1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng pháp luật về kiểm tra, thanh tra thuế và xử lí vi phạm pháp luật về thuế ở nước ta hiện nay

16 2,3K 50

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 104,5 KB

Nội dung

Với những vai trò như vậy Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác quản lí thuế khi thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp thuế với một trong những nội dung trọng tâm là công tác thanh t

Trang 1

MỤC LỤC

A ĐẶT VẤN ĐỀ.

- Nêu vấn đề

- Tầm quan trọng của việc nghiên cứu kiểm tra, thanh tra và xử lí vi phạm pháp luật về thuế

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.

I Những vấn đề lí luận về thanh tra, kiểm tra thuế và xử lí vi phạm pháp luật thuế.

1 Khái niệm thanh tra, kiểm tra thuế.

1.1 Thanh tra thuế

1.2 Kiểm tra thuế

1.3 Đặc điểm của thanh tra, kiểm tra thuế

2 Pháp luật về xử lí vi phạm trong lĩnh vực thuế.

2.1 Khái niệm vi phạm pháp luật về thuế

2.2 Phân loại vi phạm pháp luật thuế

2.3 Các biện pháp chế tài xử lí vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thuế

II Thực trạng pháp luật về kiểm tra, thanh tra thuế và xử lí vi phạm pháp luật về thuế ở nước ta hiện nay

1 Những kết quả đạt được.

2.1 Về công tác thanh tra, kiểm tra thuế

2 2 Về việc xử lí vi phạm pháp luật thuế

2 Một số hạn chế.

III Những giải pháp hoàn thiện việc thanh tra, kiểm tra thuế và xử lí vi phạm pháp luật thuế.

C KẾT LUẬN CHUNG.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Trang 2

A.ĐẶT VẤN ĐỀ.

Thuế là một trong những cơ sở kinh tế xã hội rất quan trọng của Đảng và Nhà nước ta Thuế là công cụ để Nhà nước điều tiết nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh phát triển, giải quyết nhiều vấn đề kinh tế xã hội của đất nước, để điều tiết một phần tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân vào ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo nhu cầu chi tiêu chung cho xã hội Thuế còn góp phần đảm bảo công bằng xã hội và hội nhập quốc tế Với những vai trò như vậy Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác quản lí thuế khi thực hiện

cơ chế tự khai, tự nộp thuế với một trong những nội dung trọng tâm là công tác thanh tra, kiểm tra và xử lí vi phạm pháp luật về thuế Những việc làm này có vai trò qun trọng, là chức năng thiết yếu của quản lí Nhà nước nói chung và trong lĩnh vực thuế nói riêng Vì vậy, trong bài viết này em sẽ đi sâu phân tích về những đặc điểm, thực trạng áp dụng và một số phương hướng hoàn thiện việc kiểm tra, thanh tra thuế và xử lí vi phạm pháp luật thuế ở nước ta hiện nay

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.

I Những vấn đề lí luận về thanh tra, kiểm tra thuế và xử lí vi phạm pháp luật thuế.

1 Khái niệm thanh tra, kiểm tra thuế.

1.1 Thanh tra thuế.

Thanh tra thuế là kiểm tra đối tượng nộp thuế ở mức độ cao hơn, toàn

diện hơn Thanh tra thuế được thực hiện định kì đối với người nộp thuế lớn, ngành nghề kinh doanh đa dạng, quy mô lớn và phức tạp hoặc đối với người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế và thanh tra để giải quyết các khiếu nại, tố cáo về thuế hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng cơ qaun quản lí thuế các cấp hoặc bộ trưởng bộ tài chính

Từ khái niệm trên chúng ta có thể rút ra các đặc điểm của thanh tra thuế như sau:

- Gắn liền với quản lí Nhà nước:

Trang 3

Với tư cách là một chức năng, một giai đoạn của chu trình quản lí Nhà nước, thanh tra gắn liền với quản lí nhà nước Trong mối quan hệ giữa thanh

lí và thanh tra thì quản lí nhà nước giữ vai trò chủ đạo, chi phối hoạt động của thanh tra Mặt khác, hoạt đọng chấp hành của quản lí nhà nước thường bao hàm cả sự điều hành cho nên trong quá trình thực hiện các văn bản pháp luật đòi hỏi phải có sự kiểm tra nghiêm ngặt của cơ quan có thẩm quyền

- Luôn mang tính quyền lực nhà nước:

