Trong kinh tế học, hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh Cartel được nhìn nhận là sự thống nhất hành động của nhiều doanh nghiệp nhằm giảm bớt hoặc loại bỏ sức ép của cạnh tranh hoặc hạn
Trang 1PHẦN MỞ BÀI
Trong xu thế phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, năm 2004 Luật Cạnh tranh của Việt Nam được ban hành Tuy nhiên, cho đến nay pháp luật cạnh tranh của Việt Nam chưa thể hiện rõ và đầy đủ vai trò, nhiệm vụ là công cụ pháp lý quan trọng của Nhà nước để điều tiết kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trường Số lượng vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được điều tra và xử lý ít hơn so với thực tiễn hạn chế cạnh tranh đang diễn ra ngày càng nhiều và đang có chiều hướng diễn biến ngày càng phức tạp Vì vậy, tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn về Điều chỉnh pháp luật đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay là rất cần thiết Sau đay là bài viết
của em về đề tài: “Thực trạng pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam”.
1
Trang 2PHẦN NỘI DUNG
I Khái quát về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
1 Khái niệm.
Trong kinh tế học, hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh (Cartel) được nhìn nhận
là sự thống nhất hành động của nhiều doanh nghiệp nhằm giảm bớt hoặc loại bỏ sức ép của cạnh tranh hoặc hạn chế khả năng hành động một cách độc lập giữa các đối thủ cạnh tranh Từ điển Chính sách thương mại quốc tế định nghĩa Cartel là một thỏa thuận chính thức hoặc không chính thức để đạt được kết quả có lợi cho các hàng có liên quan, nhưng
có thể có hại cho các bên khác
Luật cạnh tranh Việt Nam không đưa ra khái niệm mà sử dụng phương pháp liệt kê các thỏa thuận bị coi là thỏa thuận hạn chế hạn chế cạnh tranh, bao gồm: thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ; thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua bán hàng hóa, dịch vụ; thỏa thuận hạn chế phát triển kĩ thuật, công nghệ, hạn hế đầu tư; thỏa thuận áp đặt cho các doanh nghiệp khác điều kiện kí kết hợp đòng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng; thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm không cho dooanh nghiệp khác rham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh; thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thỏa thuận; thỏa thuận thông đồng để một hoặc các bên của thỏa thuận thắng thàu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ
Việc không đưa ra khái niệm mà chỉ liệt kê các thỏa thuận cụ thể đã không gây nên những tranh luận cần thiết về hình thức và bản chất pháp lí của thỏa thuận hạn chế canh tranh Theo đó chỉ những thỏa thuận được liệt kê tại Điều 8 Luật cạnh tranh năm 2004 mới bị coi là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Thỏa thuận là một khái niệm rộng nhưng không có ý nghĩa trừ khi các phân tích kinh tế và kinh nghiệm thực tế phải chỉ ra được các thỏa thuận đó là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, thỏa thuận khuyến khích cạnh trạnh hay thỏa thuận trung tính
Đầu tiên là nên phân biệt rõ thỏa thuận ngang và thỏa thuận dọc Thỏa thuận ngang
là thỏa thuận là thỏa thuận giữa các đối thủ cạnh tranh và thỏa thuận dọc là thỏa thuận giữa các doanh nghiệp bổ trợ lẫn nhau
2
Trang 3Các thỏa thuận ngang ngay lập tức tạo ra khả năng khống chế thị trường, còn các thỏat huận dọc không đi kèm với khả năng khống chế thị trường Điều đó có nghĩa khả năng hạn chế cạnht ranh của các thỏa thuận ngang lớn hơn rất nhiều so với khả năng hạn chế của các thỏa thuận dọc
Như vậy, để một hành vi hoặc một tập hợp các hành vi cấu thành một thỏa thuận thì nhất thiết phải có sự thống nhất ý chí thì khi đó mới có thỏa thuận Các hành vi giống nhau của các doanh nghiệp chưa đủ để chứng minh là đã có thỏa thuận giữa họ với nhau
2 Đặc điểm của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh (TTHCCT).
Thứ nhất, chủ thể tham gia TTHCCT là các doanh nghiệp hoạt động độc lập.
