Phát thải khí nhà kính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiềm năng áp dụng Cơ chế phát triển sạch nhằm giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong khai thác than đồng bằng sông Hồng (Trang 59)

Sau quá trình UCG, trong thành phần khí hỗn hợp sản phẩm thu được đã xác định 02 khí nhà kính nằm trong danh sách các loại khí bị kiểm soát bởi Nghị định thư Kyoto là CO2 và CH4.

Lượng tấn khí CO2 phát thải từ UCG sẽ được tính như sau:

Lƣợng phát thải khí CO2 = Lƣợng khí hỗn hợp (Wkhí) thu đƣợc x Tỷ lệ khí CO2 trong thành phần khí hỗn hợp x Tỷ trọng khí CO2

(tCO2/năm) (m3Wkhí/năm) (m3CO2/m3Wkhí) (tCO2/m3CO2) Trong đó, tỷ trọng khí CO2 được lấy là 1,9769 kg/m3 tức 0,0019769 t/m3. Đối với dự án UCG thử nghiệm tại khu Bình Minh – Khoái Châu, lượng phát thải khí CO2 sẽ được tính như sau:

Đối với giai đoạn 1:

Lƣợng phát thải khí CO2 (tCO2/năm) = 3.700.000.000 (m3/năm) x 0,223 (m3CO2/m3Wkhí) x 0,0019769 (tCO2/m3CO2) = 1.631.140,19 (tCO2/năm)

Đối với giai đoạn 2:

Lƣợng phát thải khí CO2 (tCO2/năm) = 11.000.000.000 (m3/năm) x 0,223 (m3CO2/m3Wkhí) x 0,0019769 (tCO2/m3CO2) = 4.849.335,70 (tCO2/năm)

Trong thời gian 7 năm, tổng lượng phát thải CO2 được thể hiện tại Bảng 3.3 dưới đây.

Bảng 3.3. Tổng lượng phát thải khí CO2

Năm Lƣợng phát thải (tCO2)

Năm 1 1.631.140,19

Năm 2 1.631.140,19

Năm 3 1.631.140,19

58

Năm Lƣợng phát thải (tCO2)

Năm 5 4.849.335,70

Năm 6 4.849.335,70

Năm 7 4.849.335,70

Tổng 21.072.567,86

Lượng tấn khí CH4 phát thải từ UCG sẽ được tính như sau:

Lƣợng phát thải khí CH4 = Lƣợng khí hỗn hợp (Wkhí) thu đƣợc x Tỷ lệ khí CH4 trong thành phần khí hỗn hợp x Tỷ trọng khí CH4 (tCH4/năm) (m3Wkhí/năm) (m3CH4/m3Wkhí) (tCH4/m3CH4) Trong đó, tỷ trọng khí CH4 được lấy là 0,718 kg/m3 tức 0,000718 t/m3 (trong cùng điều kiện để tỷ trọng khí CO2 là 0,0019769 t/m3 [13]).

Đối với dự án UCG thử nghiệm tại khu Bình Minh – Khoái Châu, lượng phát thải khí CH4 sẽ được tính như sau:

Đối với giai đoạn 1:

Lƣợng phát thải khí CH4 (tCH4/năm) = 3.700.000.000 (m3/năm) x 0,03 (m3CH4/m3Wkhí) x 0,000718 (tCH4/m3CH4) = 79.698 (tCH4/năm)

Đối với giai đoạn 2:

Lƣợng phát thải khí CH4 (tCH4/năm) = 11.000.000.000 (m3/năm) x 0,03 (m3CH4/m3Wkhí) x 0,000718 (tCH4/m3CH4) = 236.940 (tCH4/năm)

Dựa vào tiềm năng nóng lên toàn cầu của CH4 so với CO2 tại Bảng 1.1, lượng CH4 được quy đổi ra CO2 tương đương được tính như sau:

Lƣợng phát thải khí CO2

tƣơng đƣơng =

Lƣợng phát thải

khí CH4 X

Tiềm năng nóng lên toàn cầu của CH4 so với CO2

59 Đối với giai đoạn 1:

Lƣợng phát thải khí CO2 tƣơng đƣơng

(tCO2 tương đương/năm)

= 79.698

(tCH4/năm) x 21 = 1.673.658 (tCO2 tương đương/năm) Đối với giai đoạn 2:

Lƣợng phát thải khí CO2 tƣơng đƣơng

(tCO2 tương đương/năm)

= 236.940

(tCH4/năm) x 21 = 4.975.740 (tCO2 tương đương/năm)

Trong thời gian 7 năm, tổng lượng phát thải khí CH4 (tính theo CO2 tương đương) được thể hiện tại Bảng 3.4 dưới đây.

