1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không.DOC

100 863 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

Mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không

Trang 1

trong khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế - Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã tận tình giảng dạy cho em trong suốt quá trình học tập tại trường Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn tới PGS.TS Nguyễn Như Bình đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo em trong suốt quá trình hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp.

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Công ty Cổ phần Cung ứng Dịch vụ Hàng Không đặc biệt là cô: Lê Thị Thảo- trưởng phòng Kinh doanh Xuất nhập khẩu và anh Bùi Thái Nguyên - trưởng phòng Marketing và các anh chị trong phòng Marketing, Phòng Kinh doanh Xuất nhập khẩu đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và đóng góp ý kiến để em hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp

Em xin chân thành cảm ơn.

Sinh viên

Lưu Thị Hương

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan bài luận văn tốt nghiệp của em được thực hiện dưới sự hướng dẫn nhiệt tình và tận tụy của PGS.TS Nguyễn Như Bình và sự tìm tòi, tổng hợp qua các tài liệu của bản thân em Nội dung bài viết không hề có sự sao chép từ bất kỳ một chuyên đề hay luận văn nào, những trích dẫn đều được đưa vào trong ngoặc kép và chú thích rõ nguồn gốc Nếu có những sai phạm, em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 04 tháng 6 năm 2008

Sinh viên Lưu Thị Hương

Trang 3

1.1 Thị trường xuất khẩu hàng hóa 3

1.1.1 Khái niệm về thị trường xuất khẩu 3

1.1.2 Phân loại về thị trường xuất khẩu 3

1.2 Mở rộng thị trường xuất khẩu 5

1.2.1 Khái niệm về mở rộng thị trường 5

1.2.2 Vai trò của mở rộng thị trường xuất khẩu 6

1.2.3 Phương hướng mở rộng thị trường xuất khẩu 7

1.2.4.Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động mở rộng thị trườngxuất khẩu 8

1.2.4.1.Các chỉ tiêu đo lường hoạt động mở rộng thị trường xuấtkhẩu theo chiều rộng 8

1.2.4.2.Các chỉ tiêu đo lường hoạt động mở rộng thị trường xuấtkhẩu theo chiều sâu 9

1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng thị trườngxuất khẩu 11

1.2.5.1 Các nhân tố thuộc về quốc gia xuất khẩu 11

1.2.5.2.Các nhân tố thuộc về nước nhập khẩu 12

1.2.6 Các vấn đề đặt ra để mở rộng thị trường xuất khẩu 14

1.2.7 Một số biện pháp mở rộng thị trường xuất khẩu 15

Trang 4

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤTKHẨT RAU QUẢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG DỊCH

VỤ HÀNG KHÔNG 18

2.1 Thực trạng mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam 18

2.1.1 Tình hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam hiện nay 18

2.1.2 Thực trạng mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của ViệtNam 22

2.1.2.1.Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau quả Việt Nam 22

2.1.2.2.Thực trạng thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam 23

2.1.2.3 Đánh giá hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu rau quảcủa Việt Nam trong những năm qua 30

2.2 Thực trạng hoạt động mở rộng thị trường tại Công ty Cổ phầnCung ứng dịch vụ Hàng Không 36

2.2.1 Khái quát chung về Công ty 36

2.2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 36

2.2.1.2 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh 38

2.2.2 Tình hình hoạt động xuất khẩu rau quả tại Công ty Cổ phầnCung ứng dịch vụ Hàng không .40

Trang 5

2.2.3.1 Những thành công 552.2.3.2 Những tồn tại 562.2.3.3 Nguyên nhân những tồn tại 57

CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNGTHỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨURAU QUẢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦNCUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG 61

3.1 Phương hướng và triển vọng xuất khẩu rau quả của Việt Nam đếnnăm 2010 và tầm nhìn 2010 61

3.1.1 Phương hướng 613.1.2 Thách thức và triển vọng mở rộng thị trường xuất khẩu rauquả trong thời gian tới 62

3.1.2.1 Thách thức và triển vọng của ngành rau quả Việt Nam 623.1.2.2 Thách thức và cơ hội mở rộng thị trường của Công ty Cổphần Cung ứng dịch vụ Hàng không 65

3.2 Phương hướng và mục tiêu mở rộng thị trường xuất khẩu rau quảcủa Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không 67

3.2.1 Phương hướng 673.2.2 Mục tiêu xuất khẩu rau quả của công ty giai đoạn 2010 - 2015 693.3 Một số giải pháp và đề xuất nhằm mở rộng thị trường xuất khẩurau quả tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không 70

3.3.1 Đề xuất đối với nhà nước 70

3.3.1.1.Tiến hành rà soát, quy hoạch các vùng sản xuất quy mô lớnđể đảm bảo nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu 70

3.3.1.2 Nhà nước cần đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại đốivới ngành hàng rau quả 72

3.3.1.3 Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp rau quả 74

3.3.2 Giải pháp từ phía doanh nghiệp 76

Trang 6

KẾT LUẬN 85DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

GAP Good Agricultural

Practices Chu trình nông nghiệp an toànHACCP Hazard Analysis and

Critical Control Points

Tiêu chuẩn đặt ra các nguyêntắc của hệ thống phân tích mốinguy và điểm kiểm soát tới hạnISO2000 International Organization

for Standardization

Chứng nhận Hệ thống quản lýchất lượng

JETRO Japan External TradeOrganization

Tổ Chức Xúc Tiến Thương MạiNhật Bản

MFN Most favoured nation Chế độ ưu đãi tối huệ quốcSA8000 Social Accountability Hệ thống trách nhiệm xã hội

WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam giai đoạn

2000 - 4/2008 20Bảng 2.2: Một số thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam giai đoạn

2001 –2007 24Bảng 2.3: Doanh thu sản xuất kinh doanh năm 2003-2007 39Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu rau quả của công ty giai đoạn

2003 – 2007 42Bảng 2.5: Kim ngạch xuất khẩu rau quả theo thị trường giai đoạn

2003 – 2007 43Bảng 2.6: Thị trường xuất khẩu rau quả của Công ty theo chủng loại… 46Bảng 2.7: Số lượng thị trường rau quả giai đoạn 2003 – 2007 46Bảng2.8 : Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu liên hoàn trên tất cả

thị trường 48Bảng 2.9: Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu liên hoàn trên từng

thị trường 49Bảng 2.10: Tốc độ tăng quy mô thị trường bình quân trên từng

thị trường 50Bảng 2.11: Một số doanh nghiệp xuất khẩu lớn theo mặt hàng

năm 2007 53Bảng 2.12: Thời điểm sản xuất rau quả xuất khẩu của công ty 58

Trang 8

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2.1: Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam giai đoạn

2000 – 3/2008 20Hình 2.2 Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam giai đoạn

2001 – 2007 21Hình 2.3: Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang một số thị trường giai đoạn 2001 – 2007 25Hình 2.4: Cơ cấu thị trường xuất khẩu rau quả Việt Nam năm

2004 – 2007 30Hình 2.5: Doanh thu sản xuất kinh doanh năm 2003-2007 39Hình 2.6: Cơ cấu doanh thu của công ty năm 2007 40Hình 2.7: Kim ngạch xuất khẩu rau quả của công ty giai đoạn

2003 – 2007 42Hình 2.8: Cơ cấu thị trường xuất khẩu rau quả năm 2007 45

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, rau quả trở thành một trong những mặt hàngxuất khẩu nông sản chủ lực của Việt Nam Kim ngạch xuất khẩu và quy môthị trường ngày càng gia tăng Thị trường xuất khẩu là một điểm lớn của rauquả Việt Nam Với những bước đầu xâm nhập thị trường, rau quả Việt Namxuất khẩu chủ yếu sang các thị trường trong khu vực Châu Á có vị trí địa lýgần với Việt Nam như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, các nướcASEAN… Hòa cùng với xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, rau quả Việt Namcũng không ngừng phát triển, tích cực tìm kiếm những bước đi mới mở rộngsự có mặt rau quả Việt Nam trên khắp các Châu lục trên thế giới Với chiếnlược và hướng đi đúng đắn, thị trường rau quả của Việt Nam ngày càng đượcmở rộng Bên cạnh những thị trường truyền thống, hiện nay rau quả Việt Namđã vươn xa sang các thị trường Mỹ, EU, Nam Phi, Brazil…

Xu thế hội nhập và toàn cầu hóa trở thành một tất yếu đối với nền kinh tếcủa tất cả các quốc gia trên thế giới Cũng chính vì vậy, sự cạnh tranh trên thịtrường thế giới cũng diễn ra gay gắt và quyết liệt hơn Sự sụt giảm của kimngạch xuất khẩu rau quả và đánh mất thị trường trong một số năm đã chứngminh được điều đó Để có được hướng đi đúng đắn, mở rộng được thị phầnrau quả của Việt Nam trên thị trường thế giới đòi hỏi công tác mở rộng thịtrường của nhà nước phải có những bước tiến mới, đáp ứng được nhu cầuthực tiễn của quá trình mở rộng.

