Khái niệm về di chúc chung của vợ, chồng: Với tư cách là đồng sở hữu chung hợp nhất đối với tài sản, vợ, chồng cóquyền định đoạt tài sản chung bằng nhiều cách, trong đó có quyền định đoạ
Trang 1MỞ ĐẦU
Di chúc chung của vợ, chồng là minh chứng cho tính sống chung, tính bềnvững của quan hệ hôn nhân cùng tính cùng tạo dựng tài sản của vợ chồng Đó nhưmột biểu hiện cao đẹp về đời sống tinh thần của người Việt Nam, vợ, chồng cùngnhau tần tảo gây dựng tài sản chung để nuôi sống gia đình, để cùng nhau tích lũy vàcuối cùng vợ chồng đồng tâm với nhau để định đoạt khối tài sản chung đó khi chết
đi Tính cùng nhau của vợ chồng xuyên suốt trong cả một thời kì hôn nhân, thậmchí cả khi chết đi cũng được cùng nhau định đoạt tài sản Một trong số những quyđịnh của pháp luật cho phép vợ chồng thực hiện quyền và nghĩa vụ ngang nhau làquyền lập di chúc chung Tuy nhiên, dưới góc độ lý luận và thực tiễn, pháp luậtViệt Nam hiện hành còn khá nhiều điểm bất cập cần phải xem xét, sau đây tôi xintrình bày bài tiểu luận về vấn đề: “Di chúc chung của vợ, chồng”
Bộ luật dân sự năm 1995 cũng như BLDS năm 2005 của Việt Nam đã đưa rakhái niệm chung về di chúc Theo Điều 649 BLDS năm 1995 và Điều 646 BLDS
2005 đã khái niệm: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sảncủa mình cho người khác sau khi chết”
Trang 22 Khái niệm về di chúc chung của vợ, chồng:
Với tư cách là đồng sở hữu chung hợp nhất đối với tài sản, vợ, chồng cóquyền định đoạt tài sản chung bằng nhiều cách, trong đó có quyền định đoạt tài sảnchung bằng cách lập di chúc Di chúc chung của vợ, chồng có thể coi là một loại dichúc đặc biệt so với di chúc cá nhân
Di chúc chung của vợ, chồng mang đầy đủ đặc điểm của một di chúc thôngthường như: Sự thể hiện ý chí tự nguyện của bên lập di chúc, nội dung di chúc làđịnh đoạt tài sản của người lập di chúc, di chúc phát sinh hiệu lực khi người để lại
di sản chết Tuy nhiên, di chúc chung của vợ, chồng có những nét riêng biệt so với
di chúc thông thường như: Chủ thể lập di chúc chung gồm hai người, thời điểm cóhiệu lực của di chúc từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồngcùng chết, người hưởng thừa kế có thể là người lập ra di chúc
Trong các văn bản pháp luật từ cổ đại, cận đại đến hiện đại chưa có văn bảnnào đưa ra khái niệm di chúc chung của vợ chồng Tuy nhiên, từ khái niệm di chúc
và một số nét khác biệt của loại di chúc đặc thù này, chúng ta có thể hiểu: “ Di chúc chung của vợ, chồng là sự thể hiện ý chí chung thống nhất của hai vợ, chồng nhằm dịch chuyển tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng cho người khác sau khi chết”
Di chúc chung của vợ chồng bên cạnh việc mang đầy đủ đặc điểm chung của
di chúc thông thường thì còn mang một số đặc điểm riêng như sau:
Thứ nhất: Di chúc chung tuy có sự thoả thuận nhưng hoàn toàn không phải là
một dạng hợp đồng Di chúc chung của vợ, chồng mặc dù thể hiện ý chí của vợ,
chồng, đó là ý chí của hai cá nhân độc lập nhưng cũng là ý chí “đơn phương” củamột bên – bên để lại di sản Sự thoả thuận của các bên khi lập di chúc chung khôngnhằm làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ của bên kia mà sự
Trang 3đoạt tài sản chung của vợ, chồng cho người thứ ba khác, tổ chức hay Nhà nước vàphân định tài sản cho người thừa kế cũng như việc thực hiện các quyền khác củangười lập di chúc
Thứ hai: Tài sản được định đoạt trong di chúc chung của vợ, chồng là tài sản
thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ, chồng Khoản 1 Điều 27 Luật hôn nhân và gia
