Di chúc chung của vợ chồng là một trường hợp đặc thù trong chế định thừa kế của pháp luật dân sự Việt Nam, được dùng để định đoạt tài sản chung hợp nhấtcủa vợ, chồng trong thời kì hôn nh
Trang 1MỤC LỤC
Lời mở đầu……….2
Nội dung……….…… 2
I Khái quát chung về thừa kế theo di chúc và di chúc chung của vợ chồng….… 2
1 Khái niệm về thừa kế theo di chúc……….……… ………… ….2
2 Khái niệm di chúc chung của vợ chồng……… ……… …….3
3 Quy định về di chúc chung của vợ chồng trong pháp luật dân sự Việt Nam qua từng thời kỳ……… 7
II Quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành về di chúc chung của vợ, chồng……….……… 8
1 Hiệu lực pháp luật của di chúc chung của vợ, chồng……….8
2 Nội dung của di chúc chung của vợ chồng………11
3 Hình thức của di chúc chung của vợ chồng……… 12
4 Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung của vợ chồng……… 13
III Thực trạng pháp luật quy định về di chúc chung của vợ, chồng và kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật………14
1 Nhận xét chung……….14
2 Một số kiến nghị………19
Kết luận……….……….21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……….22
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Thừa kế là một quan hệ pháp luật phổ biến trong đời sống xã hội Ở nước ta,pháp luật ghi nhận hai hình thức thừa kế là thừa kế theo di chúc và thừa kế theopháp luật, trong đó hình thức thừa kế theo di chúc ngày càng phổ biến vì di chúcthể hiện được ý chí và tôn trọng quyền định đoạt của cá nhân, ngay cả khi người đóchết Di chúc chung của vợ chồng là một trường hợp đặc thù trong chế định thừa
kế của pháp luật dân sự Việt Nam, được dùng để định đoạt tài sản chung hợp nhấtcủa vợ, chồng trong thời kì hôn nhân Quy định về vấn đề này là do truyền thốngvăn hóa trọng gia đình đã ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa pháp lý của Việt Nam,nhằm củng cố tính bền vững khi quan hệ hôn nhân đang tồn tại cũng như thể hiện ýchí thống nhất của vợ chồng trong việc định đoạt tài sản chung ngay cả khi chết đi.Tuy nhiên, dưới góc độ lý luận và thực tiễn, pháp luật Việt Nam hiện hành còn khánhiều điểm bất cập dẫn đến việc áp dụng trong thực tế không khả thi và nảy sinhnhiều dạng tranh chấp
NỘI DUNG
I Khái quát chungvề thừa kế theo di chúc và di chúc chung của vợ chồng.
1 Khái niệm về thừa kế theo di chúc.
Thừa kế là một chế định quan trọng trong BLDS bao gồm tổng hợp các quyphạm pháp luật do nhà nước đặt ra nhằm nhằm điều chỉnh quá trình dịch chuyểnnhững lợi ích vật chất từ người chết cho người sống Nếu quá trình dịch chuyểnnày được thực hiện dựa trên ý chí của người đã chết thể hiện trong di chúc mà họ
để lại thì được gọi là thừa kế theo di chúc Mặt khác, nếu sự dịch chuyển trên đượcthực hiện theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế theo quy định của phápluật thì sẽ được gọi là thừa kế theo pháp luật
Trang 3Như vậy, thừa kế theo di chúc là quá trình dịch chuyển di sản của người chết
cho người còn sống theo sự định đoạt tự nguyện của người để lại di sản đã đượcthể hiện trong một di chúc có hiệu lực pháp luật Thừa kế theo di chúc là sự tôntrọng của pháp luật về quyền định đoạt của người để lại di chúc
2.Khái niệm di chúc chung của vợ chồng.
2.1 Định nghĩa di chúc chung của vợ chồng.
