Định hướng chính sách phát triển du lịch Việt Nam trong giai đoạn sắp tới

Một phần của tài liệu Chiến lược Marketing nhằm thu hút khách du lịch Campuchia của các công ty lữ hành Việt Nam (Trang 51 - 54)

Không thể phủ nhận, ngành Du lịch đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường và giữ vững an ninh, quốc phòng. Bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành Du lịch còn bộc lộ nhiều hạn chế và bất cập; nhiều khó khăn, trở ngại vẫn chưa được giải quyết thoả đáng; chưa có bước phát triển đột phá để khẳng định thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn; hiệu quả phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của đất nước, phát triển nhưng vẫn ẩn chứa nhiều yếu tố thiếu bền vững. Xu hướng hội nhập, hợp tác, cạnh tranh toàn cầu, giao lưu mở rộng và tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong nền kinh tế tri thức trên thế giới đang tạo những cơ hội to lớn đồng thời cũng là thách thức đối với phát triển Du lịch Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (ITDR) cho thấy, bài học rút ra từ những thành công và hạn chế, bất cập thời gian qua cần xác định bước đột phá căn bản cho giai đoạn tới là: thứ nhất,phải lấy hiệu quả về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường là mục tiêu tổng thể của phát triển; thứ hai, chất lượng và thương hiệu là yếu tố quyết định; thứ ba, doanh nghiệp là động lực đòn bẩy cho phát triển và thứ tư, cần phân cấp mạnh về quản lý và phi tập trung về không gian là phương châm.

Điểm đột phá trong định hướng phát triển Du lịch Việt Nam thập kỷ tới là tập trung phát triển du lịch theo hướng có chất lượng, có thương hiệu, chuyên nghiệp, hiện đại; khai thác tối ưu nguồn lực và lợi thế quốc gia; phát huy tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa vai trò động lực của các doanh nghiệp. Định hướng cơ bản đối với các lĩnh vực trọng yếu là:

Đối với phát triển sản phẩm và định hướng thị trường sẽ tập trung xây dựng hệ thống sản phẩm, loại hình du lịch đặc trưng và chất lượng cao trên cơ sở phát huy giá trị tài nguyên du lịch độc đáo, đặc sắc, có thế mạnh nổi trội. Ưu tiên phát triển du lịch biển là thế mạnh nổi trội quốc gia; phát triển du lịch văn hóa làm nền tảng, phát triển du lịch sinh thái, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm; liên kết phát triển sản phẩm khu vực gắn với các hành lang kinh tế.

và khả năng thanh toán; ưu tiên thu hút khách du lịch có khả năng chi trả cao, có mục đích du lịch thuần tuý, lưu trú dài ngày. Phát triển mạnh thị trường nội địa, chú trọng khách nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, nghỉ cuối tuần, công vụ, mua sắm. Đối với thị trường quốc tế tập trung thu hút phát triển mạnh thị trường khách quốc tế gần: Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), Đông Nam Á và Thái Bình Dương (Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Australia) bên cạnh đó nâng cao chất lượng khách hàng của một số thị trường như khách Campuchia, Lào, Trung Quốc; Tăng cường khai thác thị trường khách cao cấp đến từ Tây Âu (Pháp, Đức, Anh, Hà Lan, Ý, Tây Ban Nha, Scandinavia), Bắc Mỹ (Mỹ, Canada) và Đông Âu (Nga, Ucraina); mở rộng thị trường mới từ Trung Đông.

Đối với phát triển thương hiệu cần tập trung phát triển một số thương hiệu du lịch nổi bật trong khu vực và trên thế giới, hướng tới việc tạo dựng thương hiệu Du lịch Việt Nam. Trước hết, Nhà nước cần tập trung hỗ trợ phát triển các thương hiệu du lịch có tiềm năng như: Saigontourist, Vinpearl Land, Hạ Long, Phú Quốc, Mũi Né, Hội An, Huế, Sapa, Đà Lạt.

