MỤC LỤC
Còn theo kinh tế học thì thị trường xuất khẩu được mở rộng ra và cụ thể hơn đó là: “Thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp là tập hợp người mua và người bán có quốc tịch khác nhau tác động với nhau để xác định giá cả, số lượng hàng hóa mua bán, chất lượng hàng hóa và các điều kiện mua bán khác theo hợp đồng, thanh toán chủ yếu bằng ngoại tệ mạnh và phải làm thủ tục hải quan qua biên giới”. + Thị trường xuất khẩu chính là thị trường mà quốc gia hay doanh nghiệp xuất khẩu tập trung các chính sách, biện pháp xúc tiến thương mại nhằm khai thác tối đa khả năng tiêu thụ hàng hóa của thị trường đó trên cơ sở thị trường có nhu cầu lớn đối với hàng hóa mà quốc gia hay doanh nghiệp có thể đáp ứng.
Ngoài ra, nguồn nhân lực của doanh nghiệp khi được trang bị tốt về kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ, sự am hiểu về thị trường quốc tế, thông thạo ngoại ngữ thì những định hướng, chiến lược phát triển sẽ xác thực hơn, doanh nghiệp nhanh chóng cập nhập những diễn biến của thị trường xuất khẩu một cách chính xác, nắm bắt được thời cơ và dự báo được nhu cầu, rủi ro thể xảy ra khi mở rộng thị trường. - Hoạch định các công cụ trợ giúp phù hợp với cam kết kinh tế quốc tế cho doanh nghiệp hướng vào xuất khẩu tránh trường hợp doanh nghiệp hướng vào xuất khẩu lạm dụng chính sách để kinh doanh không hợp lý, minh bạch cụ thể hóa chính sách, giảm bớt sự những thủ tục giấy tờ không cần thiết gây khó khăn cho doanh nghiệp hướng về xuất khẩu.
Hiện nay, Việt Nam chưa hình thành được các mặt hàng chủ lực, có địa vị thống trị trên thị trường như dứa của Thái Lan, chuối của Philippin, rau tươi và rau chế biến của Trung Quốc mặc dù Việt Nam có tiềm năng phát triển các sản phẩm này là rất lớn và có khả năng cung cấp các sản phẩm có chất lượng tốt, đảm bảo độ tươi mới mang hương vị đặc trưng và giá trị dinh dưỡng cao. Do đó trong quá trình mở rộng thị trường xuất khẩu khả năng cung ứng không ổn định, ngoài những thị trường lớn truyền thống thì những thị trường nhỏ mới mở sau một, hai năm xuất khẩu thường xuyên bị mất thị trường do đơn vị xuất khẩu chủ yếu là làm theo đơn đặt hàng mà chưa có sự chủ động trong việc tìm kiếm đối tác hay phát triển, củng cố sản phẩm của mình trên những thị trường đó.
Ngày 30/6/1997, Hội đồng quản trị Tổng Công ty Hàng không Việt Nam ra Quyết định số 1023/HĐQT về việc đổi tên Công ty Cung ứng dịch vụ Hàng Không trực thuộc Cục Hàng không Dân Dụng Việt Nam thành Công ty Cung ứng dịch vụ Hàng không không thuộc trực thuộc Tổng công ty Hàng Không Việt Nam với chức năng nhiệm vụ là một đơn vị độc lập, hoạt động đa ngàng nghề trên các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, sản xuất và cung ứng các sản phẩm phục vụ hành khách trên máy bay; trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá và nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh. (Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ Báo cáo Bán hàng chi tiết theo mặt hàng năm 2004 – 2007) Hiện tại công ty có 7 thị trường xuất khẩu rau quả nhưng hai thị trường Nga và Mông Cổ là hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của công ty lại có tốc độ tăng quy mô thị trường nhỏ hơn 1. Do đó có thể thấy rằng khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty theo chiều rộng hiệu quả hơn khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều sâu. Các đối thủ cạnh tranh của công ty. Các doanh nghiệp trong nước. Tham gia vào hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam từ năm 2003 đến này so với các doanh nghiệp lớn và lâu năm tham gia xuất khẩu rau quả, Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không vẫn còn là một công ty chưa có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động xuất khẩu rau quả. Vì vậy, trong quá trình sản xuất chế biến đến tiêu thụ trong và ngoài nước, công ty gặp không ít những khó khăn trong một môi trường rộng lớn và