1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

pháp luật chống lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh tại việt nam

77 1,1K 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 25,87 MB

Nội dung

Trang 1

TRUONG DAI HOC CAN THO _ KHOA LUAT

BO MON LUAT THUONG MAI

LUAN VAN TOT NGHIEP

DE TAI:

PHAP LUAT CHONG LẠM DỤNG VỊ TRÍ THĨNG LĨNH THỊ TRUONG, VI TRI DOC QUYEN DE HAN CHE CANH TRANH O

VIET NAM

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

Ths Nguyễn Mai Hân Nguyễn Thị Thùy Uyên

MSSV: 5062440

Lớp Luật thương mại 2-K32

Cần Thơ, Tháng 04/2010

Trang 2

MUC LUC

LỜI MỞ ĐẦU .ssessssesssssseseesesssssessssee HITOT! Bookmark not defined CHƯƠNG I -⁄⁄55sesssseessssesssssesssssssssssssee XfTOT Bookmark not defined

KHAI QUAT CHUNG VE PHAP LUAT CANH TRANH VA HANH VI

HAN CHE CANH TRANH sssssssssssssssceeeeeeeees EXTOL! Bookmark not defined

1.1 Khái quát chung về cạnh tranh và pháp luật cạnh tranhError! Bookmark not defined 1.1.1 Khái niệm cạnh tranh và y nghia cua canh tranhError! Bookmark not defined

1.1.2 Sự cần thiết phải có pháp luật cạnh tranh Error! Bookmark not defined

1.1.3 Sự ra đời của pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam và một số nướcError! Bookmark not del

1.2 Khái quát về hành vi hạn chế cạnh tranh Error! Bookmark not defined 1.2.1 Khái niệm về hành vi hạn chế cạnh tranh Error! Bookmark not defined

1.2.2 Căn cứ xác định hành vi hạn chế cạnh tranh Error! Bookmark not defined 1.2.3 Các hành vi hạn chế cạnh tranh theo Luật Cạnh tranhError! Bookmark not defined 1.3 Khái quát về hành vi lạm dụng vi tri thống lĩnh, vị trí độc quyền để hạn chế

cạnh tranh - -: + + - SH ng ng kế Error! Bookmark not defined

1.3.1 Nguyên nhân hình thành vị trí thống lĩnh, vi trí độc quyềnError! Bookmark not defined

1.3.2 Khái niệm về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền để hạn

chế cạnh tranh ¿- ¿- ¿+ + + šEEE*EeEErkekrrrkrkrkrkd Error! Bookmark not defined

1.3.3 Xác định doanh nghiệp có vị tri théng linh, vi tri doc quyénError! Bookmark not define

CHƯƠNG 2 .ooossssesssssssssssessesseeeeeseeeeeeeeeee ĐITOT ! Bookmark not defined PHAP LUAT VE HANH VI LAM DUNG VI TRI THONG LINH, VI TRÍ

DOC QUYEN DE HAN CHE CANH TRANH Error! Bookmark not defined

2.1 Các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền đề hạn chế cạnh

CHAT 0 na Error! Bookmark not defined 2.1.1 Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ

đối thủ cạnh tranh - -s+x+cxvrvvrxersrvsrrsrrsrres Error! Bookmark not defined 2.1.2 Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá

bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng Error! Bookmark not defined 2.1.3 Han ché san xuat, phan phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản

trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng.Error! Bookmark not defin 2.1.4 Hành vi áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong các giao dịch như

nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh Error! Bookmark not defined 2.1.5 Hành vi áp đặt các điều kiện ký kết hợp đồng mua bản hàng hóa, dịch

vụ hoặc các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.Error! Bookmark 2.1.6 Hành vi ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh

0 Error! Bookmark not defined

2.2 Các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền đề hạn chế cạnh tranhError! Bookmark not defined

2.2.1 Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng Error! Bookmark not defined 2.2.2 Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp

Trang 3

đê hạn chê cạnh tranh và một sô đê xuât hướng giải quyêt.Error! Bookmark not defned

Trang 4

I 1 Ak ws 6 1,

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Văn bản quy phạm pháp luật

Bộ luật dân sự năm 2005;

Luật cạnh tranh năm 2005; Luật thương mại năm 2005; Luật doanh nghiệp năm 2005;

Nghị định số 116/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định chỉ tiết thi hành một số điều của Luật cạnh tranh;

Luật cạnh tranh Thỗ Nhĩ Kỳ, luật số 4054; Luật cạnh tranh Canada

IL Sách, tài liệu tham khảo

1 Bộ Thương mại (Bộ Công thương ngày nay), Luật mẫu về cạnh tranh, Hà Nội, 2003

Cơ quan phát triển quốc tế Canada CIDA, Bộ Công thương Việt Nam, Ludt

cạnh tranh Canada và bình luận, 2004

David W Peace, Từ điển kinh tế học hiện đại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Nội 1999

Nguyễn Như Phát, Bùi Nguyên Khánh: Tiển tới xây dựng pháp luật về cạnh tranh trong điểu kiện chuyển sang nên kinh tế thị trường ở Việt Nam, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội 2001

Lê Hoàng Oanh, Đỉnh luận khoa học luật cạnh tranh, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội, 2005, tr.72

Phịng cơng nghiệp và thương mại Việt Nam, Giới thiệu chung về Luật

Cạnh tranh, Dự án hỗ trợ thương mại đa biên

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế, Khuôn khổ cho việc xáy dựng và thực thi luật và chính sách cạnh tranh, Bàn dịch tiếng Việt của Hoàng Xuân Bắc- Bộ Công Thương, Hà Nội, 2004

Nguyễn Như Phát: Luật so sánh và thực tiến xáy dựng luật cạnh tranh của

Việt Nam, Tạp chí luật học số 4/2007

III Website

Trang 5

http://vneconomy vn/20090306095723894P0C5/luat-canh-tranh-khoanh- tay-nhin-doc-quyen.htm, truy cap ngay 6/3/2009

Nguyễn Thanh Tú, Hành vì ấn định giá bản lại theo pháp luật cạnh tranh,

Trường đại học luật thành phố hồ chí minh,

http://www.hcmulaw.edu.vn/hcmulaw/index.php?option=com_content&vie w=article&id=340:hvagbltplct&catid=119:ctc20076&Itemid=110 truy cập ngày 12/12/2008

Từ điển trực tuyến, http:/tratu.vn/dict/vn_vn/Khan hiếm, truy cập ngày 20/2/2010

Từ điển trực tuyến, htfp:/tratu.vn/dict/vn vn/Găm giữ, truy cập ngày 21/2/2010

._ Theo báo An Ninh Thủ Đô, nghành dịch vụ phát triển chưa đúng tâm, http://www.anninhthudo vn/tianyon/Index.aspx?ArticleID=66678 &Channel

ID=6 truy cap ngay 20/01/2010

._ Vụ trưởng Vụ Pháp chế Trương Quang Hoài Nam, độc quyền tiém ẩn sự trì tré, http://vietbao vn/Kinh-te/Doc-quyen-tiem-an-tri-tre/40015919/87, truy

cap ngay 12/01/2004

Dinh Thi MY Loan, Luat Canh tranh bỗn năm còn qua moi,

Trang 6

TRUONG DAI HOC CAN THO

KHOA LUAT

BO MON LUAT KINH DOANH VA THUONG MAI

LUAN VAN TOT NGHIEP

NIEN KHOA 2006 -2010

Dé tai:

NHUNG VAN DE PHAP LY CUA HANH VI LAM DUNG VI TRI THONG LINH, VI TRI DOC QUYEN

DE HAN CHE CANH TRANH

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

Ths Nguyễn Mai Hân Nguyễn Thị Thùy Uyên

MSSV: 5062446

Trang 7

tranh tại Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam bước vào thời kỳ hội nhập nền kinh tế thế giới, cũng có nghĩa là phải chấp

nhận “luật chơi” của quốc tế, trong đó có cạnh tranh Cạnh tranh đã được thế giới sớm nhận biết nó như là một động lực quan trọng đề thúc đây kinh tế phát triển Thế nhưng, ở

những nước bước ra từ nền kinh tế bao cấp như Việt Nam, thì cạnh tranh là khái niệm rất xa lạ, đơi khi nó được nhìn nhận như là sự tiêu cực của nên kinh tế Với pháp luật chống cạnh tranh khơng lành mạnh, ít nhiều đã được biết đến sớm hơn với những hành vi quảng

cáo gây nhâm lẫn, gièm pha doanh nghiệp khác Còn với pháp luật chỗng hạn chế cạnh

tranh, dường như rất mới đối với người tiêu dùng và cả doanh nghiệp Vì thế, nó là một

đề tài hấp dẫn thu hút được sự quan tâm của nhiều SIỚI, nhiều nhà khoa học, cũng như

nhiều doanh nghiệp Nhưng ở một góc độ nào đó, sự nhận thức đầy đủ, cặn kế bản chất

của các hình thức biểu hiện của cạnh tranh nói chung và pháp luật chống hạn chế cạnh tranh nói riêng cịn nhiều hạn chế Với sự độc quyền của nhà nước đang diễn ra và những công ty xuyên quốc gia có tiềm lực tài chính mạnh và kinh nghiệm cạnh tranh dồi dào, thì việc nghiên cứu hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh sẽ giúp cơ quan nhà nước, doanh nghiệp có cái nhìn đúng đắn về hành vi này, tạo cơ sở cho một nên kinh tế lành mạnh Ngoài ra, xem xét ở một góc độ khác đề thấy rằng, pháp luật chống hạn chế cạnh tranh là một chế định đặc thù Nó là sự pha lẫn giữa khoa học pháp lý và khoa học kinh tế mới có thể xác định đúng hành vi của nó Do Luật Cạnh tranh

lần đầu tiên ra đời, nên nó chỉ mới dừng lại ở việc gọi tên, liệt kê, mô tả những dấu hiệu

cơ bản Như vậy, hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh phụ thuộc nhiều vào văn bản dưới

luật Với những yêu cầu đó, việc nghiên cứu, phân tích những vấn đề đang tổn tại trong

pháp luật cạnh tranh, đặc biệt là pháp luật chống lạm dụng, có một ý nghĩa rất lớn về lý thuyết cũng như thực tiễn áp dụng Nó vừa góp phần hồn thiện pháp luật chỗng hạn chế cạnh tranh, vừa tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh dé phuc vu cho yéu cầu của

quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

2 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu

Trong luận văn này, người viết tập trung nghiên cứu về các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền đề hạn chế cạnh tranh của pháp luật Việt Nam Từ đó, người viết rút ra những nhận xét về mặt tích cực, hạn chế và những thiếu sót cần được bổ sung

Trang 8

Pháp luật chỗng lạm dụng vị trí thơng lĩnh thị trường, vi trí độc quyên để hạn chế cạnh tranh tại Việt Nam

của hệ thông pháp luật chồng lạm đụng Qua đó, tao cơ sở cho việc đánh giá đúng pháp

luật và những kiến nghị, đề xuất hoàn thiện pháp luật của chế định pháp luật này

Pháp luật chống hạn chế cạnh tranh là một nội dung rất rộng bao gồm pháp luật chống thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, pháp luật chống lạm dụng để hạn chế cạnh tranh, pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế Ở luận văn này, chỉ tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận cũng như thực tiễn về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh Luận văn này không nghiên cứu chế tài cũng như tố tụng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh

3 Phuong pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu là nền tảng cơ bản để xây dựng đề tài với nội dung và hình thức một cách logic và khoa học, để giải quyết các vấn dé mà đề tài đặt ra Trong quá trình nghiên cứu, người viết đã vận dụng những kiến thức tiếp thu được trong quá trình

học tập Phương pháp đối chiếu so sánh, liệt kê, tham khảo các tài liệu từ sách báo, tạp

chí, đã được người viết sử dụng để hoàn thành luận văn này

4 Kết cầu của đề tài Đề tài này gồm:

% Lời mở đầu

* Phần nội dung:

" Chương l1: Khái quát chung về pháp luật cạnh tranh và hành vi hạn chế cạnh

tranh

“ Chương 2: Pháp luật về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh

Trang 9

tranh tại Việt Nam

CHƯƠNG 1

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VÀ HÀNH VI HẠN CHẾ CẠNH TRANH

1.1 Khái quát chung về cạnh tranh và pháp luật cạnh tranh 1.1.1 Khái niệm cạnh tranh và ý nghĩa của cạnh tranh

Đại hội Dang lần thứ VI đã đánh dấu bước chuyển mình lớn của Việt Nam, từ nền

kinh tế có cơ chế quan liêu bao cấp sang nên kinh tế thị trường Hiện nay, Đảng và Nhà

nước ta đang từng bước xây dựng nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đó

là nền kinh tế mà cạnh tranh tự do và công bằng là động lực chính để loại bỏ các doanh nghiệp làm ăn khơng có hiệu quả, cô vũ doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, đưa toàn bộ nền kinh tế tiến lên phía trước Với đặc điểm nền kinh tế thị trường đó, thì cạnh tranh là một hiện tượng kinh tế, xuất hiện và tồn tại với tính cách là một trong những đặc trưng cơ bản

của kinh tế thị trường, là năng lực phát triển của kinh tế thị trường" Cạnh tranh được nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau, nên có nhiều khái niệm khác nhau Với tư cách là hiện

tượng xã hội, Từ điển Kinh doanh của Anh năm 1992 đã định nghĩa “Cạnh tranh là sự

ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng

một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình” Từ điển Tiếng Việt “Bách khoa tri thức phô thông” cũng giải thích cạnh tranh là sự ganh đua giữa những nhà sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nên kinh tế nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất Với tư cách là động lực nội tại trong mỗi chủ thể kinh doanh, cuốn Black’law dictionary, cạnh tranh là sự nỗ lực hoặc hành vi của hai hay nhiều thương nhân nhằm tranh giành những lợi ích giống nhau từ chủ thể thứ ba” Tham khảo luật cạnh tranh của Thổ Nhĩ Kỳ, luật này định nghĩa cạnh tranh có nghĩa là sự đầu tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường hàng hoá và dịch vụ để quyết định các vấn đề kinh tế một cách độc lập”

