1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Các quy định pháp luật hiện hành về hoạt động đại lý thương mại môn luật thương mại 2

20 275 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 232,5 KB

Nội dung

Các hoạt động trung gian thương mại là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định và bao gồm hoạt động đại diện cho thư

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM

ĐỀ TÀI

CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT

HIỆN HÀNH VỀ HOẠT ĐỘNG

ĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI

Môn: Luật thương mại 2 GVHD: Lê Văn Hưng

Nhóm 6 Lớp VB15L001 Năm học 2013 - HK2

Trang 2

MỤC LỤC

1 Đại lý Thương mại 3

2 Các quy định pháp luật hiện hành về hoạt động Đại lý Thương mại 3

2.1 Các hình thức đại lý 3

2.2 Hợp đồng đại lý 4

2.3 Quyền và nghĩa vụ bên giao đại lý và bên đại lý 5

2.3.1 Quyền của bên giao đại lý 5

2.3.2 Nghĩa vụ của bên giao đại lý 6

2.3.3 Quyền của bên đại lý 6

2.3.3 Nghĩa vụ của bên đại lý 6

2.4 Thời hạn đại lý 7

2.5 Thù lao đại lý 8

3 So sánh Đại lý thương mại với các hình thức trung gian thương mại khác và với hoạt động nhượng quyền thương mại 9

3.1 So sánh Đại lý thương mại với các hình thức trung gian thương mại khác 9

3.2 Sự khác nhau giữa Đại lý TM và nhượng quyền 11

4 Thực trạng hoạt động đại lý thương mại tại Việt Nam 11

4.1 Vai trò hoạt động Đại lý thương mại trong nền kinh tế: 12

4.2 Thực trạng hoạt động tại Việt Nam 12

5 Thảo luận 13

Trang 3

1 Đại lý Thương mại

Dịch vụ thương mại và các hình thức trung gian thương mại là những yếu tố tạo thuận lợi cho các hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các thương nhân trên thị trường Các hoạt động trung gian thương mại là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định và bao gồm hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại (Khoản 11 Điều 3 Luật Thương mại 2005)

Luật Thương mại 2005, tại Điều 166 có quy định: “Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.”

Để làm rõ hơn khái niệm về hai chủ thể “bên giao đại lý” và “bên đại lý”, tại Điều 167 Luật Thương mại 2005 cũng định nghĩa: “Bên giao đại lý là bên thương nhân giao hàng hóa cho đại lý bán hoặc giao tiền mua hàng cho đại lý mua hoặc là thương nhânbên ủy quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ Bên đại lý là thương nhân bên nhận hàng hóa để làm đại lý bán, nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua hoặc là bên nhận ủy quyền cung ứng dịch vụ.”

Có thể thấy rằng, so với Luật Thương mại 1997 (quy định tại Điều 111 – Đại lý mua bán hàng hóa) thì Luật Thương mại 2005 đã mở rộng hơn phạm vi của hoạt động đại lý thương mại khi bổ sung thêm lĩnh vực cung ứng dịch vụ

Căn cứ theo các quy định trên thì chủ thể của trong hoạt động đại lý thương mại đều phải là thương nhân Đồng thời, có thể hiểu rằng đại lý chỉ là bên đứng ra bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ thay cho doanh nghiệp Quan hệ đại lý khác cơ bản với quan hệ mua bán hàng hóa ở chỗ trong quan hệ đại lý chưa xuất hiện việc chuyển quyền sở hữu Nói cách khác bên giao đại lý là chủ sở hữu đối hàng hóa hoặc tiền giao cho bên đại lý Điều này cũng đã được quy định tại Điều

170 Luật Thương mại 2005 về quyền sở hữu trong đại lý thương mại

2 Các quy định pháp luật hiện hành về hoạt động Đại lý T hương Mmại

2.1 Các hình thức đại lý

Hiện nay có nhiều hình thức đại lý thương mại khác nhau Việc phân loại đại lý có thể xem xét dưới các góc độ khác nhau:

Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động, đại lý thương mại được phân thành đại lý mua hàng và đại lý bán hàng

- Đại lý mua hàng là việc bên đại lý nhận tiền của bên giao đại lý để mua hàng theo yêu cầu của bên giao đại lý và hưởng thù lao do bên giao đại lý trả trên cơ sở thoả thuận giữa các bên

- Đại lý bán hàng là việc bên đại lý nhận hàng của bên giao đại lý để bán và hưởng thù lao

do bên giao đại lý trả trên cơ sở thoả thuận giữa các bên

Trang 4

Căn cứ vào mức độ trao quyền, đại lý thương mại được phân thành đại lý hoa hồng, đại lý bao tiêu và đại lý độc quyền

- Đại lý hoa hồng là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo giá mua, giá bán do bên giao đại lý ấn định để được hưởng hoa hồng Mức hoa hồng được tính theo tỷ lệ phần trăm do các bên thoả thuận trên giá mua, giá bán hàng hoá

- Đại lý bao tiêu là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn vẹn một khối lượng hàng hóa hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên giao đại lý Trong hình thức này, bên giao đại lý ấn định giá giao đại lý, bên đại lý quyết định giá bán cho khách hàng, do đó, thù lao mà bên đại lý được hưởng là mức chênh lệch giá giữa giá mua, giá bán thực tế so với giá mua, giá bán do bên giao đại lý quy định

- Đại lý độc quyền là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lý nhất định bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý thu mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một hoặc một số loại dịch vụ nhất định Hình thức đại lý độc quyền có thể là trên quy mô toàn quốc hay quy mô khu vực, ví dụ như: khu vực Đông Nam Á

Căn cứ vào phương thức tổ chức, đại lý thương mại được phân thành tổng đại lý và đại lý con

Tổng đại lý mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ là hình thức đại lý mà bên đại lý tổ chức một

hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý Tổng đại lý đại diện cho hệ thống đại lý trực thuộc Các đại lý trực thuộc hoạt động dưới

sự quản lý của tổng đại lý và với danh nghĩa của tổng đại lý Khi một thương nhân có nhu cầu trở thành đại lý cho một doanh nghiệp thì việc lựa chon loại hình đại lý nào là phụ thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp đó và điều này được nêu rõ trong hợp đồng đại lý

Tùy thuộc vào việc lựa chọn hình thức đại lý và sự thỏa thuận giữa bên giao đại lý và bên đại lý

mà bên đại lý có thể thực hiện quyền ấn định giá bán đối với sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đó Hiện nay, theo Luật thương mại Việt Nam 2005, tại điều 169 có quy định về các hình thức đại lý bao gồm: đại lý bao tiêu; đại lý độc quyền; tổng đại lý mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; và các hình thức đại lý khác mà các bên thỏa thuận Luật TM năm 1997 có quy định về hình thức đại lý hoa hồng, trong khi luật TM năm 2005 bỏ qua hình thức này Xét rằng, việc thiết lập các hình thức đại lý là do thỏa thuận của các bên, do đó Luật Thương mại không nên có quy định về hình thức đại lý cụ thể mà cần tạo hành lang pháp lý giúp mở rộng các hình thức đại lý để luật đi vào thực tế

2.2 Hợp đồng đại lý

Theo Điều 168 Luật Thương mại 2005 có quy định về hình thức hợp đồng đại lý như sau: “Hợp đồng đại lý phải được lập thành bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.”

Trang 5

Theo Khoản 15 Điều 3 Luật Thương mại 2005: “Các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.”

