Thị trường khách du lịch Campuchia

Một phần của tài liệu Chiến lược Marketing nhằm thu hút khách du lịch Campuchia của các công ty lữ hành Việt Nam (Trang 28)

1.3.2.1 Xu hướng vận động thị trường khách du lịch Campuchia

làm nghề nông). Thu nhập bình quân của người dân thấp 589 USD/năm. Ở mức thu nhập như vậy, người dân Campuchia chủ yếu đi du lịch trong khu vực Đông Nam Á và Châu Á. Với những chi trả cho chuyến đi ở mức trung bình.

Nói đến nền kinh tế hiện nay của Campuchia để nói lên xu hướng du lịch tham quan, tìm hiểu của người Campuchia. Với sự phát triền về kinh tế, chú trọng đẩy mạnh phát triển mảng du lịch, dịch vụ và công nghiệp, mức độ và nhu cầu đi du lịch của người dân Campuchia nhằm nghỉ ngơi, tham quan, mua sắm sau những ngày công tác ngày càng cao. Đây cũng là xu hướng của thế giới hiện nay.

Các nước điểm đến mà du khách Campuchia lựa chọn chủ yếu là các nước khu vực Đông Nam Á và Châu Á. Các nước hàng đầu được lựa chọn được kể tới là Thái Lan và Việt Nam, đi theo sau đó là Singapo và tới Malaysia. Đến với Thái Lan là đến với thiên đường mua sắm kết hợp tham quan tìm hiểu. Việt Nam được du khách Campuchia biết đến với các danh thắng nổi tiếng và những bờ biển tuyệt đẹp.

Xu hướng đi du lịch của du khách Campuchia tới Việt Nam.

Với đặc điểm gần gũi về vị trí địa lý, về nền văn hóa, sự gắn bó về lịch sử lâu dài giữa 2 nước cũng như sự phụ thuộc về phát triển kinh tế khiến cho lượng khách du lịch giữa 2 nước hằng năm ở mức cao. Việc đi lại giữa 2 nước là dễ dàng với nhiều cách thức đi lại như bằng đường bộ qua biên giới 2 nước với những cửa khẩu đường bộ, hàng không với 2 trên đường bay từ Sân bay Tân Sơn Nhất - Thành phố Hồ Chí Minh tới Campuchia:

Các cửa khẩu Việt Nam – Campuchia:

• Lệ Thanh – Gia Lai

• Hoa Lư – Bình Phước

• Xa Mát - Tây Ninh

• Cửa khẩu Mộc Bài – Tây Ninh

• Dinh bà – Đồng Tháp

• Thường Phước – Đồng Tháp

• Vĩnh Xương – An Giang

• Xuân Tô – An Giang

• Xà Xìa – Kiên Giang

Hai đường bay Việt Nam – Campuchia:

• Phnom Penh (sân bay quốc tế Pochentong)

• Siem Reap (Sân bay quốc tế Angkor)

(nguồn: wikipedia tiếng Việt)

Điều này tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc đi du lịch giữa 2 nước, đẩy số lượng khách du lịch từ Việt Nam sang Campuchia cũng như khách Campuchia sang Việt Nam ngày càng cao.

tham quan, với mức chi phí thấp, và quỹ thời gian ngắn ngày. Chính vậy, với du khách Campuchia thì việc tới tham quan Việt Nam là một lựa chọn điểm đến với mức chi phí vừa phải, nên lượng du khách Campuchia tới Việt Nam dành cho tham quan và tìm hiểu trong thời gian những năm đầu của thế kỷ 21 chiếm tỷ trọng lớn hơn cả.

Đặc biệt thu hút khách du lịch Campuchia tới Việt Nam là các điểm đến miền Trung và Thành Phố Hồ Chí Minh với mục đich đi du lịch biển, nghỉ dưỡng, theo sau đó là tham quan và thăm họ hàng do người Việt Nam và Campuchia có đường biên giới khá dài, người dân 2 nước sang lập nghiệp khá nhiều.

Phong tục tập quán, văn hóa của người Camphuchia khá gần với Việt Nam. nên việc nắm bắt được tâm lý của khách không khó với các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam.