Theo các cách giải thích trên, nếu nhìn từ phía các chủ thê của hành vi thì cạnh tranh

được coi là phương thức giải quyết mâu thuẫn về lợi ích tiềm năng giữa các nhà kinh

! Nguyễn Văn Cương: Tiêu chí đánh giá tính cạnh tranh bất hợp pháp của một số nước và một số bình luận về luật cạnh tranh của Việt Nam Nxb Tư pháp, 2006, tr 5

? Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc, Nguyễn Ngọc Sơn: Pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội ,

2006, tr.9

3 Luật Cạnh tranh Thổ Nhĩ Kỳ

Trang 10

Pháp luật chỗng lạm dụng vị trí thơng lĩnh thị trường, vị trí độc quyên để hạn chế cạnh tranh tại Việt Nam

đoanh với vai trò quyết định của người tiêu dùng Nêu nhìn khái quát trên quy mơ tồn xã hội, thì cạnh tranh là phương thức phân bô các nguồn lực, tài nguyên một cách tối ưu, do đó là động lực bên trong của nền kinh tế phát triển Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cũng

đã chỉ ra rằng, cạnh tranh có bản chất kinh tế và bản chất xã hội của nó Bản chất kinh tế

của cạnh tranh thê hiện mục đích tạo lập cho mình một ưu thế chỉ phối thị trường và vì lợi nhuận Bản chất xã hội của cạnh tranh là bộc lộ đạo đức kinh doanh và uy tín của mỗi chủ thể cạnh tranh trong mối quan hệ đối với những người lao động trực tiếp tạo ra tiềm lực

cạnh tranh của doanh nghiệp và trong mối quan hệ với người tiêu dùng và với các đối thủ

cạnh tranh khác”

Dù nhìn từ góc độ nào cũng không thể phủ nhận cạnh tranh có vai trò rất quan trọng

thúc đây kinh tế phát triển như:

Thứ nhất, cạnh tranh đảm bảo điều chỉnh cung và cầu hàng hoá trên thị trường Khi

cung về một hàng hố nào đó lớn hơn nhu cầu, cuộc cạnh tranh giữa những người bán trở

nên gay gắt Khi đó, giá cả thị trường giảm xuống, chỉ những cơ sở kinh doanh nào đủ

khả năng cải tiến công nghệ, trang bị kỹ thuật, phương thức quản lý và hạ được giá bán sản phẩm hàng hố mới có thể tồn tại Với ý nghĩa đó, cạnh tranh là nhân tố quan trọng kích thích việc ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong sản xuẤt

Khi cung về một hàng hố nào đó thấp hơn câu, thị trường về hàng hố đó trở nên khan hiếm, giá cả thị trường đây lên cao tạo ra lợi nhuận cao hơn lợi nhuận bình qn Khi đó, người kinh doanh sẽ đầu tư vốn xây dựng thêm cơ sở sản xuất mới hoặc nâng cao năng lực sản xuất của những cơ sở sản xuất sẵn có Đó là động lực quan trọng nhất làm tăng thêm lượng vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực sản xuất trong

toàn xã hội

Thứ hai, cạnh tranh đảm bảo đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Người tiêu dùng

có vai trò quyết định sự thành bại của doanh nghiệp Vì thế, doanh nghiệp luôn cố gắng đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của người tiêu dùng, nếu không họ sẵn

sàng sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp khác Trong môi trường cạnh tranh, khơng có

chuyện doanh nghiệp có thể chèn ép người tiêu dùng, mà ở đó, doanh nghiệp phải tìm cách hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng để lôi kéo người tiêu dùng về phía mình Giá cả trong môi trường cạnh tranh chỉ cho phép doanh nghiệp có lợi nhuận vừa đủ để doanh nghiệp tôn tại

Trang 11

tranh tại Việt Nam

Thứ ba, cạnh tranh có vai trị điều phôi Cạnh tranh sẽ hạn chê hành vi bóc lột trên cơ sở quyền lực thị trường và việc hình thành thu nhập không tương ứng với năng suất Cạnh tranh được ví như bàn tay vơ hình có thể phân phối thu nhập và nguồn lực kinh tế vào doạnh nghiệp làm ăn có hiệu quả, tất nhiên cũng lấy đi mọi nguồn lực của doanh nghiệp kém hiệu quả Điều này đảm bảo cho các giá trị kinh tế được sử dụng một cách tối ưu

Thư f⁄, cạnh tranh đảm bảo việc sử dụng các nguồn lực kinh tế một cách hiệu quả nhất Doanh nghiệp phải sử dụng nguồn lực của mình như: lao động, vốn, kinh nghiệm,

quản lý một cách tốt nhất để tăng hiệu quả kinh té, tiết kiệm chỉ phí, từ đó tạo ra lợi thé

cạnh tranh bằng cách giảm giá thành sản phẩm Nói chung, cạnh tranh là động lực cơ bản

giảm sự lãng phí trong kinh doanh, giúp cho mọi nguồn nguyên liệu được sử dụng tôi ưu

Thứ năm, cạnh tranh thúc đây ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong kinh

doanh Việc sử dụng công nghệ mới sẽ làm giảm chỉ phí sản xuất và có thể tăng chất

lượng sản phẩm, từ đó hàng hố áp dụng cơng nghệ mới sẽ có khả năng chiếm được phần lớn thị trường do rẻ và tốt hơn so với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh Cuộc chạy đua của các doanh nghiệp vơ tình làm cho khoa học, kỹ thuật phát triển không ngừng trong

đời sống xã hội

Thứ sáu, cạnh tranh kích thích sự sáng tạo, tạo sự đối mới nói chung, thường xuyên và liên tục và vì vậy mang lại tăng trưởng kinh tế cao Sự sáng tạo làm cho cạnh tranh diễn ra liên tục theo chiều hướng gia tăng của quy mô và nhịp độ kinh tế Nó được thê hiện thông qua sự thay đổi trong cơ cầu thị trường, xuất hiện những nghành nghề mới

Với ý nghĩa là đông lực thúc đây kinh tế phát triển, cạnh tranh được nhận thức đúng đắn hơn về bản chất và ý nghĩa của nó Nhà nước ta cố gắng xây dựng một cơ chế để bảo vệ sự cạnh tranh được diễn ra theo đúng chức năng của nó

1.1.2 Sự cần thiết phải có pháp luật cạnh tranh

Cạnh tranh với tư cách là động lực phát triển, là nền tảng cơ bản của kinh tế thị trường Cùng với quy luật cung cầu, quy luật giá trị thì cạnh tranh cũng là một quy luật

không thể thiếu của nền kinh tế thị trường Cạnh tranh luôn có tính hai mặt, chỉ dựa vào

nó thì khơng thể khắc phục được những khiếm khuyết của bản thân nó Vì vậy, địi hỏi

phải có sức mạnh cơng chế từ bên ngồi mới có thể sử dụng mặt tích cực, hạn chế tiêu cực, phát huy công năng cần có của nó Trong bối cảnh ấy, luật cạnh tranh ra đời để đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế Có trên một trăm vùng lãnh thổ, quốc gia trên thế

gidi co phat trién mét chế định, một nghành luật cạnh tranh riêng Riêng Việt Nam, việc

ban hành luật canh tranh dựa trên một sô nhu cầu sau:

Trang 12

Pháp luật chống lạm dung vi trí thơng lĩnh thị trường, vị trí độc quyên để hạn chế cạnh tranh tại Việt Nam

Thứ nhát, kiêm soát các hành vi gây hạn chê cạnh tranh hoặc dẫn đên việc gây han

chế cạnh tranh, đặc biệt khi mở cửa thị trường Khi hội nhập kinh tế quốc tế, ngày càng xuất hiện nhiều công ty đa quốc gia, với tiềm lực kinh tế hùng hậu, kinh nghiệm thương trường dày dạn nên rất dễ năm giữ vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc qun, từ đó loại bỏ dần những công ty Việt Nam chủ yếu vừa và nhỏ, tiềm lực kinh tế còn hạn chế, kinh nghiệm cạnh tranh non trẻ Vì thế, địi hỏi Luật Cạnh tranh phải bảo vệ môi trường cạnh tranh lành mạnh và trong sạch đề các doanh nghiệp vừa và nhỏ có cơ hội phát triển

Thứ hai, bảo vệ quyền kinh doanh chính đáng của các doanh nghiệp, chống lại các

hành vi cạnh tranh không lành mạnh Trước sức ép của cạnh tranh, một số đoanh nghiệp

không bằng con đường chính để đi tìm kiếm lợi nhuận, mà sử dụng nhiều thủ đoạn bất

chính đề để dàng vượt qua đối thủ cạnh tranh như: giả mạo chỉ dẫn thương mại, giềm pha

doanh nghiệp khác, quảng cáo, khuyến mại gian dỗi Đây là những hành vi có tác động

tiêu cực đến môi trường cạnh tranh, gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp làm ăn hợp pháp Thế nhưng, với những quy phạm pháp luật chưa đầy đủ và nằm rải rác đã ảnh

hưởng đến việc xử lý cũng như ngăn chặn các hành vi này chưa nghiêm Vì thế, địi hỏi phải có luật cạnh tranh để điều chỉnh các vẫn đề trên

Thứ ba, tạo lập và duy trì một mơi trường kinh doanh bình đẳng Hiến pháp 1992

thừa nhận quyền kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp Thế nhưng, với đặc thù là

nền kinh tế chuyên đổi, vẫn có sự đối xử khơng bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước và

doanh nghiệp ngoài quốc doanh Thực tế đã cho thấy vẫn cịn có khơng ít hiện tượng chia cắt thị trường trong nước, chỉ định đối tác giao dịch xuất phát từ các cơ quan quản lý nhà

nước Bên cạnh đó, do những lợi ích cục bộ, vẫn diễn ra tình trạng sử dụng mệnh lệnh

hành chính để can thiệp vào hoạt động kinh doanh, tạo lợi thế cho một số doanh nghiệp Điều này làm mất đi cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp khác, gây thiệt hại cho người tiêu dùng và cho nền kinh tế”

1.1.3 Sự ra đời của pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam và một số nước

1.1.3.1 Sơ lược quá trình hình thành pháp luật cụnh tranh tại Việt Nam

Trong những năm đầu xây dựng đất nước với nền kế hoạch hóa tập trung thì hầu như

khơng có khái niệm cạnh tranh tổn tại trong nền lập pháp của nước ta Cùng với xu hướng

chung của thế giới, nước ta chuyên sang nền kinh tế thị trường Thực tiễn đã đòi hỏi khoa học pháp lý và khoa học kinh tế phải tìm hiểu bản chất cũng như cơ chế điều chỉnh nó

Đạo luật đầu tiên ghi nhận quyền cạnh tranh là Điều 8 Luật thương mại 1997 Nhưng quy

định về cạnh tranh vẫn khá mờ nhạt và chưa được chú trọng Sau đó, nhiều văn bản pháp

Trang 13

tranh tại Việt Nam

tuệ cũng đề cập tới một số hành vi mang bản chất cạnh tranh không lành mạnh bị cấm Tuy nhiên, nếu các quy định về cạnh tranh chỉ nằm rải rác ở các văn bản khác nhau thì hiệu quả điều chỉnh không cao Khi chúng ta mở cửa hội nhập vào nền kinh tế quốc té, cạnh tranh diễn ra sôi động hơn, gay gắt hơn có thể ảnh hưởng đến sự sống còn của doanh

nghiệp Vì vậy, Luật Cạnh tranh được đặt ra như là nhu cầu cấp thiết của nền lập pháp

Luật Cạnh tranh được Quốc hội thông qua ngày 03/12/2004 và có hiệu lực ngày 01 tháng 07 nam 2005

1.1.3.2 Mét sé dic diém của Luật Cạnh tranh Việt Nam

Thứ nhất, Luật Cạnh tranh Việt Nam có phạm vi điều chỉnh rộng, bao gồm hành vi hạn chế cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hành vi can thiệp vào môi trường kinh doanh từ phía cơ quan nhà nước Phạm vi điều chỉnh này có thể do bối cảnh đem lại Hành vi cạnh tranh không lành mạnh có tính chất gần với luật thương mại hay

dân sự nên một số nước điều chỉnh hành vi này trong nghành luật thương mại hay luật

dân sự Trong khi đó, thời điểm soạn thảo Luật Cạnh tranh là năm 2000, lúc này, nhìn chung pháp luật thương mại là chưa đầy đủ Đây cũng là lý do tại sao luật cạnh tranh phải điều chỉnh cả hai hành vi này Cũng như Trung Quốc, nên kinh tế mới chuyên đổi, ảnh hưởng cơ chế mệnh lệnh hành chính cịn nặng nè nên phải có quy định hành vi can thiệp của nhà nước đề lành mạnh hóa cạnh tranh

Thứ bai, Luật Cạnh tranh đã thành lập mới các thiết chế thực thi luật lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam Đó là Cục Quản lý Cạnh tranh và Hội đồng Cạnh tranh Trong đó

Hội đồng Cạnh tranh là một thiết chế khá đặc biệt: là một cơ quan hành chính nhưng lại

có chức năng “xét xử” độc lập Đây có thể nói là một chế định đặc biệt, tạo một bước đột phá mới cho nền pháp lý Việt Nam Hội đồng cạnh tranh là cơ quan chuyên “xét xử hành chính” Hội đồng cạnh tranh khi xét xử vụ án hạn chế cạnh tranh với tư cách một cơ quan tài phán vì: áp dụng pháp luật để ra phán quyết, thủ tục xử lý mang tính tranh tụng, quyết định của Hội đồng cạnh tranh chỉ bị xét lại bởi tòa án Tuy nhiên, Hội đồng cạnh tranh lại khác với cơ quan hành chính khác là làm việc theo chế độ tập thể chứ không phải thủ trưởng

Thứ ba, Luật Cạnh tranh đã kết hợp quy phạm nội dung và quy phạm hình thức

Trước đây trong hệ thống cơ quan hành chính biện pháp xử phạt dựa trên cơ sở biên bản

vi phạm với nguyên tắc mệnh lệnh hành chính Nhưng Luật Cạnh tranh đã thiết lập cơ chế

cơ quan hành chính ra quyết định trên cơ sở tranh tụng Điều này ít nhiều đã tạo tiền đề cho những bước đột phả sau này