Hợp đồng đại lý là hợp đồng dùng để xác định quyền và nghĩa vụ của bên đại lý và bên giao đại

lý Đây là một loại hợp đồng song vụ, tức quan hệ đại lý tồn tại song song hai quan hệ hợp đồng giữa bên giao đại lý và bên đại lý, bên đại lý và bên thứ ba Sau khi hợp đồng đại lý thương mại giữa bên giao đại lý và bên đại lý có hiệu lực, bên đại lý phải ký kết, thực hiện hợp đồng mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ với bên thứ ba Quan hệ giữa bên đại lý và bên thứ ba chịu sự điều chỉnh của các quy định về mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ Bên đại lý nhân danh chính mình và phải tự chịu trách nhiệm với bên thứ ba khi giao kết, thực hiện hợp đồng Trong quá trình hoạt động, nếu bên đại lý thực hiện bất kỳ hành vi vi phạm pháp luật nào ví dụ như: thay hàng thật của công ty bằng hàng giả, háng nhái để kiếm lời, thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh với các đại lý khác,… thì bên đại lý sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi do mình gây ra

Mặc dù bên đại lý là chủ thể trực tiếp thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá với bên thứ 3 nhưng theo quy định của luật Thương mại 2005 thì bên giao đại lý vẫn là chủ sở hữu của hàng hoá và tiền giao cho bên đại lý Do đó bên giao đại lý cũng phải chịu trách nhiệm trước khách hàng và trước pháp luật về chất lượng của hàng hoá trừ trường hợp chất lượng hàng hoá hư hỏng, hết hạn

sử dụng… là do lỗi của bên đại lý

2.3 - Quyền và nghĩa vụ bên giao đại lý và bên đại lý

Khi một doanh nghiệp có ý định mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm của mình dưới hình thức đại lý thương mại hoặc cá nhân, tổ chức nào có ý định trở thành đại lý của một doanh nghiệp để nhận thù lao thì cần tìm hiểu rõ các quy định của pháp luật về đại lý thương mại để có thể bảo vệ quyền lợi của mình ở mức tối ưu nhất Theo Luật Thương mại Việt Nam 2005, quyền

và nghĩa vụ của bên giao đại lý và bên đại lý được quy định như sau:

2.3.1 Quyền của bên giao đại lý

Quyền của bên giao đại lý được quy định tại Điều 172 Luật Thương mại 2005 như sau:

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên giao đại lý có các quyền sau đây:

1 Ấn định giá mua, giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ đại lý cho khách hàng;

2 Ấn định giá giao đại lý;

3 Yêu cầu bên đại lý thực hiện biện pháp bảo đảm theo quy định của pháp luật;

4 Yêu cầu bên đại lý thanh toán tiền hoặc giao hàng theo hợp đồng đại lý;

5 Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng của bên đại lý

Trang 6

2.3.2 Nghĩa vụ của bên giao đại lý

Nghĩa vụ của bên giao đại lý được quy định tại Điều 173 Luật thương mại 2005 như sau:

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên giao đại lý có các nghĩa vụ sau đây:

1 Hướng dẫn, cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho bên đại lý thực hiện hợp đồng đại lý;

2 Chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại lý mua bán hàng hóa, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ;

3 Trả thù lao và các chi phí hợp lý khác cho bên đại lý;

4 Hoàn trả cho bên đại lý tài sản của bên đại lý dùng để bảo đảm (nếu có) khi kết thúc hợp đồng đại lý;

5 Liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bên đại lý, nếu nguyên nhân của hành vi vi phạm pháp luật đó có một phần do lỗi của mình gây ra

2.3.3 Quyền của bên đại lý

Quyền của bên đại lý được quy định tại Điều 174 Luật Thương mại 2005 như sau:

Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, bên đại lý có các quyền sau đây:

1 Giao kết hợp đồng đại lý với một hoặc nhiều bên giao đại lý, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 175 của Luật này;

2 Yêu cầu bên giao đại lý giao hàng hoặc tiền theo hợp đồng đại lý; nhận lại tài sản dùng để bảo đảm (nếu có) khi kết thúc hợp đồng đại lý;

