Thực tế công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty Cổ phần Lắp máy Điện nước và Xây dựng.
Chuyên đề Thực tập Chuyên Ngành LỜI MỞ ĐẦU Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất vật chất độc lập, có chức năng tái sản xuất tài sản cố định cho tất cả các ngành trong nền kinh tế, nó góp phần tăng sức mạnh nền kinh tế, đẩy mạnh tiềm lực quốc phòng, là tiền đề vật chất kỹ thuật cho xã hội. Một quốc gia phát triển và giàu mạnh thì phải có một cơ sở hạ tầng vững chắc, mà cơ sở hạ tầng được tạo nên không thể thiếu sự tham gia của ngành xây dựng cơ bản. Ở bất kỳ doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất nào, mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận, mà muốn thu được lợi nhuận cao thì phải hạ thấp được giá thành sản phẩm. Muốn hạ thấp được giá thành sản phẩm thì doanh nghiệp phải hạ thấp được các chi phí, trong đó có chi phí nguyên vật liệu. Chi phí nguyên vật liệu trong ngành xây lắp chiếm tỷ trọng rất lớn, thường từ 65%-70% giá quyết toán công trình. Để tối đa hoá lợi nhuận, bên cạnh việc đảm bảo chất lượng sản phẩm phải biết sử dụng triệt để tiết kiệm nguyên vật liệu trong sản xuất sản phẩm, từ đó hạ được giá thành sản phẩm. Mặt khác vật liệu còn là một bộ phận quan trọng của hàng tồn kho. Do vậy công tác kế toán vật liệu còn là một yêu cầu tất yếu của quản lý. Việc kế toán vật liệu tốt giúp đảm bảo cung cấp vật liệu một cách kịp thời cho nhu cầu sản xuất, đồng thời kiểm tra giám sát chặt chẽ việc chấp hành các định mức dự trữ tiêu hao vật liệu, ngăn chặn việc lãng phí vật liệu trong sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, hạ giá thành sản phẩm, đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Là doanh nghiệp xây lắp, Công ty Cổ Phần Lắp máy Điện nước và Xây dựng hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu là xây dựng các công trình, hạng mục công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng; xây dựng thi công đường xá, cầu cống; hoàn thiện công trình, trang trí nội thất; nhận thầu thi công trạm biến thế, đường dây tải điện và lắp đặt trang thiết bị điện nước, thiết bị công nghệ; sản xuất kết cấu bê tông phục vụ công tác xây dựng. Qua thời gian thực tập tại Công ty, em đã đi sâu tìm hiểu thực trạng sản xuất kinh doanh ở Công ty, nhận thấy sự quan trọng của nguyên vật liệu đối với quá trình sản xuất, sự cần thiết phải quản lý nguyên vật liệu cũng như tầm quan trọng của công tác kế toán nguyên vật liệu đối với Công ty. Qua thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty Cổ phần Lắp máy Điện nước và Xây dựng cùng với sự giúp đỡ của các anh, các chị trong phòng kế toán – tài vụ em xin chọn 1 Chuyên đề Thực tập Chuyên Ngành đề tài: “ Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu ở Công ty Cổ phần lắp máy điện nước và xây dựng” Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề thực tập chuyên ngành của em gồm các nội dung chính sau: Phần I: Tổng quan về Công ty Cổ phần Lắp máy Điện nước và Xây dựng Phần II: Thực tế công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty Cổ phần Lắp máy Điện nước và Xây dựng. Phần III : Một số ý kiến nhận xét, kiến nghị và những giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu ở Công ty Cổ phần Lắp máy Điện nước và Xây dựng. 2 Chuyên đề Thực tập Chuyên Ngành PHẦN I :TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LẮP MÁY ĐIỆN NƯỚC VÀ XÂY DỰNG 1.1: Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ Phần lắp máy Điện nước và Xây dựng. Công ty Cổ phần Lắp máy Điện nước và Xây dựng là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, thực hiện hạch toán kinh tế độc lập, trực thuộc Tổng công ty XD Hà Nội. Trụ sở tại : 198 – Nguyễn Tuân – Thanh Xuân – Hà nội. Điện thoại : (084-4) 2249222 Fax : (084-4) 2249444 Tài khoản tại: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội. Để tồn tại và phát triển vững mạnh như ngày hôm nay, Công ty Cổ Phần Lắp máy Điện nước và Xây dựng đã phải trải qua những bước đi dài khó khăn, từ ngày mới chỉ là đơn vị sản xuất mang tầm của xí nghiệp nhỏ. Tiền thân của Công ty Cổ Phần Lắp máy Điện nước và Xây dựng là Xí nghiệp lắp máy điện nước thuộc công ty Xây Dựng I – Tổng công ty Xây Dựng Hà Nội, được thành lập vào năm 1978 theo sự đòi hỏi của quá trình chuyên môn hoá sản xuất. Đây là Xí nghiệp có nhiệm vụ thiết kế, thi công lắp đặt các công trình và hạng mục công trình điện nước. Trong thời kỳ bao cấp, cùng với sự khó khăn chung của nền kinh tế đất nước, Xí nghiệp Lắp máy điện nước và xây dựng cũng gặp không ít khó khăn mà khó khăn lớn nhất là khó khăn về vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh. Tình trạng cấp vốn không đồng đều từ trên xuống đã làm cho hoạt động của xí nghiệp không đạt hiệu quả cao. Mặc dù vậy Xí nghiệp vẫn trụ vững và đảm bảo hoàn thành mọi chỉ tiêu mà Nhà nước đã giao cho. Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI, nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường. Sự thông thoáng đó đã giúp Xí nghiệp phát huy hiệu quả nguồn lực, tranh thủ tận dụng thành quả của nước ngoài, đóng góp một phần giá trị đáng kể vào kết quả hoạt động của toàn Công ty. Để phát huy hơn nữa hiệu quả hoạt động của Xí nghiệp Lắp máy điện nước và Xây dựng trong tình hình mới, mở rộng quy mô sản xuất là điều cần thiết. 3 Chuyên đề Thực tập Chuyên Ngành Ngày 26/03/1993, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ký quyết định số:151A/BXD- TCLĐ về việc thành lập lại Doanh nghiệp nhà nước, Xí nghiệp Lắp máy điện nước được tách khỏi Công ty Xây Dựng Số I- Tổng công ty Xây dựng Hà Nội và được mang tên Công ty CP Lắp máy điện nước và xây dựng, trực thuộc Tổng công ty Xây dựng Hà Nội. Từ sau khi thành lập, được sự giúp đỡ của Tổng công ty Xây dựng và các đơn vị bạn, các bạn hàng trên địa bàn Hà Nội, Công ty Cổ Phần Lắp máy điện nước và xây dựng đã từng bước khẳng định được sự vững mạnh và phát triển của mình. Năm 2000, Công ty CP Lắp máy điện nước và xây dựng là công ty đầu tiên trong lĩnh vực xây lắp chủ động chuyển hướng sang một hình thức kinh doanh mới: Công ty cổ phần với số vốn điều lệ là 8 tỉ đồng và giá trị cổ phần phát hành lần đầu là 6 tỉ đồng.Trong đó : + Cổ phần Nhà nước: 65,46% vốn phát hành lần đầu. + Cổ phần người lao động trong công ty: 29,07% vốn phát hành lần đầu. + Cổ phần ngoài doanh nghiệp: 672 cổ phần. Phương thức kinh doanh tự chủ, nhanh nhạy, thống nhất đã đem lại cho Công ty những kết quả ban đầu: Doanh thu hàng năm trên 100 tỷ, tạo công ăn việc làm cho 500 lao động hài hạn… đảm đương được những công trình với quy mô ngày càng lớn hơn trước. Từ buổi đầu hoạt động với những bước đi còn chập chững, đến nay đã 