Khái niệm và đặc điểm của đấu thầu hàng hóa, dịch vụ: - Trên phương diện pháp lý: theo qui định tại khoản 1, điều 214 Luật thương mại năm 2005: “đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là hoạt động t
Trang 1ĐẤU THẦU HÀNG HÓA CÁC QUY ĐỊNH PL VÀ NHỮNG ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA
PHƯƠNG THỨC ĐẤU THẦU HÀNG HÓA I/ Khái niệm và đặc điểm của đấu thầu hàng hóa, dịch vụ:
- Trên phương diện pháp lý: theo qui định tại khoản 1, điều 214 Luật thương mại năm 2005: “đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên mua hàng hóa, dịch vụ thông qua mời thầu (gọi là bên mời thầu) nhằm lựa chọn trong số các thương nhân tham gia đấu thầu (gọi là bên dự thầu) thương nhân đáp ứng tốt nhất các yêu cầu do bên mời thầu đặt
ra và được lựa chọn để ký kết và thực hiện hợp đồng (gọi là bên trúng thầu)”
2 Đặc điểm của đấu thầu hang hóa, dịch vụ:
Ngoài những đặc điểm chung của hoạt động thương mại khác như được thực hiện bởi những nhà thầu tham dự thầu có tư cách thương nhân; được thực hiện nhằm mục tiêu lợi nhuận ; đối tượng của đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là các hàng hóa thương mại được phép lưu thông và các dịch vụ thương mại được phép thực hiện theo quy định của pháp luật ; quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ đấu thầu được xác lập theo hình thức pháp lý nhất định do pháp luật qui định, thì đấu thầu hàng hóa, dịch vụ còn có những đặc trưng riêng biệt sau:
- Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ trong thương mại luôn gắn liền với quan hệ mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại.
- Các bên trong quan hệ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ cũng chính là bên mua, bên bán hang hóa, dịch vụ.
- Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là một quá trình mua bán hang hóa, dịch vụ luôn có sự tham gia của một bên mời thầu và nhiều nhà thầu.
- Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ được thể hiện dưới hình thức pháp lý là hồ sơ mời thầu và hồ
sơ dự thầu.
- Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là một quá trình gồm nhiều giai đoạn.
Trang 2II/ Nội dung pháp lý cơ bản đấu thầu hàng hóa, dịch vụ
1 Chủ thể tham gia đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là cá nhân hay tổ chức
- Bên mua hàng hóa: gọi là bên mời thầu
- Bên bán hàng hóa: gọi là bên dự thầu
2 Đối tượng của đấu thầu hàng hóa, dịch vụ
Căn cứ khoản 2, điều 3 Luật Thương mại 2005 thì hàng hóa bao gồm:
a) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;
b) Những vật gắn liền với đất đai.
Lưu ý: Các quy định về đấu thầu trong Luật này không áp dụng đối với đấu thầu mua sắm công theo quy định của pháp luật (Khoản 2, Điều 214 Luật Thương mại 2005).
3 Hình thức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ (Điều 215 Luật Thương mại 2005)
Việc đấu thầu hàng hóa, dịch vụ được thực hiện theo một trong hai hình thức sau đây:
a Đấu thầu rộng rãi: bên mời thầu không hạn chế số lượng các bên dự thầu.
b Đấu thầu hạn chế: bên mời thầu chỉ mời một số nhà thầu nhất định dự thầu.
4 Phương thức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ (Điều 216 Luật Thương mại 2005)
Bao gồm 02 phương thức đấu thầu một túi hồ sơ và đấu thầu hai túi hồ sơ Bên mời thầu có quyền lựa chọn phương thức đấu thầu và phải thông báo trước cho các bên dự thầu:
a Đấu thầu 1 túi hồ sơ: Hồ sơ bên dự thầu phải bao gồm đề xuất về kỹ thuật, đề xuất về tài
chính trong một túi hồ sơ theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu
- Việc mở thầu chỉ tiến hành một lần.
b Đấu thầu 2 túi hồ sơ: Hồ sơ bên dự thầu phải bao gồm đề xuất về kỹ thuật, đề xuất về tài
chính trong từng túi hồ sơ hồ sơ riêng biệt được nộp cùng một thời điểm
- Việc mở thầu được tiến hành hai lần và Hồ sơ đề xuất kỹ thuật được mở trước.
