thực hiện khi đã nhận được sự phê chuẩn của phòng kiểmkiểm soát tín dụng Căn cứ để xuất kho thành phẩm thường là đơn đặt mua hàng của kháchhàng Khi xuất kho thành phẩm phải lập phiếu xuất kho Bộ phận vận chuyển phải lập phiếuvận chuyển hàng có đánh số thứ tự từ trước và chỉ rõ hàng hoá được vận chuyển Phiếu vậnchuyển hàng được lập thành ba liên, liên thứ nhất được lập tại phòng tiếp vận để làm chứng
từ minh chứng về việc vận chuyển, liên thứ hai được sẽ được gửi tới phòng tiêu thụ hoặc bộphận tính tiền kèm theo Đơn đặt mua của khách hàng để làm căn cứ ghi hoá đơn cho kháchhàng và liên thứ ba sẽ được đính kèm bên ngoài bao kiện của hàng hoá trong quá trình vậnchuyển Hoạt động kiểm soát này sẽ giúp cho khách hàng kiểm tra được phiếu vận chuyểnhàng gắn trên bao kiện hàng nhằm xác định xem có sự khác biệt gì giữa số hàng đặt mua với
số hàng thực nhận không Trong trường hợp hàng hoá được vân chuyển thuê bởi một công tytiếp vận thì phiếu vận chuyển sẽ được lập thêm một thứ liên thứ tư, liên này sẽ được giaocho bên cung cấp dịch vụ vận chuyển để làm căn cứ tính cước phí
1.1.3 Những ảnh hưởng của hàng tồn kho đến kiểm toán tài chính
1.1.3.1 Ảnh hưởng của đặc điểm hàng tồn kho đến kiểm toán tài chính
Các cuộc kiểm toán hàng tồn kho thường sẽ rất khó khăn và phức tạp vì:
Trang 5Hàng tồn kho chiếm tỷ lệ lớn trong tổng tài sản lưu động của doanh nghiệp, là chutrình chủ yếu trên báo cáo tài chính nên rất dễ xảy ra sai sót và gian lận, gây ảnh hưởngtrọng yếu đến chi phí và kết quả kinh doanh.
Hàng tồn kho rất đa dạng về chủng loại, được bảo quản và quản lý ở nhiều nơi khácnhau, nhiều người quản lý khác nhau và điều kiện bảo quản đối với từng loại hàng tồn kho làrất khác nhau nên việc kiểm soát, kiểm kê hàng tồn kho là rất phức tạp, khả năng sai sót vàgian lận xảy ra là rất lớn
Chu trình vận động của hàng tồn kho bắt đầu từ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụsang sản phẩm dở dang rồi đến sản phẩm hàng hóa Sự vận động của hàng tồn kho ảnhhưởng tới nhiều khoản mục trên báo cáo tài chính như: chi phí nguyên vật liệu, chi phí sảnxuất chung, giá vốn hàng bán, dự phòng giảm giá hàng tồn kho,… Đó là những chỉ tiêu thểhiện tình hình sản xuất kinh doanh, định hướng phát triển doanh nghiệp Chu trình hàng tồnkho liên quan đến nhiều chu trình khác: chu trình mua hàng và thanh toán, chu trình bánhàng và thu tiền, chu trình tiền lương và nhân viên… Vì vậy, khi kiểm toán phải xem xétmối liên hệ giữa các chu trình do có thể xảy ra sai sót mang tính chất dây chuyền giữa cácgiai đoạn trong quá trình sản xuất, khả năng tham chiếu và sử dụng kết quả kiểm toán lẫnnhau
1.1.3.2 Ảnh hưởng của việc hạch toán hàng tồn kho đến kiểm toán tài chính
Ảnh hưởng của nguyên tắc kế toán
Kế toán hàng tồn kho phải tuân theo những nguyên tắc kế toán sau:
Nguyên tắc hoạt động liên tục: Doanh nghiệp hoạt động có thời hạn hoặc ít nhấtkhông bị giải thể trong tương lai gần thì phải lập BCTC phản ánh giá trị tài sản theo giá gốc,không theo giá thị trường
Nguyên tắc giá gốc: Giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá gốc
Nguyên tắc tính nhất quán: Trong quá trình kế toán hàng tồn kho mọi khái niệm,nguyên tắc, phương pháp kế toán phải được thực hiện nhất quán giữa kỳ này với kỳ khác.Nếu có thay đổi thì phải giải thích rõ ràng và nêu trong phụ lục BCTC cùng với ảnh hưởngcủa chúng lên kết quả
Nguyên tắc thận trọng: Người ta so sánh giữa giá gốc và giá thị trường, nếu giá thực
tế thấp hơn chi phí mua phải hạch toán một khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Ảnh hưởng của phương pháp tính giá.
Theo chuẩn mực kế toán hàng tồn kho quốc tế và nguyên tắc hạch toán hàng tồn khocủa Việt Nam thì hàng tồn kho phải được đánh giá theo giá thực tế (hay còn gọi là giá phí)được quy định cụ thể cho từng loại hàng
Hàng tồn kho nhập kho của doanh nghiệp có từ hai nguồn là: Mua ngoài, tự sản xuất.Giá thực tế hàng tồn kho mua ngoài = Gía mua + Chi phí thu mua – Chiết khấuthương mại, giảm giá hàng mua (nếu có)
Giá thành thực tế sản phẩm = Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Chi phí nhân côngtrực tiếp + Chi phí sản xuất chung
Trang 6Khi xuất kho hàng tồn kho, giá trị xuất kho có thể áp dụng một trong các phương phápsau:
Phương pháp giá thực tế đích danh
Phương pháp bình quân gia quyền
Phương pháp nhập trước, xuất trước
Phương pháp nhập sau, xuất trước
Phương pháp tính giá thực tế theo giá hạch toán
Ảnh hưởng của phương pháp hạch toán tổng hợp hàng tồn kho
Có hai phương pháp hạch toán hàng tồn kho là:
Phương pháp kê khai thường xuyên: Đây là phương pháp hạch toán hàng tồn khobằng cách theo dõi thường xuyên, liên tục có hệ thống tình hình nhập xuất kho vật tư, hànghóa trên sổ sách Theo phương pháp này mọi biến động tăng giảm hàng tồn kho về mặt giátrị ở bất kỳ thời điểm nào cũng có thể xác định được Cuối kỳ hạch toán, căn cứ vào số liệukiểm kê thực tế vật tư, hàng hóa tồn kho, so sánh đối chiếu với số liệu tồn trên sổ sách kếtoán để xác định số lượng vật tư, hàng hóa thừa, thiếu và truy tìm nguyên nhân để có giảipháp xử lý kịp thời
Phương pháp kiểm kê định kỳ: Là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế
để phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ của vật tư, hàng hóa trên sổ kế toán tổng hợp và từ đó tính ra giá trị của hàng tồn kho đã xuất trong kỳ theo công thức:
Cuối kỳ, hàng tồn kho được kiểm kê để xác định giá trị thực tế hàng tồn kho cuối kỳ
và trên cơ sở đó kế toán phản ánh vào các tài khoản hàng tồn kho
Ảnh hưởng của phương pháp hạch toán chi tiết hàng tồn kho.
Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh nói chung, hàng tồn kho nói riêng, đều được phản ánhtrên chứng từ gốc như: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hóa đơn bán hàng, biên bản kiểm kê,thẻ kho, Các chứng từ gốc là minh chứng cho sự xảy ra các nghiệp vụ đó là có thật
Hạch toán hàng tồn kho phải được hạch toán cả về mặt giá trị và hiện vật Để hạchtoán được như vậy, kế toán hàng tồn kho phải sử dụng phương pháp hạch toán chi tiết làtheo dõi từng thứ, từng chủng loại, quy cách vật tư, hàng hóa theo từng địa điểm quản lý và
sử dụng Hạch toán hàng tồn kho phải luôn luôn đảm bảo về sự khớp đúng cả mặt giá trị vàhiện vật giữa thực tế với số lượng ghi trên sổ kế toán, giữa số tổng hợp và số chi tiết Hiệnnay, theo chế độ kế toán hiện hành của Việt Nam, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong
ba phương pháp hạch toán chi tiết đó là: Phương pháp thẻ song song, phương pháp sổ đối
Trang 7chiếu luân chuyển, phương pháp sổ số dư Dưới đây là minh họa sơ đồ hạch toán theophương pháp thẻ song song.
Sơ đồ 1.1: Hạch toán chi tiết theo phương pháp thẻ song song.
Phiếu nhập kho,phiếu xuất kho
Thẻ kho
Thẻ kế toán chi tiết Bảng TH N – X – T
Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu
Ảnh hưởng của chứng từ và sổ sách hàng tồn kho
Trong chu trình hàng tồn kho các loại chứng từ và sổ sách kế toán thường bao gồm:
Hệ thống sổ kế toán tổng hợp, sổ thẻ kế toán chi tiết hàng tồn kho: Sổ cái tài khoản,thẻ kho, bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn, bảng kê nhập, xuất vật liệu…
Chứng từ nhập kho như: Phiếu nhập kho, đơn đặt hàng, phiếu yêu cầu mua, phiếugiao nhận hàng…
Các chứng từ xuất kho như: Phiếu xuất kho, hoá đơn bán hàng, lệnh xuất,…
Hệ thống các báo cáo và sổ sách liên quan tới chi phí tính giá thành sản phẩm baogồm các báo cáo sản xuất, báo cáo sản phẩm hỏng kể cả báo cáo thiệt hại do ngừng sản xuất
Hệ thống sổ sách kế toán chi phí: Sổ cái, bảng phân bổ, báo cáo tổng hợp, nguyên vậtliệu, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung…
Tất cả các chứng từ trên là một trong những bằng chứng mà kiểm toán viên thu thập,
là cơ sở để kiểm toán viên phát hiện ra những sai sót và gian lận
1.2 Mục tiêu kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH dịch vụ Kiểm toán, Kế toán và Tư vấn thuế AAT thực hiện.
