1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp phát triển mạng lưới khách hàng công ty cổ phần phát triển dịch vụ viễn thông ITC-JSC

53 455 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 487,5 KB

Nội dung

Giải pháp phát triển mạng lưới khách hàng công ty cổ phần phát triển dịch vụ viễn thông ITC-JSC

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, đất nước ta dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam đã thực hiện quá trình công nghiệp hóa , hiện đại hóa và đã thu được những thành tựu to lớn. Trong những thành tực đó phải kể đến sự tăng trưởng nhanh chóng của lĩnh vực sở hạ tầng xã hội trong đó ngành viễn thông. Trải qua gần 20 năm phát triển, viễn thông đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng, đóng góp lớn vào quá trình phát triển của đất nước. Nói đến ngành viễn thông hiên nay, ta không thể không nhắc đến lĩnh vực dịch vụ viễn thông. Cùng với sự phát triển của ngành, số lượng các công ty hoạt động trong lĩnh vực này cũng tăng lên nhanh chóng trong đó công ty cổ phần phát triển dịch vụ viễn thông ITC-JSC. Cũng như các công ty mới thành lập khác, ITC-JSC cũng đã và đang cố gắng xây dựng mạng lưới khách hàng cho riêng mình. Sau một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu , tôi đã quyết định tìm hiểu về đề tài “Giải pháp phát triển mạng lưới khách hàng công ty cổ phần phát triển dịch vụ viễn thông ITC-JSC”. Với những nỗ lực nghiên cứu của mình, tôi hi vọng đề tài này sẽ giúp cho mọi người hiểu rõ hơn tình hình phát triển mạng lưới khách hàng của công ty, những nguyên nhân và hạn chế từ đó đưa ra những giải pháp để giải quyết những khó khăn trên. Mặc dù đã sự nghiên cứu kĩ lưỡng, nhưng với kiến thức còn hạn chế, bài viết trên chắc chắn nhiều thiếu sót. Tôi luôn hi vọng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp quí báu của mọi ngời để thể hoàn thiện hơn nữa nội dung bài viết này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn thạc sĩ Cương đã hướng dẫn cho tôi nội dung cũng như phương pháp tiếp cận để tôi thể hoàn thành bài viết này. Sinh viên Trử Thanh Hải SV: Trử Thanh Hải Mã SV: CQ480728 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG I VAI TRÒ CỦA MẠNG LƯỚI KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH VIỄN THÔNG I. Đặc điểm của ngành viễn thông và vai trò của ngành với nền Kinh Tế Quốc Dân 1. Một số khái niệm quan trọng liên quan đến ngành viễn thôngdịch vụ viễn thông 1.1 Khái niệm viễn thông Viễn thông là một thuật ngữ liên quan tới việc truyền tin và tín hiệu. Ngay từ thời xa xưa, những người tiền sử đã biết dùng khói để báo hiệu, những người thổ dân ở những hòn đảo xa xôi dùng các cột khói để liên lạc, báo hiệu và truyền tin. Do vậy thể thuật ngữ viễn thông đã tồn tại từ rất lâu. Tuy nhiên thể nói, khái niệm viễn thông được chính thức sử dụng khi cha đẻ của máy điện báo Samuel Finley Breese Morse sau bao ngày đêm nghiên cứu vất vả, ông đã sáng chế chiếc máy điện báo đầu tiên thể gửi tin giữa 2 người ở khoảng cách xa. nhiều định nghĩa về viễn thông trên thế giới nhưng vào năm 1904, Edouard Estaunie, người Pháp đã người đưa ra thuật ngữ telecommunication mà được chúng ta sử dụng đến bây giờ. Viễn thông (trong các ngôn ngữ châu Âu xuất phát từ tele của tiếng Hy Lạp