Thanh tra thuế có mối liên hệ chặt chẽ với tính quyền uy – phục tùng của quản lí Nhà nước Là một chức năng của quản lí nhà nước, thanh tra phải thể hiện như một tác động tích cực nhằm thực hiện quyền lực của chủ thể quản

lí với đối tượng quản lí Nói tóm lại chủ thể duy nhất tiến hành thanh tra là Nhà nước Tính quyền lực của hoạt động thanh tra thể hiện ở chỗ các cơ quan thanh tra nhà nước đều có quyền hạn được xác định và khả năng thực hiện những quyền hạn đó như: ra các quyết định bắt buộc thi hành đối với các đối tượng bị thanhh tra trong việc sửa chữa những thiếu sót đã bị thanh tra phát hiện, yêu cầu có thẫm quyền giả quyết đề nghị của thanh tra…

- Thanh tra có tính độc lập tương đối:

Đây là đặc điểm vốn có, xuất phát từ bản chất của thanh tra Đặc điểm này phân biệt thanh tra với các loại hình cơ quan chức năng khác của bộ máy quản lí nhà nước Khác với hoạt động kiểm tra thường do bản thân các cơ quan quản lí nhà nước tiến hành, hoạt động thanh tra thường được tiến hành bởi một cơ quan chuyên trách Ngoài những nhiệm vụ như những cơ quan quản lí nhà nước khác, các cơ quan thanh tra có nhiệm vụ chủ yếu là xem xét, đánh giá một cách khách quan “ việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch nhà nước của các cơ quan, tổ chức và cá nhân” Tính độc lập tương đối trong quá trình thanh tra được thể hiện ở các đặc điểm sau: chỉ tuân theo pháp luật, tự mình tổ chức các cuộc thanh tra trong các lĩnh vực quản lí theo thẫm quyền đã được pháp luật quy định, ra các kết luận, kiến nghị quyết định xử lí theo các quy định của pháp luật về thanh tra; chịu trách nhiệm về quyết định thanh tra cỉa mình

1.2 Kiểm tra thuế.

Theo từ điển tiếng Việt thì “ kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét” Xét về chủ thể thì phạm vi chủ thể tiến hành hoạt động

Trang 4

kiểm tra đa dạng hơn thanh tra rất nhiều chủ thể tiến hành kiểm tra có thể là nhà nước hoặc cũng có thể là một chủ thể phi nhà nước; chẳng hạn như hoạt động kiểm tra của một tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội

Tuy nhiên giữa kiểm tra và thanh tra có một màng giao thoa về chủ thể,

đó là nhà nước Nhà nước tiến hành cả hoạt động kiểm tra và thanh tra Bởi

vì, kiểm tra và thanh tra đều là một chức năng chung của quản lí nhà nước,

là hoạt động mang tính “ phản hồi” của chu trình quản lí Qua thanh tra,

kiểm tra người ta có thể đánh giá, phân tích về quá trình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra

* Điểm tương đồng và khác biệt của thanh tra thuế và kiểm tra thuế:

- Điểm tương đồng:

+Mục đích: cả thanh tra thuế và kiểm tra thuế đều có mục đích chung là

nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lí vi phạm pháp luật thuế góp phần thúc đẩy

cá nhân, tổ chức hoàn thành tốt nghĩa vụ của mình, hoàn thiện cơ chế quản

lí, tăng cường pháp chế, bảo vệ lợi ích của nhà nước , quyền và lợi ích của công dân

+ Cả thanh tra thuế và kiểm tra thuế đều phải xem xét hoạt động thực tế của đối tượng chịu sự quản lí để từ đó phát hiện đánh giá thực trạng tình hình một cách khách quan, chính xác, trung thực, làm rõ đúng sai, chỉ rõ nguyên nhân để có biện pháp khắc phục và xử lí sai phạm Do đó giữa thanh tra thuế

và kiểm tra thuế có cùng nội dung hoặc phương pháp tiến hành trong phạm

vi công việc nhất định

- Điểm khác biệt:

+ Về chủ thể:

Chủ thể của thanh tra thuế phải là tổ chức thanh tra chuyên trách của nhà nước trong lĩnh vực thuế, chỉ có tổ chức thanh tra thuế mới có quyền thực hiện hoạt động thanh tra Mặc dù trong hoạt động có thể sử dụng những cán

bộ ngoài ngành thanh tra tham gia nhưng điều quan trọng là người tiến hành thanh tra phải có tư cách pháp lí do cơ quan có thẫm quyền quyết định để khi cần thiết họ có thể sử dụng tối đa các quyền hạn của mình đối với các đối tượng thanh tra

