Thị trường độc quyền nhóm
Trang 1CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN
1.Đặc điểm:
1.1 Đặc điểm của thị trường độc quyền:
Độc quyền sở hữu hoặc kiểm soát của một công ty để sản xuất và bán một hàng hóahoặc một dịch vụ
Thị trường cạnh tranh độc quyền có một số đặc điểm sau:
Một là: Có rất nhiều người bán tự do gia nhập hay rút lui khỏi ngành, thị phần củamỗi DN là rất nhỏ, không đáng kể trên thị trường.
Hai là, sản phẩm của các DN có sự khác biệt với nhau qua nhãn hiệu, kiểu dáng, chấtlượng, và có khả năng thay thế tốt cho nhau nhưng không thay thế hoàn toàn.
Ví dụ: Thị trường kem đánh răng, xà phòng, dầu gội đầu
Chính sự khác nhau của các sản phẩm của các DN đã hình thành hai nhóm kháchhàng:
Khách hàng trung thành với sản phẩm, nghĩa là họ ưa thích sản phẩm này hơn sảnphẩm khác; do đó vẫn mua sản phẩm này dù giá sản phẩm tăng lên.
Khách hàng trung lập (không trung thành) với sản phẩm, có nghĩa là họ coi các sảnphẩm tương tự nhau, do đó sẽ nhanh chóng chuyển sang tiêu dùng sản phẩm khácnếu chỉ có giá sản phẩm này tăng lên.
Ba là, chính sự khác biệt của các sản phẩm, nên không thể có một mức giá duy nhấtcho tất cả các sản phẩm, mà hình thành một nhóm giá gồm nhiều mức giá nhưng chênhlệch không nhiều.
Mâu thuẫn với một thị trường cạnh tranh hoàn hảo: bên bán là các nhà hoạch địnhgiá và không thực thi giá cả, vì chúng là những nhà cung cấp duy nhất, tạo ra mức giá caohơn và sản lượng thấp hơn so với cạnh tranh hoàn hảo.
Cái lợi quan trọng mà thị trường cạnh tranh độc quyền cung cấp là sự đa dạng củasản phẩm, đáp ứng nhu cầu muôn vẻ và thích hợp với thu nhập của từng nhóm kháchhàng.
Các rào cản nhập cảnh có thể được luật pháp, công nghệ, kinh tế hoặc tự nhiên Nhưđã nói đúng bởi Milton Friedman rằng độc quyền thường xuyên phát sinh từ sự hỗ trợ từchính phủ hay do sự đồng mưu thỏa thuận giữa các cá nhân.
Trang 21.2 Đặc điểm thị trường độc quyền nhóm:
Độc quyền nhóm có các đặc điểm sau:
Thị trường do một số ít người bán chi phối, trong đó có ít nhất một số ngườibán có sức mạnh đủ lớn so với toàn bộ thị trường để tác động đến giá thị trường.
Thị phần của mỗi DN là khá lớn và có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, nghĩa làkhi một DN có tiến hành chiến lược thay đổi giá cả, sản lượng, quảng cáo ảnh hưởngđến bất kỳ các DN còn lại, lập tức các DN này sẽ phản ứng đối phó lại nhằm bảo vệ thịphần của mình.
Hàng hóa có thể không đồng nhất (ví dụ: xe ô tô, máy tính, thiết bị điện) hoặcđồng nhất (ví dụ: xăng dầu, thép, nhôm) và các sản phẩm có khả năng thay thế lẫn nhau.
Các DN mới (tiềm tàng) khó hoặc không thể gia nhập ngành vì có những ràochắn lối vào như: độc quyền về bằng sáng chế, quy trình công nghệ, có ưu thế về quy môlớn, uy tín, tiếng tăm của các DN hiện có, các DN lớn có thể tiến hành những chiến lượcđể ngăn chặn những DN mới đi vào thị trường bằng cách xây dựng khả năng sản xuất cònthừa, dọa sẽ bán phá giá và làm tràn ngập thị trường sản phẩm nếu có DN mới gia nhậpvào ngành
Đường cầu thị trường có thể thiết lập dễ dàng nhưng rất khó thiết lập đườngcầu từng DN vì phải dự đoán chính xác lượng cầu thị trường và số lượng cung ứng củacác đối thủ ở mỗi mức giá, mới thiết lập được đường cầu sản phẩm của DN xác đáng.
