1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chiến lược Marketing nhằm thu hút khách du lịch Campuchia của các công ty lữ hành Việt Nam

69 957 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 1,09 MB

Nội dung

Việt Nam có điều kiện địa lý tự nhiên và tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, hấp dẫn về vẻ đẹp sinh thái tự nhiên, nền văn hoá đa dạng và truyền thống lịch sử lâu đời. Phong phú về di sản văn hoá, các làng nghề và các lễ hội truyền thống gắn với các nhóm dân tộc của cả nước.

Chuyên đề tốt nghiệp LỜI CAM KẾT Kính gửi: - Ban giám hiệu trường Đại học Kinh tế quốc dân - Ban chủ nhiệm Khoa Du lịchKhách sạn - Giáo viên hướng dẫn: ThS. Trương Tử Nhân Tên em là: Im Sophanna . Sinh viên lớp Du lịch 48. Mã số sinh viên : CQ484192 Để hoàn thành chuyên đề thực tập này, em có tham khảo một số tài liệu liên quan đến chuyên ngành Du lịch nói chung và công tác khai thác thị trường khách du lịch Campuchia nói riêng. Em xin cam đoan không sao chép y nguyên bất kỳ tài liệu, giáo trình, luận văn cũng như các tài liệu tham khảo khác. Những thông tin tham khảo trong chuyên đề đều được trích dẫn cụ thể nguồn sử dụng. Nếu có sai phạm em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước hội đồng kỷ luật của Nhà trường. Hà Nội, ngày 07 tháng 05 năm 2010 Sinh viên Im Sophanna SV:Im Sophanna Lớp Du lịch 48 1 Chuyên đề tốt nghiệp LỜI NÓI ĐẦU Việt Nam có điều kiện địa lý tự nhiên và tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, hấp dẫn về vẻ đẹp sinh thái tự nhiên, nền văn hoá đa dạng và truyền thống lịch sử lâu đời. Phong phú về di sản văn hoá, các làng nghề và các lễ hội truyền thống gắn với các nhóm dân tộc của cả nước. Việt NamCampuchia là hai nước láng giềng anh em, có nền văn hóa gần gũi và kinh tế phụ thuộc. Cũng như Việt Nam, sau khi gia nhập WTO, Campuchia đang phục hồi nền kinh tế, mức sống người dân cũng đang dần đi lên. Du lịch Việt Nam trước giờ vẫn là một điểm đến lý tưởng cho các du khách Campuchia với những chuyến đi tốn mức chi phí không cao, địa lý lại gần, giáp với Campuchia, nền văn hóa gần gụi, nên lượng khách Campuchia tới Việt Nam hàng năm là khá cao. Tuy nhiên, Việt Nam trong mắt du khách Campuchia chỉ là một điểm đến giá rẻ với mức chi tiêu thấp. Các du khách Campuchia có khả năng chi trả cao thì lại không chọn Việt Nam mà chủ yếu là Thái Lan hay Malaysia là điểm đến cho các chuyến nghỉ dưỡng dài ngày của mình. Định hướng của du lịch Việt Nam sắp tới là khai thác thị trường khách có khả năng chi trả cao. Mặt khác, các công ty lữ hành muốn thu được lợi nhuận cao trong ngành du lịch đầy tiềm năng này thì phải chuyển mạnh sang hướng khai thác thị trường khách nghỉ dưỡng, mức chi trả cao và sẵn sàng sử dụng các dịch vụ bổ sung như Spa, resort. Bên cạnh sự định hướng phát triển và chính sách marketing điểm đến của Tổng cục du lịch thì chính bản thân các doanh nghiệp lữ hành cần vận dụng sức mình, vừa tạo ra những sản phẩm mới, thu hút, vừa phải tạo ấn tượng, hình ảnh của mình trong mắt những thượng đế ngày càng khó tính của mình. Và việc thay đổi hình ảnh trong mắt du khách Campuchia, từ một điểm đến rẻ tiền, chủ yếu mang tính chất tham quan và điểm đến lịch sử trở thành một điểm nghĩ dưỡng lý tưởng cho các kỳ nghỉ dài ngày hơn là một khó khăn mà các