đình có quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung.” Di chúc chung của
vợ chồng là trường hợp đặc bệt của di chúc, nếu di chúc thông thường thì người lập
di chúc có quyền định đoạt tài sản của riêng mình, còn đối với loại di chúc đặc biệtnày thì chỉ định đoạt phần tài sản chung hợp nhất của vợ chồng
Thứ ba, thời điểm có hiệu lực của di chúc chung của vợ, chồng là thời điểm
người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết Đây cũng là một đặctrưng của di chúc chung của vợ, chồng làm nó khác biệt so với di chúc do cá nhânlập Bởi thời điểm di chúc cá nhân lập theo quy đinh của pháp luật chỉ có hiệu lựckhi cá nhân đó chết Còn thời điểm có hiệu lực của di chúc chung của vợ, chồngđược xác định theo hai trường hợp Trường hợp thứ nhất là di chúc chung của vợ,chồng có hiệu lực khi người sau cùng chết và trường hợp thứ hai là di chúc chung
có hiệu lực tại thời điểm vợ, chồng cùng chết
Thứ tư: Di chúc chung của vợ, chồng được hình thành dựa trên quan hệ hôn
nhân đang còn hiệu lực Theo khoản 7 Điều 8 luật hôn hôn nhân và gia đình năm
2000 quy định: “ Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồngtính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân.” Tuy nhiên, do điều
Trang 4kiện hoàn cảnh lịch sử để lại, pháp luật Việt Nam phải công nhận một số trườnghợp sau:
- Trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn (trước đây gọi là hôn nhân thực tế) :
Có rất nhiều văn bản pháp luật quy định về vấn đề này như: Nghị quyết số35/2000/QH10 ngày 09/06/2000 của Quốc hội về thi hành luật hôn nhân và giađình; Nghị định số 77/2001/NĐ – CP ngày 22/10/2001 của Chính phủ quy định chitiết về đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội; Thông tưliên tịch số 01/2001/TTLT NGÀY 03/01/2001 của TANDTC, VKSNDTC và BTP
về thi hành Nghị quyết số 35/2000/QH10 của quốc hội .Theo những văn bản nàythì Trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kếthôn được quy định như sau:
+ Đối với những trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập từ trước ngày03/01/1987 (ngày LHNVGĐ năm 1986 có hiệu lực) mà không đăng ký kết hôn thìkhi LHNVGĐ năm 2000 có hiệu lực, những trường hợp này được khuyến khíchđăng ký kết hôn; việc đăng ký kết hôn theo thủ tục luật định sẽ không bị hạn chế vềthời gian
+ Trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đếnngày 01/01/2001 (ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực) mà khôngđăng ký kết hôn; khi LHNVGĐ có hiệu lực, nếu có đủ điều kiện kết hôn theoLHNVGĐ năm 2000 quy định hì có nghĩa vụ phải đăng ký kết hôn trong thời hạnhai năm Tức là đến ngày 01/01/2003 phải đăng ký kết hôn, nếu sau ngày01/01/2003 mà không đăng ký kết hôn thì không được công nhận là vợ chồng
Như vậy tính đến thời điểm này, chỉ những trường hợp nam nữ chung sốngvới nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn từ trước ngày 03/01/1987 thì
Trang 5quan hệ vợ chồng của họ vẫn được thừa nhận Vậy nên, trường hợp này mà họ viết
di chúc chung thì di chúc đó vẫn được coi là chi chúc chung của vợ chồng
- Trường hợp nhiều vợ, nhiều chồng: do yếu tố lịch sử chi phối, pháp luật
nước ta đã thừa nhận những quan hệ hôn nhân trước khi LHNVGĐ năm 1959 rađời Những người lấy nhiều vợ, nhiều chồng trước ngày 13/01/1960 (ngàyLHNVGĐ có hiệu lực pháp luật) ở miền bắc thì không đặt vấn đề vi phạm luật.( thông tư số 60-DS ngày 22/02/1987 của TANDTC)
CHƯƠNG II QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ NHỮNG BẤT CẬP VỀ DI CHÚC CHUNG CỦA VỢ, CHỒNG.