Ví dụ: KFC quyết định hạ giá bánh mì Hambeger chẳng hạn, thì tác động lên mứclợi nhuận của họ sẽ rất khác nếu Lotteria phản ứng lại bằng cách hạ mức giá thấp hơn vớibánh mì Sandwich với số lượng lớn Do sự phụ thuộc lẫn nhau này, các công ty độc
quyền nhóm (hay độc quyền thiểu số) can dự vào hành vi chiến lược Hành vi chiến lược
xảy ra khi kết quả tốt nhất cho một bên được quyết định bởi hành động của các bên khác.Mô hình đường cầu cong mô tả một trường hợp trong đó một công ty cho là cáccông ty khác sẽ làm phù hợp với sự giảm giá của nó nhưng sẽ không cho phép tăng giátiếp theo Chiến lược tối ưu trong một tình huống như vậy thường là giữ mức giá hiện tạivà cạnh tranh trên những mặt phi giá cả thay vì cạnh tranh giá Ví dụ, có hai loại nhàhàng: nhà hàng bình dân và nhà hàng sang trọng Nhà hàng bình dân thuộc về cạnh tranhđộc quyền Họ cạnh tranh trên vấn đề giá cả, xem ai nấu tô phở rẻ và ngon Nhưng nhà
Trang 3hàng sang trọng là độc quyền nhóm, vì có rất ít các nhà hàng sang trọng trong một thànhphố Giá thức ăn rất là mắc, nhưng họ không cạnh trạnh với nhau trên vấn đề giá cả, màhọ cạnh tranh với nhau trên vấn đề phong cách phục vụ phi giá cả.)
2/ Các rào cản và thách thức:
2.1/ Các rào cản:
2.1.1 Rào cản cạnh tranh chiến lược:
Việc tìm cân bằng trong một thị trường độc quyền nhóm phức tạp hơn trong mô hìnhthị trường khác, bởi vì ta cần xét hành vi của đối thủ cạnh tranh Ta giả sử rằng từng côngty muốn làm điều tốt nhất mà nó có thể làm, trong điều kiện đã biết trước hành động củađối thủ cạnh tranh: ví dụ: sản phẩm tràn ngập thị trường, hoặc kiểm soát một yếu tố đầuvào.
2.1.2 Rào cản tự nhiên:
Như tính kinh tế theo quy mô, bằng phát minh sáng chế, bí quyết thương hiệu, côngnghệ, lòng trung thành của khách hàng cao.
2.2 Thách thức:
Thách thức trong quản lý đối với các doanh nghiệp khi đối thủ của họ giảm giá bán.
3/ Điều kiện cân bằng thị trường:
Đối với thị trường cạnh tranh hoàn hảo, độc quyền hay cạnh tranh độc quyền thì nhàsản xuất không cần tính đến phản ứng của các đối thủ khi lựa chọn các mức sản lượng vàgiá bán.
Đối với thị trường độc quyền nhóm: thì nhà sản xuất phải tính đến phản ứng của cácđối thủ cạnh tranh khi đưa ra lựa chọn các mức sản lượng và giá bán.
Điều kiện cân bằng thị trường:
Các DN được tự do hành động sao cho có lợi cho DN nhất và do đó không có độnglực để DN thay đổi các quyết định về sản lượng và giá cả Các DN khi đưa ra quyết địnhphải lường trước được sự phản ứng của các đối thủ cạnh tranh
Cân bằng Nash: từng công ty làm điều tốt nhất trong điều kiện đã biết hành động củacác đối thủ cạnh tranh
Chiến lược ưu thế: mỗi DN sẽ đưa ra quyết định tốt nhất cho mình bất kể hành độngcủa đối thủ.
Trang 44/ Phân loại thị trường:
Có thể phân biệt thị trường độc quyền nhóm thành hai loại:
Các DN độc quyền nhóm hợp tác với nhau: khi các DN có thể thương lượng vớinhau và có những hợp đồng ràng buộc để đưa ra những chiến lược chung.
Các DN độc quyền nhóm không hợp tác: khi các DN không liên lạc, không thươnglượng với nhau, không có những hợp đồng ràng buộc mà cạnh tranh với nhau.
4.1/ Các DN độc quyền nhóm hợp tác với nhau:
Dưới hai hình thức: hợp tác ngầm hoặc hợp tác công khai
a/ Độc quyền nhóm hợp tác ngầm (hay mô hình lãnh đạo giá):
Trong một số ngành dưới mô hình này các DN thường có ưu thế trên cả hai mặt:- Có chi phí sản xuất thấp nhất, chất lượng sản phẩm bảo đảm, ổn định, có uy tín
trên thị trường.
- Quy mô sản xuất lớn, sản lượng cung ứng chiếm tỷ trọng đáng kể trong ngành. DN chiếm ưu thế như vậy sẽ là người quyết định giá bán, các DN khác sẽ là người
chấp nhận giá.Xét mô hình:
Lãnh đạo giá do có ưu thế về chi phí sản xuất thấp nhất:
Trang 5Đồ thị biểu thị trường hợp trong ngành có 2 DN độc quyền tay đôi, mỗi bên chiếmphân nữa thị trường, đường cầu mỗi bên là d Điều kiện sản xuất của DN1 được biểu hiệnbằng đường AC1 và MC1, điều kiện sản xuất của DN2 được thể hiện qua đường AC2 vàMC2 DN1 có chi phí sản xuất thấp hơn DN2.
Để tối đa hóa lợi nhuận, DN1 sẽ quyết định sản xuất ở mức sản lượng Q1 (tại Q1:MC1 = MR), tương ứng với mức giá P1.