Chủ thể của kiểm tra rộng hơn bao gồm các cơ quan, bộ phận và công chức quản lí thuế nhà nước

Trang 5

+ Nội dung:

Thanh tra thuế thường là những vấn đề phức tạp bao gồm những hành vi thuộc về quá khứ Hoạt động thanh tra là kiểm tra ở giai đoạn sau khi các hoạt động khinh tế - xã hội phát sinh Vì thế, hoạt động thanh tra phải giải quyết các vấn đề tồn đọng trong quản lí, giải quyết các khiếu nại, tranh chấp với khách thể kinh tế vi phạm pháp luật Có thể khẳng định nội dung thanh tra thường là những vấn đề phức tạp, có những vấn đề bộc lộ ra bề nổi, song cũng rất nhiều vấn đề bị che đậy bởi những bề ngoài khác dễ gây nên những nhận định khác nhau và khó nhận biết được bản chất Để có kết luận chính xác, những đánh giá đúng đắn các sự việc đòi hỏi phải có thời gian, có nghiệp vụ thanh tra để kiểm tra, thu nhập các tài liệu cần thiết Việc tiến hành thanh tra thuế khi thuộc một trong các trường hợp theo quy định tại Điều 81 – Luật quản lí thuế

Kiểm tra thuế thường là những vấn đề trong hiện tại dễ nhận biết thực chất của chúng hơn Tất nhiên nội dung kiểm tra bao gồm những nội dung cụ thể của kiểm tra trước trong và sau khi các hoạt đọng kinh tế - xã hội phát sinh, cũng như việc kiểm tra thực hiện các chính sách pháp luật, chế độ quản lí của nhà nước, nhưng chủ yếu là kiểm tra thường xuyên trong quá trình thực hiện kế hoạch kinh tế, xã hội Vì vậy khi kiểm tra cũng nhận biết được thực chất của vấn đề mà không đòi hỏi có những nghiệp vụ phức tạp để xác minh tài liệu, chứng cứ mà vẫn có thể đánh giá đúng đắn và có kết luận chính xác

+ Phạm vi tiến hành:

Kiểm tra thuế thường được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục với nhiều hình thức và phương pháp kiểm tra thích hợp với yêu cầu đặc điểm của từng khách thể kiểm tra

.Thanh tra thuế có phạm vi tiến hành hẹp hơn vì hoạt động thanh tra là kiểm tra ở giai đoạn sau khi các hoạt động kinh tế - xã hội đã phát sinh Điều đó không có nghĩa là thanh tra chỉ bó hẹp ở giai đoạn sau

+ Về thời gian:

Hoạt động thanh tra thuế được tổ chức theo từng cuộc nên thời gian thường kéo dài, theo quy định thời gian tối đa là 30 ngày và có thể kéo dài thêm 30 ngày trong trường hợp cần thiết

Hoạt động kiểm tra thuế thời gian ngắn hơn tối đa không quá 5 ngày

Trang 6

+ Về hình thức tổ chức:

Thanh tra thuế thường phải thành lập đoàn và đoàn thanh tra được thực hiện trình tự, thủ tục thanh tra theo quy định

Kiểm tra thuế cũng có thể thành lập đoàn hoặc không thành lập đoàn, có khi chỉ cần một người tiến hành hoạt động kiểm tra, cũng có thể cấp trên yêu cầu cấp dưới tự kiểm tra một hoặc một số nội dung và báo cáo kết quả cho cấp trên

1.3 Đặc điểm của thanh tra, kiểm tra thuế.

- Chủ thể thanh tra, kiểm tra thuế được xác định là các cơ quan quản lí thuế.

Theo quy định tại khoản 2, Điều 2, Luật quản lí thuế năm 2006 cơ quan quản lí bao gồm:

+ Cơ quan quản lí thuế: tổng cục thuế, cục thuế, các chi cục thuế

+ Cơ quan hải quan gồm: tổng cục hải quan, cục hải quan và các chi cục hải quan

- Nội dung thanh tra, kiểm tra thuế:

+ Thanh tra việc chấp hành luật, pháp lệnh, các chính sách thuế đối với mọi đối tượng thuộc mọi thành phần kinh tế

+ Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các luật thuế và việc thực hiện nghiệp

vụ quản lí thu thuế của cơ quan thuế các cấp, các viên chức ngành thuế + Xem xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo về thuế của công dân và các tổ chức kinh tế

