Đánh giá hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong những năm qua

Một phần của tài liệu Mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không.DOC (Trang 38 - 44)

ỨNG DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG

2.1.2.3. Đánh giá hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong những năm qua

Việt Nam trong những năm qua

Những kết quả đạt được

- Các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả đã tích cực chủ động tìm hiểu thị trường xuất khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu sang hơn 50 quốc gia trên thế giới. Bên cạnh những thị trường truyền thống (Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, ASEAN…) hoạt động xuất khẩu rau quả có nhiều thuận lợi do gần vị trí địa lý, chi phí vận chuyển thấp, rau quả Việt Nam trong những năm qua đã

được mở rộng thêm ra các thị trường mới như: Achentina, Li Băng, Quata, Môtitania, Áo, Estônia …Đặc biệt, rau quả Việt Nam đã có mặt tại những thị trường được coi là khó tính trong việc yêu cầu chất lượng sản phẩm như Mỹ, EU… Đây cũng là những thị trường có nhu cầu lớn về nhập khẩu rau quả, trong đó EU là thị trường nhập khẩu quả nhiệt đới lớn nhất thế giới.

- Hoạt động xúc tiến thương mại mở rộng thị trường được quan tâm và phát triển hơn trước, hiệp hội ngành hàng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin, tìm hiểu thị trường, tìm kiếm khách hàng, tổ chức các cuộc triển lãm trong và ngoài nước quảng bá sản phẩm ra nước ngoài…

- Để mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả Nhà nước đã thực hiện rất nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, các nhà kinh tế sản xuất, xuất khẩu rau quả thông qua nhiều biện pháp như hoàn thuế giá trị gia tăng cho rau quả xuất khẩu; thưởng xuất khẩu đổi với nhiều mặt hàng rau quả mới xuất khẩu; hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường. Cụ thể, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu rau quả được phép hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng rau quả xuất khẩu. Đây là một trong những ưu đãi lớn đối với xuất khẩu rau quả, điều này đã khuyến khích các doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào lĩnh vực xuất nhập khẩu rau quả và đẩy mạnh xuất khẩu rau quả ra nhiều thị trường. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu sản phẩm rau quả cũng được hưởng chế độ ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu. Ngoài ra, nhà nước còn tiến hành hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng đối với một số mặt hàng xuất khẩu trong đó có rau quả. Chính phủ cho vay với lãi suất thấp hơn 0,2%/tháng so với mức lãi suất cho vay xuất khẩu của các ngân hàng thương mại.(Nguồn: Rau hoa quả Việt Nam, 2007, link:

Những mặt hạn chế

- Mặc dù đã có những tiến bộ nhất định khả năng mở rộng thị trường, thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam vẫn khá hạn chế, thị trường xuất khẩu nhỏ lẻ. Hiện nay, rau quả Việt Nam xuất khẩu trên 50 quốc gia nhưng số thị trường có giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 10 triệu USD còn rất ít, năm 2007 bao gồm các thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Nga, Mỹ…

- Cơ cấu thị trường mất cân đối dẫn đến việc xuất khẩu chủ yếu phụ thuộc vào một số thị trường những nước lân cận như Trung Quốc, Đài Loan. Xuất khẩu rau quả, đặc biệt là rau quả tươi sang các thị trường nhập khẩu lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản còn gặp nhiều trở ngại về công nghệ bảo quản và chế biến cũng như khả năng đáp ứng các yêu cầu về hàng nhập khẩu của các thị trường này.

- Khả năng phát triển thị trường rau quả của Việt Nam còn thiếu hiệu quả. Hiện nay, Việt Nam chưa hình thành được các mặt hàng chủ lực, có địa vị thống trị trên thị trường như dứa của Thái Lan, chuối của Philippin, rau tươi và rau chế biến của Trung Quốc mặc dù Việt Nam có tiềm năng phát triển các sản phẩm này là rất lớn và có khả năng cung cấp các sản phẩm có chất lượng tốt, đảm bảo độ tươi mới mang hương vị đặc trưng và giá trị dinh dưỡng cao. Thị phần hầu hết các mặt hàng rau quả Việt Nam còn ở mức hạn chế, chưa tạo được tác động chi phối đến thị trường thế giới.

- Kim ngạch xuất khẩu rau quả có mức tăng chậm và không ổn định. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu còn chưa phù hợp. Các mặt hàng rau, hoa, quả xuất khẩu chủ yếu là đóng hộp, sấy khô và một lượng rất nhỏ xuất tươi hoặc cấp đông trong khi đó trên thế giới nhu cầu về nhập khẩu rau quả tươi lớn. Chủng loại sản phẩm xuất khẩu rau quả của Việt Nam khá phong phú song khả năng cung ứng lại hạn chế, khó đáp ứng được khối lượng đặt hàng lớn.