Bên cạnh đó, hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệpđược coi là chìa khóa để mở rộng thị trường của quốc gia đó trên thị trườngthế giới đối với từng ngành hàng và mặt hàng cụ thể Xuất phát từ tình hìnhthực tiễn, tìm hiểu công tác mở rộng thị trường rau quả trong doanh nghiệp

Trang 10

em đã chọn đề tài: “Mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả tại Công ty Cổphần Cung ứng dịch vụ Hàng không” cho luận văn tốt nghiệp của mình

Bài luận văn được kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về mở rộng thị trường xuất khẩu

Chương 2: Thực trạng mở rộng thị trường xuất khẩt rau quả tại côngty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không

Chương 3: Định hướng và một số giải pháp mở rộng thị trường xuấtkhẩu rau quả tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàngkhông

Trang 11

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNGXUẤT KHẨU

1.1 Thị trường xuất khẩu hàng hóa

1.1.1 Khái niệm về thị trường xuất khẩu

Đứng trên mỗi giác độ khác nhau sẽ có những khái niệm khác nhau vềthị trường xuất khẩu hàng hóa Nếu đứng trên giác độ quản lý doanh nghiệpcho thị trường thế giới thì thị trường xuất khẩu được hiểu là: Thị trường xuấtkhẩu của doanh nghiệp là tập hợp những khách hàng nước ngoài tiềm năngcủa doanh nghiệp đó.

Còn theo kinh tế học thì thị trường xuất khẩu được mở rộng ra và cụ thểhơn đó là: “Thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp là tập hợp người mua vàngười bán có quốc tịch khác nhau tác động với nhau để xác định giá cả, sốlượng hàng hóa mua bán, chất lượng hàng hóa và các điều kiện mua bán kháctheo hợp đồng, thanh toán chủ yếu bằng ngoại tệ mạnh và phải làm thủ tục hảiquan qua biên giới” Theo nghĩa này, thị trường xuất khẩu bao gồm cả thịtrường xuất khẩu trực tiếp (nước tiêu thụ cuối cùng) và thị trường xuất khẩugián tiếp (xuất khẩu qua trung gian).

1.1.2 Phân loại về thị trường xuất khẩu

Dựa trên những căn cứ khác nhau mà thị trường xuất khẩu được phânloại thành:

- Nếu căn cứ vào vị trí địa lý, thị trường xuất khẩu được chia thành:+Thị trường Châu lục: Châu Âu, Châu Á, Châu Phi

+ Thị trường khu vực: ASEAN, EU, Nam Mỹ…

+ Thị trường trong nước và vùng lãnh thổ: Trung Quốc, Nhật Bản,Mỹ…

Trang 12

- Nếu căn cứ vào lịch sử quan hệ ngoại thương, thị trường xuất khẩuđược chia thành:

+ Thị trường truyền thống là thị trường mà quốc gia hay doanhnghiệp đã từng có quan hệ trao đổi, buôn bán trong một thời gian dài Thôngthường khi kinh doanh tại thị trường truyền thống, quốc gia hay doanh nghiệpxuất khẩu được hưởng những ưu đãi nhất định về thuế, thủ tục nhập khẩu …từ phía đối tác và đổi lại quốc gia và doanh nghiệp xuất khẩu cũng có nhữngưu đãi về giá, tín dụng… đối với bạn hàng.

+ Thị trường mới là thị trường mà quốc gia hay doanh nghiệp mớithiết lập quan hệ buôn bán trên thị trường đó Kinh doanh trên thị trường mớithường mang tính chất thăm dò và bước đầu thiết lập quan hệ với các đối tácđể đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu trong tương lai

+Thị trường tiềm năng là thị trường mà các quốc gia hay doanhnghiệp chưa chiếm lĩnh được thị trường song thị trường có nhu cầu, tiêu dùngnhững sản phẩm mà quốc gia hay doanh nghiệp có khả năng đáp ứng được.

- Nếu căn cứ vào mức độ quan tâm và tính ưu tiên, thị trường xuất khẩuđược chia thành:

+ Thị trường xuất khẩu chính là thị trường mà quốc gia hay doanhnghiệp xuất khẩu tập trung các chính sách, biện pháp xúc tiến thương mạinhằm khai thác tối đa khả năng tiêu thụ hàng hóa của thị trường đó trên cơ sởthị trường có nhu cầu lớn đối với hàng hóa mà quốc gia hay doanh nghiệp cóthể đáp ứng.

+Thị trường xuất khẩu tương hỗ là thị trường mà quốc gia hay doanhnghiệp xuất khẩu có mức độ ưu tiên kém hơn trong phát triển thị trường docác yếu tố như thị trường có sức mua thấp, không có nhu cầu cao về chủngloại hàng hóa xuất khẩu, quan hệ thương mại giữa hai quốc gia chưa pháttriển.

Trang 13

- Nếu căn cứ vào cán cân thương mại giữa nước xuất khẩu và nhập khẩu,thị trường xuất khẩu được chia thành:

+Thị trường xuất siêu là thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn hơnkim ngạch nhập khẩu

+Thị trường nhập siêu là thị trường có kim ngạch nhập khẩu lớn hơnkim ngạch xuất khẩu

- Nếu căn cứ vào sức cạnh tranh, thị trường xuất khẩu được chia thành:+ Thị trường xuất khẩu có ưu thế cạnh tranh

+ Thị trường xuất khẩu không có ưu thế cạnh tranh

- Nếu căn cứ vào các loại hình cạnh tranh trên thị trường, thị trườngxuất khẩu được chia thành:

+Thị trường độc quyền

+Thị trường độc quyền “ nhóm”+Thị trường cạnh tranh hoàn hảo

+Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo

Để xem xét mức độ mở rộng thị trường xuất khẩu, người ta thường dựatrên căn cứ phân loại thị trường dựa theo vị trí địa lý và lịch sử quan hệ ngoạithương.

1.2 Mở rộng thị trường xuất khẩu

1.2.1 Khái niệm về mở rộng thị trường

Đứng trên những góc độ kinh tế khác nhau sẽ có những cách tiếp cậnkhác nhau về mở rộng thị trường xuất khẩu.

Đứng trên góc độ là doanh nghiệp thì mở rộng thị trường xuất khẩu làtổng hợp các cách thức, biện pháp của doanh nghiệp để đưa ngày càng nhiềukhối lượng sản phẩm ra nhiều thị trường ngoài nước để tiêu thụ Mở rộng thịtrường xuất khẩu của doanh nghiệp không chỉ bao gồm việc mở rộng thêmnhững thị trường mới mà còn phải tăng thị phần của sản phẩm trên các thị

Trang 14

trường hiện có Cụ thể hơn, mở rộng thị trường xuất khẩu chính là việc thâmnhập sâu hơn, rộng hơn vào những thị trường sẵn có của doanh nghiệp, đồngthời tìm kiếm những thị trường mới, tiềm năng mà doanh nghiệp có khả năngchiếm lĩnh Doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường bằng cách đa dạng hóasản phẩm, đưa ra những sản phẩm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm để mởrộng thị phần tại thị trường hiện có hoặc đưa ra những sản phẩm mới đáp ứngđược cả nhu cầu tại thị trường hiện tại lẫn thị trường tiềm năng.

Đứng trên góc độ của quốc gia thì mở rộng thị trường xuất khẩu là việcquốc gia đó đưa được những sản phẩm của mình thâm nhập thị trường quốctế, mở rộng được phạm vi địa lý của thị trường và kết quả là tăng được kimngạch xuất khẩu từ sản phẩm đó.

Hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của một quốc gia là sự kết hợpgiữa hoạt động mở rộng thị trường của tất cả các doanh nghiệp trong quốc giađó và các hoạt động hỗ trợ của các cơ quan tổ chức Nhà nước trong quốc giađó Trong đó, hoạt động hỗ trợ của các cơ quan tổ chức Nhà nước đóng vaitrò quan trọng chi phối hoạt động mở rộng thị trường của doanh nghiệp thôngqua chiến lược và định hướng phát triển của quốc gia, của ngành hàng vàdoanh nghiệp Hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp sẽgóp phần mở rộng thị trường xuất khẩu quốc gia ngày một rộng lớn, phạm vịmở rộng đối với từng ngành hàng và mặt hàng.

1.2.2 Vai trò của mở rộng thị trường xuất khẩu

Mở rộng thị trường xuất khẩu có vai trò quan trọng trong việc hoạt độngsản xuất kinh doanh hàng hoá.

Thứ nhất: Mở rộng thị trường làm tăng hoạt động sản xuất kinh doanh

của doanh nghiệp.

Mở rộng thị trường xuất khẩu tức số lượng thị trường tăng lên do đó nhucầu về sản phẩm tăng, nâng cao được khối lượng xuất khẩu, kim ngạch xuất

Trang 15

khẩu cũng tăng lên và lợi nhuận của doanh nghiệp cao hơn trước Điều này,tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp, mở rộng sản xuất quy mô của mìnhtrong nền kinh tế.

Thứ hai: Mở rộng thị trường xuất khẩu góp phần giảm thiểu rủi ro cho

doanh nghiệp trước những biến động của thị trường nhập khẩu như tình trạngkhủng hoảng thị trường khi có một thị trường bị biến động như chiến tranh,đảo chính….

Thứ ba: Hoạt động mở rộng thị trường của doanh nghiệp có vai trò quan

trọng đối với hoạt động nền kinh tế quốc dân như tăng thu ngân sách, cảithiện cán cân thương mại, nâng cao vị thế đất nước, tạo thêm được nhiều côngăn việc làm cho người lao động.

