e_ Đặc trưng của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo : -_ Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có thé ban tat cả sản phẩm của mình ở mức giá thị trường đang thịnh hành, nếu doanh nghiệp đặt giá
Trang 1I MOT SO VAN ĐÈ CHUNG VỀ CẠNH TRANH:
1 Khái niệm :
2 Phân loại thị trường :
Khi xem xét trên giác độ cạnh tranh hay độc quyền tức là xem xét hành
vi của thị trường, các nhà kinh tế chia thị trường như sau : Thị trường cạnh tranh hoàn hoả, thị trường độc quyền, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo
bao gồm có cạnh tranh độc quyên và độc quyền tập đoàn
Khi phân loại thị trường, các nhà kinh tế sử dụng các tiêu thức cơ
bản sau :
e Số lượng người bán và người mua : Đây là tiêu thức rất quan trọng xác
định cấu trúc thị trường Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo và cạnh tranh
độc quyền có nhiều người bán và người mua Mỗi người trong số họ chỉ bán
(Hoặc mua) một phần rất nhỏ trong lượng cung thị trường Trong thị trường
độc quyền bán thì một ngành chỉ có một người bán (Người sản xuất) duy nhất Trong thị trường độc quyền mua chỉ có một người mua duy nhất Trong thị trường độc quyên mua chỉ có một người mua duy nhất Trong thị trường độc quyên bán tập đoàn chỉ có một vài người bán, còn trong thị trường độc
quyền mua tập đoàn chỉ có một số người mua
e Loại sản phẩm : Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, sản phẩm đồng nhất, trong thị trường cạnh tranh độc quyền sản phẩm khác nhau Trong thị trường độc quyền tập đoàn, sản phẩm có thể giống nhau hoặc khác nhau một
ít Trong thị trường đọc quyền sản phâm là đồng nhất
e Sức mạnh thị trường của người bán và người mua Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, người bán và người mua không có ảnh hưởng đến giá thị trường của sản phẩm, nghĩa là họ không có sức mạnh thị trường Trong thị
trường độc quyền bán ( mua ) họ có ảnh hưởng đến rất lớn đến giá thị trường sản phẩm Trong thị trường độc quyền tập đoàn, người bán ( mua ) có ảnh
hưởng đến giá thị trường của sản phẩm ở một mức độ nào đó
e Các trở ngại gia nhập thị trường : Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo
các trở ngại gia nhập thị trường là rất thấp Ngược lại, trong thị trường độc quyền bán ( mua ) tập đoàn có những trở ngại đáng kể đối với việc gia nhập thị trường Chắng hạn trong các ngành sản xuất ô tô luyện kim việc xây dựng nhà máy mới là rất tốn kém Đó chính là trở ngại lớn đối với việc gia nhập thị trường Còn trong điều kiện độc quyền thì việc gia nhập thị trường là
cực kì khó khăn
e Hình thức cạnh tranh giá : Trong cạnh tranh hoàn hảo không có sự cạnh
tranh phi giá Trong cạnh tranh độc quyền cũng như trong độc quyền tập đoàn, các nhà sản xuất sử dụng nhiều hình thức cạnh tranh phi giá như quáng
cáo, phân biệt sản phẩm Các nhà độc quyền cũng quảng cáo đề thu hút thêm khách hàng
Trang 22.1 Thị trường cạnh tranh hoàn hảo :
e Khái niệm : Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường trong đó các
hãng đều nhỏ bé nên không ảnh hưởng gì đến giá cả thị trường Có nghĩa là không cần biết sản phâm được sản xuất d
e Đặc trưng của thị trường cạnh tranh hoàn hảo :
- _ Có nhiều người mua người bán độc lập với nhau Thị trường cạnh
tranh hoàn hảo đòi hỏi có nhiều người mua va người bán mà mỗi người trong
số họ hành động độc lập với tất cả những người khác Số người bán vào mua được gọi là nhiều khi những giao địch bình thường của một người mua hoặc người bán không ảnh hưởng gì đến giá mà ở đó các giao dịch được thực hiện
- Tất cả các đơn vị hàng hoá trao đôi được coi là giống nhau Dễ nhận thấy trong các thị trường thực tế có đặc trưng này Chăng hạn thị trường than
đá thuộc cùng một cấp chất lượng hoặc thị trường xăng mỗi đơn vị là bản sao
y hệt của một đơn vi bat kì khác Bởi vậy, người mua không bao giờ phải quan tâm họ mua các đơn vị sản phẩm đó của ai
-_ Tất cả người mua và bán đều có hiểu biết đầy đủ về các thông tin
liên quan đến việc trao đổi Thị trường cạnh tranh hoàn hảo đòi hỏi tất cả
người bán và mua đều có liên hệ với tất cả những người trao đổi tiềm năng, biết tat cả các đặc trưng của các mặt hàng trao đối, biết tất cả giá mà người bán đòi và người mua trả Mọi người có liên hệ mật thiết với nhau và thông
tin giữa họ là liên tục
-_ Không có gì cản trở việc họ gia nhạp và rút khỏi thị trường Thị
trường cạnh tranh hoàn hảo ở mỗi thời điểm mỗi người đều phải được tự do trở thành người bán hoặc người mua, đựoc tự do gia nhập thị trường và được
trao đổi ở cùng một mức giá mà những người trao đổi hiện hành Tương tự,
nó đòi hỏi không có trở ngại nào ngăn không cho một người nào đó không là người mua hoặc là người bán trong thị trường và vị thế rút lui khỏi thị trường e_ Đặc trưng của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo :
-_ Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có thé ban tat cả sản phẩm của mình ở mức giá thị trường đang thịnh hành, nếu doanh nghiệp đặt giá cao hơn gia thị trường thì doanh nghiệp đó không bán được sản phâm nào vì người tiêu dùng sẽ mua của người khác Theo nghĩa đó, doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo không có sức mạnh thị trường, tức là không có khả năng kiểm soát giá thị trường đối với sản phẩm của mình bán Sản lượng của doanh nghiệp là nhỏ so với cung thị trường vì thế doanh nghiệp không có ảnh hưởng đáng kể
đến tổng sản lượng hoặc giá trên thị trường
-_ Các doanh nghiệp cạnh tranh riêng lẻ có thế bán hết sản lượng của mình ở giá thị trường đang thịnh hành, Đây là một đặc trưng nổi bật của việc
không có sức mạnh thị trường của các doanh nghiệp Tất cả các doanh nghiệp cạnh tranh không có ảnh hưởng độc lập đến giá thị trường Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo đứng trước đường câu nằm ngang đối với sản lượng của mình Cần phân biệt đường cầu thị trường và đường cầu mà một doanh nghiệp cụ thể phải đối mặt Đường cầu thị trường luôn là một đường dốc
Trang 3xuống đưới
Sản lượng của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo : Giả định tối đa hoá lợi
nhuận thường được sử dụng trong kinh tế vi mô vì nó mô tả hành động của
doanh nghiệp một cách chính xác ở một mức độ hợp lí và tránh được những
phức tạp không cần thiết khi phân tích Chúng ta bắt đầu nghiên cứu quyết
định sản lượng tối đa hoá lợi nhuận của một doanh nghiệp bất kì dù doanh
nghiệp này hoạt động trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo hay không mà
doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến giá thị trường Vì lợi nhuận là chênh lệch
giữa doanh thu và chi phí nên tìm ra sản lượng tối đa hoá lợi nhuận ta phải phân tích chi phí và doanh thu của nó Tông doanh thu là : TR = Pq Tổng chi
phí cũng phụ thuộc vào sản lượng do đó lợi nhuận của doanh nghiệp là : pi =