Căn cứ vào Điều 2 Luật cạnh tranh, Nghị định 116/2005/NĐ-Cp của chính phủ hướng dẫn thi hành luật cạnh tranh và Nghị định số 120/2005/NĐ-CP về xử lí vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, có quy định về TTHCCT thì TTHCCT diễn ra giữa các doanh nghiệp Doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp 2005 được hiểu là: là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sả, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh Còn trong pháp luật canh tranh, doanh nghiệp bao gồm cả tổ chức và cá nhân kinh doanh
Các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận phải hoạt động một cách đọc lập, không phụ thuộc nhau về mặt tài chính Ý chí của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận cũng phải là
ý chí độc lập của mỗi bên, không thể bị ép buộc.TTHCCT có thể diễn ra giữa các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh của nhau trên một thị trường liên quan hoặc giữa các bên không phải đối thủ của nhau
Luật Cạnh tranh nước ta không quy định Hiệp hội là chủ thể của các TTHCCT, đây
là điểm khác biệt so với luật cạnh tranh của nhiều nước trên thế giới, việc quy định này mang lại nhiều bất bất cập trong giải quyết một vụ TTHCCT
Thứ hai, TTHCCT chỉ được hình thành khi có sự thống nhất ý chí của các bên
tham gia thỏa thuận, việc thống nhất ý chí này có thể công khai hoặc ngầm định
Đây là dấu hiệu quan trọng nhất của TTHCCT, các hành vi giống nhau của cac doanh nghiệp chưa đủ để chứng minh là đã có thỏa thuận giữa họ, mà phải có sự thống nhất ý chí cùng hành động của các bên tham gia thỏa thuận
Ở dấu hiệu này, chúng ta cần phân biệt sự thống nhất ý của các doanh nghiệp với
sự thống nhất về mục đíchcủa doanh nghiệp khi tham gia TTHCCT Khi thống nhất thực hiện hành vi TTHCCT, các doanh nghiệp có thể cùng hoặc không cùng một mục đích
3
Trang 4theo đuổi, ví dụ khi cùng tham gia vào một thỏa thuận doanh nghiệp A cso mục đích mở rộng thị trường, nhưng doanh nghiệp B lại muốn loại bỏ doanh nghiệp C là đối thủ canh tranh
Thứ ba, hậu quả của TTHCCT là làm giảm sức ép cạnh tranh, làm sai lệch hoặc
cản trở cạnh tranh trên thị trường Các doanh nghiệp khi tham gia thỏa thuận sẽ hình thành mộ nhóm doanh nghiệp có sức mạnh chi phối thì trường rất lớn, gây hại cho khách hàng và các doanh nghiệp khác không tham gia thỏa thuận
II.Thực trạng pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam.
1 Thỏa thuận hạn chế canh tranh giữa các doanh nghiệp.
Được quy định tại Điều 8 Luật cạnh tranh, bao gồm 8 loại TTHCCT:
“1 Thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp;
2 Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ;
3 Thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, dịch vụ;
4 Thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư;
5 Thoả thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng;
6 Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;
7 Thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thoả thuận;
8 Thông đồng để một hoặc các bên của thoả thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ”.
Trong thực tiễn hiện nay, ta thấy, thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp là loại TTHCCT phổ biến nhất Theo pháp luật Việt Nam,
bản chất của loại thỏa thuận này là việc thống nhất cùng hành động ấn định giá một cách trực tiếp và được thực hiện dưới các hình thức sau: áp dụng thống nhất mức giá với một
số hoặc tất cá khách hàng; tăng giá hoặc giảm giá ở mức cụ thể; áp dụng công thức tính giá chung; duy trì tỉ lệ cố định về giá sản phảm liên quan; không chiết khấu giá hoặc áp dụng mức chiết khấu giá thống nhất; dành hạn mức tín dụng cho khách hàng; không giảm
4
Trang 5giá nếu không thông báo cho các thành viên khác của thỏa thuận; sử dụng mức giá thống nhất tại thởi điểm các cuộc đàm phán về giá bắt đầu
Trong thực tiễn thi hành Luật cạnh tranh đã có vụ việc về thỏa thuận ấn định giá được xử lí, đó là vụ q9 công ty bảo hiểm kí văn bản thỏa thuận tăng mức phí tối thiểu đối với sịch vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô vào cuối năm 20081