Tương tự, với DN2 để tối đa hóa lợi nhuận thì DN2 quyết định sản xuất ở mức sảnlượng Q2 (tại Q2: MC2 = MR), tương ứng mức giá P2.
Nhìn vào đồ thị ta thấy, giá của DN1 (P1) thấp hơn giá bán của DN2 (P2) Do đó, đểbảo vệ thị phần của mình, buộc lòng DN2 phải giảm giá và bán theo giá của DN1 là P1.Như vậy, DN1 có chi phí thấp trở thành người lãnh đạo giá.
Lãnh đạo giá do có ưu thế về quy mô sản xuất:
Trong ngành, DN có ưu thế về quy mô sản xuất lớn sẽ là người định giá sản phẩm,các DN còn lại sẽ là người chấp nhận giá, theo mức giá mà DN thống trị đã ấn định.
Nhìn vào mô hình: Giả sử:
Đường cầu thị trường về sản phẩm là DĐường cung của các DN chấp nhận giá là SF
Trang 6Đường cầu của DN lãnh đạo giá là DL: là chênh lệch giữa đường cầu thị trường Dvà đường cung DN chấp nhận giá SF
Đường doanh thu biên tương ứng của DN lãnh đạo giá là MR và đường chi phí biênlà MC.
Để tối đa hóa lợi nhuận của mình, DN lãnh đạo giá sẽ sản xuất sản lượng ở mức QL,tại đó MC = MR, và tương ứng với mức giá P1 tại đường cầu của DN lãnh đạo giá (DL)
Tại mức giá P1, các DN đi theo, hay các DN chấp nhận giá sẽ bán với mức sảnlượng QF, do đó tại mức giá P1 thì sản lượng được bán ra trên thị trường là: Q1=Ql+QF
b/ Độc quyền nhóm hợp tác công khai: hình thành mô hình cartel: ấn định mức giá
và sản lượng cần sản xuất theo nguyên tắc MC = MR.
Khi các DN công khai thỏa thuận hợp tác thỏa thuận với nhau thành một liên minhsản xuất được gọi là Cartel.
Nếu tất cả các DN kết hợp thành một Cartel thì thị trường trở thành thị trường độcquyền hoàn toàn Để tối đa hóa lợi nhuận chung, cartel sẽ ấn định mức giá và sản lượngcần sản xuất theo nguyên tác MC = MR, sau đó sẽ phân phối sản lượng cho các DN thànhviên dựa vào vị thế của mỗi DN, hay phân chia thị trường, mỗi DN thành viên sẽ trởthành DN độc quyền trong khu vực của mình.
Trong thực tế, thường chỉ có một số DN trong ngành tham gia thành lập Cartel, nênsản lượng của Cartel chỉ chiếm một phần trong tổng sản lượng, bởi còn các DN nằmngoài Cartel Các Cartel thường có tính quốc tế, với mục tiêu nâng giá cao hơn nhiều sovới giá cạnh tranh bằng cách hạn chế sản lượng cung ứng.
Một Cartel thành công trong việc nâng cao mức giá nhằm gia tăng lợi nhuận phải cóđủ 3 điều kiện:
- Cầu thị trường là ít co giãn, khó có sản phẩm thay thế.
- Các DN cạnh tranh còn lại (không gia nhập Cartel) có cung co giãn là rất ít,nghĩa là lượng cung của họ rất hạn chế.
- Sản lượng của Cartel ciểm tỷ trọng lớn và có chi phí thấp trong ngành, đồngthời các DN thành viên phải trugn thực tuân theo đúng quy định của Cartel.
Ví dụ về mô hình Cartel là tổ chức OPEC (Orgnization of Petrolium Exporting
Contries): OPEC thành lập năm 1960 gồm các nước: Iran, Iraq, Kuwait, Saudi Arabia và
Trang 7Venezuela Năm 1973 thêm 8 nước thành viên khác gia nhập tổ chức này Tổ chức OPECkiểm soát ¾ trữ lượng dầu thế giới Và khi tăng giá phải thông qua quy định sản lượngcác nước thành viên và tổ chức này đã thành công trong duy trì hợp tác và giá cả cao.
Mục tiêu chính thức được ghi trong Hiệp ước thành lập của OPEC là bảo vệ lợi íchcủa các nước-thành viên; bảo đảm sự ổn định thị trường dầu thô, bao gồm các chính sáchkhai thác dầu mỏ, ổn định giá dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ; bảo đảm cung cấp đềuđặn dầu mỏ cho các nước khác; bảo đảm cho các nước thành viên nguồn thu nhập ổn địnhtừ nguồn lợi dầu mỏ; xác định chiến lược khai thác và cung cấp dầu mỏ Thật ra nhiềubiện pháp được đề ra lại có động cơ bắt nguồn từ quyền lợi quốc gia, thí dụ như trong cáccơn khủng hoảng dầu mỏ, OPEC chẳng những đã không tìm cách hạ giá dầu mà lại duytrì chính sách giá cao trong một thời gian dài.