nghĩa là xa và communicare của tiếng La tinh nghĩa là thông báo) miêu tả một cách tổng quát tất cả các hình thức trao đổi thông tin qua một khoảng cách nhất định mà không phải chuyên chở những thông tin này đi một cách cụ thể. Theo nghĩa hẹp hơn, ngày nay viễn thông được hiểu như là cách thức trao đổi dữ liệu thông qua kỹ thuật điện, điện tử và các công nghệ hiện đại khác. Các dịch vụ viễn thông đầu tiên theo nghĩa này là điện báo và điện thoại. Ngày nay các thiết bị viễn thông là một thành phần bản của hệ thống hạ tầng. Còn theo Luật viễn thông ban hành và thông qua ngày 23 tháng 11 năm 2009 của Bộ Thông tin và Truyền thông thì viễn thông được hiểu là việc gửi, truyền, nhận và xử lý ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng SV: Trử Thanh Hải Mã SV: CQ480728 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp thông tin khác bằng đường cáp, sóng vô tuyến điện, phương tiện quang học và phương tiện điện từ khác. Với định nghĩa trên ta thể thấy, bản chất của viễn thông chính là cách thức để con người trao đổi thông tin và dữ liệu. Mọi sự phát triển của ngành đều hướng tới việc làm sao cho dữ liệu thông tin truyền đi nhanh nhất và hiệu quả nhất. 1.2 Khái niệm dịch vụ viễn thông Từ khi khái niệm viễn thông ra đời thì cũng xuất hiện đi kèm với sự xuất hiện của khái niệm dịch vụ viễn thông. Theo Luật viễn thông ban hành ngày 23/11/2009 thì dịch vụ viễn thôngdịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa hai hoặc một nhóm người sử dụng dịch vụ viễn thông, bao gồm dịch vụ bản và dịch vụ giá trị gia tăng. Khi nói đến ngành viễn thông, ngoài khái niệm viễn thông thì dịch vụ viễn thông cũng là 1 khái niệm quan trọng, được sử dụng rộng rãi trong thực tế. Trên thực tế người ta thể đồng nhất hai khái niệm này với nhau. Trong xã hội ngày nay, với sự phát triển như bão của khoa học kĩ thuật nói chung và ngành điện tử viễn thông nói riêng, các công cụ dùng để giao tiếp của con người ngày càng đa dạng hơn. Khi mà xã hội loài người đang dần chuyển sang nền kinh tế tri thức như hiện nay thì thông tin đang dần trở thành 1 hàng hóa quan trọng. Trong kinh doanh hiện đại, ai sở hữu và nắm bắt, tận dụng thông tin người đó sẽ nắm quyền chủ động. Với môi trường cạnh tranh khốc liệt thì việc làm sao để tiếp cận nguồn tin 1 cách dễ dàng và hiệu quả thì phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển của các dịch vụ viễn thông. Do đó dịch vụ viễn thông ngày càng quan trọng hơn trong hiện tại và tương lai. 2. Phân loại dịch vụ viễn thông Trong lịch sử hơn một trăm năm phát triển, ngành viễn thông trên thế giới đã phát triển nhanh chóng và trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn ở nhiều quốc gia. Với quá trình toàn cầu hóa như hiện nay đã nhiều tập đoàn lớn trên thế giới hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ viễn thông ở nhiều nơi trên thế giới. Từ một dịch vụ bản từ thủa sơ khai là điện thoại cố định và điện báo, đến nay đã rất nhiều các dịch vụ viễn thông mới được ra đời. Chính vì vậy, việc phân SV: Trử Thanh Hải Mã SV: CQ480728 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp loại các loại hình dịch vụ trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết để các nhà quản lí thể kiểm soát và điều hành sự phát triển của ngành. 