TR (q) - TC (q) Để tối đa hoá lợi nhuận khi doanh nghiệp sẽ chọn sản lượng
sao cho chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng sản lượng là lớn nhất
Trang 42 Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo
Hành vi cạnh tranh có các đặc trưng cơ bản sau:
- Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có thể bán tất cả sản lượng của
mình ở mức giá thị trường đang thịnh hành, nếu doanh nghiệp đặt giá cao hơn
thì doanh nghiệp sẽ không bán được tý nào vì người tiêu dùng sẽ mua của người khác Theo nghĩa đó, doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo không có sức
mạnh thị trường, tức là không có khả năng kiểm soát giá thị trường đối với
sản phẩm mình bán Sản lượng của doanh nghiệp là nhỏ so với cung thị trường, vì thế doanh nghiệp không có ảnh hưởng đáng kể đến tổng sản lượng hoặc giá trên thị trường
- Các doanh nghiệp cạnh tranh riêng lẻ có thể bán hết sản lượng của
mình ở giá thị trường đang thịnh hành Đây là đặc trưng nỗi bật của việc không có sức mạnh thị trường của các doanh nghiệp Tất cả các doanh nghiệp
cạnh tranh không có ảnh hưởng độc lập đến giá thị trường Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có sản lượng quá nhỏ so với dung lượng thị trường do đó các quyết định sản lượng của doanh nghiệp không có ảnh hưởng đáng kể đến
giá Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo đứng trước đường cầu nằm ngang đối với sản lượng của mình Cần phân biệt đường cầu, thị trường và đường cầu
mà một doanh nghiệp cụ thể phải đối mặt Đường cầu thị trường luôn là một
đường dốc xuống dưới Hình V.1a biểu thị trường cầu doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo còn hình V.Ib là đường cầu thị trường
Hình V.1 Đường cầu của doanh nghiệp cạnh tranh
hoàn hảo và đường câu thị trường
Trang 53 Sản lượng của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo
Giả định tối đa hoá lợi nhuận thường được sử dụng trong kinh tế vi mô
vì nó mô tả hành vi của doanh nghiệp một cách chính xác ở một mức độ hợp
lý và tránh được những phức tạp không cần thiết khi phân tích
Ta hãy bắt đầu bằng việc nghiên cứu quyết định sản lượng tối đa hoá lợi nhuận của một doanh nghiệp bất kỳ đù doanh nghiệp này hoạt động trong
thị trường cạnh tranh hoàn hảo hay trong một thị trường nào đó mà doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến giá Vì lợi nhuận là chênh lệch giữa doanh nghiệp thu và chỉ phí nên để tìm ra sản lượng tối đa hoá lợi nhuận ta phải phân tích doanh thu và chi phí của nó Tổng doanh thu là TR = P.q Tổng chi phí cũng phụ thuộc vào sản lượng Do đó lợi nhuận của doanh nghiệp là:
n(q) = TR(q) - TC(q)
Để tối đa hoá lợi nhuận doanh nghiệp sẽ chọn sản lượng sao cho chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng sản lượng là lớn nhất Hình V.2 cho thấy
đường tống doanh thu là đường thắng, vì với một mức giá đã cho, tổng doanh
thu tỷ lệ thuận với sản lượng
Độ đốc của nó là doanh thu cận biên Độ dốc này cho thấy tổng doanh
thu tăng thêm bao nhiêu khi sản lượng tăng thêm một đơn vị Vì có chỉ phí cố
định va chi phí biến đổi nên tổng chỉ phí không phải là đường thắng Độ dốc
của nó là chỉ phí cận biên - cho thấy tổng chỉ phí tăng bao nhiêu thì sản lượng
tăng thêm 1 đơn vị TC(q) dương hạn Ở các mức sản lượng thấp, lợi nhuận
âm (x < 0) vì doanh thu không đủ để bù đắp chỉ phí Doanh thu cận biên lớn
Trang 6hon chi phi cận biên nói lên rằng tăng sản lượng sẽ làm tăng lợi nhuận, khi sản lượng tăng lợi nhuận có thể đương (với q > qọ) và tăng cho đến tận khi sản lượng đạt tới q* Ở đó doanh thu cận biên bằng chỉ phí cận biên, q* là sản lượng tối đa hoá lợi nhuận Khoảng cách thắng đứng giữa đường TR và
đường TC, (đoạn AB) ở điểm này là lớn nhất nói cách khác, x(q) đạt điểm cực đại của nó Sau mức sản lượng q*, doanh thu cận biên nhỏ hơn chi phí
cận biên, lợi nhuận giảm, điều này phản ánh tổng chỉ phí tăng nhanh hơn tổng doanh thu
Ta cũng có thể chứng minh quy tắc này bằng đại số như sau:
doanh thu cận biên Dọc đường cầu này doanh thu cận biên bằng giá Vì MR = P
nên quy tắc tối đa hoá lợi nhuận đối với doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là
MC(q) =P
Lựa chọn sản lượng trong ngắn hạn
Hình V.3 cho thấy đường cầu (D) mà doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo gặp và các đường tổng chi phí bình quân (ATC), chi phí biến đổi bình quan (AVC) va chi phí cận biên (MC) của doanh nghiệp
Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo tối đa hoá lợi nhuận ở q* vi ở đó
MC = P Nếu doanh nghiệp sản xuất mức sản lượng q¡, ở đó MC < P thì
Trang 7doanh nghiệp có thế tăng lợi nhuận bằng cách tăng sản lượng Diện tích gạch
chéo giữa q¡ và q* là phần lợi nhuận bị mất do chỉ sản xuất ở q¡
Hình V.3 Doanh nghiệp cạnh tranh thu được lợi nhuận dương
Ở mức sản lượng cao hơn, chắng hạn q;, ở đó MC > MR, như vậy giảm sản lượng sẽ làm tăng lợi nhuận vì tiết kiệm được phần chỉ phí vượt quá phần
tăng trong tổng doanh thu Diện tích gạch chéo giữa q* và q; là lợi nhuận bị
Tuy nhiên trong ngắn hạn không phải lúc nào đoanh nghiệp cũng có lãi Hình V.4 cho thấy một tình huống trong đó chi phí cố định quá cao làm cho
tong chi phí bình quân tăng nhanh nhưng chỉ phí biến đổi bình quân va chi phí
cận biên vẫn giữ nguyên Ở sản lượng tối ưu q*, giá thấp hơn tổng chỉ phí bình quân, như vậy đoạn AB là khoản lỗ bình quân Hình chữ nhật ABCD bây giờ biểu thị tổng thua lỗ Trường hợp này doanh nghiệp có hai sự lựa chọn trong ngắn hạn: Sản xuất hoặc đóng cửa (ngừng) sản xuất tạm thời Doanh
Trang 8nghiệp có thể sản xuất và chịu lỗ trong ngắn hạn vì doanh nghiệp hy vọng rằng sẽ kiếm được lợi nhuận trong tương lai, khi giá của sản phẩm tăng hoặc chỉ phí sản xuất giảm Trong hai phương án trên doanh nghiệp sẽ chọn phương án nào có lợi hơn
Giá
q* Sản lượng Hình V.4 Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo chịu lỗ
Trong hình V.4 ta thấy nếu doanh nghiệp sản xuất ở mức sản lượng q*
doanh nghiệp sẽ bị lỗ một khoản bằng diện tích hình chữ nhật ABCD, nếu
doanh nghiệp đóng cửa sản xuất doanh nghiệp sẽ mắt toàn bộ chỉ phí có định
là diện tích hình chữ nhật ABCD Vi AE 1a chi phi có định bình quân vì thế
doanh nghiệp nên tiếp tục sản xuất thì sẽ bị mat ít hơn là đóng cửa sản xuất Như vậy chỉ phí cố định không liên quan đến quyết định sản lượng của doanh nghiệp trong ngắn hạn nhưng lại là yếu tố quyết định đối với việc xem xét có nên dời bỏ ngành trong dài hạn hay không
4 Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn háo
Đường cung của doanh nghiệp cho thấy doanh nghiệp sẽ sản xuất sản
lượng nào ở mỗi mức giá Như ta đã thấy, các doanh nghiệp cạnh tranh hoàn
hảo sẽ tăng sản lượng đến điểm mà ở đó giá bằng chỉ phí cận biên, và sẽ đóng