Sáng ngày 29/7/2010, Cục quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương đã quyết định xử phạt ở mức 0,025% tổng doanh thu của năm 2007 đối với hành vi bắt tay nâng phí bảo hiểm xe cơ giới của 19 công ty bảo hiểm
Trước đó, ngày 15/9/2008, tại hội nghị CEO các nhà bảo hiểm phi nhân thọ lần thứ
6, 15 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đã ký thỏa thuận kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm xe cơ giới, đến ngày 1/10/2008 đã có 4 doanh nghiệp nữa tiếp tục đăng ký tham gia, nâng tổng số lên 19 thành viên
Cơ quan quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương đã ra quyết định điều tra và đi đến kết luận thông tin nâng mức phí bảo hiểm của khách hàng là hoàn toàn có thật và tại thời điểm ký kết thỏa thuận các công ty này đã vi phạm luật hạn chế cạnh tranh Trong số 25 doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực bảo hiểm xe cơ giới thời điểm đó thì thị phần của 19 công ty trên là 99,79%.Vì thế việc 'bắt tay' là vi phạm luật hạn chế cạnh tranh
Cụ thể, tại thời điểm 19 doanh nghiệp thực hiện ký kết thì thị phần của các công ty này đã làm triệt tiêu khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp khác và vi phạm các quy định về hạn chế cạnh tranh
Do vậy, mức phạt mà Hội đồng xử lý cạnh tranh đưa ra cũng thống nhất với phán quyết trước đó của cơ quan Quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương với mức xử phạt là 0,025% tổng doanh thu của năm 2007 (thời điểm trước khi vi phạm) đối với 19 công ty này đồng thời các công ty còn phải nộp thêm 100 triệu tiền phí giải quyết tranh chấp trong suốt thời gian xử lý2
Qua vụ việc này ta thấy, tại thời điểm cạnh tranh rất khốc liệt, việc làm của các doanh nghiệp bảo hiểm đã gây bất bình cho khách hàng, các doanh nghiệp không chỉ phạm luật trong việc bắt tay nhau nâng phí mà còn chưa đáp ứng được yêu cầu về dịch vụ cũng nhưng thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm cho khách khi xảy ra sự cố
1 Xem: Quyết định của Hội đồng xử lí vụ việc cạnh tranh số 14/QĐ-HĐXL ngày 29/07/2010 về xử lí vụ việc cạnh tranh số KNCT-HCCT-0009.
2 http://laodong.com.vn/Tin-Tuc/Tuyt-coi-19-cong-ty-bao-hiem-bat-tay-nang-phi/7365
5
Trang 6Dưới góc độ pháp luật cạnh tranh, vụ việc này là một dạng TTHCCT, mà cụ thể là thỏa thuận ấn định tăng giá, gây hậu quả rất nghiêm trọng Tuy nhiên, mức phạt ở đây là chưa thỏa đáng, mức phạt tiền rất thấp, nên tính răn đe chưa cao
Trên thị trường hiện nay đã xuất hiện các loại TTHCCT ngầm rất khó xác định
Theo "Báo cáo đánh giá cạnh tranh trong 10 lĩnh vực của nền kinh tế" được Cục quản lí
cạnh tranh, Bộ công thương công bố, đã đánh giá cạnh tranh trong 10 lĩnh vực của nền kinh tế xem xét và đánh giá quy mô của thị trường, rào cản gia nhập thị trường và rút lui khỏi thị trường, cấu trúc thị trường và thực trạng hoạt động cạnh tranh trên thị trường, qua đó nhận diện các hành vi phản cạnh tranh đã, đang và có khả năng xuất hiện trên thị trường liên quan trong lĩnh vực được đánh giá
Trong các lĩnh vực sản xuất mà báo cáo đánh giá bao gồm sữa, thép, xi măng, thức
ăn chăn nuôi và phân bón hóa học, về quy mô thị trường có thể thấy 5 lĩnh vực này đều là những lĩnh vực có quy mô thị trường lớn với tổng doanh thu toàn thị trường đều đạt trên 10.000tỷ đồng3
Về thực trạng cạnh tranh trên thị trường, xuất phát từ đặc thù của 5 ngành nghề mà mức độ tập trung kinh tế không cao, thông qua công tác giám sát thị trường và khảo sát, các cơ quan chức năng nhận thấy các hành vi hạn chế cạnh tranh hầu như không xảy ra hoặc nếu có xảy ra thì tính chất và mức độ chưa tới mức quan ngại
Qua các câu hỏi trả lời khảo sát cũng như phỏng vấn sâu, thông tin thu nhận được
là không có hiện tượng thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong cả 5 lĩnh vực nói trên Tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng chỉ ra rằng, hiện tượng thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong 5 lĩnh vực nói trên cũng đã xuất hiện
Cụ thể, hành vi liên kết về giá điển hình là trong ngành sữa Đó là việc trả lời câu hỏi: Vì sao giá sữa bột ngoại nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay cao hơn mức trung bình trên thế giới gần gấp đôi?