Thứ tư: Mở rộng thị trường góp phần củng cố phát triển mối quan hệ với

các quốc gia, các khu vực trên thế giới do đó tạo điều kiện thuận lợi cho việchợp tác, liên kết kinh tế thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển.

1.2.3 Phương hướng mở rộng thị trường xuất khẩu

Mở rộng thị trường xuất khẩu có thể được phân thành hai hướng là mởrộng thị trường xuất khẩu theo chiều rộng và mở rộng thị trường xuất khẩutheo chiều sâu.

- Mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều rộng là việc tăng phạm vi thịtrường, đưa sản phẩm mới đến với những thị trường mới và khách hàng mới.Cụ thể hơn, mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều rộng là sự phát triển vềsố lượng thị trường, số lượng khách hàng có cùng loại nhu cầu để bán nhiềuhơn một loại sản phẩm hay dịch vụ nào đó Hay mở rộng thị trường theochiều rộng sẽ làm phạm vị thị trường tiêu thụ sản phẩm thay đổi Mở rộng thịtrường theo chiều rộng sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng sự có mặt của sảnphẩm sang các thị trường chưa biết đến sản phẩm của doanh nghiệp đồng thời

Trang 16

đòi hỏi doanh nghiệp phải tiến hành tốt công tác nghiên cứu thị trường để đưara những sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường đang nghiên cứu.

- Mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều sâu là việc gia tăng số lượngvà giá trị sản phẩm xuất khẩu trên những thị trường hiện tại bằng cách giatăng những mặt hàng hiện có hoặc những mặt hàng mới đáp ứng được nhucầu của thị trường Cụ thể, mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều sâu thìphạm vi thị trường tiêu thụ sản phẩm không thay đổi nhưng thị phần sảnphẩm doanh nghiệp sẽ ngày càng gia tăng dựa trên việc khai thác tốt thịtrường hiện có.

Hiện nay, các doanh nghiệp khi mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩmcủa mình đều kết hợp cả mở rộng thị trường theo chiều rộng và chiều sâu, cónghĩa là vừa khai thác hiệu quả thị trường hiện có vừa đẩy mạnh xuất khẩusang thị trường tiềm năng mà doanh nghiệp có khả năng chiếm lĩnh được.

1.2.4.Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu

1.2.4.1.Các chỉ tiêu đo lường hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩutheo chiều rộng

- Số lượng thị trường xuất khẩu (Tn) Công thức Tn = Tn-1 + (Tm + T k – Td)

Trong đó: Tn : Số thị trường xuất khẩu năm n Tn-1: Số thị trường xuất khẩu năm n-1 Tm : Số thị trường mới mở trong năm

Tk : Số thị trường khôi phục trong năm Td : Số thị trường để mất trong năm

Nếu Tn tăng đều và ổn định qua các năm, chứng tỏ hoạt động mở rộngthị trường xuất khẩu của doanh nghiệp có hiệu quả Ngược lại, nếu Tn không

Trang 17

đổi, giảm hay có xu hướng biến động bất thường thì hoạt động mở rộng thịtrường còn nhiều yếu kém.

- Số lượng thị trường mới tăng bình quân Công thức: t1 + t2 +….+tn

t =

n

Trong đó: t: tốc độ tăng số lượng thị trường xuất khẩu bình quân t1, t2 , …tn : số lượng thị trường xuất khẩu thực hàng năm n: số năm trong giai đoạn

Khi t <0: hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu kém hiệu quả, thịtrường xuất khẩu đang ngày càng bị thu hẹp theo phạm vi địa lý, sản phẩmkhông xâm nhập được vào thị trường mới hay số lượng thị trường mới mởnhỏ hơn số lượng thị trường mất đi.

Khi t = 0: hoạt động mở rộng thị trường không đem lại hiệu quả, doanhnghiệp chỉ duy trì được hoạt động của mình trên những thị trường hiện cóhoặc số lượng thị trường mới mà doanh nghiệp khai phá được chỉ bằng sốlượng thị trường mà doanh nghiệp để mất đi.

Khi t >0 : hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu có hiệu quả, sản phẩmđang chiếm lĩnh được các thị trường mới.

1.2.4.2.Các chỉ tiêu đo lường hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩutheo chiều sâu

- Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu liên hoàn (k)

Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu liên hoàn là một chỉ tiêu phản ánh mứcđộ tăng của kim ngạch xuất khẩu năm sau so với năm trước và được tính bằngcách lấy kim ngạch xuất khẩu sản phẩm của năm cần tính chia cho kim ngạchxuất khẩu sản phẩm của năm trước đó.

Trang 18

kn

Công thức: k = kn -1

Nếu k < 1 có nghĩa là kim ngạch xuất khẩu năm sau giảm đi so với nămtrước, điều này cho thấy hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiềusâu chưa hiệu quả, quy mô thị trường thu hẹp hoặc đã đạt mức bão hòa cầnđẩy mạnh mở rộng thị trường sang những thị trường mới.

Nếu k>1 tức là kim ngạch xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước, sảnphẩm xuất khẩu đã khai thác và đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường hiện tại,hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu khẩu theo chiều sâu đang hiệu quả.

Nếu k = 1 tức kim ngạch xuất khẩu năm sau bằng với năm trước đó, cónghĩa là quy mô thị trường không thay đổi theo chiều sâu.

- Tốc độ tăng quy mô thị trường bình quân (K)

Công thức : K = (k1.k2 … kn)1/n

Trong đó:

K: tốc độ tăng quy mô thị trường bình quân

k1, k2,…kn là tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu liênhoàn

n: số năm

Nếu K= 1 có nghĩa là quy mô thị trường hiện tại của doanh nghiệp khôngđổi, doanh nghiệp không thể thâm nhập sâu hơn vào thị trường đã chiếm lĩnhđược mà chỉ duy trì được thị phần của mình, cần mở rộng ra những thị trườngmới.

Nếu K < 1 có nghĩa là quy mô bình quân của doanh nghiệp ngày càng bịthu hẹp, doanh nghiệp đang mất dần thị phần của mình trên những thị trườnghiện tại, công tác mở rộng thị trường chưa hiệu quả.

Trang 19

Nếu K >1 có nghĩa là quy mô thị trường của doanh nghiệp ngày càngđược mở rộng, sản phẩm ngày càng chiếm lĩnh được thị trường, công tác mởrộng thị trường có hiệu quả.

1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu

1.2.5.1 Các nhân tố thuộc về quốc gia xuất khẩu

Chủng loại và chất lượng sản phẩm

Tốc độ mở rộng thị trường xuất khẩu nhanh hay chậm phụ thuộc trướchết vào chủng loại sản phẩm đó Nếu sản phẩm của doanh nghiệp là mặt hàngđang có nhu cầu lớn, mức độ tiêu thụ mạnh trên nhiều thị trường thì chắcchắn việc mở rộng thị trường sẽ dễ dàng hơn so với những sản phẩm mà nhucầu tiêu dùng hạn chế Nếu chủng loại sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thịtrường nhập khẩu, mức độ tiêu thụ mạnh thì việc mở rộng thị trường sẽ dễdàng hơn so với các sản phẩm mà nhu cầu hạn chế.

Hiện nay, khi trên mỗi một quốc gia trên thế giới đều có những quy định,tiêu chuẩn riêng về chất lượng sản phẩm thì chất lượng sản phẩm giữ vai tròquyết định tới sự thành bại của sản phẩm Sản phẩm có chất lượng tốt bao giờcũng được khách hàng tin dùng và lựa chọn đầu tiên do đó việc mở rộng thịtrường sẽ có nhiều thuận lợi Hơn nữa, sản phẩm có chất lượng tốt sẽ làm tăngtính cạnh tranh của sản phẩm so với các đối thủ cạnh tranh, vì vậy sản phẩmsẽ nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường.

Nguồn lực của doanh nghiệp

Nguồn lực của doanh nghiệp bao gồm khả năng tài chính, khả năng sảnxuất, nguồn nhân lực… Khi nguồn lực của doanh nghiệp được đảm bảo, khảnăng tài chính lớn sẽ quyết định tới quy mô của doanh nghiệp trên thị trườngquốc tế Khả năng tài chính lớn tức là việc cung cấp chi phí cho công tác xúctiến thương mại, nghiên cứu thị trường được đảm bảo, khả năng mở rộng thị

Trang 20

trường xuất khẩu sẽ dễ dàng hơn Ngoài ra, nguồn nhân lực của doanh nghiệpkhi được trang bị tốt về kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ, sự am hiểu về thịtrường quốc tế, thông thạo ngoại ngữ thì những định hướng, chiến lược pháttriển sẽ xác thực hơn, doanh nghiệp nhanh chóng cập nhập những diễn biếncủa thị trường xuất khẩu một cách chính xác, nắm bắt được thời cơ và dự báođược nhu cầu, rủi ro thể xảy ra khi mở rộng thị trường.