3 Yêu cầu bên giao đại lý hướng dẫn, cung cấp thông tin và các điều kiện khác có liên quan để thực hiện hợp đồng đại lý;

4 Quyết định giá bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng đối với đại lý bao tiêu;

5 Hưởng thù lao, các quyền và lợi ích hợp pháp khác do hoạt động đại lý mang lại

2.3.3 Nghĩa vụ của bên đại lý

Nghĩa vụ của bên đại lý được quy định tại Điều 175 Luật Thương mại 2005 như sau:

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên đại lý có các nghĩa vụ sau đây:

1 Mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng theo giá hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ

do bên giao đại lý ấn định;

2 Thực hiện đúng các thỏa thuận về giao nhận tiền, hàng với bên giao đại lý;

3 Thực hiện các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật;

4 Thanh toán cho bên giao đại lý tiền bán hàng đối với đại lý bán; giao hàng mua đối với đại lý mua; tiền cung ứng dịch vụ đối với đại lý cung ứng dịch vụ;

Trang 7

5 Bảo quản hàng hoá sau khi nhận đối với đại lý bán hoặc trước khi giao đối với đại lý mua; liên đới chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại lý mua bán hàng hóa, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ trong trường hợp có lỗi do mình gây ra;

6 Chịu sự kiểm tra, giám sát của bên giao đại lý và báo cáo tình hình hoạt động đại lý với bên giao đại lý;

7 Trường hợp pháp luật có quy định cụ thể về việc bên đại lý chỉ được giao kết hợp đồng đại lý với một bên giao đại lý đối với một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định thì phải tuân thủ quy định của pháp luật đó

2.4 Thời hạn đại lý

Trong hợp đồng đại lý, các bên có thể thỏa thuận về thời hạn hiệu lực của hợp đồng đại lý Nếu bên nào tự ý chấm dứt hợp đồng trước thời hạn này thì phải bồi thường cho bên còn lại Giá trị của khoản bồi thường này sẽ được xác định dựa trên các thiệt hại mà việc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn gây ra

Luật Thương mại 2005 quy định một số trường hợp chấm dứt hợp đồng đại lý tại Điều 177 như sau:

1 Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thời hạn đại lý chỉ chấm dứt sau một thời gian hợp lý nhưng không sớm hơn sáu mươi ngày, kể từ ngày một trong hai bên thông báo bằng văn bản cho bên kia về việc chấm dứt hợp đồng đại lý

2 Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu bên giao đại lý thông báo chấm dứt hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này thì bên đại lý có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường một khoản tiền cho thời gian mà mình đã làm đại lý cho bên giao đại lý đó

Giá trị của khoản bồi thường là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý cho mỗi năm mà bên đại lý làm đại lý cho bên giao đại lý Trong trường hợp thời gian đại lý dưới một năm thì khoản bồi thường được tính là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý

3 Trường hợp hợp đồng đại lý được chấm dứt trên cơ sở yêu cầu của bên đại lý thì bên đại lý không có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường cho thời gian mà mình đã làm đại lý cho bên giao đại lý

Thấy rằng, thời hạn đại lý quy định tại điều 177 LTM chỉ quan tâm đến bên chấm dứt, không quan tâm đến lỗi Điều này là không hợp lý, dễ dẫn đến tình trạng bên giao đại lý dễ dàng lạm dụng để ép bên đại lý không được làm đại lý nữa và ảnh hưởng đến quyền của bên đại lý Ngoài

ra, giá trị bồi thường là một tháng đại lý trung bình theo năm, không đủ lớn để ràng buộc trách nhiệm giữa bên giao đại lý và bên nhận đại lý

Để làm rõ hơn về khái niệm một tháng thù lao đại lý trung bình, ví dụ sau được đưa ra:

Đại lý B đã làm đại lý cho công ty A trong thời hạn 3 năm với mức thù lao như sau:

Trang 8

- Năm 2010: 20 triệu/tháng;

- Năm 2011: 35 triệu/tháng;

- Năm 2012: 15 triệu/tháng

Trong hợp đồng đại lý giữa công ty A và đại lý B không nêu rõ về thời hạn chấm dứt công việc đại lý của đại lý B Nay công ty A đưa ra yêu cầu chấm dứt hợp đồng với đại lý B Thì công ty A phải bồi thường cho đại lý B một khoản bằng:

1 tháng thù lao trung bình = (20+35+15)/3 = 23,3 triệu đồng

2.5 Thù lao đại lý

Thù lao trong hoạt động đại lý là một mấu chốt rất quan trọng trong hợp đồng đại lý bởi nó không chỉ là điều kiện giúp bên đại lý thực hiện tốt các nghĩa vụ của mình mà còn là căn cứ để các bên xác định mức bồi thường khi hợp đồng chấm dứt

Điều 171 Luật Thương mại 2005 quy định như sau về thù lao đại lý:

1 Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thù lao đại lý được trả cho bên đại lý dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá

2 Trường hợp bên giao đại lý ấn định giá mua, giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng thì bên đại lý được hưởng hoa hồng tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá mua, giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ

3 Trường hợp bên giao đại lý không ấn định giá mua, giá bán hàng hoá hoặc giá cung ứng dịch

vụ cho khách hàng mà chỉ ấn định giá giao đại lý cho bên đại lý thì bên đại lý được hưởng chênh lệch giá Mức chênh lệch giá được xác định là mức chênh lệch giữa giá mua, giá bán, giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng so với giá do bên giao đại lý ấn định cho bên đại lý

4 Trường hợp các bên không có thoả thuận về mức thù lao đại lý thì mức thù lao được tính như sau:

a) Mức thù lao thực tế mà các bên đã được trả trước đó;

b) Trường hợp không áp dụng được điểm a khoản này thì mức thù lao đại lý là mức thù lao trung bình được áp dụng cho cùng loại hàng hoá, dịch vụ mà bên giao đại lý đã trả cho các đại lý khác; c) Trường hợp không áp dụng được điểm a và điểm b khoản này thì mức thù lao đại lý là mức thù lao thông thường được áp dụng cho cùng loại hàng hoá, dịch vụ trên thị trường

Đưa một ví dụ để làm rõ quy định này của Luật thương mại 2005: Công ty A chuyên sản xuất sữa bột Công ty A và đại lý B có ký với nhau mộthợp đồng đại lý theo đó đại lý B sẽ trở thành đại lý phân phối, bán hàng cho công ty A Trong quý I năm 2012, công ty A giao cho đại lý B lô hàng 800 hộp sữa Có 2 trường hợp xảy ra:

Trang 9

Thứ nhất: Công ty A định giá sẵn cho đại lý B là đại lý phải bán ra thị trường với mức giá 200.000đ/hộp và mức hoa hồng là 5% trên tổng doanh thu Vậy thù lao đại lý B được hưởng: 200.000 x 800 x 5% = 8.000.000đ

Thứ hai: Công ty A chỉ định giá bán cho đại lý B là 200.000đ/hộp mà không quy định giá bán ra thị trường Đại lý B bán ra với mức giá 205.000đ/hộp Vậy thù lao đại lý B được hưởng là: (205.000 – 200.000) x 800.000 = 4.000.000đ

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, việc thanh toán tiền hàng, tiền cung ứng dịch vụ và thù lao đại lý được thực hiện theo từng đợt sau khi bên đại lý hoàn thành việc mua, bán một khối lượng hàng hoá hoặc cung ứng một khối lượng dịch vụ nhất định (Điều 176 Luật Thương mại 2005 về Thanh toán trong đại lý)