Bảng 3.4. Tổng lượng phát thải khí CO4

Năm Lƣợng phát thải (tCO2 tƣơng đƣơng)

Năm 1 1.673.658 Năm 2 1.673.658 Năm 3 1.673.658 Năm 4 1.673.658 Năm 5 4.975.740 Năm 6 4.975.740 Năm 7 4.975.740 Tổng 21.621.852

Nhằm giảm phát thải khí nhà kính từ UCG, khí CH4 được sử dụng để làm khí đốt còn khí CO2 sẽ được thu hồi và lưu trữ. Lượng khí CH4 được đốt hoàn toàn nên được tính là lượng phát thải khí nhà kính giảm được. Như vậy, lượng giảm phát thải từ sử dụng CH4 làm khí đốt tính theo CO2 tương đương là:

Lƣợng giảm phát thải

(tCO2 tương đương)

60

Lượng giảm phát thải CO2 khi sử dụng CCS sẽ được tính toán tại mục 3.3. dưới đây.

3.2. Kết quả tính toán tiềm năng giảm nhẹ phát thải khí nhà kính khi áp dụng công nghệ CCS

Sau khi khai thác than bằng công nghệ UCG tại khu thử nghiệm Bình Minh – Khoái Châu, công nghệ CCS sẽ được áp dụng để thu hồi lượng khí CO2

trong thành phần khí tổng hợp. Lượng khí CO2 thu hồi sẽ được nén và chuyển vào bồn chứa. Sau khi UCG tại khu thử nghiệm Bình Minh – Khoái Châu kết thúc sẽ tiến hành bơm CO2 từ bồn chứa xuống lòng đất đã khí hóa hết than trong thử nghiệm Bình Minh – Khoái Châu để lưu trữ. Dưới đây là sơ đồ biểu diễn dự án CCS nhằm thu hồi khí CO2 sau khi UCG tại thử nghiệm Bình Minh – Khoái Châu.

61

Hình 3.3. Khí hóa than ngầm kết hợp thu hồi và lưu trữ các-bon

62

Hình 3.4. Sơ đồ hoạt động CCS tại khu thử nghiệm Bình Minh – Khoái Châu

3.2.1. Phát thải đƣờng cơ sở

Phát thải CO2 cơ sở của dự án CCS-CDM chính là lượng phát thải CO2

của dự án UCG.

Phát thải đƣờng cơ sở

(tCO2) = 21.072.567,86 (tCO2)

3.2.2. Phát thải dự án

Theo phương pháp luận nêu tại mục 2.3.2, để tính phát thải dự án cần xác định lượng CO2 phát thải từ các hoạt động sau:

1. Khí CO2 thất thoát trong quá trình thu hồi, vận chuyển các-bon. 2. Khí CO2 phát thải từ việc sử dụng năng lượng cho hoạt động CCS 3. Khí CO2 rò rỉ trong thời gian lưu trữ các-bon.

63

Do dự án CCS thực tế chưa đi vào hoạt động, chưa có số liệu đo lượng khí CO2 tại các điểm giám sát nên công thức dưới đây sẽ được sử dụng để ước tính lượng phát thải CO2 thất thoát của dự án.

Tổng lƣợng khí CO2 thất thoát ƣớc tính = Phát thải CO2 từ nguồn

x ( Phát thải khi dự án không hoạt động + Tỷ lệ phần trăm thất thoát CO2 khi thu hồi )

(tCO2/năm) (tCO2/năm)

Trong đó, theo phương pháp tính toán nêu tại Chương 2 thì: - Phát thải CO2 từ nguồn chính là phát thải kịch bản cơ sở.

- Phát thải khi dự án không hoạt động sẽ không được tính vì đối với dự án UCG kết hợp với CCS, khi UCG tạm ngưng để bảo dưỡng hoặc gặp sự cố thì hệ thống CCS cũng ngưng hoạt động và ngược lại.