Chính sách hỗ trợ, phát triển thị trường của nhà nước

Mỗi một quốc gia khi tham gia vào thương mại quốc tế đều có nhữngchính sách kinh tế chi phối hoạt động xuất khẩu của quốc gia mình nhằm điềutiết hoạt động xuất khẩu và mở rộng thị trường đối với từng ngành hàng vàmặt hàng cụ thể Chính sách của nhà nước càng thông thoáng và hỗ trợ chodoanh nghiệp thì hoạt động xuất khẩu sẽ diễn ra thuận lợi hơn, doanh nghiệptích cực đẩy mạnh xuất khẩu Bên cạnh đó, mức độ mở cửa nền kinh tế đóngvai trò rất lớn trong việc mở rộng thị trường, chính sách kinh tế đối ngoại nhànước sẽ chi phối toàn bộ hoạt động xuất khẩu Nhà nước càng tích cực thamgia ký kết các hiệp định thương mại đa phương, song phương, tham gia vàocác tổ chức quốc tế và khu vực thì khả năng tìm kiếm thị trường cho sảnphẩm xuất khẩu sẽ ngày càng được mở rộng.

1.2.5.2.Các nhân tố thuộc về nước nhập khẩu

Nhu cầu thị trường về sản phẩm và mức độ cạnh tranh trên thịtrường nhập khẩu

Nhu cầu về sản phẩm và mức độ cạnh tranh trên thị trường nhập khẩu làyếu tố để xác định chiến lược mở rộng thị trường Sản phẩm khi có nhu cầunhập khẩu lớn sẽ dễ dàng thâm nhập được vào thị trường hơn là những sảnphẩm chỉ có nhu cầu thấp hoặc không có nhu cầu Nhu cầu sản phẩm ở đâykhông đơn giản chỉ là số lượng, chủng loại sản phẩm mà bao hàm cả chấtlượng sản phẩm, giá cả, mẫu mã, bao bì…Do đó, trong công tác mở rộng thị

Trang 21

trường doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược cụ thể đối với từng nhu cầu củasản phẩm Bên cạnh đó, khi tiến hành hoạt động mở rộng thị trường cácdoanh nghiệp còn phải đối mặt với sự cạnh tranh lớn tại thị trường nhập khẩumà trước hết đó là những doanh nghiệp tại chính nước nhập khẩu Các đối thủcạnh tranh này luôn có ưu thế trong việc khai thác thị trường do nắm vữngnhu cầu, thị hiếu tiêu dùng của khách hàng Thêm vào đó, các doanh nghiệpnày đều có những chính sách ưu đãi của Chính phủ và sự ưu đãi của ngườitiêu dùng trong nước Do đó, khi xâm nhập thị trường cần chú ý tới lợi íchcủa các doanh nghiệp đó, tránh gây tổn hại lợi ích của họ như trong một sốtrường hợp bán phá giá Bên cạnh đó là sự cạnh tranh của các doanh nghiệpnước ngoài đang trong quá trình xâm nhập thị trường cũng là trở ngại lớntrong quá trình mở rộng thị trường Mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt thìcơ hội xuất khẩu càng ít, khó có thể khai thác sâu vào thị trường.

Chế độ ưu đãi đối với hàng hóa nước xuất khẩu

Trong quan hệ kinh tế quốc tế, tùy thuộc vào mức độ hợp tác mà cácnước giành cho nhau những ưu đãi nhất định Mức độ ưu đãi đối với mộtquốc gia xuất khẩu sẽ tác động trực tiếp tới khả năng cạnh tranh của sản phẩmnước đó trên thị trường quốc gia nhập khẩu Nó có thể tạo điều kiện nhưngđồng thời cũng tạo những cản trở đối với hoạt động xuất khẩu mở rộng thịtrường Mức độ ưu đãi càng cao thì sản phẩm càng dễ dàng thâm nhập đượcvào thị trường Ngược lại, mức độ ưu đãi thấp đặc biệt tương quan đối với cácđối thủ cạnh tranh thì sản phẩm khó có thể đứng vững được trên thị trường,khả năng mở rộng thị trường là rất khó.

Tình hình kinh tế, chính trị của quốc gia nhập khẩu

Nền kinh tế của một quốc gia tăng trưởng hay giảm sút đều ảnh hưởngtrực tiếp tới đời sống nhân dân tại các quốc gia đó, qua đó tác động tới nhucầu nhập khẩu hàng hóa Nếu nền kinh tế tăng trưởng, ổn định sẽ tạo điều

Trang 22

kiện có mức sống nhân dân tăng cao nhu cầu nhập khẩu sẽ tăng lên Ngượclại, khi nền kinh tế suy thoái, mức sống của nhân dân giảm sút, khả năng tiêudùng và chi trả hàng nhập khẩu giảm.

Nếu nước nhập khẩu có tình hình chính trị không ổn định như chiếntranh, bạo động, nội chiến, bãi công…thì khi đó môi trường kinh doanhkhông an toàn và không hấp dẫn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Lúc đó,doanh nghiệp khi xuất khẩu tiềm ẩn nhiều rủi ro về thanh toán, mất hàng hóa,các mối liên kết kinh doanh bị phá vỡ Trong những trường hợp như vậy,doanh nghiệp cần nhanh chóng rút lui tại thị trường hiện tại và tìm kiếmnhững thị trường mới.

1.2.6 Các vấn đề đặt ra để mở rộng thị trường xuất khẩu

- Xác định mặt hàng mà thế giới đang có nhu cầu để tập trung nguồn lựcvào sản xuất trong đó nhà nước bước đầu hỗ trợ trong việc chuẩn bị sản xuấthay chế biến sản phẩm nó phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Xây dựng giải pháp sản xuất mặt hàng xuất khẩu phù hợp với điều kiện,đặc điểm và lợi thế của quốc gia.

- Hoạch định các công cụ trợ giúp phù hợp với cam kết kinh tế quốc tếcho doanh nghiệp hướng vào xuất khẩu tránh trường hợp doanh nghiệp hướngvào xuất khẩu lạm dụng chính sách để kinh doanh không hợp lý, minh bạchcụ thể hóa chính sách, giảm bớt sự những thủ tục giấy tờ không cần thiết gâykhó khăn cho doanh nghiệp hướng về xuất khẩu.

- Nhà nước tiến hành đầu tư vào các ngành then chốt để yểm trợ cho sảnphẩm xuất khẩu được xác định, dùng lợi thế xuất khẩu để đổi mới công nghệsản xuất sản phẩm, nới lỏng bảo hộ mậu dịch để nâng cao năng lực cạnh tranhcủa sản phẩm nội địa.

Trang 23

1.2.7 Một số biện pháp mở rộng thị trường xuất khẩu

Mở rộng thị trường đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của hoạtđộng xuất khẩu của quốc gia nói chung và doanh nghiệp nói riêng Thị trườngxuất khẩu được mở rộng sẽ làm tăng số lượng thị trường xuất khẩu của quốcgia, doanh nghiệp; gia tăng khối lượng hàng hóa xuất khẩu; góp phần tạo việclàm, nâng cao giá trị, tạo đà tăng trưởng kinh tế và tạo lập vị thế của quốc giatrên thị trường thế giới Do đó, mở rộng thị trường là chiến lược phát triển màmọi quốc gia và doanh nghiệp hướng tới Hoạt động mở rộng thị trườngthường bao gồm các hoạt động:

- Nghiên cứu thị trường xuất khẩu:

Nghiên cứu thị trường xuất khẩu là việc thu thập thông tin về thị trườngxuất khẩu, xử lý thông tin và đưa ra các kết luận về đặc điểm của thị trường.Nghiên cứu thông tin về thị trường bao gồm nghiên cứu về nhu cầu, thị hiếu,hành vi tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh, cách thức tổ chức mạng lưới kênh phânphối thị trường, các yếu tố về chính trị, tình hình phát triển kinh tế, chính sáchnhập khẩu, rào cản thương mại… tại quốc gia nhập khẩu.

Đối với các doanh nghiệp, nghiên cứu thị trường chủ yếu bao gồmnghiên cứu về nhu cầu, thị hiếu, đối thủ cạnh tranh và các tiêu chuẩn kỹ thuậtđặt ra đối với sản phẩm Nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng và nhanhchóng giúp doanh nghiệp sớm nắm bắt được cơ hội kinh doanh, lựa chọn đốitác, thị trường, cách thức thâm nhập thị trường và tham gia vào hệ thống phânphối hàng hóa của quốc gia nhập khẩu để chiếm lĩnh thị trường.

Đối với nhà nước, nghiên cứu thị trường chủ yếu là bao gồm nghiên cứuvề đặc điểm kinh doanh quốc tế, chính sách nhập khẩu và các yếu tố vĩ mônhằm cung cấp thông tin cho doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất khẩuđồng thời đưa ra những định hướng, chính sách phát triển và hỗ trợ hợp lý chocác doanh nghiệp Việc nghiên cứu thị trường của nhà nước thường diễn ra

Trang 24

thông qua hoạt động của các thương vụ, đại sứ quán ở nước ngoài, hiệp hộingành nghề, mối quan hệ ngoại giao của nhà nước….

- Xúc tiến thương mại:

Xúc tiến thương mại là họat động nhằm quảng bá, giới thiệu hình ảnh vềdoanh nghiệp, sản phẩm, đất nước đến với khách hàng Đây là biện pháp quantrọng để thúc đẩy hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu Xúc tiến thươngmại bao gồm các hoạt động:

+ Quảng cáo, giới thiệu sản phẩm xuất khẩu với khách hàng thông quahoạt động quảng cáo trên các phương tiện truyền thông (như truyền hình, quaInternet, ấn phẩm, báo chí, áp phích, biển hiệu…), thông qua việc tham giacác hội chợ triển lãm trong và ngoài nước và tổ chức các chương trình khuyếnmại.