OPEC là đề ra một chiến lược chung về dầu mỏ nhằm để giữ giá OPEC dựa vàoviệc phân bổ hạn ngạch cho các thành viên để điều chỉnh lượng khai thác dầu, tạo ra khanhiếm hoặc dư thừa giả tạo nhằm qua đó có thể tăng, giảm hoặc giữ giá dầu ổn định Cóthể coi OPEC như là một liên minh độc quyền (cartel) luôn tìm cách giữ giá dầu ở mức có
lợi nhất co các thành viên.
Trang 8DW là đường cầu thế giới về dầu thô,
SC là đường cung về dầu của các nước ngoài OPEC,
DOPEC là đường cầu về dầu của OPEC: là mức chênh lệch giữa đường cầu thế giới DW
và đường cung cạnh tranh SC (DOPEC = DW – SC).
Đường doanh thu biên và đường chi phí biên của OPEC là MROPEC và MCOPEC
Chi phí sản xuất của OPEC thấp hơn nhiều so với các nước ngoài OPEC.
Để tối đa hóa lợi nhuận, OPEC sẽ sản xuất ở sản lượng QOPEC (tại đó MC = MR),tương ứng với mức giá P*.
Ở mức giá P* các nước ngoài OPEC sẽ cung cấp QC; lượng cầu thế giới ở mức giá P*
- Cả hai DN này đều am hiểu nhu cầu thị trường và chi phí của nhau.
- Giá sản phẩm trên thị trường sẽ phụ thuộc vào tổng sản phẩm của cả 2 DN.
Vấn đề đặt ra là cả hai DN chỉ có một lần và cùng một lúc đưa ra quyết định sản xuấtbao nhiêu sản phẩm để tối đa hóa lợi nhuận.
Thực chất của vấn đề này là mỗi DN xem như lượng sản phẩm của đối thủ cạnhtranh là cố định, rối quyết định lượng sản phẩm của mình để đạt lợi nhuận tối đa.
Trang 9Ví dụ: Hàm số cầu thị trường của sản phẩm X là: P = 50 - Q Có 2 DN sản xuất sản
phẩm X DN1 và DN2 đều sản xuất có chi phí trung bình và chi phí biên không đổi làAC=MC = 4 Với Q = Q1 + Q2, Q1 là sản lượng của DN1 và Q2 là sản lượng của DN2.
Để tối đa hóa lợi nhuận, DN1 sẽ quyết định sản xuất bao nhiêu sản phẩm là tùythuộc vào sản lượng mà nó dự đoán DN2 sẽ sản xuất:
+ Nếu DN1 cho rằng DN2 không sản xuất (nghĩa là Q2 = 0) thì đường cầu củaDN1 chính là đường cầu thị trường: P = 50 - Q1 Để tối đa hóa lợi nhuận DN1 quyết địnhsản xuất sản lượng Q1 mà tại đó: MR1 = MC = 5 hay 50 - 2Q1 = 4, ta tính được Q1 = 23.
+ Nếu DN1 cho rằng DN2 sản xuất Q2 = 23, thì đường cầu DN1 sẽ dịch chuyểnsang trái một đoạn bằng 23, D1(23) có dạng: P = 27 - Q1 Để tối đa hóa lợi nhuận DN1 quyếtđịnh sản xuất sản lượng Q1, tại đó MR1(23) = MC, hay 27 - 2Q1 = 5 và ta được Q1 = 11
+ Nếu DN1 dự đoán DN2 sản xuất Q2 = 34, thì đường cầu mới của DN1 códạng:
P = 16 – Q1 Để tối đa hóa lợi nhuận, MR1(34) = MC = 5 hay 16 – 2Q1 = 5, ta được Q1 = 5.5+ Nếu DN1 dự đoán Q2 = 45 thì D1(45) là: P = 5 – Q1 Để tối đa hóa lợi nhuận,
P1
Trang 10Như vậy, quyết định sản lượng để tối đa hóa lợi nhuận của DN1 phụ thuộc vào sản lượngcủa DN2, thể hiện qua bảng sau:
Phương trình (1) được gọi là phương trình phản ứng của DN1.
Phương trình phản ứng của một DN thể hiện số lượng sản phẩm mà DN sẽ sản xuất để tốiđa hóa lợi nhuận, khi số lượng sản phẩm của DN đối thủ coi như đã biết.
Tương tự, phương trình phản ứng của DN2 là: Q2 = 22.5 – ½ Q1 (2)
* Lưu ý: khi MC1 ≠ MC2
=> đường phản ứng của DN1≠ DN2
Trang 11Đồ thị
Q1Đường phản ứng của DN1
Thế cân bằng Cournot
Trạng thái cân bằng (Cân bằng Cournot) được xác định ở giao điểm của 2 đường
phản ứng, ở đó mỗi DN dự đoán chính xác số lượng sản phẩm mà đối thủ cạnh tranh sảnxuất và quyết định sản lượng thích hợp để tối đa hóa lợi nhuận của mình và khi đó cả 2đểu không có ý muốn thay đổi quyết định của mình.