3 So sánh Đại lý thương mại với các hình thức trung gian thương mại khác và với hoạt động nhượng quyền thương mại

Tiêu

chí

Đại diện cho

thương nhân

Môi giới thương mại Ủy thác thương mại Đại lý thương mại

Bản

chất

pháp

Là hành vi thực

hiện công việc theo

sự ủy nhiệm để

hưởng thù lao

Là hoạt động mang tính dịch vụ thương mại, nhằm thực hiện công việc theo

sự ủy quyền và có hưởng thù lao

Là quan hệ mang tính chất dịch vụ thương mại, thể hiện rõ quan hành vi mua hộ, bán hộ

để hưởng thù lao

Là quan hệ mang tính chất dịch vụ thương mại, thể hiện qua hành vi mua hộ, bán

hộ để hưởng thù lao

Chủ

thể

Bên đại diện và bên

giao đại diện đều

phải là thương

nhân Trong đó:

- Bên giao đại diện

có quyền thực hiện

những hoạt động

thương mại nhất

định

- Bên đại diện thực

hiện hoạt động đại

diện một cách

chuyên nghiệp

Bên môi giới và bên được môi giới

Trong đó:

- Bên môi giới phải

là thương nhân, có đăng ký kinh doanh

để thực hiện dịch

vụ môi giới thương mại và không nhất thiết phải có ngành nghề đăng ký kinh doanh trùng với ngành nghề ĐKKD của các bên được môi giới

Bên ủy thác và bên nhận ủy thác Trong đó:

- Bên nhận ủy thác phải

là thương nhân kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hóa được

ủy thác

- Bên ủy thác không nhất thiết là thương nhân

Bên giao đại lý và bên đại lý đều phải là thương nhân

Trang 10

- Bên được môi giới

có thể là thương nhân hoặc không

cách

pháp

lý khi

giao

dịch

với

bên

thứ ba

Bên đại diện sẽ

nhân danh bên giao

đại diện khi giao

dịch và giao kết

hợp đồng với người

thứ ba

Bên môi giới nhân danh chính mình để quan hệ với các bên được môi giới, nói cách khác là mỗi bên đều nhân danh

tư cách pháp nhân của chính mình

Bên nhận ủy thác nhân danh chính mình khi giao dịch với bên thứ ba

Bên đại lý nhân danh chính mình trong giao dịch với bên thứ ba

Nội

dung

hoạt

động

Do các bên tự thỏa

thuận, bên trong đại

diện có thể thực

hiện một phần hoặc

toàn bộ các hoạt

động thương mại

thuộc phạm vi hoạt

động của bên giao

đại diện

Gồm nhiều hoạt động, như bên môi giới giúp các bên trong việc gặp nhau, đàm phán, ký kết hợp đồng

Bao gồm việc giao kết, thực hiện hợp đồng ủy thác giữa bên ủy thác

và bên nhận ủy thác và giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa giữa bên nhận ủy thác với bên thứ ba theo yêu cầu của bên ủy thác

Bao gồm việc giao kết, thực hiện hợp đồng đại lý giữa bên giao đại lý và bên đại

lý và giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ giữa bên đại lý với bên thứ ba theo yêu cầu của bên giao đại lý

Phạm

vi

Bên đại diện có thể

được bên giao đại

diện ủy quyền thực

hiện nhiều hành vi

thương mại khác

nhau

Bao gồm tất cả các hoạt động môi giới

có mục đich kiếm lợi (mua bán hàng hóa, cung ứng dịch

vụ, xúc tiền thương mại…)

Bên nhận ủy thác chỉ được bên ủy thác ủy quyền mua hoặc bán hàng hóa cụ thể nào đó với bên thứ ba

Có thể thực hiện trong nhiều lĩnh vực của hoạt động thương mại (mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ…)

Cơ sở

để

thiết

lập

quan

hệ

Hợp đồng đại diện

cho thương nhân

Hợp đồng môi giới Hợp đồng ủy thác mua

bán hàng hóa

Hợp đồng đại lý thương mại

Ngày đăng: 25/03/2019, 16:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w