5 Các nguyên tắc trong đấu thầu hàng hóa, dịch vụ
Luật thương mại 2005 chưa có quy định cụ thể nào về các nguyên tắc trong đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.Nhưng thông qua các quy định pháp luật về đấu thầu hàng hóa, dịch vụ; về cơ bản, mọi hoạt động đấuthầu hàng hóa, dịch vụ phải được thực hiện dựa vào các nguyên tắc sau:
5.1 Nguyên tắc coi trọng tính hiệu quả:
Tính hiệu quả luôn được coi là mục tiêu hàng đầu khi thực hiện đấu thầu hàng hóa, dịch vụ Các gói thầumua sắm hàng hóa, dịch vụ phải được tiến hành trên cơ sở tính toán kỹ về hiệu quả kinh tế - xã hội mà nómang lại Không được lợi dụng hình thức đấu thầu để thu lợi bất chính cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân
Trang 3liên quan Khi tổ chức đấu thầu cũng phải xuất phát từ đặc điểm, yêu cầu của từng gói thầu để lựa chọnhình thức và phương thức đấu thầu sao cho có hiệu quả nhất.
5.2 Nguyên tắc cạnh tranh với điều kiện ngang nhau:
Đây là một nguyên tắc quan trọng trong hoạt động đấu thầu hàng hóa, dịch vụ Mục đích của nguyên tắcnày là nhằm đưa ra các cơ hội ngang nhau cho tất cả các nhà thầu Nội dung của nguyên tắc này yêu cầumỗi gói thầu phải có sự tham dự của một số lượng nhà thầu nhất định có năng lực, đủ để đảm bảo sự cạnhtranh giữa các nhà thầu Những điều kiện mà bên mời thầu đưa ra, những thông tin cung cấp cho các nhàthầu phải ngang bằng nhau, tạo sự bình đẳng về cơ hội cho mỗi nhà thầu Việc xem xét, đánh giá hồ sơ dựthầu cũng phải được thực hiện trên cơ sở bình đẳng
5.3 Nguyên tắc thông tin đầy đủ, công khai:
Xuất phát từ yêu cầu cạnh tranh, hoạt động đấu thầu hàng hóa, dịch vụ cần dựa trên nguyên tắc công khai
và thông tin đầy đủ Ngay từ giai đoạn mời thầu, các dữ liệu liên quan đến gói thầu phải được bên mờithầu cung cấp với các thông tin chi tiết rõ ràng về quy mô, khối lượng, quy cách, yêu cầu chất lượng, giá
cả và điều kiện hợp đồng (kể cả những sửa đổi, bổ sung nếu có) để các nhà thầu xem xét khả năng đápứng của mình Thông báo mời thầu phải được đăng tải công khai trên các thông tin đại chúng đối với đấuthầu rộng rãi và công khai với các nhà thầu đối với đấu thầu hạn chế Việc mở thầu cũng phải công khai.Các nhà thầu đã tham gia đấu thầu phải tới dự Những nội dung cơ bản của từng hồ sơ dự thầu phải công
bố công khai ngay khi mở thầu và được ghi vào biên bản mở thầu Kết quả đấu thầu cũng phải được công
bố công khai và phải có văn bản giải thích rõ ràng đối với bên thua cuộc Nguyên tắc này phải được thựchiện xuyên suốt quá trình đấu thầu, góp phần tạo nên sự thành công cho cuộc đấu thầu
5.4 Nguyên tắc bảo mật thông tin đấu thầu:
Tính chất cạnh tranh gay gắt giữa bên dự thầu với mục đích trở thành người cung cấp hàng hóa, dịch vụcho bên mời thầu khiến cho việc bảo mật thông tin đấu thầu được coi như là một nguyên tắc bất khả xâmphạm Theo đó, bên mời thầu phải bảo mật hồ sơ dự thầu, các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc tổ chứcđấu thầu và giữ bí mật mọi thông tin liên quan đến việc xét chọn thầu Tất cả các hành vi làm tiết lộ thôngtin đều phải bị xử lý theo quy định của pháp luật
Trang 45.5 Nguyên tắc đánh giá khách quan, công bằng:
Nguyên tắc này thể hiện ở việc các hồ sơ dự thầu hợp lệ đều phải được xem xét, đánh giá khách quan,công bằng với cùng một tiêu chuẩn như nhau và bởi một hội đồng xét thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm
và tư cách Những tiêu chí đánh giá hồ sơ, tiêu chuẩn xét thầu phải được công bố trước trong hồ sơ mờithầu và bên mời thầu không được tự ý thay đổi trong quá trình xét thầu
5.6 Nguyên tắc bảo đảm dự thầu hoặc bảo đảm thực hiện hợp đồng:
Theo nguyên tắc này, các bên khi tham dự đấu thầu phải nộp một khoản tiền bảo đảm dự thầu kèm theo
hồ sơ mời thầu Khoản tiền này sẽ được trả lại cho những nhà thầu thua cuộc trong một khoảng thời giannhất định sau khi quá trình đấu thầu kết thúc Còn đối với nhà thầu thằng cuộc, khoản tiền này sẽ được trảsau khi nhà thầu thực hiện nộp tiền bảo đảm thực hiện hợp đồng Mục đích của nguyên tắc này là nhằmtránh tình trạng các nhà thầu thay đổi ý định sau khi đã dự thầu hoặc đã ký kết hợp đồng, loại bỏ nhữngnhà thầu thiếu nghiêm túc, bảo đảm được lợi ích cho bên mời thầu
6 Thủ tục đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.
Các thủ tục và trình tự đấu thầu hàng hóa, dịch vụ được quy định trong Luật thương mại từ Điều 217 đếnĐiều 232, theo những bước sau:
Trang 56.1.1 Sơ tuyển nhà thầu.
Theo Luật thương mại năm 1997, việc sơ tuyển nhà thầu được áp dụng đối với những gói thầu cógiá trị lớn hoặc phức tạp, nhưng theo Luật thương mại năm 2005 thì bên mời thầu có quyền tự quyết địnhviệc tổ chức sơ tuyển Điều 217 Luật thương mại năm 2005 quy định: “Bên mời thầu có thể tổ chức sơtuyển các bên dự thầu nhằm lựa chọn những bên dự thầu có khả năng đáp ứng các điều kiện mà bên mờithầu đưa ra”
Trên thực tế, việc sơ tuyển nhà thầu được áp dụng trong những trường hợp sau: Đối với các góithầu có giá trị lớn hoặc hàng hóa, dịch vụ có yêu cầu phức tạp về công nghệ, tiêu chuẩn; hoặc trongnhững trường hợp mà chi phí cao cho việc chuẩn bị hồ sơ có thể khiến các nhà thầu ngần ngại tham dự;hoặc thời gian và chi phí cho việc đánh giá tất cả các hồ sơ dự thầu quá lớn không tương xứng với giá trịgói thầu thì trước khi phát hành hồ sơ mời thầu chính thức, bên mời thầu thường phải tiến hành sơ tuyểnnhà thầu
Mục đích của việc sở tuyển nhà thầu là nhằm đảm bảo thư mời thầu sẽ được giới hạn trong phạm
vi những nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện gói thầu Thông thường sơ tuyển nhà thầu baogồm những bước sau:
- Lập hồ sơ mời sơ tuyển;
- Thông báo mời sơ tuyển;
- Tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự sơ tuyển;
- Đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển;
- Trình và phê duyệt kết quả sơ tuyển;
- Thông báo kết quả sơ tuyển
Thư mời sơ tuyển được thông báo một cách không hạn chế tới tất cả các nhà thầu muốn tham gia
sơ tuyển Nội dung của hồ sơ mời sơ tuyển phải thể hiện đầy đủ các thông tin về quy mô gói thầu, đặcđiểm chi tiết về kỹ thuật và các yêu cầu cụ thể khác đối với hàng hóa, dịch vụ được cung cấp, các chỉ dẫnđối với nhà thầu trong khi sơ tuyển, cần dành một khoảng thời gian thỏa đáng để các nhà thầu nộp hồ sơ
dự sơ tuyển
Trang 6Khi xét tuyển phải căn cứ hoàn toàn vào năng lực của những nhà thầu và triển vọng của họ trongviệc thực hiện các yêu cầu của gói thầu, dựa trên các khía cạnh sau: kinh nghiệm của nhà thầu và kết quảthực hiện những gói thầu tương tự trước đó, khả năng hiện tại về đội ngũ nhân sự, năng lực sản xuất, tìnhhình tài chính, máy móc, thiết bị… Những nhà thầu nào đáp ứng được các tiêu chuẩn sơ tuyển đã đề ra sẽđược quyền dự thầu chính thức Thư mời thầu và hồ sơ mời thầu sẽ được gửi trực tiếp tới họ Kết quả sơtuyển phải được thông báo tới tất cả các nhà thầu đã dự tuyển.
