- Công ty TNHH Thương mại Chế biến Thực phẩm Tân Tân
TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG 3.1 Phương hướng và triển vọng xuất khẩu rau quả của Việt Nam đến
3.3.1.3. Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp rau quả
Gia nhập WTO, các hỗ trợ của nhà nước đối với doanh nghiệp dần bị xóa bỏ cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Do đó, để có những hỗ trợ hiệu quả cho các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu rau quả nói riêng hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp của nhà nước cần tập trung vào việc cung cấp thông tin về thị trường xuất khẩu về thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ tín dụng. Trong đó, hướng hỗ trợ của nhà nước cho các doanh nghiệp tham gia sản xuất xuất khẩu rau quả cần tập trung vào các vấn đề:
+ Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng và đội ngũ các nhà khoa học tại các viện và trung tâm nghiên cứu trong việc: nghiên cứu các giống cây trồng đảm bảo chất lượng, hiệu quả kinh tế cao; nghiên cứu công nghệ bảo quản, chế biến hàng hóa vừa đơn giản, chi phí không quá cao để đảm bảo sản phẩm được bảo quản trong thời gian dài, đủ đáp ứng nhu cầu vận chuyển tiêu thụ và có khả năng cạnh tranh. Đặc biệt trong công tác nghiên cứu giống cây cần đầu tư vào việc áp dụng các công nghệ sinh học để tiến hành lai tạo giống tạo ra nhiều loại giống mới cho sản lượng cao, kích thước lớn, đồng đều mà vẫn giữa được hương vị thơm ngon. Bên cạnh đó, nhà nước cần hỗ trợ cho doanh nghiệp để xây dựng các cơ sở sản xuất với thiết bị chuyên dùng tiên tiến sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển trong mọi điều kiện tự nhiên vẫn giữ được nguyên chất.
+ Xây dựng và hỗ trợ vận hành các trung tâm giao dịch rau quả là nơi tập kết, lựa chọn, bảo quản, đóng gói rau quả cho xuất khẩu và cả thị trường trong nước. Đây không chỉ là giải pháp tình thế cho vấn đề thiếu nguyên liệu cho sản xuất trong điều kiện việc quy hoạch giữa các vùng chuyên canh sản xuất rau quả với các nhà máy chế biến và xuất khẩu rau quả chưa hợp lý, thiếu đồng bộ. Xây dựng và vận hành trung tâm giao dịch giúp doanh nghiệp và những người nông dân trồng rau quả được tiếp cận với nhau trên cơ sở hợp tác kinh doanh có lợi, giảm thiểu rủi ro. Về lâu dài, hình thành trung tâm giao dịch sẽ tạo dựng được một chuỗi cung ứng sản phẩm theo dây chuyền, hướng tới cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp và hơn hết trong công tác mở rộng thị trường sẽ giúp thu hút được các đối tác nước ngoài tham gia. Doanh nghiệp và người nông dân khi tham gia vào trung tâm vừa có điều kiện thuận lợi để tiếp cận với các đối tác nước ngoài, tìm hiểu nhu cầu của họ vừa giảm thiểu chi phí trong công tác quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp đặc biệt là giảm thiểu rủi ro trong thanh toán. Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần đầu tư
phát triển cho hệ thống các chợ đầu mối, để tập trung nguồn hàng một cách nhanh chóng, đáp ứng được khối lượng hàng hóa lớn cho sản xuất chế biến và xuất khẩu.
Đồng bộ với việc quy hoạch xây dựng chợ đầu mối và trung tâm giao dịch là xây dựng và quy hoạch các kho bãi chứa hàng, kho lạnh để bảo quản rau quả xuất khẩu, chủ động nguồn hàng.
+ Nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ tín dụng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả. Doanh nghiệp tham gia hoạt động trong lĩnh vực rau quả phần lớn đều là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, khả năng tài chính không lớn, chưa có nhiều kinh nghiệm kinh doanh trên thị trường thế giới do đó các doanh nghiệp thường gặp khó khăn trong vấn đề xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường xuất khẩu. Do đó, trong thời gian tới nhà nước nên áp dụng hơn nữa mức lãi suất ưu đãi đối với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất và xuất khẩu rau quả hay có chính sách hỗ trợ tài chính để các ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp xuất khẩu rau quả vay vốn với mức lãi xuất ưu đãi.