Mục tiêu kiểm toán chung
Kiểm toán viên phải thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có hiệu lực để khẳngđịnh tính trung thực và hợp lý của các nghiệp vụ và số dư hàng tồn kho, tất cả các thông tin
SỔ KẾ TOÁN TỔNG
HỢP
Trang 8trọng yếu có liên quan tới chu trình hàng tồn kho đều được trình bày phù hợp với nguyên tắc
kế toán, chế độ kế toán hiện hành
Mục tiêu kiểm toán đặc thù
Các mục tiêu đặc thù về hàng tồn kho được tóm tắt qua bảng sau:
Bảng 1.1: Mục tiêu kiểm toán hàng tồn kho
Cơ sở dẫn liệu Mục tiêu đối với nghiệp vụ hàng tồn
kho Mục tiêu đối với số dư hàng tồn kho
Sự hiện hữu
hoặc phát sinh
Các nghiệp vụ nhập xuấthàng tồn kho đã ghi sổ là có thật và
có căn cứ hợp lý thể hiện đúngnghiệp vụ nhập xuất
Số dư hàng tồn kho trên bảngcân đối kế toán là thực sự tồn tại, sốliệu trên sổ sách phải khớp đúng sốliệu kiểm kê của doanh nghiệp
Tính trọn vẹn
(đầy đủ)
Tất cả các nghiệp vụ nhậpxuất hàng tồn kho xảy ra trong kỳđều phải được phản ánh trên sổsách, báo cáo kế toán
Số dư tài khoản “hàng tồnkho” đã bao hàm tất cả các nguyênvật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩmhàng hóa hiện có tại thời điểm lậpbảng cân đối kế toán
Quyền và
nghĩa vụ
Trong kỳ, doanh nghiệp cóquyền đối với số hàng tồn kho đãghi sổ
Doanh nghiệp có quyền đốivới số dư hàng tồn kho tại thời điểmlập bảng cân đối kế toán
Đo lường và
tính giá
Chi phí nguyên vật liệu vàhàng hóa thu mua, giá thành sảnphẩm, sản phẩm dở dang phải đượctính toán đúng đắn và phù hợp vớichế độ kế toán và các nguyên tắc kếtoán chung được thừa nhận
Số dư hàng tồn kho phảiphản ánh đúng giá trị thực hoặc giátrị thuần của nó và tuân theo cácnguyên tắc chung được thừa nhận.Đặc biệt các khoản chi phí sản xuất
dở dang cuối kỳ phải được xác địnhdựa trên số liệu kiểm kê tin cậy vớiphương pháp đánh giá phù hợp
Đối với hàng tồn kho có xuhướng giảm giá cuối kỳ, doanhnghiệp phải lập dự phòng một cáchthận trọng và hợp lý
Tính đúng kỳ Các nghiệp vụ nhập xuất
Trang 9hàng tồn kho, chi phí, giá thành đềuphải hạch toán đúng kỳ phát sinhtheo nguyên tắc kế toán dồn tích,đặc biệt đối với các khoản chi phítrả trước và chi phí phải trả.
Trình bày và
khai báo
Các nghiệp vụ liên quan đếnhàng tồn kho phải được xác định vàphân loại đúng đắn trên hệ thốngbáo cáo tài chính
Số dư hàng tồn kho phảiđược phân loại và sắp xếp đúng vịtrí trên bảng cân đối kế toán Số dưcác tiểu mục hàng tồn kho trênthuyết minh phải đầy đủ, đúng quyđịnh
1.3 Quy trình kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH dịch vụ Kiểm toán, Kế toán và Tư vấn thuế AAT thực hiện
1.3.1 Phương pháp kiểm toán áp dụng trong kiểm toán chu trình hàng tồn kho.
Chu trình hàng tồn kho cũng như các chu trình khác khi tiến hành kiểm toán đều ápdụng các phương pháp kiểm toán chung là kiểm toán chứng từ và kiểm toán ngoài chứng từ.Các phương pháp kiểm toán chứng từ báo gồm: Kiểm toán cân đối, đối chiếu trực tiếp, đốichiếu logic; các phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ bao gồm: Kiểm kê, thực nghiệm,điều tra Trong đó, kiểm toán hàng tồn kho chú trọng đến phương pháp kiểm kê, điều tra,cân đối Có sự khác biệt trên là do đặc điểm của hàng tồn kho là dễ xảy ra sự mất mát dogian lận hoặc trộm cướp Do đó, các kiểm toán viên phải thu thập bằng chứng đầy đủ cả về
số lượng và chất lượng Cụ thể:
Giai đoạn đầu là giai đoạn quan sát vật chất, kiểm toán viên sử dụng phương phápkiểm kê (chi tiết theo từng kho hàng và từng loại hàng) và điều tra (đối với các loại hàng hóakhông phải của đơn vị hay các hàng tồn kho đã lỗi thời, giảm giá trị…) để nhận diện vềphương diện vật chất hàng tồn kho Ngoài ra, trong giai đoạn này kiểm toán viên có thể sửdụng thêm phương pháp phỏng vấn, gửi thư xác nhận để ghi chú các vấn đề có liên quan
Giai đoạn hai là giai đoạn kiểm tra công tác kế toán hàng tồn kho, sử dụng phươngpháp cân đối để thực hiện so sánh giữa số liệu sổ sách với thực tế, giữa sổ chi tiết với sổ tổnghợp
Trong các bước còn lại kiểm toán viên sẽ áp dụng linh hoạt các phương pháp kiểmtoán khác để thu thập được bằng chứng đầy đủ và có hiệu lực
1.3.2 Nội dung kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính
Kiểm toán chu trình hàng tồn kho cũng tuân theo quy trình cơ bản gồm ba bước:Chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán Tùy theo đặc điểm riêng biệtcủa từng khách hàng mà chương trình kiểm toán có thể thay đổi linh hoạt
Trang 101.3.2.1 Chuẩn bị kiểm toán
Công việc chuẩn bị kiểm toán được thực hiện cho nhiều chu trình và khoản mục trong
đó có chu trình hàng tồn kho Các công việc chuẩn bị kiểm toán hàng tồn kho của AAT baogồm:
Mục tiêu kiểm toán: xác minh tính trung thực và hợp lý của nghiệp vụ và số dư hàng tồnkho trên bảng khai tài chính
Phạm vi kiểm toán: thời gian (tháng, quý, năm), tất cả các nghiệp vụ về chu trình hàngtồn kho hoặc chọn mẫu một số nghiệp vụ…
kiện vật chất cơ bản như phương tiện tính toán, phương tiện kiểm kê thích ứng với từng loại hàng tồn kho…
động của đơn vị khách hàng, các văn bản có liên quan đến hàng tồn kho và khách thể kiểmtoán, các kế hoạch, dự toán, dự báo có liên quan, các báo cáo kiểm toán lần trước, các biênbản kiểm kê hàng tồn kho…
Việc lập kế hoạch kiểm toán hàng tồn kho của AAT được triển khai qua các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán
Công ty kiểm toán AAT sẽ tiến hành các công việc cần thiết để chuẩn bị lập kế hoạchkiểm toán hàng tồn kho bao gồm: Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán, nhận diện các lý
do kiểm toán, lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán và ký hợp đồng kiểm toán
Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán: Kiểm toán viên phải đánh giá xem việc chấpnhận hay tiếp tục một khách hàng có làm tăng rủi ro hoạt động của KTV hay làm hại đến uytín và hình ảnh của công ty kiểm toán hay không? Trong giai đoạn này, KTV tiến hành xácđịnh rủi ro có thể gặp phải khi tiến hành kiểm toán chu trình hàng tồn kho của doanh nghiệpsau đó kết hợp với các chu trình khác để đưa ra quyết định có chấp nhận kiểm toán chodoanh nghiệp không
Nhận diện các lý do kiểm toán: Thực chất là việc xác định người sử dụng báo cáo tàichính và mục đích sử dụng báo cáo của họ
Lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán: AAT lựa chọn những người có khả năng giámsát cuộc kiểm toán, có kiến thức và kinh nghiệm về ngành nghề kinh doanh của khách hàng
Để thực hiện kiểm toán chu trình hàng tồn kho, AAT lựa chọn những KTV có nhiều kinhnghiệm về kiểm toán hàng tồn kho và có kiến thức chuyên sâu về kế toán hàng tồn kho Sốlượng KTV thực hiện kiểm toán chu trình này tùy thuộc vào mức độ phức tạp của chu trình
Ký hợp đồng kiểm toán: Sau khi chấp nhận kiểm toán, AAT ký hợp đồng kiểm toánvới khách hàng
Bước 2: Thu thập thông tin cơ sở về khách hàng.
