Mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn tới toàn bộ các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế - Trường Đại
học Kinh tế quốc dân đã tận tình giảng dạy cho em trong
suốt quá trình học tập tại trường Đặc biệt em xin gửi lời
cảm ơn tới PGS.TS Nguyễn Như Bình đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo em trong suốt quá trình hoàn thành
bài chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Công ty Cổ phần Cung ứng Dịch vụ Hàng Không đặc biệt
là cô: Lê Thị Thảo- trưởng phòng Kinh doanh Xuất nhập
khẩu và anh Bùi Thái Nguyên - trưởng phòng Marketing
và các anh chị trong phòng Marketing, Phòng Kinh doanh
Xuất nhập khẩu đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và đóng
góp ý kiến để em hoàn thành bài chuyên đề thực tập tốt
Trang 21.1 Thị trường xuất khẩu hàng hóa 3
1.1.1 Khái niệm về thị trường xuất khẩu 3
1.1.2 Phân loại về thị trường xuất khẩu 3
1.2 Mở rộng thị trường xuất khẩu 5
1.2.1 Khái niệm về mở rộng thị trường 5
1.2.2 Vai trò của mở rộng thị trường xuất khẩu 6
1.2.3 Phương hướng mở rộng thị trường xuất khẩu 7
1.2.4.Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu 8
1.2.4.1.Các chỉ tiêu đo lường hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều rộng 8
1.2.4.2.Các chỉ tiêu đo lường hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều sâu 9
1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu 11
1.2.5.1 Các nhân tố thuộc về quốc gia xuất khẩu 11
1.2.5.2.Các nhân tố thuộc về nước nhập khẩu 12
1.2.6 Các vấn đề đặt ra để mở rộng thị trường xuất khẩu 14
1.2.7 Một số biện pháp mở rộng thị trường xuất khẩu 15
Trang 3CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨT RAU QUẢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG DỊCH
VỤ HÀNG KHÔNG 18
2.1 Thực trạng mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam 18
2.1.1 Tình hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam hiện nay 18
2.1.2 Thực trạng mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam 23
2.1.2.1.Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau quả Việt Nam 23
2.1.2.2.Thực trạng thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam 24 2.1.2.3 Đánh giá hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong những năm qua 31
2.2 Thực trạng hoạt động mở rộng thị trường tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng Không 37
2.2.1 Khái quát chung về Công ty 37
2.2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 37
2.2.1.2 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh 39
2.2.2 Tình hình hoạt động xuất khẩu rau quả tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không 41
Trang 42.2.3 Đánh giá chung về hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Công ty 56
2.2.3.1 Những thành công 56
2.2.3.2 Những tồn tại 57
2.2.3.3 Nguyên nhân những tồn tại 58
CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨURAU QUẢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG 62
3.1 Phương hướng và triển vọng xuất khẩu rau quả của Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2010 62
3.2 Phương hướng và mục tiêu mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không 68
3.3.1 Đề xuất đối với nhà nước 71
3.3.1.1.Tiến hành rà soát, quy hoạch các vùng sản xuất quy mô lớn để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu 71
Trang 53.3.1.2 Nhà nước cần đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại đối với ngành hàng rau quả 73
3.3.1.3 Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp rau quả 75
3.3.2 Giải pháp từ phía doanh nghiệp 77
KẾT LUẬN 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT
ISO2000 Chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượngHACCP Tiêu chuẩn đặt ra các nguyên tắc của hệ thống
phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạnSA8000 Hệ thống trách nhiệm xã hội
FAO Tổ chức nông lương Liên hợp quốc
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam giai đoạn
2000 - 3/2008 20Bảng 2.2: Một số thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam giai đoạn
2001 –2007 24Bảng 2.3: Doanh thu sản xuất kinh doanh năm 2003-2007 39Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu rau quả của công ty giai đoạn
2003 – 2007 42Bảng 2.5: Kim ngạch xuất khẩu rau quả theo thị trường giai đoạn
2003 – 2007 43Bảng 2.6: Thị trường xuất khẩu rau quả của Công ty theo chủng loại… 46Bảng2.7: Số lượng thị trường rau quả giai đoạn 2003 – 2007 46Bảng2.8 : Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu liên hoàn trên tất cả
thị trường 48Bảng 2.9: Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu liên hoàn trên từng
thị trường 49Bảng 2.10: Tốc độ tăng quy mô thị trường bình quân trên từng
thị trường 50Bảng 2.11: Một số doanh nghiệp xuất khẩu lớn theo mặt hàng
năm 2007 53Bảng 2.12: Thời điểm sản xuất rau quả xuất khẩu của công ty 58
Trang 7DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam giai đoạn
2000 – 3/2008 20
Hình 2.2 Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam giai đoạn 2001 – 2007 21
Hình 2.3: Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang một số thị trường giai đoạn 2001 – 2007 25
Hình 2.4: Cơ cấu thị trường xuất khẩu rau quả Việt Nam năm 2007 30
Hình 2.5: Doanh thu sản xuất kinh doanh năm 2003-2007 39
Hình 2.6: Cơ cấu doanh thu của công ty năm 2007 40
Hình 2.7: Kim ngạch xuất khẩu rau quả của công ty giai đoạn 2003 – 2007 42
Hình 2.8: Cơ cấu thị trường xuất khẩu rau quả năm 2007 45
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, rau quả trở thành một trong những mặt hàngxuất khẩu nông sản chủ lực của Việt Nam Kim ngạch xuất khẩu và quy môthị trường ngày càng gia tăng Thị trường xuất khẩu là một điểm lớn của rauquả Việt Nam Với những bước đầu xâm nhập thị trường, rau quả Việt Namxuất khẩu chủ yếu sang các thị trường trong khu vực Châu Á có vị trí địa lýgần với Việt Nam như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, các nướcASEAN… Hòa cùng với xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, rau quả Việt Namcũng không ngừng phát triển, tích cực tìm kiếm những bước đi mới mở rộng
sự có mặt rau quả Việt Nam trên khắp các Châu lục trên thế giới Với chiếnlược và hướng đi đúng đắn, thị trường rau quả của Việt Nam ngày càng được
mở rộng Bên cạnh những thị trường truyền thống, hiện nay rau quả ViệtNam đã vươn xa sang các thị trường Mỹ, EU, Nam Phi, Brazil…
Xu thế hội nhập và toàn cầu hóa trở thành một tất yếu đối với nền kinh
tế của tất cả các quốc gia trên thế giới Cũng chính vì vậy, sự cạnh tranh trênthị trường thế giới cũng diễn ra gay gắt và quyết liệt hơn Sự sụt giảm củakim ngạch xuất khẩu rau quả và đánh mất thị trường trong một số năm đãchứng minh được điều đó Để có được hướng đi đúng đắn, mở rộng được thịphần rau quả của Việt Nam trên thị trường thế giới đòi hỏi công tác mở rộngthị trường của nhà nước phải có những bước tiến mới, đáp ứng được nhu cầuthực tiễn của quá trình mở rộng
Bên cạnh đó, hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệpđược coi là chìa khóa để mở rộng thị trường của quốc gia đó trên thị trườngthế giới đối với từng ngành hàng và mặt hàng cụ thể Xuất phát từ tình hìnhthực tiễn, tìm hiểu công tác mở rộng thị trường rau quả trong doanh nghiệp
em đã chọn đề tài: “Mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả tại Công ty Cổ
Trang 9phần Cung ứng dịch vụ Hàng không” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của
mình
