Thực trạng mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam 1 Tình hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không.DOC (Trang 26 - 30)

ỨNG DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG

2.1.Thực trạng mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam 1 Tình hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam hiện nay

2.1.1. Tình hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam hiện nay

Về chủng loại sản phẩm

Các sản phẩm rau quả xuất khẩu của nước ta khá phong phú và đa dạng, xấp xỉ 90 mặt hàng khác nhau. Nhìn chung, rau hoa quả xuất khẩu chủ yếu là đóng hộp, sấy khô, và một lượng nhỏ là xuất tươi hoặc cấp đông. Trong đó: các mặt hàng rau quả chủ yếu xuất khẩu dưới dạng chế biến như: dứa đông lạnh, dứa hộp, dưa chuột ngâm dấm, chôm chôm nhân dứa đóng hộp, nước quả tươi và nước cô đặc, rau đông lạnh…. Các sản phẩm rau quả tươi xuất khẩu chiếm tỷ trọng thấp như: cải bắp, xoài, thanh long, chuối, vải, nhãn… Việt Nam được đánh giá có nhiều thuận lợi hơn các nước khác trong xuất khẩu rau quả do có nhiều loại trái cây ngon và lợi thế cạnh tranh. Các loại trái cây như vải thiều Lục Ngạn, thanh long Bình Thuận, vú sữa Lò Rèn, xoài cát Hòa Lộc, bưởi Năm Roi … được thị trường thế giới ưa chuộng, đặc biệt thanh long Việt Nam đang chiếm vị thế hàng đầu thế giới.

Thanh long và nấm là hai mặt hàng luôn đứng ở vị trí đầu về kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, thanh long là mặt hàng có sức phát triển mạnh nhất so với các ngành hàng trái cây xuất khẩu cả về phạm vi thị trường và sản lượng. Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu thanh long đạt hơn 5,8 triệu USD, năm 2004 tăng lên gần 6,6 triệu USD, năm 2005 hơn 10 triệu USD, năm 2006 đạt gần 13,3 triệu USD, tháng 10/ 2007 đạt 13,2 triệu USD gần bằng năm 2006. (Nguồn: Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư, năm 2007, link: www.itpc.hochiminhcity.gov.vn). Thanh long của Việt Nam đã xuất khẩu

sang các thị trường khu vực như Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore, Thái Lan….và có mặt tại một số thị trường Châu Âu như Pháp, Hà Lan, Đức.

Nấm là mặt hàng mà Việt Nam có nhiều tiềm năng để sản xuất và xuất khẩu. Hiện tại Việt Nam đang đứng thứ 3 trên thế giới về xuất khẩu nấm trong khi đó nhu cầu về nấm ăn thế giới rất lớn, trung bình tiêu thụ khoảng 15 triệu tấn nấm rơm/ năm. Bên cạnh đó đây là sản phẩm có mức giá cao như nấm mỡ muối khoảng 1.200USD/tấn; mộc nhĩ, nấm hương, nấm rơm từ 1.700 – 6.500 USD/tấn và nếu được chế biến thành đồ hộp thì giá trị đem sẽ còn cao hơn rất nhiều.(Nguồn: Bản tin xuất khẩu – Cục xúc tiến thương mại – Bộ Công thương số 67 tháng 3/2008). Nấm rơm của Việt Nam đã xuất khẩu được sang một số các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, EU…

Rau quả xuất khẩu trong những năm qua đã được mở rộng thêm một số loại trái cây, rau đặc sản của Việt Nam và ngày càng được biết đến trên thế giới như Bưởi Năm Roi xuất khẩu sang Trung Quốc, Hồng Không, Na Uy, Thụy Điển, nhãn được xuất sang Trung Quốc, Đài Loan. Các mặt hàng chôm chôm, chanh, chuối cũng đang gây được chú ý mạnh ở nước ngoài bởi khả năng cung cấp trái vụ. Mãng cầu, xoài và các loại trái cây khác cũng đã ra mắt thị trường Trung Quốc, Hồng Công, Pháp, Hà Lan….Mặc dù, các sản phẩm được chào bán số lượng nhỏ, hàng gởi máy bay nhưng đã được thị trường các nước chấp nhận về mẫu mã, chất lượng.

Về kim ngạch xuất khẩu

Với những điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất cùng với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, rau quả Việt Nam trong những năm gần đây đã có những bước phát triển đáng kể. Hiện nay, rau quả trở thành một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu có thế mạnh, đạt hiệu quả kinh tế và cho kim ngạch xuất khẩu cao.

Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam giai đoạn 2000 -3/ 2008

Năm Kim ngạch xuất khẩu rau quả (Triệu USD) Tốc độ tăng (%) 2000 213,1 - 2001 344,3 61,56 2002 221,2 - 35,75 2003 151,5 - 31,5 2004 178,8 18,02 2005 235,5 31,71 2006 259,08 10,01 2007 305,641 17,97 4/2008 118,1 -

(Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam, năm 2008, link: http://www.vneconomy.vn)

Hình 2.1: Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam giai đoạn 2000 – 4/2008

(Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam, năm 2008, link: http://www.vneconomy.vn)

Hình 2.2. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam giai đoạn 2001 – 2007

Theo hình 2.1 và 2.2 ta thấy, thời kỳ 2001-2003, kim ngạch xuất khẩu rau quả bị giảm sút mạnh. Năm 2001, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt mức kim ngạch cao 344,3 triệu USD tăng 61,56% so với năm 2000. Năm 2002, tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả sụt giảm mạnh chỉ đạt 221,2 triệu USD giảm 35,75 % so với năm 2001. Nguyên nhân chủ yếu là do giá xuất khẩu giảm sút và lượng xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, một thị trường chiếm tỷ trọng lớn nhất gặp khó khăn, đặc biệt đối với các loại quả tươi.

Trong những năm gần đây, với những nỗ lực của cả doanh nghiệp và nhà sản xuất, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã liên tục tăng trưởng, từ mức 151,5 triệu USD năm 2004 lên 263 triệu USD vào năm 2006 tăng 10,01% so với năm 2005 (235,5 triệu USD). Sang năm 2007, mặc dù thách thức đặt ra cho ngành rau quả là rất lớn từ việc Việt Nam gia nhập gia nhập WTO, song với những chính sách phát triển đúng đắn, xuất khẩu rau quả vẫn tăng trưởng mạnh, đạt 305,641 triệu USD tăng 17,79% so với năm 2006, trung bình giai đoạn 2000 – 2007 kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng 8,56%. Trên đà thắng lợi của kim ngạch xuất khẩu nói chung và rau quả nói riêng, năm 2008 kim ngạch rau quả vẫn tiếp tục đạt được những bước tiến mới. Tính

tới tháng 4/2008, kim ngạch xuất khẩu rau quả đã đạt 118,1 triệu USD tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2007 ( Nguồn: (Nguồn: Thời báo kinh tế Việt

Một phần của tài liệu Mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không.DOC (Trang 26 - 30)