Vì vậy, vấn đề đặt ra cho 5 lĩnh vực trên chính là liệu có các thỏa thuận ngầm giữa các nhà xuất khẩu và các nhà nhập khẩu/phân phối tại Việt Nam không? Vì sao chúng ta không thể kiểm soát nổi việc tăng giá bất hợp lý trong lĩnh vực sữa, thép, xi măng ?
Hay trong hoạt động ngân hàng, thỏa thuận ấn định lãi suất trần của các tổ chức tín dụng trong hiệp hội Ngân hàng cũng được cục Quản lý cạnh tranh xác định là một hình thức thỏa thuận hạn chế cạnh tranh Trong kinh doanh xăng dầu cũng xảy ra tình trạng
3 http://vef.vn/2010-10-14-cac-thoa-thuan-ngam-thach-thuc-quan-ly-canh-tranh
6
Trang 7các doanh nghiệp đồng loạt tăng giá liên tục mà theo cơ quan này thì đó là dấu hiệu thỏa thuận ấn định giá4
Tiếp theo là các thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, dịch vụ.
Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua bán hoặc cung ứng có gây ra tình trạng khan hiếm hàng hoá, dịch vụ trên thị trường, làm cho thị trường không được thỏa mãn đủ nhu cầu theo đúng năng lực kinh doanh hiện có;sự khan hiếm hàng hóa, dịch vụ do việc thực hiện thỏa thuận gây ra có thể sẽ đẩy giá hàng hoá, dịch vụ lên cao làm cho người tiêu dùng sẽ phải gánh chịu những thiệt hại từ mức giá đó;
sự khan hiếm cũng có thể gây ra những xáo trộn nhất định trong đời sống kinh tế - xã hội,
dễ tạo ra những cuộc khủng hoảng hoặc những cơn sốt trên thị trường.Có thể lấy ví dụ về hậu quả của cơn sốt xi măng trong những năm 1995 - 1997 đã gây ra cho thị trường làm điển hình cho khả năng gây thiệt hại của nhóm thỏa thuận này5
Một loại TTHCCT gây hậu quả rất nghiêm trọng nữa là Thông đồng để một hoặc các bên của thỏa thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ững dịch vụ.
Vốn dĩ sự thông đồng trong đấu thầu luôn mang bản chất cản trở cơ chế cạnh
tranh, song các nhà làm luật chỉ thực sự quan tâm và bày tỏ thái độ nghiêm khắc khi chúng được thực hiện trong lĩnh vực xây dựng cơ bản và mua sắm vật chất từ tài sản công Điều này đã xảy ra ở nhiều nước trong đó có Việt Nam
Luật Đấu thầu, Luật Thương mại và Luật Cạnh tranh ra đời Song, vấn đề mà Việt Nam cần giải quyết ngay là tổ chức thực thi pháp luật một cách hiệu quả để tạo lập và duy trì cơ chế cạnh tranh trong đấu thầu Có một vài vấn đề cần được quan tâm là:
Thứ nhất, những cuộc thông đồng trong đấu thầu mà nhà nước phát hiện thường có
tính hệ thống, đan xen nhiều kiểu thông đồng, thậm chí là thông đồng theo chiều dọc và chiều ngang lẫn lộn Các vụ việc liên quan đến thông đồng trong xây dựng cơ bản hoặc các dự án phát triển ngành khi bị phát hiện luôn có bóng dáng của cán bộ nhà nước với vai trò là chủ đầu tư hoặc đầu mối đầu tư Vụ án liên quan đến Lã Thị Kim Oanh là ví dụ điển hình Điều này tạo ra những thách thức cho cơ quan thực thi Luật Cạnh tranh bởi để xác định chính xác về hành vi người thực thi cần có được bản lĩnh và năng phân tích, bóc tách các dữ liệu cần thiết có trong vụ việc để xác định sự thông đồng nào là vi phạm pháp luật đấu thầu và hành vi nào vi phạm pháp luật cạnh tranh