Trang 11Sau khi ký kết hợp đồng kiểm toán, KTV bắt đầu thu thập hiểu biết ngành nghề, côngviệc kinh doanh của khách hàng, tìm hiểu về hệ thống kế toán, kiểm soát nội bộ và các bênliên quan để đánh giá rủi ro và lên kế hoạch kiểm toán, đánh giá khả năng có những sai sóttrọng yếu, đưa ra đánh giá ban đầu về mức trọng yếu và thực hiện các thủ tục phân tích đểxác định thời gian cần thiết để thực hiện kiểm toán và việc mở rộng các thủ tục kiểm toánkhác Trong kiểm toán chu trình hàng tồn kho, KTV thực hiện các công việc sau:
Xem xét lại hồ sơ kiểm toán năm trước và hồ sơ kiểm toán chung, trao đổi với KTVtiền nhiệm hoặc trao đổi trực tiếp với nhân viên, ban giám đốc của khách hàng về các vấn đềliên quan đến hàng tồn kho của khách hàng
Tham quan nhà xưởng, kho bãi: Tìm hiểu về sản phẩm tồn kho, dây truyền côngnghệ, cách thức tổ chức sản xuất và phương thức quản lý hàng tồn kho của khách hàng, giúpKTV đánh giá tình trạng bảo quản, nhập và xuất hàng hoá, từ đó đánh giá khả năng của bộphận mua hàng và những gian lận sai sót có thể xảy ra trong quá trình mua hàng
Bước 3: Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng
Những thông tin này được thu thập trong quá trình tiếp xúc với Ban giám đốc kháchhàng bao gồm các loại sau:
Giấy phép thành lập và điều lệ thành lập của công ty khách hàng
Các báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán, biên bản thanh tra, kiểm tra của năm hiệnhành hoặc một vài năm trước
Biên bản họp của hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị và ban giám đốc
Các hợp đồng và cam kết quan trọng
Bước 4: Thực hiện các thủ tục phân tích đối với khoản mục hàng tồn kho
Do hàng tồn kho có sự đa dạng về chủng loại, số lượng các nghiệp vụ nhập xuất hàngtồn kho rất nhiều nên không thể kiểm tra đầy đủ tất cả các nghiệp vụ Do đó, cần phải chọnnhững vùng có khả năng xảy ra sai sót, gian lận lớn để kiểm tra Nhằm mục tiêu tìm hiểutình hình kinh doanh nói chung và sự biến động của các chỉ tiêu liên quan đến hàng tồn khonói riêng, kiểm toán viên tiến hành phân tích sơ bộ báo cáo tài chính của khách hàng nhằmphát hiện những biến động bất thường xảy ra trong năm tài chính Các thủ tục phân tích đốivới chu trình hàng tồn kho bao gồm:
So sánh số dư hàng tồn kho cuối năm nay so với số dư hàng tồn kho cuối năm trước
So sánh giá vốn hàng bán năm nay so với năm trước hoặc giữa các kỳ trong năm nayvới nhau để phát hiện sự thay đổi đột biến của một kỳ nào đó
So sánh giá bán bình quân sản phẩm của công ty với giá bình quân của ngành
So sánh dự trữ hàng tồn kho bình quân của các công ty cùng ngành có cùng điều kiệnkinh doanh cũng như quy mô hay công nghệ sản xuất
Sử dụng một số tỷ suất để phân tích như: Số vòng quay hàng tồn kho, tỷ lệ lãi gộp
Số vòng quay hàng tồn kho = tổng giá vốn hàng bán / hàng tồn kho bình quân
Tỷ lệ lãi gộp = tổng lãi gộp / tổng doanh thu
Bước 5: Đánh giá mức trọng yếu
Việc đánh giá tính trọng yếu bao gồm hai bước cơ bản: Ước lượng ban đầu về tínhtrọng yếu và phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các khoản mục Kiểm toán
Trang 12Về mặt định lượng: Trọng yếu thường được đánh giá trong một giới hạn nằm giữamức tối thiểu và mức tối đa.
Sai phạm < giới hạn tối thiểu: Không trọng yếu
Giới hạn tối thiểu < sai phạm < giới hạn tối đa: Trọng yếu
Sai phạm > giới hạn tối đa: Rất trọng yếu
Về mặt định tính: Những sai phạm được coi là trọng yếu như mọi hành vi gian lận, cácsai phạm có quy mô nhỏ nhưng mang tính hệ thống Ví dụ trong chu trình hàng tồn kho, cácsai phạm trọng yếu như: Hạch toán sai giá trị của một đơn vị nguyên vật liệu xuất kho sẽ dẫnđến sai chi phí nguyên vật liệu, giá vốn hàng bán, kết quả hoạt động kinh doanh, thuế thunhập doanh nghiệp phải nộp, các sai phạm làm ảnh hưởng đến thu nhập nhằm mục đích làmđẹp tình hình tài chính của doanh nghiệp hoặc làm giảm thu nhập doanh nghiệp nhằm mụcđích trốn thuế
Sau khi ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho toàn bộ chu trình hàng tồn kho, KTV
sẽ phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, thànhphẩm, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, hàng hóa, hàng mua đang đi trên đường, hànggửi bán và dự phòng giảm giá hàng tồn kho để hình thành nên mức độ trọng yếu cho từngkhoản mục này
Cơ sở để tiến hành phân bổ: Dựa vào bản chất của các khoản mục, đánh giá về rủi rotiềm tàng và rủi ro kiểm soát, kinh nghiệm của kiểm toán viên và chi phí kiểm toán cho từngkhoản mục
Bước 6: Đánh giá rủi ro
Rủi ro kiểm toán bao gồm ba loại rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện
Rủi ro tiềm tàng
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 “Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ”, rủi
ro tiềm tàng là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báocáo tài chính chứa đựng sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp, mặc dù có haykhông có hệ thống kiểm soát nội bộ
Đối với chu trình hàng tồn kho, để xác định rủi ro tiềm tàng cần quan tâm những yếu tốsau:
Sự thay đổi thành phần ban quản lý xảy ra trong niên độ kế toán (nếu có)
Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của kế toán trưởng, nhân viên kế toán
Những áp lực bất thường đối với ban giám đốc và kế toán trưởng
Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, chính sách kinh tế, tài chính kếtoán của đơn vị
Sự biến động về kinh tế, sự thay đổi thị trường, sự cạnh tranh
Rủi ro tiềm tàng trong kiểm toán chu trình hàng tồn kho xảy ra nhiều với cơ sở dẫn liệu
về sự hiện hữu hoặc phát sinh, đo lường và tính giá Do ban quản lý doanh nghiệp thường có
xu hướng trình bày giá trị hàng tồn kho cao hơn so với thực tế bằng cách ghi tăng số lượnghoặc đơn giá, vì thiếu bằng chứng từ bên thứ ba nên việc khai tăng giá trị hàng tồn khothường dễ thực hiện hơn so với các tài sản khác
Trang 13Rủi ro kiểm soát
Rủi ro kiểm soát tồn tại do những hạn chế cố hữu của hệ thống kiểm soát nội bộ, việcxác định rủi ro kiểm soát chính là việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng là một công việc rất quan trọngtrong một cuộc kiểm toán Kiểm toán viên phải có sự hiểu biết đầy đủ về hệ thống kiểm soátnội bộ để lập kế hoạch kiểm toán và đề xuất bản chất, thời gian, phạm vi cuộc khảo sát thựchiện
Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hàng tồn kho gồm hai bước:
Để hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ KTV cần tìm hiểu về các vấn đề sau:
Các thủ tục và quy trình đối với các chức năng mua hàng, nhận hàng, lưu trữ hàng,xuất hàng, cũng như việc kiểm soát đối với sản xuất
Hệ thống kiểm soát vật chất đối với hàng tồn kho như kho tàng, bến bãi, nhà xưởng
và các điều kiện kỹ thuật khác Bất cứ sự thiếu sót nào về phương tiện cất trữ, về dịch vụ bảo
hộ hoặc về kiểm soát vật chất khác đều có thể dẫn đến mất mát hàng tồn kho như do mấttrộm, cháy nổ… Kiểm toán viên kiểm tra và đánh giá mức độ phù hợp, đầy đủ của các thủtục kiểm soát đặt ra cho chu trình hàng tồn kho Các thủ tục kiểm soát bao gồm nguyên tắcbất kiêm nhiệm, nguyên tắc phân công phân nhiệm, nguyên tắc ủy quyền phê chuẩn Trongchu trình hàng tồn kho, cần tách biệt giữa thủ kho và kế toán hàng tồn kho, hệ thống kho bãiphải có người bảo vệ có phẩm chất đạo đức tốt… Kiểm toán viên phải kiểm kê hàng tồn khovào cuối năm và đối chiếu số liệu thực tế với số liệu trên sổ sách, với hàng tồn kho được lưutrữ ở bên thứ ba cũng cần đối chiếu với xác nhận của bên thứ ba
Hệ thống kế toán hàng tồn kho có theo dõi chi tiết cho từng loại hàng tồn kho haykhông? Hệ thống sổ sách kế toán có được đối chiếu ít nhất một lần với kết quả kiểm kê hàngtồn kho trong năm hay không? Chứng từ hàng tồn kho có được đánh số theo một dãy sốđược xây dựng trước không và quá trình lập và luân chuyển chứng từ có tuân theo chínhsách mà khách hàng đã đặt ra không?… Việc đạt được sự hiểu biết về hệ thống kế toán hàngtồn kho chiếm một vị trí rất quan trọng trong kiểm toán chu trình hàng tồn kho, vì hệ thống
kế toán cung cấp dấu vết cho kiểm toán viên Hệ thống kế toán hàng tồn kho của khách hàngđược đánh giá là hữu hiệu tức là phải tổ chức việc ghi chép và và sử dụng các phương phápsao cho: Xác định và ghi sổ các nghiệp vụ về hàng tồn kho là có thực, phản ánh các nghiệp
vụ về hàng tồn kho đầy đủ và kịp thời để phục vụ cho việc lập báo cáo, định giá đúng giá trịhàng tồn kho sao cho phản ánh chính xác trên báo cáo tài chính, các nghiệp vụ về hàng tồnkho được ghi sổ đúng kỳ và việc trình bày, khai báo các khoản mục hàng tồn kho chính xáctrên báo cáo tài chính
Kiểm toán viên xem xét khách hàng có tổ chức bộ phận kiểm toán nội bộ hay không?Nếu có, trong kiểm toán chu trình hàng tồn kho, KTV cần xem xét kiểm toán nội bộ có tiếnhành các cuộc kiểm toán nội bộ thường xuyên hoặc bất thường đối với hàng tồn kho củacông ty
Để thu thập được các thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ nói trên KTV cần sửdụng các kỹ thuật thu thập thu thập bằng chứng kiểm toán như quan sát thực tế, phỏng vấn
Trang 14nhân viên và ban giám đốc, kiểm tra tài liệu, chứng từ kế toán như các phiếu yêu cầu muahàng, đơn đặt hàng, phiếu yêu cầu sử dụng vật tư hàng hóa, phiếu nhập kho, phiếu xuấtkho…
Để mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hàng tồn kho, kiểm toán viên sử dụng mộttrong ba phương pháp hoặc kết hợp với cả ba phương pháp tùy thuộc vào từng khách hàng:Lưu đồ, bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ, bảng tường thuật Mục đích của côngviệc này là nhằm xác định xem hệ thống kiểm soát nội bộ có hoạt động hay không?