cửa nếu giá nhỏ hơn chỉ phí biến đối bình quân Vì thế, với những mức sản lượng dương (q > 0) đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp là một phần của
đường chỉ phí cận biên cắt đường chỉ phí biến đổi bình quân ở điểm chỉ phí
biến đổi bình quân tối thiểu nên đường cung của doanh nghiệp cạnh tranh
Trang 9hoàn hảo là đường chỉ phí cận biên trên điểm chi phí biến đổi bình quân tối thiểu
biến đồi bình quân tối thiểu sản lượng tối ưu bằng không
Đường cung ngắn hạn của các doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo dốc
lên do sự có mặt của quy luật hiệu suất giảm dần đối với một hoặc nhiều yếu
tố sản xuất Giá thị trường tăng sẽ làm cho các doanh nghiệp trong ngành tăng sản lượng Giá cao hơn làm cho phần sản lượng gia tăng có lãi và làm tăng
tổng lợi nhuận, vì giá đó áp dụng cho tất cả các đơn vị sản phẩm mà doanh
nghiệp sản xuất ra
5 Đường cung ngắn hạn của thị trường
Đường cung ngắn hạn của thị trường cho thấy số lượng sản phẩm mà
ngành sẽ sản xuất trong ngắn hạn ở mỗi mức giá Sản lượng của ngành là tổng lượng cung của tất ca các doanh nghiệp Vì thế đường cung thị trường là tong chiều ngang của các đường cung của các doanh nghiệp
Thang du san xuất trong ngắn hạn
Một khái niệm tương tự thặng dư dùng được áp dụng cho các doanh nghiệp Nếu chi phí cận biên tăng dần thì giá của sản phẩm sẽ cao hơn chỉ phí
Trang 10cận biên đối với mỗi đơn vị sản phẩm sản xuất ra trừ đơn vị cuối cùng Như vậy doanh nghiệp thu được thặng dư từ tất cả các đơn vị, trừ đơn vị cuối
cùng Thặng dư sản xuất là phần diện tích nằm trên đường cung và nằm dưới đường giá Hình V.6a biểu thị thặng dư sản xuất của một doanh nghiệp, hình V.6b biểu thị thang du san xuất trên thị trường
6 Lựa chọn sản lượng trong dài hạn
Trong dài hạn doanh nghiệp có thể thay đổi tất cả các đầu vào, bao gồm
cả quy mô nhà máy Doanh nghiệp có thé bat dau sản xuất (nghĩa là gia nhập
ngành) hoặc đóng cửa sản xuất (nghĩa là rút khỏi ngành) Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo ta giả định rằng các doanh nghiệp có thể gia nhập hoặc đời bỏ ngành mà không có một hạn chế pháp lý hoặc một chỉ phí đặc biệt nao Hình V.7 cho thấy cách thức mà một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo
ra quyết định về sản lượng tối đa hoá lợi nhuận trong dài hạn Các đường tổng chi phí bình quân ngắn hạn (SAC) và chỉ phí cận biên ngắn hạn (SMC) là đủ
thấp dé doanh nghiệp thu được lợi nhuận dương được cho bởi diện tích hình chữ nhật ABCD, bằng việc sản xuất sản lượng q¡, ở đó chi phí cận biên ngắn hạn bằng giá bán p¡ và bằng đoanh thu cận biên (MR) Đường chỉ phí bình
quân đài hạn (LAC) phản ánh sự có mặt của hiệu suất tăng của quy mô cho đên mức sản lượng q; và hiệu suât giảm của quy mô ở những mức sản lượng
Trang 11lớn hơn q¿ Đường chỉ phí cận biên dài hạn (LMC) cắt đường chỉ phí bình quan dai han (LAC) 6 qp - điểm tối thiểu của chỉ phí bình quân dài hạn
Nếu doanh nghiệp tin rằng giá thị trường sé 6 mirc P, thi nó sẽ mở rộng quy mô của nhà máy để sản xuất mức sản lượng q;, ở đó LMC = P¡ Khi sự
mở rộng kết thúc thì lợi nhuận bình quân của doanh nghiệp sẽ tăng từ AB đến
EF, va tong lợi nhuận sé tang từ ABCD lên EFGD Sản lượng q; tối đa hoá lợi nhuận cho doanh nghiệp
Lưu ý rằng giá trị thị trường cao hơn thì lợi nhuận doanh nghiệp thu được cũng cao hơn Tương tự, khi giá thị trường giảm từ P1 đến P2 thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ giảm xuống bằng không
7 Cân bằng cạnh tranh dài hạn
Giá cân bằng đài hạn ban đầu của sản phẩm là P¡ ở hình V.8b (xác định
ở giao đỉnh của đường cung S¡ và đường cầu D) Hình V.8a cho thấy rằng các doanh nghiệp thu được lợi nhuận dương vì chi phi bình quân dài hạn tối thiểu
bằng giá Pz (ở sản lượng q;) Khoản lợi nhuận dương này khuyến khích các
doanh nghiệp mới gia nhập ngành, làm cho đường cung dịch chuyền đến S¿ Cân bằng dài hạn xảy ra ở gid P> Vì doanh nghiệp thu được lợi nhuận bằng
không, không có động cơ khiến các doanh nghiệp gia nhập hoặc rút khỏi
ngành
Trang 12III DOC QUYEN
Trong phần này chúng ta sẽ nghiên cứu độc quyền bán và độc quyền mua Độc quyền bán là một thị trường trong đó chỉ có một người bán nhưng
có nhiều người mua Độc quyền mua là một thị trường trong đó có nhiều người bán nhưng chỉ có một người mua
1 Độc quyền bán
a) Nguyên nhân dẫn đến độc quyền bản
Một doanh nghiệp có thể chiếm được vị trí độc quyền bán nhờ một số
nguyên nhân cơ bản sau:
- Đạt được tính kinh tế của quy mô, yếu tố quan trọng quyết định cấu trúc thị trường là sản lượng ở mức quy mô tối thiểu có hiệu quả so với cầu
của thị trường Quy mô tối thiểu có hiệu quả là sản lượng mà tại đó đường chỉ phí bình quân dài hạn của một doanh nghiệp ngừng đi xuống Như vậy nếu một doanh nghiệp đạt được tính kinh tế của quy mô thì việc mở rộng sản
Trang 13lượng của nó sẽ loại bỏ được các đối thủ và cuối cùng sẽ là người bán duy
nhất trên thị trường nếu mức sản lượng có chỉ phí bình quân dài hạn tối thiểu của nó là đủ lớn để đáp ứng cầu thị trường
- Bắng phát minh sáng chế (bản quyên) Luật về bằng phát minh sáng chế (bản quyền) cho phép các nhà sản xuất có được vị trí độc quyền bán về một sản phẩm hoặc một quy trình công nghệ mới trong một khoảng thời gian
nhất định
- Kiểm soát các yếu tô (đầu vào) sản xuất Một doanh nghiệp có thể chiếm được vị trí độc quyền bán nhờ quyền sở hữu một loại đầu vào (nguyên
liệu) để sản xuất ra một loại sản phẩm nào đó
- Quy định của Chính phủ Một doanh nghiệp có thể trở thành độc
quyền hợp pháp nếu nó là người duy nhất được cấp giấy phép sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm dịch vụ nào đó Chắng hạn đường sắt Việt Nam, Bưu điện Việt Nam
b) Đường câu và doanh thu cận biên trong độc quyên bán
Là người sản xuất duy nhất đối với một loại sản phâm, nhà độc quyền
bán có vị trí độc nhất trên thị trường Nhà độc quyền bán có sự kiểm soát toàn
diện đối với số lượng sản phẩm đưa ra bán Nhưng điều này không có nghĩa là
nó muốn đặt giá cao bao nhiêu cũng được vì mục đích của nó là tối đa hoá lợi nhuận Đặt giá cao sẽ có ít người mua và lợi nhuận thu được sẽ ít hơn
Vì là người duy nhất bán một hàng hoá hoặc dịch vụ cụ thể trên thị
trường, nhà độc quyền bán đứng trước đường cầu thị trường - một đường cầu đốc xuống dưới về phía phải Đường cầu thị trường chính là đường doanh thu bình quân (AR) của doanh nghiệp Khi đường cầu dốc xuống thì giá và doanh
thu bình quân luôn lớn hơn doanh thu cận biên vì tất cả các đơn vị đều được
bán ở cùng một giá Tăng lượng bán thêm một đơn vị thì giá phải giảm xuống, như vậy tất cả các đơn vị bán ra đều phải giảm giá chứ không phải chỉ một đơn vị bán thêm Đường doanh thu cận biên vì thế luôn nằm dưới đường
cầu, trừ điểm đầu tiên, như mô tả ở hình V.9.