Nếu hai DN không cấu kết với nhau:
Để xác định thế cân bằng Cournot thay phương trình (2) vào phương trình (1) ta có,Q1 = Q2 = 15 suy ra P = 20.
Lợi nhuận của mỗi DN là: r1 = (P – AC) x Q1 = (P – AC) x Q2 = 200Tổng lợi nhuận của ngành: r = r1 + r2 = 400
Nếu hai DN cấu kết với nhau:
Nếu 2 DN cấu kết hay cùng quyết định sản lượng để tối đa hóa lợi nhuận chung thìcũng tương tự như một DN độc quyền với hai cơ sở, đường cầu thị trường chính là đườngcầu đứng trước tổ chức độc quyền này: P = 50 – Q, do đó MR = 50 – 2Q Sản lượng để tốiđa hóa lợi nhuận của 2 DN thỏa điều kiện MR = MC hay 50 – 2Q = 5, như vậy Q = 22.5và Q1 = Q2 = 11.25 => P = 27.5, do đó:
Rmax = (P – AC) x Q = 506.25
r1 = r2 = 253.125
Trang 12Như vậy nếu cấu kết với nhau, cả 2 sẽ sản xuất ít hơn, giá bán cao hơn và lợi nhuậncao hơn so với thế cân bằng Cournot Trong trường hợp này mọi sự kết hợp sản lượng Q1
và Q2 của cả 2 DN luôn bằng 22.5 đều đạt lợi nhuận tối đa Đường Q1 + Q2 = 22.5 đượcgọi là đường hợp đồng.
Đường hợp đồng là tập hợp các tổ hợp sản lượng của 2 DN để tối đa hóa lợi nhuậnchung.
Nhược điểm: trong thực tế, những giả định của mô hình Cournot thường khó mà
thực hiện được, chỉ một lần DN không thể chọn đúng sản lượng ở thế cân bằng mà phảitrải qua quá trình thăm dò, điều chỉnh mới có thể đạt được.
4.2.2 Mô hình Stackelberg (lợi thế của người hành động trước):
Với giả định:
- Thị trường có hai doanh nghiệp DN1 và DN2- Sản phẩm đồng nhất
- DN1 quyết định công bố trước sản lượng sản xuất của DN mình
DN1 sẽ có một lợi thế chiến lược và sẽ thu được lợi nhuận cao hơn Bởi vì khi DN1chọn mức sản lượng lớn thì đối thủ cạnh tranh là DN2 phải chọn mức sản lượng nhỏ hơnnếu muốn tối đa hóa lợi nhuận vì nếu DN2 đặt Q lớn hơn =>đẩy P↓=>cả 2 bị thiệt
Xét lại ví dụ trên, giả sử DN1 quyết định trước sản lượng là Q1 thì DN2 sẽ sản xuấtsản lượng là Q2 = 22.5 – ½ Q1
Hàm cầu của DN1 sẽ có dạng: P = 50 – Q1 – Q2 = 27.5 – ½ Q1
Hàm doanh thu biên của DN1: MR1 = 27.5 – Q1
Để đạt lợi nhuận tối đa, DN1 sẽ sản xuất theo nguyên tắc: MR1 = MC1
Hay 27.5 – Q1 = 5 giải phương trình ta có Q1 = 22.5Thay vào phương trình (2) ta có: Q2 = 11.25
Và P = 50 – 22.5 – 11.25 = 16.25r1 = (P – AC) x Q1 = 253.125r2 = (P – AC) x Q2 = 126.5625Qua ví dụ trên ta thấy rằng:
Lợi nhuận của DN1 cao hơn so với mô hình Cournot Lợi nhuận của DN2 thấp hơn so với mô hình Cournot
Trang 13Tại sao? Vì DN1 có thể đề ra một mức sản lượng trước DN2 và sử dụng mục tiêunày để chiếm lấy phần lớn thị trường DN2 không xông xáo phản ứng lại điều này bởi vìkhông có tác động ăn cắp-thương mại trong mô hình này DN1 sẽ sản xuất sản lượng caohơn và thu được lợi nhuận cao hơn so với DN2
Như vậy, thông thường người hành động trước là người có thế lực thị trường lớn hơn. Các mô hình Cournot và Stackelberg là những biểu hiện của thái độ độc quyềnnhóm Để lựa chọn việc mô hình nào là thích hợp hơn tùy thuộc vào lĩnh vực kinh hoạtđộng Đối với một ngành công nghiệp gồm có những hãng đại thể giống nhau, không mộthãng nào có được lợi thế hành động hay vị thế lãnh đạo mạnh mẽ, mô hình Cournot chắcchắn thích hợp hơn Mặt khác, một số ngành công nghiệp bị khống chế bởi một hãng lớn,hãng này thường lãnh đạo trong việc đưa ra những sản phẩm mới hay việc định giá thì môhình Stackelberg thích hợp hơn.
