Độc quyền trong xuất khẩu gạo

Một phần của tài liệu Thị trường độc quyền nhóm.doc (Trang 33 - 38)

Một thời gian dài, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao là nhờ vào xuất khẩu. Rõ ràng trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu phát triển ổn định, thì thị trường xuất khẩu ít có những đột biến lớn xảy ra nên đà tăng trưởng của xuất khẩu liên tục được duy trì. Do hướng mạnh vào xuất khẩu như vậy, nên Nhà nước, doanh nghiệp tập trung nhiều nguồn lực cho tìm kiếm thị trường nước ngoài, mà chưa đầu tư thỏa đáng phát triển thị trường nội địa.

Trong thực tế muốn xác định được hiện tượng doanh nghiệp bắt tay liên kết để độc quyền, thống lĩnh thị trường, tăng giá vô tội vạ... phải thông qua phân tích các dấu hiệu trực tiếp trên thị trường, hoặc thông tin phản ánh từ các doanh nghiệp khác.

Về phía cơ quan quản lý Nhà nước, việc kiểm tra, kiểm soát thị trường cần tập trung vào các khâu từ nhập khẩu đến nhà phân phối, tiêu dùng... Qua đó, nếu phát hiện các nhà nhập khẩu, phân phối có được lợi nhuận thông qua các hành vi liên kết, độc quyền nhóm thì sẽ xử lý theo Luật cạnh tranh và các quy định pháp lý về cạnh tranh không lành mạnh.

Philippin có nhu cầu mua thêm lúa gạo, chủ yếu là từ Việt Nam. Tuy nhiên, mức giá của mặt hàng này phụ thuộc rất lớn vào động thái của Thái Lan vì nhà xuất khẩu gạo hàng đầu này hiện đang tồn kho đến 7 triệu tấn gạo và có kế hoạch "xả hàng" trong thời gian tới.

Tại thời điểm này, giá gạo thế giới vẫn đang giảm do bội thu vụ lúa ở một sốước xuất khẩu gạo lớn như Việt Nam, Thái Lan, Pakistan và một số nước nhập khẩu lớn đã mua gần đủ nhu cầu. Giá gạo của Thái Lan cũng đã giảm đáng kể, và thị trường chủ yếu vẫn là châu Á, chiếm khoảng 62% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo, tiếp đến là châu Phi với trên 17%, châu Mỹ với gần 15%.

Về lý thuyết, một khi doanh nghiệp trong nước yếu thế, thị trường có tín hiệu mang lại hiệu quả đầu tư, thì nước ngoài sẵn sàng nhảy vào lấp khoảng trống, giống như cách mà

nhiều công ty Mỹ, châu Âu, thậm chí Thái Lan, Indonesia vào liên kết nuôi cá tra, tôm hay heo, gà.

Tuy nhiên, kịch bản ấy khó xảy ra với ngành gạo khi mà một vài đại gia quốc doanh còn đang nắm lợi thế quá lớn về vốn, cơ sở hạ tầng (nhà máy xay xát, kho bãi…) Chẳng hạn, Vinafood II hiện đang sở hữu số vốn nhà nước hàng ngàn tỉ đồng, cộng thêm hệ thống nhà máy xay xát, lau bóng, máy sấy, kho chứa trải đều ở hầu hết các vùng trọng điểm sản xuất lúa lớn. Họ luôn nắm quyền chủ động thu mua lúa gạo, khi thị trường khó khăn lại còn được Chính phủ hỗ trợ vốn, lãi suất. Đó là chưa kể, một khi chúng ta vẫn coi gạo là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, thì khi thị trường biến động, giá tăng nóng, thiếu hụt nguồn cung thì nhà nước lại dùng chính sách kiểm soát giống như lâu nay vẫn làm.

4. Nguyên nhân của độc quyền nhóm tại Việt Nam

Chuyện độc quyền nhóm không lạ và dễ dàng tìm thấy trong các sách giáo khoa về kinh tế học. Độc quyền nhóm cũng được đề cập đâu đó trong các bài báo bàn về tình hình kinh tế trong và ngoài nước. Tuy nhiên, thỉnh thoảng người ta giật mình nhìn lại thì hóa ra độc quyền nhóm đôi khi vẫn tạo ra những cú sốc quá lớn cho toàn nền kinh tế. Độc quyền nhóm về dầu mỏ của OPEC thỉnh thoảng vẫn khiến người ta hoảng loạn lo lạm phát, đẩy giá nhiều hàng hóa khác lên những mức không tưởng.

Các nhà làm chính sách và quản lý kinh tế của Việt Nam lưu ý vì có vẻ như tình trạng độc quyền nhóm ở một số ngành có xu hướng duy trì rất lâu và thường xuyên tổn hại đến thị trường theo những cách tương tự nhau, nhưng các công ty độc quyền nhóm cuối cùng vẫn không bị gì cả.