+ Thiết lập các văn phòng đại diện thương mại tại thị trường xuất khẩu.Văn phòng đại diện thương mại là cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường,đối tác và khách hàng nước ngoài Thông qua hoạt động của các văn phòngđại diện, doanh nghiệp có điều kiện thu thập thông tin về thị trường bạn hàngnhu cầu một cách nhanh chóng, đầy đủ, thường xuyên, có cơ hội tiếp xúc trựctiếp với các đối tác đồng thời giảm chi phí giao dịch và tiến hành đàm phámmột cách nhanh chóng thuận tiện Bên cạnh đó, văn phòng đại diện đượcthành lập sẽ tạo điều kiện cho các đối tác và khách hàng dễ dàng tiếp cận, tìmhiểu về sản phẩm và doanh nghiệp để từ đó tạo điều kiện cho sự hợp tác kinhdoanh Hoạt động của cơ quan đại diện được diễn ra một cách hiệu quả là tiềnđề để doanh nghiệp thiết lập mối quan hệ làm ăn lâu dài đồng thời tạo lập uytín doanh nghiệp trên thị trường thúc đẩy mở rộng thị trường, thu hút đối táckinh doanh.

Trang 25

- Xây dựng thương hiệu sản phẩm

Sản phẩm có thương hiệu là những sản phẩm đã được qua kiểm nghiệmvề chất lượng, uy tín, đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật do đó sản phẩm cóthương hiệu luôn được người tiêu dùng lựa chọn, khả năng tiêu thụ mạnh, dễdàng thâm nhập được vào thị trường Đối với các doanh nghiệp, xây dựngthương hiệu sản phẩm đồng nghĩa với việc khẳng định vị trí của doanh nghiệptrên thị trường Thương hiệu được xây dựng sẽ tạo dựng hình ảnh tốt về sảnphẩm, doanh nghiệp đối với người tiêu dùng, thị trường trong và ngoài nước.Việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm hiện nay của các doanh nghiệpthường tốn nhiều chi phí và thời gian Để xây dựng được thương hiệu doanhnghiệp trước hết cần đảm bảo về chất lượng sản phẩm, mẫu mã, kiểu dángcông nghiệp, bao bì, lô gô cho sản phẩm Tiếp theo là việc tạo lập uy tíndoanh nghiệp trên thị trường trong quá trình sản xuất kinh doanh Đặc biệt đốivới các doanh nghiệp xuất khẩu thì đó là vấn đề tiêu chuẩn kỹ thuật, khả năngcung cấp hàng đủ về số lượng và chính xác về thời gian, phương thức tiếnhành giao dịch và thanh toán hợp đồng.

Trang 26

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNGXUẤT KHẨT RAU QUẢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG

Thanh long và nấm là hai mặt hàng luôn đứng ở vị trí đầu về kim ngạchxuất khẩu Trong đó, thanh long là mặt hàng có sức phát triển mạnh nhất sovới các ngành hàng trái cây xuất khẩu cả về phạm vi thị trường và sản lượng.Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu thanh long đạt hơn 5,8 triệu USD, năm 2004tăng lên gần 6,6 triệu USD, năm 2005 hơn 10 triệu USD, năm 2006 đạt gần13,3 triệu USD, tháng 10/ 2007 đạt 13,2 triệu USD gần bằng năm 2006.(Nguồn: Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư, năm 2007, link:www.itpc.hochiminhcity.gov.vn) Thanh long của Việt Nam đã xuất khẩu

Trang 27

sang các thị trường khu vực như Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan,Singapore, Thái Lan….và có mặt tại một số thị trường Châu Âu như Pháp, HàLan, Đức.

Nấm là mặt hàng mà Việt Nam có nhiều tiềm năng để sản xuất và xuấtkhẩu Hiện tại Việt Nam đang đứng thứ 3 trên thế giới về xuất khẩu nấmtrong khi đó nhu cầu về nấm ăn thế giới rất lớn, trung bình tiêu thụ khoảng 15triệu tấn nấm rơm/ năm Bên cạnh đó đây là sản phẩm có mức giá cao nhưnấm mỡ muối khoảng 1.200USD/tấn; mộc nhĩ, nấm hương, nấm rơm từ 1.700– 6.500 USD/tấn và nếu được chế biến thành đồ hộp thì giá trị đem sẽ còn caohơn rất nhiều.(Nguồn: Bản tin xuất khẩu – Cục xúc tiến thương mại – BộCông thương số 67 tháng 3/2008) Nấm rơm của Việt Nam đã xuất khẩu đượcsang một số các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, EU…

Rau quả xuất khẩu trong những năm qua đã được mở rộng thêm một sốloại trái cây, rau đặc sản của Việt Nam và ngày càng được biết đến trên thếgiới như Bưởi Năm Roi xuất khẩu sang Trung Quốc, Hồng Không, Na Uy,Thụy Điển, nhãn được xuất sang Trung Quốc, Đài Loan Các mặt hàng chômchôm, chanh, chuối cũng đang gây được chú ý mạnh ở nước ngoài bởi khảnăng cung cấp trái vụ Mãng cầu, xoài và các loại trái cây khác cũng đã ra mắtthị trường Trung Quốc, Hồng Công, Pháp, Hà Lan….Mặc dù, các sản phẩmđược chào bán số lượng nhỏ, hàng gởi máy bay nhưng đã được thị trường cácnước chấp nhận về mẫu mã, chất lượng

Về kim ngạch xuất khẩu

Với những điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất cùng với xu hướnghội nhập kinh tế quốc tế, rau quả Việt Nam trong những năm gần đây đã cónhững bước phát triển đáng kể Hiện nay, rau quả trở thành một trong nhữngmặt hàng nông sản xuất khẩu có thế mạnh, đạt hiệu quả kinh tế và cho kimngạch xuất khẩu cao.

Trang 28

Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam giai đoạn 2000 -3/ 2008

Năm Kim ngạch xuất khẩu rau quả(Triệu USD)

Trang 29

Theo hình 2.1 và 2.2 ta thấy, thời kỳ 2001-2003, kim ngạch xuất khẩurau quả bị giảm sút mạnh Năm 2001, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạtmức kim ngạch cao 344,3 triệu USD tăng 61,56% so với năm 2000 Năm2002, tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả sụt giảm mạnh chỉ đạt 221,2 triệuUSD giảm 35,75 % so với năm 2001 Nguyên nhân chủ yếu là do giá xuấtkhẩu giảm sút và lượng xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, một thị trườngchiếm tỷ trọng lớn nhất gặp khó khăn, đặc biệt đối với các loại quả tươi.

Trong những năm gần đây, với những nỗ lực của cả doanh nghiệp và nhàsản xuất, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã liên tục tăng trưởng,từ mức 151,5 triệu USD năm 2004 lên 263 triệu USD vào năm 2006 tăng10,01% so với năm 2005 (235,5 triệu USD) Sang năm 2007, mặc dù tháchthức đặt ra cho ngành rau quả là rất lớn từ việc Việt Nam gia nhập gia nhậpWTO, song với những chính sách phát triển đúng đắn, xuất khẩu rau quả vẫntăng trưởng mạnh, đạt 305,641 triệu USD tăng 17,79% so với năm 2006,trung bình giai đoạn 2000 – 2007 kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng 8,56%.Trên đà thắng lợi của kim ngạch xuất khẩu nói chung và rau quả nói riêng,năm 2008 kim ngạch rau quả vẫn tiếp tục đạt được những bước tiến mới Tính

Trang 30

tới tháng 4/2008, kim ngạch xuất khẩu rau quả đã đạt 118,1 triệu USD tăng14,8% so với cùng kỳ năm 2007 ( Nguồn: (Nguồn: Thời báo kinh tế ViệtNam, năm 2008, link: http://www.vneconomy.vn)

2.1.2 Thực trạng mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam

2.1.2.1.Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau quả Việt Nam

Việt Nam với đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với nhiều loại rauquả nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới nên có điều kiện phát triển ngành rau quả.Tận dụng được những điều kiện thuận lợi này, Việt Nam đã sớm và ngàycàng phát triển sản xuất rau quả, trở thành một ngành sản xuất nông nghiệpquan trọng.