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển dịch tài sản của mìnhcho người khác sau khi chết.Thông qua bản di chúc, người chết đã thực hiện quyềnđịnh đoạt đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình, vì vậy thừa kế là hệ luậncủa quyền sở hữu, có sở hữu mới có thừa kế Xuất phát từ lý luận này mà pháp luậtnước ta quy định trường hợp di chúc chung của vợ, chồng, bởi chế độ sở hữu của
vợ, chồng là chế độ sở hữu chung hợp nhất Và theo quy định của Điều 217 BLDS
2005 về sở hữu chung hợp nhất:
“1 Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung.
Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và
sở hữu chung hợp nhất không phân chia.
2 Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung.”
Theo quy định trên thì sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đóquyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu không được xác định đối với tài sản chung Nhưvây, quyền sở hữu của vợ, chồng đối với khối tài sản chung không được xác định
và họ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với khối tài sản chung đó, trong đó có
Trang 4quyền lập di chúc chung để định đoạt khối tài sản chung của vợ chồng sau khi họchết.
Tóm lại, ta có thể hiểu di chúc chung của vợ chồng là di chúc thể hiện thống
nhất ý chí của vợ chồng trong việc định đoạt khối tài sản chung sau khi vợ, chồngchết
2.2 Đặc điểm của di chúc chung của vợ chồng.
Di chúc chung của vợ chồng là một trường hợp đặc biệt của di chúc do cánhân lập vì khi vợ, chồng lập di chúc chung thì được pháp luật bảo vệ và một sốquy định về di chúc chung của vợ, chồng được dẫn chiếu tới những quy định chung
về di chúc do cá nhân lập Vì vậy di chúc chung của vợ chồng sẽ mang những đặcđiểm của di chúc do cá nhân lập như di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân khilập di chúc, việc lập di chúc nhằm mục đích định đoạt khối tài sản thuộc sở hữucủa mình, và di chúc có hiệu lực pháp luật sau khi cá nhân đó chết Bên cạnh đó dichúc chung của vợ chồng cũng có một số đặc điểm riêng:
Thứ nhất, di chúc chung của vợ chồng là sự thể hiện thống nhất ý chí của cả hai vợ chồng, dựa trên quan hệ hôn nhân đang còn hiệu lực
Nếu như thừa kế theo di chúc là hành vi pháp lí đơn phương của một cánhân nhằm chuyển dịch khối tài sản của mình cho người khác sau khi chết thì dichúc chung của vợ chồng lá sự thể hiện thống nhất ý chí của cả người vợ và chồngcùng quyết định việc chuyển dịch tài sản chung của hai vợ chồng cho ai, mỗi ngườiđược hưởng bao nhiêu, ai sẽ là người quản lý khối tài sản đó,… Tuy nhiên, xét vềbản chất, di chúc chung của vợ chồng vẫn mang tính chất quyết định đơn phươngbởi dù di chúc thể hiện ý chí của nhiều người (của vợ và chồng) nhưng nhữngngười đó vẫn chỉ là một bên trong quan hệ dân sự và khi lập di chúc chung, cũng
Trang 5Hơn nữa, di chúc chung của vợ, chồng lập ra phải dựa trên cơ sở hôn nhânhợp pháp của họ Quan hệ hôn nhân hợp pháp là quan hệ hôn nhân đáp ứng đượcnhững quy định về điều kiện kết hôn và thủ tục kết hôn theo đúng quy định củaluật hôn nhân và gia đình
Thứ hai, di chúc chung của vợ chồng được lập dùng để định đoạt tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân
Điều 27 luật Hôn Nhân và Gia Đình năm 2000 quy định: “tài sản chung của
vơ, chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kì hôn nhân, tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung”
Điều 8 Luật HNGĐ 2000 quy định: “thời kì hôn nhân là khoảng thời giantồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng kí kết hôn đến ngày chấm dứt hônnhân”
Như vậy, mọi tài sản trong gia đình trong gia đình có được trong thời kì hônnhân đều được coi là tài sản chung của vợ, chồng và vợ chồng có quyền bình đẳngtrong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt mà không phụ thuộc vào khả năng trựctiếp tạo ra tài sản hay công sức đóng góp của mỗi bên Vì vậy, khi lập di chúcchung của vợ chồng, họ có quyền định đoạt khối tài sản được hai vợ chồng tạo lập