công ty lữ hành Việt Nam cùng Tổng cục du lịch Việt Nam phải cố gắng với một thị trường nhiều lợi thế đối với mình là đất nước Campuchia. Vì vậy, với một sinh viên Campuchia du học tại Việt Nam trong ngành nghề SV:Im Sophanna Lớp Du lịch 48 2 Chuyên đề tốt nghiệp Du lịch, em đã lựa chọn đề tài: “Chiến lược Marketing nhằm thu hút khách du lịch Campuchia của các công ty lữ hành Việt Nam” là một chủ đề nhằm nghiên cứu sâu hơn về việc khai thác khách du lịch Campuchia tới Việt Nam trong giai đoạn sắp tới với những chuyển biến khá lớn của Lữ hành Việt Nam. Chuyên đề tốt nghiệp gồm 3 phần lớn: Phần 1: Nêu lên một số lý luận, cơ sở lý thuyết về Marketing du lịch và về khách du lịch Campuchia nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu Phần 2: Thực trạng khai thác khách du lịch Campuchia của các công ty lữ hành Việt Nam. Phần 3: Giải pháp Marketing nhằm khai thác thị trường khách du lịch Campuchia của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam trong thời gian tới. Gặp khá nhiều khó khăn về ngôn ngữ, hạn chế về nguồn tài liệu cũng như điều kiện nghiên cứu, bài viết của em còn sơ sài và nhiều thiếu sót. Mong sự thông cảm và giúp đỡ hoàn thiện bài chuyên đề tốt nghiệp của giáo viên hướng dẫn, thầy Trương Tử Nhân được tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn! SV:Im Sophanna Lớp Du lịch 48 3 Chuyên đề tốt nghiệp CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH, MARKETING DU LỊCH, TÌM HIỂU VỀ KHÁCH DU LỊCH CAMPUCHIA 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Du lịchkhách du lịch Khái niệm du lịch: Khái niệm đầy đủ cả về góc độ kinh tế cà kinh doanh của du lịch: Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ của các doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và nhu cầu khác nhau của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp. Còn với thuật ngữ “Du lịch” thông thường được hiểu: “du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. 1.1.2. Doanh nghiệp lữ hành Định nghĩa doanh nghiệp lữ hành: Tồn tại khá nhiều khái niệm khác nhau về doanh nghiệp lữ hành xuất phát từ nhiều góc độ khác nhau trong việc nghiên cứu các doanh nghiệp lữ hành. Mặt khác, bản thân hoạt động du lịch nói chung và lữ hành du lịch nói tiếng phong phú và đa dạng, có nhiều biến đổi theo thời gian. Ở mỗi giai đoạn phát triển, hoạt động lữ hành luôn có những hình thức và nội dung mới. Tổng quát lại, doanh nghiệp du lịch được định nghĩa theo giáo trình Kinh tế Du lịch như sau: Doanh nghiệp lữ hành là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích lợi nhuận thông qua việc tổ chức xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch. Ngoài ra, doanh nghiệp lữ hành còn có thể tiến hành các hoạt động trung gian bán sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác đảm bảo phục vụ các nhu cầu du lịch của khách từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng. SV:Im Sophanna Lớp Du lịch 48 4 Chuyên đề tốt nghiệp 1.2. Chiến lược Marketing nhằm thu hút một thị trường khách du lịch 1.2.1. Khách du lịch và nhu cầu đi du lịch của khách 1.2.1.1. Định nghĩa Khách du lịch Là những người đi ra khỏi môi trường sống thường xuyên của mình để đến một nơi khác trong thời gian ít hơn 12 tháng liên tục với mục đích chính của chuyến đi là thăm quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài việc tiến hành các hoạt động để đem lại thu nhập và kiếm sống ở nơi đến. Khái niệm khách du lịch này được áp dụng cho cả khách du lịch quốc tế và khách du lịch trong nước và áp dụng cho cả khách đi du lịch trong ngày và đi du lịch dài ngày có nghỉ qua đêm. - Khái niệm khách du lịch quốc tế: Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam (cụ thể ở một địa phương nào đó của Việt Nam) là những người đi ra khỏi môi trường sống thường xuyên của một nước đang thường trú đến Việt Nam trong thời gian ít hơn 12 tháng với mục đích của chuyến đi không phải để tiến hành các hoạt động nhằm đem lại thu nhập và kiếm sống ở Việt Nam. - Khái niệm khách du lịch trong nước: Khách du lịch trong nước là những người đi ra khỏi môi trường sống thường xuyên của mình để đến một nơi khác ở trong nước với thời gian liên tục ít hơn 12 tháng và mục đích chính của chuyến đi để thăm quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài việc tiến hành các hoạt động nhằm đem lại thu nhập và kiếm sống ở nơi đến. 1.2.1.2. Các yếu tố tác động tới cầu thị trường du lịch. - Khả năng chi tiêu của du khách. - Giá cả của sản phẩm du lịch. - Chất lượng của sản phẩm du lịch - Tính độc đáo của sản phẩm du lịch. 1.2.2. Thị trường du lịch 1.2.2.1 Khái niệm thị trường và thị trường du lịch (theo giáo trình Marketing Du lịch – NXB ĐH KTQD) a. Khái niệm thị trường: Theo quan điểm của kinh tế chính trị học. Thị trường là phạm trù của nền sản xuất và lưu thong hang hóa, phản ánh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa người mua và nguoiw bán, giữa cung và cầu và toàn bộ các mối quan hệ, thông tin kinh tế, kỹ thuật gắn với các mối quan hệ đó. SV:Im Sophanna Lớp Du lịch 48 5 Chuyên đề tốt nghiệp Theo quan điểm của marketing: Theo nghĩa rộng thị trường là tập hợp người mua, người bán sản phẩm hiện tại và tiềm năng. Người mua với tư cách là người tạo ra thị trường và người bán với tư cách là người tạo ra ngành. Theo nghĩa hẹp thị trường là một nhóm người mua về một sản phẩm cụ thể hoặc dãy sản phẩm. b. Khái niệm thị trường du lịch: Tiếp cận theo kinh tế chính trị học: Thị trường du lịch là một bộ phận của thị trường chung, một phạm trù của sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ du lịch phản ánh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa người mua và người bán giữa cung và cầu và toàn bộ các thông tin kinh tế kỹ thuật gắn với mối quan hệ đó trong lĩnh vực du lịch. Tiếp cận theo marketing du lịch: Theo nghĩa rộng thị trường du lịch là tập hợp người mua với tư cách là người tạo ra thị trường du lịch và người bán với tư cách là người tạo ta ngành du lịch. Theo nghĩa hẹp (giác độ của nhà kinh doanh du lịch) thị trướng du lịch là nhóm người mua có nhu cầu và mong muốn về một sản phẩm du lịch hay một dãy sản phẩm du lịch cụ thể được đáp ứng hoặc chưa được đáp ứng. 1.2.2.2. Đặc điểm của thị trường du lịch Đặc điểm của thị trường du lịch theo nghĩa rộng: Đặc điểm chung: - Là nơi chứa tổng cầu và tổng cung. - Hoạt động trao đổi diễn ra trong một không gian và tời gian xác định. - Chịu ảnh hưởng của các yếu tố trong môi trường vĩ mô - Có vai trò quan trọng đối với sản xuất và lưu thong sản phẩm. Đặc điểm riêng: • Xuất hiện muộn hơn so với thị trường hàng hóa nói chung. Nó