Trang 14

Pháp luật chỗng lạm dụng vị trí thơng lĩnh thị trường, vi trí độc quyên để hạn chế cạnh tranh tại Việt Nam

Thứ tư, Luật Cạnh tranh quy định chê tài phạt tiên theo tỷ lệ phân trăm so với doanh

thu Trong hệ thống pháp luật Việt Nam cho đến khi có Luật Cạnh tranh, các chế tài hành

chính phạt hành vi vi phạm pháp luật chỉ dừng lại ở mức phạt tiền theo số tuyệt đối Cụ

thể, sẽ có quy định phạt tiền từ mức này đến mức khác cho hành vi vi phạm Tuy nhiên, khi Luật Cạnh tranh ra đời, lần đầu tiên đã có chế tài phạt tiền theo tỷ lệ phần trăm Cụ thể, Luật Cạnh tranh quy định mức trần tối đa cho việc xử phạt là 10% doanh thu của doanh nghiệp vi phạm Nguyên tắc tỷ lệ này được đánh giá cao bởi tính khoa học và hợp

lý của nó

1.1.3.3 Sơ lược về quá trình hình thành luật cạnh tranh của một số nước

Chính sách cạnh tranh, theo cách hiểu phô biến nhất trong giới nghiên cứu về lĩnh

vực này trên thế giới, bao gồm tất cả các biện pháp, chính sách Nhà nước có ảnh hưởng

trực tiếp đến hành vi kinh doanh của doanh nghiệp và cẫu trúc thị trường Chính sách cạnh tranh bao gồm hai mảng chính Mảng thứ nhất là việc ban hành và thực thi một tập

hợp các chính sách có tác đụng thúc đây cạnh tranh trên thị trường, bao gồm các chính

sách về tư nhân hóa (ở Việt Nam là cỗ phần hóa), tự do hóa về thương mại và chính sách hối đối, các chính sách về phi điều tiết hóa cũng như các quy định hiệu quả điều chỉnh

các hoạt động kinh doanh ngành, Mảng thứ hai là pháp luật cạnh tranh, bao gồm các chế định pháp lý được ban bành để kiểm soát, ngăn chặn các hành vi hạn chế cạnh tranh,

cạnh tranh không lành mạnh và các can thiệp quá mức của Nhà nước vào việc điều tiết thị trường Để có hiệu quả tối ưu, cả luật và chính sách đều phải được phối hợp thực thi một

cách mạch lạc và chặt chẽ

Pháp luật cạnh tranh của các nước ra đời đều bắt nguồn từ nhu cầu của nền kinh tế

Cùng với quá trình phát triển, pháp luật cạnh tranh đã được liên tục sửa đổi để phù hợp

với thực tiễn Luật Cạnh tranh có thể được gọi theo nhiều cách khác nhau (ví dụ: Luật cạnh tranh - Competition Law của Anh, Luật chống độc quyền - Anti monopoly Act của Nhật Bản, Luật thương mại lành mạnh - Fair Trade Law của Đài Loan ) nhưng tất cả đều có một mục đích chung là duy trì và bảo vệ sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường, cho phép các thực thể kinh tế có cơ hội bình đẳng cạnh tranh cũng như tiếp cận thị trường

Bảo vệ người tiêu dùng thơng qua việc khuyến khích hạ giá và cải thiện chất lượng sản

phẩm được xem như một hệ quả của cạnh tranh tự do và lành mạnh trên thị trường Trên thế giới có thể nói Mỹ là một trong số những nước ban hành pháp luật cạnh tranh sớm nhất, pháp luật cạnh tranh này còn được biết đến với tên gọi là luật chống độc quyền Lịch sử chống độc quyền của Mỹ nhìn chung được bắt đầu với Luật Sherman năm 1890,

Trang 15

tranh tại Việt Nam

bộ luật Liên bang Luật Sherman gôm hai phân chính Phân một quy định các thoả thuận

gây hạn chế thương mại Phần hai cắm việc giành được vị thế độc quyền bằng việc sử dụng các biện pháp phản cạnh tranh hoặc lạm dụng vị trí độc quyền (không phải là độc quyền tự nhiên) Một điểm quan trọng cần lưu ý là Luật Sherman có thể được thực thi như luật dân sự hoặc như luật hình sự, các phản xét được trao cho Vụ Chống độc quyên, Bộ

Tư pháp Cụ thê, các hành vi hiển nhiên vi phạm như: ấn định giá tạm thời, thông đồng để

thăng thầu sẽ bị truy tố hình sự Trong năm 1914, hai bộ luật Liên bang nữa đã được

thông qua là Luật Clayton và Luật Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) Theo quy định

của Luật Ủy ban Thương mại Liên bang, FTC được thành lập để thực thi Luật Clayton,

Luật Robinson - Patman (ngoại trừ điều khoản xử lý hình sự theo Luật Sherman) Mặc dù

đã có những sửa đối, bố sung đối với 3 bộ luật Liên bang này (điển hình là Luật Robinson

-Patman 1936 và Luật Hart-Scott-Rodino 1976) nhưng về cơ bản là khơng có sự thay đổi

lớn từ năm 1914 Đến nay, hầu hết các bang cũng đã thông qua luật của bang căn cứ theo

nội dung của Luật Sherman và Luật FTC

Trong các nước Châu Âu (Italia, Bỉ, Đức, Đan Mạch, Hà Lan, Pháp, Anh và Thụy

điển), Đức là quốc gia ban hành pháp luật cạnh tranh rất sớm Đức đã ban hành Luật Chống hạn chế cạnh tranh, viết tắt ARC, và chính thức có hiệu lực vào ngày 01/01/1958 Tính đến nay, Luật đã được sửa đôi, bố sung 7 lần Lần sửa đổi cuối cùng có hiệu lực vào tháng 07/2005

Italia đã ban hành Luật Cạnh tranh và Thương mại công bằng ngày 10/10/1990 Tiếp

đó, Quốc hội Italia ban hành pháp luật chống độc quyền quốc gia trên cơ sở yêu cầu của

Điều 41 Hiến pháp, nhằm bảo vệ, bảo đảm quyên tự do kinh doanh, và để làm cho pháp

luật của Italia phù hợp với luật lệ của Cộng đồng Châu Âu

Ở Pháp, Bộ Luật Thương mại đã chứa đựng các quy định về cạnh tranh Quay lại lịch sử hình thành và phát triển pháp luật cạnh tranh Pháp, có thể nhận thấy một số thay

đổi của pháp luật tuy chỉ mang tính hình thức nhưng lại có tầm quan trọng đáng kể: Pháp lệnh ngày 01/12/1986 về tự do giá cả và tự do cạnh tranh đã bị bãi bỏ và chuyên hoá vào Bộ Luật Thương mại sau một chương trình pháp điển hoá rộng lớn Kế từ nay, nếu xét về nguồn luật trong nước thì văn bản nền tảng của pháp luật cạnh tranh chính là Quyền IV của Bộ luật Thương mại Do quá trình pháp điển hoá nên số thứ tự của các điều khoản đã hoàn toàn bị thay đổi Chính vì vậy, Quyền IV đã dành một phụ lục trong đó trình bày bảng đối chiếu giữa các điều khoản trước đây của Pháp lệnh năm 1996 và các điều khoản hiện hành của Bộ Luật Thương mại Một số thay đổi khác của pháp luật cạnh tranh trong

Trang 16

Pháp luật chỗng lạm dụng vị trí thơng lĩnh thị trường, vi trí độc quyên để hạn chế cạnh tranh tại Việt Nam

nước, chủ yêu xuât phát từ việc ban hành Luật ngày 15/05/2001 về các biện pháp điều tiết

kinh tế mới, là những thay đổi liên quan đến cả luật nội dung lẫn pháp luật tố tụng

Mặc dù còn nặng về mặt hình thức, nhưng pháp luật cạnh tranh của Châu Âu đã chiếm một vị trí rất quan trọng, có uy tín tại nhiều quốc gia muốn gia nhập Liên minh và tại một số quốc gia khác Đặc biệt, cách thức áp dụng pháp luật cạnh tranh của Châu Âu đã làm cho các chủ thê kinh tế phải tôn trọng và cân nhắc thận trọng những ràng buộc của pháp luật đó

Hà Lan ban hành Luật Cạnh tranh đầu tiên vào năm 1956 với tên gọi là Luật Cạnh tranh kinh té (Economic Competition Act) Dén 1997, Chinh phủ liên minh mới đã ban hành Luật Cạnh tranh mới thay thế cho Luật 1956 Luật Cạnh tranh 1997 này có hiệu lực kế từ ngày 1/1/1998 Từ đó đến nay, Luật Cạnh tranh đã qua nhiều lần sửa đổi, bỗ sung để phù hợp với thực tiễn và các quy định của Liên minh Châu Âu Bản sửa đổi có thể áp

dụng tại thời điểm hiện nay là phiên bản ngày 01/08/2004

Tại Anh, Luật Cạnh tranh được ban hành ngày 09/11/1998 để sửa đổi Luật Thương

mại lành mạnh 1973 Luật đã đưa thêm các điều khoản cấm các hành vi phản cạnh tranh

(Chương I và Chương II) Văn phòng Thương mại lành mạnh (OFT) có thẫm quyền khá

lớn trong việc điều tra các doanh nghiệp được cho là vi phạm Luật và áp dụng các hình

phạt đối với các doanh nghiệp này Luật được sửa đổi ngày 01/05/2004, theo đó đã trao

cho OFT quyền điều tra và áp dụng các hình phạt đối với các tô chức, cá nhân vi phạm các điều khoản cấm theo Điều 81 và Điều 82 của Hiệp ước EC Tuy nhiên một điểm đáng lưu ý đối với pháp luật cạnh tranh của Anh là khi tiến hành xử lý, OFT không chỉ dựa trên Luật Cạnh tranh, mà còn tuân theo các quy định pháp luật có liên quan, chăng hạn Luật Doanh nghiệp 2002 (có điều khoản quy định vi phạm cacten) Theo đó, các cá nhân tham

gia vào một trong các dạng thoả thuận phản cạnh tranh nghiêm trọng có thể bị truy cứu

trách nhiệm hình sự Hơn nữa, khi Luật Doanh nghiệp 2002 được ban hành, nước Anh

cũng đã tiến hành sửa đổi Luật Truất quyền các nhà điều hành doanh nghiệp Các nhà

điều hành doanh nghiệp khi vi phạm pháp luật cạnh tranh (các hành vi bị cấm theo Điều

81, Điều 81 Hiệp ước EC và của Luật Cạnh tranh) có thể phải nhận Lệnh truất quyền cạnh

tranh Lệnh này sẽ chấm dứt các hành vi có liên quan và buộc họ không được quản lý

doanh nghiệp trong thời hạn tối đa là 15 năm Nhưng quan trọng hơn chính là những thay đổi của pháp luật cạnh tranh của Liên minh Châu Âu Khuôn khổ pháp luật điều chỉnh các

hành vi hạn chế cạnh tranh theo chiều dọc đã được sửa đổi ngay từ năm 1999 Quy chế về

Trang 17

tranh tại Việt Nam

các điêu tiệp theo của Hiệp ước thành lập Cộng đông Châu Âu đã được sửa đôi một cách toàn điện vào cuối năm 2002 và trong năm 2003 Những sửa đổi này cũng bắt đầu có hiệu

lực kề từ ngày 01/05/2004 Ở đây cần lưu ý: điều khoản được hướng dẫn thi hành là Điều

81 chứ không còn là Điều 85, bởi sau khi Hiệp ước Amsterdam được ký kết, đã kéo theo sự thay đổi trong cách đánh số quen thuộc của các điều khoản”

1.2 Khái quát về hành vi hạn chế cạnh tranh 1.2.1 Khái niệm về hành vi hạn chế cạnh tranh

Luật Cạnh tranh 2004 không định nghĩa thế nào là hành vi lạm dụng vị trí thống

lĩnh, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh, thỏa thuận để hạn chế cạnh tranh mà chỉ đưa

ra một khái miệm chung cho hành vị hạn chế cạnh tranh Theo khoản 3 Điều 3 Luật cạnh tranh thì bành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi doanh nghiệp làm giảm, sai lệch, cản trở

cạnh tranh trên thị trưởng, bao gom thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thơng

lĩnh, vị trí độc quyền và tập trung kinh tế

1.2.2 Căn cứ xác định hành vi hạn chế cạnh tranh

Khoản 1 Điều 3 Luật Cạnh tranh quy định thị trường liên quan bao gồm thị trường

sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan

1.2 2.1 Thị trường sản phẩm liên quan

Thị trường là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu về một loại hàng hóa nhất định Trong

mơi trường lý tưởng, tất cả các sản phẩm đều giống hệt nhau và hoàn toàn có thé thay thé cho nhau Người tiêu dùng có thể lựa chọn bất kỳ sản phẩm của doanh nghiệp nào hiện có trên thị trường Lúc này, tất cả các doanh nghiệp phải chịu sức ép từ cạnh tranh và khơng có mặt của độc quyền Tuy nhiên, lại rất hiếm tồn tại môi trường này Các doanh nghiệp ln tìm cách để dị biệt hóa sản phẩm của mình Trong tác phẩm Lý thuyết về cạnh tranh

và độc quyền, Edward H Chamberlin cho rằng, hầu hết các doanh nghiệp tham gia thị

trường không những cạnh tranh qua giá mà còn cạnh tranh phi giá cả, trong đó, họ khơng ngừng làm cho sản phẩm của họ có sự độc đáo riêng cho dù cùng đáp ứng cho cùng một

nhu cầu Sự độc đáo có từ thương hiệu, chất lượng, kiểu dáng, cung cách phục vụ thé

hiện tính độc quyền của nó Mỗi sản phẩm là đối tượng cạnh tranh của nhau Trong khi sự đị biệt hóa làm cho cạnh tranh và độc quyền cùng có mặt Khi đã được dị biệt hóa, các sản phẩm chi có thể liên quan đến nhau khi có khả năng thay thế cho nhau theo sự lựa chọn của khách hàng Vì thế, xác định thị trường liên quan là xác định số lượng doanh nghiệp