Điểm quan trọng quyết định tới vấn đề đi du lịch của du khách Campuchia là do tình hình kinh tế. Trong thời gian 1994-2005, kinh tế Campuchia luôn tăng trưởng mạnh với hai con số, nhưng do tác động của khủng hoảng kinh tế, bản chất Kinh tế Campuchia đạt tốc độ tăng trưởng đáng kể suốt thập kỷ qua, nhưng chưa có tính bền vững, phụ thuộc rất nhiều vào đầu tư từ nước ngoài khiến cho nền kinh tế của Campuchia bị ảnh hưởng mạnh, nhưng với những chính sách phục hồi mới nền kinh tế, cùng sự chuyển hướng tập trung khai thác nguồn dầu mỏ tiềm năng thì nền kinh tế Campuchia hứa hẹn sẽ tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới và dần đi tới bền vững, hứa hẹn một thị trường khách tiềm năng cho Du lịch Việt Nam.

1.3.2.2. Phân đoạn thị trường khách du lịch Campuchia tại Việt Nam.

Việc đi vào phân đoạn thị trường sẽ giúp doanh nghiệp có được thông tin về những nhóm khách hàng đặc trưng, hiểu được nhu cầu, sở thích của họ, hành vi, trên cơ sở đó đề ra những chính sách marketing cụ thể để áp dụng cho từng thị trường khách, từng đối tượng khách hàng mục tiêu nhằm cung cấp cho du khách một chương trình du lịch trọn gói, với những dịch vụ chất lượng và vừa túi tiền của họ.

Có thể áp dụng hai hình thức phân đoạn sau:

 Phân đoạn thị trường khách du lịch Campuchia theo biến nhân khẩu học

- Nhóm khách hàng là những người cao tuổi đã về hưu: họ là những người có nhiều thời gian nhàn rỗi, có thu nhập ổn định hàng tháng từ tiền lương hưu và có thể có thêm các thu nhập khác, họ có nhu cầu đi du lịch để nghỉ ngơi, chăm sóc sức khoẻ, đi thăm quan, hay chỉ đơn giản là cảm nhận những cái đẹp của cuộc sống khi về già. Chương trình du lịch phù hợp với nhóm đối tượng này là các tour du lịch bồi dưỡng sức khoẻ, tour du lịch tham quan, tour du lịch sinh thái, du lịch xanh, tour du lịch văn

hoá truyền thống, giải trí…Doanh nghiệp cần tạo được sự tin tưởng nơi họ, cho họ cảm giác an toàn, thư giãn về tinh thần, giúp họ có được những kỷ niệm khó quên trong cuộc đời. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nhóm khách hàng là học sinh, sinh viên: đây là nhóm khách hàng có thu nhập thấp hoặc chưa có, đi du lịch do tiền của cha mẹ, có nhu cầu học tập, khám phá những cái mới mẻ, tìm hiểu những giá trị của nền văn hoá nước khác. Với nhóm khách hàng này cần đưa ra những sản phẩm du lịch mang tính độc đáo, mới mẻ, có thể kết hợp một số chương trình học tập trong đó như khám phá lòng đại dương, lớp học làm gốm, làm nón…ở các làng nghề.

- Nhóm khách hàng là những người đã từng sinh sống tại Việt Nam - gốc Việt. Những người này chủ yếu có nhu cầu thăm thân, hoặc tìm kiếm cơ hội làm ăn với mong ước góp một phần công sức của mình xây dựng quê hương. Những sản phẩm du lịch thoả mãn nhu cầu của nhóm khách hàng này là những chương trình du lịch kết hợp giữa việc tham quan, nghỉ dưỡng với việc thăm thân nhân và tìm kiếm cơ hội làm ăn. Nhóm du khách này thường là những người ở dài ngày, đến vào những dịp lễ tết cổ truyền.

- Nhóm khách hàng là công nhân viên chức: Họ là những người đi theo đoàn do cơ quan tổ chức, nhu cầu của họ cũng chỉ là tham quan, nghỉ dưỡng. Sản phẩm du lịch cung cấp cho họ có thể là các tour du lịch sinh thái, du lịch tham quan nghỉ dưỡng…có thể kết hợp thêm các dịch vụ làm đẹp, mua sắm…

 Phân loại thị trường khách du lịch Campuchia theo mục đích của chuyến đi

- Nhóm khách du lịch với mục đích du lịch thuần tuý: Đây là nhóm khách ở mọi lứa tuổi khác nhau nhưng cùng chung một nhu cầu là nghỉ ngơi, tham quan, giải trí, tìm hiểu văn hoá…ở nơi đến. Tuy nhiên, nhóm du khách này lại có khá nhiều những đòi hỏi khác nhau về chất lượng cung ứng dịch vụ, do đó doanh nghiệp cung cấp tour cần xây dựng nhiều tour với mức giá khác nhau và dịch vụ đi kèm phù hợp để phục vụ từng nhóm đối tượng cụ thể. Chẳng hạn, đối với những du khách có thu nhập trung bình, nên cung cấp cho họ những tour du lịch với dịch vụ vừa phải, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo chất lượng và phù hợp với khả năng chi trả của họ.