4.2.3 Mô hình Bertrand – Cạnh tranh giá cả:
Với giả định:
+ các DN định giá cùng lúc+ sản phẩm đồng nhất+ không hợp tác
Mô hình Bertrand về độc quyền nhóm cho rằng các DN sản xuất một sản vật giốngnhau nhưng cạnh tranh với nhau bằng cách ấn định giá cả, mỗi doanh nghiệp coi các giácủa các đối thủ cạnh tranh với mình là cho trước và DN nào có giá cả thấp nhất sẽ chiếmđoạt được toàn bộ số hàng bán ra Trong trường hợp này, DN nào cũng có động cơ làmcho giá cả của mình thấp hơn của các đối thủ cạnh với mình, cho đến khi giá cả bị kéoxuống bằng chi phí biên
Tính đồng nhất hàm ý người tiêu dùng sẽ mua của bên bán giá thấp Công ty địnhgiá cao hơn sẽ không bán được gì
Mỗi DN nhận thức được rằng cầu của mình phụ thuộc vào giá của chính mình lẫngiá do các DN khác ấn định Do đó, bất cứ giá nào ít nhất bằng chi phí biên đều bảo đảmlợi nhuận không âm.
Trang 14Nếu ta giả định không có hạn chế về công suất và mọi DN đều có chi phí biên và chiphí trung bình không đổi, khi đó:
Để đáp ứng của DN này với DN kia là tốt nhất thì mỗi công ty phải giảm giá củamình chừng nào mà ta vẫn còn P > MC.
Vậy quá trình này sẽ kết thúc ở đâu? ở P = M, nên trong cân bằng: Các DN ấn định giá bằng với chi phí biên
Các DN thu lợi nhuận bằng khôngTuy nhiên, mô hình này gặp hai nhược điểm lớn là:
Khi các DN đã ấn định giá và thống nhất bán cùng mức giá, lúc đó nhữngngười tiêu dùng đứng trung lập giữa DN, như vậy thị phần của các DN sẽ khó được xácđịnh trong thế cân bằng Vì vậy, cạnh tranh số lượng là điều hiện thực hơn khi một sản vậtgiống nhau được sản xuất.
Ngoài ra, khi các DN sản xuất ra các sản phẩm đồng nhất, và đã chứng tỏ đượcrằng các DN cạnh tranh với nhau bằng cách ấn định trước các khả năng đầu ra rồi mới ấnđịnh giá cả thì lại quay về thế cân bằng Cournot về số lượng.
4.2.4 Mô hình đường cầu gãy – tính cứng nhắc của giá cả:
Vì sự cấu kết ngầm giữa các DN đồng quyền nhóm có xu hường là mong manh, nêncác DN đều rất mong muốn có một sự ổn định, đặc biệt là trong lĩnh vực giá cả Điều đógiải thích tại sao tính cứng nhắc của giá cả lại thường là một đặc điểm của các ngành côngnghiệp độc quyền nhóm Dù cho các chi phí hay nhu cầu thay đổi, các DN vẫn không sẵnlòng thay đổi giá cả Nếu các chi phí giảm xuống hay nhu cầu của thị trường suy thoái,các DN đều không sẵn lòng hạ thấp giá cả vì việc đó có thể gửi một thông điệp sai lạc tớicác đối thủ cạnh tranh của họ và do đó dẫn tới chiến tranh giá cả Và nếu như các chi phíhay nhu cầu gia tăng, các DN cũng không sẵn lòng nâng cao giá vì họ sợ rằng các đối thủcạnh tranh của họ không thể cùng nâng cao giá.
Tính cứng nhắc này của giá cả là nền tảng của mô hình “đường cầu gãy“ (hình vẽ).Theo mô hình này, mỗi DN đứng trước đường cầu gãy với mức giá phổ biến là P1 Ởnhững mức giá cao hơn P1, đường cầu rất co giãn, bởi vì mỗi DN cho rằng nếu tăng giásản phẩm cao hơn mức giá P1 thì sẽ không một đối thủ nào tăng giá theo, do đó thị phầnvà doanh thu của DN sẽ bị giảm.
Trang 15Ngược lại, ở những mức giá thấp hơn P1, đường cầu rất ít co dãn, vì khi một DN hạgiá bán sản phẩm của mình thấp hơn mức giá hiện hàng P1 thì các đối thủ cũng sẽ hạ giátheo vì họ không muốn bị giảm thị phần, do vậy lượng sản phẩm bán ra của DN chỉ tăngđến phạm vi lượng cầu của thị trường tăng do giá giảm
P>P1=>E>1=>P tăng =>TR giảm, P<P1=>E<1=>P giảm =>TR giảm
Vì thế, đường cầu của DN độc quyền nhóm là đường cầu gãy tại mức giá hiện hànhlà P1, đường doanh thu biên tương ứng không liên tục tại sản lượng Q1 Do đó nếu chi phíbiên tăng từ MC1 lên MC2 (hoặc ngược lại) thì xí nghiệp vẫn sản xuất ở sản lượng như cũQ1 với giá bán ra vẫn không đổi P1.