Bài chuyên đề được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về mở rộng thị trường xuất khẩu
Chương 2: Thực trạng mở rộng thị trường xuất khẩt rau quả tại công
ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không Chương 3: Định hướng và một số giải pháp mở rộng thị trường xuất
khẩu rau quả tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không
Trang 10CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG THỊ
TRƯỜNG XUẤT KHẨU 1.1 Thị trường xuất khẩu hàng hóa
1.1.1 Khái niệm về thị trường xuất khẩu
Đứng trên mỗi giác độ khác nhau sẽ có những khái niệm khác nhau vềthị trường xuất khẩu hàng hóa Nếu đứng trên giác độ quản lý doanh nghiệpcho thị trường thế giới thì thị trường xuất khẩu được hiểu là: Thị trường xuấtkhẩu của doanh nghiệp là tập hợp những khách hàng nước ngoài tiềm năngcủa doanh nghiệp đó
Còn theo kinh tế học thì thị trường xuất khẩu được mở rộng ra và cụ thểhơn đó là: “Thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp là tập hợp người mua vàngười bán có quốc tịch khác nhau tác động với nhau để xác định giá cả, sốlượng hàng hóa mua bán, chất lượng hàng hóa và các điều kiện mua bán kháctheo hợp đồng, thanh toán chủ yếu bằng ngoại tệ mạnh và phải làm thủ tụchải quan qua biên giới” Theo nghĩa này, thị trường xuất khẩu bao gồm cả thịtrường xuất khẩu trực tiếp (nước tiêu thụ cuối cùng) và thị trường xuất khẩugián tiếp (xuất khẩu qua trung gian)
1.1.2 Phân loại về thị trường xuất khẩu
Dựa trên những căn cứ khác nhau mà thị trường xuất khẩu được phânloại thành:
- Nếu căn cứ vào vị trí địa lý, thị trường xuất khẩu được chia thành:+Thị trường Châu lục: Châu Âu, Châu Á, Châu Phi
+ Thị trường khu vực: ASEAN, EU, Nam Mỹ…
+ Thị trường trong nước và vùng lãnh thổ: Trung Quốc, Nhật Bản,Mỹ…
Trang 11- Nếu căn cứ vào lịch sử quan hệ ngoại thương, thị trường xuất khẩuđược chia thành:
+ Thị trường truyền thống là thị trường mà quốc gia hay doanhnghiệp đã từng có quan hệ trao đổi, buôn bán trong một thời gian dài Thôngthường khi kinh doanh tại thị trường truyền thống, quốc gia hay doanhnghiệp xuất khẩu được hưởng những ưu đãi nhất định về thuế, thủ tục nhậpkhẩu …từ phía đối tác và đổi lại quốc gia và doanh nghiệp xuất khẩu cũng cónhững ưu đãi về giá, tín dụng… đối với bạn hàng
+ Thị trường mới là thị trường mà quốc gia hay doanh nghiệp mớithiết lập quan hệ buôn bán trên thị trường đó Kinh doanh trên thị trường mớithường mang tính chất thăm dò và bước đầu thiết lập quan hệ với các đối tác
để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu trong tương lai
+Thị trường tiềm năng là thị trường mà các quốc gia hay doanhnghiệp chưa chiếm lĩnh được thị trường song thị trường có nhu cầu, tiêudùng những sản phẩm mà quốc gia hay doanh nghiệp có khả năng đáp ứngđược
- Nếu căn cứ vào mức độ quan tâm và tính ưu tiên, thị trường xuấtkhẩu
được chia thành:
+ Thị trường xuất khẩu chính là thị trường mà quốc gia hay doanhnghiệp xuất khẩu tập trung các chính sách, biện pháp xúc tiến thương mạinhằm khai thác tối đa khả năng tiêu thụ hàng hóa của thị trường đó trên cơ sởthị trường có nhu cầu lớn đối với hàng hóa mà quốc gia hay doanh nghiệp cóthể đáp ứng
+Thị trường xuất khẩu tương hỗ là thị trường mà quốc gia hay doanhnghiệp xuất khẩu có mức độ ưu tiên kém hơn trong phát triển thị trường docác yếu tố như thị trường có sức mua thấp, không có nhu cầu cao về chủng
Trang 12loại hàng hóa xuất khẩu, quan hệ thương mại giữa hai quốc gia chưa pháttriển.
- Nếu căn cứ vào cán cân thương mại giữa nước xuất khẩu và nhậpkhẩu, thị trường xuất khẩu được chia thành:
+Thị trường xuất siêu là thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn hơnkim ngạch nhập khẩu
+Thị trường nhập siêu là thị trường có kim ngạch nhập khẩu lớn hơnkim ngạch xuất khẩu
- Nếu căn cứ vào sức cạnh tranh, thị trường xuất khẩu được chiathành:
+ Thị trường xuất khẩu có ưu thế cạnh tranh
+ Thị trường xuất khẩu không có ưu thế cạnh tranh
- Nếu căn cứ vào các loại hình cạnh tranh trên thị trường, thị trườngxuất khẩu được chia thành:
+Thị trường độc quyền
+Thị trường độc quyền “ nhóm”
+Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
+Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo
Để xem xét mức độ mở rộng thị trường xuất khẩu, người ta thường dựatrên căn cứ phân loại thị trường dựa theo vị trí địa lý và lịch sử quan hệ ngoạithương
1.2 Mở rộng thị trường xuất khẩu
1.2.1 Khái niệm về mở rộng thị trường
Đứng trên những góc độ kinh tế khác nhau sẽ có những cách tiếp cậnkhác nhau về mở rộng thị trường xuất khẩu
Đứng trên góc độ là doanh nghiệp thì mở rộng thị trường xuất khẩu là
Trang 13khối lượng sản phẩm ra nhiều thị trường ngoài nước để tiêu thụ Mở rộng thịtrường xuất khẩu của doanh nghiệp không chỉ bao gồm việc mở rộng thêmnhững thị trường mới mà còn phải tăng thị phần của sản phẩm trên các thịtrường hiện có Cụ thể hơn, mở rộng thị trường xuất khẩu chính là việc thâmnhập sâu hơn, rộng hơn vào những thị trường sẵn có của doanh nghiệp, đồngthời tìm kiếm những thị trường mới, tiềm năng mà doanh nghiệp có khả năngchiếm lĩnh Doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường bằng cách đa dạng hóasản phẩm, đưa ra những sản phẩm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm để mởrộng thị phần tại thị trường hiện có hoặc đưa ra những sản phẩm mới đáp ứngđược cả nhu cầu tại thị trường hiện tại lẫn thị trường tiềm năng.
Đứng trên góc độ của quốc gia thì mở rộng thị trường xuất khẩu là việcquốc gia đó đưa được những sản phẩm của mình thâm nhập thị trường quốc
tế, mở rộng được phạm vi địa lý của thị trường và kết quả là tăng được kimngạch xuất khẩu từ sản phẩm đó
Hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của một quốc gia là sự kết hợpgiữa hoạt động mở rộng thị trường của tất cả các doanh nghiệp trong quốcgia đó và các hoạt động hỗ trợ của các cơ quan tổ chức Nhà nước trong quốcgia đó Trong đó, hoạt động hỗ trợ của các cơ quan tổ chức Nhà nước đóngvai trò quan trọng chi phối hoạt động mở rộng thị trường của doanh nghiệpthông qua chiến lược và định hướng phát triển của quốc gia, của ngành hàng
và doanh nghiệp Hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp
sẽ góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu quốc gia ngày một rộng lớn, phạm
vị mở rộng đối với từng ngành hàng và mặt hàng
1.2.2 Vai trò của mở rộng thị trường xuất khẩu
Mở rộng thị trường xuất khẩu có vai trò quan trọng trong việc hoạt độngsản xuất kinh doanh hàng hoá
Trang 14Thứ nhất: Mở rộng thị trường làm tăng hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp
Mở rộng thị trường xuất khẩu tức số lượng thị trường tăng lên do đó nhucầu về sản phẩm tăng, nâng cao được khối lượng xuất khẩu, kim ngạch xuấtkhẩu cũng tăng lên và lợi nhuận của doanh nghiệp cao hơn trước Điều này,tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp, mở rộng sản xuất quy mô của mìnhtrong nền kinh tế
Thứ hai: Mở rộng thị trường xuất khẩu góp phần giảm thiểu rủi ro cho
doanh nghiệp trước những biến động của thị trường nhập khẩu như tình trạngkhủng hoảng thị trường khi có một thị trường bị biến động như chiến tranh,đảo chính
Thứ ba: Hoạt động mở rộng thị trường của doanh nghiệp có vai trò quan
trọng đối với hoạt động nền kinh tế quốc dân như tăng thu ngân sách, cảithiện cán cân thương mại, nâng cao vị thế đất nước, tạo thêm được nhiềucông ăn việc làm cho người lao động
Thứ tư: Mở rộng thị trường góp phần củng cố phát triển mối quan hệ