Trang 14Giá
D
MR Sản lượng Hình V.9 Đường cầu và doanh thu cận biên e) Quyết định sản lượng của Nhà độc quyền
Ở phần II ta thấy một doanh nghiệp tối đa hoá lợi nhuận phải sản xuất
mức sản lượng sao cho doanh thu cận biên bằng chi phi cận biên Lời giải này
cũng được áp dụng cho bài toán sản lượng của nhà độc quyền bán Ở hình V.10, đường cầu thị trường D là đường doanh thu bình quân của doanh nghiệp Đường doanh thu cận biên và các đường chi phí bình quân và cận biên cũng đã được biểu thị trong hình này Doanh thu cận biên bằng chỉ phí
cận biên ở sản lượng Q* Từ đường cầu ta tìm ra giá tương ứng P* của mức
sản lượng Q* này
Giá
Hình V.10 Tối đa hoá lợi nhuận của Nhà độc quyền bán
Làm thế nào đề biết Q* là sản lượng tối đa hoá lợi nhuận? Giả sử sản lượng nhỏ hơn Q¡ chắng hạn, lúc đó giá tương ứng sẽ là P, Như biểu thị trên hình doanh thu cận biên (MR) cao hơn chỉ phí cận biên (MC) Nếu nhà độc quyền bán sản lượng nhiều hơn Q¡ một ít thì sẽ thu thêm được lợi nhuận bố
Trang 15sung (MR - MC) và nhờ đó tổng lợi nhuận tăng Nhà độc quyền bán có thể
tăng sản lượng để tăng tổng lợi nhuận cho đến tận sản lượng Q*, ở đó lợi
nhuận bổ sung từ việc sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm bằng không Như
vậy sản lượng nhỏ hơn (Q,) không phải là sản lượng tối đa hoá lợi nhuận,
ngay cả khi sản lượng đó cho phép nhà độc quyền bán đặt giá cao hơn Nếu
sản xuất mức sản lượng Q¿ tông lợi nhuận của nhà độc quyền bán sẽ nhỏ hơn
mức cực đại một khoản bằng phần gạch chéo dưới đường MR và trên đường
MC, giữa Q¡ và Qs; Tương tự, sản lượng lớn hon, Qo chắng hạn, cũng không phải là sản lượng tối đa hoá lợi nhuận, ở sản lượng Q; này chi phí cận biên
MC cao hơn đoanh thu cận biên MR, đo đó nếu nhà độc quyền bán sản xuất ít
đi một ít thì lợi nhuận thu được sẽ tăng thêm (MC - MR) Nhà độc quyền có thể làm cho lợi nhuận tăng thêm nữa bằng việc giảm bớt phần sản lượng phía
sau Q*, phần lợi nhuận tăng thêm do sản xuất Q* chứ không phải Q; là phần diện tích gạch chéo nằm đưới đường MC và trên đường MR, giữa Q* và Q¿ Quy tắc ngón tay cái về định giá
Như ta đã biết, để tối đa hoá lợi nhuận, nhà độc quyền bán phải sản xuất mức sản lượng mà tại đó MR = MC
Trang 16Trong độc quyền bán không có đường cung Nói cách khác, không có mối quan hệ 1:1 giữa giá và sản lượng Bởi vì quyết định sản lượng của Nhà độc quyền phụ thuộc không chỉ vào chi phí cận biên mà còn vào hình đáng của đường cầu Do đó, sự địch chuyên của đường cầu không kéo theo một loạt các mức giá và các mức sản lượng như với đường cung cạnh tranh hoàn hảo Trong độc quyền bán, sự địch chuyền của cầu có thê dẫn đến thay đổi giá
mà sản lượng không thay đổi, như biểu thị ở hình V.11a, hoặc sự thay đôi trong sản lượng mà giá không đổi, như biểu thị ở hình V.I1b, hoặc thay đổi
trong cả sản lượng cả giá
Hình V.11 Sự chuyến dịch của cầu dẫn đến giá thay đổi hoặc
lượng thay đổi chứ không phải cả hai
Sức mạnh độc quyền
Sự khác nhau cơ bản giữa doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo và doanh
nghiệp độc quyền bán là doanh nghiệp độc quyền bán có sức mạnh thị trường Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo phải đặt giá bằng chi phí cận biên còn doanh nghiệp độc quyền bán đặt giá cao hơn chi phí cận biên Vì thế sức
mạnh độc quyền bán được đo bằng chỉ số Lerner, gọi là mức độ của sức mạnh độc quyền Lerner (đo Abba Lerner đưa ra năm 1934)
Trang 17Mat không từ sức mạnh độc quyên
Vì sức mạnh độc quyền tạo ra giá cao hơn và sản lượng sản xuất ra thấp
hơn so với cạnh tranh hoàn hảo nên ta dễ thấy người tiêu dùng bị thiệt hại còn
người sản xuất thì được lợi Nhưng nếu coi phúc lợi của người tiêu dùng và của người sản xuất như nhau thì cả người tiêu dùng và người sản xuất tính thành một tổng thể sẽ không được lợi bằng trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo Có thể thấy điều này khi so sánh thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất được tạo ra trong ngành cạnh tranh hoàn hảo và trong ngành độc quyền bán Hình V.12 cho thấy nếu thị trường là cạnh tranh hoàn hảo thì giá và sản lượng
sẽ là P và Q Nếu thị trường là độc quyền bán thì giá và sản lượng là Pm và
Qm Như vậy so với thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì thị trường độc quyền
bán tạo ra phúc lợi ít hơn một phần thặng dư tiêu dùng (điện tích A) và thặng
dư sản xuất (diện tích B) bị mắt do chỉ sản xuất ở mức sản lượng Qm Phần phúc lợi bị mắt gọi là mắt không
Ở phần trên ta đã tập trung vào phía người bán của thị trường Bây giờ
ta quay lại phía người mua Một số khái niệm: Độc quyền mua đề cập tới thị trường trong đó chỉ có một người mua, độc quyền mua tập đoàn là một thị trường trong đó chỉ có một số người mua
Khi thị trường có một hoặc một số người mua thì người mua có sức
mạnh độc quyền mua Đó là khả năng thay đổi giá của hàng hoá Nó cho phép
Trang 18người mua có thê mua hàng hoá ở mức giá thấp hơn giá thịnh hành trong thị
trường cạnh tranh
Khi ra quyết định mua bao nhiêu hàng hoá người mua cũng áp dụng nguyên lý cận biên - mua hàng hoá cho đến số lượng mà đơn vị mua cuối cùng đêm lại giá trị bổ sung, hay lợi ích, đúng bằng chỉ phí trả cho đơn vị cuối cùng đó
Như ta đã biết, đường cầu của một cá nhân biểu thị giá trị cận biên (hay ích lợi cận biên), là một hàm số của số lượng mua Vì thế đường giá trị cận biên là đường cầu về hàng hoá Nhưng chỉ phí cận biên của việc mua thêm
một đơn vị hàng hoá phụ thuộc vào người mua có sức mạnh độc quyền mua hay không
Khi người mua không có sức mạnh độc quyền mua (người bán cạnh
tranh) thì họ phải chấp nhận giá sẵn có trên thị trường, vì thế chỉ tiêu cận biên (ME) và chỉ tiêu bình quân (AE) là không đổi và bằng nhau, số lượng mua được xác định bằng việc đặt giá bằng giá trị cận biên (đường cầu) Điều này hoàn toàn tương tự như người bán cạnh tranh (Pc Qc)
Khi người mua có sức mạnh độc quyền mua (người mua độc quyền) thì đường cung thị trường là đường chỉ tiêu bình quân (AE) của nhà độc quyền mua Chi tiêu bình quân tăng, nếu chỉ tiêu cận biên nằm trên chỉ tiêu bình quân Nhà độc quyền mua số lượng Qm mà ở đó các đường chỉ tiêu cận biên
(ME) và giá trị cận biên (ME) (cầu) cắt nhau (hình V.13) Giá trả cho một đơn