Rủi ro phát hiện
Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải có trách nhiệm thực hiện các thủ tục thuthập bằng chứng kiểm toán nhằm quản lý và kiểm soát đối với rủi ro phát hiện Rủi ro pháthiện sẽ lớn nếu việc lập và thực hiện kế hoạch kiểm toán hàng tồn kho không được nghiêmtúc hoặc bản thân KTV có năng lực chuyên môn nghề nghiệp hạn chế Rủi ro phát hiện đượcxác định phụ thuộc vào rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát
Chương trình kiểm là những dự kiến chi tiết về các công việc kiểm toán cần thực hiện,thời gian hoàn thành và sự phân công lao động giữa các kiểm toán viên cũng như dự kiến vềnhững tư liệu, thông tin liên quan cần sử dụng và thu thập, thực chất là thiết kế các thủ tụckiểm toán cho cuộc kiểm toán
Chương trình kiểm toán của AAT về kiểm toán chu trình hàng tồn kho:
Bảng 1.2: Chương trình kiểm toán
Chương trình kiểm toán
Tên khách hàng……… Niên độ kế toán……… Tham chiếu………
HÀNG TỒN KHO VÀ DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ HÀNG TỒN KHO
Chia cắt niên độ được thực hiện chính xác (tính đầy đủ, tính hiện hữu)
Giá trị của hàng tồn kho được xác minh, các khoản dự phòng giảm giá cần thiết đượchạch toán (giá trị, cách trình bày)
Thủ tục kiểm toán Thamchiếu Ngườithực
hiện
Ngàythựchiện
Trang 151 Tổng quát
Thu thập thông tin về chính sách áp dụng: phương pháp xác
định số lượng hàng tồn kho cuối kỳ (như kê khai thường xuyên,
kiểm kê thực tế) và xác định giá hàng tồn kho (như giá đích danh,
LIFO, FIFO, giá bình quân) được áp dụng tại đơn vị để phục vụ
mục đích lập báo cáo tài chính
2 Thủ tục phân tích
So sánh giá trị hàng tồn kho với niên độ kế toán trước và kế
hoạch hoặc định mức dự trữ (nếu có)
So sánh tỷ lệ dự phòng giảm giá hàng tồn kho với niên độ kế
toán trước và kế hoạch (nếu có)
Xem xét sự biến động của hàng mua, hàng xuất qua các tháng
và tìm hiểu nguyên nhân nếu có đột biến
So sánh vòng quay hàng tồn kho qua các năm, tìm ra những
biến động lớn, bất thường và giải thích nguyên nhân
3 Kiểm tra chi tiết
Nguyên vật liệu, công cụ lao động, thành phẩm, hàng hóa.
3.1 Chứng kiến vào cuộc kiểm kê thực tế tại thời điểm khóa sổ kế
toán (nếu giá trị hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong BCTC và
nếu thời điểm được chỉ định làm kiểm toán trước thời điểm khóa
sổ)
+ Kiểm tra xem khách hàng có tuân thủ các quy định về kiểm kê
hàng tồn kho hay không
+ Trong khi xem xét việc kiểm kê của khách hàng, chú ý tập trung
vào những khoản mục có giá trị lớn
+ Thông qua việc phỏng vấn và quan sát, ghi lại trên giấy làm việc
các khoản mục hàng tồn kho đã quá hạn, hư hỏng, chậm luân
chuyển, lỗi thời hoặc hàng thừa
+ Đảm bảo rằng các khoản mục bị loại ra khỏi danh mục hàng tồn
kho (hàng giữ hộ người khác…) đã được loại ra trong quá trình
kiểm kê, được cộng lại và ghi sổ một cách chính xác, mô tả đặc
điểm và lý do khiến chúng bị loại ra
+ Thực hiện xác nhận đối với các mặt hàng do người khác hoặc
khách hàng giữ, gửi thư xác nhận bên gửi hàng hoặc giữ hàng về số
lượng chất lượng
+ Kết luận về độ tin cậy của kết quả kiểm kê
3.2 Trường hợp không tham gia kiểm kê tại thời điểm kết thúc niên
độ:
+ Thu thập các tài liệu liên quan đến cuộc kiểm kê mà khách hàng
đã thực hiện (báo cáo kiểm kê, cách thức kiểm kê, các chỉ dẫn đối
Trang 16với nhân viên thực hiện…)
+ Phỏng vấn khách hàng về các thủ tục kiểm kê mà họ đã thực hiện
để đánh giá mức độ tin cậy của tài liệu kiểm kê đã nhận được
+ Thực hiện kiểm kê mẫu một số khoản mục quan trọng tại thời
điểm kiểm toán (nếu có thể)
3.3 Thu thập danh mục hàng tồn kho tại thời điểm khóa sổ (sổ kế
toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp, bảng kê nhập xuất tồn và biên bản
kiểm kê) và thực hiện công việc đối chiếu số dư của từng loại mặt
hàng trên sổ kế toán chi tiết, đối chiếu với sổ kế toán tổng hợp,
BCTC và số liệu kiểm kê)
3.4 Kiểm tra các phát hiện trong kiểm kê đã được khách hàng xử lý
hay chưa và có hợp lý hay không? Trong trường hợp chưa được xử
lý thì phải xử lý thế nào?
3.5 Kiểm tra chi tiết các đối ứng bất thường của các tài khoản hàng
tồn kho, giải thích đầy đủ các bút toán bất thường này
3.6 Kiểm tra chọn mẫu… nghiệp vụ nhập xuất kho để đảm bảo
rằng quy định nội bộ của khách hàng về quản lý và mua sắm hàng
tồn kho được thực hiện trên thực tế (đảm bảo nguyên tắc phê duyệt,
nguyên tắc phân cấp quản lý, nguyên tắc bất kiêm nhiệm) Các
phiếu nhập phiếu xuất có đầy đủ nội dung quy định và chữ ký của
những người có liên quan và phù hợp với chứng từ gốc đi kèm (hóa
đơn mua hàng, lệnh xuất kho…)
3.7 Chọn ……nghiệp vụ nhập, xuất kho trước và sau ngày khóa sổ
kế toán để kiểm tra việc chia cắt niên độ
3.8 Kiểm tra phương pháp tính giá
Xem xét phương pháp xác định giá trị hàng nhập kho (nguyên
tắc phân bổ các loại chi phí mua hàng)
Kiểm tra phương pháp tính giá hàng tồn kho có được áp dụng
đúng trên thực tế hay không, nhất quán trong năm và năm
trước hay không?
Trường hợp áp dụng không nhất quán trong năm và năm trước
cần chỉ ra ảnh hưởng của sự thay đổi này và lý do của sự thay
đổi
Đánh giá tính hợp lý của giá trị ghi sổ hàng tồn kho cuối kỳ
bằng cách so sánh đơn giá ghi sổ với đơn giá mua hàng tồn kho
và giá bán hàng tồn kho tính đến thời điểm thực hiện kiểm
toán Trường hợp có sự giảm giá hàng tồn kho hoặc hàng tồn
kho thuộc loại hàng thực tế có những biến động đáng kể từ thời
điểm khóa sổ kế toán cần thu thập thêm bằng chứng (hóa đơn
mua hàng, thông tin về giá trên các phương tiện thông tin đại
Trang 17chúng, …) đồng thời đối chiếu với số dự phòng đã được trích
lập
Thu thập và kiểm tra chênh lệch giá trị hàng tồn kho với các
phương pháp tính giá trị hàng tồn kho khác nếu doanh nghiệp
sử dụng phương pháp nhập sau xuất trước theo quy định của
chuẩn mực kế toán
3.9 Chọn mẫu các khoản mục hàng tồn kho quan trọng thực hiện
đối chiếu giữa thẻ kho, sổ chi tiết, bảng tổng hợp nhập xuất tồn,
3.10 biên bản kiểm kê và các tài liệu liên quan khác(nếu có)
Kiểm tra phiếu nhập kho đầu năm sau đối với hàng mua đang đi
đường để bảo đảm rằng giá trị và số lượng ghi sổ cuối năm là hợp
lý
3.11 Thu thập phiếu xuất, biên bản giao nhận, thỏa thuận hoặc hợp
đồng đại lý có liên quan đến hàng gửi bán tại thời điểm cuối năm
Kiểm tra việc quyết toán các lô hàng này trong đầu năm tiếp theo để
đảm bảo rằng việc ghi nhận hàng gửi bán là hợp lý
3.12 Kiểm tra việc phân loại và trình bày hàng tồn kho trên BCTC
4 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Thu thập bảng tính dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Kiểm tra mức độ hợp lý của việc lập dự phòng:
Kiểm tra cơ sở của việc trích lập dự phòng (tính toán lại một
số khoản)
Kiểm tra chi tiết đơn giá ghi sổ, đơn giá lập dự phòng và giá
trên thị trường tại thời điểm cuối niên độ kế toán, có xem xét
đến đơn giá sau ngày khóa sổ kế toán nếu cần thiết
Xem xét việc hạch toán dự phòng và hoàn nhập dự phòng
Tìm kiếm các hàng tồn kho đủ điều kiện dự phòng nhưng chưa
ghi nhận Trao đổi với khách hàng về biện pháp xử lý
5 Thu thập và xem xét các tài liệu liên quan để có được bằng chứng
hàng tồn kho được đem ra thế chấp, hoặc hàng tồn kho không thuộc
quyền sở hữu của doanh nghiệp
6 Kết luận
Đưa ra các bút toán điều chỉnh và những vấn đề được đề cập
trong thư quản lý
Lập trang kết luận kiểm toán cho khoản mục thực hiện
Lập lại thuyết minh chi tiết nếu có sự điều chỉnh của kiểm
toán
Trang 181.3.2.2 Thực hiện kiểm toán
Thực hiện kiểm toán là quá trình kiểm toán viên thực hiện các công việc trong kếhoạch và chương trình kiểm toán
Trong chu trình kiểm toán hàng tồn kho, giai đoạn thực hiện kiểm toán là quá trìnhthu thập các bằng chứng kiểm toán bằng những phương pháp, kỹ thuật kiểm toán phù hợpvới từng đối tượng hàng tồn kho, với mục đích xác minh tính trung thực và hợp lý của báocáo tài chính
Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát
Các thử nghiệm kiểm soát được thực hiện sau khi kiểm toán viên tìm hiểu hệ thốngkiểm soát nội bộ của khách hàng và nó chỉ được thực hiện khi hệ thống kiểm soát nội bộhoạt động có hiệu lực
Theo chuẩn mực kiểm toán số 500 về bằng chứng kiểm toán, khi thu thập bằng chứngkiểm toán từ thử nghiệm kiểm soát, KTV phải xem xét sự đầy đủ và tính thích hợp của cácbằng chứng làm cơ sở cho việc đánh giá của mình về rủi ro kiểm soát Như vậy mục đíchcủa thử nghiệm kiểm soát là nhằm khẳng định lại mức rủi ro kiểm soát ban đầu trong giaiđoạn lập kế hoạch đối với từng cơ sở dẫn liệu
Trong kiểm toán chu trình hàng tồn kho, thử nghiệm kiểm soát được thực hiện theomột số chức năng chính của chu trình hàng tồn kho như nghiệp vụ mua hàng, nghiệp vụ xuấtkho và nghiệp vụ lưu kho vật tư hàng hóa Dựa vào các thử nghiệm kiểm soát sau đây KTV
sẽ có thể đánh giá lại rủi ro kiểm soát đối với các cơ sở dẫn liệu về hàng tồn kho và điềuchỉnh số lượng các thử nghiệm cơ bản một cách phù hợp với chi phí kiểm toán hợp lý
Thử nghiệm kiểm soát đối với nghiệp vụ mua hàng
Bảng 1.3: Thử nghiệm kiểm soát đối với nghiệp vụ mua hàng
Cơ sở dẫn liệu Các thử nghiệm kiểm soát thường được thực hiện
Trang 19Tính giá và đo
lường phiếu yêu cầu mua, đơn đặt hàng và hóa đơn mua hàng. Kiểm tra dấu hiệu của sự kiểm tra nội bộ về số lượng và giá cả trên
Thử nghiệm kiểm soát đối với nghiệp vụ xuất kho vật tư, hàng hóa.