xuất hiện khi mà du lịch trở thành hiện tượng kinh tế xã hội vào giữa thế kỷ 19, khi mà trình độ sản xuất xã hội và các mối quan hệ xã hội phát triển ở một trình độ nhất định. • Trong tiêu dùng du lịch không có dự di chuyển của hàng hóa vật chất, giá trị của tài nguyên du lịch tới nơi ở thường xuyên của người tiêu dùng . • Trên thị trường du lịch cung – cầu chủ yếu là dịch vụ. Hàng hóa chiếm tỉ trọng nhỏ. Doanh thu từ dịch vụ chiếm từ 50-80% trong tổng doanh thu. Dịch vụ bao gồm dịch vụ chính và bổ sung. Tại các nước du lịch chưa phát triển tỷ trọng giữa dịch vụ chính và dịch vụ bổ sung chiếm 7/3. Tại các nước du lịch phát triển ngược lại 3/7. Tỷ trọng giữa các dịch vụ chính và là bổ sung càng nhỉ, càng chứng tỏ tính hấp dẫn của nơi đến du lịch, hiệu quả kinh tế cao. SV:Im Sophanna Lớp Du lịch 48 6 Chuyên đề tốt nghiệp • Dịch vụ du lịch ít hiện hữu khi mua và bán. • Tham gia vào trao đổi có sự tham gia của các đối tượng du lịch – giá trị của tài nguyên • Quan hệ mua bán diễn ra trong thời gian dài kể từ khi mua đến khi tiêu dùng và sau khi dùng. • Không thể lưu kho lưu bãi, sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời cùng lúc. • Tính thời vụ cao. • Cảm nhận rủi ro lớn. 1.2.3. Các yếu tố hấp dẫn du lịch 1.2.3.1. Các yếu tố mang tính đặc trưng Hệ thống các điều kiện cần thiết đối với từng nơi, từng vùng hoặc từng đất nước để phát triển du lịch bao gồm điều kiện về tài nguyên du lịch, sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch và những tình hình và sự kiện đặc biệt. a. Điều kiện về tài nguyên du lịch: a.1. Tài nguyên thiên nhiên: Các điều kiện về môi trường tự nhiên đóng vai trò là những tài nguyên thiên nhiên về du lịch. Đầu tiên phải kể đến vị trí địa lý của điểm đến du lịch: bao gồm 2 khía cạnh: - Thứ nhất: điểm đến du lịch đó có nằm trong khu vực phát triển du lịch nói chung trên thế giới không. - Thứ hai: khoảng cách từ điểm đến đó tới các nguồn gửi khách: với 2 thông số, đó là khoảng cách vật lý (đo bằng km) và khoảng cách tâm lý (đo bằng thời gian có thể đi tới điểm du lịch, chất lượng các phương tiện vận chuyển, đường xá. Tiếp đó các yếu tố về tài nguyên quyết định là: địa hình đa dạng, khí hậu ôn hòa, động – thực vật phong phú, giàu nguồn tài nguyên nước. Đó là những yếu tố mang tính vĩ mô mà ngành du lịch không thể tác động được. Điều kiện về thiên nhiên là điều kiện cần để phát triển kinh doanh du lịch, mà điều kiện cần là yếu tố quyết định tới 1 vấn đề. a.2. Tài nguyên nhân văn. Giá trị về văn hóa, lịch sử, các thành tựu chính trị và kinh tế có ý nghĩa đặc trưng cho sự phát triển của du lịch ở một địa điểm, một vùng hoặc một đất nước. Chúng có sức hấp dẫn đặc biệt với số đông khách du lịch với nhiều nhu cầu và mục đích khác nhau của chuyến du lịch. - Giá trị về văn hóa bao gồm giá trị văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể SV:Im Sophanna Lớp Du lịch 48 7 Chuyên đề tốt nghiệp - Giá trị về lịch sử: oBao gồm tất cả các địa danh, di vật liên quan đến chiến tranh đã qua. oTất cả những nơi liên quan tới cố đô cũ. oTất cả những nơi đã sinh ra và lớn lên của các anh hùng dân tộc và danh nhân văn hóa thế giới. oThánh địa. b. Điều kiện về sự sẵn sàng phục vụ khách du lịch – điều kiện mang ý nghĩa chủ quan. b.1. Các điều kiện về tổ chức: Các điều kiện về tổ chức bao gồm nhưng nhóm điều kiện cụ thể sau: - Sự có mặt của bộ máy quản lý nhà nước về du lịch (đó là bộ máy quản lý vĩ mô về du lịch). Bộ máy đó bao gồm: oCác chủ thể quản lý: cấp trung ương, cấp địa phương oHệ thống các thể chế quản lý (bao gồm một số đạo luật và các văn bản pháp quy dưới luật); các chính sách và cơ chế quản lý… - Sự có mặt của các tổ chức và doanh nghiệp chuyên trách về du lịch (đó là bộ máy quản lý vi mô về du lịch). Các tổ chức này có nhiệm vụ chăm lo đến việc đảm bảo sự đi lại và phục vụ trong thời gian lưu trú của khách du lịch. Phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp bao gồm: o Kinh doanh khách sạn. o Kinh doanh lữ hành. o Kinh doanh vận chuyển khách du lịch. o Kinh doanh các dịch vụ du lịch khác. b.2. Các điều kiện về kỹ thuật: Các điều kiện về kỹ thuật ảnh hưởng đến sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch trước tiên là cơ sở vật chất du lịch: các khách sạn, nhà hàng, phương tiện giao thông vận tải, khu giải trí, cửa hàng, công viên…và các công trình mà tổ chức du lịch xây dựng bằng vốn của mình… Sự tận dụng có hiệu quả các tài nguyên du lịch và việ thỏa mãn các nhu cầu của du khách phụ thuộc một phần lớn vào cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng xã hội: là những phương tiện vật chất do toàn xã hội xây dựng lên: hệ thống đường sá, nhà ga, sân bay, bến cảng, đường sắt, công viên toàn dân, hệ thống cấp thoát nước, mạng lưới thương nghiệp của khu dân cư, hệ SV:Im Sophanna Lớp Du lịch 48 8 Chuyên đề tốt nghiệp thống thông tin viễn thông, mạng lưới điện, nhà hát… Cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội là đòn xeo thúc đẩy mọi hoạt động kinh tế - xã hội của một đất nước. Đối với ngành du lịch thì cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội là yếu tốc cơ sở nhằm khai thác tiềm năng du lịch và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Mặt khác, phát triển du lịch cũng là yếu tố tích cự thúc đẩy, nâng cao, mở rộng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của một vùng hay của cả đất nước. Trong cơ sở hạ tầng kỹ thuật của xã hội phục vụ đắc lực nhất và có tầm quan trọng nhất đối với du lịch là hệ thống giao thông vận tải (đường không, đường bộ, đường thủy). Hệ thống thông tin viễn thông, hệ thống cấp, thoát nước; hệ thống cung cấp điện. Đây chính là cơ sở vật chất kỹ thuật bậc hai đối với du lịch. Nó được xây dựng để phục vụ nhân dân địa phương và sau nữa là phục vụ cả khách du lịch đến thăm đất nước hoặc vùng du lịch. Đây là cơ sở có tầm quan trọng đặc biệt vì nó nằm sát ngay nơi du lịch, nó quyết định nhịp độ phát triển du lịch và trong chừng mực nào đó còn quyết đinh chất lượng phục vụ du lịch. b.3. Điều kiện về kinh tế: Các điều kiện về kinh tế liên quan đến sự sẵn sàng tiếp đón khách du lịch phải kể đến: Việc đảm bảo các nguồn vốn để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh du lịch (bởi vì ngành du lịch là ngành luôn đi đầu phương diện tiện nghi hiện đại và là ngành liên tục đổi mới). Việc thiết lập các mối quan hệ kinh tế với các bạn hàng. Trong việc cung ứng vật tư cho tổ chức du lịch, việc cung ứng phải đảm bảo thường xuyên và có chất lượng tốt. Việc cung ứng thường xuyên có ý nghĩa hai mặt. Thứ nhất, thoả mãn đầy đủ hang hoá cho các nhu cầu du lịch. Thứ hai, tăng