vị là Pˆm được xác định từ đường chỉ tiêu bình quân (cung)
Trang 19Sức mạnh độc quyền cũng gây ra mắt không là diện tích A và B (tương
tự như sức mạnh độc quyền bán)
Định giá với sức mạnh thị trường
Tất cả các chiến lược định giá mà ta sẽ xem xét có một điểm chung đó
là những cách chiếm thặng dư của người tiêu dùng và chuyền sang cho người
sản xuất
Phân biệt giá (gọi tắt của phân biệt đối xử bằng giá)
Phân biệt giá hoàn hảo (còn gọi là phân biệt giá cấp một) Nếu có thé
đặt cho mỗi khách hàng một giá thì doanh nghiệp sẽ đặt cho mỗi khách hàng một mức giá tối đa mà khách hàng đó sẵn sàng trả cho mỗi đơn vị mua, ta gọi giá tối đa này là giá đặt trước của người tiêu dùng Việc đặt cho mỗi khách
hàng một mức giá bằng giá đặt trước của họ được gọi là phân biệt giá hoàn
hảo Hình V.14 cho thấy nếu doanh nghiệp đặt cho mỗi khách hàng một giá
bằng giá đặt trước của họ thì việc mở rộng đến sản lượng Qc sẽ có lợi Khi chỉ một giá được đặt ra là Pm thì lợi nhuận biến đổi (chênh lệch giữa doanh
thu và chỉ phí biến đổi) của doanh nghiệp là diện tích nằm giữa đường doanh
thu cận biên và đường chi phí cận biên Bằng việc phân biệt giá hoàn hảo, lợi
nhuận này sẽ được mở rộng thành diện tích nằm dưới đường cầu và đường chỉ phí cận biên
Hình V.14 Phân biệt giá hoàn hảo
Phân biệt giá cấp hai Trong một số thị trường, mỗi người tiêu dùng
mua nhiều đơn vị hàng hoá trong một khoảng thời gian đã cho và cầu của
Trang 20người tiêu đùng giảm dần theo số đơn vị đã mua Khi sự tiêu dùng tăng lên thì
sự sẵn sàng thanh toán của họ giảm dần Trong trường hợp này doanh nghiệp
có thể phân biệt đối xử theo số lượng tiêu dùng việc này được gọi là phân
biệt giá cấp hai Cơ chế hoạt động của phân biệt giá cấp hai là đặt các mức giá khác nhau cho các số lượng hoặc các khối lượng khác nhau của cùng một hàng hoá hoặc dịch vụ Hình V.15 biểu thị 3 "khối" với ba mức giá tương ứng
la Pj, Po, P3 Đây cũng là một trường hợp đạt được tính kinh tế của quy mô
Tổng chỉ phí bình quân và chỉ phí cận biên giảm dần Phân biệt giá cấp hai có
thể làm cho người tiêu dùng có lợi bằng việc mở rộng sản lượng và hạ thấp chi phí
KhốiI Khối2 Khối 3
Hình V.15 Phân biệt giá cấp hai
Phân biệt giá cấp 3 Hình thức phân biệt giá này chia khách hàng ra
thành hai hoặc nhiều nhóm với các đường cầu riêng biệt Đây là hình thức
phân biệt giá phổ biến nhất (áp dụng trong vé máy bay, đồ săn sẵn, rượu ) Các giá tối ưu và sản lượng tối ưu là các giá và các mức sản lượng sao cho
doanh thu cận biên từ mỗi nhóm đều bằng chi phí cận biên Hình V.16 cho thấy nhóm I có đường cầu D; bị đặt giá P, nhóm 2 với đường cầu D; bị đặt
giá P; Chi phí cận biên phụ thuộc vào tổng sản lượng sản xuất ra (Q})
Trang 21Giá
Hình V.16 Phân biệt giá cấp ba
Lưu ý rằng chỉ phí cận biên phụ thuộc vào tông sản lượng sản xuất ra,
còn Q¡ và Q; phải được chọn sao cho MR¡ = MR2 = MC Phan biệt giá theo thời kỳ và đặt giá cao điểm
Phân biên giá theo thời kỳ là một chiến lược định giá quan trọng được
sử dụng rộng rãi và có liên quan chặt chẽ với phân biệt giá cấp ba Ở đây người tiêu đùng được chia ra thành các nhóm khác nhau với các hàm cầu khác
nhau và đặt các giá khác nhau ở những thời điểm khác nhau Ví dụ trong ngành phát hành sách, lúc đầu người ta đặt giá cao và chiếm được thặng dư từ
người tiêu dùng có cầu cao về hàng hoá và không sẵn sàng chờ mua Sau đó người ta giảm giá xuống để thu hút số đông trên thị trường Điều này được
Trang 22Đặt giá cao điển Cầu về một số hàng hoá dịch vụ tăng nhanh trong những khoảng thời gian nhất định trong ngày hoặc trong năm Đặt giá P; (ở
hình V.18) ở thời kỳ cao điểm là có lợi hơn cho đoanh nghiệp so với việc chỉ đặt một giá trong suốt các thời kỳ Đây cũng là một việc làm hiệu quả vì chỉ
phí cận biên cao hơn trong thời kỳ cao điểm
Q, Q, Sản lượng
Hình V.1§ Đặt giá cao điểm Đặt giá hai phân
Đặt giá hai phần có liên quan đến phân biệt giá và cho ta một biện pháp
nữa đề chiếm thêm thặng dư tiêu dùng Bằng đặt giá hai phần, doanh nghiệp
đòi người tiêu dùng phải trả trước một khoản phí để có quyền mua sản phẩm, sau đó người tiêu dùng phải trả phí bổ sung cho mỗi đơn vị sản phẩm họ cần tiêu dùng Hình V.19 cho thấy người tiêu dùng có đường cầu D Doanh nghiệp tối đa hoá lợi nhuận bằng việc đặt chỉ phí cận biên và phí gia nhập
bằng toàn bộ thặng đư của người tiêu dùng Ví dụ kinh điển về trường hợp
này là vé vào cửa công viên và phí sử dụng trả cho mỗi trò giải trí trong công việc Ngoài ra còn có nhiều cách khác nữa để chiếm đoạt thặng dư tiêu dùng
như bán kèm, bán trói buộc
Trang 23IV CẠNH TRANH KHÔNG HOÀN HẢO
1 Cạnh tranh độc quyền
Có nhiều ngành trong đó các doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm khác nhau Vì lý do này hoặc lý do khác, người tiêu dùng coi mặt hàng của mỗi
doanh nghiệp khác với của các doanh nghiệp khác Sự khác nhau của sản
phẩm là do người tiêu dùng nghĩ ra, có thể đúng hoặc không đúng Do đó,
một số người tiêu dùng (chứ không phải là tất cả) sẽ trả giá cao hơn cho sản
phẩm mà mình thích
Thị trường cạnh tranh độc quyền có hai đặc trưng then chốt:
a) Cac doanh nghiệp cạnh tranh với nhau bằng việc bán sản phẩm phân
biệt (đã được làm cho khác sản phẩm của các doanh nghiệp khác) các sản phẩm này có thể thay thế cho nhau ở mức độ cao nhưng không phải là thay thế hoàn hảo Nói cách khác, độ co dãn của cầu theo giá là cao nhưng không phải là vô cùng
b) Có sự tự do gia nhập và rút khỏi Doanh nghiệp mới ra nhập thị
trường với các mặt doanh nghiệp của mình tương đối dễ dàng và các doanh nghiệp ở trong ngành rời bỏ cũng tương đối dễ nếu các sản phẩm của họ trở nên không có lãi
Cân bằng trong ngắn hạn và trong dài hạn
Giống như trong độc quyền bán, doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền đứng trước đường cầu đốc xuống và có thể có sức mạnh độc quyền bán Tuy vậy điều này không có nghĩa là các doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền chắc
chắn thu được lợi nhuận lớn Cạnh tranh độc quyền tương tự như cạnh tranh hoàn hảo ở điểm có sự tự do gia nhập, vì vậy khả năng thu được lợi nhuận sẽ
cuốn hút các doanh nghiệp mới với các mặt hàng cạnh tranh tham gia vào thị
