1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích điều kiện ra đời và những ưu, nhược điểm của sản xuất hàng hóa.doc

18 51,2K 101
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 116,5 KB

Nội dung

Phân tích điều kiện ra đời và những ưu, nhược điểm của sản xuất hàng hóa.

Trang 1

1.: Phân tích điều kiện ra đời và những ưu, nhược điểm của sản xuất hàng hóa Ý nghĩa thực tiễn Ý nghĩa thực tiễn:

Để phát triển nền sản xuất hàng hoá ở Việt Nam hiện nay, một mặt phải chuyển đổi cơ cấu kinh

tế (vùng, ngành nghề, lao động, tăng cường đào tạo nghề) để tạo ra tính chuyên môn hoá, tăng cường tham gia phân công và hợp tác quốc tế, xây dựng và phát triển hệ thống thị trường; mặt khác, phải đa dạng hoá sở hữu và các hình thức tổ chức kinh tế, hoàn thiện hệ thống luật pháp và chính sách kinh tế – xã hội, phát triển cơ sở hạ tầng

3.Lượng giá trị hàng hóa được đo lường như thế nào? Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa Ý nghĩa thực tiễn

Ý nghĩa thực tiễn

a Thực tiễn sản xuất hàng hóa ở Việt Nam

Nền sản xuất hàng hóa ở Việt Nam có nhiều ưu điểm để nâng cao giá trị của hàng hóa Tuy nhiên bên cạnh đó còn không ít những hạn chế làm cho sức cạnh tranh của hàng Việt Nam còn chưa cao ở thị trường trong nước và quốc tế

* Ưu điểm:

 Ưu thế của nền sản xuất hàng hóa của nước ta đó là có nguồn lao động dồi dào, giá rẻ Năm 2010, trên 60% người Việt Nam ở độ tuổi lao động (15-64 tuổi) Giai đoạn 2011-2020, lực lượng lao động Việt Nam tăng 1%/năm, tương ứng mức 47,82 triệu người năm 2011, 50,4 triệu năm 2015 và 53,15 triệu năm 2020 Với mức tăng nguồn lao động hiện nay, mỗi năm nước ta có thêm hơn 1 triệu lao động Người lao động nước ta cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú gắn liền với truyền thống dân tộc được tích luỹ qua nhiều thế hệ Giá nhân công của nước ta lại rẻ, đây chính là điều kiện thuận lợi làm cho giá thành sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam rẻ hơn so với các nước khác

 Nguyên vật liệu ở nước ta rẻ, lại rất dồi dào,( nhất là nguyên liệu cho các ngành sản xuất thực phẩm, vật liệu xây dựng…) như vậy, nếu biết tận dụng sẽ tiết kiệm được chi phí mua nguyên liệu Giảm chi phí sản suất sẽ làm giảm giá cả của hàng hóa, sẽ làm cho hàng hóa tăng thêm sức cạnh tranh về giá

* Nhược điểm:

 Nguồn nhân lực của nước ta tuy dồi dào nhưng chất lượng thấp, chủ yếu là lao động thủ công, tác phong công nghiệp còn hạn chế Năm 2010, có đến

Trang 2

19,5 triệu lao động Việt Nam đang làm việc trong các ngành nghề không đòi hỏi trình độ chuyên môn hoặc chuyên môn thấp Phần lớn các doanh nghiệp đều phải tự đào tạo nghề cho công nhân Công nhân không lành nghề dẫn đến chất lượng sản phẩm thấp, năng suất lao động không cao, sản phẩm làm ra sẽ không nhiều trong cùng một đơn vị thời gian

 Tốc độ đổi mới công nghệ và trang thiết bị còn chậm, chưa đồng đều và chưa theo một định hướng phát triển rõ rệt Phần lớn các doanh nghiệp của nước ta đang sử dụng công nghệ tụt hậu so với các nước trên thế giới từ 2-3 thế hệ 80-90% công nghệ nước ta đang sử dụng là công nghệ nhập khẩu, 76% máy móc, dây chuyền công nghệ nhập khẩu thuộc thập niên 50-60, 50% là đồ tân trang…Sự lạc hậu về công nghệ và kĩ thuật sẽ tạo ra chất lượng sản phẩm thấp, không ổn định Điều này sẽ gây cho hàng hoá của chúng ta rất nhiều hạn chế trong cạnh tranh về giá

 Sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam có đặc điểm là hàm lượng tri thức và và công nghệ trong sản phẩm không cao, điều đó làm giảm đi chất lượng của sản phẩm