- Phương pháp thanh tra, kiểm tra: Đây cũng chính là đặc điểm đặc trưng

của thanh tra, kiểm tra thuế Kiểm tra, thanh tra thuế là quá trình quan sát, yêu cầu cung cấp thông tin, phân tích, xác minh để tìm kiếm sự bảo đảm hợp

lí các khoản, mục mà các đối tượng nộp thuế đã kê khai

Như vậy, từ những phân tích trên chúng ta có thể rút ra được khái niệm thanh tra, kiểm tra thuế là hoạt động của cơ quan quản lí thuế nhằm xác minh những thông tin liên quan đến các nghĩa vụ thuế hoặc xác minh nội dung cụ thể trong quan hệ pháp luật thuế Để từ đó đánh giá mức độ chấp hành pháp luật thuế của các chủ thể chịu sự quản lí của cơ quan quản lí thuế, phát hiện và xử lí các vi phạm pháp luật thuế, đảm bảo lợi ích của nhà nuocs, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức kinh tế.

2 Pháp luật về xử lí vi phạm trong lĩnh vực thuế.

Trang 7

2.1 Khái niệm vi phạm pháp luật về thuế.

Trong khoa học pháp lí, vi phạm pháp luật thuế là hành vi làm trái các quy định pháp luật về thuế, do tổ chức, cá nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô

ý, gây thiệt hại đến trật tự công cộng và phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi đó của mình Nhìn một cách tổng thể, có thể nhận diện hành vi vi phạm pháp luật thuế nhờ ở các dấu hiệu cơ bản sau:

- Về phương diện chủ thể, vi phạm pháp luật thuế là hành vi được thực hiện

bởi các chủ thể là tổ chức hoặc cá nhân có liên quan đến hoạt động hành thu thuế như người nộp thuế, cơ quan thuế hoặc công chức ngành thuế Sở dĩ như vậy bởi vì, những chủ thể này thường được trao các thẫm quyền và nghĩa vụ pháp lí nhất định khi tham gia vào quá trình hành thu thuế ( vì lợi ích riêng của họ hoặc lợi ích chung) nhưng đã không thực hiện đúng thẫ quyền, nghĩa vụ đó như đòi hỏi của pháp luật

- Về phương diện khách quan, vi phạm pháp luật thuế là hành vi trái pháp

luật Tính trái pháp luật của những hành vi này thể hiện ở chỗ, chúng không chỉ vi phạm những quy tắc xử sự chung đã được thể hiện trong trật tự pháp luật mà trong chừng mực nào đó, những hành vi này còn có thể gây phương hại đến lợi ích chung hoặc lợi ích riêng đang được pháp luật bảo vệ

- Về phương diện chủ quan, vi phạm pháp luật thuế bao giờ cũng phản ánh

mức độ lỗi ( cố ý hoặc vô ý) của người thực hiện Tính chất có lỗi của người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật thuế thể hiện ở chỗ, chủ thể của hành vi hoàn toàn có khả năng tránh được sự vi phạm nhưng họ đã không tránh hoặc

cố ý thực hiện hành vi vi phạm vì một động cơ hay mục đích thúc đẩy

- Về phương diện khách thể, hành vi vi phạm pháp luật thuế đã phương hại

đến nhũng lợi ích cụ thể được pháp luật bảo vệ Những lợi ích này chỉ có thể

là lợi ích riêng của tổ chức, cá nhân hoặc lợi ích chung của toàn xã hội

2.2 Phân loại vi phạm pháp luật thuế.

Trong thực tiễn pháp lí, các hành vi vi phạm pháp luật thuế diễn ra rất đa dạng, tinh vi và phức tạp, với nhiều dạng thức khác nhau Việc phân loại các

vi phạm pháp luật về thuế không chỉ có ý nghĩa về mặt lí luận mà còn có ý nghĩa về mặt thực tiễn Bao gồm các loại hình vi phạm chủ yếu sau:

- Vi phạm hành chính về thuế: có thể nhận diện các vi phạm hành chính về

thuế thông qua những đặc điểm cơ bản sau

Trang 8

+ Đối tượng vi phạm của các hành vi vi phạm hành chính về thuế chính là các quy phạm pháp luật hành chính về thuế Các quy phạm pháp luật này được thể hiện trong hầu hết các đạo luật về thuế hoặc pháp lệnh về thuế + Loại trách nhiệm pháp lí áp dụng đối với những vi phạm loại này chỉ có thể là trách nhiệm hành chính

+ Việc tuyên bố một hành vi là vi phạm hành chính về thuế, vốn dĩ thuộc thẫm quyền của cơ quan hành chính và các công chức hành chính có thẫm quyền