6 Tổ chức APEC -OECD, các vấn đề cơ bản về cạnh tranh và pháp luật cạnh tranh

http://www.apeccp.org.tw/doc/APEC-OECD/2003-12/014.pdf

Trang 18

Pháp luật chỗng lạm dụng vị trí thơng lĩnh thị trường, vị trí độc quyên để hạn chế cạnh tranh tại Việt Nam

là đổi thủ cạnh tranh của nhau cũng như vị trí của chúng trong khu vực thị trường nhất

định”

Điều 3 Luật Cạnh tranh 2004 guy định thị trường sản phẩm liên quan là thị trường

của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và

giả cả Thị trường địa ly liên quan là một khu vực địa lý cụ thể trong đó có những hàng

hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đảng kế với các khu vực lân cận

Đề xác định khả năng thay thế cho nhau của sản phẩm, ta xét đến hai yếu tố:

e© _ Tính chất của sản phẩm được thể hiện bằng việc phân tích các đặc tính lý hóa và mục đích sử dụng

Theo đó, các sản phẩm được coi là có thé thay thế cho nhau về mục đích sử dụng, về

đặc tính nếu chúng có cùng mục đích sử dụng, có nhiều tính chất vật lý, tính chất hóa học,

tác dụng phụ với người sử dụng giỗng nhau” Một sản phẩm có thê xem là cạnh tranh với nhau khi có cùng tính chất với nhau 7b nhất, xác định mục đích sử dụng Dưới góc độ người tiêu dùng, sản phẩm dù khác nhau nhưng có cùng mục đích sử dụng cũng xem là có thê thay thế cho nhau Ngược lại, sản phẩm đù giống nhau nhưng mục đích sử dụng khác nhau thì khơng được xem là có thê thay thế cho nhau V7 đ„: Đề nghe nhạc người ta có thé lựa chọn điện thoại có chức năng nghe nhạc và máy nghe nhạc nên dù là hai sản phẩm khác nhau nhưng cũng có tính cạnh tranh với nhau Ngược lại, cùng là sản phẩm quần áo may sẵn nhưng quân áo trẻ em và trang phục công sở không thể là sản phẩm cạnh tranh Nếu một sản phẩm có nhiều cơng dụng phục vụ cho nhiều nhu cầu khác nhau thì xét đến

mục đích sử dụng chủ yếu nhất của hàng hóa, dịch vụ đó Tbứ bai, xác định sự tương tự

về đặc tính của sản phẩm Vấn đề này đòi hỏi chuyên môn về yếu tô trong cầu tạo vật chất của sản phẩm như các yếu tố lý hóa, các tác dụng phụ đối với người tiêu dùng Chính sự tương đồng này nên các sản phẩm mới có thể thay thế cho nhau Ví dụ, các loại Vitamin không thê thay thế cho nhau bởi thành phần dinh dưỡng, đặc tính vật

lý Khi có kết luận về vẫn đề này thì cơ quan điều tra có thê khoanh vùng các sản phẩm

có khả năng năm trong một vùng thị trường

e©_ Xác định phản ứng của người tiêu dùng khi có sự thay đổi giá cả của sản phẩm

Giá cả cũng là một trong những yếu tô quan trọng quyết định thái độ tiêu dùng một

sản phẩm Sự tương tự về đặc tính của sản phẩm thể hiện hai sản phẩm có thê thay thế

7 Nguyễn Như Phát, Nguyễn Ngọc Sơn: Phần tích và luận giải các quy định của Luật Cạnh tranh về hành vỉ lạm

dụng vị trí thống lĩnh thị trưởng, vị trí độc quyên để hạn chế cạnh tranh NXB Tư Pháp, Hà Nội, 2006, tr.20

Trang 19

tranh tại Việt Nam

cho nhau nhưng vẫn kiêm tra thái độ của người tiêu dùng một khi có sự thay đơi giá cả

Khi có sự thay đổi giá cả, khách hàng từ bỏ thói quen sử dụng một sản phẩm dé chuyển sang sử dụng một sản phẩm thì có thê kết luận hai sản phẩm có thể thay thế cho nhau Cuộc điều tra bắt đầu bằng một giả định rằng sản phẩm bị điều tra sẽ tăng giá, nếu khách hàng phản ứng lại bằng cách chuyên sang sử dụng một sản phẩm khác có đặc tính tương tự thì có thể kết luận là hai sản phẩm trên có thể thay thế cho nhau

Van dé nay có hai yếu tố cần lưu ý Đó là, mức tăng là giả định nên xác định mức tăng có ý nghĩa quyết định tính hiệu quả của cuộc điều tra Và, không phải tất cả người tiêu dùng đều thay đổi thói quen tiêu dùng khi có sự tăng giá Đối với những mặt hàng

nhất định, số lượng khách hàng có ý định thay đổi có thể đáng kế hoặc không Phương án

giải quyết những vẫn đề này, theo quy định của pháp luật Việt Nam là:

Hàng hóa, dịch vụ được coi là có thể thay thé duoc cho nhau về giá cả nếu trên 50%

của một lượng mẫu ngấu nhiên 1.000 người tiêu dùng sinh sống tại khu vực địa lý liên

quan chuyển sang mua hoặc có ý định mua hàng hóa, dịch vụ khác có đạc tính, mục đích

sử dụng giống với hàng hóa, dịch vụ mà họ đang sử dụng hoặc có ý định sử dụng trong trưởng hợp giá của hàng hóa, dịch vụ đó tăng lên quá 1094 và được duy trì trong 06 tháng liên tiếp Trường hợp số người tiêu dùng sinh sống tại khu vực địa lý liên quan quy định tại điểm này không đủ 1000 người thì lượng mẫu ngẫu nhiên được xác định tôi thiểu bằng 50% tổng số người tiêu dùng đó Trong trường hợp cân thiết, cơ quan quản lý cạnh

tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có thể xác định thêm nhóm người tiêu dùng sinh

sống tại khu vực địa lý liên quan không thể chuyển sang mua hàng hóa, dịch vụ khác có

đặc tính, mục đích sử dụng giống với hàng hóa, dịch vụ mà họ đang sử dụng hoặc có ý

định sử dụng trong trưởng hợp giả của hàng hóa, dịch vụ đó tăng lên quá 102 và được duy trì trong 06 tháng liên tiếp”

Nếu vẫn chưa đủ để kết luận hàng hóa “có thê thay thế cho nhau” hay không, thì có

thé xem xét đến một số yếu tố sau: tỷ lệ thay đôi của cầu đối với một hàng hóa, dịch vụ

khi có sự thay đổi về giá của một hàng hóa, dịch vụ khác; thời gian cung ứng hàng hóa,

dịch vụ ra thị trường khi có sự gia tăng đột biến về cầu; thời gian sử dụng của hàng hóa,

dịch vụ; khả năng thay thế về cung theo quy định tại Điều 6 của Nghị định này °

Trong những trường hợp đặc thù, không thể xem xét với những yếu tô thông thường,

cơ quan quản lý cạnh tranh có thể xem xét đến thị trường sản phẩm liên quan có thể được

? Điểm c khoản 5, khoản 7 Điều 4 Nghị định 116/2005/NĐ- CP

'® Khoản 6 Điều 4 Nghị định 116/2005/NĐ- CP

Trang 20

Pháp luật chỗng lạm dụng vị trí thơng lĩnh thị trường, vị trí độc quyên để hạn chế cạnh tranh tại Việt Nam

xác định là thị trường của một loại sản phẩm đặc thù hoặc một nhóm các sản phẩm đặc

thù căn cứ vào cấu trúc thị trường và tập quán của người tiêu dùng Hoặc dựa vào sản phẩm bổ trợ cho sản phẩm liên quan

Quy định tỷ lệ tăng giá trên 10% có điểm khác với Luật Cạnh tranh của Pháp và Mỹ Theo đó, mức tăng giá hợp lý có thể dao động từ 5% - 10% và thời gian tăng giá là một

năm Vấn đề được nhìn nhận là có nên khống chế mức tăng tôi đa và tối thiểu Nếu không

khống chế mức tăng tối đa thì mức tăng có thể quá cao, kéo theo sự sụt giảm của nhu cầu hoặc sự thay đổi quá lớn trong nhu cầu của người tiêu dùng, điều này là bất hợp lý đối với doanh nghiệp Ngược lại, mức tăng quá thấp thì sự phản ứng yếu ớt từ người tiêu dùng không đủ làm thay đổi nhu cầu thị trường, sẽ khơng có một kết luận khách quan

Như những gì đã phân tích, cơ quan lập pháp nên nghiên cứu mức tăng giá dao động ở mức tôi đa và tôi thiểu và cơ quan thực thi cạnh tranh sẽ cân nhắc mức hợp lý cho từng

vụ việc cụ thể Nếu mức tối thiểu là 10% thì mức tối đa hợp lý là 15%

1.2.2.2 Thị trường địa lý liên quan

Khoản 1 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2004 quy dinh: thi trường địa lý liên quan là một khu vực địa lý cụ thể trong đó có những hàng hóa, địch vụ có thể thay thế cho nhau với

các điễu kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đăng kể với các khu vực lân cận

Thị trường địa lý liên quan là khoảng không gian mà người tiêu đùng có thể lựa chọn các địa điểm khác nhau để tiêu dùng các sản phẩm có thể thay thế cho nhau Nếu có sự tăng giá trong một thời gian đủ dài, người tiêu dùng có thể chuyên sang mua sản phẩm đó ở một địa điểm khác Khi đó, hai địa điểm này được xem là cùng nằm trong một khu vực địa lý mà hai sản phẩm có thể thay thế cho nhau hay chúng cùng nằm trong một thị trường địa lý liên quan

Nghị định 1 16/2005/NĐ-CP giải thích chỉ tiết thị trường địa lý liên quan là:

e Một khu vực địa lý cụ thê trong đó có các hàng hóa, dịch vụ có thé thay thé cho

nhau Khu vực địa lý là một khoảng không gian, trong đó có sự hiện diện của hàng hóa, dịch vụ cùng thị trường liên quan Có thê là một quận, một thành phố, hay trên phạm vi cả nước Irong ranh giới khu vực địa lý đó có cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp tham gia phân phối sản phẩm liên quan và khu vực địa lý lân cận đủ gần có cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp khác để có thể tham gia phân phối sản phẩm liên quan trên khu vực địa lý

nói trên Một số yếu tô ảnh hưởng đến ranh giới địa lý là chỉ phí vận chuyển, thời gian

vận chuyển, rào cản gia nhập thị trường, tính dễ hư hỏng của hàng hoa’

Trang 21

tranh tại Việt Nam

e Khi thay đổi địa điểm mua sản phẩm vì sự tăng giá, người tiêu dùng phải cân

nhắc về các chỉ phí phát sinh, thời gian bỏ ra để đi lại là có lợi hơn so với việc tăng giá

của sản phẩm Mức chỉ phí vận chuyển và thời gian vận chuyển giữa các địa điểm trong

khu vực được suy đoán là người tiêu dùng chấp nhận nếu giá bán lẻ hàng hóa tăng khơng q 10% Ngồi ra, cịn xem xét đến các rào cản như: sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu

dáng cơng nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý theo quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp; các rào cản về tài chính bao gồm chỉ phí đầu tư vào sản xuất, phân phối, xúc tiến thương mại hoặc khả năng tiếp cận với các nguồn cung cấp tài chính; quyết định hành chính của cơ quan quản lý nhà nước; các quy định về điều kiện kinh doanh, sử dụng hàng hóa, dịch vụ; các chuẩn mực nghề nghiệp; thuế nhập khẩu và hạn ngạch nhập khẩu; tập quản của người tiêu dùng'Z

1.2.2.3 Ý nghĩa của việc xúc định thị trường liên quan

Xác định thị trường liên quan có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình xử lý vụ việc cạnh tranh

Thứ nhất, xác định thị trường liên quan là công việc đầu tiên để xác định thị phần của từng doanh nghiệp trong vụ việc cạnh tranh Thị phần là cơ sở để xác định liệu các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có bị cắm thực hiện thỏa thuận đó hay khơng; xác định vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền của doanh nghiệp; xác định trường hợp tập trung kinh tế bị cắm, trường hợp phải thông báo cho Cục quản lý cạnh tranh

Thứ hai, xác định thị trường liên quan là cơ sở quan trọng để xác định hai doanh nghiệp có phải là đối thủ cạnh tranh của nhau hay không Các doanh nghiệp chỉ có thể là

đối thủ cạnh tranh của nhau nếu những doanh nghiệp này cùng hoạt động trên cùng một thị trường liên quan

Thứ ba, xác định thị trường liên quan giúp cho việc xác định mức độ gây hạn chế cạnh tranh do hành vi vi phạm các quy định của Luật Cạnh tranh gây ra

1.2.3 Các hành vi hạn chế cạnh tranh theo Luật Cạnh tranh

1.2.3.1 Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là các thỏa thuận giữa các doanh nghiệp cạnh

tranh nhằm ấn định giá hoặc sản lượng hoặc phân chia thị phần, khách hàng - thường

được biết đến dưới tên gọi cartel - hoặc các thỏa thuận theo đó các bên tham gia đấu thầu

ấn định giá bỏ thầu hoặc thỏa thuận trước doanh nghiệp sẽ thắng thầu — thường được biết

!? Điều 8 Nghị định 116/2005/NĐ- CP

t3 Phịng cơng nghiệp và thương mại Việt Nam, Giới thiệu chung về Luật Cạnh tranh, Dự án hỗ trợ thương mại đa

biên

Trang 22

Pháp luật chỗng lạm dụng vị trí thơng lĩnh thị trường, vị trí độc quyên để hạn chế cạnh tranh tại Việt Nam