thu nhấp ngoại tệ (hàng hoá và các dịch vụ phong phú hơn dẫn đến khách du lịch tiêu tiền nhiều hơn. Song song với viẹc cung ứng đầy đủ và đều đặn vật tư hàng hoá cho tổ chức du lịch, cần phải quan tâm đến chất lượng và giá cả của hàng hoá vật tư để đảm bảo cho tổ chức du lịchđủ sức cạnh tranh trên thương trường. c.Một số tình hình và sự kiện đặc biệt. Vai trò và ý nghĩa của các sự kiện thể hiện ở 2 hướng: -Tuyền truyền quảng cáo cho những giá trị văn hoá và lịch sử của đất nước đón khách. -Khắc phục tính không đồng đều trong việc sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật du SV:Im Sophanna Lớp Du lịch 48 9 Chuyên đề tốt nghiệp lịch. Các sự kiện như vậy được tổ chức ở ngoài thời vụ du lịch là thích hợp nhất. 1.2.3.2. Điều kiện chung Những điều kiện hấp dẫn khách du lịch mang yếu tố vĩ mô đó là: a. Nhóm những điều kiện chung đối với sự phát triển của hoạt động đi du lịch: -Thời gian nhàn rỗi của nhân dân, trong đó kể tới là thời gian nhàn rỗi dành cho du lịch. -Mức sống về vật chất và trình độ văn hoá chung của người dân cao. -Điều kiện giao thông vận tải phát triển. -Không khí chính trị hoà bình, ổn định trên thế giơi b. Nhóm những điều kiện có ảnh hưởng nhiều hơn đến hoạt động kinh doanh du lịch: - Tình hình và xu hướng phát triển kinh tế của đất nước: quyết định lớn tới những vấn đề của ngành du lịch về cơ sở vật chất cần thiết cho du lịch - nếu nhập khẩu lượng lớn hang hoá để trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật và để đảm bảo cho việc phục vụ khách thì sẽ trở nên khó khăn.; rồi về hàm lượng lao động sống lớn… - Tình hình chính trị hoà bình, ổn định của đất nước và các điều kiện an toàn đối với du khách. Yếu tố mang tính chất quyết định tới việc lựa chọn điểm đến của du khách. 1.2.4. Các chiến lược marketing tiếp cận với thị trường mục tiêu 1.2.4.1. Chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp Sản phẩm du lịch là tập hợp các yếu tố vật chất và phi vật chất được sản xuất ra để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Sản phẩm du lịch có nhiều nét đặc thù khác với những hàng hóa thông thường khác ví dụ như dễ bị sao chép, tính thời vụ, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao. Nhu cầu của khách hàng đa dạng đòi hỏi ngày càng cao, do đó các doanh nghiệp du lịch phải nghiên cứu và ra các quyết định vê sản phẩm sao cho đáp ứng được nhu cầu khách hàng và tạo được lợi thế cạnh tranh. Chiến lược sản phẩm không cố định, có khả năng thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh, nằm trong những tương quan của chiến lược kinh doanh và các chiến lược Marketing khác. Chiến lược sản phẩm bào gồm: các quyết định về sản phẩm (phân tích, hoạch định và quản lý sản phẩm mới và chu kỳ sống của sản phẩm.) Quyết định sản phẩm: Doanh nghiệp lựa chọn khách hàng mục tiêu là ai? Sản xuất những danh mục, những sản phẩm nào? Và lựa chọn danh mục sản phẩm đối với mỗi thị trường mục tiêu cụ thể. SV:Im Sophanna Lớp Du lịch 48 10 [...]