cạnh tranh hết sức gay gắt. Với nguồn lực còn nhiều hạn chế, thời gian tham gia hoạt động sản xuất chế biến xuất khẩu rau quả chưa được lâu, các sản phẩm của công ty khi phân phối ở thị trường trong nước cũng như việc đẩy mạnh xuất khẩu gặp phải nhiều sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước vốn có tiềm lực kinh tế lớn, kinh nghiệm hoạt động sản xuất lâu năm như điển hình là Tổng công ty rau quả,. nông sản Việt Nam – một đơn vị đầu ngành về sản xuất chế biến và xuất khẩu rau quả. Các doanh nghiệp sản xuất chế biến rau quả này thường có mối quan hệ tốt, lâu dài với khách hàng, các sản phẩm thường có tên tuổi chỗ đứng trên thị trường và đã qua quá trình kiểm nghiệm, có bạn hàng nước ngoài là đối tác lâu năm. Với hoạt động sản xuất xuất khẩu đã chiếm lĩnh được thị trường, thị phần ổn định và lợi nhuận đảm bảo, các doanh nghiệp này đã hình thành một nguồn lực dồi dào để mở rộng sản xuất, tìm hiểu thị trường, quảng cáo, giới thiệu mạnh mẽ tới khách hàng. Họ thường xây dựng được một hệ thống phân phối lớn trên toàn quốc và sự hợp tác với đối tác nước ngoài như tham gia vào hệ thống các siêu thị ở trong nước và nước ngoài. Do đó, công ty khi tham gia vào hoạt động xuất khẩu chế biến rất khó tham gia được vào hệ thống phân phối này nếu như chất lượng không cao và công nghệ hiện đại. Với nguồn cung về nguyên liệu hiện nay không ổn định khiến cho công ty gặp khó khăn khi cạnh tranh về giá, đảm bảo nguồn cung ổn định trong hệ thống các siêu thị, phân phối một cách chuyên nghiệp cho thị trường trong điều kiện nguồn đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại còn hạn chế. Bên cạnh đó, nguồn tài chính không đủ lớn cũng là nguyên nhân khiến cho công ty gặp bất lợi trong quá trình thu mua nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất chế biến so với các đối thủ cạnh tranh khác do các nguyên nhân xuất phát từ khả năng thanh toán, đảm bảo nhu cầu thường xuyên ổn định. Trong điều kiện cạnh tranh hiện nay, các doanh nghiệp đều hướng cho mình mục tiêu nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh. Thực tế cho thấy, chất lượng các sản phẩm rau quả của công ty là điều đang phải cạnh tranh mạnh mẽ nhất. Nhìn chung hiện nay, các sản phẩm của công ty có chất lượng tương đối cao với công nghệ được nhập khẩu hiện đại nhưng các sản phẩm còn thiếu đa dạng, sản phẩm chế biến theo kiểu. truyền thống như ngâm dấm, đóng lọ đa phần là sơ chế mà chưa có sự đột phá trong công nghệ chế biến trong khi đó các doanh nghiệp xuất khẩu lâu năm thường đi trước trong khâu nghiên cứu tìm ra phương thức chế biến mới, đưa thêm vào các sản phẩm chế biến xuất khẩu. Công ty thường gặp phải sự cạnh tranh lớn từ các doanh nghiệp đã có tên tuổi gắn liền với một số mặt hàng đặc biệt là những công ty lớn có kinh nghiệm xuất khẩu một số các mặt hàng đặc thù. Ví dụ như mặt hàng nấm công ty phải cạnh tranh với Công ty TNHH Chế biến nông, thủy - hải sản Long An; mặt hàng cà chua, dưa chuột có Công ty Giao nhận và Xuất nhập khẩu Hải Phòng, mặt hàng dứa có Công ty Công nghiệp Thực phẩm CHIA MEEI Việt Nam. Mặt hàng Doanh nghiệp. Cà chua, dưa chuột Công ty Giao nhận và Xuất nhập khẩu Hải phòng. Nấm rơm, ngô. - Công ty Cổ phần chế biến Thực phẩm Xuất khẩu Miền Tây. - Công ty Dịch Vụ Kỹ thuật Nông nghiệp An Giang. - Công ty TNHH Chí Công - Công ty Cổ phần Trà Bắc. - Cty TNHH Chế biến nông, thủy - hải sản Long An. - Nông trường Công Hậu. - Xí Nghiệp Chế biến Nấm XK T Thao Sóc Trăng. - Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu rau quả. - Cty Công nghiệp Thực phẩm CHIA MEEI Việt Nam. - Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu rau quả. Đậu cove, măng. - Công ty TNHH Vạn Đạt. - Công ty TNHH Thương mại Chế biến Thực phẩm Tân Tân. www.rauhoaquavietnam.vn) Một điểm khác nữa trong quá trình cạnh tranh hiện nay đó là các doanh nghiệp trong nước ngày càng mở rộng tìm kiếm thị trường, đầu tư mạnh mẽ.