6.1.2 Chuẩn bị hồ sơ mời thầu.
Hồ sơ mời thầu là toàn bộ các tài liệu sử dụng cho đấu thầu Hồ sơ mời thầu là một trong nhữngyếu tố căn bản quyết định chất lượng và hiệu quả của gói thầu, do đó công việc lập hồ sơ mời thầu cầnđược đặc biệt coi trọng Bên mời thầu có thể lập tổ chuyên gia hoặc thuê các cơ quan tư vấn để giúp lập
hồ sơ mời thầu Theo khoản 1 Điều 218 Luật thương mại 2005, nội dung của hồ sơ mời thầu bao gồm:
- Thông báo mời thầu;
- Các yêu cầu liên quan đến hàng hóa, dịch vụ được đấu thầu;
- Phương pháp đánh giá, so sánh, xếp hạng và lựa chọn nhà thầu;
- Những chỉ dẫn khác liên quan đến việc đấu thầu
Hồ sơ mời thầu càng chi tiết thì càng thuận tiện cho nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu cũng nhưcho việc xét thầu sau này Mức độ chi tiết và phức tạp của các tài liệu cần có trong hồ sơ mời thầu thayđổi tùy theo loại hàng hóa được mua sắm, dịch vụ cần cung ứng và quy mô của gói thầu Nói chung hồ sơmời thầu cần đảm bảo các yêu cầu sau: Cung cấp được tất cả các thông tin cần thiết về đấu thầu để nhàthầu có cơ sở chuẩn bị hồ sơ dự thầu; Giải thích rõ nội dung các tài liệu trong hồ sơ mời thầu; Nói rõphương pháp đánh giá và điều kiện xét thầu cũng như các yếu tố hoặc cơ sở (kể cả các yếu tố và cơ sởkhông thể lượng hóa được bằng tiền và trọng số cụ thể) sẽ được dùng để so sánh các hồ sơ dự thầu Đảmbảo được các yêu cầu trên cũng sẽ tạo điều kiện cho quá trình đấu thầu diễn ra thuận lợi, khách quan vàcông bằng do đó góp phần đảm bảo tính minh bạch và cơ hội cạnh tranh tối đa cho các nhà thầu
Trường hợp bên mời thầu sửa đổi một số nội dung trong hồ sơ mời thầu, bên mời thầu phải gửinội dung đã sửa đổi bằng văn bản đến tất cả các bên dự thầu trước thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ dự thầu ítnhất là 10 ngày để các bên dự thầu có điều kiện hoàn chỉnh hồ sơ dự thầu của mình (khoản 3 Điều 228Luật thương mại 2005) Trong trường hợp có những sửa đổi lớn với hồ sơ mời thầu, cần phải bảo đảmcho nhà thầu có đủ thời gian để sửa đổi hồ sơ dự thầu của họ cho phù hợp với những điều chỉnh đó
Trang 7Theo khoản 2 Điều 218 Luật thương mại 2005, chi phí về việc cung cấp hồ sơ cho bên dự thầu dobên mời thầu quy định Do đó, bên mời thầu có thể thu lệ phí phát hành hồ sơ mời thầu Mức thu lệ phínhìn chung phải hợp lý và đúng chi phí đã bỏ ra Không bên đặt mức thu quá cao làm nản chí những nhàthầu có năng lực, từ đó, có thể làm giảm tính cạnh tranh trong đấu thầu.