với các quốc gia, các khu vực trên thế giới do đó tạo điều kiện thuận lợi choviệc hợp tác, liên kết kinh tế thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển
1.2.3 Phương hướng mở rộng thị trường xuất khẩu
Mở rộng thị trường xuất khẩu có thể được phân thành hai hướng là mởrộng thị trường xuất khẩu theo chiều rộng và mở rộng thị trường xuất khẩutheo chiều sâu
- Mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều rộng là việc tăng phạm vi thịtrường, đưa sản phẩm mới đến với những thị trường mới và khách hàng mới
Cụ thể hơn, mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều rộng là sự phát triển về
số lượng thị trường, số lượng khách hàng có cùng loại nhu cầu để bán nhiềuhơn một loại sản phẩm hay dịch vụ nào đó Hay mở rộng thị trường theo
Trang 15chiều rộng sẽ làm phạm vị thị trường tiêu thụ sản phẩm thay đổi Mở rộng thịtrường theo chiều rộng sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng sự có mặt của sảnphẩm sang các thị trường chưa biết đến sản phẩm của doanh nghiệp đồngthời đòi hỏi doanh nghiệp phải tiến hành tốt công tác nghiên cứu thị trường
để đưa ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường đang nghiên cứu
- Mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều sâu là việc gia tăng số lượng
và giá trị sản phẩm xuất khẩu trên những thị trường hiện tại bằng cách giatăng những mặt hàng hiện có hoặc những mặt hàng mới đáp ứng được nhucầu của thị trường Cụ thể, mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều sâu thìphạm vi thị trường tiêu thụ sản phẩm không thay đổi nhưng thị phần sảnphẩm doanh nghiệp sẽ ngày càng gia tăng dựa trên việc khai thác tốt thịtrường hiện có
Hiện nay, các doanh nghiệp khi mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩmcủa mình đều kết hợp cả mở rộng thị trường theo chiều rộng và chiều sâu, cónghĩa là vừa khai thác hiệu quả thị trường hiện có vừa đẩy mạnh xuất khẩusang thị trường tiềm năng mà doanh nghiệp có khả năng chiếm lĩnh được
1.2.4.Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu
1.2.4.1.Các chỉ tiêu đo lường hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều rộng
- Số lượng thị trường xuất khẩu (Tn)
Công thức Tn = Tn-1 + (Tm + T k – Td)
Trong đó: Tn : Số thị trường xuất khẩu năm n
Tn-1: Số thị trường xuất khẩu năm n-1
Tm : Số thị trường mới mở trong năm
Tk : Số thị trường khôi phục trong năm
Td : Số thị trường để mất trong năm
Trang 16Nếu Tn tăng đều và ổn định qua các năm, chứng tỏ hoạt động mở rộngthị trường xuất khẩu của doanh nghiệp có hiệu quả Ngược lại, nếu Tn khôngđổi, giảm hay có xu hướng biến động bất thường thì hoạt động mở rộng thịtrường còn nhiều yếu kém.
- Số lượng thị trường mới tăng bình quân
Công thức: t1 + t2 + +tn
t =
n
Trong đó: t: tốc độ tăng số lượng thị trường xuất khẩu bình quân
t1, t2 , tn : số lượng thị trường xuất khẩu thực hàng năm n: số năm trong giai đoạn
Khi t <0: hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu kém hiệu quả, thịtrường xuất khẩu đang ngày càng bị thu hẹp theo phạm vi địa lý, sản phẩmkhông xâm nhập được vào thị trường mới hay số lượng thị trường mới mởnhỏ hơn số lượng thị trường mất đi
Khi t = 0: hoạt động mở rộng thị trường không đem lại hiệu quả, doanhnghiệp chỉ duy trì được hoạt động của mình trên những thị trường hiện cóhoặc số lượng thị trường mới mà doanh nghiệp khai phá được chỉ bằng sốlượng thị trường mà doanh nghiệp để mất đi
Khi t >0 : hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu có hiệu quả, sảnphẩm đang chiếm lĩnh được các thị trường mới
1.2.4.2.Các chỉ tiêu đo lường hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều sâu
- Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu liên hoàn (k)
Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu liên hoàn là một chỉ tiêu phản ánhmức độ tăng của kim ngạch xuất khẩu năm sau so với năm trước và được
Trang 17tính bằng cách lấy kim ngạch xuất khẩu sản phẩm của năm cần tính chia chokim ngạch xuất khẩu sản phẩm của năm trước đó.
Nếu k < 1 có nghĩa là kim ngạch xuất khẩu năm sau giảm đi so với nămtrước, điều này cho thấy hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiềusâu chưa hiệu quả, quy mô thị trường thu hẹp hoặc đã đạt mức bão hòa cầnđẩy mạnh mở rộng thị trường sang những thị trường mới
Nếu k>1 tức là kim ngạch xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước, sảnphẩm xuất khẩu đã khai thác và đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường hiện tại,hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu khẩu theo chiều sâu đang hiệu quả.Nếu k = 1 tức kim ngạch xuất khẩu năm sau bằng với năm trước đó, cónghĩa là quy mô thị trường không thay đổi theo chiều sâu
- Tốc độ tăng quy mô thị trường bình quân (K)
Công thức : K = (k 1.k2 kn) 1/n
Trong đó:
K: tốc độ tăng quy mô thị trường bình quân
k1, k2, kn là tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu liên
hoàn n: số năm
Nếu K= 1 có nghĩa là quy mô thị trường hiện tại của doanh nghiệpkhông đổi, doanh nghiệp không thể thâm nhập sâu hơn vào thị trường đãchiếm lĩnh được mà chỉ duy trì được thị phần của mình, cần mở rộng ranhững thị trường mới
Nếu K < 1 có nghĩa là quy mô bình quân của doanh nghiệp ngày càng bịthu hẹp, doanh nghiệp đang mất dần thị phần của mình trên những thị trườnghiện tại, công tác mở rộng thị trường chưa hiệu quả
Trang 18Nếu K >1 có nghĩa là quy mô thị trường của doanh nghiệp ngày càngđược mở rộng, sản phẩm ngày càng chiếm lĩnh được thị trường, công tác mởrộng thị trường có hiệu quả.
1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu
1.2.5.1 Các nhân tố thuộc về quốc gia xuất khẩu
Chủng loại và chất lượng sản phẩm
Tốc độ mở rộng thị trường xuất khẩu nhanh hay chậm phụ thuộc trướchết vào chủng loại sản phẩm đó Nếu sản phẩm của doanh nghiệp là mặthàng đang có nhu cầu lớn, mức độ tiêu thụ mạnh trên nhiều thị trường thìchắc chắn việc mở rộng thị trường sẽ dễ dàng hơn so với những sản phẩm mànhu cầu tiêu dùng hạn chế Nếu chủng loại sản phẩm phù hợp với nhu cầucủa thị trường nhập khẩu, mức độ tiêu thụ mạnh thì việc mở rộng thị trường
sẽ dễ dàng hơn so với các sản phẩm mà nhu cầu hạn chế
Hiện nay, khi trên mỗi một quốc gia trên thế giới đều có những quyđịnh, tiêu chuẩn riêng về chất lượng sản phẩm thì chất lượng sản phẩm giữvai trò quyết định tới sự thành bại của sản phẩm Sản phẩm có chất lượng tốtbao giờ cũng được khách hàng tin dùng và lựa chọn đầu tiên do đó việc mởrộng thị trường sẽ có nhiều thuận lợi Hơn nữa, sản phẩm có chất lượng tốt sẽlàm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm so với các đối thủ cạnh tranh, vì vậysản phẩm sẽ nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường
Nguồn lực của doanh nghiệp
Nguồn lực của doanh nghiệp bao gồm khả năng tài chính, khả năng sảnxuất, nguồn nhân lực… Khi nguồn lực của doanh nghiệp được đảm bảo, khảnăng tài chính lớn sẽ quyết định tới quy mô của doanh nghiệp trên thị trườngquốc tế Khả năng tài chính lớn tức là việc cung cấp chi phí cho công tác xúctiến thương mại, nghiên cứu thị trường được đảm bảo, khả năng mở rộng thị
Trang 19trường xuất khẩu sẽ dễ dàng hơn Ngoài ra, nguồn nhân lực của doanh nghiệpkhi được trang bị tốt về kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ, sự am hiểu về thịtrường quốc tế, thông thạo ngoại ngữ thì những định hướng, chiến lược pháttriển sẽ xác thực hơn, doanh nghiệp nhanh chóng cập nhập những diễn biếncủa thị trường xuất khẩu một cách chính xác, nắm bắt được thời cơ và dự báođược nhu cầu, rủi ro có thể xảy ra khi mở rộng thị trường.