2.1 Phân loại trên thế giới Việc phân loại dịch vụ ở các nước trên thế giới hiện nay không phải hoàn toàn giống nhau ở tất cả các nước, mà mỗi quốc gia đều những quan điểm khác biệt về việc phân loại dịch vụ. Trên sở những tiêu chí khác nhau nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lý, hoạch định chính sách cũng như đối với việc quyết định mở cửa thị trường dịch vụ viễn thông trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế mà các quốc gia cách phân loại khác nhau tùy theo điều kiện của từng nước. - Ở một số quốc gia phát triển chẳng hạn như Singapore, Nhật, Hàn Quốc, Australia thì phân loại dịch vụ theo sở tiêu chí loại doanh nghiệp cung cấp dịch vụ: chia thành dịch vụ mạng do FBO và dịch vụ do SBO cung cấp. Theo loại doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, thì dịch vụ của FBO cung cấp bao gồm dịch vụ bản (cố định và di động), dịch vụ giá trị gia tăng, dịch vụ Internet và bán lại dịch vụ bản. Còn dịch vụ của SBO cung cấp bao gồm dịch vụ giá trị gia tăng, dịch vụ Internet (bao gồm cả dịch vụ kết nối và dịch vụ truy nhập Internet) và bán lại dịch vụ bản. - Ở một số quốc gia đang phát triển như Indonesia, Trung Quốc v.v .thì. phân thành thành dịch vụ bản và dịch vụ giá trị gia tăng. Dịch vụ bản bao gồm dịch vụ điện thoại công cộng PSTN, thông tin di động mặt đất công cộng PLMN, dịch vụ truyền số liệu công cộng PSDN, dịch vụ thông tin di động vệ tinh công cộng GMPCS, nhắn tin, trung kế vô tuyến (radio trunking) v.v .Dịch vụ giá trị gia tăng bao gồm dịch vụ thư điện tử (e-mail), dịch vụ thư thoại (voice mail), thông tin trực tuyến và sở dữ liệu, thông tin trực tuyến và xử lý số liệu, chuyển đổi cấu hình và mã số, fax gia tăng giá trị và nâng cao v.v . - Tổ chức thương mại thế giới (WTO) lại phân loại các dịch vụ viễn thông thành: Dịch vụ thoại như dịch vụ điện thoại công cộng (gồm dịch vụ điện thoại công cộng nội hạt và điện thoại công cộng đường dài), dịch vụ truyền số liệu và tin nhắn (gồm dịch vụ mạng số liệu và dịch vụ tin nhắn & thông tin điện tử), SV: Trử Thanh Hải Mã SV: CQ480728 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp dịch vụ điện báo, dịch vụ fax (dịch vụ nhắn tin, dịch vụ điện thoại hội nghị và các dịch vụ viễn thông khác), dịch vụ thuê kênh riêng, dịch vụ thư điện tử, dịch vụ thư thoại v.v . 2.2 Phân loại ở Việt Nam Ở Việt Nam, theo quy định của Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông thì dịch vụ viễn thông được chia làm các nhóm sau đây: - Dịch vụ bản: là dịch vụ truyền đưa tức thời dịch vụ viễn thông qua mạng viễn thông hoặc Internet mà không làm thay đổi loại hình, nội dung thông tin. - Dịch vụ giá trị gia tăng: là dịch vụ làm tăng thêm giá trị thông tin của người sử dụng dịch vụ bằng cách hoàn thiện loại hình, nội dung thông tin hoặc cung cấp khả năng lưu trữ, khôi phục thông tin đó trên sở sử dụng mạng viễn thông hoặc Internet. - Dịch vụ kết nối Internet: là dịch vụ cung cấp cho các quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet khả năng kết nối với nhau và với Internet quốc tế. - Dịch vụ truy nhập Internet: là dịch vụ cung cấp cho người sử dụng khả năng truy nhập Internet. - Dịch vụ ứng dụng Internet trong bưu chính, viễn thông: là dịch vụ sử dụng Internet để cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông cho người sử dụng. Tuy nhiên Bộ Thông Tin và Truyền Thông cũng cách phân loại khác. Đó là dịch vụ viễn thông chia làm 2 loại: - Các dịch vụ viễn thông bản bao gồm (nhưng không giới hạn): Dịch vụ viễn thông trên mạng điện thoại công cộng, mạng số đa dịch vụ; Dịch vụ viễn thông trên mạng thông tin di động mặt đất công cộng; Dịch vụ viễn thông trên mạng thông tin di động vệ tinh công cộng; Dịch vụ viễn thông trên mạng vô tuyến điện hàng hải công cộng; Dịch vụ truyền số liệu công cộng; Dịch vụ thuê kênh; Dịch vụ telex và dịch vụ điện báo. - Dịch vụ giá trị gia tăng bao gồm (nhưng không giới hạn): Dịch vụ thư điện tử; Dịch vụ hộp thư thoại; Dịch vụ truy cập dữ liệu và thông tin trên mạng; Dịch SV: Trử Thanh Hải Mã SV: CQ480728 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp vụ trao đổi dữ liệu điện tử trên mạng; Dịch vụ fax gia tăng giá trị bao gồm lưu trữ và gửi, lưu trữ và truy cập; Dịch vụ chuyển đổi mã và giao thức; Dịch vụ xử lý dữ liệu và thông tin trên mạng. 3. Các dịch vụ viễn thông chủ yếu ở Việt Nam 3.1 Dịch vụ điện thoại di động, điện thoại cố định, điện tín, fax. Đây là 1 sản phẩm dịch vụ bản của ngành viễn thông ngay từ khi mới hình thành phát triển gắn liền với bản chất và đặc trưng của ngành. Với các dịch vụ điện thoại di động, điện thoại cố định khách hàng sẽ thỏa mãn nhu cầu nghe nói và nhận dữ liệu một cách nhanh chóng. Đây cũng là sứ mệnh chủ yếu và quan trọng của viễn thông hiện đại. 3.2 Dịch vụ mạng internet và các dịch vụ truyền hình trực tuyến. Ở Việt Nam, năm 1993, khi mạng viễn thông di động VMS-Mobifone ra đời, công ty này cũng cung cấp dịch vụ internet trên địa bàn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh và dần dần phát triển mạng ra toàn quốc. Từ đó tới nay, cùng với sự phát triển của hệ thống mạng, các dịch vụ liên quan tới mạng cũng đã phát triển nhanh chóng và hình thành một lĩnh vực mới trong ngành. Dịch vụ truyền hình trực tuyến là dịch vụ tin tức truyền hình thông qua mạng internet. Truyền hình trực tuyến ra đời đã làm giảm vai trò của chiếc tivi truyền thống thông qua khả năng xem truyền hình ở mọi lúc mọi nơi. Với sự phát triển nhanh chóng của mạng internet, đặc biệt là internet không dây, truyền hình trực tuyến đang ngày càng đa dạng về số lượng, nâng cao về chất lượng và đang dần được ưa không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. 3.3 Các dịch vụ tích hợp tối ưu mạng Các dịch vụ này cung cấp cho người dùng khả năng tiếp cận thông tin, ứng dụng thông tin vào kinh doanh, bảo mật thông tin cũng như khả năng tích hợp nhiều chức năng vào 1 dịch vụ viễn thông sẵn có. Đây là xu hướng mới xuất hiện trong khoảng 10 năm trở lại đây với việc 1 vài hãng viễn thôngcông nghệ thông tin quốc tế lớn cho ra đời các loại điện thoại tích hợp nhiều tính năng ngoài chức năng nghe gọi thông thường như nghe nhạc, xem phim, lướt web SV: Trử Thanh Hải Mã SV: CQ480728 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Ở Việt Nam, với phương châm đi tắt đón đầu các công nghệ mới của chính phủ, các dịch vụ tích hợp mạng này cũng đã được xuất hiện và cung cấp cho người tiêu dùng. Thị trường các dịch vụ tích hợp mạng cũng được hình thành và phát triển mạnh trong những năm gần đây. 3.4 Các