6.1.3 Thông báo mời thầu.
Thông báo mời thầu là thông bào về việc đấu thầu do bên mời thầu thực hiện nhằm thu hút cácnhà thầu tham gia và quá trình đấu thầu Thông báo mời thầu bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Tên, địa chỉ của bên mời thầu;
- Tóm tắt nội dung đấu thầu;
- Thời hạn, địa điểm và thủ tục nhận hồ sơ mời thầu;
- Thời hạn, địa điểm, thủ tục nộp hồ sơ dự thầu;
- Những chỉ dẫn để tìm hiểu hồ sơ mời thầu
Thông báo mời thầu phải phù hợp với hình thức đấu thầu Theo khoản 2 Điều 219 Luật thươngmại 2005: Bên mời thầu có trách nhiệm thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng đốivới trường hợp đấu thầu rộng rãi hoặc gửi thông báo mời đăng ký dự thầu có thể gửi trực tiếp, gửi quaFAX, qua đường bưu điện hoặc các phương tiện khác tới các nhà thầu trong danh sách đã được lựa chọn
Như vậy, Luật thương mại 2005 đã chú trọng hơn đến trách nhiệm của bên mời thầu trong việcthông báo đấu thầu, quy định rõ nội dung của thông báo mời thầu cũng như cách thức gửi thông báo mờithầu tương ứng với từng hình thức đấu thầu cụ thể
6.2 Dự thầu:
Sau khi có thông báo mời thầu, những nhà thầu quan tâm đến gói thầu hoặc đã ở trong danh sách
sơ tuyển sẽ làm thủ tục dự thầu thông qua việc nộp hồ sơ dự thầu Bên mời thầu có trách nhiệm chỉ dẫncho bên dự thầu về các điều kiện dự thầu, các thủ tục được áp dụng trong quá trình đấu thầu và giải đápcác câu hỏi của bên dự thầu (Điều 220 Luật thương mại 2005)
Hồ sơ dự thầu bao gồm các tài liệu do nhà thầu lập theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu Hồ sơ mờithầu phải thể hiện đầy đủ các nội dung sau:
Trang 8- Các khía cạnh hành chính, pháp lý của nhà thầu: gồm đơn dự thầu, bản sao giấy đăng ký kinhdoanh, tài liệu giới thiệu năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu và khoản tiền bảo đảm dự thầu;
- Các đề xuất về kỹ thuật, tiêu chuẩn: gồm đặc tính kỹ thuật của hàng hóa, dịch vụ, nguồn gốc củahàng hóa kèm theo chứng chỉ của nhà sản xuất, các giải pháp kỹ thuật công nghệ, tiến độ thực hiện hợpđồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ…;
- Các đề xuất về thương mại, tài chính: gồm giá dự thầu và các biển giá chi tiết, điều kiện thanhtoán…
Hồ sơ dự thầu phải được niêm phong, trên túi hồ sơ ghi rõ tên gói thầu, tên dự án, tên và địa chỉnhà thầu kèm theo dòng chữ “Không được mở ra trước ngày … giờ …”
Hồ sơ dự thầu được nộp trực tiếp cho bên mời thầu hoặc được gửi bằng đường bưu điện theo địachỉ ghi trong hồ sơ mời thầu và phải trước thời điểm đóng thầu Thời điểm đóng thầu là thời điểm hết hạnnộp hồ sơ dự thầu Thời điểm đóng thầu dài hay ngắn tùy thuộc vào quy mô và tính chất phức tạp của góithầu nhưng phải đủ để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu và cho phép bên mời thầu thu nhận tối đa các hồ
