1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Các quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực môi trường (2)

20 310 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 121,5 KB

Nội dung

Các điều 7, 30, 52 Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 quy định các tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác mà làm suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

I – Một số khái niệm liên quan đến bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường:

1 Khái niệm ô nhiềm môi trường:

a Ô nhiễm môi trường:

Luật bảo vệ môi trường được quốc hội thông qua ngày 27/12/1993 định

nghĩa “Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi

phạm tiêu chuẩn môi trường” Trong cuốn “Từ điển giải thích thuật ngữ luật học của trường đại học luật” Ô nhiễm môi trường được định nghĩa là tình trạng

“môi trường bị thay đổi tính chất vượt quá các tiêu chuẩn môi trường đã được quy định” Như vậy, không phải bất cứ hành vi nào tác động và làm thay đổi môi trường đều được coi là hành vi gây ô nhiễm Một hành vi làm ô nhiễm môi trường phải đạt 2 tiêu chí:

Trang 2

Thứ nhất: Hành vi đó phải làm thay đổi tính chất của môi trường – sự

thay đổi tính chất lý, hóa, sinh học của môi trường

Thứ hai: Hành vi đó phải vi phạm tiêu chuẩn môi trường Tiêu chuẩn môi

trường là những chuẩn mực, giới hạn cho phép nhằm đánh giá những hành vi và trạng thái môi trường Những chuẩn mực, những giới hạn cho phép được hiểu là mức độ hoặc phạm vi chất ô nhiễm nhất định trong các thành phần môi trường

mà nhà nước thấy có thể chấp nhận được vì chưa đến mức gây nguy hiểm cho con người Đây là căn cứ quan trọng để xác định một hành vi gây ô nhiễm môi trường ở mức độ nào đồng thời cũng là một trong những cơ sở để đánh giá, xác định việc bồi thường thiệt hại

b Bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường:

Bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường là một hình thức trách nhiêm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây ra thiệt hại phải bù đắp, đền

bù những tổn thất về vật chất và tinh thần cho bên bị thiệt hại Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường phát sinh khi có chủ thể có hành vi tác động làm môi trường bị thay đổi tính chất vượt quá tiêu chuẩn môi trường, gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hoặc môi trường sinh thái

2 Các loại nguồn gây ra ô nhiễm môi trường:

Hiện nay, có rất nhiều nguồn gây ra ô nhiễm môi trường, tuy nhiên tập trung chủ yếu vào các nguồn sau:

a Chất thải sinh hoạt

Tỷ lệ tăng dân số cao cùng với dân số đông đang là thách thức đối với nền kinh tế nói chung và với môi trường nói riêng Trong khi đó, điều kiện kinh tế hạ tầng đang xuống cấp nghiêm trọng Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt và hệ thống thoát nước còn yếu kém cũng góp phần gây ra ô nhiễm môi trường Lượng rác thải sinh hoạt cực lớn đang là vấn đề nan giải Ở các đô thị, lượng rác thải có thể đạt 15.000 – 18.000 m3/ngày nhưng mới chỉ thu gom, xử lý được một nửa

Trang 3

Tình trạng này dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở mức độ cao đến môi trường không khí và nước

b Chất thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp

Việt Nam có khoảng gần 80% dân số hoạt động nông nghiệp, sinh sống ở nông thôn với thu nhập thấp, tỉ lệ sinh đẻ cao, quỹ đất canh tác thấp lại bị thu hẹp dần Hàng năm nước ta sử dụng khoảng 15.000 – 250.000 tấn thuốc trừ dịch hại

và bảo vệ thực vật, bình quân lượng thuốc sử dụng trên 1ha gieo trồng là 0.4 – 0.5 kg

c Chất thải từ hoạt động công nghiệp:

Bước vào thời kỳ đổi mới nền kinh tế, các thành phần kinh tế được mở rộng kéo theo số lượng, quy mô các nhà máy, xí nghiệp đều gia tăng Các cơ sở sản xuất hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp đã có những cải tiến đáng kể Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vì động cơ lợi nhuận hoặc vì không có ý thức bảo vệ môi trường nên đã bỏ qua an toàn lao động cũng như không có thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường, gây khó khăn cho kiểm soát và quản lý ô nhiễm môi trường

d Sự cố môi trường:

Những sự cố môi trường có thể xảy ra là:

- Sự cố kĩ thuật gây nguy hại về môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học, kĩ thuật, văn hóa, xã hội

- Sự cố trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác và vận chuyển khoáng sản, dầu khí, sập lò, vỡ ống dẫn dầu…

- Sự cố trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử

Trong các sự cố trên, sự cố tràn dầu là một sự cố xảy ra phổ biến hiện nay

và gây nhiều thiệt hại lớn

II - Các quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực môi trường:

Trang 4

Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua ngày 27-12-1993, có hiệu từ ngày 10/1/1994 là văn bản pháp luật chủ yếu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Các điều 7, 30, 52 Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 quy định các tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác mà làm suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, gây sự cố môi trường thì phải thực hiện các biện pháp khắc phục theo quy định của Uỷ ban nhân dân địa phương và cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường; có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật Đây là văn bản đầu tiên quy định

về vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường, là cơ sở pháp

lý quan trọng, cụ thể để phát sinh quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường

Khoản 2 điều 18 Nghị định 175-CP ngày 18-10-1994 của Chính phủ Về

hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường quy định: “Các tổ chức sản xuất,

kinh doanh có trách nhiệm nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của pháp luật

về đóng góp tài chính về bảo vệ môi trường, bồi thường thiệt hại do có hành vi gây tổn hại môi trường theo quy định của pháp luật”

Theo điều 1 (khoản 3) Nghị định số 26-CP ngày 26-4-1996 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường, mọi tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường gây thiệt hại vật chất phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật Điều 2 của Nghị định này

quy định: “Việc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính về bảo vệ môi

trường gây ra được tiến hành theo nguyên tắc thoả thuận giữa bên có hành vi gây ra thiệt hại và bên bị thiệt hại Đối với những thiệt hại về vật chất do hành

vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường gây ra có giá trị đến 1.000.000 đồng mà không tự thoả thuận được thì người có thẩm quyền xử phạt quyết định mức bồi thường, những thiệt hại có giá trị từ trên 1.000.000 đồng được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự”.

Trang 5

Trong các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường có hai văn bản dưới hình thức thông tư có các quy định liên quan đến bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường Đó là Thông tư số 2370-TT/Mtg ngày 22-12-1995 của

Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Hướng dẫn tạm thời về khắc phục sự cố chảy xăng dầu và Thông tư số 2262/TT-MTg ngày 29-12-1995 Hướng dẫn về khắc phục sự cố tràn dầu

Trong Bộ luật Dân sự ngày 28-10-1995 trách nhiệm bồi thường thiệt hại

do hành vi làm ô nhiễm môi trường đã được đề cập Trước hết, đó là điều 628

với quy định: “cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường

gây thiệt hại, thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, trừ trương hợp người bị thiệt hại có lỗi” Tại điều 268 cũng có quy

định: “Khi sử dụng, bảo quản, từ bỏ tài sản của mình, chủ sở hữu phải tuân theo

các quy định của pháp luật bảo vệ môi trường, nếu làm ô nhiễm môi trường thì chủ sở hữu có trách nhiệm chấm dứt hành vi gây ô nhiễm, thực hiện các biện pháp để khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại.”