Trong đó, để tham gia và chuỗi phân phối trên, rau quả Việt Nam cần đảm bảo 4 yếu tố đó là: giống cây phải có chứng chỉ xác nhận nguồn gốc và việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải tuân thủ chu trình nông nghiệp an toàn GAP (Good Agricultural Practices); tổ chức bảo quản, sơ chế, chế biến đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đúng quy cách, mẫu mã, màu sắc theo các chứng chỉ quốc tế, số lượng cung ứng đủ để đáp ứng các đơn hàng lớn, dài hạn, chính xác về thời gian giao hàng, giá phải rẻ để yểm trợ cho cạnh tranh. Ngoài ra tại khu vực này, mặc dù giá rau quả Việt Nam gặp phải sự cạnh tranh lớn của rau quả các nước Achentina, Chi lê, Ecuador song trong thời gian tới rau quả Việt Nam vẫn có cơ hội mở rộng rất lớn bởi một số mặt hàng như nhãn, vải, thanh long… và sản phẩm đóng hộp là những loại hoa quả nhiệt đới rất hiếm, khó trồng ở đây trong khi phải nhập khẩu với khối lượng lớn từ một số nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.
Nâng cấp văn phòng đại diện của Công ty ở Moscow thành Chi nhánh Công ty tại Moscow – Liên bang Nga, nhằm thúc đẩy mạnh mẽ xúc tiến thương mại, trực tiếp kinh doanh những mặt hàng, thực hiện quảng bá và khuyếch trương thương hiệu sản phẩm của AIRSERCO, tiến tới xây dựng hệ thống đại lý phân phối sản phẩm của Công ty tại thị trường này. Cụ thể, Công ty sẽ tiến hành: một phần xây dựng khu chuyên canh trên cơ sở thuê đất canh tác, hợp tác và hỗ trợ với hộ nông dân tại các vùng nguyên liệu về kỹ thuật, vốn để đảm bảo nguồn cung ứng ổn định cho quá trình sản xuất; một phần tiến hành hoạt động canh tác trên mảnh đất rộng 80.000 m2 với thời hạn thuê 35 năm tại xã Bạch Sam, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.
Để tạo ra một dây chuyền sản xuất khép kín thì việc xây dựng vùng nguyên liệu trước hết Công ty cần tiến hành đầu tư cho công tác nghiên cứu về giống, loại cây trồng, chất lượng sản phẩm và kỹ thuật canh tác.Theo đó, Công ty nên đầu tư cho việc thành lập xây dựng khu vực nghiên cứu trong khuôn viên nhà máy chế biến rau quả tại Hưng Yên, nâng cao và mở rộng hoạt động của phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm ra các lĩnh vực nghiên cứu để tạo thành một chuỗi các hoạt động hỗ trợ cho nhau đảm bảo về nguồn cung ứng sản phẩm ổn định, đồng đều và có chất lượng tốt. Với mục tiêu của Công ty tới năm 2010 là mở rộng thị trường sang thị trường Nhật Bản, Công ty nên tiến hành xây dựng hệ thống tiêu chuẩn sao cho phù hợp với quy định tiêu chuẩn kỹ thuật của Nhật Bản đồng thời tiến hành liên kết các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu rau quả sang thị trường Nhật Bản để học hỏi kinh nghiệm và trao đổi thêm về thông tin thị trường và nhu cầu tại thị trường Nhật Bản.