sơ dự thầu Thời điểm đóng thầu có thể được bên mời thầu xem xét gia hạn nếu việc gia hạn đưa lại sựcạnh tranh lớn hơn Bên mời thầu không nhận hồ sơ dự thầu hay bất cứ tài liệu bổ sung nào, kể cả thưgiảm giá, sau thời điểm đóng thầu, trừ các tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu.Các hồ sơ dự thầu nộp sau thời điểm đóng thầu được xem là không hợp lệ và được trả lại cho nhà thầutheo nguyên trạng Sauk hi nộp hồ sơ dự thầu, nếu muốn sửa đổi hoặc rút lại hồ sơ, nhà thầu phải gửi đềnghị bằng văn bản cho bên mời thầu trước thời điểm đóng thầu
Đối với những hồ sơ dự thầu nộp đúng hạn, bên mời thầu có trách nhiệm quản lý nghiêm ngặttheo chế độ bảo mật trước, trong và sau khi mở thầu Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc tổ chức đấuthầu và xét chọn thầu phải giữ bí mật thông tin liên quan đến việc đấu thầu (Điều 221 và Điều 223 Luậtthương mại 2005) Chế độ bảo mật hồ sơ dự thầu thể hiện ở các yêu cầu cụ thể là: Bên mời thầu khôngđược tự ý bóc hồ sơ trước thời điểm mở thầu; Sau khi mở thầu, không được phép tiết lộ nội dung các hồ
sơ dự thầu, các sổ tay ghi chép, các biên bản cuộc họp xét thầu, các ý kiến nhận xét, đánh giá của cácchuyên gia tư vấn; Các tài liệu trong hồ sơ dự thầu và các tài liệu khác có liên quan được đóng dấu “Mật”,
“Tối mật” hoặc “tuyệt mật”; Không được tiết lộ kết quả đấu thầu trước khi công bố chính thức; Khôngđược cung cấp các thông tin trong các tài liệu, hồ sơ đấu thầu cho các phương tiện thông tin đại chúng…
Trang 9Khi dự thầu, các nhà thầu phải thực hiện việc bảo đảm dự thầu dưới hình thức đặt cọc, ký quỹhoặc bảo lãnh dự thầu So với Luật thương mại 1997, Luật thương mại 2005 đã bổ sung thêm hai hìnhthức bảo đảm là đặt cọc và bảo lãnh dự thầu giúp cho các nhà thầu thuận tiện hơn khi tham dự thầu.
Theo Điều 222 Luật thương mại 2005, bên mời thầu có thể yêu cầu bên dự thầu nộp tiền đặt cọc,
ký quỹ hoặc bảo lạnh dự thầu khi nộp hồ sơ dự thầu Tỷ lệ tiền đặt cọc, ký quỹ dự thầu do bên mời thầuquy định nhưng không quá 3% tổng giá trị ước tính của hàng hóa, dịch vụ đấu thầu Mức bảo đảm nàyđược xác định dựa trên đánh giá hợp lý về thiệt hại mà bên mời thầu phải chịu trong trường hợp nhà thầurút lại hồ sơ hoặc từ chối ký hợp đồng
Bên mời thầu quy định hình thức, điều kiện đặt cọc, kỹ quỹ hoặc bảo lãnh dự thầu Tiền đặt cọc,
ký quỹ, dự thầu được trả lại cho bên dự thầu không trúng thầu trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từngày công bố kết quả đấu thầu Việc rút thời hạn trả lại tiền đặt cọc, ký quỹ từ ba mươi ngày theo quyđịnh của Luật thương mại 1997 xuống chỉ còn bảy ngày như trong Luật thương mại 2005 là nhằm đơngiản hóa các thủ tục cho các bên tham dự đấu thầu Bên dự thầu sẽ không nhận lại tiền đặt cọc, ký quỹ dựthầu trong trường hợp rút hồ sơ dự thầu sau thời điểm đóng thầu, không ký hợp đồng hoặc từ chối thựchiện hợp đồng trong trường hợp trúng thầu
Đối với trường hợp bảo lãnh dự thầu, bên nhận bảo lãnh cho bên dự thầu có nghĩa vụ bảo đảm dựthầu cho bên được bảo lãnh trong phạm vi giá trị tương đương với số tiền đặt cọc, ký quỹ
6.3 Mở thầu:
Mở thầu theo Điều 224 Luật thương mại 2005, là việc tổ chức mở hồ sơ dự thầu tại thời điểm đãđược ấn định hoặc trong trường hợp không có thời điểm được ấn định trước khi thời điểm mở thầu làngay sau khi đón thầu Quy định về trường hợp không có thời điểm được ấn định trước là một điểm mớicủa Luật thương mại 2005 tạo nên sự chặt chẽ và thống nhất khi áp dụng luật, tránh được tranh chấp liênquan đến việc xác định thời điểm mở thầu
Những hồ sơ dự thầu đúng hạn phải được bên mời thầu mở công khai Các bên dự thầu có quyềntham dự mở thầu Những hồ sơ dự thầu nộp không đúng hạn không được phép chấp nhận và được trả lạicho bên dự thầu dưới dạng chưa mở Khi mở thầu, bên mời thầu và các bên dự thầu có mặt phải ký vàobiên bản mở thầu Biên bản mở thầu phải ghi rõ tên hàng hóa, dịch vụ đấu thầu, ngày, giờ, địa điểm mởthầu; tên, địa chỉ của bên mời thầu, các bên dự thầu; giá bỏ thầu của các bên dự thầu; các nội dung sửađổi, bổ sung và các nội dung có liên quan, nếu có (Điều 226 Luật thương mại 2005)
Trang 10Trình tự mở thầu được tiến hành với các bước sau:
- Thông báo thành phần tham dự;
- Thông báo số lượng và tên các nhà thầu đã nộp hồ sơ dự thầu;
- Kiểm tra niêm phong các hồ sơ dự thầu;
- Mở lần lượt các túi hồ sơ dự thầu, kể cả các túi hồ sơ dự thầu thay thế (nếu có), nếu sự thay thế
đó đã được chấp nhận và ghi lại vào biên bản mở thầu các nội dung chủ yếu;
- Tổ chuyên gia hoặc bên mời thầu ký xác nhận vào từng trang bản chính các tài liệu trong hồ sơ
dự thầu để làm cơ sở cho việc đánh giá;
- Thông qua biên bản mở thầu
Sau khi đã mở thầu, các bên dự thầu không được sửa đổi hồ sơ dự thầu Trong quá trình đánh giá
và so sánh các hồ sơ dự thầu, bên mời thầu có thể yêu cầu bên dự thầu làm rõ các vấn đề có liên quan đến
hồ sơ dự thầu, nhưng việc làm rõ hồ sơ dự thầu phải không được làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ
dự thầu và giá dự thầu Yêu cầu của bên mời thầu và ý kiến trả lời của bên dự thầu phải được lập thànhvăn bản
6.4 Xét thầu , đánh giá và so sánh hồ sơ dự thầu:
Xét thầu là việc đánh giá, xếp loại và xem xét tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu để chọn nhà thầutrúng thầu Điều 227 luật thương mại năm 2005 quy định: Hồ sơ dự thầu được đánh giá và so sánh theotừng tiêu chuẩn làm căn cứ để đánh giá toàn thiện Các tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu do bên mời thầuquy định Những tiêu chuẩn này được đánh giá bằng phương pháp cho điểm theo thang điểm hoặcphương pháp khác đã được ấn định trước khi mở thầu.Đây là những quy định hết sức ngắn gọn, khái quátvới mục đích tăng tính chủ động cho các chủ thể tham gia quan hệ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ khỏi sựràng buộc của những quy định pháp luật trước đó
Hồ sơ dự thầu thường được đánh giá theo hai mức độ là đánh giá sơ bộ và đánh giá chi tiết Ởmức độ đánh giá sơ bộ, bên mời thầu kiểm tra tính hợp lệ và xem xét sự đáp ứng cơ bản các yêu cầu của
hồ sơ dự thầu so với hồ sơ mời thầu Những hồ sơ nào không đáp ứng các yêu cầu về tính hợp lệ hoặc đưa