Chính sách hỗ trợ, phát triển thị trường của nhà nước
Mỗi một quốc gia khi tham gia vào thương mại quốc tế đều có nhữngchính sách kinh tế chi phối hoạt động xuất khẩu của quốc gia mình nhằmđiều tiết hoạt động xuất khẩu và mở rộng thị trường đối với từng ngành hàng
và mặt hàng cụ thể Chính sách của nhà nước càng thông thoáng và hỗ trợcho doanh nghiệp thì hoạt động xuất khẩu sẽ diễn ra thuận lợi hơn, doanhnghiệp tích cực đẩy mạnh xuất khẩu Bên cạnh đó, mức độ mở cửa nền kinh
tế đóng vai trò rất lớn trong việc mở rộng thị trường, chính sách kinh tế đốingoại nhà nước sẽ chi phối toàn bộ hoạt động xuất khẩu Nhà nước càng tíchcực tham gia ký kết các hiệp định thương mại đa phương, song phương,tham gia vào các tổ chức quốc tế và khu vực thì khả năng tìm kiếm thị trườngcho sản phẩm xuất khẩu sẽ ngày càng được mở rộng
1.2.5.2.Các nhân tố thuộc về nước nhập khẩu
Nhu cầu thị trường về sản phẩm và mức độ cạnh tranh trên thị trường nhập khẩu
Nhu cầu về sản phẩm và mức độ cạnh tranh trên thị trường nhập khẩu làyếu tố để xác định chiến lược mở rộng thị trường Sản phẩm khi có nhu cầunhập khẩu lớn sẽ dễ dàng thâm nhập được vào thị trường hơn là những sảnphẩm chỉ có nhu cầu thấp hoặc không có nhu cầu Nhu cầu sản phẩm ở đâykhông đơn giản chỉ là số lượng, chủng loại sản phẩm mà bao hàm cả chấtlượng sản phẩm, giá cả, mẫu mã, bao bì…Do đó, trong công tác mở rộng thị
Trang 20trường doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược cụ thể đối với từng nhu cầucủa sản phẩm Bên cạnh đó, khi tiến hành hoạt động mở rộng thị trường cácdoanh nghiệp còn phải đối mặt với sự cạnh tranh lớn tại thị trường nhập khẩu
mà trước hết đó là những doanh nghiệp tại chính nước nhập khẩu Các đốithủ cạnh tranh này luôn có ưu thế trong việc khai thác thị trường do nắmvững nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng của khách hàng Thêm vào đó, các doanhnghiệp này đều có những chính sách ưu đãi của Chính phủ và sự ưu đãi củangười tiêu dùng trong nước Do đó, khi xâm nhập thị trường cần chú ý tới lợiích của các doanh nghiệp đó, tránh gây tổn hại lợi ích của họ như trong một
số trường hợp bán phá giá Bên cạnh đó là sự cạnh tranh của các doanhnghiệp nước ngoài đang trong quá trình xâm nhập thị trường cũng là trở ngạilớn trong quá trình mở rộng thị trường Mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắtthì cơ hội xuất khẩu càng ít, khó có thể khai thác sâu vào thị trường
Chế độ ưu đãi đối với hàng hóa nước xuất khẩu
Trong quan hệ kinh tế quốc tế, tùy thuộc vào mức độ hợp tác mà cácnước giành cho nhau những ưu đãi nhất định Mức độ ưu đãi đối với mộtquốc gia xuất khẩu sẽ tác động trực tiếp tới khả năng cạnh tranh của sảnphẩm nước đó trên thị trường quốc gia nhập khẩu Nó có thể tạo điều kiệnnhưng đồng thời cũng tạo những cản trở đối với hoạt động xuất khẩu mởrộng thị trường Mức độ ưu đãi càng cao thì sản phẩm càng dễ dàng thâmnhập được vào thị trường Ngược lại, mức độ ưu đãi thấp đặc biệt tương quanđối với các đối thủ cạnh tranh thì sản phẩm khó có thể đứng vững được trênthị trường, khả năng mở rộng thị trường là rất khó
Tình hình kinh tế, chính trị của quốc gia nhập khẩu
Nền kinh tế của một quốc gia tăng trưởng hay giảm sút đều ảnh hưởngtrực tiếp tới đời sống nhân dân tại các quốc gia đó, qua đó tác động tới nhucầu nhập khẩu hàng hóa Nếu nền kinh tế tăng trưởng, ổn định sẽ tạo điều
Trang 21kiện có mức sống nhân dân tăng cao nhu cầu nhập khẩu sẽ tăng lên Ngượclại, khi nền kinh tế suy thoái, mức sống của nhân dân giảm sút, khả năng tiêudùng và chi trả hàng nhập khẩu giảm.
Nếu nước nhập khẩu có tình hình chính trị không ổn định như chiếntranh, bạo động, nội chiến, bãi công…thì khi đó môi trường kinh doanhkhông an toàn và không hấp dẫn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Lúc đó,doanh nghiệp khi xuất khẩu tiềm ẩn nhiều rủi ro về thanh toán, mất hàng hóa,các mối liên kết kinh doanh bị phá vỡ Trong những trường hợp như vậy,doanh nghiệp cần nhanh chóng rút lui tại thị trường hiện tại và tìm kiếmnhững thị trường mới
1.2.6 Các vấn đề đặt ra để mở rộng thị trường xuất khẩu
- Xác định mặt hàng mà thế giới đang có nhu cầu để tập trung nguồn lựcvào sản xuất trong đó nhà nước bước đầu hỗ trợ trong việc chuẩn bị sản xuấthay chế biến sản phẩm nó phù hợp với thông lệ quốc tế
- Xây dựng giải pháp sản xuất mặt hàng xuất khẩu phù hợp với điềukiện, đặc điểm và lợi thế của quốc gia
- Hoạch định các công cụ trợ giúp phù hợp với cam kết kinh tế quốc tếcho doanh nghiệp hướng vào xuất khẩu tránh trường hợp doanh nghiệphướng vào xuất khẩu lạm dụng chính sách để kinh doanh không hợp lý, minhbạch cụ thể hóa chính sách, giảm bớt sự những thủ tục giấy tờ không cầnthiết gây khó khăn cho doanh nghiệp hướng về xuất khẩu
- Nhà nước tiến hành đầu tư vào các ngành then chốt để yểm trợ cho sảnphẩm xuất khẩu được xác định, dùng lợi thế xuất khẩu để đổi mới công nghệsản xuất sản phẩm, nới lỏng bảo hộ mậu dịch để nâng cao năng lực cạnhtranh của sản phẩm nội địa
Trang 221.2.7 Một số biện pháp mở rộng thị trường xuất khẩu
Mở rộng thị trường đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển củahoạt động xuất khẩu của quốc gia nói chung và doanh nghiệp nói riêng Thịtrường xuất khẩu được mở rộng sẽ làm tăng số lượng thị trường xuất khẩucủa quốc gia, doanh nghiệp; gia tăng khối lượng hàng hóa xuất khẩu; gópphần tạo việc làm, nâng cao giá trị, tạo đà tăng trưởng kinh tế và tạo lập vịthế của quốc gia trên thị trường thế giới Do đó, mở rộng thị trường là chiếnlược phát triển mà mọi quốc gia và doanh nghiệp hướng tới Hoạt động mởrộng thị trường thường bao gồm các hoạt động:
- Nghiên cứu thị trường xuất khẩu:
Nghiên cứu thị trường xuất khẩu là việc thu thập thông tin về thị trườngxuất khẩu, xử lý thông tin và đưa ra các kết luận về đặc điểm của thị trường.Nghiên cứu thông tin về thị trường bao gồm nghiên cứu về nhu cầu, thị hiếu,hành vi tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh, cách thức tổ chức mạng lưới kênh phânphối thị trường, các yếu tố về chính trị, tình hình phát triển kinh tế, chínhsách nhập khẩu, rào cản thương mại… tại quốc gia nhập khẩu
Đối với các doanh nghiệp, nghiên cứu thị trường chủ yếu bao gồmnghiên cứu về nhu cầu, thị hiếu, đối thủ cạnh tranh và các tiêu chuẩn kỹ thuậtđặt ra đối với sản phẩm Nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng và nhanhchóng giúp doanh nghiệp sớm nắm bắt được cơ hội kinh doanh, lựa chọn đốitác, thị trường, cách thức thâm nhập thị trường và tham gia vào hệ thốngphân phối hàng hóa của quốc gia nhập khẩu để chiếm lĩnh thị trường
Đối với nhà nước, nghiên cứu thị trường chủ yếu là bao gồm nghiên cứu
về đặc điểm kinh doanh quốc tế, chính sách nhập khẩu và các yếu tố vĩ mônhằm cung cấp thông tin cho doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất khẩuđồng thời đưa ra những định hướng, chính sách phát triển và hỗ trợ hợp lýcho các doanh nghiệp Việc nghiên cứu thị trường của nhà nước thường diễn
Trang 23ra thông qua hoạt động của các thương vụ, đại sứ quán ở nước ngoài, hiệphội ngành nghề, mối quan hệ ngoại giao của nhà nước….