Do thiếu các quy định cụ thể về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường, về xác định thiệt hại, phương pháp xác định thiệt hại, cách thức bồi thường ở các văn bản Luật chuyên nghành nên Bộ luật dân sự 1995 được hiểu như cơ sở pháp lý chung để giải quyết mọi vấn đề liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trong đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do

ô nhiễm môi trường

Đến khi Bộ luật dân sự 2005 được ban hành với một số điểm mới về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Về bồi thường thiệt hại do ô

nhiễm môi trường, Điều 624 quy định: “Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể

khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi” Điều

luật này muốn khẳng định một điều: người làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại

Trang 6

luôn phải chịu trách nhiệm bồi thường trừ trường hợp người bị thiệt hại có lỗi hoặc nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường là do thiên tai

Luật Bảo vệ môi trường 2005 ra đời đã tạo cơ sở pháp lý rõ ràng và phù hợp với lý luận về thiệt hại do ô nhiễm môi trường Luật Bảo vệ môi trường

2005 quy định chi tiết về bồi thường thiệt hại, giám định thiệt hại, cách thức giải quyết bồi thường tại mục 2 chương XIV Các quy định này định hướng rõ ràng cho quá trình thực hiện bồi thường thiệt hại trên thực tế Sự hoàn thiện từng bước của các quy định pháp luật đã phần nào thích ứng được với thực tiễn bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường

III - Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường:

1 Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường:

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường là cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thường, người phải bồi thường, người được bồi thường và mức độ bồi thường

Các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường bao gồm: có thiệt hại xảy ra, hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật, có lỗi của người gây thiệt hại, có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật

a Có thiệt hại xảy ra:

Trong quan hệ bồi thường thiệt hại, thiệt hại vừa là điều kiện phát sinh trách nhiệm, vừa là cơ sở tính mức bồi thường Mục đích của bồi thường thiệt hại là khôi phục lại tình trạng trước khi xảy ra thiệt hại, nhằm bù đắp các tổn thất

do hành vi gây hại nên việc xác định có thiệt hại xảy ra hay không, thiệt hại ở mức độ nào là một việc làm rất cần thiết

Trang 7

Thiệt hại xảy ra là tiền đề của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường bởi mục đích của việc áp dụng trách nhiệm là khôi phục tình trạng cân bằng vốn có trong các thành phần môi trường, khôi phục tình trạng tài sản cho người bị thiệt hại, do đó nếu không có thiệt hại thì không đặt vấn đề bồi thường cho dù có đầy đủ các điều kiện khác

Các loại thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường gồm có:

- Thiệt hại đối với môi trường tự nhiên hay thiệt hại đối với các giá trị nhân thái như: nguồn nước nhiễm các chất độc hại, số lượng độc thực vật suy giảm…

- Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm Ví dụ như dầu tràn làm cho các ao hồ

bị nhiễm độc, nguồn tài nguyên thủy sản chết hàng loạt Hoặc khi nguồn nước, không khí bị ô nhiễm, đồng cỏ bị nhiễm độc, chất thải của các cơ sở công nghiệp, bệnh viện làm gia súc, cây cối chết…

- Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, hồi phục sức khỏe bị giảm sút; thu nhập thực tế của người bị thiệt hại và người chăm sóc người bị thiệt hại bị mất, bị giảm sút Ví dụ: khi môi trường bị ô nhiễm (ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí…) sức khỏe của con người

bị giảm sút… Những người mắc bệnh phải bỏ ra một khoản tiền chi cho khám bệnh, chữa bệnh, đồng thời thu nhấp của họ bị giảm sút…

- Thiệt hại do tính mạng bị xâm hại bao gồm chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; chi phí mai táng; tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng

- Thiệt hại về kinh tế hay thiệt hại về các lợi ích thương mại như doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp sụt giảm khi nằm trong vùng ô nhiễm

Thiệt hại xảy ra là điều kiện bắt buộc đầu tiên để xem xét việc có phát

sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại hay không Điều này khác với việc xác

Trang 8

định trách nhiệm hình sự và trách nhiệm hành chính có thể không căn cứ vào thiệt hại xảy ra

b Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật

Hành vi trái pháp luật được hiểu là các hành vi không tuân theo các quy định của pháp luật bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, sự cố môi trường, xâm phạm các quyền của công dân được pháp luật bảo vệ

Những hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường rất đa dạng, phong phú như sau:

- Những hành vi vi phạm điều cấm của Luật Bảo vệ môi trường 2005 Điều 7 Luật bảo vệ môi trường 2005 có quy định 15 hành vi bị nghiêm cấm