đên dưới dạng đầu thầu thông đông Các thỏa thuận hạn chê cạnh tranh cũng bao gôm cả các thỏa thuận dọc có tác động tiêu cực đến cạnh tranh như thỏa thuận ấn định giá bán lại

một sản phẩm nhằm ngăn cản nhà phân phối cung cấp các ưu đãi cho các khách hàng Các

hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cẫm theo pháp luật cạnh tranh là: e Thoả thuận ấn định gia hang hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp;

e© Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ;

e _ Thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hố, dịch vụ;

e© Thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư;

e© Thoả thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán

hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan

trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng:

e© Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị

trường hoặc phát triển kinh doanh;

e© Thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thoả thuận;

e Thông đồng để một hoặc các bên của thoả thuận thắng thầu trong việc cung cấp

hàng hoá, cung ứng dịch vụ

1.2.3.2 Tập trung kinh tế hạn chế cạnh tranh

Tập trung kinh tế hạn chế cạnh tranh là các thoả thuận tài chính theo đó hai hay

nhiều đoanh nghiệp độc lập quyết định kết hợp sức mạnh kinh tế của họ với nhau thành

một tô chức duy nhất thông qua phương thức mua lại, sáp nhập hoặc liên doanh làm ảnh

hưởng tiêu cực đến cấu trúc của thị trường, hay để tạo lập, củng cố vị trí thống lĩnh thị trường gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể

Luật Cạnh tranh cấm các trường hợp tập trung kinh tế nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan Trừ trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp

nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật hoặc một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh

Trang 23

tranh tại Việt Nam

1.2.3.3 Lạm dụng vị trí thơng lĩnh thị trường, vị trí độc quyên

Lam dung vi tri thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền là các hành vi thương mại được thực hiện bởi các doanh nghiệp có khả năng khống chế thị trường có thể tác động

tiêu cực đến cạnh tranh như: phân biệt đối xử giá với khách hàng cũng như loại bỏ doanh

nghiệp đối thủ ra khỏi thị trường bằng các giao dịch độc quyền với khách hàng của mình, ưu đãi đối tượng, bán kèm, bán giá cướp đoạt hoặc từ chối cho tiếp cận các sản phẩm thiết yếu Những hành vi này cũng bao gồm các hành vi lạm dụng được thực hiện bởi các

doanh nghiệp độc quyền nhà nước hoặc các doanh nghiệp được nhà nước trao cho một số

quyền đặc biệt

Các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường để hạn chế cạnh tranh bị cắm theo pháp luật cạnh tranh là:

e Bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh

tranh;

® Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng:

e Han chế sản xuất, phân phối hàng hoá, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát

triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng:

e Áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh;

e Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch

vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng;

e Ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới

Ngoài các hành vi bị cắm trên doanh nghiệp có vị trí độc quyền còn bị cấm thực

hiện:

e Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng;

e Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giao

kết mà khơng có lý do chính đáng

1.3 Khái quát về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền để hạn chế

cạnh tranh

1.3.1 Nguyên nhân hình thành vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền

Vị trí thống lĩnh hay độc qun có thê hình thành trong một q trình tích tụ lâu dài,

nhưng cũng có thể đơn giản bằng một quyết định hành chính Ta xem xét một số nguyên

nhân cơ bản sau:

Trang 24

Pháp luật chống lạm dụng vị trí thơng lĩnh thị trường, vị trí độc quyên dé han ché canh tranh tại Việt Nam

Hình thành từ quả trình cạnh tranh Cạnh tranh tự do là động lực phát triên nên

kinh tế Theo đó, quả trình cạnh tranh lâu đài và khốc liệt đã tích tụ nguồn lực về tay các

doạnh nghiệp chiến thăng Song song với đó là sự ra đi của các doanh nghiệp thất bại nên

đã hình thành vị thế thống lĩnh thị trường mà mức độ cao hơn là độc quyên

Đặc thù công nghệ sản xuất Với những ngành nghề nhất định, đòi hỏi yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật và quy mô đầu tư rất lớn Nên rất ít doanh nghiệp có thê đáp ứng

được Doanh nghiệp đủ điều kiện là những doanh nghiệp lớn hoặc là doanh nghiệp nhà

nước Từ đó, các doanh nghiệp này có thể có vị trí thơng lĩnh hoặc độc quyền bằng chính

tiềm lực sẵn có của mình Có thể nhận thấy một vài ngành đặc thù như: chế tạo máy bay,

điện, đường sắt

Các rào cản gia nhập thị trường Có nhiều loại rào cản như: sự bảo hộ của nhà

nước (bao gồm các bảo hộ quyết định hành chính dành cho các doanh nghiệp nhà nước,

bảo hộ các đối tượng thuộc sở hữu trí tuệ ) Có thê thấy điều này ở các Quyết định 90/TTg và 91/TTg thành lập các tổng công ty Bằng một quyết định hành chính của Thủ

tướng chính phủ một số công ty sẽ nắm giữ vị trí thống lĩnh hoặc trở thành độc quyền mà không đối thủ cạnh tranh nào có thể gia nhập thị trường Các ngành có vị trí quyền lực nhà nước là những ngành quan trọng thiết yếu như: điện, viễn thông, kinh doanh vận tải

đường sắt, vận tải biển, xăng dầu Hoặc đối với những doanh nghiệp kinh doanh sản

phẩm được nhà nước bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tức là những doanh nghiệp khác không được kinh doanh sản pham nay khi chưa được phép của doanh nghiệp Với sự bảo hộ của

nhà nước các doanh nghiệp này đương nhiên có được vị trí quyền lực mà khơng phải trải

qua q trình cạnh tranh lâu dài hay phải đạt đến một mức tài chính nhất định Sự trung thành của các khách hàng, với rào cản này thì khơng phải là lý do khách quan từ phía

doanh nghiệp có vị trí quyền lực mà là do chính bản thân doanh nghiệp đã không thẻ

chinh phục khách hàng thay đổi thói quen sử dụng sản phẩm nên không thê gia nhập thị trường Các rào cản này đã cản trở các doanh nghiệp tiềm năng có thể gia nhập thị trường, từ đó củng cô vị thế thống lĩnh, độc quyền cho các doanh nghiệp hiện tại

Trang 25

tranh tại Việt Nam

1.3.2 Khái niệm về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền để hạn chế

cạnh tranh

1.3.2.1 Định nghĩa

Khơng có một định nghĩa cụ thể về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc

quyền để hạn chế cạnh tranh Luật Cạnh tranh 2004 đưa ra khái niệm chung về hành vi hạn chế cạnh tranh như đã trình bày ở trên Qua đó, ta có thể nhận thấy hành vi lạm dụng quyền lực thị trường để hạn chế cạnh tranh là những hành vi được Luật Cạnh tranh quy định; do doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp có vị tri thong lĩnh, vị trí độc quyền thực

hiện; và hậu quả la làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường

1.3.2.2 Đặc điểm

e« Chủ thể thực hiện là doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyên trên thị trường liên quan

Doanh nghiệp khi có vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền thì sức ép về cạnh tranh là

rat it thậm chí là khơng có Lúc này, doanh nghiệp năm trong tay quyên lực thị trường có khả năng chỉ phối đến giá cả hàng hóa mà họ tham gia mua bán, từ đó dễ dẫn đến hành vi

bóc lột khách hàng của họ Tuy nhiên, bản thân vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền là không vi phạm pháp luật chống lạm dụng, nó chỉ vi phạm khi hành vi lạm dụng xảy ra Hành vi lạm dụng xảy ra sau khi doanh nghiệp đã xác lập được vị trí thơng lĩnh, vị trí độc qun

Vì thế, Luật Cạnh tranh không nhằm loại bỏ vị trí thống lĩnh hay độc quyền mà chỉ loại

bỏ hành vị lạm dụng Khi xác định một nhóm doanh nghiệp thực hiện hành v1 lạm dụng

thì cơ quan điều tra cần lưu ý ở một điểm là: các doanh nghiệp cũng đều thực hiện hành vi giống nhau dé hạn chế cạnh tranh nhưng phải xác định được là họ thỏa thuận với nhau hay không: nếu có là hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh dù đủ mức thị phần thống lĩnh

e Hành vi lạm dụng là những hành vi được Luật Cạnh tranh quy định:

Luật Cạnh tranh 2004 quy định 6 trường hợp tại Điều 13 cho trường hợp thống lĩnh và độc quyên, 2 trường hợp tại Điều 14 cho trường hợp độc quyền Một hành vi của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền chỉ bị xem là lạm dụng khi nó mang đầy đủ dấu hiệu của hành vi nào đó mà Luật Cạnh tranh quy định là lạm dụng

e Hậu quả của hành vi lạm dụng là làm sai lệch, cản trở hoặc làm giảm cạnh tranh trên thị trường liên quan

Có thể thấy, doanh nghiệp thực hiện hành vi lạm dụng với mục đích duy trì, củng cơ vị trí hiện có hoặc tận hưởng các lợi ích có được từ việc bóc lột khách hàng Luật Cạnh tranh không tiếp cận hành vi ở góc độ mục đích mà là hậu quả của nó Tuy nhiên, Luật lại

Trang 26

Phdp ludt chéng lam dụng vị trí thơng lĩnh thị trường, vi trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh tại Việt Nam

không giải thích thê nào là sai lệch, cản trở hoặc giảm cạnh tranh và cũng không đưa ra

những căn cứ để xác định mức độ thiệt hại Ý Vì thế, để có kết luận về khả năng và mức

gây ra thiệt hại của hành vi vi phạm đối với thị trường, ta phải phân tích hành vi vi phạm đó Từng hành vi sẽ có mức độ làm cản trở, sai lệch, giảm cạnh tranh khác nhau Dấu hiệu về hậu quả cho phép phân biệt hành vi lạm dụng với hiện tượng tập trung kinh tế Hành vi lạm dụng là hành vị vị phạm đã xảy ra và bị phát hiện Cơ quan quản lý cạnh tranh chỉ can thiệp sau khi đã có hành vi lạm dụng xảy ra Còn tập trung kinh tế thông qua các giao dịch tài chính mua, sát nhập, liên doanh, hợp nhất được suy đoán là hậu quả sẽ xảy ra vì nó sẽ tạo ra vị trí thống lĩnh hoặc độc quyền Tức là, cơ quan quản lý cạnh tranh can thiệp từ trước khi hành v1 lạm dụng xảy ra

1.3.3 Xác định doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền 1.3.3.1 Xác định doanh nghiệp có vị trí thông lĩnh thị trường

Điều 11 Luật Cạnh tranh 2004 quy định: “Doanh nghiệp được coi là có vị trí thong

lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng

gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kẻ Nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu cùng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh và thuộc một trong các

trường hợp sau đây:

a) Hai doanh nghiệp có tơng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan; b) Ba doanh nghiệp có tông thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan; c) Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan.” Để kết luận doanh nghiệp có lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường hay khơng thì điều kiện cần là xem xét đoanh nghiệp có vị trí thống lĩnh hay khơng? Sau khi cơ quan điều tra về thị trường liên quan thì bước tiếp theo là xác định mức độ thống lĩnh của doanh nghiệp, dựa và một trong hai căn cứ theo thứ tự ưu tién: thi phan va kha nang gay

han ché canh tranh dang ké

e Thi phan — can ctr co ban để xác định vị trí của doanh nghiệp trên thị trường

Thị phan cua doanh nghiép đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định là ty lé

phân trăm giữa doanh thu bán ra của doanh nghiệp này với tổng doanh thu của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hoá, dịch vụ đó trên thị trưởng liên quan hoac ty lệ phán trăm giữa doanh số mua vào của doanh nghiệp này với tông doanh s6 mua vao

Trang 27

tranh tại Việt Nam

của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hoá, dịch vụ đó trên thị trường liên

quan theo thang, quy, năm”

Căn cứ để xác định thị phần là: tong doanh thu hoặc doanh số của tất cả doanh

nghiệp trên cùng thị trường liên quan; doanh thu hoặc doanh số của doanh nghiệp bị điều

tra; được xác định theo quy định của pháp luật về thuế, chuẩn mức kế toán Việt Nam Nghị định 116/2005/NĐ-CP còn quy định riêng đối với một số ngành đặc biệt như:

tài chính, bảo hiểm, tổ chức tín dụng tại Điều 10, 11, 12

Thị phần là kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, là tỷ lệ chiếm hữu thị trường

liên quan của doanh nghiệp nên nó có thể phản ánh mức độ thống lĩnh của đoanh nghiệp

Kinh nghiệm các nước cho thấy đều chọn thị phần làm căn cứ cơ bản để xác định mức độ thống lĩnh của doanh nghiệp và chỉ khác nhau ở mức ấn định thị phần do sự khác nhau giữa nền kinh tế các nước Ví dụ: Anh ấn định mức thị phần là 25%; Liên Bang Nga là

65% `”,

Nhiều quan điểm lập pháp ở các nước cho rằng mức độ thống lĩnh của doanh

nghiệp được xét gồm nhiều yếu tố: thị phần, rào cản gia nhập thị trường, cấu trúc thị

trường hiện tại và tương quan về vị thế giữa các doanh nghiệp ảnh hưởng lớn đến sự hình

thành vị trí thống lĩnh thị trường Vì thế, xem thị phần là yếu tố chủ yếu và duy nhất thì

sẽ dẫn đến một kết quả chưa tồn diện Có thể tham khảo thêm quy định trong Luật Cạnh tranh của Ân Độ vị #í thơng linh là vị trí có sức mạnh, do một doanh nghiệp nam giữ, cho

phép doanh nghiệp đó: hoạt động độc lập với lực lượng cạnh tranh áp đảo khác trên thị

trường; gây ảnh hướng đổi với các đối thủ cạnh tranh và người tiêu dùng hoặc thị trường liên quan của doanh nghiệp theo mong muốn của doanh nghiệp đó Tương tự, Thỗ Nhĩ Kỳ cũng quy định: Vj rí thống lĩnh có nghĩa là vị trí mà một hoặc nhiễu doanh nghiệp có được trên một thị trưởng nhất định mà nhờ vị trí đó, các doanh nghiệp này có thể hành

động một cách độc lập với các đối thủ cạnh tranh và với Hgười mua trong việc quyết định