trường, làm cho lợi nhuận giảm xuống bằng không
Trang 24
tranh độc quyền trong ngắn hạn và trong đài hạn Hình V.20a biểu thị cân
bằng ngắn hạn Vì sản phẩm của doanh nghiệp khác với của các đối thủ cạnh tranh nên đường cầu của doanh nghiệp dốc xuống đưới Đây là đường cầu của doanh nghiệp chứ không phải đường cầu thị trường Đường cầu thị trường
đốc hơn rất nhiều Sản lượng tối đa hoá lợi nhuận ngắn hạn Qsạ được xác định ở điểm cắt của đường chỉ phí bình quân nên doanh nghiệp thu được lợi nhuận, biểu thị bằng diện tích hình chữ nhật gạch chéo
Trong dài hạn, lợi nhuận này sẽ kích thích các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường Khi các doanh nghiệp mới đưa ra các mặt hàng cạnh tranh thì doanh nghiệp đang ở trong ngành sẽ mất đi một phần thị trường và doanh thu
sẽ giảm mặc dù đường cầu của nó vẫn là một đường đốc xuống dưới, như biểu thị ở hình V.20b Trong đài hạn các đường chỉ phí bình quân AC và chỉ phí cận biên MC cũng có thể dịch chuyên Nhưng đề cho đơn giản ta giả định
các chỉ phí này không đổi Đường cầu dài hạn D¿ạ sẽ tiếp xúc với đường chỉ phí bình quân của doanh nghiệp Ở đây sản lượng tối đa hoá lợi nhuận là Q¡ạ,
giá là Piạ và lợi nhuận bằng không vì P = AC Doanh nghiệp vẫn có sức mạnh độc quyền bán; đường cầu dài hạn của nó đốc xuống vì mặt hàng cụ thể của doanh nghiệp vẫn là độc nhất Thế nhưng việc gia nhập của các doanh
nghiệp mới đã làm cho lợi nhuận của nó giảm xuống bằng không
Trang 25Nói chung, các doanh nghiệp có thế có chỉ phí khác nhau và một số mặt
hàng sẽ nổi trội hơn Trong trường hợp này các doanh nghiệp có thé dat các giá khác nhau một ít và một số đoanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận nhỏ
So sánh thị trường cạnh tranh độc quyền với thị trường thị trường cạnh tranh hoàn hảo ta thấy trong thị trường cạnh tranh độc quyền giá cân bằng cao
hơn chỉ phí cận biên Điều này có nghĩa là giá trị của những đơn vị hàng hoá
bổ sung đối với người tiêu dùng cao hơn chỉ phí để sản xuất ra chúng Nếu sản lượng được mở rộng đến điểm mà ở đó đường cầu cắt đường chỉ phí cận
biên thì tổng thặng dư sẽ tăng lên một lượng bằng diện tích phần gạch chéo ở hình V.20b Đó chính là khoản mắt không do sức mạnh độc quyền bán gây ra Ngoài ra, doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền hoạt động với công suất thừa,
nghĩa là mức sản lượng của nó nhỏ hơn mức sản lượng tối thiểu hoá chi phí bình quân
Như vậy, khi đánh giá thị trường cạnh tranh độc quyền phải so sánh những tính không hiệu quả đã nêu trên với lợi ích mà người tiêu dùng thu
được từ tính đa dạng của sản phẩm
2 Độc quyền tập đoàn
Trong thị trường độc quyền tập đoàn, sản phẩm có thể giống hoặc khác nhau Trong thị trường này chí có một số doanh nghiệp sản xuất toàn bộ hay hầu hết tổng sản lượng Trong một số thị trường độc quyền tập đoàn một số
hoặc tất cả các doanh nghiệp đều thu được lợi nhuận đáng kể trong dài hạn vì
có các hàng rào gia nhập làm cho các doanh nghiệp mới không thể hoặc khó
mà gia nhập được vào thị trường
Quản lý một doanh nghiệp độc quyền tập đoàn là rất phức tạp vì các
quyết định về giá, sản lượng, quảng cáo và đầu tư bao gồm nhiều cân nhắc
chiến lược quan trọng Vì chỉ có một số doanh nghiệp cạnh tranh với nhau
nên mỗi doanh nghiệp phải cân nhắc cân thận xem các hành động của mình sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các doanh nghiệp đối thủ, và các đối thủ sẽ phản ứng thế nào Khi ra quyết định mỗi doanh nghiệp phải cân nhắc phản ứng của doanh nghiệp đối với các quyết định của họ Hơn nữa, các quyết định, các
Trang 26phản ứng, các phản ứng đối với các phản ứng luôn biến động theo thời gian Khi những nhà quản lý của doanh nghiệp đánh giá các kết quá tiềm năng của các quyết định của mình, họ phải giả định rằng các đối thủ cũng là những
người hợp lý và thông minh như họ Họ phải đặt mình vào vị trí của các đối
thủ và cân nhắc xem sẽ phản ứng như thế nào
Cân bằng trong thị trường độc quyên tập đoàn
Như ta đã thấy trong phần cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền: khi thị
trường cân bằng, các doanh nghiệp đang làm điều tốt nhất mình có thể và vì thế không có lý do nào phải thay đồi giá hoặc sản lượng của mình Thị trường
cạnh tranh hoàn hảo cân bằng khi lượng cung bằng lượng cầu vì khi đó mỗi
doanh nghiệp đang làm điều tốt nhất mình có thể - đoanh nghiệp bán tất cả sản phẩm mình sản xuất ra và tối đa hoá được lợi nhuận Tương tự, nhà độc quyền ở cân bằng khi doanh thu cận biên bằng chỉ phí cận biên, vì kho đó nhà độc quyền đang làm điều tốt nhất mình có thể và tối đa hoá được lợi nhuận
Điều này có thể áp dụng cho thị trường độc quyền tập doàn với một sự biến đổi nhỏ: mỗi doanh nghiệp sẽ muốn làm điều tốt nhất mình có thé, đã
cho cái mà đối thủ đang làm nên ta có thé giả định rằng các đối thủ này sẽ làm điều tốt nhất mình có thê đã cho cái mà doanh nghiệp đang làm Như vậy mỗi doanh nghiệp sẽ làm điều tốt nhất mình có thể tính đến các đối thủ và giả định
rằng các đối thủ của mình cuãng đang làm như thế
Nhà toán học John Nash là người đầu tiên giải thích rõ khái niệm này
vào năm 1951, vì thế người ta gọi cân bằng này là cân bằng Nash
Cân bằng Nash: Mỗi doanh nghiệp đang làm điều tốt nhất mình có thể
đã cho cái mà đối thủ đang làm
Cân bằng Nash là một cân bằng không hợp tác - mỗi doanh nghiệp ra
quyết định sao cho thu được lợi nhuận cao nhất, đã cho hành đọng cảu các
doanh nghiệp đối thủ Khi không hợp tác hành động, lợi nhuận mỗi doanh
nghiệp thu được cao hơn lợi nhuận lẽ ra thu được trong cạnh tranh hoàn hảo
nhưng lại thấp hơn lợi nhuận thu được nếu các doanh nghiệp cấu kết với nhau
Trang 27Tuy nhiên cấu kết là bất hợp pháp Nhưng nếu hợp tác có thể đem lại lợi nhuận cao hơn thì tại sao các doanh nghiệp không hợp tác bằng cách cấu kết ngầm? nghĩa là, nếu doanh nghiệp và đối thủ của doanh nghiệp đều xác
định được giá tối đa hoá lợi nhuận và sẽ thống nhất đặt giá đó nếu doanh
nghiệp và đối thủ của doanh nghiệp cấu kết với nhau thì tại sao đoanh nghiệp không đặt giá đó và tin rằng đối thủ của mình cũng làm thế? Nếu đối thủ của
doanh nghiệp làm thế thì cả 2 sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn Vấn đề là ở