Nhược điểm của mô hình này là không giải thích được sự hình thành mức giá thịtrường P1
Ngày nay các DN luôn né tránh cuộc cạnh tranh bằng giá cả vì hậu quả của nó là cácbên đều bị thiệt hại, nhưng để tồn tại và phát triển, các DN luôn nổ lực tìm kiếm nhữnghình thức cạnh tranh phi giá cả an toàn và hiệu quả nhất
Trang 16CHƯƠNG II: LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI
Cho đến nay, chúng ta đã nghiên cứu bốn hình thái cấu trúc thị trường cơ bản làcạnh tranh hoàn hảo, độc quyền, cạnh tranh độc quyền, và độc quyền nhóm Nguyên tắctối đa hóa lợi nhuận của các doanh nghiệp hoạt động trên 3 loại thị trường đầu là quy tắcquen thuộc MR = MC Trong khi đó, ở thị trường độc quyền nhóm (oligopoly), mỗidoanh nghiệp trên thị trường có một thế lực nhất định, đồng thời tồn tại tương tác chiếnlược (về định giá và sản lượng chẳng hạn) với những doanh nghiệp khác thì công thứcMR = MC không còn thích hợp nữa Vì vậy, để nghiên cứu ứng xử của các doanh nghiệptrong loại hình cấu trúc thị trường này, chúng ta phải sử dụng một công cụ có khả năngphân tích được những tương tác chiến lược của các doanh nghiệp tham gia thị trường.Công cụ đó là lý thuyết trò chơi.
1 Định nghĩa lý thuyết trò chơi:
Lý thuyết trò chơi nghiên cứu các tình huống ra quyết định có liên quan tới nhiều
người và các quyết định của mỗi người ảnh hưởng tới lợi ích và quyết định của nhữngngười khác.
Hay nói cách khác: Lý thuyết trò chơi sẽ xác định xác suất thành công khi cho trướcmột không gian chiến lược Nghĩa là mỗi người đều có hơn một sự lựa chọn và lựa chọncủa họ ảnh hưởng lẫn nhau
Những khái niệm cơ bản khác:
Người chơi: Là những người tham gia vào một hay nhiều trò chơiLuật chơi: Là những nguyên tắc và chế tài trong một cuộc chơi.
Kết cục: Là lượng hữu dụng (thường là tiền) mà một người chơi khi thằng hoặc thua
của một chiến lược cụ thể trong trò chơi.
Chiến lược: là một tập các phản ứng của người chơi có thể xảy ra trong một trò chơi.
Một chiến lược phải trọn vẹn, xác định rõ ràng trong các tình huống bất ngờ.
Trang 17Chiến lược ưu thế: là chiến lược có kết cục tốt nhất, bất chấp các chiến lược của đối
2 Phân loại trò chơi:
2.1 Căn cứ vào khả năng hợp đồng và chế tài hợp đồng:
Ta có thể chia trò chơi thành hai loại: trò chơi hợp tác (cooperative games) và tròchơi bất hợp tác (non-cooperative games)
Trong trò chơi hợp tác: những người chơi có khả năng cùng nhau lập chương trình(kế hoạch) hành động từ trước, đồng thời có khả năng chế tài những thỏa thuận chungnày
Còn trong trò chơi bất hợp tác, những người chơi không thể tiến tới một hợp đồng(khế ước) trước khi hành động, hoặc nếu có thể có hợp đồng thì những hợp đồng này khóđược chế tài.
2.2 Căn cứ vào thông tin và vào thời gian hành động của những người chơi
Căn cứ vào thông tin thì các trò chơi có thể chia thành trò chơi với thông tin đầy đủ(complete information) hoặc không đầy đủ (incomplete information) Trò chơi với thôngtin đầy đủ là trò chơi mà mỗi người chơi có thể tính toán được kết quả (payoff) của tất cảnhững người còn lại
Căn cứ vào thời gian hành động lại có thể chia trò chơi thành hai loại, tĩnh và động.Trong trò chơi tĩnh (static game), những người chơi hành động đồng thời, và kết quả cuốicùng của mỗi người phụ thuộc vào phối hợp hành động của tất cả mọi người Trò chơiđộng (dynamic game) diễn ra trong nhiều giai đoạn, và một số người chơi sẽ hành động ởmỗi một giai đoạn.