- Xúc tiến thương mại:
Xúc tiến thương mại là họat động nhằm quảng bá, giới thiệu hình ảnh vềdoanh nghiệp, sản phẩm, đất nước đến với khách hàng Đây là biện phápquan trọng để thúc đẩy hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu Xúc tiếnthương mại bao gồm các hoạt động:
+ Quảng cáo, giới thiệu sản phẩm xuất khẩu với khách hàng thông quahoạt động quảng cáo trên các phương tiện truyền thông (như truyền hình, quaInternet, ấn phẩm, báo chí, áp phích, biển hiệu…), thông qua việc tham giacác hội chợ triển lãm trong và ngoài nước và tổ chức các chương trìnhkhuyến mại
+ Thiết lập các văn phòng đại diện thương mại tại thị trường xuất khẩu.Văn phòng đại diện thương mại là cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường,đối tác và khách hàng nước ngoài Thông qua hoạt động của các văn phòngđại diện, doanh nghiệp có điều kiện thu thập thông tin về thị trường bạn hàngnhu cầu một cách nhanh chóng, đầy đủ, thường xuyên, có cơ hội tiếp xúctrực tiếp với các đối tác đồng thời giảm chi phí giao dịch và tiến hành đàmphám một cách nhanh chóng thuận tiện Bên cạnh đó, văn phòng đại diệnđược thành lập sẽ tạo điều kiện cho các đối tác và khách hàng dễ dàng tiếpcận, tìm hiểu về sản phẩm và doanh nghiệp để từ đó tạo điều kiện cho sự hợptác kinh doanh Hoạt động của cơ quan đại diện được diễn ra một cách hiệuquả là tiền đề để doanh nghiệp thiết lập mối quan hệ làm ăn lâu dài đồng thờitạo lập uy tín doanh nghiệp trên thị trường thúc đẩy mở rộng thị trường, thuhút đối tác kinh doanh
- Xây dựng thương hiệu sản phẩm
Trang 24Sản phẩm có thương hiệu là những sản phẩm đã được qua kiểm nghiệm
về chất lượng, uy tín, đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật do đó sản phẩm cóthương hiệu luôn được người tiêu dùng lựa chọn, khả năng tiêu thụ mạnh, dễdàng thâm nhập được vào thị trường Đối với các doanh nghiệp, xây dựngthương hiệu sản phẩm đồng nghĩa với việc khẳng định vị trí của doanhnghiệp trên thị trường Thương hiệu được xây dựng sẽ tạo dựng hình ảnh tốt
về sản phẩm, doanh nghiệp đối với người tiêu dùng, thị trường trong vàngoài nước Việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm hiện nay của cácdoanh nghiệp thường tốn nhiều chi phí và thời gian Để xây dựng đượcthương hiệu doanh nghiệp trước hết cần đảm bảo về chất lượng sản phẩm,mẫu mã, kiểu dáng công nghiệp, bao bì, lô gô cho sản phẩm Tiếp theo làviệc tạo lập uy tín doanh nghiệp trên thị trường trong quá trình sản xuất kinhdoanh Đặc biệt đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thì đó là vấn đề tiêuchuẩn kỹ thuật, khả năng cung cấp hàng đủ về số lượng và chính xác về thờigian, phương thức tiến hành giao dịch và thanh toán hợp đồng
Trang 25CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨT RAU QUẢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG2.1 Thực trạng mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam 2.1.1 Tình hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam hiện nay
Về chủng loại sản phẩm
Các sản phẩm rau quả xuất khẩu của nước ta khá phong phú và đa dạng,xấp xỉ 90 mặt hàng khác nhau Nhìn chung, rau hoa quả xuất khẩu chủ yếu làđóng hộp, sấy khô, và một lượng nhỏ là xuất tươi hoặc cấp đông Trong đó:các mặt hàng rau quả chủ yếu xuất khẩu dưới dạng chế biến như: dứa đônglạnh, dứa hộp, dưa chuột ngâm dấm, chôm chôm nhân dứa đóng hộp, nướcquả tươi và nước cô đặc, rau đông lạnh… Các sản phẩm rau quả tươi xuấtkhẩu chiếm tỷ trọng thấp như: cải bắp, xoài, thanh long, chuối, vải, nhãn…Việt Nam được đánh giá có nhiều thuận lợi hơn các nước khác trong xuấtkhẩu rau quả do có nhiều loại trái cây ngon và lợi thế cạnh tranh Các loạitrái cây như vải thiều Lục Ngạn, thanh long Bình Thuận, vú sữa Lò Rèn, xoàicát Hòa Lộc, bưởi Năm Roi được thị trường thế giới ưa chuộng, đặc biệtthanh long Việt Nam đang chiếm vị thế hàng đầu thế giới
Thanh long và nấm là hai mặt hàng luôn đứng ở vị trí đầu về kim ngạchxuất khẩu Trong đó, thanh long là mặt hàng có sức phát triển mạnh nhất so
Trang 26với các ngành hàng trái cây xuất khẩu cả về phạm vi thị trường và sản lượng.Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu thanh long đạt hơn 5,8 triệu USD, năm
2004 tăng lên gần 6,6 triệu USD, năm 2005 hơn 10 triệu USD, năm 2006 đạtgần 13,3 triệu USD, tháng 10/ 2007 đạt 13,2 triệu USD gần bằng năm 2006.(Nguồn: Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư, năm 2007, link:www.itpc.hochiminhcity.gov.vn) Thanh long của Việt Nam đã xuất khẩusang các thị trường khu vực như Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan,Singapore, Thái Lan….và có mặt tại một số thị trường Châu Âu như Pháp,
Hà Lan, Đức
Nấm là mặt hàng mà Việt Nam có nhiều tiềm năng để sản xuất và xuấtkhẩu Hiện tại Việt Nam đang đứng thứ 3 trên thế giới về xuất khẩu nấmtrong khi đó nhu cầu về nấm ăn thế giới rất lớn, trung bình tiêu thụ khoảng
15 triệu tấn nấm rơm/ năm Bên cạnh đó đây là sản phẩm có mức giá cao nhưnấm mỡ muối khoảng 1.200USD/tấn; mộc nhĩ, nấm hương, nấm rơm từ1.700 - 6.500 USD/tấn và nếu được chế biến thành đồ hộp thì giá trị đem sẽcòn cao hơn rất nhiều.(Nguồn: Bản tin xuất khẩu – Cục xúc tiến thương mại– Bộ Công thương số 67 tháng 3/2008) Nấm rơm của Việt Nam đã xuấtkhẩu được sang một số các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, EU…
Rau quả xuất khẩu trong những năm qua đã được mở rộng thêm một sốloại trái cây, rau đặc sản của Việt Nam và ngày càng được biết đến trên thếgiới như Bưởi Năm Roi xuất khẩu sang Trung Quốc, Hồng Không, Na Uy,Thụy Điển, nhãn được xuất sang Trung Quốc, Đài Loan Các mặt hàng chômchôm, chanh, chuối cũng đang gây được chú ý mạnh ở nước ngoài bởi khảnăng cung cấp trái vụ Mãng cầu, xoài và các loại trái cây khác cũng đã ramắt thị trường Trung Quốc, Hồng Công, Pháp, Hà Lan Mặc dù, các sảnphẩm được chào bán số lượng nhỏ, hàng gởi máy bay nhưng đã được thịtrường các nước chấp nhận về mẫu mã, chất lượng
Trang 27 Về kim ngạch xuất khẩu
Với những điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất cùng với xuhướng hội nhập kinh tế quốc tế, rau quả Việt Nam trong những năm gần đây
đã có những bước phát triển đáng kể Hiện nay, rau quả trở thành một trongnhững mặt hàng nông sản xuất khẩu có thế mạnh, đạt hiệu quả kinh tế và chokim ngạch xuất khẩu cao
Trang 28Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam giai đoạn 2000 -3/ 2008
Năm Kim ngạch xuất khẩu rau quả
Trang 29Theo biểu đồ 2.1 và 2.2 ta thấy, thời kỳ 2001-2003, kim ngạch xuấtkhẩu rau quả bị giảm sút mạnh Năm 2001, kim ngạch xuất khẩu của ViệtNam đạt mức kim ngạch cao 344,3 triệu USD tăng 61,56% so với năm 2000.Năm 2002, tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả sụt giảm mạnh chỉ đạt 221,2triệu USD giảm 35,75 % so với năm 2001 Nguyên nhân chủ yếu là do giáxuất khẩu giảm sút và lượng xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, một thịtrường chiếm tỷ trọng lớn nhất gặp khó khăn, đặc biệt đối với các loại quảtươi.