chỗ đối thủ của doanh nghiệp có thể không chọn giá ở mức cấu kết Đối thủ của đoanh nghiệp có thể không đặt giá ở mức cấu kết, vì việc chọn giá thấp
hơn sẽ tốt hơn cho nó ngay cả khi nó biết rằng doanh nghiệp đang đặt giá ở
mức cấu kết
Biểu sau mô tả tóm tắt các kết quả của những khả năng đặt giá khác
nhau Trong việc ra quyết định đặt giá, 2 doanh nghiệp đều chơi trò chơi
không hợp tác - mỗi doanh nghiệp, một cách độc lập, đang làm điều tốt nhất
là mình có thể, có tính đến đối thủ của mình Biểu này được gọi là Matrice lợi nhuận của trò chơi này vì nó cho thấy lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp, đã cho quyết định của doanh nghiệp và của đối thủ của doanh nghiệp
Góc trên bên trái của Matrice cho thấy rằng nếu cả hai doanh nghiệp
cùng đặt giá thấp (P,) thì mỗi doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận là 1 Góc
trên bên phải cho thấy rằng nếu doanh nghiệp 1 đặt giá thấp (P¡) và doanh
nghiệp 2 đặt giá cao (P;) thì doanh nghiệp 1 sẽ thu được lợi nhuận bằng 3 và doanh nghiệp 2 sẽ thu được lợi nhuận bằng không Matrice này cho thấy một
cách rõ ràng tại sao các doanh nghiệp không ứng xử theo cách hợp tác để thu được lợi nhuận cao hơn cho dù 2 doanh nghiệp không thể cấu kết Trong
Trang 28trường hợp này, hợp tác có nghĩa là 2 doanh nghiệp cùng đặt giá cao (P;) để
thu được lợi nhuận bằng 2 (thay vì bằng 1) Điểm then chốt ở đây là mỗi doanh nghiệp luôn luôn thu được lợi nhuận cao hơn bằng việc đặt giá thấp cho dù đối thủ đặt giá nào đi nữa Như vậy điều tốt nhất mà doanh nghiệp I
có thể làm là đặt giá P¡ nếu doanh nghiệp 2 đặt giá P¡ Nếu doanh nghiệp 2
đặt giá P thì doanh nghiệp 1 đặt giá P¡ vẫn là điều tốt nhất Với doanh nghiệp
2 cũng tương tự
Như vậy, không doanh nghiệp nào có thể hy vọng rằng đối thủ của
mình sẽ đặt giá P; trừ khi 2 doanh nghiệp có thể phát tín hiệu về một hiệp
định có hiệu lực là sẽ đặt giá P¿ Và cả hai sẽ cùng đặt giá Pị Một ví dụ kinh điển trong lý thuyết trò chơi gọi là "tình thế lưỡng nan của những người tù"
minh hoạ vấn đề mà các doanh nghiệp độc quyền tập đoàn gặp phải Tinh thé
này như sau: hai người tù bị xử về tội hợp tác với nhau trong một hành động phạm tội Họ bị tách riêng ra để hỏi cung trong các phòng khác nhau và
không thể thông tin cho nhau được Nếu cả hai cùng thú tội thì mỗi người sẽ
bị tù năm năm, nếu không ai thú tội thì khó kết án, như vậy những người tù đều hy vọng cùng thoả thuận tự bào chế để nhận án tù hai năm Mặt khác, nếu một người thú tội và người kia không thú tội thì người thú tội sẽ bị tù một năm, còn người kia sẽ bị tù 10 năm Như vậy cả hai sẽ cùng thú tội
Người tù B Thú tội Không thú tội Đặt giá thấp (P) |-5 _ -5|-] ; - 10 Hang 1
Đặt giá cao(Pa) |-10 , -1}-2 › -2
"Tình thế lưỡng nan của những người tù" không nhất thiết phải là nguyên nhân của hành động cạnh tranh ngô ngáo và lợi nhuận thấp của doanh
nghiệp độc quyền tập đoàn Những người tù chỉ có một cơ hội thú tội, còn hầu
hết các doanh nghiệp đều đặt giá và sản lượng nhiều lần, liên tục quan sát
hành vi của các đối thủ và điều chỉnh hành vi của mình Điều này cho phép
Trang 29các đoanh nghiệp xây dựng danh tiếng để gây uy tín Vì thế sự phối hợp và
hợp tác của các doanh nghiệp độc quyền tập đoàn đôi khi trở thành phổ biến
Thế nhưng vì việc cấu kết ngầm có xu hướng dễ vỡ nên các doanh nghiệp độc quyền tập đoàn thường mong muốn sự ổn định Điều này giải thích vì sao đặc trưng nổi bật của ngành độc quyền tập đoàn lại có sự cứng nhắc của giá Khi chi phí sản xuất giảm hoặc cầu thị trường giảm các doanh nghiệp cũng không muốn giảm giá vì điều đó có thể phát tín hiệu sai cho các
doanh nghiệp đối thủ và vì thế khơi ngòi cho cuộc chiến tranh giá cả Còn khi
chi phí hoặc cầu thị trường tăng các doanh nghiệp cũng không muốn tăng giá
vì sợ các đối thủ không tăng giá
Mô hình đường cầu gẫy là sự mô tả mức giá cứng nhắc của độc quyền
tập đoàn Theo mô hình này, mỗi doanh nghiệp gặp một đường cầu gẫy ở mức giá đang thịnh hành P*, như biểu thị ở hình V.21 Ở các mức giá thấp hơn P*
đường cầu không co dãn vì doanh nghiệp tin rằng nếu doanh nghiệp hạ giá
xuống thì các đoanh nghiệp cũng sẽ hạ giá của mình vì họ không muốn mat
thị trường Như vậy lượng bán chỉ tăng ở chừng mực mà giá thị trường giảm
làm tăng tông cầu thị trường
Vì đường cầu gẫy nên đường doanh thu cận biên của nó bị gián đoạn
Do đó chỉ phí của doanh nghiệp có thể thay đổi mà không gây ra sự thay đổi giá Như biểu thị trong hình, chi phí cận biên có thể tăng nhưng vẫn bằng doanh thu cận biên ở mức sản lượng đó, vì thế giá vẫn đứng ở mức cũ
MR Hình V.2I Đường cầu gẫy
Trang 30Mô hình đường cầu gẫy này rất hấp dẫn vì nó đơn giản, nhưng nó lại không cho thấy cách thức mà các doanh nghiệp đặt P* như thế nào và tại sao lại không phải là một mức giá nào đó khác Mô hình này không giải thích sự cứng nhắc của giá Sự cứng nhắc của giá được giải thích bằng tình thế lưỡng nan của những người tù và bằng sự mong muốn tránh việc cạnh tranh không
có lợi của các doanh nghiệp
Phát tín hiệu giá và chỉ đạo giá
Định giá cấu kết ngầm là một việc rất khó khăn vì các doanh nghiệp không được trao đối với nhau Việc này càng trở nên khó khăn hơn khi chỉ phí và cầu thay đổi, và do đó mức giá "đúng" cũng thay đổi Phát tín hiệu giá
là một hình thức của cấu kết ngầm Ví dụ một doanh nghiệp có thể thông báo rằng nó sẽ tăng giá (có thể thông qua các tài liệu in ấn) và hy vọng rằng các
đối thủ sẽ coi là một tín hiệu và các đối thủ cũng phải tăng giá Nếu các doanh nghiệp làm theo thì mô hình chỉ đạo giá đã được thiết lập
Chỉ đạo giá cũng có thể là một cách mà các doanh nghiệp độc quyền tập đoàn xử lý với việc miễn cưỡng thay đổi giá Khi chỉ phí và cầu thay đổi các doanh nghiệp sẽ thấy cần phải thay đối giá Khi đó các doanh nghiệp có
thể trông chờ vào mức giá mà người chỉ đạo phát tín hiệu về thời gian thay đổi và thay đối bao nhiêu Có khi một doanh nghiệp lớn hành động như người chỉ đạo giá, có khi các doanh nghiệp khác cũng có thể hành động như người chỉ đạo giá
Nghiên cứu các loại thị trường, cạnh tranh hoàn hảo, độc quyền, cạnh