- Nhóm khách du lịch với mục đích kinh doanh, thương mại, tìm kiếm cơ hội đầu tư, lựa chọn bạn hàng: họ thường có mức chi trả cao, thời gian lưu trú dài, thích được cung cấp những dịch vụ có chất lượng và có thể sang trọng, xa hoa. Họ thích những tour du lịch qua những thành phố lớn, những nơi họ muốn tìm kiếm thông tin có lợi cho việc kinh doanh của họ. Doanh nghiệp có thể cung cấp cho họ những thông

tin về sự phát triển kinh tế, những ngành nghề đang phát triển của từng vùng trong tour du lịch để tăng sự hấp dẫn cho những du khách loại này.

- Nhóm khách du lịch với mục đích thăm thân

Tóm lại, để tiếp cận và khai thác thành công một thị trường mới hay một phân khúc thị trường mới, đòi hỏi doanh nghiệp phải có những chính sách marketing thích hợp để có thể đáp ứng được đúng nhu cầu của khách hàng, đồng thời đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH CAMPUCHIA TẠI CÁC CÔNG TY LỮ HÀNH

VIỆT NAM 2.1. Giới thiệu chung về du lịch Việt Nam

Việt Nam có điều kiện địa lý tự nhiên và tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, hấp dẫn về vẻ đẹp sinh thái tự nhiên, nền văn hoá đa dạng và truyền thống lịch sử lâu đời. Phong phú về di sản văn hoá, các làng nghề và các lễ hội truyền thống gắn với các nhóm dân tộc của cả nước.

Việt Nam có nguồn lực và tiềm năng phát triển du lịch lớn, với Một dáng hình tuyệt đẹp uốn cong từ địa đầu Móng Cái đến mũi Cà Mau. Núi non trùng điệp với nhiều điểm du lịch khám phá hấp dẫn: Sa Pa, Điện Biên, Mai Châu, Thác Bà, Thác Mơ, Phong Nha - Kẻ Bàng, Bà Nà... Hơn 3.000 km bờ biển trải êm theo chiều dài đất nước với nhiều bãi biển đẹp: Nha Trang, Đà Nẵng, Bình Thuận, Bãi Cháy...

Không ít danh lam thắng cảnh, giá trị văn hoá được Unesco xếp hạng di sản thiên nhiên, di sản văn hoá thế giới: Vịnh Hạ Long, Phong Nha - Kẻ Bàng, thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An, cố đô Huế... và mới đây là không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên.

Nền văn hóa đa dạng và đặc sắc với 54 dân tộc anh em trên khắp các vùng miền gắn liền với những lễ hội và các làng nghề hấp dẫn hàng triệu du khách trong và ngoài nước mỗi năm.

Du lịch Việt Nam phát triển kéo theo sự phát triển của rất nhiều ngành, nghề khác: hàng không, giao thông đường bộ, khách sạn, thủ công, mỹ nghệ... ở các nước có ngành du lịch phát triển, nếu nền kinh tế của quốc gia đó là một đoàn tàu thì ngành du lịch chính là đầu tàu. Chưa nói đâu xa, ngay nước láng giềng Thái Lan, doanh thu từ du lịch mỗi năm cũng đạt tới trên 10 tỷ USD và lợi ích từ rất nhiều các dịch vụ "ăn theo" khác.

Với nhiều lợi thế và tiềm năng, Du lịch Việt Nam đã được chính phủ kế hoạch, định hướng để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Việt Nam được định hướng trở thành một điểm đến nghỉ ngơi lý tưởng, tăng lượt khách, số ngày lưu lại và tăng chi trả vào các dịch vụ bổ sung tức là tăng chất lượng khách tới Việt Nam là những khách có khả năng chi trả cao. Nâng cao chất lượng dịch vụ tại các điểm đến.

2.2. Các chính sách Marketing nhằm thu hút khách du lịch người Campuchia đến Việt Nam của các công ty lữ hành Việt Nam.đến Việt Nam của các công ty lữ hành Việt Nam. đến Việt Nam của các công ty lữ hành Việt Nam.