Bảng 1.4: Thử nghiệm kiểm soát đối với nghiệp vụ xuất kho vật tư, hàng hóa
Cơ sở dẫn liệu Các thử nghiệm kiểm soát thường được thực hiện
Sự hiện hữu Kiểm tra phiếu yêu cầu xuất vật tư và sự phê duyệt đối với yêu cầu
đó
Kiểm tra tính liên tục của phiếu xuất kho và chữ ký của thủ khohoặc kiểm tra dấu vết của công tác kiểm tra đối chiếu giữa sổ sách kế toáncủa đơn vị với chứng từ
Quan sát và phỏng vấn về vấn đề phân ly trách nhiệm giữa thủ kho
và kế toán hàng tồn kho
Trọn vẹn (đầy
đủ) hoặc kiểm tra dấu vết của công tác kiểm tra đối chiếu giữa chứng từ với sổ Kiểm tra tính liên tục của phiếu xuất kho và chữ ký của thủ kho
sách kế toán của đơn vị
Thử nghiệm kiểm soát đối với nghiệp vụ sản xuất
Bảng 1.5: Thử nghiệm kiểm soát đối với nghiệp vụ sản xuất
Cơ sở dẫn liệu Các thử nghiệm kiểm soát thường được thực hiện
Sự hiện hữu hoặc
phát sinh sản xuất, bảng tập hợp chi phí và các báo cáo kiểm định sản phẩm và Kiểm tra sự liên tục của các phiếu xin lĩnh vật tư, đơn đặt hàng
kiểm tra chữ ký phê duyệt có liên quan
Kiểm tra dấu hiệu của sự kiểm tra nội bộ về việc so sánh cácbáo cáo kiểm định chất lượng sản phẩm, báo cáo sản xuất, các bảng tậphợp chi phí với các đơn đặt hàng sản xuất, phiếu xin lĩnh vật tư
Phỏng vấn về việc sử dụng hệ thống định mức chi phí, kiểm tracác báo cáo về sự chênh lệch
Phỏng vấn về việc kiểm tra đối chiếu chi phí nhân công sảnxuất, chi phí sản xuất chung với bảng tính lương và chi phí chung đã
Trang 20xảy ra.
Tính trọn vẹn (đầy
đủ) lĩnh vật tư, đơn đặt hàng sản xuất, bảng tập hợp chi phí và các báo cáo Phỏng vấn và quan sát về việc sử dụng các phiếu yêu cầu xin
kiểm định sản phẩm có đánh số trước
Phỏng vấn và điều tra các bằng chứng về sự đối chiếu các chứng
từ sản xuất với sổ sách kế toán
Phỏng vấn và điều tra về công việc đối chiếu sản phẩm dở dang,sản phẩm hoàn thành trong sản xuất với sản phẩm hoàn thành nhậpkho
Tính giá và đo
lường
Kiểm tra dấu hiệu của việc kiểm tra nội bộ về việc đối chiếu, sosánh số lượng và giá cả trên phiếu yêu cầu, đơn đặt hàng sản xuất vàhợp đồng kinh tế với nhau; việc cộng và đối chiếu các sổ sách theo dõisản xuất; rà soát tỷ lệ phân bổ các chi phí chung cho các đơn đặt hàng,tính toán lại chi phí đã phân bổ
…Trình bày và khai
báo chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung trên bảng tính giá Kiểm tra dấu vết của công tác kiểm tra nội bộ về việc đối chiếu
thành với chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung trên sổ theo dõichi tiết
Phỏng vấn về việc kiểm tra danh mục các vấn đề cần khai báo
và rà soát lại khai báo
Kiểm tra dấu vết của kiểm tra nội bộ về sự mã hóa tài khoản đốivới các chi phí nguyên vật liệu, nhân công, sản xuất chung
Thử nghiệm kiểm soát đối với nghiệp vụ lưu kho hàng hóa, vật tư.
Bảng 1.6: Thử nghiệm kiểm soát đối với nghiệp vụ lưu kho hàng hóa, vật tư.
Cơ sở dẫn liệu Các thử nghiệm kiểm soát thường được thực hiện
Sự hiện hữu hoặc
Quan sát việc kiểm kê hàng tồn kho và thực hiện kiểm kê lại.Tính trọn vẹn Kiểm tra tính liên tục của các chứng từ như phiếu xuất kho,
phiếu nhập kho, …
Trang 21 Kiểm tra dấu vết của việc kiểm tra nội bộ về việc đối chiếu giữachứng từ gốc với sổ sách kế toán.
Quan sát việc kiểm kê hàng tồn kho và thực hiện kiểm kê lại
Quan sát và phỏng vấn về sự phân ly trách nhiệm giữa thủ kho
Phỏng vấn và điều tra về sự cập nhật sổ sách hàng tồn kho.Trình bày và khai
báo
Kiểm tra danh mục những vấn đề cần khai báo và kiểm tra lạitính chính xác, đầy đủ của các khai báo
Thực hiện các thử nghiệm cơ bản
Công việc này được thực hiện sau khi KTV thực hiện các thử nghiệm kiểm soát.Trong kiểm toán chu trình hàng tồn kho của AAT, thực hiện các thử nghiệm cơ bản bao gồmcác công việc sau: trắc nghiệm phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết
Trắc nghiệm phân tích
Trong kiểm toán chu trình hàng tồn kho, trắc nghiệm phân tích được sử dụng xuyênsuốt trong cả ba giai đoạn kiểm toán Các sai phạm trọng yếu về hàng tồn kho có thể dễdàng phát hiện qua việc thiết kế các thủ tục phân tích để kiểm tra tính hợp lý chung của cáccon số Để có thể thực hiện tốt các thủ tục phân tích, KTV nên tìm hiểu một cách sơ lược vềngành nghề kinh doanh của khách hàng trước khi tiến hành thủ tục phân tích
Kiểm toán viên thường sử dụng một số tỷ suất quan trọng sau để kiểm toán chu trìnhhàng tồn kho:
Tỷ lệ lãi gộp
Tỷ lệ lãi gộp = Tổng lãi gộp / Tổng doanh thu
Tỷ lệ quay vòng hàng tồn kho
Tỷ lệ quay vòng hàng tồn kho = Tổng giá vốn hàng bán / Bình quân hàng tồn kho
Dựa vào sự phân tích hai tỷ suất trên, KTV có thể đánh giá được tính hợp lý của giávốn hàng bán, tìm ra được sự gian lận của khách hàng Nếu tỷ lệ lãi gộp quá thấp hoặc tỷ lệquay vòng hàng tồn kho quá cao so với dự kiến của KTV thì có thể do khách hàng đã khaităng giá vốn hàng bán để trốn thuế và khai giảm hàng tồn kho
Kiểm toán viên còn sử dụng thủ tục phân tích xu hướng bằng việc so sánh giá vốnhàng bán, trị giá hàng tồn kho, trị giá hàng mua, hàng xuất giữa các kỳ với nhau để tìm ra sựthay đổi đột biến của một kỳ nào đó…
Các thủ tục phân tích trong kiểm toán chu trình hàng tồn kho của AAT bao gồm:
Trang 22 So sánh giá trị hàng tồn kho với niên độ kế toán trước và kế hoạch hoặc định mức dựtrữ (nếu có).