ra được tính từ ngày đăng kí kết hôn trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền đếnngày chấm dứt hôn nhân và những tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặcđược tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sảnchung
Thứ ba, thời điểm có hiệu lực của di chúc chung của vợ chồng là thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết
Trang 6Đây cũng là một đặc trưng của di chúc chung của vợ, chồng làm nó khácbiệt hơn so với di chúc do một cá nhân lập Bởi thời điểm di chúc do cá nhân lậptheo quy định của pháp luật chỉ có hiệu lực khi cá nhân đó chết, còn thời điểm cóhiệu lực của di chúc chung của vợ chồng được xác định theo hai trường hợp.Trường hợp thứ nhất là di chúc chung của vợ chồng có hiệu lực khi người sau cùngchết và trường hợp thứ hai là di chúc chung của vợ chồng có hiệu lực tại thời điểm
vợ, chồng cùng chết
Thứ tư, di chúc chung của vợ chồng chỉ được sửa đổi, bổ sung khi có sự
đồng ý của cả vợ và chồng trong trường hợp cả hai còn sống, và chỉ được sửa đổiriêng phần di chúc trong giới hạn phần tài sản của mình trong khối tài sản chung(nếu một bên đã chết)
Đây cũng là một điểm đặc trưng khác biệt so với di chúc của cá nhân lập bởiđối với di chúc do cá nhân lập, họ có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc
do mình lập ra bất cứ lúc nào mà không cần sự đồng ý của ai (trừ trường hợp dichúc do người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi lập di chúc thì cần có
sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý) còn đối với di chúc chung của
vợ, chồng họ chỉ có thể sửa đổi, bổ sung, thay thể di chúc trước đó đã lập nếu có sựđồng ý của hai bên Trường hợp khi một người chết trước thì họ cũng chỉ có thểsửa đổi, bổ sung phần di chúc liên quan đến phần tài sản của họ
Như vậy, di chúc chung của vợ, chồng lập ra mang những đặc điểm của di
chúc do cá nhân lập, nhưng nó cũng có những đặc trưng riêng của nó bởi di chúcchung của vợ, chồng được lập là xuất phát từ hệ quả của chế độ sở hữu chung hợpnhất về tài sản của vợ, chồng trong thời kì hôn nhân Trong chế độ sở hữu chunghợp nhất đó, vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với khối tài sảnchung và không xác định được phạm vi quyền và nghĩa vụ một cách rõ ràng, cụ thể
Trang 7được, do vậy khi muốn định đoạt khối tài sản chung đó pháp luật đã quy địnhquyền được lập di chúc chung của vợ, chồng.
3 Quy định về di chúc chung của vợ chồng trong pháp luật dân sự Việt Nam qua từng thời kỳ.
3.1.Trước năm 1990.
Do điều kiện lịch sử Việt Nam, trước năm 1990 là giai đoạn mà pháp luậtchưa thực sự hoàn thiện, các quy định về thừa kế nói chung là không nhiều và nằmrất rải rác trong các văn bản pháp luật khác nhau Các quy phạm cũng chưa thể dựliệu được hết các quan hệ xã hội nảy sinh Việc áp dụng pháp luật nói chung, phápluật về thừa kế nói riêng còn nhiều khó khăn Đây là thực trạng chung của phápluật Việt Nam và pháp luật về thừa kế là một phần trong đó Pháp luật về thừa kếthời gian này chưa dự liệu được hết các tình huống xảy ra trên thực tế mà chỉ chủyếu là quy định về một số vấn đề cơ bản
3.2 Từ năm 1990 đến năm 1995.
Pháp lệnh thừa kế năm 1990 được áp dụng trong một thời gian dài và đạtđược hiệu quả nhất định.Nhưng cùng với sự phát triển của xã hội và sự hình thànhnền kinh tế thị trường hoàn toàn mới mẻ ở nước ta, sự tồn tại của Pháp lệnh nàykhông còn phù hợp để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội nữa Kế thừa những quyđịnh của Pháp lệnh về thừa kế năm 1990 một cách có chọn lọc cùng với sự sángtạo của nhà làm luật không chỉ trong lĩnh vực thừa kế mà ở mọi lĩnh vực của giaolưu dân sự, năm 1995 BLDS đầu tiên được ra đời.Các chế định tại BLDS năm
1995 đã có rất nhiều điểm được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xãhội lúc bấy giờ
Trang 83.3 Giai đoạn từ sau 1995 đến nay.