- Vi phạm hình sự về thuế: có thể phân biệt vi phạm hình sự về thuế với các

vi phạm pháp luật khác về thuế thông qua những đặc điểm cơ bản sau

+ Đối tượng của hành vi vi phạm hình sự về thuế chính là các quy định có liên quan đến lĩnh vực thuế được quy định trong BLHS và các văn bản hướng dẫn thi hành BLHS

+ Loại trách nhiệm pháp lí duy nhất áp dụng cho các hành vi vi phạm hình

sự về thuế là trách nhiệm hình sự mà biểu hiện cụ thể của trách nhiệm hình

sự là việc áp dụng các hình phạt đối với người phạm tội

+ Vi phạm hình sự về thuế là hành vi có mức độ nguy hiểm cao cho xã hội, cần được xử lí nghiêm khắc bằng hình luật

+ Việc tuyên bố một hành vi vi phạm hình sự về thuế là tội phạm, thuộc thẩm quyền của tòa án

- Các vi phạm khác về thuế.

2.3 Các biện pháp chế tài xử lí vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thuế.

- Chế tài hành chính

- Chế tài hình sự

II Thực trạng pháp luật về kiểm tra, thanh tra thuế và xử lí vi phạm pháp luật về thuế ở nước ta hiện nay.

1 Những kết quả đạt được.

Ở nước ta, trước khi luật quản lí thuế được ban hành, tình trạng gian lận, trốn lậu thuế, chiếm đoạt tiền thuế, nợ đọng thuế còn diễn ra ở nhiều loại thuế và nhiều địa phương trong cả nước Tình trạng đó có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân quan trọng là công tác thanh tra, kiểm tra và

xử lí vi phạm pháp luật về thuế của cơ quan quản lí thuế chưa được coi trọng đúng mức, tính hiệu lực, hiệu quả còn nhiều hạn chế Từ khi luật quản lí

Trang 9

thuế được ban hành ( ngày 29/11/2006) đã tạo cơ sở pháp lí cho việc đổi mới, hiện đại hóa toàn diện công tác quản lí thuế, trong đó có công tác thanh tra, kiểm tra thuế và xử lí vi phạm pháp luật về thuế được coi trọng

1.1 Về công tác thanh tra, kiểm tra thuế.

Trên thực tế, trong mấy năm gần đây, đặc biệt là khi luật quản lí thuế có hiệu lực thi hành thì công tác thanh tra, kiểm tra đã đạt được những bước phát triển nhất định Cụ thể: cơ quan thuế các cấp đã tiến hành áp dụng rộng rãi kĩ thuật quản lí rủi ro trong thanh tra, kiểm tra thuế với việc tăng cường thu nhập thông tin về người nộp thuế để lựa chọn đối tượng trước khi tiến hành thanh tra Theo đó, cơ quan thuế căn cứ trên cơ sở dữ liệu thông tin về người nộp thuế từ các nguồn thông tin khác nhau để phân tích lựa chọn đối tượng thanh tra, kiểm tra Vì vậy, việc thanh tra có tập trung, có trọng điểm chọn đúng đối tượng thanh tra, kiểm tra, tránh gây mất thời gian, tiết kiệm được chi phí của cả cơ quan thuế và người nộp thuế, đem lại số trưng thu lớn Trong 9 tháng đầu năm 2006 toàn ngành thuế đã thanh tra, kiểm tra được hơn 63.000 đối tượng, số thuế ghi thu qua kiểm tra là 2905 tỉ đồng So với cùng kì năm 2005 số đơn vị được thanh tra, kiểm tra giảm 10% trong khi

số thuế trung thu tăng 169%, qua đó cho thấy mặc dù số đợt tiến hành thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế đã giảm nhưng kết quả thu được tăng lên ( Báo cáo tổng kết công tác quản lí thuế 10 năm từ 1995 – 2005, Bộ tài chính)

Năm 2007 ngành thuế đã kiểm tra được 32304 cơ sở kinh doanh, phát hiện và trung thu 3776,5 tỷ đồng trong đó số thuế trốn lậu được phát hiện trung thu qua kiểm tra là 3096 tỷ đồng, số thuế nợ đọng là 680,4 tỷ đồng Như vậy, số lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra ngày càng được giảm bớt nhưnng nhờ các quy định trong việc tiến hành kiểm tra tại cơ quan thuế và nâng cao hiệu quả kiểm tra tại trụ sở kinh doanh mà ngành thuế đã phát hiện

và trung thu được số thuế trốn lậu không nhỏ, góp phần chống thất thu ngân sách nhà nước và cảnh báo cho đói tượng nộp thuế về tính hiệu quả trong việc phát hiện gian lận của cơ quan thuế