1 Quyền lập di chúc chung của vợ, chồng.
Theo BLDS Điều 663 quy định: “Vợ, chồng có thể lập di chúc chung để địnhđoạt tài sản chung” Quyền này phát sinh từ thời điểm hai người được công nhận là
vợ, chồng hợp pháp Kể từ thời điểm là vợ, chồng hợp pháp thì giữa vợ, chồng hìnhthành khối tài sản chung, tài sản chung vợ, chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất
Vợ, chồng có quyền bình đẳng đối với việc sở hữu tài sản chung này nên vợ, chồngcũng bình đẳng với nhau về việc lập di chúc chung Vì vậy, tài sản chung có thểđược hai người cùng nhau định đoạt trong di chúc chung Ngoài tài sản chung vợ,chồng còn có thể có tài sản riêng Đối với tài sản riêng vợ, chồng lập di chúc riêng(di chúc cá nhân) để định đoạt theo ý chí của mình Vợ, chồng có thể cùng nhauđịnh đoạt toàn bộ khối tài sản chung hoặc có thể định đoạt một phần tài sản chungtrong khối tài sản đó
Khi xem xét về quyền lập di chúc chung của vợ, chồng ta nhận thấy có sựxung đột giữa quy định này với quy định tại Đ646 BLDS năm 2005 Điều 646
BLDS năm 2005 định nghĩa: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyền tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”[38] Như vậy, ta hiểu rằng
Trang 6di chúc là phương tiện để cá nhân định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình sau khichết, không có di chúc của cộng đồng hay di chúc tập thể Sự mâu thuẫn trên tạo rarất nhiều quan điểm xung quanh vấn đề quyền lập di chúc chung của vợ chồngđược quy định tại BLDS năm 2005 Luồng quan điểm ủng hộ di chúc chung chorằng nên công nhận di chúc chung của vợ, chồng và coi đây là trường hợp di chúcđặc biệt Nhưng cũng có không ít quan điểm trung thành với quy định tại Điều 646BLDS năm 2005, phủ nhận di chúc chung của vợ, chồng
2.Nội dung di chúc chung của vợ, chồng.
Nội dung của di chúc là là tổng hợp các vấn đề mà vợ, chồng thể hiện trong
di chúc đó, đồng thời đây cũng là một trong những căn cứ để xét đến tính hợp phápcủa di chúc Một bản di chúc được coi là hợp pháp nếu nội dung của nó không viphạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội
Nội dung của di chúc là định đoạt tài sản chung hợp nhất của vợ chồng saukhi chết Về nguyên tắc là như vậy nhưng thực tế vẫn còn những trường hợp trong
di chúc chung của vợ chồng lại có định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng Đây làhình thức di chúc chung nhưng nội dung của nó thì vợ định đoạt phần tài sản của
vợ, chồng định đoạt phần tài sản của chồng, thực chất đây là hình thức của hai dichúc cá nhân nhưng lại cùng được đề cập trên cùng một văn bản Những trườnghợp nêu trên đã xảy ra trong thực tế nhưng pháp luật chưa dự liệu, chúng ta phải đềcập nghiên cứu bởi những trường hợp này có ảnh hưởng đến vấn đề sửa đổi, bổsung, thay thế, hủy bỏ cũng như hiệu lực pháp luật của di chúc chung của vợchồng
3 Hình thức di chúc chung của vợ, chồng:
Bên cạnh tính tự nguyện của người lập di chúc và những quy định về mặt nộidung thì hình thức của di chúc cũng là một trong những điều kiện để xét tính hợp
Trang 7pháp của di chúc Di chúc chung của vợ, chồng cũng như di chúc thông thườngphải tuân theo điều kiện nhất định về hình thức
a) Di chúc miệng:
Điều 651 BLDS quy định về di chúc miêng: “1 Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng 2 Sau ba tháng, kể từ thời điểm
di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị huỷ bỏ”
Vấn đề đặt ra là sau ba tháng, người lập di chúc (cả vợ và chồng) đều cònsống nhưng chỉ có một trong hai người không còn minh mẫn, sáng suốt thì di chúc
có hiệu lực pháp luật không? Thiết nghĩ, trong trường hợp này thì di chúc đã lậpvẫn còn có hiệu lực pháp luật; vì rằng di chúc là sự thể hiện ý chí tự do, tự nguyện,
mà một khi người lập di chúc (có thể vợ hoặc chồng, hoặc cả hai vợ chồng) khôngcòn minh mẫn, sáng suốt thì cũng có nghĩa đã mất đi sự tự do ý chí, sự thống nhấtthỏa thuận ấy nên để tôn trọng sự định đoạt của người để lại di sản thì nên thừanhận di chúc trong trường hợp này
Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực pháp luật chỉ khi sau ba tháng kể từkhi lập di chúc mà cả hai vợ, chồng đều chết Liên quan đến vấn đề này, sau batháng kể từ khi lập di chúc thì một người chết và một người còn sống thì di chúcchung của vợ, chồng còn có hiệu lực pháp luật không? Nếu có hiệu lực pháp luậtthì cả di chúc có hiệu lực pháp luật hay chỉ phần di chúc liên quan đến phần chúccủa người còn sống có hiệu lực pháp luật?