2.2.1. Chính sách sản phẩm

Các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam tập trung xây dựng các tour du lịch trọn gói nhắm đến đối tượng khách inbound là các đoàn khách du lịch Campuchia đi với mục đích tham quan du lịch và tìm kiếm cơ hội làm ăn. Đối với đối tượng khách này, các công ty đã nghiên cứu dựa trên việc tìm hiểu nhu cầu, sở thích, thói quen tiêu dùng của người Campuchia để lập ra các chương trình trọn gói với các dịch vụ kèm

theo xuyên suốt chuyến đi bắt đầu từ khâu đón tiếp khách từ công ty gửi khách, lo phương tiện vận chuyển, mua vé tham quan, lên lịch trình du lịch tại các địa điểm, lưu trú, ăn uống, đưa khách đi tham quan, tìm hiểu các điểm du lịch, đi mua sắm và cung cấp thông tin về các địa phương thông qua đội ngũ hướng dẫn viên tận tình chuyên nghiệp. Với đặc điểm thị hiếu khách Campuchia, sản phẩm được xây dựng thường là các tour du lịch biển, tham quan các địa danh nổi tiếng, tham quan các thành phố lớn, qua khảo sát thực tế và những thông tin thu thập được từ các tuyến, các điểm tham quan, thông thường các công ty đã đưa ra một số tour theo 2 tuyến chính:

- Tuyến trọn gói xuyên Việt dài ngày dành cho các khách hàng đi với mục đích tìm kiếm cơ hội làm ăn kết hợp du lịch.

- Tuyến ngắn ngày có thể căn cứ vào nhu cầu của khách để thay đổi lịch trình và các dịch vụ cung cấp kèm theo dành cho các đoàn khách đi du lịch với mục đích thuần tuý.

Nhìn chung, những tour du lịch thiên nhiên, hay xuyên Việt luôn là các tour du lịch được khách Campuchia ưa thích tại Việt Nam. Bên cạnh những chương trình được xây dựng sẵn, việc thay đổi các tour theo nhu cầu của khách tạo ra sự linh hoạt, đa dạng trong việc cung cấp tour, đồng thời đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng. Ngoài ra, các công ty cũng chú trọng đến việc xây dựng các tour du lịch mới với dịch vụ hấp dẫn nhằm thu hút du khách đồng thời tạo ra sự cạnh tranh trên thị trường.

● Ưu điểm:

- Các công ty đã biết xây dựng các chương trình du lịch dựa trên nhu cầu của khách hàng, lấy khách hàng làm trọng tâm trong các chiến lược kinh doanh của Công ty.

- Các chương trình được xây dựng khi đã có sự điều tra thị trường, tìm hiểu khách hàng và đặc biệt nó có thể thay đổi cho phù hợp với những yêu cầu mà du khách đưa ra.

- Sự cạnh tranh về giá cả và chất lượng khiến các công ty luôn cố gắng tìm tòi thiết kế ra những sản phẩm mới và nâng cao chất lượng phục vụ của tour du lịch giúp cho khách hàng ngày càng có nhiều lựa chọn với những sản phẩm du lịch đa dạng

● Nhược điểm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các chương trình của một số các Công ty lữ hành còn kém sự đa dạng phong phú, chưa thực sự tạo được nét khác biệt so với các chương trình của các đối thủ cạnh

tranh trên thị trường.

- Chất lượng dịch vụ chưa được đảm bảo do các chính sách kiểm soát các dịch vụ do các đối tác cung cấp của một số công ty lữ hành Việt Nam. Việc kết nối các dịch vụ giữa các nhà cung ứng cũng thiếu sự đồng bộ như địch vụ lưu trú, vận chuyển, vui chơi giải trí…

- Việc xây dựng các sản phẩm mới còn gặp nhiều khó khăn do thiếu nguồn vốn, nhân lực, điều này làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường khá lớn.

2.2.2. Chính sách giá

Giá là một yếu tố quan trọng mà các doanh nghiệp thường sử dụng để làm công cụ cạnh tranh trên thị trường và là bài toán khó mà các doanh nghiệp đều gặp phải, việc định giá như thế nào cho phù hợp với đối tượng khách hàng của mình, bù đắp được chi phí, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, cạnh tranh được với các đối thủ cùng ngành trên thị trường được. Với thị trường khách Campuchia là một thị trường khá quen thuộc và gần gũi, có mức thu nhập không cao, chi tiêu cho hoạt động du lịch thấp, hiện nay doanh nghiệp mới chỉ đặt mục tiêu định giá để thu hút khách nhằm đạt được chỉ tiêu về số lượng, chính sách giá mà Công ty đang áp dụng

Một phần của tài liệu Chiến lược Marketing nhằm thu hút khách du lịch Campuchia của các công ty lữ hành Việt Nam (Trang 28)