'' Khoản 5 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2004

16 Doanh thu, doanh số mua vào đối với nhóm doanh nghiệp liên kết trực tiếp về tổ chức và tài chính được tính bằng

tổng doanh thu, doanh số mua vào đối với loại hàng hóa, dịch vụ đó của từng doanh nghiệp thành viên va don vi su

nghiệp hoạt động theo phân cấp của cơ quan điều hành chung; doanh thu của doanh nghiệp bảo hiểm được tính bằng

tong phi bao hiém, phi tai bao hiểm đã nhận của năm tài chính; doanh thu của tô chức tín dụng được tính bằng tổng các khoản thu nhập sau đây: thu nhập tiền lãi, thu nhập phí từ hoạt động dịch vụ, thu nhập từ hoạt động kinh doanh

ngoại hối, thu nhập từ lãi góp vốn, mua cơ phần, thu nhập từ hoạt động kinh đoanh khác

' Tổ chức thương mại và phát triển Liên Hợp Quốc: Luật mẫu về cạnh tranh, bản dich tiếng Việt của Hoàng Xuân

Bắc, tr52

18 Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế, Khuôn khổ cho việc xây dựng và thực thi luật và chính sách cạnh tranh, Bản

dịch tiếng Việt của Hoàng Xuân Bắc- Bộ Công Thương, Hà Nội, 2004, trang 51

Trang 28

Pháp luật chỗng lạm dụng vị trí thơng lĩnh thị trường, vị trí độc quyên để hạn chế cạnh tranh tại Việt Nam

các thông số kinh tê như khôi lượng sản xuất hoặc phán phối, giả cả và lượng cung cáp Như vậy, pháp luật cạnh tranh của các quốc gia trên không cơi thị phần là yếu tố duy nhất

để xác định mức độ thống lĩnh mà là sự kết hợp nhiều yếu tố khác nhau để xác định Việc

kết hợp nhiều yếu tố sẽ giúp xác định chính xác trường hợp doanh nghiệp có thị phần lớn nhưng do điều kiện khách quan nên không thẻ chỉ phối thị trường, nên không thê coi là có vị trí thống lĩnh.Tuy nhiên, đây là vấn đề phức tạp bởi nếu xem xét nhiêu yếu tố một cách

tông hợp thì địi hỏi tốn nhiều thời gian và chỉ phí, người thực thi phải có trình độ chun

mơn cao, thị trường phải trung thực về thông tin Những vẫn đề này, thị trường của nước

ta hiện tại có lẽ chưa đáp ứng được nên khả năng này sẽ được nghiên cứu thêm để có thể

được thực thi

¢ Kha năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kê

Đây là một phương pháp dự phòng khi xét về bản chất thì doanh nghiệp đang nắm giữ vị trí thơng lĩnh nhưng hình thức thì khơng phải Tức là, doanh nghiệp chưa tích lũy

đủ mức thị phần theo luật định nhưng do khả năng tiềm ẩn nên có thể gây hạn chế cạnh

tranh một cách đáng kẻ Điều 22 Nghị định 116/2005/NĐ- CP khơng giải thích mà đưa ra

Các căn cứ xác định:

o Nang lực tải chính của doanh nghiệp

o Nang luc tai chính của tơ chức kinh tế, cả nhân thành lập doanh nghiệp

o Nang luc tai chỉnh của tổ chức, cá nhân có quyên kiểm soát hoặc chỉ phối hoạt động của của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hoặc điều lệ của doanh nghiệp

o_ Năng lục tải chính của cơng ty mẹ o_ Năng lực công nghệ

o_ Quyên sở hữu, quyền sử dụng đổi tượng sở hữu công nghiệp o_ Quy mô của mạng lưới phân phối

Căn cứ trên cho thấy khả năng tiềm ân của doanh nghiệp Tuy chưa tích lũy đủ mức thị phần nhưng với những khả năng trên thì doanh nghiệp sẽ đạt đến mức thị phần thống lĩnh là điều dễ dàng Vì với các khả năng trên đều có thể đem lại cho doanh nghiệp một sức mạnh đáng kê khi tham gia trên thị trường, từ đó nó sẽ chỉ phối các quan hệ mà nó tham gia, dần dân tích lũy được mức thị phần lớn

Trong quá trình hội nhập sâu rộng kinh tế quốc tế, không thê tránh khỏi những

hiện tượng đầu tư ngầm nhằm lũng đoạn thị trường từ các thế lực tài chính trong và cả ngoài nước Dưới danh nghĩa cơng ty con có số vốn đầu tư nhỏ, mức thị phần chưa đủ thì chúng có thê tự do thực hiện những toan tính mà không sợ sự điều chỉnh của pháp luật

'' Điều 3 Luật Cạnh tranh Thỗ Nhĩ Kỳ, Luật số 4054

Trang 29

tranh tại Việt Nam

cạnh tranh Nhưng với căn cứ khả năng hạn chế cạnh tranh thì ta có cơ sở đề đầu tranh với những hiện tượng tiêu cực trên, dé dam bao phat trién lanh manh nén kinh té

Nhưng Nghị định hướng dẫn mới chỉ dừng lại ở việc gọi tên các căn cứ và cơ quan thực thi có thể tự do chọn bất kỳ căn cứ áp dụng nào Nếu khơng có hướng dẫn cụ

thể về các căn cứ thì khó có thê minh bạch trong điều tra V7 đ„: năng lực tài chính của

công ty mẹ là bao nhiêu để có khả năng hạn chế cạnh tranh đáng kế và yếu tố định lượng

đó đều giống nhau ở các nghành khác nhau khơng Vì thế, cơ quan có thấm quyền cần phải nghiên cứu, xem xét đưa ra những tiêu chuẩn cơ bản cho các căn cứ về khả năng gây hạn chế cạnh tranh đáng kể

1.3.3.2 Xác định vị trí độc quyền của doanh nghiệp

Điều 12 Luật Cạnh tranh 2004 quy định: doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu khơng có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trưởng liên quan

Độc quyên là thuật ngữ đối lập với cạnh tranh, bởi doanh nghiệp độc quyền thì

khơng có một doanh nghiệp nào khác cạnh tranh về hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp

đó kinh doanh trên thị trường liên quan Đề xác định doanh nghiệp có vị trí độc quyền thì đơn giản hơn nhiều so với xác định vị trí thống lĩnh Cơ quan điều tra chỉ cần xem xét thị trường liên quan và nếu chỉ có một doanh nghiệp đang hoạt động thì doanh nghiệp đó có vị trí độc quyền Một khi doanh nghiệp có được vị trí độc quyên thì sự chỉ phối về giá cả và những điều kiện khác là rất dễ xảy ra

Trang 30

Pháp luật chỗng lạm dụng vị trí thơng lĩnh thị trường, vi trí độc quyên để hạn chế cạnh tranh tại Việt Nam

CHƯƠNG 2

PHAP LUAT VE HANH VI LAM DUNG VI TRI THONG LINH, VI TRI DOC QUYEN DE HAN CHE CANH TRANH

2.1 Các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh 2.1.1 Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh

2.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm

Có nhiều tên gọi khác nhau cho hành vi này như: bành vi ép giá, hành vi định giá mang tính cướp đoạt, bán phá giá độc quyên

Tên của hành vi cũng chính là khái niệm của nó, theo đó, luật cảm doanh nghiệp

thực hiện hành vi bán hàng hóa, dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ

cạnh tranh

Về hình thức, hành vi này được biểu hiện thông qua hiện tượng giá bán hàng hóa, dịch vụ được ấn định với mức giá bất bình thường là dưới giá thành toàn bộ Ta so sánh

giá bán của hàng hóa, dịch vụ và giá thành toàn bộ của nó, nếu giá bán thực tế của nó thấp hơn giá thành tồn bộ thì sự vi phạm xảy ra Tham khảo Điều 4 Luật doanh nghiệp

2005: kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của

quá trình đầu tư, từ sản xuất cho đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi Ta thấy, mục đích chính của việc kinh đoanh là đem lại

lợi nhuận, các doanh nghiệp luôn muốn tranh thủ được lợi nhuận tôi đa có thể Thế nhưng

hành vi trên cho thấy bản chất phi kinh tế của nó Doanh nghiệp chấp nhận lỗ hoặc hy

sinh lợi nhuận, tức là doanh nghiệp muốn tạm hướng đến một mục đích khác Mục đích

đó là tăng dần sản lượng, tăng thị phân, và sẽ là lựa chọn của khách hàng khi sử dụng hàng hóa, dịch vụ đó

Về mục đích, hành vi này nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh Điều này thể hiện rõ bản chất lạm dụng kinh tế khác để duy trì mức giá phi kinh tế”” Giai đoạn này, khách hàng là

người được hưởng lợi Có nhiều quan điểm kinh tế học cho rằng, trong giai đoạn này,

Trang 31

tranh tại Việt Nam

mức giá dưới chi phí là không bị lên án Nó bị lên án ở giai đoạn sau khi mà loại bỏ được

đối thủ cạnh tranh giá cả sẽ tăng vọt Sự nguy hiểm của hành vi này thê hiện ở hậu quả thay đổi tình trạng và cấu trúc thị trường hiện tại và tương lai gần, có thê tiến tới xác lập

vị trí độc quyền hoặc củng có vị trí hiện có Khi các đối thủ cạnh tranh khơng thể duy trì

mức giá phi kinh tế đó, đồng nghĩa với sự rút khỏi thị trường thì mặc nhiên doanh nghiệp

được suy đốn là sẽ bóc lột khách hàng bằng cách tăng giá hoặc giảm sản lượng cung ứng

để tác động đến giá

Trong điều kiện nền kinh tế mới chuyển đổi, nước ta chưa có nhiều doanh nghiệp có quyền lực thị trường từ q trình tích lũy trong cạnh tranh Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, độc quyền chủ yếu là doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước Các doanh nghiệp này thường dựa vào quyền lực thị trường trên cơ sở một “mệnh lệnh hành chính” để thu lợi nhuận hay sử dụng cơ sở vật chất để gây khó khăn cho đối thủ mà không phải chấp

nhận lỗ Hành vi bán hàng hóa dưới giá thành toàn bộ để tiêu diệt đối thủ chủ yếu là do

các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Với thế lực tài chính hùng hậu, chúng thường

chấp nhận lỗ trong thời gian đầu để chiếm lĩnh thị trường Có thể lẫy một điển hình tiêu

biểu cho điều vừa nêu đó là cuộc chiến của Coca-Cola khi mới xâm nhập thị trường Việt

Nam:

Khi mới bước vdo thị trưởng Việt Nam, Coca-Cola và Pepsi dua ra hang loạt các

chiến thuật cạnh tranh quyết liệt như CocaCola giảm giá bằng cách tăng dung tích chai từ 207ml lên 300ml nhưng vẫn giữ nguyên giá 1.500 động; Pepsi đưa ra loại chai 500ml với giá 1.600 động Trong khi đó, sản phẩm của Tribeco là chai dụng tích 207ml với giá ban 1.100 dong, chai Festi 200ml gid ban 2.200 động Đến năm 1996, Công ty Coca-Cola Ngọc Hỏi bản khuyến mại mua 3 két tặng 1 két hoặc mua 5 thùng tặng 1 thùng Theo đó, Coca-Cola giảm đến 25% giá bán, trong khi mức thuế doanh thu cho mặt hàng nước ngọt

là 8% cộng với thuế nhập khẩu hương liệu là 30% thì khó có thể xây dựng một giá thành

sản xuất thấp hơn giá bản theo kiểu khuyến mại như trên Các công ty nước ngọt Việt Nam dân bị thơn tín, riêng công ty Tribeco giảm dân sản lượng từ 30% đến 60% so với những năm trước Sau thời gian chiếm lĩnh được thị trường, Coca-Cola tăng giả từ

17.000 đồng lên 46.000 động/két”

Đây là một ví dụ tiêu biểu cho thị trường cạnh tranh tại Việt Nam và cũng thê hiện

tầm quan trọng của pháp luật cạnh tranh hiện nay đối với nền kinh té

?! Nguyễn Như Phát, Nguyễn Ngọc Sơn: Phần tích và luận giải các quy định của Luật Cạnh tranh về hành vi lạm

dụng vị trí thơng lĩnh thị trưởng, vị trí độc quyền đề hạn chê cạnh tranh NXB Tư Pháp, Hà Nội, 2006, tr.91 (vĩ dụ này được trích trong tài liệu của Ban soạn thảo Luật Cạnh tranh)

Trang 32

Pháp luật chỗng lạm dụng vị trí thơng lĩnh thị trường, vị trí độc quyên để hạn chế cạnh tranh tại Việt Nam

2.1.1.2 Căn cứ xúc định hành vi

Như đã nói trên, để xác định sự vi phạm của hành vi này chỉ dựa vào hình thức

Cụ thê, Điều 23 Nghị định 116/2005/NĐ-CP quy định:

Trừ những trường hợp quy định tại khoản 2 Diéu nay, ban hàng hóa, cung ứng

dịch vụ dưới gia thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh là việc bản hàng hóa,

cung ứng dịch vụ với mức giá thấp hơn tổng các chỉ phí dưới đây:

o Chỉ phí cấu thành giá thành sản xuất hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại Điều 24 của Nghị định này hoặc giá mua hàng hóa để bản lại;

o Chỉ phí lưu thơng hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại Điêu 25 của Nghị định này

Căn cứ để xác định hành vi định giá nhằm loại bỏ đối thủ là: giá bán hàng hóa,

dich vu và giả thành toàn bộ của hàng hóa, dich vụ đó

e Xac định øiá bán hàng hóa, địch vụ

Gia bán hàng hóa, dịch vụ là giá ban thực tế của hàng hóa, dịch vụ đó Tuy nhiên,

quy định tưởng chừng đơn giản này lại có khơng ít vướng mắc Trước hết, Luật và Nghị

định hướng dẫn chưa hướng dẫn thế nào là giá bán thực tế của sản phẩm Tức là, giá bán

thực tế này là giá bán ở khâu nào của sản phẩm: giá bán lẻ hay giá bán cho nhà phân phối

đầu tiên Nếu một doanh nghiệp vừa trực tiếp bán lẻ, vừa bán cho đại lý thì chọn loại giá

nào?