- Vi phạm các quy định về đánh giá tác động môi trường hoặc các yêu cầu ghi tại phiếu thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

- Vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ nguồn đất, bảo vệ đất; vi phạm các quy định về đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên

- Vi phạm các quy định về vệ sinh công cộng như quy định về vận chuyển

và xử lý chất thải; quy định về tiếng ồn, độ rung…

- Vi phạm các quy định về bảo quản và sử dụng các chất dễ gây ô nhiễm;

vi phạm các quy định về phòng, chống sự cố môi trường trong tìm kiếm thăm dò, khai thác vận chuyển

Điều này cho thấy, không phải mọi hành vi gây thiệt hại cho môi trường đều là hành vi vi phạm pháp luật môi trường Không phải bất cứ hành vi vi phạm pháp luật môi trường nào cũng phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại Chỉ khi hậu quả của hành vi xảy ra thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại mới phát sinh

c Có lỗi của người gây thiệt hại:

Trang 9

Yếu tố lỗi là một điều kiện quan trọng làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Lỗi là trạng thái tâm lý của con người có thể làm chủ nhận thức được hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó Lỗi trong luật dân sự gồm hai hình thức: lỗi cố ý và lỗi vô ý

- Lỗi do hành vi của con người gây ra ô nhiễm môi trường:

+ Các tổ chức, cá nhân thải chất độc hại vào môi trường hoặc cố ý

vi phạm các quy định của pháp luật Họ nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây

thiệt hại cho môi trường nhưng vẫn cố ý làm Trường hợp này là lỗi cố ý Theo khoản 2 điều 308 thì “Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ

hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra”.

+ Các cá nhân, tổ chức không cẩn thận trong quá trình sử dụng phương tiện tiềm ẩn rủi ro hay nguồn nguy hiểm cao độ Cá nhân, tổ chức không thấy trước hành vi của mình có thể gây thiệt hại, mặc dù phải biết trước thiệt hại

có thể xảy ra Đây là lỗi vô ý Theo khoản 2 điều 308 thì “Vô ý gây thiệt hại là

trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được”.

- Lỗi do sự cố môi trường bắt nguồn từ tác động của con người:

Những sự cố môi trường này là sự biến pháp lý tương đối, tức là sự biến

do con người tác động nhưng không kiểm soát được Hành vi tạo ra sự biến pháp

lý tương đối là hành vi có lỗi và trái pháp luật Như vậy, lỗi này trong ô nhiễm môi trường là lỗi vô ý

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường được quy định tại

điều 624 BLDS như sau: “Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm

Trang 10

môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi”.

Thiệt hại do ô nhiễm môi trường chủ yếu liên quan tới tàu chở dầu, kho chứa dầu… Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ cần xác định thiệt hại xảy ra là hậu quả của vi phạm pháp luật mà không cần xét đến các yếu tố khác

d Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật:

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi thiệt hại xảy ra là kết quả trực tiếp của hành vi trái pháp luật Mối quan hệ giữa hành vi trái pháp luật với hậu quả mà hành vi đó gây nên là điều không thể thiếu trong xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây nên Việc xác định mối quan hệ này thường rất khó vì nhiều yếu tố

- Một thiệt hại xảy ra có thể do nhiều yếu tố

- Hành vi gây thiệt hại đã xảy ra từ lâu, khó xác định nguyên nhân

- Một hành vi gây nhiều thiệt hại khác nhau ở các mức độ khác nhau

2 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do môi trường gây ra:

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường là một loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Thiệt hại này có thể do hành vi gây ô nhiễm môi trường hoặc do sự cố môi trường Thiệt hại do ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật Việt Nam chỉ được xem xét dưới góc độ thiệt hại về vật chất Do vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường cũng chỉ là trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất Theo điều 307 BLDS thì

“Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế

bị mất hoặc bị giảm sút”.

Ngày đăng: 25/03/2019, 09:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w