Hiện nay, Việt Nam sản xuất rau thuộc nhóm cao nhất thế giới, bìnhquân khoảng 116 kg/người/năm, cao hơn mức tiêu thụ của các nước pháttriển, như Hàn Quốc (93 kg), Nhật (52 kg) Trong 10 năm trở lại đây, ngành

rau Việt Nam là ngành có tốc độ phát triển nhanh, khoảng 8,5%/năm (Nguồn:

Thời báo kinh tế Việt Nam, 2007, link: http://www.vneconomy.vn)

Với những nỗ lực và sự tập trung đầu tư, nghiên cứu, trong những nămqua diện tích trồng rau quả nước ta đã tăng lên nhanh chóng Với những lợithế về điều kiện tự nhiên, khu vực Đồng bằng Sông Hồng trở thành vùng sảnxuất rau lớn nhất nước, còn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sảnxuất quả chủ yếu của cả nước Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn, năm 2007 cả nước có trên 1,4 triệu ha rau, quả cho thu hoạchtrên 6,5 triệu tấn trái cây, 9,6 triệu tấn rau, là một tiềm năng rất lớn cho xuất

khẩu (Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam, 2007, link:

Những năm trở lại đây, Việt Nam đã tăng cường đầu tư và mở rộng quymô sản xuất rau quả, thành lập rất nhiều cơ sở sản xuất cỡ lớn, như xoài ở

Trang 31

Tiền Giang, thanh long ở Bình Thuận, vải thiều ở Bắc Giang, bưởi Năm Roi ởVĩnh Long, nho ở Ninh Thuận Do điều kiện khí hậu nhiệt đới nên rau quả dễtrồng, đầu tư ít nhưng sản lượng cao, nên Việt Nam rất có tiềm năng trongviệc sản xuất rau quả Một số địa phương ở Việt Nam đã thành lập các hợptác trồng cùng một loại rau quả, nhằm tăng cường quản lý canh tác, để các sảnphẩm đạt được tiêu chuẩn xuất khẩu Tuy nhiên, rau quả là mặt hàng nôngnghiệp nhập khẩu lớn nhất thế giới với doanh số hàng năm lên đến 103 tỷUSD, so với chỉ có 9 tỷ cho lúa gạo song rau quả Việt Nam xuất khẩu lạichiếm một tỷ lệ thấp, chiếm 0,2% thị phần của cả thế giới (trong lúc xuấtkhẩu gạo đã đạt được 15%) năm 2005 Điều này cho thấy, tiềm năng pháttriển rau quả Việt Nam sang các thị trường trên thế giới là rất lớn.(Nguồn: Sựchuyển mình của sản xuất nông nghiệp, 2008,link: www.vietlinh.vn)

2.1.2.2.Thực trạng thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam

Dưới tác động của hội nhập, xuất khẩu rau quả Việt Nam đã có nhữngbước phát triển mới Xu hướng hội nhập đã mở ra những cơ hội, điều kiện mởrộng thị trường và là điều kiện tốt cho sản xuất phát triển Trong những nămvừa qua, thị trường rau quả có xu hướng phát triển nhanh Các mặt hàng rauquả của Việt Nam hiện đã có mặt trên 50 quốc gia trên thế giới.

Bảng 2.2: Một số thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam giai đoạn2001 – 2007

Đơn vị: Triệu USD

Trang 32

Năm TrungQuốc

Tổng kimngạch xuất

(Nguồn: Rau hoa quả Việt Nam, 2007, link: www.rauhoaquavietnam.vn)

Rau quả của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường TrungQuốc, Nhật Bản, Đài Loan, Nga, Mỹ Nếu năm 2001, Trung Quốc là thịtrường xuất khẩu rau quả chính của Việt Nam chiếm 41,2% tổng kim ngạchxuất khẩu của Việt Nam thì gần đây kim ngạch tại thị trường này có xu hướnggiảm mạnh.Trong khi đó, các thị trường như Nhật Bản, Đài Loan lại có xuhướng nhập khẩu rau quả của Việt Nam khá ổn định, hàng năm xuất khẩu trên25 triệu USD (Nguồn: Tính toán bảng số liệu 2.1) Bên cạnh đó, các thịtrường Mỹ và Nga có vị trí cách xa Việt Nam nhưng kim ngạch xuất khẩu rauquả lại có tốc độ tăng mạnh Điều này cho thấy, rau quả Việt Nam ngày càngđược ưa chuộng, thị trường ngày càng được mở rộng.

Hình 2.3: Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang một sốthị trường giai đoạn 2001 – 2007

Đơn vị: Triệu USD

Trang 33

(Nguồn: Rau hoa quả Việt Nam, 2007, link: www.rauhoaquavietnam.vn)

Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất Châu Á đồngthời cũng là thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam Các mặthàng rau quả nhập khẩu chủ yếu là chuối, nho, cam, táo, cần tây, đậu hạt,nấm Trung Quốc nhập khẩu chủ yếu từ Hoa Kỳ, Chi lê, Philippin, Ecuador,Niu Di lân và các nước Đông Nam Á Trong đó, các nước ASEAN – 10 vàHồng Công chiếm 68% tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả vào thị trườngTrung Quốc Khi xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc, các nhàcung cấp nước ngoài có thể xuất khẩu hàng thông qua các công ty nhập khẩuphân phối, các nhà nhập khẩu nhỏ, các công ty mua gom, đóng gói cũng nhưcung cấp trực tiếp cho các nhà bán lẻ lớn

Trong những năm trở lại đây, hoạt động hoạt động xuất khẩu rau quả củaViệt Nam sang Trung Quốc đạt được mức gia tăng đáng kể Năm 2001 là nămxuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đạt mức giá trịcao nhất 144,6 triệu USD, đây cũng là năm hoạt động xuất khẩu rau quả củaViệt Nam đạt được mức tăng trưởng cao nhất Những năm tiếp theo kimngạch xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc suy giảm nghiêm trọng, năm 2002

Trang 34

chỉ đạt 59,8 triệu USD giảm 58,92% so với năm 2001, năm 2003 đạt 49,4triệu USD giảm 17,39% so với năm 2002 và năm 2006 chỉ còn 24,61 triệutấn Năm 2007 kim ngạch xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc đạt 27,229triệu USD Nguyên nhân của tình trạng kim ngạch sụt giảm một phần là do sựbất lợi về thuế Năm 2002, Trung Quốc và Thái Lan đã ký kết Hiệp định TháiLan – Trung Quốc (gọi tắt là Hiệp định Thái – Trung) về sản phẩm rau quả vàcó hiệu lực từ tháng 10 năm 2003 Theo đó, mức thuế mà Trung Quốc ápdụng đối với nhập khẩu rau quả của Thái Lan là 0% còn đối với Việt Nam là27% Chính vì vậy, rau quả của Thái Lan – vốn là đối thủ cạnh tranh lớn nhấtcủa Việt Nam được xuất khẩu mạnh vào thị trường Trung Quốc do những ưuđãi thuế quan khiến cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu khó có khả năng cạnhtranh về giá Vì vậy, kim ngạch rau quả của Việt Nam sang thị trường TrungQuốc sụt giảm một cách đáng kể Mặc dù, theo lộ trình cắt giảm thuế quangiữa khu vực ASEAN và Trung Quốc tới năm 2005 còn 1,67% song vẫn bấtlợi hơn so với Thái Lan, gây nản lòng tới các doanh nghiệp Việt Nam xuấtkhẩu rau quả sang thị trường này do vậy hạn chế khả năng mở rộng thị trườngrau quả Việt Nam (Nguồn:Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư, năm2007, link:www.itpc.hochiminhcity.gov.vn)

Về mặt hàng, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốcnhững mặt hàng: thanh long, chuối, dứa, xoài, dừa, vải, nhãn, chôm chôm,dưa hấu; dưa chuột, khoai tây, đậu quả các loại, măng ta, cà chua, nấm; hạttiêu, gừng, ớt, giềng, nghệ, tỏi

Trong chính sách quản lý nhập khẩu, Trung Quốc áp dụng các mức thuếnhập khẩu tương đối cao và chính sách phi thuế quan khá chặt chẽ Thuế suấttrung bình phổ thông đối với các loại rau chủ yếu khoảng 70% (thuế suấtMFN tương ứng là 13%), trừ một số mặt hàng như nấm, măng, hành khô hoặcsơ chế, có thuế suất phổ thông cao hơn, khoảng 80% - 90% (thuế suất MFN

Trang 35

vẫn là 13%); nhưng các loại hạt giống rau có thuế suất MFN khoảng 0-8%,các loại đậu, lạc thuế MFN khoảng 30% Riêng các loại quả tươi, khô có thuếsuất cao hơn Thuế suất MFN trung bình với quả khoảng từ 30%-50% (thuếphổ thông lên tới 100%) (Nguồn: Rau hoa quả Việt Nam, năm 2007, link:www.rauhoaquavietnam.vn)

Thị trường Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam.Đây là thị trường có mức sống của người dân cao nên nhu cầu về hàng hóa rấtlớn và đa dạng Trong lĩnh vực nhập khẩu rau quả, Nhật Bản thường nhậpkhẩu chủ yếu từ Mỹ, Mêhico, Niu Di Lân, Ôtrâylia, Trung Quốc Trong đó,Mỹ là nước cung cấp chủ yếu các mặt hàng hành, hoa lơ, măng tây, bí ngô.Niu Di Lân và Ôtrâylia thường cung cấp các loại rau quả tươi trái vụ và TrungQuốc cung cấp các loại rau quả tươi nhờ những ưu thế thuận lợi về địa lý.Mặc dù, các sản phẩm rau quả Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản chiếm tỷ lệkhông lớn trong cơ cấu nhập khẩu rau quả của Nhật Bản song Nhật Bản đanglà một trong ba thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam

Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Nhật Bảnqua các năm không ổn định, có năm tăng năm giảm nhưng nhìn chung mứcgiảm không lớn Theo bảng số liệu 2.3, năm 2001, kim ngạch đạt 13,7 triệuUSD chiếm 3,98% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả Sang năm 2002, mặcdù kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam giảm mạnh song kim ngạchxuất khẩu sang Nhật Bản lại tăng đạt 16,0 triệu USD tăng 16,78% so với năm2001 Đến năm 2003, mức kim ngạch sụt giảm nhẹ chỉ đạt 15,5 triệu USDgiảm 3,12% nhưng đến năm 2004, kim ngạch xuất khẩu rau quả của ViệtNam sang thị trường Nhật Bản lại tăng mạnh đạt 26,12 triệu USD, tăng68,51% so với năm 2003, chiếm 14,6% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả.Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu tiếp tục tăng đạt 28,98triệu USD nhưng bắtđầu có sự sụt giảm nhẹ trong những năm 27,57 triệu tấn năm 2006 giảm

Trang 36

4,86% so với năm 2005 Tới năm 2007, kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bảnchỉ đạt 26,426 triệu USD, chiếm 8,65% thị phần xuất khẩu rau quả của ViệtNam.