tranh độc quyền và độc quyền tập đoàn chúng ta đều thấy chúng có những ưu điểm cần khai thác đầy đủ, nhưng phải nhắn mạnh rằng ở Việt Nam chúng ta
phái có những biện pháp chống độc quyền, chống khuynh hướng độc quyền
dẫn đến cửa quyền, nhất là các doanh nghiệp Nhà nước, phải có chính sách điều tiết độc quyền trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta, nhất là đối với kinh tế Nhà nước Điều đó sẽ góp phần bảo đảm công bằng về kinh tế, công bằng xã hội và bảo đảm văn minh trong kinh tế
Trang 31Chúng ta chấp nhận xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng
xã hội chủ nghĩa, nên phải chấp nhận cạnh tranh, thậm chí cạnh tranh khốc liệt trên thị trường quốc tẾ, song chúng ta thực hiện cạnh tranh trong giới hạn
của các quan hệ hợp tác hai bên cùng có lợi và bình đẳng, giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau, quan tâm đến chính sách xoá đói, giảm nghèo, giảm bớt khoảng cách giàu nghèo, bảo đảm sự công bằng xã hội cũng là một đòi hỏi khách quan của sự bình đăng giữa con người với con người
3.1INhững vấn đề cơ bản về Ngân hàng thương mại :
Khái niệm :
Theo các nhà kinh tế học thì ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp hoạt động và kinh doanh tiền tệ Còn theo Việt Nam thì cho rằng Ngân hàng thương mại là một tô chức mà hoạt động chủ yếu là thường xuyên nhận tiền gửi dựa trên nguyên tắc hoàn trả, tiến hành cho vay chiết khẩu và làm các phương tiện thanh toán
Chức năng của Ngân hàng thương mại :
Ngân hàng thương mại là trung gian tài chính :
Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu
là chuyền tiết kiệm thành đầu tư, đòi hỏi phải tiếp xúc với hai loại các nhân và
tổ chức trong nền kinh tế : Các cá nhân và tổ chức tạm thời cần dùng vốn đề
bù đắp vào thâm hụt trong chỉ tiêu nghĩa là đầu tư cho chỉ tiêu và đầu tư vượt
quá thu nhập và chính vì thế mà họ cần bổ sung vốn ; và các cá nhân tổ chức
có thừa vốn nghĩa là thu nhập hiện tại của họ lớn hơn số chỉ tiêu của họ chính
vì vậy mà họ đã đề dành được một số tiền dé tiết kiệm Như vậy ta thấy trong nền kinh tế xuât hiện hai nhóm đó là những người thừa vôn và thiểu vốn Điều tất yếu là tiền sẽ được dịch chuyên từ những người thừa vốn sang những người thiếu vốn bởi vì cả hai đều có lợi Như vậy, thu nhập gia tăng là động lực tạo ra mối quan hệ tài chính giữa hai nhóm này Nếu dòng tiền di chuyển
với điều kiện là phải quay trở lại với một lượng lớn hơn trong khoảng thời gian nhất định nào đó thì đó là mối quan hệ tín đụng Nếu không thì đó là mối quan hệ cấp phát hoặc là hùn vốn
Tuy nhiên là mối quan hệ trực tiếp bị nhiều giới hạn do sự không phù hợp
về quy mô, thời gian, không gian Những người thừa vốn sẽ phải mat nhiéu
thời gian để tìm được người cân vôn và sô vôn đó phải đúng bằng số tiền mình có Và người thiếu vôn cũng như vậy, họ phải mất thời gian va cong strc
dé tim được người thừa vốn cho mình vay sô vôn mình cần Những người thừa vốn cho vay nhiều khi không biết nhiều thông tin người mình cho vay chính vì vậy rủi ro tín dụng rất cao Chính những điều đó đã làm cho quan hệ trực tiếp khó phát triển và tạo điều kiện cho trung gian tài chính ra đời Do trung gian tài chính là những người chuyên môn hoá trong việc nhân tiền gửi
Trang 32và cho vay Họ có đội ngũ chuyên nghiệp về phan tich khach hang, kha nang thanh toán cũng như là phân tích về độ rủi ro va điều quan trọng nữa là họ
có thể giảm thời gian giao dịch cũng như là công sức để diễn ra hoạt động tín
dụng Ví dụ : Người có tiền tiết kiệm đòi 1% cho chỉ phí giao dịch, 2% rủi ro
và 3% thu nhập ròng từ số tiền tiết kiệm mà anh ta đang phải tạm thời bỏ quyền sử dụng Tổng số là anh ta đòi 6% trên tổng số tiền vay Người vay phải chỉ cho 1% chỉ phí giao dịch, 6% phải trả cho người cho vay, tông cộng
chi phí tín dụng là 7% Nếu mà việc sử dụng tiền vay có theer tạo cho anh ta
một tỷ suât thu nhập lớn hơn 7% thì quan hệ tài chính tín dụng sẽ được thiết lập Mặt khác do chuyên môn hoá nên trung gian tài chính có thé lam giam chi phi giao dich Từ 2% giảm xuống còn 1%, chi phí rủi ro từ 2% xuống 1% Trung gian tài chính có thể trá cho người có tiền tiết kiệm 3,5% với cam kết không có rủi ro ( Lớn hơn 3% thu nhập trước đó ) và đòi yee su dung phai trả là 6,5% (nhỏ hơn trước đó 7% ) Chênh lệch là 6,5% - 3,5% = 3% đó chính
là thu nhập của trung gian tài chính Như vậy trung gian tài chính đã làm tăng thu nhập cho người có tiền và làm giảm chỉ phí cho người cần tiền từ đó mà làm khuyến khich tiết kiệm và đầu tư Trung gian tài chính thực hiện công
việc này băng cách là vay vốn của những người có tiền và cho vay những người thiếu vốn Trung gian tài chính đã tập hợp các người tiết kiệm và đầu tư lại vì vậy mà đã giải quyết được các mâu thuẫn của tín dụng trực tiếp Hầu hết các lí thuyết hiện đại đều giải thích sự tồn tại của Ngân hàng thương mại bằng cách chỉ ra sự không hoàn hảo trong hệ thống tài chính Chắng hạn các khoản tín dụng và chứng khoán không thể chia thành những khoản nhỏ mà mọi người có thể mua Ngân hàng thương mại cung cấp một dịch vụ có giá trị trong việc chia chứng khoán đó thành các chứng khoán nhỏ hơn (dưới đạng tiền gửi) phục vụ cho hàng triệu người
Một đóng góp khác của Ngân hàng thương mại là họ sẵn sàng chấp nhận
các khoản cho vay nhiều rủi ro trong khi lai phát hành các chứng khoán ít rúi
ro cho người gửi tiền Thực tế các Ngân hàng thương mại tham gia vào kinh doanh rủi ro Ngân hàng thương mại cũng thoả mãn nhu cầu thanh khoản của
nhiều khách hàng
Một lí do nữa làm cho Ngân hàng thương mại phát triển và thịnh vượng
là khả năng thâm định thông tin Sự phân bổ không đều thông tin và năng lực phân tích thông tin được gọi là tình trang “thông tin không cân xứng “ làm cho giảm tính hiệu quả của thị trường nhưng mà tại ra một khả năng sinh lợi cho ngân hàng, nơi có chuyên môn và kinh nghiệm đánh giá các công cụ tài
chính và có khả năng chọn lựa những công cụ với các yếu tố rủi ro - lợi nhuận
hấp dẫn nhất
Ngân hàng thương mại tạo phương tiện thanh toán :
Tiền có chức năng quan trọng là làm phương tiện thanh toán Các ngân hàng đã không tạo tiên kim loại Các ngân hàng thợ vàng tạo ra phương
tiện thanh toán khi phát hành giây nhận nợ với khách hàng Giây nhận nợ do