Đây là giai đoạn đất nước đổi mới với xu thế hội nhập quốc tế.Có rất nhiềuvấn đề cần được pháp luật điều chỉnh nhằm bình ổn đời sống kinh tế - xã hội Bêncạnh những văn bản pháp luật đã được ban hành đang được áp dụng thì thực tế đòihỏi cần có những văn bản mới, những văn bản sửa đổi, bổ sung các văn bản cũ đểtheo kịp sự biến động của các quan hệ xã hội.Kế thừa các quy định của BLDS năm
1995, BLDS năm 2005 đã có nhiều quy định mới.Quy định về di chúc chung của
vợ chồng là một trong số quy định mới đó Về cơ bản quy định về di chúc chungcủa vợ chồng không có thay đổi nhiều, điểm thay đổi quan trọng nhất là quy định
về hiệu lực của di chúc chung của vợ chồng Điều 668 BLDS 2005 quy định như
sau: “Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết” Kể từ thời điểm BLDS năm 2005 có hiệu
lực đến nay không có thêm văn bản nào điều chỉnh về di chúc chung của vợ,chồng
II Quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành về di chúc chung của
vợ, chồng.
1.Hiệu lực pháp luật của di chúc chungcủa vợ, chồng.
1.1 Điều kiện có hiệu lực của di chúc chung của vợ chồng.
Vợ chồng là chủ thể cùng lập di chúc chung.
Di chúc chung là sự thể hiện ý chí thống nhất của cả hai người: vợ - chồng
vì thế cả vợ và chồng đều phải đáp ứng những yêu cầu về mặt chủ thể để di chúcchung có hiệu lực pháp luật Di chúc chung của vợ chồng có hiệu lực pháp luật khi
cả vợ và chồng đều là người có năng lực hành vi dân sự “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện
Trang 9quyền,nghĩa vụ dân sự” Một người chỉ được coi là có năng lực hành vi dân sự để
tham gia các giao dịch khi người đó bằng khả năng của mình tiến hành các hành vi,qua đó bằng khả năng của mình để thực hiện các quyền và gánh vác các nghĩa vụdân sự Như vậy, vợ và chồng – là hai chủ thể độc lập phải tự mình quyết định việcđịnh đoạt khối tài sản chung, sau đó đi đến sự thống nhất ý kiến khi lập di chúcchung của cả hai vợ, chồng
Năng lực hành vi dân sự của người vợ và chồng phải đáp ứng cả hai điềukiện sau:
+ Yêu cầu về độ tuổi: Khoản 1 Điều 647 BLDS 2005 quy định về độ tuổi củangười lập di chúc như sau:
“Người đã thành niên có quyền lập di chúc, trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình”
Và theo quy định tại Điều 18 BLDS 2005: “Người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người thành niên” Người đã thành niên được coi là người có đầy đủ năng
lực hành vi dân sự Như vậy, trong trường hợp vợ, chồng cùng lập di chúc chungthì cả hai vợ chồng phải đáp ứng điều kiện là người đã thành niên, không bị mắcbệnh tâm thần hoặc có mắc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức điều khiểnhành vi của mình
+ Quyền tự do định đoạt tài sản của vợ, chồng trong di chúc chung
Độ tuổi và khả năng nhận thức là hai tiêu chí để xác định năng lực hành vidân sự của cá nhân Năng lực hành vi dân sự của một người trước hết là phụ thuộcvào độ tuổi của người đó Tuy nhiên, nếu một người trên mười tám tuổi vẫn bị coi
là không có năng lực hành vi dân sự nếu họ không thể nhận thức, làm chủ được
Trang 10hành vi của mình Vì vậy, bên cạnh yếu về tuổi tác, yếu tố nhận thức là một điềukiện không thể thiếu trong việc xác định năng lực hành vi dân sự của người lập dichúc Nếu trong lúc lập di chúc người đó không thể nhận thức, làm chủ được hành
vi của mình thì di chúc sẽ bị coi là không hợp pháp Khi lập di chúc chung của vợchồng thì cần có yêu cầu về khả năng nhận thức của cả hai người là vợ chồng
Điều 652 BLDS 2005 quy định: “Người lập di chúc minh mẫn, sang suốt trong khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép”
Như vậy, những di chúc được lập ra do bị tác động của sự lừa dối, cưỡng ép
hoặc do vợ, chồng khi lập di chúc không còn minh mẫn, sáng suốt đều là những dichúc không phản ánh một cách trung thực về ý chí tự nguyện của chủ thể lập ra nó