Trong những năm gần đây, Đài Loan luôn là một trong những thị trườngxuất khẩu rau hoa quả lớn của Việt Nam Đây là một thị trường nhiều tiềmnăng với thị hiếu tương đối đa dạng và không đòi hỏi quá cao về chất lượng.Hàng năm, Đài Loan nhập khẩu rau từ 130 – 145 triệu USD và nhập khẩu quảtừ 400 – 420 triệu USD (Nguồn: Trung tâm xúc tiến phát triển thương mạiHải Phòng, năm 2008, http://www.hptrade.com.vn) Trong số các loại quảnhập khẩu vào Đài Loan thì táo và lê là những sản phẩm được nhập nhiềunhất, nước này chủ yếu nhập khẩu hoa quả từ Hoa Kỳ Loại rau tươi mà ĐàiLoan nhập khẩu nhiều nhất là súp lơ xanh, súp lơ trắng, bắp cải và bắp cảitàu Thị trường nhập khẩu rau quả chủ yếu của Đài Loan là Hoa Kỳ, TrungQuốc và Việt Nam Hiện nay, Việt Nam đứng vị trí thứ 5 trong số các nướcvà khu vực xuất khẩu rau vào Đài Loan (sau Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan, NhậtBản), mỗi năm đạt khoảng trên 10 triệu USD rau và đứng thứ 8 về xuất khẩuquả vào Đài Loan (sau Mỹ, Chi Lê, Nhật Bản, New Zealand, Thái lan, TrungQuốc, Hàn Quốc), đạt trên 13 triệu USD (Nguồn: http://www.hptrade.com.vn, Trung tâm xúc tiến phát triển thương mại Hải Phòng, năm 2008)

Xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan nhìn chungđạt hiệu quả,trung bình hàng năm Đài Loan nhập khẩu 23,6 triệu USD rauquả từ Việt Nam Theo bảng số liệu 2.1, năm 2001, kim ngạch xuất khẩu rauquả sang Đài Loan đạt 23,3 triệu USD chiếm 6,76% thị phần xuất khẩu rauquả Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu có sự sụp giảm xuống còn 20,1 triệuUSD (giảm 13,73% so với năm 2001) song lại tăng lên 21,36 triệu tấn vàonăm 2003 Sang năm 2004, kim ngạch xuất khẩu sang Đài Loan lại giảm songkhông đáng kể đạt 20,47 triệu USD giảm 6,26% so với năm 2003 song có sự

Trang 37

phục hồi nhanh chóng và đạt mức tăng trưởng cao vào năm 2005 (đạt 26,36triệu USD tăng 28,77% so với năm 2004) và 2006 đạt 27,15% tăng 2,99% sovới năm 2005 Tới năm 2007, Đài Loan trở thành thị trường xuất khẩu số 1của rau quả Việt Nam đạt 29,476 triệu USD chiếm 9,64% thị phần xuất khẩu.Điều này cho thấy, trong thời gian tới thị trường Đài Loan vẫn là một thịtrường đầy tiềm năng đối với rau quả Việt Nam.

Hiện Đài Loan là thị trường nhập khẩu rau quả lớn của Việt Nam vớikim ngạch chiếm 10% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả của ViệtNam Bên cạnh đó, Đài Loan còn là thị trường trung gian cho rất nhiều loạisản phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường châu Âu, Mỹ và ĐôngÁ.

Các mặt hàng chủ yếu mà Việt Nam xuất sang Đài Loan gồm: bắp cải,dưa chuột, cà chua, nấm, chuối, thanh long, vải và xoài, ngoài ra có các loạigia vị như: hạt tiêu, gừng, ớt, giềng, nghệ, tỏi.

Nhìn chung, hàng rau quả của Việt Nam xuất khẩu sang Đài Loan cótăng song còn manh nhúm Lượng hàng xuất khẩu còn hạn chế, chưa tươngxứng với nhu cầu của thị trường và năng lực của Việt Nam Trong thời giantới, để tăng năng lực xuất khẩu cho hàng rau quả Việt Nam sang thị trườngĐài Loan, chúng ta cần quy hoạch thành những vùng rau quả lớn, có đủ khảnăng cung cấp được với số lượng lớn, tranh thủ những thời điểm trái vụ vàvào mùa mưa bão của Đài Loan (tháng 4 và 5 hàng năm) Bên cạnh đó, cầnchú ý tới công tác bảo quản, đóng gói và đảm bảo chất lượng vệ sinh an toànthực thẩm.

Trang 38

Hình 2.4: Cơ cấu thị trường xuất khẩu rau quả Việt Nam năm 2004 – 2007

(Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ bảng số liệu 2.2, Rau hoa quả Việt Nam,2007, link: www.rauhoaquavietnam.vn)Theo hình 2.4, năm 2007 Đài Loan trở thành thị trường xuất khẩu rauquả lớn nhất của Việt Nam chiếm 9,64%, tiếp theo là các thị trường TrungQuốc 8,91%, Nhật Bản 8,65%, Nga 7,33% và Mỹ 6,64%.

2.1.2.3 Đánh giá hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu rau quảcủa Việt Nam trong những năm qua

Những kết quả đạt được

- Các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả đã tích cực chủ động tìm hiểu thịtrường xuất khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu sang hơn 50 quốc gia trên thếgiới Bên cạnh những thị trường truyền thống (Trung Quốc, Đài Loan, NhậtBản, ASEAN…) hoạt động xuất khẩu rau quả có nhiều thuận lợi do gần vị tríđịa lý, chi phí vận chuyển thấp, rau quả Việt Nam trong những năm qua đã

Trang 39

được mở rộng thêm ra các thị trường mới như: Achentina, Li Băng, Quata,Môtitania, Áo, Estônia …Đặc biệt, rau quả Việt Nam đã có mặt tại những thịtrường được coi là khó tính trong việc yêu cầu chất lượng sản phẩm như Mỹ,EU… Đây cũng là những thị trường có nhu cầu lớn về nhập khẩu rau quả,trong đó EU là thị trường nhập khẩu quả nhiệt đới lớn nhất thế giới.

- Hoạt động xúc tiến thương mại mở rộng thị trường được quan tâm vàphát triển hơn trước, hiệp hội ngành hàng đóng vai trò quan trọng trong việccung cấp thông tin, tìm hiểu thị trường, tìm kiếm khách hàng, tổ chức cáccuộc triển lãm trong và ngoài nước quảng bá sản phẩm ra nước ngoài…

- Để mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả Nhà nước đã thực hiện rấtnhiều biện pháp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, các nhà kinh tế sản xuất, xuấtkhẩu rau quả thông qua nhiều biện pháp như hoàn thuế giá trị gia tăng cho rauquả xuất khẩu; thưởng xuất khẩu đổi với nhiều mặt hàng rau quả mới xuấtkhẩu; hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường Cụ thể, cácdoanh nghiệp xuất nhập khẩu rau quả được phép hoàn thuế tiêu thụ đặc biệtđối với mặt hàng rau quả xuất khẩu Đây là một trong những ưu đãi lớn đốivới xuất khẩu rau quả, điều này đã khuyến khích các doanh nghiệp tham gianhiều hơn vào lĩnh vực xuất nhập khẩu rau quả và đẩy mạnh xuất khẩu rauquả ra nhiều thị trường Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanhxuất nhập khẩu sản phẩm rau quả cũng được hưởng chế độ ưu đãi về thuếxuất nhập khẩu Ngoài ra, nhà nước còn tiến hành hỗ trợ lãi suất vay vốn ngânhàng đối với một số mặt hàng xuất khẩu trong đó có rau quả Chính phủ chovay với lãi suất thấp hơn 0,2%/tháng so với mức lãi suất cho vay xuất khẩucủa các ngân hàng thương mại.(Nguồn: Rau hoa quả Việt Nam, 2007, link:

Trang 40

Những mặt hạn chế

- Mặc dù đã có những tiến bộ nhất định khả năng mở rộng thị trường,thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam vẫn khá hạn chế, thị trường xuấtkhẩu nhỏ lẻ Hiện nay, rau quả Việt Nam xuất khẩu trên 50 quốc gia nhưng sốthị trường có giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 10 triệu USD còn rất ít, năm2007 bao gồm các thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Nga, Mỹ…

- Cơ cấu thị trường mất cân đối dẫn đến việc xuất khẩu chủ yếu phụthuộc vào một số thị trường những nước lân cận như Trung Quốc, Đài Loan.Xuất khẩu rau quả, đặc biệt là rau quả tươi sang các thị trường nhập khẩu lớnnhư Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản còn gặp nhiều trở ngại về công nghệ bảo quản vàchế biến cũng như khả năng đáp ứng các yêu cầu về hàng nhập khẩu của cácthị trường này.