dịch vụ xây dựng lắp đặt hạ tầng mặt đất và hạ tầng cục bộ trong doanh nghiệp Dịch vụ này cung cấp các thiết bị đầu cuối, các thiết bị phục vụ cho ngành viễn thông di động như xây dựng các trạm thu phát sóng, các trạm BTS, PDH, các giải pháp kĩ thuật cho ngành. Ngành viễn thông chỉ được coi là phát triển khi sở hạ tầng phát triển đầy đủ nên phát triển lĩnh vực này là vô cùng cần thiết. Nếu thiếu lĩnh vực dịch vụ này, ngành viễn thông sẽ không thể phát triển được. 3.5 Các sản phẩm khác Ngoài các sản phẩm ở trên thì trong ngành viễn thông hiện nay còn những loại dịch vụ khác như dịch vụ quản lí nội bộ, dịch vụ quản lí cho thuê kênh, dịch vụ quản lí khách hàng…Trong thời đại tri thức hiện nay, khi mà thông tin đang trở thành hàng hóa, việc sử dụng và bảo mật thông tin trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Vì vậy mà các dịch vụ này đã và đang trở thành những dịch vụ gia trị gia tăng cao cho các doanh nghiệp và hứa hẹn phát triển mạnh trong tương lai. II. Đặc điểm về ngành dịch vụ viễn thông ở Việt Nam và vai trò của ngành trong nền kinh tế quốc dân 1. Khái quát lịch sử ngành viễn thông Viêt Nam Ngày 29/4/1995, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 249/TTg về việc thành lập Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (nay là tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam). Từ đó tới nay, ngành viễn thông Việt Nam đã phát triển nhanh chóng và đang dần trở thành 1 ngành kinh tế quan trọng, đóng góp lớn trong nền kinh tế và tạo nguồn thu rất lớn cho ngân sách nhà nước. Các mốc thời gian quan trọng thế kể đến trong quá trình phát triển của ngành là: SV: Trử Thanh Hải Mã SV: CQ480728 7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp • Ngày 06 tháng 12 nǎm 1989, quyết định số 1216-TCCB-LĐ của Tổng cục Bưu điện, chuyển Trung tâm Thống kê và Tính toán Bưu điện thành Công ty Điện toán và Truyền số liệu. VDC là doanh nghiệp đầu tiên cung cấp các dịch vụ truyền số liệu và điện toán ở Việt Nam. • Ngày 16 tháng 4 năm 1993, VMS là doanh nghiệp đầu tiên khai thác dịch vụ thông tin di động GSM 900/1800 với thương hiệu MobiFone, trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động đầu tiên ở Việt Nam. • Ngày 26 tháng 6 năm 1996 thành lập mạng viễn thông di động Vinaphone trực thuộc tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam, trở thành mạng di động thứ 2 ở Việt Nam • Năm 2003, mạng viễn thông di động S-Fone được thành lập. S- fone là mạng di động thứ 3 ở nước ta. • Ngày 05/4/2007 Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) trực thuộc Tổng Công ty Viễn thông Quân đội Viettel được thành lập trên cở sở sát nhập các Công ty Internet Viettel, Điện thoại cố định Viettel và Điện thoại di động Viettel. Viettel là mạng di động thứ 4 được thành lập • Năm 2007, công ty viễn thông Hà Nội chính thức thành lập mạng viễn thông di động HT Mobile trên nền công nghệ CDMA sau chuyển tên thành Vietnamobile. Cùng trong năm đó hãng viễn thông di động EVN- Telecom trực thuộc tập đoàn Điện lực Việt Nam được thành lập trở thành mạng di động thứ 6 ở Việt Nam. • Ngày 7/11/2006, Việt Nam chính thức gia nhập WTO, ngành viễn thông đứng trước hội và thách thức trước quá trình hội nhập. Việc cam kết mở cửa trong tương lai gần theo cam