 Chủ yếu các doanh nghiệp Việt Nam phải nhập khẩu nguyên vật liệu cho sản xuất Ngay cả các sản phẩm là thế mạnh của nước ta vẫn thì vẫn phải nhập nguyên liệu như dệt may, da giày, thực phẩm… Nhiều sản phẩm có giá thành không

ổn định cũng là do phụ thuộc vào tính chất bấp bênh của nguồn nguyên liệu

 Từ những hạn chế trên cần phải có một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường trong nước và thế giới, nhất là trong thời kì hội nhập như hiện nay

b Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh về giá của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay:

Nâng cao năng lực cạnh tranh về giá của sản phẩm có nghĩa là doanh nghiệp phải tìm cách để nâng cao chất lượng sản phẩm, trong khi đó giá thành phải hạ Để làm được điều này, các doanh nghiệp cần có những biện pháp để tăng năng suất lao động ( năng suất lao động tăng làm cho sản phẩm làm ra trong một đơn vị thời gian nhiều hơn, giá cả hàng hoá từ

đó sẽ giảm xuống) và tăng mức độ phức tạp của lao động ( lao động phức tạp tao ra nhiều sản

Trang 3

phẩm chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng) Ngoài ra còn có nhiều biện pháp khác có thể nâng cao năng lực cạnh tranh về giá cho sản phẩm

* Giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động của các doanh nghiệp:

 Ứng dụng khoa học- công nghệ vào quá trình sản xuất Bản thân các doanh nghiệp vừa phải nỗ lực cải tiến, hoàn thiện công nghệ hiện có, vừa phải tranh thủ tiếp thu công nghệ tiên tiến của nước ngoài để tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng, giảm chi phí sản xuất

 Đổi mới công nghệ phải căn cứ vào chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp và xu thế phát triển của công nghệ thế giới để lựa chọn công nghệ thích hợp, sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường trên cơ sở tiết kiệm chi phí Doanh nghiệp cần phải đầu tư đổi mới đồng bộ dứt điểm từng dây chuyền công nghệ những sản phẩm quan trọng, mũi nhọn, tránh đầu tư lan man Dây chuyền máy móc hiện đại sẽ làm

ra nhiều sản phẩm hơn, đồng đều hơn, giảm bớt sức lao động chân tay trong mỗi sản phẩm Như vậy giá thành cũng có thể hạ

 Đầu tư đổi mới công nghệ phải đi đôi với quá trình tiếp thu công nghệ mới và đồng bộ, tiến hành tổ chức lại quản lý Chuẩn bị đội ngũ cán bộ kĩ thuật và đào tạo công nhân để có khả năng vận hành, sử dụng công nghệ hiệu quả nhất Năm

2009 chúng ta đã đào tạo được trên 1,8 triệu cán bộ có trình độ đại học và cao đẳng trở lên với trên 30 nghìn người có trình độ trên đại học (trên 14 nghìn tiến sĩ và 16 nghìn thạc sĩ) và khoảng hơn 2 triệu công nhân kỹ thuật; trong đó, có khoảng 34 nghìn người đang làm việc trực tiếp trong lĩnh vực KH&CN thuộc khu vực nhà nước Đây là nguồn nhân lực quan trọng cho hoạt động KH&CN của đất nước Thực tế cho thấy, đội ngũ này có khả năng tiếp thu tương đối nhanh và làm chủ được tri thức, công nghệ hiện đại trong một số ngành và lĩnh vực

 Để đầu tư đổi mới công nghệ, nhà nước cần có cơ chế và chính sách khuyến khích nghiên cứu, sản xuất, ứng dụng công nghệ mới, tiến bộ như: hỗ trợ kinh phí cho các chương trình, đề tài nghiên cứu sản xuất ra máy móc thiết bị trong nước, lập quỹ dự trữ đầu tư phát triển, đổi mới công nghệ, giảm thuế một số năm đối với những doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ và áp dụng công nghệ mới trong sản xuất

Trang 4

 Tận dụng hiệu quả các yếu tố về tư liệu sản xuất và các điều kiện tự nhiên để tăng năng suất doanh nghiệp Như sử dụng hợp lí các nguồn nguyên liệu sẵn có, giá rẻ ở trong nước để đưa vào chế biến, đặt nhà máy ở nơi có vị trí địa lí thuận lợi (như gần nguồn nguyên liệu, gần trục giao thông…) để giảm đến mức thấp nhất chi phí sản xuất mà vẫn đảm bảo năng suất Chi phí sản suất giảm đồng nghĩa với việc giá thành sản phẩm cũng giảm theo