Nguyên nhân lớn nhất là do cạnh tranh và thiếu các nguyên vật liệu đầu vào; kế đến là hạn chế về tài chính và do đặt giá sản phẩm cao; hai nguyên nhân ít quan trọng hơn là do nhu cầu nước ngoài hạn chế và do không có khả năng thâm nhập thị trường nước ngoài, giá cả không ổn định, và do đặt giá sản phẩm không có tính cạnh tranh.

Việt Nam quá chậm trong ban hành Luật Cạnh tranh và Kiểm soát Độc quyền. Hiện nay, trên thị trường Việt Nam vẫn còn quá nhiều các DN độc quyền, độc quyền nhóm cả về mua và bán, ở không ít tỉnh, thành phố còn có độc quyền địa phương. Mặt bằng giá của các sản phẩm độc quyền hay độc quyền nhóm, được bảo hộ cao như xi măng, đường mía, ô tô, xe máy v.v... đều cao hơn mức trung bình khu vực, trong khi thu nhập của người Việt Nam

thấp hơn các nước đó, làm thiệt thòi cho người tiêu dùng. Trong khi đó, hàng nông sản không được bảo hộ, phụ thuộc giá thị trường thế giới lại thuộc loại rẻ nhất trong khu vực, làm giảm sút thu nhập thực tế của nông dân.

Do được độc quyền, cơ cấu giá khó kiểm tra, nên dẫn đến những hiện tượng trì trệ trong kinh doanh.

Nhưng còn một nguyên tắc nữa, quan trọng, mang tính quyết định, đó chính là bởi họ không được quyền định giá, dù giá bán đó thực sự cạnh tranh, thấp hơn so với các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu khác! Và tất yếu dẫn đến một hệ quả là không thể có sự cạnh tranh lành mạnh thực chất khi thị trường chỉ có một giá! Cuối cùng, người tiêu dùng phải chịu thiệt thòi từ hệ quả này.

5.Giải pháp đề ra:

5.1. Đối với ngành bảo hiểm

Mục tiêu trước mắt đối với ngành bảo hiểm Việt Nam là rất nặng nề. Việc duy trì được tốc độ tăng trưởng lên đến 40% một năm là điều khó khăn, tuy nhiên để nâng cao hơn nữa so với tốc độ tăng trưởng trong ba năm qua là điều có thể thực hiện được.

Để làm được việc này, các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam nên tập trung vào các giải pháp phù hợp nhằm tăng doanh thu và nâng cao hiệu quả đầu tư như sau:

Tiếp tục đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ và phát triển mạng lưới đại lý bảo hiểm chuyên nghiệp và mở rộng mạng lưới. Hiện nay các công ty bảo hiểm phi nhân thọ trong nước hoạt động tốt hơn các đối thủ cạnh tranh nước ngoài một phần nhờ sự bảo hộ của Chính phủ, một phần dựa vào mạng lưới khách hàng đã được xây dựng từ trước. Các công ty bảo hiểm Việt Nam cần nâng cao năng lực cạnh tranh, khai thác thị trường và các mối quan hệ nhằm duy trì và phát triển mạng lưới khách hàng truyền thống. Đây là một yếu tố quan trọng hỗ trợ các công ty bảo hiểm có thêm nguồn lực để thực hiện các kế hoạch và chiến lược kinh doanh dài hạn để cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài có tiềm lực.

Thành lập các tổ chức đầu tư độc lập với hoạt động khai thác để có thể thực hiện đầu tư chuyên nghiệp và hiệu quả từ phí bảo hiểm.

Liên doanh, liên kết với các tổ chức tài chính để có thể có khả năng mạnh hơn với áp lực cạnh tranh khi các công ty bảo hiểm nước ngoài gia nhập thị trường theo lộ trình cam kết của Việt Nam với WTO

Giảm sự bảo hộ của Nhà nước đối với các doanh nghiệp bảo hiểm bằng cách đưa các doanh nghiệp bảo hiểm lên sàn để vừa gia tăng giá trị cho doanh nghiệp, vừa dễ huy động vốn, gia tăng khả năng tài chính trong hoạt động

Mười năm năm qua, ngành bảo hiểm đã có những đóng góp nhất định vào sự phát triển của hệ thống tài chính nói riêng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam nói chung. Thị trường bảo hiểm Việt Nam là một kênh quan trọng trên thị trường vốn, thể hiện tất cả các vai trò trên thị trường tài chính. Đó là đảm bảo sự ổn định thông qua việc tập trung và phân tán rủi ro, tăng cường ổn định tài chính trong hộ gia đình và doanh nghiệp, huy động vốn dài hạn và đầu tư dài hạn, giảm áp lực đối với ngân sách nhà nước thông qua hệ thống bảo hiểm xã hội.