kết khi gia nhập WTO đã làm cho các doanh nghiệp viễn thông trong nước đứng trước sức cạnh tranh lớn trong tương lai của các doanh nghiệp nước ngoài. • Tháng 7/2009, , Tập Đoàn GTel đã thành lập mạng di động Beeline trở thành mạng viễn thông thứ 7 tại Việt Nam với đầu số 0199. SV: Trử Thanh Hải Mã SV: CQ480728 8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Tuy nhiên, ngoài các dịch vụ truyền thống như điện thoại cố định, điện tín, fax thì ở việt nam hiện nay còn nhiều dịch vụ gia tăng khác như dịch vụ thuê kênh viễn thông, dịch vụ truyền số liệu, dịch vụ thông tin tư vấn, dịch vụ trả lời thư tự động, dịch vụ internet, dịch vụ ADSL, ISDN… 2. Đặc điểm của thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam 2.1 Ngành lợi thế theo qui mô, các doanh nghiệp nhà nước nắm thị phần lớn Lợi thế theo qui mô lẽ là 1 trong những đặc điểm bản nhất của ngành dịch vụ viễn thông. Với sự khác biệt về công nghệ là không nhiều, các doanh nghiệp qui mô lớn, sở hạ tầng đầy đủ sẽ khả năng tiết giảm chi phí tối đa. Khi đó, giá thành dịch vụ của các hãng này sẽ thấp hơn,các hãng này lợi thế lớn khi cạnh tranh trên thị trường. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp nhà nước thành lập sớm và khả năng tài chính lớn nắm thị phần gần như tuyệt đối trong các lĩnh vực kinh doanh. Các công ty nhà nước lợi thế lớn về mạng lưới sở hạ tầng, chính sách ưu đãi của nhà nước, nền tảng tài chính, nhân lực… nên dễ dàng thâu tóm thị trường. Do đó doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp này cũng rất lớn. Ví dụ: Theo số liệu thống kê của bộ thông tin và truyền thông Tính đến hết năm 2009, ba hãng viễn thông Mobifone, Vinaphone, Viettel Telecom chiếm tới hơn 90% thị phần, 4 hãng còn lại là Vietnam Mobile, EVN Telecom, S fone và Beeline ( mới thành lập) chỉ chiếm khoảng 10% thị phần. Trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ thuê kênh và truyền dữ liệu, 3 doanh nghiệp là VDC chiếm trên 60% thị phần trong nước. Trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ internet thì 3 đại gia là Viettel,Vnpt chiếm giữ hơn 50% thị phần toàn ngành. 2.2 Cạnh tranh chủ yếu trên thị trường là giá cả dịch vụ, môi trường cạnh tranh khốc liệt Do đặc điểm lợi thế về qui mô và không nhiều khác biệt của các dịch vụ nên cạnh tranh trên thị trường chủ yếu là về giá cả. Mặc dù thị trường chỉ vài công ty, tuy nhiên sự cạnh tranh giữa các công ty, đặc biệt là các công ty chiếm thị SV: Trử Thanh Hải Mã SV: CQ480728 9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp phần lớn là rất gay gắt. Các doanh nghiệp lớn luôn dựa vào lợi thế qui mô lớn của mình mà quyết định giảm giá các sản phẩm dịch vụ của mình nhắm đánh bại các đối thủ nhỏ. Trong hơn 10 năm qua, ngoài việc nâng cao chất lượng thì việc giảm giá sản phẩm luôn là chiến lược cạnh tranh hàng đầu của các doanh nghiệp. Ví dụ, trong lĩnh vực viễn thông di động, chỉ trong khoảng 10 năm qua, Vinaphone và Mobifone đã giảm giá cước tới 5 lần, còn Viettel từ năm 2004 cũng đá giảm cước 4 lần. Các mạng còn lại cũng đã giảm giá từ 3 5 năm nhằm cạnh tranh với 3 hãng trên. Trong lĩnh vực dịch vụ truyền số liệu và điện toán, VDC cũng đã giảm giá 3 lần. Trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ internet (ADSL), FPT