So sánh tỷ lệ dự phòng giảm giá hàng tồn kho với niên độ kế toán trước và kế hoạch(nếu có)
Xem xét sự biến động của hàng mua, hàng xuất qua các tháng và tìm hiểu nguyênnhân nếu có đột biến
So sánh vòng quay hàng tồn kho qua các năm, tìm ra những biến động lớn, bấtthường và giải thích nguyên nhân
Thủ tục kiểm tra chi tiết
Công việc này không phải là nhiệm vụ của kiểm toán viên mà là nhiệm vụ của banquản lý khách hàng, kiểm toán viên có trách nhiệm chứng kiến cuộc kiểm kê thực tế tại thờiđiểm khóa sổ kế toán nếu giá trị hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong BCTC và nếu thờiđiểm kiểm toán trước thời điểm khóa sổ
Trong khi thực hiện thủ tục kiểm toán này, kiểm toán viên cần thu thập các thông tin
để tìm hiểu xem khách hàng có tuân thủ các quy định về kiểm kê hàng hàng tồn kho không.Đây là phần quan trọng nhất của quá trình quan sát hàng tồn kho Các thông tin mà kiểmtoán viên cần thu thập đó là các quy định hướng dẫn, của khách hàng liên quan đến quá trìnhkiểm kê, quy trình, thủ tục và nguyên tắc trong kiểm kê, cuộc kiểm kê có lập đầy đủ cácphiếu kiểm kê, biên bản kiểm kê không, sự đánh số trước của phiếu kiểm kê, hàng tồn kho
có được đánh dấu hợp lý không, việc đối chiếu độc lập giữa kết quả kiểm kê với sổ kế toán.Khi thấy công việc kiểm kê hàng tồn kho của khách hàng không tuân thủ đúng quy định vềkiểm kê thì KTV cần phải phối hợp với giám sát viên để sửa sai Sau đó kiểm tra các sai sóttrong kiểm kê đã được khách hàng xử lý hay chưa và có hợp lý hay không? Trong trườnghợp chưa được xử lý thì phải làm thế nào
Một số trường hợp đặc biệt, khách hàng phải thuê chuyên gia bên ngoài để kiểm kêhàng tồn kho (kiểm kê đá quý, kim khí), khi đó phải dựa vào ý kiến của các chuyên gia vàđánh giá kết quả đó để đưa ra kết luận kiểm toán của mình
Một số thủ tục kiểm toán mà kiểm toán viên áp dụng trong quá trình quan sát kiểm kêvật chất hàng tồn kho:
Bảng 1.7: Thủ tục quan sát kiểm kê hàng tồn kho
Mục tiêu kiểm toán Thủ tục kiểm toán
Sự hiện hữu, đây đủ Đối chiếu giữa số dư hàng tồn kho cuối niên độ trên sổ sách
kế toán với kết quả quan sát kiểm kê vật chất hàng tồn kho
Trang 23Nhằm mục đích khẳng định sự khớp nhau giữa thẻ kho với sổ sách kế toán hàng tồnkho, với báo cáo tài chính, kiểm toán viên cần phải thu thập danh mục hàng tồn kho và đốichiếu chúng với hệ thống sổ tổng hợp và chi tiết hàng tồn kho Mục tiêu kiểm toán trong thủtục này là sự hiện hữu và tính trọn vẹn.
Mục tiêu kiểm toán trong thủ tục kiểm toán này là tính giá và đo lường Việc đầu tiênkiểm toán viên phải xác định phương pháp tính giá đối với hàng tồn kho của khách hàng,phương pháp này có được khách hàng áp dụng trên thực tế hay không, có hợp lý không và
có được sử dụng nhất quán giữa năm trước và năm nay hay không Nếu khách hàng có sựthay đổi phương pháp tính giá hàng xuất kho thì kiểm toán viên xem xét khách hàng có côngkhai việc thay đổi này trên thuyết minh báo cáo tài chính của khách hàng không
Việc tính giá hàng tồn kho có thể được phân ra thành các loại sau:
Các hàng tồn kho mua vào bao gồm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, vật tư, hànghóa mua về để bán Kiểm toán viên có thể yêu cầu khách hàng cung cấp các hóa đơn bánhàng của nhà cung cấp, kiểm tra số lượng và đơn giá của hàng tồn kho đã lựa chọn, tính vàphân bổ chi phí thu mua, từ đó tính được giá vốn của hàng tồn kho Sau đó dựa vào phươngpháp tính giá trị xuất hàng tồn kho của khách hàng như phương pháp giá thực tế đích danh,phương pháp bình quân gia quyền, phương pháp nhập sau xuất trước, phương pháp nhậptrước xuất trước, phương pháp giá hạch toán và những chứng từ xuất kho để tính ra được giátrị xuất kho và số dư hàng tồn kho cuối kỳ Tiếp theo, kiểm toán viên thực hiện đối chiếu vớikết quả của khách hàng trên sổ sách kế toán, nếu số liệu khớp nhau chứng tỏ khách hàngthực hiện tính giá đúng, nếu tìm ra chênh lệch thì KTV kết luận khách hàng định giá chưađúng và đưa ra chênh lệch
Đối với sản phẩm dở dang và thành phẩm thì việc định giá rất phức tạp vì KTV phảixem xét chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung
Các bước công việc kiểm toán viên cần tiến hành khi đánh giá sản phẩm dở dang cuối
kỳ (SPDD) và thành phẩm là:
Xem xét chi tiết kết quả kiểm kê vật chất SPDD cuối kỳ và thành phẩm
Tìm hiểu phương pháp đơn vị khách hàng sử dụng để đánh giá SPDD là phương phápnào
Trang 24 Kiểm tra hệ thống sổ sách kế toán chi phí giai đoạn giữa kỳ.
Đối chiếu giữa kết quả kiểm kê với giá trị SPDD và thành phẩm trên sổ sách kế toán
1.3.2.3 Kết thúc kiểm toán
Đây là khâu cuối cùng của quá trình kiểm toán báo cáo tài chính Các công việc tronggiai đoạn này bao gồm:
Đánh giá các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ liên quan đến hàng tồn kho
Đánh giá tính hoạt động liên tục
Sau khi thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung, nếu kiểm toán viên cho rằng tính hoạtđộng liên tục là có cơ sở, kiểm toán viên có thể đưa ra ý kiến chấp nhận toàn bộ đối với hàngtồn kho
Tổng hợp và đánh giá kết quả kiểm toán hàng tồn kho
Sau khi kết thúc giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán sẽtổng hợp và đánh giá kết quả kiểm toán liên quan đến hàng tồn kho Các nội dung cần tổnghợp và đánh giá là:
Việc hạch toán các nghiệp vụ hàng tồn kho là phù hợp với thông lệ quốc tế và tuânthủ các quy định chế độ kế toán hiện hành và nguyên tắc kế toán được chấp nhận phổ biến
Các hoạt động của khách hàng có liên quan đến chu trình hàng tồn kho phải phù hợpvới các đặc điểm hoạt động kinh doanh của khách hàng
Các chứng từ sổ sách có liên quan đến chu trình phải thể hiện sự vận động của nghiệp
vụ và phải hợp lý
Các thông tin về nghiệp vụ hàng tồn kho phải đảm bảo tính trung thực và hợp lý.Sau đó KTV tiến hành thảo luận với ban giám đốc của khách hàng để thống nhất búttoán điều chỉnh Nếu khách hàng đồng ý với những điều chỉnh của kiểm toán viên thì các búttoán này sẽ được tổng hợp trên giấy tờ làm việc và tính số dư các khoản mục hàng tồn khotrên báo cáo tài chính Ngược lại, nếu khách hàng không đồng ý với các bút toán điều chỉnh
đó và chủ nhiệm kiểm toán cho rằng các sai phạm là trọng yếu và ảnh hưởng đến báo cáo tàichính thì KTV sẽ đưa ra ý kiến bác bỏ về khoản mục hàng tồn kho
Phát hành báo cáo kiểm toán
Sau khi thảo luận và có sự thống nhất với khách hàng, kiểm toán viên sẽ lập dự thảobáo cáo kiểm toán và sau đó phát hành báo cáo kiểm toán chính thức để công bố Ý kiến màkiểm toán viên đưa ra có thể là một trong những loại sau:
Trang 25CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CHU TRÌNH HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KIỂM TOÁN, KẾ
TOÁN VÀ TƯ VẤN THUẾ AAT THỰC HIỆN TẠI KHÁCH HÀNG
Công ty Q là khách hàng cũ của công ty kiểm toán AAT, năm nay là năm thứ haiAAT thực hiện kiểm toán cho công ty Q Dưới đây là thực trạng kiểm toán chu trình hàngtồn kho tại công ty Q do công ty kiểm toán AAT thực hiện
2.1 Chuẩn bị kiểm toán hàng tồn kho
2.1.1 Xác định mục tiêu và phạm vi kiểm toán hàng tồn kho
Mục tiêu kiểm toán: Xác minh tính trung thực và hợp lý của nghiệp vụ và số dư hàng tồnkho trên bảng khai tài chính của khách hàng
Trang 262.1.2 Chỉ định người phụ trách công việc kiểm toán hàng tồn kho và chuẩn bị các điều kiện vật chất cơ bản
Chỉ định người lãnh đạo và chịu trách nhiệm về công việc kiểm toán chu trình hàngtồn kho
Yêu cầu: Người có trình độ chuyên môn sâu về kiểm toán, kế toán hàng tồn kho, cókinh nghiệm thực tế ít nhất là 7 năm, có khả năng lãnh đạo, năng động, có khả năng chịu áplực công việc tốt và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc
Chuẩn bị các điều kiện vật chất cơ bản: Dụng cụ, phương tiện kiểm kê hàng tồn kho,máy tính, …
2.1.3 Thu thập thông tin
Thu thập các tài liệu sau:
Các nghị quyết có liên quan đến hoạt động của đơn vị khách hàng
Các văn bản có liên quan đến hàng tồn kho và khách thể kiểm toán
Các kế hoạch, dự toán, dự báo có liên quan
Các báo cáo kiểm toán lần trước
Các biên bản kiểm kê hàng tồn kho…
2.1.4 Lập kế hoạch kiểm toán hàng tồn kho
Bước 1: Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán
Ban giám đốc đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán, nhận diện lý do kiểm toán củacông ty khách hàng Sau đó, ban giám đốc sẽ lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán cho phùhợp, bổ nhiệm chủ nhiệm kiểm toán và các nhóm tham gia kiểm toán Thông thường mộtnhóm kiểm toán bao gồm khoảng 3 – 4 nhân viên, tùy theo quy mô từng khách hàng mà mộtnhóm kiểm toán có số lượng nhân viên khác nhau Khách hàng có quy mô lớn thì số nhânviên trong nhóm kiểm toán sẽ nhiều hơn để phù hợp với khối lượng công việc Đồng thờitrong thời gian này ban giám đốc của AAT sẽ hoàn tất việc ký kết hợp đồng với công tykhách hàng
Trong cuộc kiểm toán này nhóm kiểm toán gồm 4 người: 1 trưởng nhóm, 2 kiểm toánviên và 1 trợ lý kiểm toán
Trưởng nhóm: ĐTLH
Kiểm toán viên: NTL, TTH
Trợ lý kiểm toán: NTH
Cuộc kiểm toán dự định trong vòng 5 ngày
Bước 2: Thu thập thông tin cơ sở về khách hàng.