26 năm hoạt động. Tuy còn tồn tại một số khó khăn song với bề dày thành tích đã đạt được của mình, Công ty CP Lắp máy điện nước và xây dựng tin tưởng sẽ có những bước tiến vượt bậc trong giai đoạn mới. 1.2 : Đặc điểm hoạt động SX&KD của Công ty Cổ Phần Lắp máy điện nước và xây dựng 1.2.1: Đặc điểm hoạt động sản xuất và kinh doanh: Với cương vị hoạt động sản xuất và kinh doanh, Công ty được phép tiến hành các ngành nghề kinh doanh chủ yếu là: - Xây dựng các công trình, hạng mục công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng; xây dựng thi công đường xá, cầu cống. - Hoàn thiện công trình, hạng mục công trình xây dựng, trang trí nội thất. 4 Chuyên đề Thực tập Chuyên Ngành - Nhận thầu thi công trạm biến thế, đường dây tải điện và lắp đặt trang thiết bị điện nước, thiết bị công nghệ. - Sản xuất kết cấu bê tông phục vụ công tác xây dựng. 1.2.2: Tình hình hoạt động sản xuất và kinh doanh: Bảng 1: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty CP Lắp máy điện nước và xây dựng qua các năm. Đơn vị tính: VND TT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 Tổng tài sản có 371.372.129.582 544.265.246.413 657.385.862.907 2 Tài sản có lưu động 257.437.768.821 298.306.252.777 370.339.167.569 3 Tổng số tài sản nợ 371.372.129.582 544.265.246.413 657.385.862.907 4 Tài sản nợ lưu động 358.727.244.047 522.849.128.658 628.186.996.072 5 Lợi nhuận trước thuế 4.088.204.290 14.092.532.650 15.012.126.135 6 Lợi nhuận sau thuế 2.943.507.090 10.146.623.508 10.808.730.817 7 Doanh thu 233.113.697.943 366.249.872.473 519.223.333.422 * Khó khăn: Công ty gặp phải rất nhiều khó khăn như thiếu vốn kinh doanh, vốn đầu tư vào thi công các công trình, việc thu hồi chậm dẫn đến nợ đọng kéo dài làm cho vòng quay vốn dài, đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật thì thừa về chất lượng nhưng lại thiếu về chuyên môn nghề nghiệp, thiếu công nhân lành nghề, năng lực của một số cán bộ công nhân còn non yếu, không chủ động giải quyết được công việc cứ nhất thiết phải dựa vào ban giám đốc hoặc trưởng phòng. Do công việc đôi khi vẫn còn trì trệ dẫn đến chi phí quản lý cao. Ngoài ra công ty vẫn còn thiếu một số máy móc thiết bị cùng một số dụng cụ các máy móc. Ở đây đa số là thiết bị cũ nên khi thi công gặp rất nhiều khó khăn. Khi thi công các công trình cao tầng công ty không có các máy móc hiện đại để thực hiện do đó công ty phải sử dụng thủ công, đôi lúc ảnh hưởng đến tính mạng của công nhân. Sở dĩ công ty gặp phải những khó khăn trên là do đặc điểm của ngành xây dựng. Vì vậy nhiệm vụ quan trọng của công ty là phải đẩy mạnh tiến độ thu hồi vốn tích cực giảm chi, thực hiện tiết kiệm, tăng cường quản lý các mặt hàng nâng cao sx kinh doanh có lãi, xây dựng lại vốn lưu động tiếp tục đề nghị với công ty cấp vốn đầu tư 100% để trang trải lãi xuất kinh doanh, soạn thảo các văn bản có nội dung phù hợp với cơ chế quản lý mới. Thu hồi các công nợ quản lý và sử dụng tài sản tăng cường trách nhiệm các nhân thực hiện nghiêm chỉnh sự bồi thường vật chất trong việc giữ gìn tài sản bị hư hỏng mất mát trên cơ sở giảm chi phí sửa chữa. Từ đó chi phí sản xuất cũng được giảm theo và 5 Chuyên đề Thực tập Chuyên Ngành thu hồi các công mợ xử lý những vật tư bị ứ động kém phẩm chất để huy động vốn kinh đoanh. Thường xuyên chấn chỉnh lại công tác hạch toán