telecom, Viettel, SPT cũng đã giảm phí dịch vụ tới 2 lần trong 2 năm. 2.3 Tiềm năng của thị trường là rất lớn Nước ta là 1 nước đang phát triển, dân số lên đến hơn 86 triệu (theo điểu tra dân số năm 2009) và cấu dân số trẻ. Với cấu dân số trẻ, nhu cầu tiếp cận thông tin của người dân ngày càng tăng. Vì vậy thị trường trong nước rất tiềm năng không chỉ nhu cầu bản về dịch vụ điện thoại, fax mà nhu cầu sử dụng internet ngày càng tăng cùng với sự phát triển của kinh tế. Trong khi đó, tỉ lệ người dùng các dịch vụ viễn thông, đặc biệt là dịch vụ internet vẫn còn thấp nên khả năng phát triển của tất cả các dịch vụ là rất lớn. Chỉ tính riêng trong lĩnh vực viễn thông di động, trong những năm qua, thị trường viễn thông di động Việt Nam luôn duy trì mức tăng trưởng 60%-70%/năm và được coi là thị trường đầy tiềm năng đối với các nhà đầu tư. Xếp về mức độ tăng trưởng cao trên thế giới về viễn thông di động, Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc. Tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thu hồi vốn lớn . là những yếu tố khiến lĩnh vực thông tin di động của Việt Nam thu hút sự chú ý của không ít nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là khi nước ta gia nhập WTO. Bởi thế, không phải ngẫu nhiên mà hàng loạt các nhà khai thác và cung cấp dịch vụ mạng di động hàng đầu thế giới trong thời gian qua ráo riết tiếp xúc và tìm cách tạo dựng tên tuổi của mình ở Việt Nam. SV: Trử Thanh Hải Mã SV: CQ480728 10

Ngày đăng: 18/07/2013, 14:29

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Sơ đồ tổ chức công ty ITC-JSC - Giải pháp phát triển mạng lưới khách hàng công ty cổ phần phát triển dịch vụ viễn thông ITC-JSC
Hình 1 Sơ đồ tổ chức công ty ITC-JSC (Trang 23)
Bảng 1: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh trong 5 quí (từ quí IV/2008 đến quí IV/2009) - Giải pháp phát triển mạng lưới khách hàng công ty cổ phần phát triển dịch vụ viễn thông ITC-JSC
Bảng 1 Bảng báo cáo kết quả kinh doanh trong 5 quí (từ quí IV/2008 đến quí IV/2009) (Trang 25)
Bảng 2: phân loại khách hàng của ITC-JSC - Giải pháp phát triển mạng lưới khách hàng công ty cổ phần phát triển dịch vụ viễn thông ITC-JSC
Bảng 2 phân loại khách hàng của ITC-JSC (Trang 27)
Bảng 3: số dự án mà ITC-JSC đã thực hiện - Giải pháp phát triển mạng lưới khách hàng công ty cổ phần phát triển dịch vụ viễn thông ITC-JSC
Bảng 3 số dự án mà ITC-JSC đã thực hiện (Trang 32)
Bảng 3.1: Bảng phân chia khách hàng theo nhóm - Giải pháp phát triển mạng lưới khách hàng công ty cổ phần phát triển dịch vụ viễn thông ITC-JSC
Bảng 3.1 Bảng phân chia khách hàng theo nhóm (Trang 33)
Qua bảng 2 và 2.1, với các số liệu trên,ta có thể thấy các khách hàng lớn vẫn là các khách hàng và đối tác chủ yếu của công ty - Giải pháp phát triển mạng lưới khách hàng công ty cổ phần phát triển dịch vụ viễn thông ITC-JSC
ua bảng 2 và 2.1, với các số liệu trên,ta có thể thấy các khách hàng lớn vẫn là các khách hàng và đối tác chủ yếu của công ty (Trang 33)
Dưới đây là bảng tham khảo ý kiến mà công ty đã thu thập được - Giải pháp phát triển mạng lưới khách hàng công ty cổ phần phát triển dịch vụ viễn thông ITC-JSC
i đây là bảng tham khảo ý kiến mà công ty đã thu thập được (Trang 34)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w