Cũng trong năm 2007 đã kiểm tra trước hoàn thuế tại 2869 đơn vị và số thuế mà doanh nghiệp đề nghị hoàn là 1909,5 tỷ đồng Qua kiểm tra đã phát hiện số thuế không đủ điều kiện hoàn thuế loại trừ 77,3 tỷ đồng, kiểm tra sau

Trang 10

hoàn thuế tại 4114 đơn vị thu hồi về cho NSNN 17,7 tỷ đồng ( http:

www.gdt.gow.vn) Với kết quả thu được nêu trên đã chứng tỏ công tác thanh tra, kiểm tra đúng đối tượng, phát hiện và xử lí kịp thời các trường hợp vi phạm, qua đó chấn chỉnh thái độ chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế, đảm bảo cho pháp luật thuế được thực thi nghiêm túc hơn

Ngoài ra còn một số kết quả nữa cần phải nhắc tới đó là công tác kiểm tra nội bộ với mục tiêu 100% các đơn vị được cơ quan cấp trên kiểm tra hoặc tự kiểm tra nội bộ gắn liền với công tác chống tham nhũng Trong đó nội dung kiểm tra tập trung chủ yếu vào các vấn đề như: thực hiện quy trình nghiệp vụ phát hiện, quản lí sử dụng biên lai, hóa đơn, quy trình thanh tra, kiểm tra, quyết toán thuế tại cơ sở kinh doanh….Chỉ tính riêng năm 2005 toàn ngành thuế đã tiến hành thanh tra, kiểm tra nội bộ 661 đơn vị, qua đó phát hiện và

xử lí kỉ luật 96 trường hợp cán bộ vi phạm thu hồi 6900 triệu đồng Qua đó kiểm tra, thanh tra đã kịp thời phát hiện và xử lí những trường hợp vi phạm quy trình quản lí, vi phạm kỉ luật ngành chống thất thu thuế ( tạp chí kiểm toán)

1.2 Về việc xử lí vi phạm pháp luật thuế.

Trong những năm qua nhờ công tác thanh tra, kiểm tra thuế được chú trọng nên các trường hợp trốn thuế, gian lận thuế đã giảm bớt Song hành vi

vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thuế ngày càng phức tạp hơn Nhưng các

cơ quan quản lí thuế đã không ngừng tăng cường công tác quản lí và đã xử lí nhiều trường hợp vi phạm

Năm 2005 ngành thuế đã phát hiện 3784 doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh vi phạm pháp luật thuế Trong đó đã xử lí hành chính 578 đơn vị, đình chỉ hoạt động của 123 đơn vị thu về cho NSNN 53 tỷ đồng Các hành vi vi phạm này chủ yếu là trốn thuế, gian lận thuế, các cơ sở kinh doanh không đúng với ngành nghề đã đăng kí nộp thuế ( http: www.gdt.gow.vn)

Đến năm 2009 số vụ vi phạm pháp luật về thuế đã giảm so với cùng kì năm 2005 khoảng 15% nhưng tính chất của hành vi vi phạm lại tăng lên một cách đáng kể Trong đó có một số đơn vị bị xử lí hình sự về hành vi vi phạm pháp luật thuế Ngành thuế đã phát hiện 2508 đơn vị vi phạm pháp luật thuế trong phạm vi cả nước, thu về cho ngân sách nhà nước 897 tỷ đồng Xử lí

458 đơn vị bị đình chỉ hoạt động, 534 đơn vị bị xử phạt vi phạm hành chính

Ngày đăng: 30/01/2016, 15:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Vũ Văn Cương và Vũ Ngọc Hà: “ pháp luật về kiểm tra, thanh tra thuế ở Việt Nam”, tạp chí luật học, số 4/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: pháp luật về kiểm tra, thanh tra thuế ở Việt Nam
1. Giáo trình luật thuế, Trường ĐH Luật Hà Nội, NXB – CAND, Năm 2009 Khác
3. Luật quản lí thuế năm 2006 và nghị định hướng dẫn thi hành Khác
5. website cục thuế TP Hồ Chí Minh và cục thuế TP Hà Nội Khác
7. Tạp chí kiểm toán số 8/ 2007 Khác
8. Tạp chí tài chính năm số 9/ 2008 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w