3 Các dạng trò chơi:
3.1.Trò chơi tĩnh với thông tin đầy đủ
a Khái niệm:
Trang 18Là những người chơi đồng thời ra quyết định (hay hành động) để tối ưu hóa kết quả
(có thể là độ thỏa dụng, lợi nhuận, v.v.); mỗi người chơi đều biết rằng những người kháccũng đang cố gắng để tối đa hóa kết quả mình sẽ thu được Kết quả cuối cùng cho mỗingười phụ thuộc vào phối hợp hành động của họ.
b Biểu diễn trò chơi dưới dạng chuẩn tắc(normal-form representation):
Trò chơi chuẩn tắc là một ma trận cho biết thông tin về các đấu thủ, chiến lược, vàcơ chế thưởng phạt Khi một trò chơi được biểu diễn bằng dạng chuẩn tắc, người ta coirằng mỗi đấu thủ hành động một cách đồng thời, hoặc ít nhất không biết về hành động củangười kia Nếu các đấu thủ có thông tin về lựa chọn của các đấu thủ khác, trò chơi thườngđược biểu diễn bằng dạng mở rộng.
Ví dụ 1: Thế “lưỡng nan của người tù”
Giả sử Giáp và Ất bị tình nghi cùng nhau ăn cắp Hai người bị công an bắt về đồnnhưng chưa thể kết tội nếu cả Giáp và Ất cùng không nhận tội Công an mới nghĩ ra mộtcách như sau khiến Giáp và Ất phải cùng khai đúng sự thật Công an sẽ giam Giáp và Ấtvào hai phòng tách biệt, không cho phép họ được thông tin cho nhau và thông báo vớimỗi người rằng: Nếu cả hai cùng không chịu khai mình phạm tội thì mỗi người sẽ bị giữthêm 1 tháng để thẩm tra và tìm thêm chứng cứ Nếu cả hai cùng khai nhận tội thì mỗingười sẽ phải ngồi tù 4 tháng Nếu chỉ có một người nhận tội còn người kia ngoan cốkhông chịu nhận tội thì người thành khẩn cung khai sẽ được hưởng sự khoan hồng vàkhông phải ngồi tù, trong khi người kia sẽ chịu hình phạt nặng hơn là 5 tháng tù giam.Các khả năng và kết cục này được trình bày một cách chuẩn tắc trong bảng dưới đây:
(hành động): Khai hoặc không khai Giáp có thể tư duy thế này “Nếu thằng Ất nhận tội
mà mình lại không nhận tội thì nó trắng án còn mình phải ngồi bóc lịch những 5 tháng.
Trang 19Như thế thì thà mình cũng nhận tội để chỉ phải ngồi tù 4 tháng còn hơn” Rồi Giáp lại
nghĩ, “nhưng ngộ nhỡ thằng Ất nó ngoan cường không khai thì mình nên thế nào nhỉ?
Nếu nó không khai mà mình cũng không khai thì mình phải ngồi tù 1 tháng, nhưng mà
nếu mình khai thì mình còn được tha bổng cơ mà Như vậy tốt nhất là mặc kệ thằng Ất,
mình cứ khai báo là hơn.” Như vậy, dù Ất có lựa chọn thế nào thì phương án tốt nhất đốivới Giáp là khai nhận tội Tương tự như vậy, dù Giáp có lựa chọn thế nào thì phương án
tốt nhất đối với Ất là khai nhận tội Nói cách khác, đối với cả Giáp và Ất thì chiến lược
“khai nhận tội” là chiến lược áp đảo so với chiến lược “không khai”; ngược lại, chiếnlược “không khai” là chiến lược bị áp đảo so với chiến lược “khai nhận tội.”
Trong ví dụ này mỗi người chơi chỉ có hai chiến lược lựa chọn, và vì vậy chiến lượcáp đảo cũng đồng thời là chiến lược tốt nhất Trong những bài toán có nhiều người chơivới không gian chiến lược lớn hơn thì để tìm ra điểm cân bằng của trò chơi, chúng ta phảilần lượt loại trừ tất cả các chiến lược bị áp đảo
3.2 Trò chơi động với thông tin đầy đủ và hoàn hảo:
Trò chơi động (dynamic game) diễn ra trong nhiều giai đoạn, và một số người chơisẽ phải hành động ở mỗi một giai đoạn Trò chơi động khác với trò chơi tĩnh ở một sốkhía cạnh quan trọng Thứ nhất, trong trò chơi động, thông tin mà mỗi người chơi có đượcvề những người chơi khác rất quan trọng Như ở phần 1 đã phân biệt, một người có thôngtin đầy đủ (complete information) khi người ấy biết hàm thỏa dụng (kết cục -payoff) củanhững người chơi khác Còn một người có thông tin hoàn hảo (perfect information) nếunhư tại mỗi bước phải ra quyết định (hành động), người ấy biết được toàn bộ lịch sử củacác bước đi trước đó của trò chơi Thứ hai, khác với các trò chơi tĩnh, trong trò chơi độngmức độ đáng tin cậy (credibility) của những lời hứa (promises) hay đe dọa (threats) là yếutố then chốt Và cuối cùng, để tìm điểm cân bằng cho các rò động, chúng ta phải vận dụngphương pháp quy nạp ngược (backward induction).
Ví dụ 1: Một trò chơi tưởng tượng
Thử tưởng tượng một trò chơi động với thông tin đầy đủ và hoàn hảo và có cấu trúcnhư hình vẽ