4 http://www.dtwoodvn.com/?show=nws&gid=1&id=703
5 Trường đại học kinh tế - luật, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, Giáo trình luật cạnh tranh, 2010.
7
Trang 8Thứ hai, hiện nay, phần lớn các nghi án trọng điểm về thông đồng thường diễn ra
giữa các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế quốc doanh Những vụ thông đồng trong đấu thầu các dự án mà người mời thầu là tư nhân thường không lớn và lẻ tẻ Vì thế, việc
điều tra và xử lý chắc chắn sẽ phát sinh nhiều điều tế nhị Hội đồng cạnh tranh hay cơ
quan quản lý cạnh tranh với năng lực hiện tại (trực thuộc Bộ Công thương, nhân sự mỏng
và có vị trí chưa xứng tầm) sẽ khó có thể vượt qua được Có lẽ, với bối cảnh hiện tại, trừ phi các cơ quan thi hành luật cạnh tranh có được sự bảo đảm quyền lực theo kiểu của
thượng phương bảo kiếm thì mới có thể đảm bảo thái độ cương quyết mà luật đã công bố
đối với hành vi thông đồng trong đấu thầu
Còn một số dạng TTHCCT nữa được quy định trong Điều 8 Luật Canh tranh, nhưng e chỉ xin đi sâu vào phân tích một số loại TTHCCT như trên, do chúng rất tiêu biểu và là vấn đề nổi cộm trong thực trạng về TTHCCT hiện nay ở Việt Nam
2 Việc áp dụng Luật cạnh tranh trong việc kiểm soát các TTHCCT đối với các hiệp hội nghành nghề.
Về nguyên tắc hiệp hội ngành nghề hoạt động ở nước ta vần thuộc sự điều chỉnh của luật cạnh tranh Tuy nhiên, cũng theo Luật cạnh tranh Việt Nam, vấn đề xử phạt các hiệp hội nghành nghề tham gia vào các TTHCCT chưa được quy định rõ ràng, Điều 8 và Điều 9 Luật cạnh tranh đều không đề cập các hiệp hội, như vậy khi hiệp hội vi phạm pháp luật về TTHCCT sẽ xử lĩ như thế nào? Căn cứ pháp lí ở đâu? Đây thật sự là một lỗ hổng của pháp luật
Trong vụ việc ấn định giá của 19 doanh nghiệp bảo hiểm năm 2008, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam đõng vai trò rất tích cực (đứng ra tổ chức hội nghị, gửi văn bản thỏa thuận hợp tác về biểu phí mới cho các thành viên chưa tham gia bản thỏa thuận) Sau đó
vụ việc bị phát hiện và xử lí, nhưng chỉ có các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận ấn định giá bị phạt tiền còn Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam không phải chịu biện pháp chế tài nào
Lợi dụng lý do này, hầu hết những hiệp hội đã sử dụng vị thế của mình để “vận động hành lang”6để bảo vệ lợi ích cho riêng nhóm mình mà không cần quan tâm đến lợi ích tổng thể toàn xã hội Những mục tiêu thông thường mà các hội, hiệp hội gây sức ép là:
- Hạn chế nhập khẩu hoặc cấm nhập khẩu sản phẩm, dịch vụ mà hiệp hội cung ứng,
6 http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2009/08/31/3715/
8
Trang 9- Ban hành các chính sách ưu đãi (đất đai, tín dụng,…) cho các nhà đầu tư thuộc hiệp hội của mình,
- Ban hành chiến lược, quy hoạch phát triển ngành nghề thuộc lĩnh vực của hiệp hội và thông qua đó có cơ sở để đòi hỏi những ưu đãi khác nhau (trong trường hợp này, hiệp hội thường đóng vai trò rất quan trọng trong việc “phân chia” những ưu đãi đó có việc giám sát, điều tra các vụ, việc liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh (bao gồm cả thoả thuận hạn chế cạnh tranh)