 Mở rộng quy mô sản xuất và tăng hiệu suất của tư liệu sản xuất

* Giải pháp nhằm tăng mức độ phức tạp trong lao động:

 Mức độ phức tạp của lao động cũng ảnh hưởng nhất định đến số lượng giá trị của hàng hoá Trong cùng một thời gian thì lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn Tăng chất lượng của sản phẩm cần làm cho lao động phức tạp kết tinh trong sản phẩm nhiều hơn

 Một sản phẩm làm ra có chất lượng tốt đòi hỏi lao động kết tinh trong

đó phải phức tạp, tỉ mỉ Vì vậy, tay nghề của lao động rất quan trọng Đào tạo nghề cho lao động ở nước ta là một trong những giải pháp cần thiết vì lao động nước ta chủ yếu là lao động thủ công, tay nghề chưa cao Người lao động Việt Nam cần cù, chăm chỉ, tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học- kĩ thuật tuy nhiên lại chưa dược đào tạo đúng mức Nâng cao chất lượng nguồn lao động đồng nghĩa với việc mở các trường dạy nghề, tập huấn kẽ thuật, cho người lao động tiếp cận với những tiến bộ của khoa học công nghệ… Trong nền sản xuất hàng hoá hiện nay, sự phân công lao động xã hội đã tạo nên sự chuyên môn hoá lao động, dẫn tới sự chuyên môn hoá sản xuất Vì vậy mỗi công nhân phải thành thạo một ngành nghề của mình để tạo ra một sản phẩm có chất lượng Ngoài bồi dưỡng kiến thức chuyên môn kĩ năng, tay nghề còn phải nâng cao trình độ tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất khoa học cho người lao động Cần thông qua các chương trình đào tạo cụ thể để phù hợp với từng đối tượng, từng ngành nghề Ngoài ra,còn có thể phổ biến cho công nhân các kiến thức liên quan đến chất lượng sản phẩm, giá cả thị trường và kiến thức về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, từ đó nâng cao chất lượng đội ngũ lao động của nước ta nhằm tạo ta một lực lượng lao động có đủ khả năng tiếp thu, thích ứng với môi trường kinh doanh hiện nay

Trang 5

 Như vậy, khi trình độ của người lao động tăng cao cũng có nghĩa lao động phức tạp kết tinh trong hàng hoá tăng lên, làm cho sản phẩm làm ra ngày càng

có chất lượng, mẫu mã phù hợp, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng Đây là một trong những điều kiện để tăng năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam ở thị trường trong nước và trên thế giới

* Sự cạnh tranh thành công về giá của các doanh nghiệp còn liên quan đến các chính sách của Nhà nước, trong đó cần coi trọng các vấn đề:

 Nhà nước cần nhanh chóng ban hành các chính sách định lượng về quản lí giá cả, giúp các doanh nghiệp có thêm căn cứ để xác định giá cả cho phù hợp

 Thực hiện các chính sách khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm Trong đó có các chính sách về thuế, chính sách về nhập khẩu công nghệ, chính sách ưu đãi với những doanh nghiệp cải tiến chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động

 Bên cạnh đó nhà nước cần tạo điều kiện tổ chức các cuộc triển lãm về cải tiến chất lượng, giảm giá thành sản phẩm để các doanh nghiệp học tập kinh nghiệm lẫn nhau, tham khảo về giá cả lẫn nhau Đồng thời cần chủ động thường xuyên mời các chuyên gia nước ngoài đến để tổ chức các khoá tập huấn về quản lí chất lượng, trao đổi công nghệ mới và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

 Ngoài ra, chúng ta còn có nhiều biện pháp khác để làm giảm giá thành sản phẩm mà vẫn bảo đảm chất lượng Ví dụ như tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào, giá rẻ ở trong nước sẽ làm giảm chi phí sản xuất, chi phí sản xuất càng thấp sẽ làm giá cả càng hạ Mở rộng việc quảng bá, tiếp thị hàng Việt Nam để đông đảo người dân tiếp cận với hàng trọng nước, loại bỏ tâm lí “sính ngoại” của nhiều người Để làm được điều này ta có thể

mở những gian hàng giới thiệu hàng Việt Nam chất lượng cao, đưa hàng Việt về nông thôn,

tổ chức các tuần lễ khuyến mãi với các sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước Ngoài ra còn phải xây dựng thương hiệu cho hàng Việt Nam để có chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng, làm cho người tiêu dùng tin tưởng vào chất lượng và giá cả của hàng trong nước