Vì vợ, chồng là hai cá thể độc lập, vợ, chồng cùng nhau lập di chúc chungbằng miệng phải bảo đảm điều kiên: “ bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc cácnguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản”, thực tế trường hợp cảhai vợ, chồng rơi vào tình trạng như vậy là rất hiếm xảy ra, trong khi đó, di chúc
Trang 8chung của vợ, chồng được lập nên do sự thống nhất của hai vợ chồng nên pháp luậtkhông thừa nhận một trong hai chủ thể lập di chúc ( vợ hoặc chồng) bị cái chết đedọa bệnh tật hoặc nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản cònbên còn lại thì không
Với những đặc thù riêng của di chúc chung của vợ, chồng và với những quyđịnh của pháp luật về cách thức lập di chúc miệng thì thấy hình thức lập di chúcmiệng rất khó tồn tại và khó có tính khả thi, bởi những lý do sau:
- Thứ nhất: Di chúc miệng là sự thể hiện ý chí chung thống nhất của vợ,chồng Trong trường hợp cả hai vợ và chồng trong tình trạng bị cái chết
đe dọa cùng thể hiện ý chí trước mặt người làm chứng thì có đảm bảođược sự bàn bạc thỏa thuận hay không? Và hơn nữa, ý chí đó được tiếnhành như thế nào trong khi việc để lại di chúc không được thực hiện theohình thức ủy quyền
- Thứ hai: Thủ tục lập di chúc miệng trực tiếp trước mặt hai nhânchứng, không cho phép hai người phát biểu ý chí cùng một lúc mà phảitừng người phát biểu Vậy, sự thể hiện ý chí chung sẽ được biểu đạt bằngcách nào? Nếu từng người trình bày riêng ý nguyện của mình, thì thực ra,
đó là di chúc cá nhân, còn nếu một người đại diện trình bày ý chí chung
và người kia chấp nhận toàn bộ, thì giống như ủy quyền lập di chúc, vànhư vậy thì lại vi phạm nguyên tắc lập di chúc trực tiếp
b) Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng
Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quyđịnh tại Điều 653 của BLDS (tuân theo về tự tay viết cũng như về nội dung của dichúc bằng văn bản) Pháp luật chỉ quy định người lập di chúc tự tay viết và ký vàobản di chúc
Trang 9Đối với di chúc thông thường khác thì hình thức di chúc này rất đơn giản và
dễ lập, nó phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của nhiều người cũng như phù hợp với
xu thế chung của xã hội Với tính chất đặc thù của người lập di chúc gồm hai cánhân vợ và chồng nên vấn đề người lập di chúc tự tay viết như thế nào để vừa đảmbảo tính tự do ý chí vừa đảm bảo tính thống nhất đồng thuận? Hiện nay, pháp luậtkhông có quy định cụ thể trường hợp này nhưng đây cũng là vấn đề cần phải đượcbàn đến để xem xét hình thức nào phù hợp với di chúc chung của vợ, chồng
Lập di chúc là một việc không thể ủy quyền được nên không thể có việc vợchồng ủy quyền cho nhau viết di chúc Mặt khác, làm như vậy giống như là viết hộ
di chúc, nên sẽ phải tiến hành theo một thủ tục khác, trước mặt ít nhất hai người đủđiều kiện làm chứng để chứng kiến việc lập di chúc chung Còn việc cả hai vợchồng cùng nhau viết vào bản di chúc thì không thể tồn tại trong khi đó việc mộtngười viết trước, một người viết sau hay một người viết rồi người kia ký thì khôngthể hiện được sự tự do ý chí Nếu chỉ một người viết toàn bộ di chúc, rồi cả haicùng ký vào bản di chúc thì không đảm bảo thủ tục lập di chúc viết tay, dễ dẫn đến
sự ngụy tạo chữ ký để giả mạo di chúc chung, mà không có cơ sở để giám định búttích của người lập di chúc
Từ những bất cập về cách thức lập di chúc thì theo quan điểm của cá nhân,với đặc thù của di chúc chung của vợ, chồng thì hình thức bằng văn bản không cóngười làm chứng cũng không có tình khả thi trong thực tế Chúng ta có nên thừanhận hình thức di chúc này đối với di chúc chung của vợ chồng hay không?