3 Các TTHCCT bị cấm tuyệt đối và các TTHCCT được hưởng miến trừ.
Theo pháp luật Việt Nam có 3 loại TTHCCT bị cấm tuyệt đối ( không được miễn trừ)7: Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh; thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thỏa thuận; thông đồng để một hoặc các bên của thỏa thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ
Ngoài 3 trường hợp cấm tuyệt đối nói trên, tất cả các TTHCCT còn lại chỉ bị cấm khi tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan 30% trỏe lên
Tuy nhiên, pháp luật vẫn xem xét các trường hợp miễn trừ kể cả khi các bên tham gia TTHCCT có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan lớn hơn 30%, khi đáp ững các điều kiện được hưởng miễn trừ theo Điều 10 luật cạnh tranh Nhìn chung các điều kiện miễn trừ mà pháp luật quy định là hợp lí Tuy nhiên, hiện nay, pháp luật Việt Nam còn thiếu quy định về hai điều kiện quan trọng để hưởng miễn trừ, đó là: 1) Việc hực hiện TTHCCT là cần thiết và không thể tránh khỏi nhằm đạt được các mục tiêu quy định tại Điều 10 ở trên; 2) Việc thực hiện TTHCCT không được tạo cho các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận khả năng loại bỏ đáng kể cạnh tranh trên thị trường liên quan
4 Nhận xét
Từ thực tiễn trên, chúng ta có thể rút ra một số nhận định khái quát về hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt nam như sau:
- Hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh là hành vi ở Việt nam có một phần nguồn gốc từ
cơ chế kế hoạch hoá tập trung trước kia Hành vi này được đánh giá tích cực như làmột
sự hợp tác, bảo vệ quyền lợi cho một nhóm doanh nghiệp nào đó,
- Hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh là hành vi xuất hiện tương đối nhiều ở Việt nam
và không bị pháp luật điều chỉnh (cho đến khi Luật Cạnh tranh được ban hành) Như vậy,
7 Xem: Khoản 1 Điều 9 Luật cạnh tranh năm 2004
9
Trang 10hành vi này có thể được coi là hoàn toàn hợp pháp, vì thế hình thức cartel chủ yếu ở Việt nam là hình thức hiệp hội ngành nghề,
- Hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh đôi khi cũng bị điều chỉnh bởi một quy định pháp luật khác (ví dụ: quy định pháp luật liên quan đến quản lý giá, quản lý hiệp hội),
- Khác với hầu hết các quốc gia, hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh nhiều khi còn
được sự bảo trợ của cơ quan nhà nước, trong khi đó người tiêu dùng (phía đối trọng của cartel) lại không có một tổ chức đủ mạnh để chống lại sự lạm dụng vị thế của những hiệp
hội ngành nghề này,
- Hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt nam xuất hiện theo cả 2 hình thức: thoả thuận theo chiều ngang và thoả thuận theo chiều dọc,
- Hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt nam không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng mà còn gây thiệt hại, lãng phí cho nguồn lực của Nhà nước, đặc biệt trong đấu thầu xây dựng cơ bản, trong mua sắm trang thiết bị công,
- Cuối cùng, tác động những hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh đang dần được nhìn nhận và đánh giá một cách xác đáng ở Việt nam
Quy định tại Điều 8 Luật cạnh tranh là một quy định cững nhắc, chưa linh hoạt trong việc giới hạn các loại TTHCCT, tức là điều luật không mang tính mở, theo đó chỉ những hành vi được liệt kê trong Điều 8 mới bị coi là TTHCCT và bị pháp luật điều chỉnh
Theo lí thuyết cạnh tranh thì TTHCCT được chia làm 2 loại là thỏa thuận theo chiều ngang và thỏa thuận thro chiều dọc Để đảm bảo sự linh hoạt trong việc xác định TTHCCT sẽ bị xem xét theo quy định của pháp luật cạnh tranh pháp luật cạnh tranh của nhiều nước trên thế giới không liệt kê các loại TTHCCT mà đưa ra các tiêu chí để xác định các thỏa thuận giữa các đối thủ cạnh tranh dẫn tới hạn chế cạnh tranh và bao gồm cả TTHCCT theo chiều ngang và các TTHCCT theo chiều dọc Pháp luật nước ta chỉ giới hạn trong 8 loại hành vi, sẽ không tránh khỏi sự bỏ sót các hành vi TTHCCT khác
Luật cạnh tranh còn thiếu các quy định miến trách nhiệm cho các doanh nghiệp tham gia TTHCCT bị cấm nhưng tự nguyện khai báo với cơ quan chức năng, do đó chưa phát huy được tinh thần trách nhiệm tự giác của các chủ thể này
III Một số biện pháp kiểm soát TTHCCT
1 Hoàn thiện các quy định về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
10