Vì vậy chúng đều bị coi là di chúc không hợp pháp
1.2 Hiệu lực của di chúc chung của vợ chồng.
Hiệu lực pháp luật của di chúc chung là di chúc được thực hiện trên thực tếtheo đúng nội dung của di chúc do vợ chồng cùng lập, phù hợp với các quy địnhcủa pháp luật Đối với di chúc chung của vợ chồng theo Điều 668 BLDS 2005 quy
định: “Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết” Đây là một điểm khác biệt và đặc trưng
của di chúc chung do vợ chồng lập so với di chúc do cá nhân lập, bởi di chúc do cá
nhân lập có “hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm mở thừa kế” mà thời điểm mở thừa
kế đối với di chúc do cá nhân lập được xác định từ thời điểm người đó chết
Còn đối với di chúc chung do vợ chồng lập thì thời điểm có hiệu lực của nólại được xác định theo hai trường hợp: trường hợp thứ nhất; di chúc chung có hiệulực từ lúc người sau cùng chết hoặc trường hợp thứ hai; di chúc chung có hiệu lựctại thời điểm vợ chồng cùng chết
Trang 11*Hiệu lực của di chúc chung của vợ chồng trong trường hợp một bên chết trước.
Trong trường hợp này, khi có một bên vợ hoặc chồng chết trước thì di chúcvẫn chưa có hiệu lực, những người thừa kế vẫn chưa được xin mở thừa kế đểhưởng phần di sản do người chết để lại, họ chỉ có quyền xin mở thừa kế khi ngườicòn lại chết Xét về mặt lý luận, việc pháp luật quy định như vậy, để bảo vệ quyềnlợi cho một bên vợ, chồng còn lại đang sống (Điều 667 và Điều 671)
* Hiệu lực của di chúc chung của vợ chồnglà thời điểm cả hai người cùng chết.
Trường hợp này là tường hợp có khả năng xảy ra trên thực tế khi mà vợ,chồng có thể cùng bị tai nạn và cùng chết trong vụ tai nạn đó Trong trường hợpnày thời điểm có hiệu lực của di chúc chung của vợ, chồng được xác lập là trùngvới thời điểm có hiệu lực di chúc do cá nhân lâp Vì vây, trong trường hợp này thờiđiểm có hiệu lực của di chúc do vợ chồng lập được mang những đặc điểm và hệquả giống như thời điểm có hiệu lực của di chúc do cá nhân lập Tuy nhiên thực tếrất ít khi xảy ra trường hợp này
2 Nội dung của di chúc chung của vợ chồng.
Ngoài điều kiện về chủ thể, để xác định một di chúc chung của vợ, chồng cóđược xem là hợp pháp hay không, cần phải xem xét đến nội dung của di chúcchung đó Khoản 2 Điều 652 BLDS 2005 quy định; “Nội dung của di chúc khôngtrái pháp luật, đạo đức xã hội”
Nội dung của di chúc là tổng hợp các vấn đề mà vợ, chồng thống nhất ý kiến
về việc định đoạt khối tài sản chung như chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng
di sản của người thừa kế,…được thể hiện trong di chúc đó Vì vậy, một di chúc