c) Di chúc bằng văn bản có người làm chứng:
Đối với hình thức di chúc này thì di chúc do “người khác” viết, việc thể hiện
ý chí của người để lại di sản là thông qua người khác thực hiện trong di chúc Đây
là điểm khác biệt so với di chúc bằng văn bản không có người làm chứng, di chúcbằng văn bản không có người làm chứng thì người lập di chúc phải tự tay viết vào
Trang 10bản di chúc Pháp luật không quy định về điều kiện của người viết hộ di chúc, theo
đó bất kỳ ai cũng có thể viết hộ Để đảm bảo tính khách quan cũng như tính chínhxác của di chúc thì việc viết hộ di chúc phải được thực hiện trước mặt hai ngườilàm chứng
Sau đó vợ và chồng phải ký, điểm chỉ, đây là “dấu ấn” duy nhất của người đểlại di sản, nếu không có cơ sở xác nhận thì di chúc coi như vô hiệu Việc vợ, chồng
ký tên, hoặc điểm chỉ vào bản di chúc phải thực hiện trước mặt hai người làmchứng Điều này có nghĩa người làm chứng là người chứng kiến việc vợ, chồng thểhiện ý chí của mình về việc định đoạt tài sản, chứng kiến việc viết hộ di chúc cũngnhư việc vợ, chồng ký và điểm chỉ vào bản di chúc Và cuối cùng, người làm chứngphải xác thực chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc
d) Di chúc bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực.
Di chúc được lập tại cơ quan công chứng, chứng thực (cũng như đối với dichúc do công chứng viên lập tại chỗ phải tuân theo trình tự lập sau:
Việc lập loại di chúc này phải có sự tham gia của hai chủ thể: Người lập dichúc (vợ hoặc chồng) và công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực
Trước hết, vợ và chồng phải công bố nội dung của di chúc trước công chứngviên hoặc người có thẩm quyền công chứng ở Uỷ ban nhân dân xã, phường, thịtrấn “Tuyên bố” nội dung di chúc nghĩa là vợ và chồng phải thể hiện toàn bộ ý chícủa mình bằng miệng, còn việc thể hiện ý chí bằng cử chỉ không được chấp nhận
Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thưc phải ghi chép lại nộidung mà người lập di chúc đã tuyên bố Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vàobản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiệnđúng ý chí của mình Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực kývào bản di chúc
Trang 11Qua nghiên cứu cá nhân tôi thấy rằng với tính chất đặc thù của di chúc chungcủa vợ, chồng thì hình thức lập di chúc cần phải tuân theo một thủ tục lập chặt chẽ
để đảm bảo tính pháp lý của di chúc, đảm bảo quyền lợi cho những người thừa kế.Tuy nhiên, hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể về hình thức di chúc chungcủa vợ, chồng mà phải chỉ vào các quy đinh về di chúc nói chung nên có nhiều vấn
đề chưa phù hợp, vì thế cách thức lập di chúc chung của vợ chồng cần được quyđịnh theo một trình tự nhất định riêng
4 Vấn đề sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung:
Vợ, chồng có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung bất cứ lúcnào nhưng phải dựa trên nguyên tắc nhất trí của cả hai vợ chồng Tại Điều 664BLDS 2005 quy định:
“1 Vợ chồng có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung bất cứ lúc nào.
2 Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của người kia; nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình”
Điều này thể hiện sự nhất trí cao về ý chí của cả vợ và chồng Tuy nhiên, quyđịnh này tạo ra những bất cập sau:
- Thứ nhất, khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di
chúc chung thì phải được sự đồng ý của người còn lại, trong trường hợp người cònlại không đồng ý thì người đó không có quyền sửa đổi, bổ sung phần nội dung dichúc liên quan đến tài sản của mình Quy định này xâm phạm tới quyền tự do địnhđoạt tài sản thuộc của cá nhân đối với tài sản thuộc sở hữu của cá nhân đồng thờicũng vi phạm nguyên tắc tự do, tự nguyện lập di chúc của cá nhân bởi nhiều lý do
mà một mà một người cần sửa đổi, bổ sung di chúc để bảo vệ cho chính quyền lợicủa họ và những người thân