Trong những năm gần đây, với những nỗ lực của cả doanh nghiệp vànhà sản xuất, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã liên tục tăngtrưởng, từ mức 151,5 triệu USD năm 2004 lên 263 triệu USD vào năm 2006tăng 10,01% so với năm 2005 (235,5 triệu USD) Sang năm 2007, mặc dùthách thức đặt ra cho ngành rau quả là rất lớn từ việc Việt Nam gia nhập gianhập WTO, song với những chính sách phát triển đúng đắn, xuất khẩu rauquả vẫn tăng trưởng mạnh, đạt 305,641 triệu USD tăng 17,79% so với năm
2006, trung bình giai đoạn 2000 – 2007 kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng8,56% Trên đà thắng lợi của kim ngạch xuất khẩu nói chung và rau quả nói
Trang 30riêng, năm 2008 kim ngạch rau quả vẫn tiếp tục đạt được những bước tiếnmới Tính tới tháng 3/2008, kim ngạch xuất khẩu rau quả đã đạt 84 triệuUSD.
2.1.2 Thực trạng mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam
2.1.2.1.Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau quả Việt Nam
Việt Nam với đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với nhiều loại rauquả nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới nên có điều kiện phát triển ngành rau quả.Tận dụng được những điều kiện thuận lợi này, Việt Nam đã sớm và ngàycàng phát triển sản xuất rau quả, trở thành một ngành sản xuất nông nghiệpquan trọng
Hiện nay, Việt Nam sản xuất rau thuộc nhóm cao nhất thế giới, bìnhquân khoảng 116 kg/người/năm, cao hơn mức tiêu thụ của các nước pháttriển, như Hàn Quốc (93 kg), Nhật (52 kg) Trong 10 năm trở lại đây, ngànhrau Việt Nam là ngành có tốc độ phát triển nhanh, khoảng 8,5%/năm
(Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam, 2007, link: http://www.vneconomy.vn)
Với những nỗ lực và sự tập trung đầu tư, nghiên cứu, trong những nămqua diện tích trồng rau quả nước ta đã tăng lên nhanh chóng Với những lợithế về điều kiện tự nhiên, khu vực Đồng bằng Sông Hồng trở thành vùng sảnxuất rau lớn nhất nước, còn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sảnxuất quả chủ yếu của cả nước Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn, năm 2007 cả nước có trên 1,4 triệu ha rau, quả cho thuhoạch trên 6,5 triệu tấn trái cây, 9,6 triệu tấn rau, là một tiềm năng rất lớn
cho xuất khẩu (Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam, 2007, link:
http://www.vneconomy.vn)
Những năm trở lại đây, Việt Nam đã tăng cường đầu tư và mở rộng quy
mô sản xuất rau quả, thành lập rất nhiều cơ sở sản xuất cỡ lớn, như xoài ở
Trang 31Tiền Giang, thanh long ở Bình Thuận, vải thiều ở Bắc Giang, bưởi Năm Roi
ở Vĩnh Long, nho ở Ninh Thuận Do điều kiện khí hậu nhiệt đới nên rau quả
dễ trồng, đầu tư ít nhưng sản lượng cao, nên Việt Nam rất có tiềm năng trongviệc sản xuất rau quả Một số địa phương ở Việt Nam đã thành lập các hợptác trồng cùng một loại rau quả, nhằm tăng cường quản lý canh tác, để cácsản phẩm đạt được tiêu chuẩn xuất khẩu Tuy nhiên, rau quả là mặt hàngnông nghiệp nhập khẩu lớn nhất thế giới với doanh số hàng năm lên đến 103
tỷ USD, so với chỉ có 9 tỷ cho lúa gạo song rau quả Việt Nam xuất khẩu lạichiếm một tỷ lệ thấp, chiếm 0,2% thị phần của cả thế giới (trong lúc xuấtkhẩu gạo đã đạt được 15%) năm 2005 Điều này cho thấy, tiềm năng pháttriển rau quả Việt Nam sang các thị trường trên thế giới là rất lớn.(Nguồn: Sựchuyển mình của sản xuất nông nghiệp, 2008,link: www.vietlinh.vn)
2.1.2.2.Thực trạng thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam
Dưới tác động của hội nhập, xuất khẩu rau quả Việt Nam đã có nhữngbước phát triển mới Xu hướng hội nhập đã mở ra những cơ hội, điều kiện
mở rộng thị trường và là điều kiện tốt cho sản xuất phát triển Trong nhữngnăm vừa qua, thị trường rau quả có xu hướng phát triển nhanh Các mặt hàngrau quả của Việt Nam hiện đã có mặt trên 50 quốc gia trên thế giới
Bảng 2.2: Một số thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam giai đoạn
2001 – 2007
Đơn vị: Triệu USD
Trang 32Năm Trung
Quốc
NhậtBản
ĐàiLoan
Nga Hoa Kỳ Tổng kim
ngạch xuấtkhẩu
(Nguồn: Rau hoa quả Việt Nam, 2007, link: www.rauhoaquavietnam.vn)
Rau quả của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường TrungQuốc, Nhật Bản, Đài Loan, Nga, Mỹ Nếu năm 2001, Trung Quốc là thịtrường xuất khẩu rau quả chính của Việt Nam chiếm 41,2% tổng kim ngạchxuất khẩu của Việt Nam thì gần đây kim ngạch tại thị trường này có xuhướng giảm mạnh.Trong khi đó, các thị trường như Nhật Bản, Đài Loan lại
có xu hướng nhập khẩu rau quả của Việt Nam khá ổn định, hàng năm xuấtkhẩu trên 25 triệu USD (Nguồn: Tính toán bảng số liệu 2.1) Bên cạnh đó,các thị trường Mỹ và Nga có vị trí cách xa Việt Nam nhưng kim ngạch xuấtkhẩu rau quả lại có tốc độ tăng mạnh Điều này cho thấy, rau quả Việt Namngày càng được ưa chuộng, thị trường ngày càng được mở rộng
Hình 2.3: Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang một số
thị trường giai đoạn 2001 – 2007
Đơn vị: Triệu USD
Trang 33(Nguồn: Rau hoa quả Việt Nam, 2007, link: www.rauhoaquavietnam.vn)
Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất Châu Á đồngthời cũng là thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam Các mặthàng rau quả nhập khẩu chủ yếu là chuối, nho, cam, táo, cần tây, đậu hạt,nấm Trung Quốc nhập khẩu chủ yếu từ Hoa Kỳ, Chi lê, Philippin, Ecuador,Niu Di lân và các nước Đông Nam Á Trong đó, các nước ASEAN – 10 vàHồng Công chiếm 68% tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả vào thị trườngTrung Quốc Khi xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc, các nhàcung cấp nước ngoài có thể xuất khẩu hàng thông qua các công ty nhập khẩuphân phối, các nhà nhập khẩu nhỏ, các công ty mua gom, đóng gói cũng nhưcung cấp trực tiếp cho các nhà bán lẻ lớn
Trong những năm trở lại đây, hoạt động hoạt động xuất khẩu rau quảcủa Việt Nam sang Trung Quốc đạt được mức gia tăng đáng kể Năm 2001 lànăm xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đạt mứcgiá trị cao nhất 144,6 triệu USD, đây cũng là năm hoạt động xuất khẩu rauquả của Việt Nam đạt được mức tăng trưởng cao nhất Những năm tiếp theokim ngạch xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc suy giảm nghiêm trọng, năm
Trang 342002 chỉ đạt 59,8 triệu USD giảm 58,92% so với năm 2001, năm 2003 đạt49,4 triệu USD giảm 17,39% so với năm 2002 và năm 2006 chỉ còn 24,61triệu tấn Năm 2007 kim ngạch xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc đạt27,229 triệu USD Nguyên nhân của tình trạng kim ngạch sụt giảm một phần
là do sự bất lợi về thuế Năm 2002, Trung Quốc và Thái Lan đã ký kết Hiệpđịnh Thái Lan – Trung Quốc (gọi tắt là Hiệp định Thái – Trung) về sản phẩmrau quả và có hiệu lực từ tháng 10 năm 2003 Theo đó, mức thuế mà TrungQuốc áp dụng đối với nhập khẩu rau quả của Thái Lan là 0% còn đối vớiViệt Nam là 27% Chính vì vậy, rau quả của Thái Lan – vốn là đối thủ cạnhtranh lớn nhất của Việt Nam được xuất khẩu mạnh vào thị trường TrungQuốc do những ưu đãi thuế quan khiến cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩukhó có khả năng cạnh tranh về giá Vì vậy, kim ngạch rau quả của Việt Namsang thị trường Trung Quốc sụt giảm một cách đáng kể Mặc dù, theo lộ trìnhcắt giảm thuế quan giữa khu vực ASEAN và Trung Quốc tới năm 2005 còn1,67% song vẫn bất lợi hơn so với Thái Lan, gây nản lòng tới các doanhnghiệp Việt Nam xuất khẩu rau quả sang thị trường này do vậy hạn chế khảnăng mở rộng thị trường rau quả Việt Nam (Nguồn:Trung tâm xúc tiếnthương mại và đầu tư, năm 2007, link: www.itpc.hochiminhcity.gov.vn)
Về mặt hàng, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốcnhững mặt hàng: thanh long, chuối, dứa, xoài, dừa, vải, nhãn, chôm chôm,dưa hấu; dưa chuột, khoai tây, đậu quả các loại, măng ta, cà chua, nấm; hạttiêu, gừng, ớt, giềng, nghệ, tỏi
Trong chính sách quản lý nhập khẩu, Trung Quốc áp dụng các mức thuếnhập khẩu tương đối cao và chính sách phi thuế quan khá chặt chẽ Thuế suấttrung bình phổ thông đối với các loại rau chủ yếu khoảng 70% (thuế suấtMFN tương ứng là 13%), trừ một số mặt hàng như nấm, măng, hành khôhoặc sơ chế, có thuế suất phổ thông cao hơn, khoảng 80% - 90% (thuế suất
Trang 35MFN vẫn là 13%); nhưng các loại hạt giống rau có thuế suất MFN khoảng 8%, các loại đậu, lạc thuế MFN khoảng 30% Riêng các loại quả tươi, khô cóthuế suất cao hơn Thuế suất MFN trung bình với quả khoảng từ 30%-50%(thuế phổ thông lên tới 100%) (Nguồn: Rau hoa quả Việt Nam, năm 2007,link: www.rauhoaquavietnam.vn)
0-Thị trường Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam.Đây là thị trường có mức sống của người dân cao nên nhu cầu về hàng hóarất lớn và đa dạng Trong lĩnh vực nhập khẩu rau quả, Nhật Bản thường nhậpkhẩu chủ yếu từ Mỹ, Mêhico, Niu Di Lân, Ôtrâylia, Trung Quốc Trong đó,
Mỹ là nước cung cấp chủ yếu các mặt hàng hành, hoa lơ, măng tây, bí ngô.Niu Di Lân và Ôtrâylia thường cung cấp các loại rau quả tươi trái vụ vàTrung Quốc cung cấp các loại rau quả tươi nhờ những ưu thế thuận lợi về địa
lý Mặc dù, các sản phẩm rau quả Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản chiếm
tỷ lệ không lớn trong cơ cấu nhập khẩu rau quả của Nhật Bản song Nhật Bảnđang là một trong ba thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Nhật Bảnqua các năm không ổn định, có năm tăng năm giảm nhưng nhìn chung mứcgiảm không lớn Theo bảng số liệu 2.3, năm 2001, kim ngạch đạt 13,7 triệuUSD chiếm 3,98% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả Sang năm 2002, mặc
dù kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam giảm mạnh song kim ngạchxuất khẩu sang Nhật Bản lại tăng đạt 16,0 triệu USD tăng 16,78% so với năm
2001 Đến năm 2003, mức kim ngạch sụt giảm nhẹ chỉ đạt 15,5 triệu USDgiảm 3,12% nhưng đến năm 2004, kim ngạch xuất khẩu rau quả của ViệtNam sang thị trường Nhật Bản lại tăng mạnh đạt 26,12 triệu USD, tăng68,51% so với năm 2003, chiếm 14,6% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả.Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu tiếp tục tăng đạt 28,98triệu USD nhưng bắtđầu có sự sụt giảm nhẹ trong những năm 27,57 triệu tấn năm 2006 giảm
Trang 364,86% so với năm 2005 Tới năm 2007, kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bảnchỉ đạt 26,426 triệu USD, chiếm 8,65% thị phần xuất khẩu rau quả của ViệtNam.