Do công ty Q là khách hàng cũ của AAT nên những thông tin cơ sở kiểm toán viên cóthể lấy từ hồ sơ kiểm toán năm trước và thu thập thêm những thông tin mới của năm hiệnhành bằng cách phỏng vấn ban giám đốc, nhân viên…
Công ty Q là công ty TNHH đươc thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
số 1902000886 do Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp vào 05 tháng 11 năm 2003 với số vốnđiều lệ 15 tỷ đồng Trụ sở chính của công ty đặt tại số 05, Trương Định, Hai Bà Trưng, HàNội
Trang 27 Lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của công ty TNHH Q.
Sản xuất que hàn và cáp thép: Cáp dùng cho máy móc, thiết bị nâng hạ, cáp dùng chothang máy chở người, cáp dùng cho công nghiệp hầm mỏ, cáp dùng cho môi trường nóng cónhiệt độ cao trong các nhà máy luyện kim
Sản xuất các sản phẩm, dụng cụ dùng cho xây dựng, công nghiệp bằng kim loại.Mua bán sắt thép, ống thép, kim loại màu, mua bán sắt thép xây dựng, ống kim loại,tôn và thép lá, dây kim loại, khung nhôm, phụ tùng thay thế…
Thị trường tiêu thụ chủ yếu là trong nước
Cơ cấu tổ chức quản lý của khách hàng Q bao gồm: Hội đồng thành viên, ban giámđốc và các phòng ban: Phòng hành chính, phòng quản lý nhân sự, phòng kinh doanh, phòng
kế hoạch, phòng kế toán, phòng kỹ thuật
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức quản lý của khách hàng Q
Phòngkếtoán
Phòngkinhdoanh
Phòngquản lýnhân sự
Phòngkỹthuật
Trang 28Ban giám đốc bao gồm: Giám đốc, 2 phó giám đốc và kế toán trưởng, chịu tráchnhiệm trước hội đồng quản trị về tất cả các hoạt động của công ty và đảm bảo toàn bộ việckinh doanh và hoạt động của công ty luôn tuân theo điều lệ, chính sách của công ty và phápluật Giám đốc công ty có trách nhiệm sắp xếp cơ cấu bộ máy chuyên môn, điều hành hoạtđộng kinh doanh hàng ngày của công ty, tổ chức sản xuất hợp lý, xây dựng quy chế nội bộ
để thống nhất phối hợp hoạt động quản lý điều hành và tác nghiệp tốt các nghiệp vụ đượcgiao Kế toán trưởng là người có năng lực chuyên môn nghiệp vụ, có nhiều kinh nghiệmthực tế, có tinh thần trách nhiệm cao và rất liêm khiết, chính trực Ban giám đốc được đánhgiá là những người có năng lực chuyên môn cao trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh củacông ty Do đó môi trường kiểm soát của công ty được đánh giá là tốt
Kiểm toán viên tiến hành thu thập các thông tin sau về hệ thống kế toán của khách hàng:
Số lượng và trình độ năng lực của các nhân viên trong phòng kế toán và trách nhiệmcủa mỗi kế toán viên trong việc theo dõi, ghi chép, quản lý hàng tồn kho
Hệ thống kế toán áp dụng ở khách hàng là gì, có được sự chấp nhận của Bộ tài chínhkhông?
Việc thực hiện chế độ kế toán hiện hành
Sự phù hợp của các chính sách kế toán về hàng tồn kho với chuẩn mực kế toán và chế
độ kế toán
Việc lập, bảo quản, lưu chuyển chứng từ kế toán trên các góc độ biểu mẫu, nội dungghi chép có bảo đảm hợp pháp và hợp lý không
Những thông tin thu thập mà kiểm toán viên thu thập được từ công ty Q như sau:
Phòng kế toán của công ty có 6 nhân viên, trong đó có 4 người đã có bằng đại họcchuyên ngành kế toán hệ chính quy và có 2 người có bằng cao đẳng kế toán bao gồm: 01 kếtoán trưởng, 01 kế toán tổng hợp, 01 kế toán hàng tồn kho, 01 kế toán thanh toán, 01 kế toántài sản cố định, 01 kế toán tiền lương và nhân viên Trong đó:
Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm chung về công việc kế toán
Kế toán tổng hợp: Tùy thuộc vào yêu cầu quản lý và chế độ báo cáo định kỳ, hàngtháng, quý, năm, căn cứ vào số liệu nhập trên hệ thống, các tài liệu về khấu hao, tiền lương,phân bổ chi phí để tính toán giá thành, lập các báo cáo tổng hợp: Cân đối kế toán, cân đối sốphát sinh, kết quả kinh doanh, báo cáo VAT hàng tháng
Kế toán tài sản cố định: Có trách nhiệm theo dõi tình hình tăng, giảm hiện có cũngnhư nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại của tài sản cố định và công cụ dụng cụ
Kế toán tiền lương và nhân viên: Có trách nhiệm theo dõi các nghiệp vụ liên quan đếnviệc chi trả lương, thưởng và các khoản phụ cấp cho cán bộ công nhân viên
Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ ghi chép các nghiệp vụ thu chi tiền mặt căn cứ vàophiếu thu, phiếu chi, nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng và mở sổ theo dõi thanh toán cáckhoản phải thu, phải trả của đơn vị
Kế toán hàng tồn kho: Theo dõi hàng tồn kho của đơn vị và nhận số liệu từ các kếtoán phần hành chuyển tới để tổng hợp, phân bổ chi phí, tính giá thành sản phẩm
Trang 29Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàngnăm.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính: VNĐ
Công ty tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ
Báo cáo tài chính của công ty được thành lập và trình bày theo các hệ thống mẫu biểu,báo cáo tài chính doanh nghiệp ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ – BTC ngày20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính
Phương pháp kế toán hàng tồn kho
Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá gốc, trườnghợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì ghi nhận theo giá trị thuần có thểthực hiện được
Giá gốc hàng tồn kho mua ngoài bao gồm giá mua chưa thuế VAT, chi phí thu mua,
và các chi khác có liên quan trực tiếp khác tới hàng tồn kho để mua được hàng tồn kho
Giá gốc hàng tồn kho do đơn vị tự sản xuất bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biếnđổi phát sinh trong quá trình chuyển hóa nguyên vật liệu thành thành phẩm
Công ty áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên Giá trị nguyên vật liệu xuất kho được tính theo phương pháp thực tế đích danh
Phương pháp tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm sản xuất: Gía thành sản phẩmsản xuất bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung đượctập hợp và phân bổ theo hệ số cho nhóm sản phẩm (phương pháp hệ số)
Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Được lập vào cuối mỗi năm khigiá trị thuần có thể thực hiện được nhỏ hơn giá gốc
Mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho = Số lượng hàng tồn kho tại thời điểm lập báocáo tài chính * (Gía gốc hàng tồn kho theo sổ kế toán – Gía trị thuần có thể thực hiện đượccủa hàng tồn kho)
Hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán hàng tồn kho
Công ty ghi sổ theo hình thức Nhật ký Chung
Các chứng từ hàng tồn kho bao gồm: Phiếu yêu cầu sử dụng vật tư, phiếu yêu cầumua, hóa đơn mua hàng, đơn đặt hàng, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản kiểm trachất lượng vật tư, biên bản kiểm kê hàng tồn kho, biên bản bàn giao sản phẩm hoàn thành…
Sản phẩm của công ty được sản xuất từ kim loại chủ yếu là thép, do đó hàng tồn khocủa công ty Q chủ yếu là thép, thép bán thành phẩm, thành phẩm Mỗi loại hàng được sắpxếp ở một vị trí nhất định theo từng loại từng kích cỡ trong kho Nguyên vật liệu sau khiđược chuyển về công ty làm các thủ tục cần thiết cho việc nhập đều được đưa vào kho bãiquy định và cũng được sắp xếp theo từng loại nguyên vật liệu khác nhau Chỉ thủ kho, bảo
Trang 30vệ kho, quản lý phân xưởng giám đốc tài chính mới có được phép tự do ra vào trong kho bãi.Hàng ngày cửa kho được khoá và có sự trông coi của bảo vệ.