Do tính phức tạp của thị trường nên luật không thể đưa ra được khuôn mẫu chính xác cho tất cả các trường hợp Điều này cũng có nghĩa, cơ quan thực thi sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn trong quá trình điều tra, nhưng tính chính xác của nó sẽ không được luật kiểm chứng Ta có thể tham khảo thêm cách giải quyết vẫn đề này như sau:

Đề xác định mức giá thực tế dựa vào hai căn cứ: giá bán thực tế của doanh nghiệp

bị điều tra và là mức giá áp dụng cho khách hàng trực tiếp giao dịch với họ”

e Giá bán thực tế của doanh nghiệp bị điều tra Đề có tính chính xác nhất về thông tin điều tra thì khơng thê sử đụng mức giá của thị trường hay chỉ là mức giá giả định mà

phải là gia bán thực của doanh nghiệp

‹ Mức giá áp dụng cho khách hàng trực tiếp giao dịch với họ Nếu doanh nghiệp chỉ bán lẻ thì áp dụng giá bán lẻ đó Nếu doanh nghiệp chỉ giao dịch với các đại lý thì áp dụng giá đại lý đó Hoặc một doanh nghiệp có thể vừa bán lẻ, vừa bán cho đại lý thì tính riêng từng mức giá mà khơng tính giá bình qn của các loại giá trên

Trang 33

tranh tại Việt Nam

Khó khăn thứ hai phải tính đên là thị trường không bao giờ đông nhất Trong một

khu vực cần điều tra, có thể có những mức giá khác nhau trong những khoảng thời gian khác nhau của quá trình điều tra, hoặc sự khác biệt về giá giữa các tiêu vùng thị trường Vì vậy, phải điều tra giá bán trên một khoảng không gian và thời gian hợp lý đủ để xác định được giá Nhưng vẫn phải tính đến một mức giá bình quân cho sự chêch lệch trên Mức giá bình quân này chưa nhận được sự quan tâm của nhà làm luật Việt Nam nên vẫn đề này chỉ dựa vào phương pháp chuyên môn của cơ quan thực thi pháp luật

‹ Xác định giá thành sản xuất toàn bộ

Giá thành sản xuất toàn bộ là mức giá cơ bản được cấu thành từ các chỉ cơ bản phát sinh trong quá trình sản xuất lưu thông và được các doanh nghiệp sử dụng làm căn

cứ xác định giá bán hàng hóa, dịch vụ của mình Nhiệm vụ của cơ quan điều tra là xác

định được giá thành sản xuất tồn bộ thơng qua chun mơn nghiệp vụ của mình

Theo Nghị định 116/2005/NĐ-CP, giá thành toàn bộ là tổng các chỉ phí sau: chỉ

phí cầu thành giá thành sản xuất hàng hóa, dịch vụ hoặc giá mua hàng hóa để bán lại; và chỉ phí lưu thơng hàng hóa, dịch vụ””

Cơ sở để xác định chi phí câu thành giá thành là số sách kế toán của doanh nghiệp

và giá mua hàng hóa để bán lại là giá giao dịch trong các hợp đồng của doanh nghiệp và nhà cung cấp hàng hóa của họ Nghị định liệt kê các loại chỉ phí cầu thành giá thành sản xuất hàng hóa, dịch vụ:

e Chỉ phí vật tư trực tiếp: gơm các chỉ phí về nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu và động lực tiêu dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp

e Chỉ phí nhân công trực tiếp: gâm các khoản trả cho người lao động trực tiếp sản xuất như tiền lương, tiên công và các khoản phụ cấp có tỉnh chất lương, chỉ ăn ca, chỉ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí cơng đồn của cơng nhân trực tiếp

e Chỉ phi sản xuất chung: gôâm các khoản chỉ phí chung phát sinh ở các phân x ưởng, bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp như tiên lương, phụ cấp, ăn ca trả cho nhân viên phân xưởng, chỉ phí vật liệu, công cụ, dụng cụ sản xuất dùng cho phân xưởng, khẩu hao tài sản cơ định, chỉ phí th nhà xưởng, chỉ phí dịch vụ mua ngoài và các chỉ phí bằng tiễn ngồi các chỉ phi kế trên

Cùng với chi phí câu thành cấu thành giá thành, chỉ phí lưu thơng hàng hóa cũng

là chi phí quan trọng quyết định giá thành sản xuất toàn bộ Đây là loại chi phí có độ co

giãn rất cao, do có nhiều yếu tố có thể tác động đến nó như: tính chất của hàng hóa, dịch

vụ; tính chất chia cắt thị trường: phương tiện vận chuyền; khoảng cách giữa các vùng thị

? Các điều 23, 24, 25, 26 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP

Trang 34

Pháp luật chỗng lạm dụng vị trí thơng lĩnh thị trường, vị trí độc quyên để hạn chế cạnh tranh tại Việt Nam

trường Loại chỉ phí này cũng được xác định dựa vào căn cứ kế toán của đoanh nghiệp,

bao gồm: /iên lương; các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên bản hang; hoa hông dai lý, hoa hông môi giới; tiếp thị; đóng gói; bao bì; vận chuyển; bảo quản; khẩu hao tài sản

cô định; vật liệu; dụng cụ, đô dùng; bắc dỡ hàng hóa; dịch vụ mua ngoài; chỉ bảo hiểm

xã hội, bảo hiểm y tẾ và kinh phí cơng đồn cho nhân viên bán hàng theo quy định của pháp luật; chỉ lãi vay vốn kinh doanh; chỉ phí quản lý doanh nghiệp được phân bồ cho việc lưu thơng hàng hóa, dịch vụ; chỉ phí bảo hành sản phẩm; chỉ phí quảng cáo; các chỉ phi bằng tiên khác theo quy định của pháp luật

Việc xác định giả thành toàn bộ chủ yếu dựa vào số sách kế toán Vậy nên độ chính

xác của những thơng số trên phụ thuộc rất nhiều vào sự minh bạch, tính trung thực của hoạt động kế toán Đây cũng là một trong những khó khăn của cơ quan thực thi pháp luật trong thực trạng hoạt động kế toán hiện nay

Công việc cuối cùng sau khi có kết luận về hai loại giá trên là so sánh chúng:

Mức chéch lệch = Giá thành toàn bộ - Giả sản phẩm

Nếu kết quả là con số đương tức là có sự vi phạm xảy ra và ngược lại 2.1.1.3 Mục đích và hậu quả loại bỏ doanh nghiệp khác

Trong Luật Cạnh tranh 2004 có nều rõ là bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá

thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh, tức là có xét đến mục đích loại bỏ đối thủ cạnh tranh cuả hành vi này như là điều kiện đủ để kết luận về sự vi phạm Nhưng xét theo khoản 1 Điều 23 Nghị định 116/2005/NĐ-CP thì cơ sở duy nhất để kết luận có hành vi vi

phạm xảy ra là giá bán sản phẩm thấp hơn giá thành tồn bộ mà khơng cần xem xét yếu tố hậu quả và mục đích: “Trừ những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, bán hàng hóa, cung ứng địch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh là việc bán

hàng, cung ứng dich vu với mức giá thấp hơn tổng các chi phí dưới đây ” Rõ ràng,

Nghị định không đề cập cũng như giải thích gì về dấu hiệu mục đích của hành vi Đây là

điều kiện đủ để có thê kết luận hành vi vi phạm, nên người viết phân tích thêm dấu hiệu mục đích ở đưới đây Theo đó, một khi có hiện tượng bán sản phẩm thấp hơn giá thành

tồn bộ thì đều bị suy đốn là có mục đích loại bỏ đối thủ (trừ các trường hợp miễn trừ) Xét trên thực tế, rất dễ nhầm lẫn giữa hành vi định giá mang tính cạnh tranh và hành vi

định giá hủy diệt” Hai hành vi này giống nhau về hình thức nhưng khác về bản chất

Hành vi định giá mang tính cạnh tranh khơng có mục đích loại bỏ các đối thủ cạnh tranh

Hành vi định giá mang tính cạnh tranh và hành vi định giá mang tính hủy diệt đều là hành vi định giá ở một mức

Trang 35

tranh tại Việt Nam

và khơng có hậu quả tăng giá xảy ra Tuy nhiên, khoảng cách giữa hai hành vi này là rất

mong manh

Ta có thể xét bản chất của hành vi này qua bốn đặc điểm sau”:

e Doanh nghiệp thực hiện hành vị là doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyên nên có khả năng kiểm sốt thị trường;

e« Giá cả thấp ở mức bất bình thường;

e‹ Doanh nghiệp có khả năng lấy lại những tốn thất trong tương lai; ‹ Mục đích nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh

Nhận xét rằng, nếu chỉ dựa vào hai trong số bốn tiêu chí trên theo Nghị định 116/2005/NĐ-CP để kết luận có hành vi vi phạm là chưa toàn diện Nếu doanh nghiệp

khơng có khả năng bù đắp chỉ phí trong tương lai thì người gánh chịu tốn thất chính là doanh nghiệp thực hiện hành vi Do đó, đù có thể loại bỏ được đối thủ cạnh tranh nhưng

doanh nghiệp không thể kiểm soát khả năng gia nhập thị trường của đối thủ tiềm năng và

tải gia nhập của những doanh nghiệp đã bị loại bỏ thì việc tăng giá trong tương lai là

khơng thẻ Khi đó, lợi ích thuộc về xã hội, nên không thê kết luận doanh nghiệp có thể

hủy hoại cạnh tranh hay hạn chế cạnh tranh, mặc đù loại bỏ được đối thủ cạnh tranh hiện tal

Tuy nhiên, pháp luật cũng miễn trừ một số trường hợp mà có hiện tượng bán hàng hóa dưới giả thành tồn bộ mà khơng có mục đích loại bỏ đối thủ cạnh tranh Để được hưởng miễn trừ, doanh nghiệp phải niêm yết giá công khai, rõ ràng tại cửa hàng, nơi giao dịch về việc hạ giá sản phẩm, mức giá cũ, mức giá mới và thời gian hạ giá Các trường

hợp được miễn trừ”:

e Hạ giá bản hàng hóa tươi sống;

e Hạ giá bán hàng hố tơn kho do chất lượng giảm, lạc hậu về hình thức, khơng phù

hợp với thị hiểu người tiêu dùng;

© Ha gia ban hang hoa theo mua vu;

e Hạ giá bán hàng hoá trong chương trình khuyến mại theo quy định của pháp luật; e Hạ giá bán hàng hoá trong trường hợp phá sản, giải thể, chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh, thay đổi địa điểm, chuyển hướng sản xuất, kinh doanh;

e Các biện pháp thực hiện chính sách bình ổn giá của nhà nước theo quy định hiện hành của pháp luật về giả

? Một số ý kiến đóng góp vào dự thảo Luật Cạnh tranh

? Khoản 2 Điều 23 Nghị định 116/2005/NĐ-CP

Trang 36

Pháp luật chỗng lạm dụng vị trí thơng lĩnh thị trường, vị trí độc quyên để hạn chế cạnh tranh tại Việt Nam

2.1.2 Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại

tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng 2.1.2.1 Đặc điểm

Điều 13 Khoản 2 Luật Cạnh tranh quy định cắm doanh nghiệp hoặc nhóm doanh

nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền thực hiện hành vị áp? đạt giả mua, giá

bản hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bản lại tối thiểu gây thiệt hại cho

khách hàng Trong hành vi này có hai dạng vi phạm: áp đặt giá mua, giá bán bất hợp lý;

và ân định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng Hai dạng này khác nhau về hình thức nhưng có những đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, hành vi này tác động vào giá của hàng hóa, dịch vụ trong giao dịch với

khách hàng Hành vi này giống với hành vi định giá đưới chỉ phí sản xuất để loại bỏ đối

thủ cạnh tranh, đó là, lợi dụng sức mạnh quyền lực thị trường để định giá một cách bất hợp lý nhằm thu lợi bất chính Nhưng khác hơn với nhóm hành vi đầu, thay vì bán giá rẻ một cách bất hợp lý thì hành vi này bán giá cao hoặc mua với giá thấp một cách bất hợp

lý Rõ ràng, hai nhóm hành vi này đã dùng quyên lực thị trường tác động đến giá cả, làm cho nó lệch lạc so với điều kiện bình thường để có lợi cho mình

Thứ bai, hành vi này thể hiện chiến lược phân phối, chiến lược kinh doanh của

doanh nghiệp vi phạm Tức là, hành vi vi phạm được thực hiện trong các giao dịch với khách hàng Hành vi này không xâm hại vào đối thủ cạnh tranh như hành vi dau tiên mà xâm hại đến khách hàng của chính doanh nghiệp Hành vi này khơng thể hiện chính sách cạnh tranh của doanh nghiệp mà thể hiện mong muốn thu siêu lợi nhuận của một doanh

nghiệp có quyên lực thị trường

Thứ ba, hành vi mang bản chất áp đặt và bóc lột khách hàng Điều này thể hiện rõ

tính lạm dụng của doanh nghiệp Với vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền doanh nghiệp là

nguôn cung hoặc cầu chủ yếu của thị trường Đây là một lợi thế quyết định tính áp đặt và bóc lột khách hàng Tính áp đặt thể hiện doanh nghiệp áp đặt giá cao, ép giá thấp bất hợp lý hoặc ấn định giá tối thiểu mà khách hàng không thể mặc cả như trong các giao dịch bình thường được Có thẻ thấy, khách hàng phải chịu mức giá bất hợp lý để có được các

giao dịch với doanh nghiệp vì khách hàng khơng cịn sự lựa chọn nào khác Tính bóc lột

thể hiện ở việc thu siêu lợi nhuận mà doanh nghiệp có được khơng phải từ khả năng kinh

doanh mà ở việc lạm dụng quyền lực thị trường Để tìm được lợi ích bị bóc lột của khách

hàng, ta giả định về mức giá trong môi trường cạnh tranh và mức giá áp đặt, sự chêch lệch