- Khả năng phát triển thị trường rau quả của Việt Nam còn thiếu hiệuquả Hiện nay, Việt Nam chưa hình thành được các mặt hàng chủ lực, có địavị thống trị trên thị trường như dứa của Thái Lan, chuối của Philippin, rautươi và rau chế biến của Trung Quốc mặc dù Việt Nam có tiềm năng pháttriển các sản phẩm này là rất lớn và có khả năng cung cấp các sản phẩm cóchất lượng tốt, đảm bảo độ tươi mới mang hương vị đặc trưng và giá trị dinhdưỡng cao Thị phần hầu hết các mặt hàng rau quả Việt Nam còn ở mức hạnchế, chưa tạo được tác động chi phối đến thị trường thế giới.

- Kim ngạch xuất khẩu rau quả có mức tăng chậm và không ổn định Cơcấu các mặt hàng xuất khẩu còn chưa phù hợp Các mặt hàng rau, hoa, quảxuất khẩu chủ yếu là đóng hộp, sấy khô và một lượng rất nhỏ xuất tươi hoặccấp đông trong khi đó trên thế giới nhu cầu về nhập khẩu rau quả tươi lớn.Chủng loại sản phẩm xuất khẩu rau quả của Việt Nam khá phong phú songkhả năng cung ứng lại hạn chế, khó đáp ứng được khối lượng đặt hàng lớn.

Ngày đăng: 24/10/2012, 16:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Năm 2008, Bộ Công Thương Link: http://www.mot.gov.vn Link
2. Năm 2008, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Link: http://www.agroviet.gov.vn Link
3. Năm 2007, Công ty cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng Không.Link: http://www.airserco.vn/ Link
4. Năm 2007 – 2008, Hiệp hội trái cây Việt Nam Link: http://www.vinafruit.com/vinafruit/index.php5. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Link: http://www.vcci.com.vn/ Link
6. Năm 2008, Rau hoa quả Việt Nam Link: http://www.rauhoaquavietnam.vn Link
1. Công ty cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng Không, Năm 2008, Báo cáo Bán hàng chi tiết theo mặt hàng giai đoạn 2003 - 2007 Khác
3. PGS.TS Nguyễn Thị Hường, Năm 2001, Giáo trình Kinh doanh quốc tế, Tập 1, NXB Thống kê Khác
4. PGS. TS Nguyễn Thị Hường, Năm 2003, Giáo trình Kinh doanh quốc tế, Tập 2, NXB Lao động – Xã hội Khác
5. GS. TS Đỗ Đức Bình, PGS.TS Nguyễn Thường Lạng, Năm 2002, Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB Lao động – Xã hội Khác
6. Đỗ Hữu Vinh, Năm 2006, Marketing xuất nhập khẩu. NXB Tài Chính Khác
7. GS.TS. Võ Thanh Thu, Năm 2005, Quan hệ kinh tế quốc tế, NXB Thống Kê Khác
8.PGS.TS Nguyễn Duy Bột, Thương mại quốc tế và phát triển thị trường xuất khẩu, NXB Thống kê Khác
9.Tổng cục Thống kê, Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 20 năm đổi mới 1986 – 2005, NXB Thống kê - Hà NộiTạp chí Khác
3. Bộ Công thương - Tạp chí thương mại 4. Thời báo kinh tế Việt NamWebsite Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT - Mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không.DOC
BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT (Trang 6)
BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT - Mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không.DOC
BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT (Trang 6)
Hình 2.1: Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam giai đoạn  2000 – 4/2008 - Mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không.DOC
Hình 2.1 Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam giai đoạn 2000 – 4/2008 (Trang 28)
Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam giai đoạn 2000 -3/ 2008 - Mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không.DOC
Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam giai đoạn 2000 -3/ 2008 (Trang 28)
Hình 2.2. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam  giai đoạn 2001 – 2007 - Mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không.DOC
Hình 2.2. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam giai đoạn 2001 – 2007 (Trang 28)
Theo hình 2.1 và 2.2 ta thấy, thời kỳ 2001-2003, kim ngạch xuất khẩu rau quả bị giảm sút mạnh - Mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không.DOC
heo hình 2.1 và 2.2 ta thấy, thời kỳ 2001-2003, kim ngạch xuất khẩu rau quả bị giảm sút mạnh (Trang 29)
Hình 2.3: Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang một số thị trường giai đoạn 2001 – 2007 - Mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không.DOC
Hình 2.3 Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang một số thị trường giai đoạn 2001 – 2007 (Trang 32)
Hình 2.3: Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang một số thị trường giai đoạn 2001 – 2007 - Mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không.DOC
Hình 2.3 Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang một số thị trường giai đoạn 2001 – 2007 (Trang 32)
Hình 2.4: Cơ cấu thị trường xuất khẩu rau quả Việt Nam năm 2004 – 2007 - Mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không.DOC
Hình 2.4 Cơ cấu thị trường xuất khẩu rau quả Việt Nam năm 2004 – 2007 (Trang 38)
Hình 2.4: Cơ cấu thị trường xuất khẩu rau quả Việt Nam năm  2004 – 2007 - Mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không.DOC
Hình 2.4 Cơ cấu thị trường xuất khẩu rau quả Việt Nam năm 2004 – 2007 (Trang 38)
Hình 2.5: Doanh thu sản xuất kinh doanh năm 2003-2007 - Mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không.DOC
Hình 2.5 Doanh thu sản xuất kinh doanh năm 2003-2007 (Trang 47)
Bảng 2.3: Doanh thu sản xuất kinh doanh năm 2003-2007 - Mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không.DOC
Bảng 2.3 Doanh thu sản xuất kinh doanh năm 2003-2007 (Trang 47)
Hình 2.5: Doanh thu sản xuất kinh doanh năm 2003-2007 - Mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không.DOC
Hình 2.5 Doanh thu sản xuất kinh doanh năm 2003-2007 (Trang 47)
Bảng 2.3: Doanh thu sản xuất kinh doanh năm 2003-2007 - Mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không.DOC
Bảng 2.3 Doanh thu sản xuất kinh doanh năm 2003-2007 (Trang 47)
Hình 2.6: Cơ cấu doanh thu của công ty năm 2007 - Mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không.DOC
Hình 2.6 Cơ cấu doanh thu của công ty năm 2007 (Trang 48)
Hình 2.6: Cơ cấu doanh thu của công ty năm 2007 - Mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không.DOC
Hình 2.6 Cơ cấu doanh thu của công ty năm 2007 (Trang 48)
Bảng 2.6: Thị trường xuất khẩu rau quả của Công ty theo chủng loại - Mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không.DOC
Bảng 2.6 Thị trường xuất khẩu rau quả của Công ty theo chủng loại (Trang 53)
Bảng 2.6: Thị trường xuất khẩu rau quả của Công ty theo chủng loại - Mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không.DOC
Bảng 2.6 Thị trường xuất khẩu rau quả của Công ty theo chủng loại (Trang 53)
Bảng2.7: Số lượng thị trường rau quả giai đoạn 2003 –2007 - Mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không.DOC
Bảng 2.7 Số lượng thị trường rau quả giai đoạn 2003 –2007 (Trang 54)
Qua bảng ta thấy,trong những năm gần đây quy mô của thị trường Nga có xu hướng thu hẹp dần, liên tiếp trong hai năm ( 2006, 2007) kim ngạch sụt  giảm nghiêm trọng, cho thấy công tác mở rộng thị trường tại thị trường Nga  bắt đầu có sự bỏ ngỏ, hiệu quả hoạ - Mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không.DOC
ua bảng ta thấy,trong những năm gần đây quy mô của thị trường Nga có xu hướng thu hẹp dần, liên tiếp trong hai năm ( 2006, 2007) kim ngạch sụt giảm nghiêm trọng, cho thấy công tác mở rộng thị trường tại thị trường Nga bắt đầu có sự bỏ ngỏ, hiệu quả hoạ (Trang 57)
Bảng 2.11: Một số doanh nghiệp xuất khẩu lớn theo mặt hàng năm 2007 - Mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không.DOC
Bảng 2.11 Một số doanh nghiệp xuất khẩu lớn theo mặt hàng năm 2007 (Trang 61)
Bảng 2.11: Một số doanh nghiệp xuất khẩu lớn theo mặt hàng năm 2007 - Mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không.DOC
Bảng 2.11 Một số doanh nghiệp xuất khẩu lớn theo mặt hàng năm 2007 (Trang 61)
Bảng 2.12: Thời điểm sản xuất rau quả xuất khẩu của công ty T TJanFebMarAprMayJun - Mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không.DOC
Bảng 2.12 Thời điểm sản xuất rau quả xuất khẩu của công ty T TJanFebMarAprMayJun (Trang 65)
Bảng 2.12: Thời điểm sản xuất rau quả xuất khẩu của công ty - Mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không.DOC
Bảng 2.12 Thời điểm sản xuất rau quả xuất khẩu của công ty (Trang 65)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w