ra những đề xuất không thể chấp nhận được thì sẽ bị loại ngay mà không cần xem xét tiếp Trong khiđánh giá sơ bộ, bên mời thầu có thể yêu cầu nhà thầu làm rõ hồ sơ dự thầu nếu điều đó là cần thiết để tăngthêm tính chính xác, tiến độ hoặc tính công bằng trong quá trình đánh giá
Trang 11Ở mức độ đánh giá chi tiết, các chuyên gia sẽ xem xét từng nội dung chi tiết của hồ sơ dự thầutheo hai bước:
Bước 1 – Đánh giá về mặt kĩ thuật của hồ sơ dự thầu
Các tiêu chí được áp dụng bao gồm: phạm vi cung cấp, số lượng, chất lượng của hàng hóa, tiêuchuẩn của dịch vụ; tiêu chẩn công nghệ, tiêu chuẩn sản xuất, tính năng kĩ thuật, nguồn gốc thiết bị; thờigian bảo hành; năng lực chuyên môn của nhà thầu; tiến độ thực hiện; yêu cầu bảo vệ môi trường; chuyểngiao công nghệ; đào tạo; những tiêu chẩn khác… các tiêu chuẩn này được đánh giá và so sánh theophương pháp đã được ấn định trong hồ sơ mời thầu
Bước 2 – Đánh giá về tài chính, thương mại (đối với các hồ sơ trong danh sách ngắn)
Đánh giá về tài chính, thương mại trong đấu thầu hàng hóa, dịch vụ thường áp dụng phương phápxác định giá đánh giá Phương pháp này bao gồm các thao tác: sửa lỗi; hiệu chỉnh các sai lệch về giátrong hồ sơ; chuyển đổi giá dự thầu sang một đồng tiền chung; đưa về một mặt bằng chung để so sánh;xác định giá đánh giá của hồ sơ dự thầu Giá đánh giá là giá dự thầu đã được sửa lỗi và hiệu chỉnh các sailệch (nếu có), được quy đổi về cùng một mặt bằng (kĩ thuật, tài chính, thương mại và các yếu tố khác…)
để làm cơ sở so sánh giữa các hồ sơ dự thầu
Ngoài ra, bên mời thầu có thể yêu cầu các bên dự thầu giải thích những nội dung chưa rõ ràngtrong hồ sơ dự thầu.Việc yêu cầu và giải thích hồ sơ phải được lập thành văn bản.( khoản 2 điều 225 luậtthương mại 2005 ).Trường hợp bên mời thầu sửa đổi một số nội dung trong hồ sơ mời thầu, bên mời thầuphải gửi nội dung đã sửa đổi bằng văn bản đến tất cả các bên dự thầu có điều kiện hoàn chỉnh thêm hồ sơ
dự thầu của mình ( khoản 3 điều 228 luật thương mại 2005 )
6.5 Xếp hạng và lựa chọn nhà thầu:
Căn cứ vào kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu, bên mời thầu phải xếp hạng và lựa chọn các bên dự thầu theophương pháp đã được ấn định Nhà thầu nào có hồ sơ hợp lệ, đáp ứng cơ bản các yêu cầu của hồ sơ mờithầu, có giá đánh giá thấp nhất (có thể không nhất thiết phải là hồ sơ có giá dự thầu thấp nhất) sẽ trúngthầu Giá đánh giá không được vượt quá giá gói thầu đã dự kiến hoặc đã được phê duyệt Trong trườnghợp có nhiều bên tham gia dự thầu có số điểm tiêu chuẩn trúng thầu ngang nhau thì bên mời thầu cóquyền chọn nhà thầu (khoản 2 Điều 229 luật thương mại năm 2005) Với quy định này, luật thương mạinăm 2005 đã loại bỏ các quy định về quyền ưu tiên nhà thầu trong nước của các văn bản trước đó, do xuấtphát từ đặc điểm của đấu thầu trong thương mại là một hoạt động thương mại nhằm mục đích sinh lời,nên việc lựa chọn bên nào trúng thầu có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của họ và vì thế phải do họ quyếtđịnh