 Như vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh về giá của hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam thì phải thực hiện đồng bộ các biện pháp trên Tuy nhiên vẫn phải ưu tiên hàng đầu cho các giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động và tăng mức độ

Trang 6

phức tạp của lao động Vì đây chính là yếu tố quyết định đến giá thành và chất lượng sản phẩm

4 PHÂN TÍCH CÁC CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ VÀ LẠM PHÁT – Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU

Biện pháp kiềm chế lạm phát

Lạm phát do cầu

Áp dụng chính sách tài khóa thu hẹp: giảm chi tiêu ngân sách, tăng thuế

Áp dụng chính sách tiền tệ thu hẹp: giảm mức cung tiền, tăng lãi suất…

Lạm phát do cung: phải làm tăng tổng cung, giảm chi phí sản xuất bằng cách:

Tìm nguyên liệu mới rẻ tiền thay cho nguyên liệu cũ đắt tiền

Giảm thuế, giảm lãi suất

Cải tiến kỹ thuật sản xuất, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất để tăng năng suất lao động, giảm chi phí

Thắt chặt khối cung tiền tệ: tăng lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu, tăng tỷ lệ dự trữ

pháp định, không phát hành thêm tiền vào lưu thông

Kiềm chế giá cả

Nhập khẩu lượng hàng mà nền kinh tế thiếu

Xuất kho dự trữ ra bán

Thực hiện chính sách kiểm soát giá

Ấn định mức lãi suất cao: khi lãi suất tiền gửi ấn định ở mức cao sẽ thu hút bớt tiền

trong lưu thông về, tuy nhiên sử dụng biện phát này cần sự hổ trợ của NHTW và NSNN

Giảm chi tiêu ngân sách: Chi tiêu ngân sách là 1 bộ phận quan trọng của tổng cầu, giảm

chi ngân sách những khoản chưa thật sự cần thiết sẽ làm sức ép đối với tổng cầu và giá cả

sẽ hạ xuống

Trang 7

Hạn chế tăng tiền lương : tiền lương là một bộ phận quan trọng trong chi phí sản xuất,

tăng tiền lương sẽ làm tăng chi phí sản xuất dẫn đến gi cả tăng lên, đồng thời tăng tiền lương cũng làm tăng thu nhập gây sức ép cho tổng cầu

Lạm phát chống lạm phát : nhà nước tăng đầu tư mở rộng sản xuất, kết quả của đầu tư

sẽ làm tăng cung tạo điều kiện cân bằng quan hệ cung cầu

Thực hiện chiến lươc thị trường cạnh tranh hoàn hảo: cạnh tranh hoàn hảo nhằm

tránh độc quyền đẩy giá lên, mặt khác cạnh tranh thúc đẩy cải tiến kỹ thuật , tiết kiệm chi phí sản xuất góp phần làm cho giá cả hàng hóa giảm xuống

Mua lấy một tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát : lạm phát và thất nghiệp là 2 yếu tố đối

nghịch nhau, người ta có thể mua lấy một tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát vừa phải để đảm bảo nền kinh tế phát triển bình thường và đời sống xã hội ổn định

KẾT LUẬN

Trong tình kinh tế như hiện nay thì chính sách tiền tệ là một công cụ hữu hiệu để điều tiết lạm phát Trong năm 2012 sắp tới thì mục tiêu tổng quát theo chỉ đạo của Thủ tướng, vẫn

là ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng GDP sẽ phấn đấu đạt cao hơn năm nay, đạt khoảng 6,5%

9 PHÂN TÍCH BẢN CHẤT VÀ CÁC HÌNH THỨC TIỀN LƯƠNG CƠ BẢN TRONG CNTB

Ý NGHĨA THỰC TIỄN

Một số giải pháp tiếp tục hoàn thiện chính sách tiền lương, tiền công

Một là, hoàn thiện chính sách tiền lương, tiền công theo hướng thị trường Tiền lương phải được coi là giá cả sức lao động, được hình thành theo quy luật thị trường, dựa trên cung - cầu về sức lao động, chất lượng, cường độ lao động và mức độ cạnh tranh việc làm Thực hiện tốt, phấn đấu rút ngắn lộ trình điều chỉnh tiền lương và trợ cấp xã hội đi đôi với kiểm soát lạm phát để đảm bảo thu nhập thực tế ngày càng tăng cho người hưởng lương