- Lượng CO2 thất thoát khi thu hồi sẽ là 10%. Đây là giá trị tiêu chuẩn thường được trích dẫn trong các tài liệu về CCS.

Trong đó, phát thải CO2 từ nguồn chính là phát thải kịch bản cơ sở. Vậy lượng khí CO2 thất thoát trong quá trình CCS là:

- Trong giai đoạn 1:

Tổng lƣợng khí CO2 thất thoát

(tCO2/năm) =

1.631.140,19

(tCO2/năm) x 0,10 = 163.114,02 (tCO2/năm)

- Trong giai đoạn 2:

Tổng lƣợng khí CO2 thất thoát

(tCO2/năm) =

4.849.335,70

(tCO2/năm) x 0,10 = 484.933,57 (tCO2/năm)

Tổng lượng khí CO2 thất thoát trong quá trình thu hồi, vận chuyển được thể hiện tại Bảng 3.5.

64

Bảng 3.5. Tổng lượng khí CO2 thất thoát trong quá trình CCS

Năm Lƣợng phát thải (tCO2)

Năm 1 163.114,02 Năm 2 163.114,02 Năm 3 163.114,02 Năm 4 163.114,02 Năm 5 484.933,57 Năm 6 484.933,57 Năm 7 484.933,57 Tổng 2.107.256,79

b) Khí CO2 phát thải từ khâu vận chuyển

Ứng dụng CCS khu thử nghiệm Bình Minh – Khoái Châu nơi thu hồi và lưu trữ gần như tại cùng một vị trí nên gần như không mất năng lượng cho quá trình vận chuyển. Do đó, sẽ không có phát thải từ hoạt động này.

c) Khí CO2 rò rỉ trong thời gian lưu trữ

Vậy lượng CO2 rò rì trong thời gian lưu trữ là:

Tổng lƣợng khí CO2 thất thoát khi lƣu trữ

ƣớc tính = Phát thải CO2 từ nguồn x Tỷ lệ phần trăm thất thoát CO2 khi lƣu trữ (tCO2) (tCO2) (0,05) = 21.072.567,86 0,05 = 1.053.628,39 (tCO2) Trong đó :

Tỷ lệ phần trăm thất thoát CO2 khi lưu trữ được chọn là 5% theo Linc Energy, Australia.

65

Tổng lượng phát thải dự án được tính như sau:

Tổng phát thải dự án

(tCO2)

=

Tổng lƣợng CO2 thất thoát khi thu hồi, vận chuyển

(tCO2) + CO2 rò rỉ trong khi lƣu trữ (tCO2) = 2.107.256,79 (tCO2) + 1.053.628,39 (tCO2) = 3.160.885,18 (tCO2) 3.2.3. Giảm phát thải

Lượng giảm phát thải khí CO2 của dự án UCG-CCS được tính như sau:

Lƣợng giảm phát thải (tCO2) = Phát thải đƣờng cơ sở (tCO2) - Phát thải dự án (tCO2) = 21.072.567,86 3.160.885,18 = 17.911.682,68 (tCO2)

3.3. Tổng lƣợng giảm phát thải từ UCG kết hợp với CCS

Tổng lượng giảm phát thải từ việc từ sử dụng CH4 làm khí đốt và CO2 được thu hồi và lưu trữ trong giai đoạn 7 năm của dự án UCG thử nghiệm tại Bình Minh – Khoái Châu là:

Tổng lƣợng giảm phát thải

(tCO2 tương đương)

=

Lƣợng giảm phát thải từ sử dụng CH4 làm khí đốt

(tCO2 tương đương)

+ Lƣợng giảm phát thải từ sử dụng CCS (tCO2) = 21.621.852 17.911.682,68 = =

39.533.534,68 (tCO2 tương đương)

39,5 (triệu tCO2 tương đương)

3.4. Đánh giá tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính khi áp dụng tổ hợp công nghệ UCG-CCS khi khai thác than Đồng bằng sông Hồng công nghệ UCG-CCS khi khai thác than Đồng bằng sông Hồng

Như đã đề cập tại mục 1.3 Chương 1, Đồng bằng sông Hồng có khoảng vài chục vỉa than với tổng trữ lượng dự báo là 210 tỷ tấn, nằm ở độ sâu từ -150 đến -3.000 hoặc hơn nữa, và với kết quả ước tính giảm phát thải khí nhà kính khi áp dụng kết hợp công nghệ UCG-CCS tại khu thử nghiệm Bình Minh – Khoái Châu đã giảm được 39,5 triệu tấn CO2 tương đương khi khai thác 24,4 triệu tấn than, ước tính khoảng 1,62 tấn CO2 tương đương/tấn than.