phải chịu trách nhiệm toán nguyên vật liệu xác định tính toán giá thành, xác định lỗ , lãi ngay tại chân công trình có như vậy mới giúp công ty làm căn cứ để kịp thời trong việc chỉ đạo sản xuất kinh doanh làm cơ sở tham khảo các quyết định giá bổ dự thầu các công trình sau này . * Tăng trưởng trong tương lai: Năm 2011, Công ty quyết tâm phấn đấu tăng trưởng cao, với mục tiêu đạt 320 tỉ giá trị tổng sản lượng. Theo Ban lãnh đão, để hoàn thành nhiệm vụ, Công ty sẽ chủ động mở rộng, tìm kiếm thị trường trong cả nước, tham gia vào nhiều công trình khác. Cùng với đó, phải tăng cường cán bộ và hoàn chỉnh các bộ phận tiếp thị, nâng cao trình độ làm hồ sơ mời thầu, phấn đấu để đạt tỉ lệ trúng thầu cao. Định hướng phát triển của Công ty đến năm 2012: Đa dạng hóa sản xuất kinh doanh, giảm tỉ trọng trong sản xuất kinh doanh xây lắp 20% năm 2010 và 30% năm 2011. Thay vào đó là tỉ trọng trong sản xuất kinh doanh phát triển nhà và đô thị, sản xuất công nghiệp, ưu tiên tập trung đầu tư vào các dự án phát triển nhà và đô thị, hạ tầng kĩ thuật có quy mô vừa, thời gian đầu tư ngắn, vốn đầu tư không lớn, thu hồi vốn nhanh. Kết hợp các dự án theo hình thức đầu tư BT, BOT, hình thức đầu tư độc lập và hình thức hợp tác liên doanh với các doanh nghiệp khác trong các dự án lớn có công nghệ phức tạp. 1.3 : Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ Phần Lắp máy điện nước và xây dựng: Nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận phòng ban. - Đại hội cổ đông: Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan cao nhất có quyền biểu quyết. - Hội đồng Quản trị: Do Đại hội cổ đông bầu ra. Hội nghị cổ đông được tổ chức mỗi tháng một lần. Hội nghị xem xét tình hình sản xuất trong tháng và quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền cổ đông. - Giám đốc: Do Đại hội cổ đông bổ nhiệm, là người trực tiếp tiến hành kiểm tra hoạt động của các phòng ban, các đội và Xí nghiệp trực thuộc Giám đốc; là người đại diện cho công ty và chịu trách nhiệm trước Đại hội cổ đông về mọi hoạt động của công ty. - Tham mưu cho Giám đốc là 3 Phó Giám đốc phụ trách các lĩnh vực: + Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật; 6 Chuyên đề Thực tập Chuyên Ngành + Phó giám đốc phụ trách nội chính; + Phó giám đốc phụ trách chi nhánh miền Nam. - Ban Kiểm soát: Do Đại hội cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ giám sát việc thực hiện các quyết định của Đại hội cổ đông. Bên dưới là các phòng ban, xí nghiệp, tổ đội trực thuộc. - Văn phòng công ty: Có nhiệm vụ tiếp nhận các chủ trương chính sách, nghị quyết lãnh đạo và tổ chức triển khai thực hiện, giám sát quản lý về chuyên môn với các bộ phận liên quan. Văn phòng có nhiệm vụ giao dịch đối nội và đối ngoại, thực hiện công tác hành chính, văn thư, y tế và quản trị văn phòng. - Phòng Tổ chức lao động tiền lương: Là phòng chuyên tham mưu cho GĐ Công ty về công tác tổ chức sản xuất, quản lý và sử dụng lao động. Phòng có nhiệm vụ bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, theo dõi tình hình sản xuất, thực hiện chế dộ chính sách với người lao động, xây dựng định mức lao động và làm công tác thanh tra, bảo vệ và khen thưởng trong toàn công ty. - Phòng Kế hoạch: Là phòng chuyên môn có chức năng tham mưu cho GĐ công ty tổ chức triển khai, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác kế hoạch (tiếp thị). Phòng có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch SX, giao chỉ tiêu kế hoạch sản xuất cho các đơn vị, tổ chức triển khai, hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị trực thuộc về các chỉ tiêu được giao, soạn thảo lưu trữ: Hợp đồng giao khoán, Hợp đồng kinh tế và các văn bản quy phạm. - Phòng Kỹ thuật - Thi công (An toàn - KCS): Là phòng chuyên môn có chức năng tham mưu cho GĐ Công ty tổ chức, triển khai và chịu trách nhiệm về công tác kỹ thuật thi công, chất lượng tiến độ, sáng kiến cải tiến và an toàn lao động. Phòng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của PGĐ phụ trách lĩnh vực này và có nhiệm vụ xây dựng các phương án thi công mang tính khả thi, giám sát quản lý về kỹ thuật – mỹ thuật cũng như tiến độ các công trình. - Phòng Tài chính - Kế toán: Có chức năng tham mưu cho GĐ Công ty tổ chức, triển khai thực hiện toàn bộ công tác tài chính thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kế toán theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty. Đồng thời kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động kinh tế tài chính của Công ty theo pháp luật. - Các phòng ban có nhiệm vụ kiểm tra và giám sát các hoạt động tại các đơn vị trực thuộc. - Hiện tại công ty có 9 xí nghiệp. 7 Chuyên đề Thực tập Chuyên Ngành +XN Xây lắp số 1, XN Xây lắp số 9 là những xí nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, đảm đương các nhiệm vụ khảo sát thiết kế, thi công các công trình dân dụng và công nghiệp . +XN Xây lắp số 7: có nhiệm vụ tổ chức xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, xây dựng dân dụng. +XN Xây lắp số 5: có nhiệm vụ tổ chức xây lắp các công trình giao thông đường xá, cầu cống, dân dụng. +XN Xây lắp số 3: có nhiệm vụ xây dựng các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ, làm về thuỷ lợi, xây dựng dân dụng. + XN Xây lắp số 2 và 4: có nhiệm vụ xây dựng đường dây và trạm biến áp, làm các việc về điện, xây dựng dân dụng. + XN cơ giới vật tư xây lắp: có nhiệm vụ cung cấp nguyên liệu cho các công trình, cung cấp phương tiện chuyên chở. + XN Xây lắp hạ tầng: có nhiệm vụ tổ chức thi công hạ tầng các công trình dân dụng, các công trình giao thông nội bộ, cầu cống Các xí nghiệp thực hiện hạch toán độc lập, có văn phòng và con dấu riêng. Đứng đầu các xí nghiệp là các GĐ xí nghiệp chịu trách nhiệm quản lý, điều hành xí nghiệp mà mình phụ trách. Nhiệm vụ chủ yếu của các XN là trực tiếp thi công các công trình xây dựng trên cơ sở hợp đồng đã ký kết với đơn vị chủ đầu tư. Ngoài ra Công ty còn có 4 đội trực tiếp, chịu sự quản lý trực tiếp của PGĐ công ty bao gồm: Đội XD 10, Đội gia công cơ khí; Đội cơ điện, Đội Điện nước. Các đội sản xuất này làm các công việc chuyên trách do Công ty giao. Công ty giao kế hoạch và đơn vị chủ động tìm kiếm việc làm, hỗ trợ các XN trong lĩnh vực mà mình đảm trách. - Trung tâm tư vấn và thiết kế: có nhiệm vụ tư vấn XD; lập dự án đầu tư, tư vấn đấu thầu và hợp đồng kinh tế, khảo sát XD thí nghiệm, thẩm định thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán cho các công trình trong và ngoài công ty. - Chi nhánh TP HCM mới XD & bắt đầu đưa vào vận hành. - Các công nghiệp công trình gồm máy móc, thiết bị và thợ vận hành có giá trị lớn Công ty đầu tư mua sắm và cho các đơn vị, XN thuê. Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty CP lắp máy điện nước và xây dựng 8 Đại hội cổ đông Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Chuyên đề Thực tập Chuyên Ngành 1.4: Đặc điểm tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh: Công ty CP Lắp máy điện nước và xây dựng là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp. Do vậy, về cơ bản, điều kiện tổ chức hoạt động sản xuất cũng như sản phẩm của công ty có sự khác biệt khá lớn so với các ngành sản xuất vật chất khác. 9 Tổng Giám đốc Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật Phó giám đốc phụ trách chi nhánh miền Nam Văn phòng công ty Phòng tổ chức lao động Phòng kế hoạch KTTT Phòng tài chính kế toán Phòng KTAT- KCS XN xây lắp số 1 XN xây lắp số 2 XN xây lắp số 3 XN xây lắp số 4 XN xây lắp số 5 XN xây lắp số 7 XN xây lắp số 9 XN CG vật tư xây lắp Đội cơ điện Đội XD số 10 Đội gia công cơ khí Đội điện nước Trung tâm tư vấn và thiết kế Ban quản lý dự án Các công nghiệp công trình Chi nhánh TP Hồ Chí Minh XN Xây lắp hạ tầng Chuyên đề Thực tập Chuyên Ngành 1.4.1. Đặc điểm về sản phẩm sản xuất: Sản phẩm xây lắp là các công trình, vật kiến trúc… có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất dài; sản phẩm được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc theo giá thỏa thuận nên tính chất hàng hóa thể hiện không rõ; sản phẩm cố định tại nơi sản xuất; sản phẩm đa dạng về hình thức, chủng loại, kích thước, khó chế tạo, khó sửa chữa và yêu cầu về mặt chất lượng cao… Chính vì thế nên trong sản xuất xây dựng cũng có những đặc điểm riêng. - Công trình xây dựng thường có giá trị lớn, thời gian thực hiện lâu dài nên số lượng vốn mà Công ty bỏ ra thường bị ứ đọng, gây ra việc tính giá thành công trình thường cao hơn mức bình thường và phải tính vào các chi phí khấu hao tài sản cố định và tài sản lưu động vào giá dự thầu. Do vậy, đòi hỏi công ty phải tính toán cẩn thận và chính xác để tránh sự thiếu hụt vốn sau này. Bên cạnh đó, các yếu tố về máy móc thiết bị, nguồn lực lao động khó huy động hơn các lĩnh vực khác. - Công trình xây lắp phải đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của khách hàng cũng như phải đạt chất lượng và có giá trị thẩm mỹ cao. Do vậy, đối với những công trình có quy mô lớn, Công ty thường giao cho các xí nghiệp trực thuộc để thi công đảm bảo đúng tiến độ cho từng hạng mục công trình. Có như vậy Công ty mới đảm bảo được các yêu cầu của khách hàng. - Hoạt động sản xuất xây dựng đa phần được thực hiện ngoài trời chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên. Hơn nữa, điều kiện sản xuất thiếu tính ổn định, luôn biến đổi theo địa điểm và giai đoạn thi công. Do đó, phải lựa chọn phương án cũng như tiến độ thi công hợp lí, thích hợp về mặt tổ chức và kĩ thuật theo từng thời điểm để tránh rủi ro xảy ra. 1.4.2. Đặc điểm công nghệ sản xuất: *Trên phương diện sản xuất kinh doanh, hoạt động xây dựng từng công trình, hạng mục công trình được tiến hành như sau: - Tổ chức mặt bằng thi công: Mặt bằng thi công của Công ty thông thường được bên chủ thầu tự giao. Tuy nhiên, để quá trình sản xuất diễn ra thuận lợi, Công ty phải giải phóng mặt bằng và xác định mức độ thuận lợi, khó khăn trong quá trình tập kết và vận chuyển vật liệu để có biện pháp tổ chức phù hợp. - Thi công phần thô: 10