Trang 8

Hai là, cần có chế độ, chính sách về tiền lương và phụ cấp đối với cán bộ, công chức cơ

sở cho phù hợp sự phát triển kinh tế thị trường Các khoản lương, thưởng, phụ cấp của người lao động phải được đảm bảo trở thành những công cụ hữu hiệu để điều tiết quan hệ lao động, phản ánh đúng giá trị sức lao động Đó là những nguồn thu nhập để nuôi sống người lao động và gia đình họ, từ đó mới tạo động lực khuyến khích họ làm việc có hiệu quả Mức lương tối thiểu phải đảm bảo nhu cầu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất sức lao động và sự vận động của thị trường sức lao động

Ba là, tăng cường phối hợp cơ chế 3 bên trong ban hành chính sách tiền lương, hình thành cơ chế thỏa thuận tiền lương Tăng cường sự tham gia của đại diện người lao động và người sử dụng lao động vào hoạch định chính sách, kế hoạch phát triển thị trường sức lao động Cải thiện các điều kiện liên quan đến sự phát triển của thị trường sức lao động như các thông lệ

và luật pháp quốc tế, môi trường hợp tác giữa đại diện của người lao động (tổ chức công đoàn)

và đại diện người sử dụng lao động (Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam) trong cơ chế 3 bên Sự tham gia của các đối tác xã hội khác như các hiệp hội nghề nghiệp, các tổ chức chính trị – xã hội…

Bốn là, cần quy định các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương để người lao động và người sử dụng lao động có cơ sở xác định tiền lương, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra để đảm bảo quyền lợi của người lao động

Năm là, hoàn thiện môi trường pháp lý, gắn cải cách tiền lương với cải cách kinh tế, tạo

sự gắn kết đồng bộ giữa các loại thị trường để thúc đẩy nhau phát triển lành mạnh Đẩy mạnh hoạt động tư pháp, củng cố cơ quan bảo vệ luật pháp, thực hiện nghiêm túc công tác điều tra, thanh tra và xét xử nghiêm minh, tạo môi trường lành mạnh cho phát triển kinh tê – xã hội

Sáu là, tăng cường sự quản lý và giám sát của Nhà nước đối với thị trường sức lao động Nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động của thị trường này Xử lý tốt các trường hợp tranh chấp, bảo đảm lợi ích chính đáng của người lao động và người sử dụng lao động

Bảy là, tạo cung lao động đáp ứng thị trường về số lượng, chất lượng và cơ cấu ngành nghề, đặc biệt là tỷ lệ lao động đã qua đào tạo Tăng cầu lao động thông qua phát triển kinh doanh sản xuất dịch vụ trong các thành phần kinh tế

Trang 9

13 Chu chuyển của tư bản? Những biện pháp đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của tư bản Ý nghĩa thực tiễn

PHẦN III: Ý NGHĨA THỰC TIỄN

Thứ nhất: xác định đường lối sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp

Hiện nay nước ta đang tồn tại song song 5 phần kinh tế Cùng với sự xuất hiện của những doanh nghiệp mới thành lập đã có rất nhiều doanh nghiệp làm ăn không có hiệu quả dẫn đến phá sản Ngay từ khi có quyết định bỏ vốn thành lập doanh nghiệp nhà quản trị phải trả lời được 3 câu hỏi: doanh nghiệp sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? chỉ khi trả lời ba câu hỏi này một cách đầy đủ và chính xác nhất thì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới được tiền hành bình thường và liên tục hay nói cách khác doanh nghiệp góp phần thực hiện quá trình tuần hoàn tư bản

Để trả lời được câu hỏi doanh nghiệp sản xuất cái gì? doanh nghiệp cần phân tích nhu cầu của thị trường xem thị trường đang thiếu cái gì mà nhu cầu về mặt hàng ngày đang tăng và nó sẽ mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho doanh nghiệp trong khả năng vốn hiện có Sau đó nhà quản trị sẽ bỏ vốn để mua tư liệu sản xuất như nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, thiết bị sản xuất, nhiên liệu, nhà xưởng, kho tàng và mua sức lao động (trả lương cho công nhân) Đây là giai đoạn vốn của doanh nghiệp từ hình thái tiền tệ chuyển sang hình thái hiện vật Ở giai đoạn này nhà quản trị phải cân đối vốn để mua tư liệu sản xuất và trả lương cho công nhân theo tỉ lệ thích hợp Nếu thiếu một trong hai nhân tố đó thì quá trình sản xuất sẽ bị gián đoạn làm ảnh hưởng tới sự tuần hoàn và chu chuyển của tư bản Dựa vào phân tích tốc độ chu chuyển của vốn các doanh nghiệp không chỉ lên kế hoạch sản xuất kinh doanh mà còn phải xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn bằng cách hình thành các quĩ như quĩ đầu tư, phát triển, quĩ khấu hao, quĩ phúc lợi Sau một thời gian sản xuất những quĩ này được đưa ra sử dụng mở rộng sản xuất (theo chiều rộng) hoặc cải tiến máy móc, nhập thêm dây chuyền hiện đại để tăng năng suất lao động (mở theo chiều sâu)