... tới Việt Nam là những khách có khả năng chi trả cao Nâng cao chất lượng dịch vụ tại các điểm đến SV:Im Sophanna Lớp Du lịch 48 Chuyên đề tốt nghiệp 34 2.2 Các chính sách Marketing nhằm thu hút khách du lịch người Campuchia đến Việt Nam của các công ty lữ hành Việt Nam 2.2.1 Chính sách sản phẩm Các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam tập trung xây dựng các tour du lịch trọn gói nhắm đến đối tượng khách inbound... công ty cũng chú trọng đến việc xây dựng các tour du lịch mới với dịch vụ hấp dẫn nhằm thu hút du khách đồng thời tạo ra sự cạnh tranh trên thị trường ● Ưu điểm: - Các công ty đã biết xây dựng các chương trình du lịch dựa trên nhu cầu của khách hàng, lấy khách hàng làm trọng tâm trong các chiến lược kinh doanh của Công ty - Các chương trình được xây dựng khi đã có sự điều tra thị trường, tìm hiểu khách. .. đoàn khách) C: Các chi phí khác như chi phí cho mũ du lịch, nước uống, các trò chơi L: mức lợi nhuận mà Công ty muốn hưởng Mức hoa hồng dành cho các công ty gửi khách được điều chỉnh tùy với các công ty gửi khách có quan hệ lâu dài với Công ty, hoa hồng được giữ ở mức vừa phải, ổn định, ngang bằng với các đối thủ cạnh tranh hoặc hơn sao cho phù hợp Còn đối với các công ty gửi kháchCông ty đang muốn... các đoàn khách đi du lịch với mục đích thu n tuý Nhìn chung, những tour du lịch thiên nhiên, hay xuyên Việt luôn là các tour du lịch được khách Campuchia ưa thích tại Việt Nam Bên cạnh những chương trình được xây dựng sẵn, việc thay đổi các tour theo nhu cầu của khách tạo ra sự linh hoạt, đa dạng trong việc cung cấp tour, đồng thời đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng Ngoài ra, các công. .. mới kích được khách hàng mua thay vì sử dụng sản phẩm riêng lẻ Chiến lược này sẽ đem lại lợi ích lớn cho các khách sạn và các công ty lữ hành - Các chiến lược điều chỉnh giá: trong kinh doanh du lịch thường có những chiến lược điều chỉnh giá như sau: Chiết giá vì mua với số lượng lớn; chiết giá mùa vụ; định giá phân biệt Với chiến lược định giá phân biệt cần lưu ý chỉ được thực hiện thành công nếu như... cáo là công cụ được sử dụng rộng rãi nhất và hiệu quả nhất - Quảng cáo: Các công ty thường chọn hình thức quảng cáo thông qua các cuốn sách hướng dẫn du lịch, các tập gấp, các tấm pano áp phích được gửi đến các công ty lữ hành gửi khách, các đại lý, hình thức này có chi phí thấp và đem lại hiệu quả khá cao Một công cụ quảng cáo nữa cũng rất phổ biến hiện nay đó là thông qua các website của công ty, nơi... cho các đối tượng khách hàng như trẻ em nhỏ tuổi… SV:Im Sophanna Lớp Du lịch 48 Chuyên đề tốt nghiệp 21 - Quan hệ công chúng: Công ty có thể áp dụng một số hình thức như tài trợ cho các cuộc thi, các hoạt động thể thao…mà phần thưởng sẽ là các chương trình du lịch do công ty cung cấp; tham gia các hội chợ triển lãm du lịch, các hội thảo, mời các nhân vật nổi tiếng đại diện và quảng bá cho hình ảnh công. .. hướng du lịch tham quan, tìm hiểu của người Campuchia Với sự phát triền về kinh tế, chú trọng đẩy mạnh phát triển mảng du lịch, dịch vụ và công nghiệp, mức độ và nhu cầu đi du lịch của người dân Campuchia nhằm nghỉ ngơi, tham quan, mua sắm sau những ngày công tác ngày càng cao Đây cũng là xu hướng của thế giới hiện nay Các nước điểm đến mà du khách Campuchia lựa chọn chủ yếu là các nước khu vực Đông Nam. .. Du lịch 48 Chuyên đề tốt nghiệp 30 tham quan, với mức chi phí thấp, và quỹ thời gian ngắn ngày Chính vậy, với du khách Campuchia thì việc tới tham quan Việt Nam là một lựa chọn điểm đến với mức chi phí vừa phải, nên lượng du khách Campuchia tới Việt Nam dành cho tham quan