66

Giả sử ứng dụng kết hợp công nghệ UCG-CCS để khai thác toàn bộ 210 tỷ tấn than tại bể than ĐBSH thì sẽ giảm được khoảng 340 tỷ tấn CO2 tương đương. Đây chính là tiềm năng để áp dụng cơ chế dự án CDM rất lớn trong tương lai.

Mặt khác, khi áp dụng kết hợp công nghệ UCG-CCS cũng mang lại lợi ích về kinh tế điện năng, với giá thành năng lượng tính cho MWh so với các dạng năng lượng sạch khác. (Xem Hình 3.5 dưới đây).

Hình 3.5. So sánh chi phí thực hiện các dự án khi có CCS và không có CCS

Nguồn: DECC “Electricity Generation Costs 2013” with UCG information from the Research Fund for Coal and Steel of the European Commission “ UCG & CO2 Storage” (2013)

Như vậy tạo ra tiềm năng Để có thể triển khai các dự án CCS-CDM tại Việt Nam nhất là áp dụng CCS-CDM sau khi UCG sẽ gặp các khó khăn cũng như thuận lợi sau:

Khó khăn

- Các dự án kết hợp UCG với CCS trên thế giới đang ở giai đoạn nghiên cứu thử nghiệm.

67

- Phương pháp luận CCS-CDM đang được xây dựng và đệ trình Ban Chấp hành quốc tế về CDM xem xét, phê duyệt.

- Thị trường CER thường xuyên có sự biến động lớn, phụ thuộc vào chính sách và cơ chế đầu tư trên thị trường các-bon thế giới. Giá 1 CER hiện nay chỉ còn khoảng 0,5 Euro so với giá khoảng 20 Euro vào năm 2008. Khi thực hiện dự án CDM, ngoài chi phí đầu tư, các bên tham gia dự án phải bỏ chi phí để thuê DOE và phí đăng ký dự án với EB. Với giá CER quá thấp như hiện nay sẽ không thu hút các doanh nghiệp đầu tư thực hiện dự án CDM. Tiền thu được từ CDM không bù đắp được các chi phí bỏ ra.

Thuận lợi

- Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo, cho phép đầu tư một số dự án khai thác thử nghiệm theo công nghệ khai thác hầm lò và công nghệ UCG làm căn cứ cho việc đầu tư phát triển sau năm 2020 tại bể than ĐBSH (theo Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020 được phê duyệt tại Quyết định số 60/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ).

- Trên thế giới, công nghệ UCG và CCS đã được áp dụng và thực hiện trên quy mô thử nghiệm công nghiệp lớn. Với sự hỗ trợ của các nước, tập đoàn có kinh nghiệp, Việt Nam có thuận lợi khi áp dụng công nghệ UCG, CCS.

- Theo nhận định của các nhà phân tích thị trường tài chính quốc tế, giá tín chỉ các-bon trên thị trường sẽ tăng trở lại sau năm 2015, khi Thỏa thuận mới về ứng phó với BĐKH toàn cầu hình thành với các cam kết giảm phát thải do các nước phát triển và các nước với nền kinh tế mới nổi trội, lượng phát thải KNK lớn đưa ra.

68

KẾT LUẬN

Luận văn đặt mục tiêu nghiên cứu và phân tích tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính bằng giải pháp áp dụng dự án Cơ chế phát triển sạch cho công nghệ thu hồi lưu giữ các-bon khi khai thác than bằng công nghệ khí hóa than ngầm tại bể than Đồng bằng sông Hồng, đánh giá phương pháp khí hoá than ngầm và thu hồi lưu giữ các-bon trên thế giới và tìm hiểu khả năng áp dụng ở Việt Nam. Những nội dung chính mà luận văn đã đạt được là:

1. Đưa ra cơ sở khoa học và lí luận thực tiễn về khả năng áp dụng Cơ chế phát triển sạch cho thu hồi lưu giữ các-bon kết hợp khí hóa than ngầm, trường hợp nghiên cứu tại bể than Đồng bằng sông Hồng.