Trong những năm gần đây, Đài Loan luôn là một trong những thị trườngxuất khẩu rau hoa quả lớn của Việt Nam Đây là một thị trường nhiều tiềmnăng với thị hiếu tương đối đa dạng và không đòi hỏi quá cao về chất lượng.Hàng năm, Đài Loan nhập khẩu rau từ 130 – 145 triệu USD và nhập khẩuquả từ 400 – 420 triệu USD (Nguồn: Trung tâm xúc tiến phát triển thươngmại Hải Phòng, năm 2008, http://www.hptrade.com.vn) Trong số các loạiquả nhập khẩu vào Đài Loan thì táo và lê là những sản phẩm được nhậpnhiều nhất, nước này chủ yếu nhập khẩu hoa quả từ Hoa Kỳ Loại rau tươi
mà Đài Loan nhập khẩu nhiều nhất là súp lơ xanh, súp lơ trắng, bắp cải vàbắp cải tàu Thị trường nhập khẩu rau quả chủ yếu của Đài Loan là Hoa Kỳ,Trung Quốc và Việt Nam Hiện nay, Việt Nam đứng vị trí thứ 5 trong số cácnước và khu vực xuất khẩu rau vào Đài Loan (sau Mỹ, Trung Quốc, TháiLan, Nhật Bản), mỗi năm đạt khoảng trên 10 triệu USD rau và đứng thứ 8 vềxuất khẩu quả vào Đài Loan (sau Mỹ, Chi Lê, Nhật Bản, New Zealand, Tháilan, Trung Quốc, Hàn Quốc), đạt trên 13 triệu USD (Nguồn:http://www.hptrade.com.vn , Trung tâm xúc tiến phát triển thương mại HảiPhòng, năm 2008)
Xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan nhìn chungđạt hiệu quả,trung bình hàng năm Đài Loan nhập khẩu 23,6 triệu USD rauquả từ Việt Nam Theo bảng số liệu 2.1, năm 2001, kim ngạch xuất khẩu rauquả sang Đài Loan đạt 23,3 triệu USD chiếm 6,76% thị phần xuất khẩu rauquả Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu có sự sụp giảm xuống còn 20,1 triệuUSD (giảm 13,73% so với năm 2001) song lại tăng lên 21,36 triệu tấn vàonăm 2003 Sang năm 2004, kim ngạch xuất khẩu sang Đài Loan lại giảm
Trang 37song không đáng kể đạt 20,47 triệu USD giảm 6,26% so với năm 2003 song
có sự phục hồi nhanh chóng và đạt mức tăng trưởng cao vào năm 2005 (đạt26,36 triệu USD tăng 28,77% so với năm 2004) và 2006 đạt 27,15% tăng2,99% so với năm 2005 Tới năm 2007, Đài Loan trở thành thị trường xuấtkhẩu số 1 của rau quả Việt Nam đạt 29,476 triệu USD chiếm 9,64% thị phầnxuất khẩu Điều này cho thấy, trong thời gian tới thị trường Đài Loan vẫn làmột thị trường đầy tiềm năng đối với rau quả Việt Nam
Hiện Đài Loan là thị trường nhập khẩu rau quả lớn của Việt Nam vớikim ngạch chiếm 10% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả của ViệtNam Bên cạnh đó, Đài Loan còn là thị trường trung gian cho rất nhiều loạisản phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường châu Âu, Mỹ và ĐôngÁ
Các mặt hàng chủ yếu mà Việt Nam xuất sang Đài Loan gồm: bắp cải,dưa chuột, cà chua, nấm, chuối, thanh long, vải và xoài, ngoài ra có các loạigia vị như: hạt tiêu, gừng, ớt, giềng, nghệ, tỏi
Nhìn chung, hàng rau quả của Việt Nam xuất khẩu sang Đài Loan cótăng song còn manh nhúm Lượng hàng xuất khẩu còn hạn chế, chưa tươngxứng với nhu cầu của thị trường và năng lực của Việt Nam Trong thời giantới, để tăng năng lực xuất khẩu cho hàng rau quả Việt Nam sang thị trườngĐài Loan, chúng ta cần quy hoạch thành những vùng rau quả lớn, có đủ khảnăng cung cấp được với số lượng lớn, tranh thủ những thời điểm trái vụ vàvào mùa mưa bão của Đài Loan (tháng 4 và 5 hàng năm) Bên cạnh đó, cầnchú ý tới công tác bảo quản, đóng gói và đảm bảo chất lượng vệ sinh an toànthực thẩm
Hình 2.4: Cơ cấu thị trường xuất khẩu rau quả Việt Nam
năm 2007
Trang 38(Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ bảng số liệu 2.2, Rau hoa quả Việt Nam,
2007, link: www.rauhoaquavietnam.vn)Theo biểu đồ 2.4, năm 2007 Đài Loan trở thành thị trường xuất khẩurau quả lớn nhất của Việt Nam chiếm 9,64%, tiếp theo là các thị trườngTrung Quốc 8,91%, Nhật Bản 8,65%, Nga 7,33% và Mỹ 6,64%
2.1.2.3 Đánh giá hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong những năm qua
Những kết quả đạt được
- Các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả đã tích cực chủ động tìm hiểu thịtrường xuất khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu sang hơn 50 quốc gia trênthế giới Bên cạnh những thị trường truyền thống (Trung Quốc, Đài Loan,Nhật Bản, ASEAN…) hoạt động xuất khẩu rau quả có nhiều thuận lợi do gần
vị trí địa lý, chi phí vận chuyển thấp, rau quả Việt Nam trong những năm qua
đã được mở rộng thêm ra các thị trường mới như: Achentina, Li Băng, Qata,Môtitania, Áo, Estônia …Đặc biệt, rau quả Việt Nam đã có mặt tại những thịtrường được coi là khó tính trong việc yêu cầu chất lượng sản phẩm như Mỹ,
Trang 39EU… Đây cũng là những thị trường có nhu cầu lớn về nhập khẩu rau quả,trong đó EU là thị trường nhập khẩu quả nhiệt đới lớn nhất thế giới.
- Hoạt động xúc tiến thương mại mở rộng thị trường được quan tâm vàphát triển hơn trước, hiệp hội ngành hàng đóng vai trò quan trọng trong việccung cấp thông tin, tìm hiểu thị trường, tìm kiếm khách hàng, tổ chức cáccuộc triển lãm trong và ngoài nước quảng bá sản phẩm ra nước ngoài…
- Để mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả Nhà nước đã thực hiện rấtnhiều biện pháp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, các nhà kinh tế sản xuất, xuấtkhẩu rau quả thông qua nhiều biện pháp như hoàn thuế giá trị gia tăng chorau quả xuất khẩu; thưởng xuất khẩu đổi với nhiều mặt hàng rau quả mớixuất khẩu; hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường Cụ thể,các doanh nghiệp xuất nhập khẩu rau quả được phép hoàn thuế tiêu thụ đặcbiệt đối với mặt hàng rau quả xuất khẩu Đây là một trong những ưu đãi lớnđối với xuất khẩu rau quả, điều này đã khuyến khích các doanh nghiệp thamgia nhiều hơn vào lĩnh vực xuất nhập khẩu rau quả và đẩy mạnh xuất khẩurau quả ra nhiều thị trường Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất, kinhdoanh xuất nhập khẩu sản phẩm rau quả cũng được hưởng chế độ ưu đãi vềthuế xuất nhập khẩu Ngoài ra, nhà nước còn tiến hành hỗ trợ lãi suất vayvốn ngân hàng đối với một số mặt hàng xuất khẩu trong đó có rau quả Chínhphủ cho vay với lãi suất thấp hơn 0,2%/tháng so với mức lãi suất cho vayxuất khẩu của các ngân hàng thương mại.(Nguồn: Rau hoa quả Việt Nam,
2007, link: www.rauhoaquavietnam.vn)
Những mặt hạn chế
- Mặc dù đã có những tiến bộ nhất định khả năng mở rộng thị trường,thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam vẫn khá hạn chế, thị trường xuấtkhẩu nhỏ lẻ Hiện nay, rau quả Việt Nam xuất khẩu trên 50 quốc gia nhưng
Trang 40số thị trường có giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 10 triệu USD còn rất ít, năm
2007 bao gồm các thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Nga, Mỹ…
- Cơ cấu thị trường mất cân đối dẫn đến việc xuất khẩu chủ yếu phụthuộc vào một số thị trường những nước lân cận như Trung Quốc, Đài Loan.Xuất khẩu rau quả, đặc biệt là rau quả tươi sang các thị trường nhập khẩu lớnnhư Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản còn gặp nhiều trở ngại về công nghệ bảo quản vàchế biến cũng như khả năng đáp ứng các yêu cầu về hàng nhập khẩu của cácthị trường này
- Khả năng phát triển thị trường rau quả của Việt Nam còn thiếu hiệuquả Hiện nay, Việt Nam chưa hình thành được các mặt hàng chủ lực, có địa
vị thống trị trên thị trường như dứa của Thái Lan, chuối của Philippin, rautươi và rau chế biến của Trung Quốc mặc dù Việt Nam có tiềm năng pháttriển các sản phẩm này là rất lớn và có khả năng cung cấp các sản phẩm cóchất lượng tốt, đảm bảo độ tươi mới mang hương vị đặc trưng và giá trị dinhdưỡng cao Thị phần hầu hết các mặt hàng rau quả Việt Nam còn ở mức hạnchế, chưa tạo được tác động chi phối đến thị trường thế giới
- Kim ngạch xuất khẩu rau quả có mức tăng chậm và không ổn định Cơcấu các mặt hàng xuất khẩu còn chưa phù hợp Các mặt hàng rau, hoa, quảxuất khẩu chủ yếu là đóng hộp, sấy khô và một lượng rất nhỏ xuất tươi hoặccấp đông trong khi đó trên thế giới nhu cầu về nhập khẩu rau quả tươi lớn.Chủng loại sản phẩm xuất khẩu rau quả của Việt Nam khá phong phú songkhả năng cung ứng lại hạn chế, khó đáp ứng được khối lượng đặt hàng lớn
- Trình độ nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu rau, hoa quả ra nướcngoài của rất nhiều doanh nghiệp còn thấp, thiếu thông tin thị trường và giá
cả Phương thức thanh toán không phù hợp với thông lệ quốc tế trong xuấtnhập khẩu loại hàng này và nhất là phương pháp tổ chức từ sản xuất đến tiêuthụ và xuất khẩu còn rất yếu kém Bởi vậy, hầu hết những đơn vị xuất khẩu