Tuy vẫn còn những hạn chế nhất định trong việc đóng góp một cách chủ động vào phát triển tài chính, nhưng những hạn chế này sẽ nhanh chóng được gỡ bỏ. Với mục tiêu chiến lược phát triển phù hợp và trên cơ sở điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi, ngành bảo hiểm Việt Nam sẽ tiếp tục khẳng định vai trò trong nền kinh tế.

5.2. Đối với ngành xăng dầu

Để tăng tính thị trường, đặc biệt là thị trường xăng dầu, có nhiều cách thức. Thứ nhất là phải có cơ chế công bố thông tin, thứ hai là cơ chế giám sát, thứ ba là tạo cơ chế cho doanh nghiệp tham gia các nghiệp vụ giao dịch hiện đại và cho hình thành mạng lưới dự trữ xăng dầu quốc gia.

Xăng dầu là loại hàng hóa đặc biệt, đòi hỏi vốn và hệ thống phân phối lớn nên khó có thể có nhiều doanh nghiệp tham gia. Vì vậy trên lý thuyết, rất dễ hình thành độc quyền nhóm. Nên bên cạnh công cụ giám sát đặt tại các cơ quan chức năng, Nhà nước vẫn cần tạo lập và tăng mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, không để chúng luôn cùng chung lợi ích và trong thế có thể thỏa hiệp. Muốn vậy, chúng ta cần những tiêu chí cụ thể để đánh giá và lượng hóa hành vi liên kết độc quyền.

Một công cụ rất quan trọng mà các nước vẫn dùng để điều tiết thị trường xăng dầu là lập kho dự trữ xăng dầu quốc gia. Với lượng dự trữ đủ mạnh, khi giá tăng, thấy cần thiết, Nhà nước có thể bán dầu từ kho dự trữ.

Đây là cách làm hiệu quả, thực tế ở nhiều nước đã thấy chúng có thể giúp giảm giá một cách tiết kiệm hơn là bỏ tiền trực tiếp bù lỗ cho các doanh nghiệp. Giá giảm mà Nhà nước vẫn thu được tiền, thậm chí có lãi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tất nhiên, không phải muốn là có thể lập ngay kho dự trữ vì chi phí rất cao. Đây là bài toán cần được giải giữa chi phí và lợi ích. Với một thị trường gần 100 triệu dân, tốc độ tiêu thụ dầu mỏ tăng chúng ta lại sắp lọc được xăng dầu thì đã đến lúc VN nên tính đến công cụ hiện đại trên nhằm đảm bảo an ninh năng lượng.

Năm 2010 cũng là năm đầu tiên kinh doanh xăng dầu áp dụng Nghị định 84/CP của Chính phủ, sự chủ động của doanh nghiệp đầu mối tạo ra cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Vì là năm đầu tiên áp dụng Nghị định 84 nên trong quá trình chuyển đổi cơ chế kinh doanh sẽ còn phải đối mặt với những diễn biến phức tạp của thị trường, đòi hỏi các cơ quan quản lý Nhà nước, Doanh nghiệp và đặc biệt là người tiêu dùng phải thích ứng với những biến động tăng, giảm giá theo quy luật thị trường, kiên trì thực hiện đảm bảo thực thi có hiệu quả Nghị định này.

Với vai trò và kinh nghiệm của một doanh nghiệp chủ đạo, chiếm thị phần lớn, Petrolimex đã đề xuất, kiến nghị với Chính phủ chuyển đổi cơ chế kinh doanh xăng, dầu, góp sức cùng các cơ quan quản lý nhà nước xây dựng, ban hành Nghị định 84, đây là bước ngoặt quan trọng làm thay đổi về chất của hoạt động quản lý kinh doanh xăng, dầu. Nghị định 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu chính thức có hiệu lực từ 15/12/2009; theo đó việc kinh doanh xăng, dầu được vận hành theo cơ chế mới, doanh nghiệp được quyền quyết định giá bán lẻ khi giá xăng, dầu thành phẩm thị trường thế giới có biến động, là cơ sở để các thương nhân đầu mối vận hành giá bán xăng dầu theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước.

Chủ động và kiên trì vận hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường bảo đảm: Đủ nguồn cung – Đóng góp cho ngân sách Nhà nước và có tích lũy cho Doanh nghiệp, đảm bảo hài hòa 3 lợi ích Nhà nước - Doanh nghiệp và Người tiêu dùng

Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình dự án đầu tư trọng điểm để sớm đưa vào khai thác sử dụng, phát huy hiệu quả đồng vốn và tăng khả năng dự trữ hàng hóa theo quy định mới (30 ngày), góp phần bình ổn thị trường xăng dầu trong mọi tình huống.

Một phần của tài liệu Thị trường độc quyền nhóm.doc (Trang 33 - 38)