2. Tính toán khả năng kết hợp khí hóa than ngầm và thu hồi lưu giữ các- bon tại khu vực nghiên cứu của luận văn (mỏ than Bình Minh), từ đó đánh giá được tiềm năng giảm nhẹ phát thải khí nhà kính khi khai thác toàn bộ bể than Đồng bằng sông Hồng bằng công nghệ khí hóa than ngầm.

Các kết quả đạt được trong luận văn mới chỉ là những nghiên cứu bước đầu cho việc tính toán giảm phát thải khí nhà kính khi áp dụng kết hợp công nghệ khí hóa than ngầm và thu hồi lưu giữ các-bon. Các hướng nghiên cứu tiếp theo nhằm xác định cụ thể việc giảm phát thải khí nhà kính khi áp dụng kết hợp công nghệ khí hóa than ngầm và thu hồi lưu giữ các-bon, sẽ là:

1. Tìm hiểu về chi phí khi chỉ áp dụng khí hóa than ngầm, áp dụng khí hóa than ngầm kết hợp với thu hồi lưu giữ các-bon và Cơ chế phát triển sạch cho khí hóa than ngầm kết hợp với thu hồi lưu giữ các-bon;

2. Nghiên cứu các công nghệ được áp dụng và khả năng thực tiễn ở Việt Nam;

3. Nghiên cứu tác động của phương pháp tới địa chất, an ninh lương thực của đồng bằng sông Hồng...

69

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1) Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Báo cáo cập nhật hai năm một lần lần thứ nhất của Việt Nam cho Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu.

2) Bộ Tài nguyên và Môi trường (2003), Thông báo quốc gia đầu tiên của Việt Nam cho Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu.

3) Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), Thông báo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam cho Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu.

4) Công ty Năng lượng sông Hồng (2009), Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, Dự án thử nghiệm khí hoá than ngầm dưới lòng đất.

5) Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Các báo cáo liên quan đến Cơ chế phát triển sạch.

6) Nguyễn Đức Minh & Nguyễn Tiến Nguyên (dịch) (2004), Sách hướng dẫn về Cơ chế phát triển sạch, UV Rheinland Hong Kong Ltd and CREE. 7) Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 60/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020.

8) Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường (dịch) (1999), Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, Liên hợp quốc.

9) Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường (dịch) (2000), Nghị định thư Kyoto, Liên hợp quốc.

10) Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường (dịch) (2005), Giới thiệu về Cơ chế phát triển sạch, Trung tâm Hợp tác Năng lượng và Môi trường của UNEP.

70

Tiếng Anh

11) DECC (2013), Electricity Generation Costs 2013 with UCG information from the Research Fund for Coal and Steel of the European Commission UCG & CO2 Storage.

12) Intergovernmental Panel on Climate Change (2005), Special Report on Carbon Dioxide Capture and Storage.

13) John Pichtel (2005), Waste Management Practices: Municipal, Hazardous, and Industrial.

14) Mitsubishi Securities (2005), Recovery of anthropogenic CO2 from large industrial GHG emission sources and its storage.

15) Tim Dixon, Gregory Leamon, Paul Zakkour, Luke Warren (2013), CCS projects as Kyoto Protocol CDM activities.

16) The Burton et al. (2007), Underground coal gasification.

17) The Global CCS Institue (2014), The Global Status of CCS.

18) United Nations Framework Convention on Climate Change (2012),

Decision 10/CMP.7 Modalities and procedures for carbon dioxide capture and storage in geological formations as clean development mechanism project activities.

Trang thông tin điện tử (Website)

19) http://cd4cdm.org 20) http://www.cdm.unfccc.int 21) http://www.cdmrulebook.org 22) http://www.epa.gov 23) http://www.globalccsinstitute.com 24) http://www.lincenergy.com 25) http://www.noccop.org.vn 26) http://www.ucgassociation.org

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiềm năng áp dụng Cơ chế phát triển sạch nhằm giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong khai thác than đồng bằng sông Hồng (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)