Thứ hai: tiết kiệm được tư bản ứng trước

Sau một thời gian dài hoạt động máy móc sẽ bị hao mòn dần do chuyển một phần giá trị vào sản phẩm Ngoài việc cải tiến máy móc, nhập thêm những dây chuyền sản xuất tiên tiến, hiện đại các doanh nghiệp phải dựa vào kinh nghiệm sản xuất kinh doanh mà dự tính trước những công việc bảo dưỡng, tiểu tu, trung tu, đại tu tài sản cố định sau những khoảng thời gian hoạt động nhất đinh, cũng như việc sửa chữa hư hỏng thông thường và bất thường có thể xảy ra

Trang 10

Ngoài ra, để tránh hao mòn vô ích, nhất là hao mòn vô hình doanh nghiệp phải ra sức tiết kiệm các chi phí bảo quản và sửa chữa bằng cách nâng cao ý thức người lao động đối với việc sử dụng máy móc, tăng cường sử dụng hết công suất máy thiết kế để thu hồi vốn nhanh và thu nhiều lợi nhuận trong thời gian ngắn nhất

Thứ ba: đưa ra các giải pháp để tăng tốc độ chu chuyển vốn

Muốn quay vòng vốn nhanh để tiếp tục một chu kỳ sản xuất mới các doanh nghiệp phải ra sức rut ngắn thời gian sản xuất và thời gian lưu thông vì nó là thành phần tạo nên thời gian chu chuyển của vốn Các doanh nghiệp ở nước ta trong cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước thường đưa ra những giải pháp sau đây để rút ngắn thời gian sản xuất

 Áp dụng khoa học – kỹ thuật hiện đại để tăng năng suất lao động Bên cạnh việc nhập khẩu một số dây chuyền nước ngoài có công nghệ tiên tiến các doanh nghiệp không nên bỏ qua những dây chuyền sản xuất có khả năng sử dụng bằng cách bán lại cho những doanh nghiệp cần nó

 Mở rộng quan hệ để liên doanh, liên kết Việt Nam là một trong những nước nghèo nhất trên thế giới do đó liên doanh liên kết là con đường ngắn nhất để bắt kịp với sự tiến bộ của xã hội

 Cải tiến bộ máy tổ chức và quản lý lao động Hiện nay một số doanh nghiệp nhà nước có cơ cấu tổ chức quản lý cồng kềnh dẫn đến giải quyết công việc bị chồng chéo lên nhau, vi phạm quyền hạn và trách nhiệm của người này với người khác Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải giảm lực lượng lao động gián tiếp không có năng lực để bộ máy được gọn nhẹ linh hoạt, tuân thủ chế độ một thủ trưởng Mặc khác lực lượng lao động trực tiếp là người sản xuất ra sản phẩm nên phải bố trí ca kíp làm việc hợp lý cho mọi người để có thời gian nghỉ ngơi Thực hiện chế độ làm việc 40 giờ một tuần đồng thời trả lương xứng đáng cho lao động đã bỏ sức ra, khuyến khích người lao động làm việc có năng xuất, hiệu quả bằng những phần thưởng vật chất và tinh thần

Một số giải pháp rút ngắn thời gian lưu thông

 Nhu cầu của con người thường xuyên biến đổi, khi nhu cầu này được thỏa mãn nhu cầu khác lại xuất hiện, quá trình này không ngừng diễn ra Để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng đồng nghĩa bán được sản phẩm và thu hồi vốn nhanh, các doanh nghiệp phải thường xuyên nghiên cứu thị

trường, tìm hiểu thị trường xem sản phẩm nào đang có nhu cầu trên thị trường để tăng sản lượng sản xuất Ngược lại, nếu một số sản phẩm do

Ngày đăng: 25/09/2012, 16:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w