- Trình độ nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu rau, hoa quả ra nước ngoài của rất nhiều doanh nghiệp còn thấp, thiếu thông tin thị trường và giá cả. Phương thức thanh toán không phù hợp với thông lệ quốc tế trong xuất nhập khẩu loại hàng này và nhất là phương pháp tổ chức từ sản xuất đến tiêu thụ và xuất khẩu còn rất yếu kém. Bởi vậy, hầu hết những đơn vị xuất khẩu rau, hoa quả cũng mới chỉ chủ yếu xuất khẩu tiểu ngạch hoặc thu mua cung ứng cho bạn hàng nước ngoài theo từng lô hàng. Do đó trong quá trình mở rộng thị trường xuất khẩu khả năng cung ứng không ổn định, ngoài những thị trường lớn truyền thống thì những thị trường nhỏ mới mở sau một, hai năm xuất khẩu thường xuyên bị mất thị trường do đơn vị xuất khẩu chủ yếu là làm theo đơn đặt hàng mà chưa có sự chủ động trong việc tìm kiếm đối tác hay phát triển, củng cố sản phẩm của mình trên những thị trường đó.

Nguyên nhân những hạn chế

- Năng lực cạnh tranh của rau quả của Việt Nam không cao ảnh hưởng tới khả năng mở rộng thị trường. Nhiều sản phẩm rau quả xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vẫn chưa cạnh tranh được với những sản phẩm của các nước trong khu vực như Thái Lan, Philippin. Trong đó, những yếu tố làm hạn chế sức cạnh tranh của rau quả Việt Nam trong thời gian qua đó là:

+ Việc xây dựng thương hiệu mạnh cho rau quả Việt Nam trên thế giới vẫn chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức. Đa phần các doanh nghiệp xuất khẩu rau, hoa, quả không gắn được thương hiệu của doanh nghiệp vào sản phẩm. Không có thương hiệu riêng, khiến rau quả Việt Nam không tạo được chỗ đứng trên thị trường, nhiều sản phẩm rau quả Việt Nam bị người tiêu dùng ở nhiều nước hiểu lầm là các sản phẩm của Thái Lan, Trung Quốc. Thực tế cho thấy, mặc dù Việt Nam có nhiều loại trái cây ngon, nổi tiếng như xoài xất Hòa Lộc (Tiền Giang), Thanh Long (Bình Thuận), vải thiều Bắc Giang, nho Ninh Thuận, Bưởi Năm Roi (Vĩnh Long)…song vấn đề phát triển thương

hiệu sản phẩm đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay chủ yếu chỉ dừng lại ở việc tiến hành đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm. Một số lượng nhỏ các doanh nghiệp đã tiến hành đăng ký thương hiệu sản phẩm song ít quan tâm tới việc quảng bán thương hiệu nên thương hiệu sản phẩm trên thị trường quốc tế chưa thật sự nổi tiếng…Điều này làm hạn chế khả năng xâm nhập của rau quả Việt Nam trên thị trường thế giới.

+ Giá các sản phẩm rau quả của Việt Nam cao hơn so với rau quả cùng loại của các nước nhiệt đới khác. Ví dụ như so với sầu riêng Ri-6 Việt Nam bán lẻ 25.000 đồng/kg thì tại Thái Lan sầu riêng Mongthong khoảng 7.000 đồng/kg, Mongthong Thái bán ở Việt Nam chỉ 10.000-15.000 đồng/kg. Tương tự, bưởi năm roi Việt Nam xuất sang Trung Quốc giá lên đến 2-2,5 USD/kg, trong khi đó bưởi Trung Quốc xuất sang Hà Lan chỉ 50 cent/kg. Giá rau quả Việt Nam thường đắt hơn các nước khác là do sản lượng rau quả của chúng ta chưa nhiều, khâu vận chuyển, bảo quản thiếu chuyên nghiệp. Hiện nay, tỷ lệ hư hỏng sau bảo quả của trái cây Việt Nam ở mức 20 – 30%. (Nguồn: Giá rau quả Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực, 2007, www.thoisu.com). Đặc biệt, các chi phí dịch vụ cho xuất khẩu, nhất là chi phí vận tải của Việt Nam cũng cao hơn hẳn so với các nước trong khu vực. Đơn cử, giá cước vận chuyển tàu thuỷ của Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực như Thái Lan, giá cước hàng không cao gấp 1,5 lần và từ 200– 500USD/công lanh fit. Ngoài ra, chi phí vận chuyển đường dài bằng xe lạnh quá cao, chiếm khoảng 60% chi phí kinh doanh. Các hình thức vận chuyển khác chưa phổ biến như các nước khác, cước phí hàng không của Việt Nam cao nhất khu vực. (Nguồn: Cần nâng cao năng lực cho cây ăn trái Việt Nam trong xuất khẩu, 2007, link: http://www.bentretrade.gov.vn)

+ Hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ về giống, thu hoạch, bảo quản chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn sản xuất và chưa thực sự bám sát

thị trường về nhu cầu các mặt hàng và yêu cầu chất lượng sản phẩm. Đặc biệt là vấn đề bảo quản sản phẩm gây cản trở lớn tới khả năng xuất khẩu rau quả Việt Nam đến các thị trường xa. Đơn cử như xoài, vú sữa, chuối….có chất lượng tốt, mùi vị thơm ngon nhưng mỏng vỏ nên không cất giữ được lâu, không bảo quản được để chủ động độ chín đáp ứng nhu cầu thị trường Pháp, Nhật, Hà Lan, Ai Cập. Bên cạnh đó, hiện nay Việt Nam chưa có hệ thống sản xuất và cung ứng giống chuyên nghiệp. Do đó, người sản xuất thường mua những giống cây rẻ, trôi nổi trên thị trường hay trồng những giống cây truyền thống nên chủ yếu đã thoái hóa, nhiễm bệnh, chất lượng ngày càng giảm sút. Còn tại các nước trong khu vực do luôn cập nhật và đưa vào canh tác những giống mới lạ, có chất lượng tốt, năng suất cao, thời gian bảo quản lâu như dứa MD2, thanh long ruột đỏ, chôm chôm râu dài xanh, xoài ngọt…do đó chất lượng luôn đảm bảo, đồng đều và dễ dàng xâm nhập được thị trường.

+ Công tác quy hoạch các vùng trồng cây ăn quả, trồng rau để tạo ra những vùng sản xuất lớn, tập trung, chuyên canh cho rau, hoa, quả, sản xuất hàng hoá, tạo sản lượng lớn ổn định, chất lượng cao, có tính cạnh tranh đáp ứng cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu chưa đầy đủ. Số lượng các vùng chuyên canh như vải thiều Bắc Giang, vú sữa Lò Rèn, thanh long Bình Thuận, nho Ninh Thuận còn ít. Mặc dù sản lượng sản xuất được khá lớn nhưng khó đáp ứng được nhu cầu khách hàng do việc thu gom gặp khó khăn.

+ Sản xuất rau quả manh nhúm, nhỏ lẻ khiến cho sản phẩm khi xuất khẩu có kích thước, trọng lượng, hương vị, chất lượng không giống nhau. Việt Nam có khả năng cung cấp các mặt loại rau quả trái vụ do có điều kiện thuận lợi về khí hậu so với các đối thủ cạnh tranh khác như Thái Lan. Đó sẽ là lợi thế xuất khẩu để nâng cao thị phần rau quả và mở rộng thị trường xuất khẩu song thực tế cho thấy kỹ thuật canh tác sản xuất rau quả chủ yếu là mang tính

thời vụ do đó khả năng cung cấp các mặt hàng với số lượng lớn để tận dụng lợi thế và mở rộng khả năng chi phối tại các thị trường là khó thực hiện.

- Chất lượng các sản phẩm rau quả của Việt Nam chưa cao nên khả năng cung cấp tại các thị trường còn nhiều hạn chế. Nhiều giống rau quả của Việt Nam hiện nay chỉ phù hợp với thị trường trong nước chứ chưa thích hợp cho xuất khẩu. Việt Nam có tiềm năng lớn về xuất khẩu rau quả, diện tích rau quả đạt trên 1,4 triệu ha và sản lượng đạt trên 16 triệu tấn song số lượng xuất khẩu vẫn còn thấp, so với các loại nông sản khác thì mới xuất khẩu đạt 20 – 25%. (Nguồn: Hội nông dân Việt Nam, link: http://www.hoinongdan.org.vn). Bên cạnh đó, rau quả Việt Nam còn kém về mẫu mã sản phẩm và bao bì. Nhiều loại rau quả của Việt Nam có chất lượng tốt hơn nhiều nước như bưởi của Trung Quốc, Thái Lan không ngon bằng bưởi Việt Nam nhưng vì giá bán của những nước này thấp hơn từ 10 – 20%, tươi lâu, mẫu mã lại đẹp hơn của Việt Nam do nhờ khâu xử lý đánh bóng nên được ưa chuộng hơn.

2.2. Thực trạng hoạt động mở rộng thị trường tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng Không

Một phần của tài liệu Mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không.DOC (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w