Trang 37

tranh tại Việt Nam

Trong nhóm hanh vi nay, dâu hiệu “gây thiệt hại cho khách hàng” là dầu hiệu cơ bản để kết luận hành vi vi phạm Nhưng Luật không diễn tả rõ thiệt hại là ở dạng tiềm năng hay thực tế đã xảy ra Nghị định hướng dẫn thì khơng đề cập đến vấn đề này Xét thấy,

nếu xác định thiệt hại trên thực tế là một việc rất khó Bởi, cơ quan cạnh tranh sẽ phải xác

định khách hàng cụ thé va mức thiệt hại thực tế mà khách hàng phải chịu Tức là, khi

khách hàng mua sản phẩm từ nhà phân phối với mức giá mà doanh nghiệp đã ấn định một

cách bất hợp lý thì mới có thê kết luận có hành vi vi phạm Lúc này, pháp luật khơng có tính chất phòng ngừa Xác định thiệt hại trên thực tế là cơng việc của Tịa án trong việc bồi thường thiệt hại Khi xác định thiệt hại ở dạng tiềm năng, thì cơng việc đơn giản hon

là chỉ cần xác định sự chêch lệch giữa giá thành sản phẩm và giá bán thực tế là có thê xác

định thiệt hại mà khách hàng “sẽ” gánh chịu Dấu hiệu thiệt hại được suy đốn mà khơng cần chứng minh Phương án này có vẻ hợp lý hơn, công việc của cơ quan điều tra sẽ đơn giản hơn, pháp luật có tính phòng ngừa từ dấu hiệu hình thành

2.1.2.2 Các nhóm hành vì vỉ phạm

2.1.2.2.1 Hành vi áp đặt giá mua hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý

Khoản 1 Điều 27 Nghị định 116/2005/NĐ-CP quy định: Hành vi ap dat gia mua hàng hóa, dịch vụ được coi là bất hợp lý gây thiệt hại cho khách hàng nếu giá mua tại cùng thị trường liên quan được đặt ra thấp hơn giá thành sản xuất hàng hóa, dịch vụ trong điều kiện sau đây:

o Chat lượng hàng hóa, dịch vụ đạt mua không kém hơn chất lượng hàng hóa, dịch

vụ đã mua trước đó;

o Khơng có khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa hoặc biến động bất thường làm gia bán bn hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ trên thị trưởng liên quan giảm tới mức dưới giá thành sản xuất trong thời gian tối thiểu 60 ngày liên tiếp so với trước đó

Hành vi này có ba dấu hiệu nhận dạng:

Thứ nhất, hành vi này được thực hiện khi doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, độc

quyền đóng vai trị là người mua Với quyên lực thị trường, doanh nghiệp đã lợi dụng tình

trạng thị trường khan hiếm về cầu đã áp đặt giá mua thấp hơn giá thành sản phẩm

Thứ hai, hình thức của hành vi là giá mua bị ép xuống thấp hơn giá thành sản phẩm

Giá thành sản xuất gồm: chỉ phí vật tư trực tiếp, chi phí nhân cơng trực tiếp, chỉ phí sản

xuất chung ”” Nếu có hiện tượng người mua là người có quyền lực thị trường ép giá mua

xuống thấp hơn giá thành sản phẩm thì đó là căn cứ quan trọng nhất trong ba căn cứ để

xác định hành vi vi phạm Hành vi này đã gây thiệt hại đến quy tắc công bằng của một

77 Điều 24 Nghị định 116/2005/NĐ-CP

Trang 38

Pháp luật chỗng lạm dụng vị trí thơng lĩnh thị trường, vị trí độc quyên để hạn chế cạnh tranh tại Việt Nam

mức giá lành mạnh Mức giá lành mạnh của một sản phẩm, nêu được định giá theo chỉ phi

đây đủ là tại bất kỳ sản lượng nào, giá của sản phẩm phải phản ánh chi phí đầy đủ của nó,

la tong của chi phí khả biến bình qn, chi phí cố định bình quân, và phần lợi nhuận

ròng” Mức giá bị ép là mức giá không phản ánh được quy tắc trên, và người bán là người chịu thiệt hại

Thứ ba, hành vi này gây thiệt hại cho người bán Người bán luôn muốn bán hàng

hóa, dịch vụ của mình với giá cao đề thu lợi nhuận tối đa Nếu họ bán với giá thấp hơn giá thành sản phẩm thì là một điều bất hợp lý Lý giải cho điều này là vì họ đang ở thế yếu không thê lựa chọn người mua nên phải chấp nhận mức giá bán bất hợp lý và phải chịu

thiệt hại Thiệt hại mà họ phải gánh chịu là khoản chêch lệch giữa giá bán thực tế cho

doanh nghiệp vi phạm và giá thành sản phẩm (khơng kê lãi) Đó cũng chính là khoản lợi nhuận do vị trí quyền lực thị trường đem lại

Sự bất hợp lý của hành vi này được Nghị định giải thích là khi có hiện giá mua hàng hóa thấp hơn giá thành sản xuất trong điều kiện thị trường bình thường” Trong thực tế thị trường có nhiều dạng ép giá như: ép giá nông sản vào cuối vụ mùa khi nông dân thu hoạch đồng loạt, thương lái ép giá gạo, ép giá hoa tươi vào cuối phiên chợ tết” Hành vi này có hình thức giống như hành vi lạm dụng đang phân tích ở trên nhưng bản chất lại khác nhau Hành vi ép giá này không dựa vào quyên lực thị trường mà chủ yếu dựa vào đặc tính của hàng hóa diễn ra sự mua bán

2.1.2.2.2 Hành vi áp đặt giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý

Khoản 2 Điều 27 Nghị định 116/2005/NĐ-CP quy định: Hành vì áp đặt giá bản

hàng hóa, dịch vụ được coi là bất hợp lý gây thiệt hại cho khách hàng nếu câu về hàng

hoá, dich vu khong tang dot biến tới mức vượt qua cong suất thiết kế hoặc nang lực sản

xuất của doanh nghiệp và thỏa mãn hai điều kiện sau đây:

o_ Giá bán lẻ trung bình tại cùng thị trường liên quan trong thời gian tôi thiểu 60 ngày liên Hiếp được đặt ra tăng một lần vượt quá 5%, hoặc tăng nhiễu lần với tổng mức tăng vượt quả 5% so với giá đã bản trước khoảng thời gian tơi thiểu đó,

o_ Khơng có biến động bất thường làm tăng giá thành sản xuất của hàng hóa, dịch vụ đó vượt quá 5% trong thời gian tôi thiểu 60 ngày liên tiếp trước khi bắt đầu tăng giá

Dựa vào quy định trên, ta nhận dạng hành vi này qua các dấu hiệu sau:

8 David W Peace, Tir dién kinh té học hiện đại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1999, tr.401

?° Khoản I Điều 27 Nghị định 116/2005/NĐ-CP đã dẫn

”' Nguyễn Như Phát, Nguyễn Ngọc Sơn: Phán tích và luận giải các quy định của Luật Cạnh tranh về hành vi lam

Trang 39

tranh tại Việt Nam

Thứ nhát, hình thức của hành vị này là sự tắng giá sản phâm trên thị trường liên

quan Theo đó, trong thời gian tối thiêu sáu mươi ngày liên tiếp, giá bán lẻ trung bình của

hàng hóa tăng một lần vượt quá 5% (hoặc tăng nhiều lần với tông mức tăng vượt quá 5%)

trên thị trường liên quan so với giá đã bán trước khoảng thời gian tối thiểu đó

Thứ hai, sự tăng giá trên là điều bất hợp lý Tức là, sự tăng giá xảy ra khi thị trường

ở trong trạng thái bình thường Theo Nghị định hướng dẫn, thị trường ở trong điều kiện

bình thường khi thị trường cầu về hàng hoá, dịch vụ không tăng đột biến tới mức vượt

qua cong suất thiết kế hoặc năng lực sản xuất của doanh nghiệp; khơng có biến động bất thường làm tăng giá thành sản xuất của hàng hóa, dịch vụ đó vượt quá 5% trong thời gian

tối thiểu 60 ngày liên tiếp trước khi bắt đầu tăng giá Ngược lại, khi một trong hai điều

kiện trên xảy ra thì khơng có sự vi phạm Hai trường hợp trên là những tình huỗng bất

thường làm cho thị trường thay đôi quan hệ cầu Khi đó, cầu trên thị trường tăng đột biến

vượt quá khả năng đáp ứng thị trường, hoặc sự tăng giá các yếu tố đầu vào của một sản

phẩm nên việc tăng giá hàng hóa, dịch vụ là cần thiết, chính đáng và khơng phải là một

hành vi lạm dụng Trong những trường hợp này, Nhà nước dùng các công cụ khác như: định giá, điều tiết giá để duy trì trật tự trên thị trường như trong trường hợp giá xăng

dầu tăng đột biến vừa qua Tính bất hợp lý thể hiện ở sự lạm dụng quyền lực thị trường đề

tăng giá mà không dựa trên sự bất ồn của thị trường

Thứ ba, khách hàng phải gánh chịu thiệt hại Mức giả tăng lên là thiệt hại mà khách hàng phải gánh chịu Ngoài ra, việc tăng giá những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu sẽ gây mất

ồn định trong nền kinh tế như: gạo, xăng dầu, điện

Như vậy, với Nghị định 116/2005/NĐ-CP thì có hai điều kiện để chứng minh có sự

vI phạm xảy ra:

©_ Doanh nghiệp bị điều tra có vị trí thống lĩnh, vị trí độc qun; o_ Có sự tăng giá ở mức bất hợp lý trong điều kiện thị trường ôn định

Khi có hai điều kiện này thì doanh nghiệp bị suy đoán là đã lạm dụng quyên lực thị

trường của mình để áp đặt giá bán sản phẩm, trừ khi có sự chứng minh điều ngược lại

Vấn đề là, Nghị định điều chỉnh sự tăng giá bất hợp lý chứ không phải mức giá bất hợp lý mà Luật đã đề cập Theo đó, nếu doanh nghiệp tăng giá dưới 5% thì khơng vi phạm du

trước khi tăng giá, giá bán đã bất hợp lý Như vậy, Nghị định mô tả hành vi theo hướng khác với Luật Cạnh tranh Rõ ràng, Nghị định đã bỏ qua vấn đề quan trọng nên cần sớm

có sự điều chỉnh đề phù hợp Luật

Nghị định hướng dẫn chưa bao quát hết vẫn đề Luật Cạnh tranh muốn đề cập đến

Bởi vậy, ta nên tham khảo thêm kinh nghiệm các nước về vấn đề này để sớm có hướng

Trang 40

Pháp luật chống lạm dung vi trí thơng lĩnh thị trường, vị trí độc quyên để hạn chế cạnh tranh tại Việt Nam

hành vi ấn định mức giá cao một cách bất hợp lý Đầu tiên, cơ quan điều tra cần xác định

một “mức giá đúng””" dựa trên chi phí sản xuất và tình hình thị trường So sánh nó với giá

bán thực tế Nếu có sự chêch lệch cao so với mức giá đúng thì có dấu hiệu của sự vi

phạm Sự chêch lệch này có phải là điều bất hợp lý không? Và cuối cùng là tìm những lý

do dẫn đến việc giá bán sản phẩm quá cao như chi phí tăng, nhu cầu tăng Đến đây, thì

cơ quan điều tra đã có thể kết luận doanh nghiệp đang nắm giữ quyên lực thị trường có lam dụng hay không?“ Theo cách giải quyết này đã khắc phục được vấn đề ở trên mà

Nghị định đang mắc phải Nhưng việc xác định “mức giá đúng” cũng không phải là điều

dễ dàng Nó cũng gặp những khó khăn tương tự như việc xác định “giá thành toàn bộ”

của hành vi trước Thiết nghĩ, với sự điều chỉnh hiện tại của Nghị định là điều chỉnh khi

có “hiện tượng tăng giá” tức là ở bề nỗi mang tính chất tạm thời của sự việc, các nhà lập pháp nên nghiên cứu bổ sung trường hợp “ấn định mức giá cao một cách bất hợp lý” để phù hợp với Luật và thực tiễn, tránh trường hợp tạo ra lỗ hỏng pháp luật Ở một khía cạnh khác, các nhà nghiên cứu chính sách cạnh tranh cho rằng, cơ quan cạnh tranh nên cần thận với việc điều tiết sâu vào quan hệ thị trường tránh lạm dụng hành vị này Bởi, lợi nhuận thê hiện mục đích và động cơ kinh doanh nên việc điều chỉnh hành vi này có ảnh hưởng lớn đến mục đích kinh doanh của doanh nghiệp và đó cũng là động cơ cho việc gia

nhập hay rút khỏi thị trường

2.1.2.2.3 Ấn định giú bán lại tôi thiểu sây thiệt hai cho khách hang

Hanh vi ẩn định giá bán lại điều chỉnh mỗi quan hệ giữa doanh nghiệp thuộc nghành trên và doanh nghiệp thuộc nghành đưới” Theo đó, doanh nghiệp thuộc nghành trên áp

đặt một mức giá bán sản phẩm và buộc nghành dưới phải tuân thủ khi bán sản phẩm Có nhiều cách thức ấn định giá bán lại: 4n định giá bán lại tối thiểu, ấn định giá bán lại tôi đa, hoặc ấn định khung giá tôi thiêu - tối đa, ân định mức giá cố định, mức giá gợi ý Đỗi với hành vi đề xuất giá bán lại cũng có thể xếp vào nhóm hành vi ấn định giá bán lại, nhưng thường không ảnh hưởng đến cạnh tranh Bởi, nhà phân phối khơng có nghĩa vụ

phải tuân thủ mức giá gợi ý Hành vi ấn định giá bán lại còn được gọi là duy trì giá hay

3! Mức giá đúng là mức giá cầu thành sản phẩm bao gồm chỉ phí sản xuất, chỉ phí phân phối, tiêu thụ sản phẩm và

khoản lợi nhuận hợp lý

3 Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế, Khuôn khổ cho việc xây dựng và thực thi luật và chính sách cạnh tranh, Bản dịch tiếng Việt của Hoàng Xuân Bắc, Bộ Công Thương, Hà Nội, 2004, tr 170

Ngày đăng: 11/08/2014, 19:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w