Trao đổi với ban quản lý của công ty Q, kiểm toán viên của AAT đã thu thập được một sốthông tin sau:
Trong những năm hoạt động vừa qua, khách hàng Q không có sự thay đổi nào về nhân
sự quản lý, có tuyển thêm nhiều nhân viên mới cho các phòng kinh doanh, phòng kế hoạch,phòng kế toán và thêm nhiều kỹ sư
Bước 3: Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng
Thu thập các tài liệu sau từ hồ sơ kiểm toán năm trước:
Giấy phép thành lập và điều lệ thành lập của công ty khách hàng
Các báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán, biên bản thanh tra, kiểm tra
Thu thập các tài liệu sau từ năm hiện hành:
Biên bản họp của hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị và ban giám đốc
Các hợp đồng và cam kết quan trọng liên quan đến hàng tồn kho như hợp đồng muabán sản phẩm cho khách hàng
Bước 4: Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ đối với khoản mục hàng tồn kho
Áp dụng các thủ tục phân tích sau:
So sánh số dư hàng tồn kho cuối năm nay so với số dư hàng tồn kho cuối năm trước
Tính và so sánh tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng tài sản năm nay so với năm trước
Bảng số 2.1: Trích giấy làm việc số 01 của kiểm toán viên tại khách hàng Q
Trang 31CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KIỂM TOÁN, KẾ TOÁN VÀ TƯ
VẤN THUẾ AAT
Khoản mục: Hàng tồn kho Ngày thực hiện: 03/01/2011Bước công việc: Phân tích sơ bộ bảng cân đối kế toán 2010
-Các khoản phải thu 60,912,450,135 99,3 8,534,76538,486, 4,630
63.18Hàng tồn kho 94,546,932,686 59,784,316,24065,237,383,554 69.00
Tỷ trọng hàng tồn kho so với tổng tài sản năm 2009 là:
94,546,932,686 / 264,797,119,704 * 100 = 35,7%
Tỷ trọng hàng tồn kho so với tổng tài sản năm 2010 là:
Trang 32159,784,316,240 / 490,783,490,963 * 100 = 32,56%
Mặc dù giá trị hàng tồn kho giữa năm 2010 và năm 2009 tăng khá lớn, nhưng tỷ trọnghàng tồn kho trên tổng tài sản giữa năm 2010 và năm 2009 lại giảm, nhưng giảm khôngđáng kể, điều này cho thấy rằng các tài sản khác trong bảng cân đối kế toán đều tăng và việcsản xuất kinh doanh của đơn vị khá ổn định
Bước 5: Đánh giá mức trọng yếu
Căn cứ vào những thông tin thu thập được về lĩnh vực ngành nghề kinh doanh củakhách hàng, hệ thống quản lý, hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát của khách hàng kiểmtoán viên tiến hành đánh giá tính trọng yếu qua ba bước là:
Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu
Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các bộ phận và ước tính sai số kếthợp
Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các bộ phận theo tỷ lệ
Bước 6: Đánh giá rủi ro
Từ những thông tin cơ sở về khách hàng, kiểm toán viên đưa ra đánh giá là: Ban giámđốc, kế toán trưởng và các nhân viên kế toán đều là những người có trình độ năng lực, hệthống kế toán có sự chuyên môn hóa cao và hệ thống kho tàng, bến bãi được bảo vệ cẩnthận, do đó rủi tiềm tàng đạt ở mức độ thấp
Để tìm hiểu về các hoạt động kiểm soát của công ty Q, kiểm toán viên đã tiến hànhcác công việc sau:
Xem xét và kiểm tra các tài liệu của công ty bao gồm các tài liệu như: Quy chế kiểmsoát vật tư, phiếu yêu cầu sử dụng vật tư, phiếu yêu cầu mua, hóa đơn mua hàng, đơn đặthàng, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản kiểm tra chất lượng vật tư, biên bản kiểm kêhàng tồn kho, biên bản bàn giao sản phẩm hoàn thành, sổ sách kế toán về hàng tồn kho…
Quan sát trực tiếp quá trình nhập, xuất kho và bảo quản hàng tồn kho
Phỏng vấn nhà quản lý và nhân viên về các thủ tục kiểm soát hàng tồn kho
Trang 33Bảng 2.2: Trích giấy làm việc số 02 của kiểm toán viên tại khách hàng Q
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KIỂM TOÁN, KẾ TOÁN VÀ TƯ
VẤN THUẾ AAT
Khách hàng: Công ty TNHH Q Tham chiếu:
Khoản mục: Hàng tồn kho Ngày thực hiện: 03/01/2011Bước công việc: Đánh giá rủi ro kiểm soát
1 Có chính sách quản lý hàng tồn kho hay không và có được quy
2 Có kế hoạch sản xuất, bán hàng theo tháng/quý/năm hay không?
4 Có sự phân công trách nhiệm giữa thủ kho và kế toán hàng tồn
5 Các nghiệp vụ nhập, xuất kho có đầy đủ sự phê chuẩn và các
chứng từ minh chứng cho các nghiệp vụ nhập xuất kho kho
?
7 Có quy định kiểm kê hàng tồn kho định kỳ không?
Đánh giá: Rủi ro tiềm tàng ở mức độ thấp và rủi ro kiểm soát ở mức độ trung bình, rủi ro.
có thể xảy ra liên quan tới cơ sở dẫn liệu về tính hiện hữu, đầy đủ và tính giá.
2.1.5 Xây dựng chương trình kiểm toán
Trang 34Kết thúc giai đoạn lập kế hoạch, trưởng nhóm xây dựng các bước công việc cụ thể cầnthực hiện và phân công công việc cho từng người Vì chu trình hàng tồn kho khá phức tạp và
có rủi ro kiểm toán lớn nên trưởng nhóm ĐTLH sẽ thực hiện kiểm toán chu trình hàng tồnkho
Nội dung công việc Người thực hiện Ngày tháng thực
hiện
Kiểm soát chung các phần việc liên quan
đến báo cáo tài chính của khách hàng ĐTLH 03-07/01/2011
Phụ trách thực hiện kiểm toán:
Lập kế hoạch kiểm toán
Kiểm soát quá trình thực hiện kiểm
toán
ĐTLH
03/01/201103-07/01/2011Kiểm toán các phần hành cụ thể:
Tiền và các khoản tương đương tiền NTH 03/01/2011
…
2.2 Thực hiện kiểm toán hàng tồn kho
2.2.1 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát đối với chu trình hàng tồn kho
Kết quả của kiểm toán viên về việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát trên được thểhiện trên giấy tờ làm việc sau:
Bảng 2.4: Trích giấy làm việc số 03 của kiểm toán viên tại khách hàng Q
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KIỂM TOÁN, KẾ TOÁN VÀ TƯ VẤN
THUẾ AAT
Khách hàng: Công ty TNHH Q Tham chiếu:
Niên độ kế toán: 2010 Người thực hiện: ĐTLH
Khoản mục: Hàng tồn kho Ngàythực hiện: 03/01/2011
Bước công việc: Thực hiện thử nghiệm kiểm soát
Các công việc thực hiện
Trang 35 Chọn mẫu và kiểm tra sự liên tục, chữ ký phê chuẩn của nhà quản lý, tính hợp lệcủa các chứng từ gốc cần thiết như các phiếu yêu cầu mua hàng,đơn đặt hàng, phiếu nhậpkho, phiếu xuất kho, phiếu yêu cầu sử dụng vật tư, hóa đơn bán hàng…
Phỏng vấn các nhân viên trong công ty về việc quản lý hàng tồn kho và về quytrình tiếp nhận hàng
Quan sát và phỏng vấn về vấn đề phân ly trách nhiệm giữa người quyết định muahàng, người mua hàng, người nhận hàng, thủ kho và kế toán hàng tồn kho
Kiểm tra dấu vết của việc kiểm tra nội bộ về việc đối chiếu giữa chứng từ gốc với
sổ sách kế toán
Thu thập bảng tính giá thành và bảng kiểm soát việc lập tính giá thành sản phẩm
và sản phẩm dở dang và kiểm tra sự phê duyệt của nhà quản lý về công thức tính giáthành và bảng tính giá thành
Phỏng vấn kế toán trưởng về phương pháp tính giá thành sản phẩm và nhữngchênh lệch nếu có
Kiểm tra báo cáo nhập - xuất - tồn nguyên vật liệu để đảm bảo công thức trongthuyết minh báo cáo tài chính được chính xác
Kết quả
Các chứng từ hàng tồn kho có đánh số thứ tự liên tục và hợp lệ, có đầy đủ chữ kýphê duyệt của nhà quản lý, tuy nhiên có 1 phiếu nhập kho thiếu chữ kỹ của thủ kho đãthảo luận với kế toán trưởng, kế toán trưởng đã xem xét lại
Có sự phân ly trách nhiệm cao giữa thủ kho, nhân viên kế toán và người chịu tráchnhiệm ký duyệt
Qua sự phỏng vấn, bộ phận kiểm kê hàng tồn kho do đơn vị lập đảm bảo tính độclập, có sự tồn tại của biên bản kiển kê và có sự đối chiếu với kế toán đơn vị
Có dấu vết của việc kiểm tra nội bộ về việc đối chiếu giữa chứng từ với sổ sách kếtoán
Công thức tính giá nguyên vật liệu tương đối chính xác, tuy nhiên còn một sốchênh lệch nhỏ đã thảo luận với kế toán trưởng, kế toán trưởng chấp nhận sửa chữa
Có sự phê duyệt của nhà quản lý về công thức tính giá thành và bảng tính giáthành
Kết luận: Hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty Q tương đối tốt, do đó cũng giảm phần
nào các thử nghiệm cơ bản
2.2.2 Thực hiện thử nghiệm cơ bản đối với chu trình hàng tồn kho
Trang 36Bảng số 2.5: Trích giấy làm việc số 04 của kiểm toán viên tại khách hàng Q