và tìm hiểu trong thời gian những năm đầu của thế kỷ 21 chiếm tỷ trọng lớn hơn cả Đặc biệt thu hút khách du lịch Campuchia tới Việt. .. lương hưu và có thể có thêm các thu nhập khác, họ có nhu cầu đi du lịch để nghỉ ngơi, chăm sóc sức khoẻ, đi thăm quan, hay chỉ đơn giản là cảm nhận những cái đẹp của cuộc sống khi về già Chương trình du lịch phù hợp với nhóm đối tượng này là các tour du lịch bồi dưỡng sức khoẻ, tour du lịch tham quan, tour du lịch sinh thái, du lịch xanh, tour du lịch văn SV:Im Sophanna Lớp Du lịch 48 Chuyên đề tốt nghiệp . Du lịch 48 2 Chuyên đề tốt nghiệp Du lịch, em đã lựa chọn đề tài: Chiến lược Marketing nhằm thu hút khách du lịch Campuchia của các công ty lữ hành Việt. Campuchia nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu Phần 2: Thực trạng khai thác khách du lịch Campuchia của các công ty lữ hành Việt Nam. Phần 3: Giải pháp Marketing nhằm

Ngày đăng: 17/07/2013, 19:43

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1: Đồ thị đường cầu trong trường hợp sản phẩm có uy tín - Chiến lược Marketing nhằm thu hút khách du lịch Campuchia của các công ty lữ hành Việt Nam
Sơ đồ 1 Đồ thị đường cầu trong trường hợp sản phẩm có uy tín (Trang 14)
được mô tả minh họa ở hình 2. Ở hình 2A chúng ta thấy, nếu giá tăng từ mức P1 lên P2 sẽ dẫn đến sự giảm nhẹ của cầu - Chiến lược Marketing nhằm thu hút khách du lịch Campuchia của các công ty lữ hành Việt Nam
c mô tả minh họa ở hình 2. Ở hình 2A chúng ta thấy, nếu giá tăng từ mức P1 lên P2 sẽ dẫn đến sự giảm nhẹ của cầu (Trang 15)
Sơ đồ 2. Đồ thị đường cầu - Chiến lược Marketing nhằm thu hút khách du lịch Campuchia của các công ty lữ hành Việt Nam
Sơ đồ 2. Đồ thị đường cầu (Trang 15)
Sơ đồ 3: Các kênh phân phối và cấu trúc kênh phân phối. - Chiến lược Marketing nhằm thu hút khách du lịch Campuchia của các công ty lữ hành Việt Nam
Sơ đồ 3 Các kênh phân phối và cấu trúc kênh phân phối (Trang 19)
Sơ đồ kênh phân phối tại thị trường khách du lịch Campuchia của các công ty  lữ hành Việt Nam - Chiến lược Marketing nhằm thu hút khách du lịch Campuchia của các công ty lữ hành Việt Nam
Sơ đồ k ênh phân phối tại thị trường khách du lịch Campuchia của các công ty lữ hành Việt Nam (Trang 38)
Bảng 2.1. Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 3 và 3 tháng năm 2010 - Chiến lược Marketing nhằm thu hút khách du lịch Campuchia của các công ty lữ hành Việt Nam
Bảng 2.1. Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 3 và 3 tháng năm 2010 (Trang 46)
Bảng 2.1. Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 3 và 3 tháng năm 2010 - Chiến lược Marketing nhằm thu hút khách du lịch Campuchia của các công ty lữ hành Việt Nam
Bảng 2.1. Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 3 và 3 tháng năm 2010 (Trang 46)
Bảng 2.2. Số liệu cụ thể về khách inbound Campuchia tới Việt Nam: - Chiến lược Marketing nhằm thu hút khách du lịch Campuchia của các công ty lữ hành Việt Nam
Bảng 2.2. Số liệu cụ thể về khách inbound Campuchia tới Việt Nam: (Trang 48)
Bảng 2.2. Số liệu cụ thể về khách inbound Campuchia tới Việt Nam: - Chiến lược Marketing nhằm thu hút khách du lịch Campuchia của các công ty lữ hành Việt Nam
Bảng 2.2. Số liệu cụ thể về khách inbound Campuchia tới Việt Nam: (Trang 48)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w