Lĩnh vực xúc tiến quảng bá cần tập trung đẩy mạnh và chuyên nghiệp hóa hoạt động xúc tiến quảng bá nhằm vào thị trường mục tiêu theo hướng lấy điểm đến, sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch làm đối tượng xúc tiến trọng tâm. Cơ quan xúc tiến du lịch quốc gia có vai trò chủ đạo trong việc hoạch định chương trình xúc tiến quảng bá quốc gia và huy động các tổ chức, doanh nghiệp chủ động tham gia theo cơ chế“cùng mục tiêu, cùng chia sẻ”

Đối với phát triển nguồn nhân lực cần xây dựng lực lượng lao động du lịch đáp ứng yêu cầu về chất lượng, hợp lý về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo để đảm bảo tính chuyên nghiệp, đủ sức cạnh tranh và hội nhập khu vực, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, đáp ứng nhu cầu xã hội; tập trung đào tạo nhân lực bậc cao, đội ngũ quản lý, hình thành lực lượng “máy cái” để thúc đẩy chuyển giao, đào tạo tại chỗ và đào tạo, huấn luyện theo yêu cầu công việc.

Phát triển du lịch theo vùng lãnh thổ cần định hướng và tổ chức phát triển du lịch trên các vùng lãnh thổ phù hợp với đặc điểm tài nguyên du lịch gắn với vùng kinh tế, vùng văn hóa, vùng địa lý, khí hậu và các hành lang kinh tế; trong đó có các địa bàn trọng điểm du lịch tạo thành các cụm liên kết phát triển mạnh về du lịch. Vùng phát triển du lịch có không gian và quy mô phù hợp, có đặc điểm thuần nhất về tài nguyên, địa lý và hiện trạng phát triển du lịch; tăng cường khai thác yếu tố tương đồng và bổ trợ trong vùng, yếu tố đặc trưng của vùng và liên kết khai thác yếu

tố liên vùng để phát triển mạnh sản phẩm đặc thù, tạo các thương hiệu du lịch vùng. Tập trung ưu tiên phát triển các địa bàn trọng điểm, điểm đến nổi bật trong mỗi vùng, có mối tương quan bổ trợ liên kết nội vùng và liên vùng.

Lĩnh vực đầu tư phát triển du lịch cần tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm nâng cao năng lực và chất lượng cung ứng du lịch, tăng cường đầu tư cho kết cấu hạ tầng, xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu du lịch. Các chương trình ưu tiên cần tập trung đầu tư: Chương trình đầu tư hạ tầng du lịch; Chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch; Chương trình xúc tiến quảng bá du lịch; Chương trình phát triển thương hiệu du lịch; Đề án phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển; Đề án phát triển du lịch biên giới; Đề án phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái; Chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cả nước, quy hoạch phát triển du lịch theo vùng và khu du lịch quốc gia; Chương trình điều tra, đánh giá, phân loại và xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên du lịch và tài khoản vệ tinh du lịch.

Để hiện thực hóa những định hướng phát triển nêu trên cần có giải pháp triệt để từ phía Nhà nước. Trước hết cần hoàn thiện cơ chế, chính sách theo hướng khuyến khích phát triển; tăng cường hợp tác giữa khu vực công và khu vực tư nhân, phân cấp mạnh về cơ sở, khai thác tốt tính chủ động, năng động của doanh nghiệp, cộng đồng và vai trò kết nối của hội nghề nghiệp; tăng cường kiểm soát chất lượng, bảo vệ và tôn vinh thương hiệu; huy động tối đa nguồn lực về tài nguyên, tri thức, tài chính trong và ngoài nước, tăng cường hợp tác quốc tế và ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là trong phát triển thương hiệu và xúc tiến quảng bá. Về tổ chức quản lý cần có giải pháp tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý ở mỗi cấp và liên ngành, liên vùng, nâng cao nhận thức, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến quốc gia; hình thành những tập đoàn, tổng công ty du lịch có tiềm lực mạnh, thương hiệu nổi bật.

TS. Hà Văn Siêu - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch

(nguồn: http://www.baodulich.net.vn)

3.2. Phương hướng và mục tiêu khai thác thị trường du lịch Campuchia của các công ty lữ hành Việt Nam

Với việc định hướng du lịch Việt Nam là một ngành kinh tế trọng điểm trong kinh tế đất nước của Nhà nước, cùng với chương trình hành động quốc gia về du lịch mang tên “Việt Nam - Vẻ đẹp tiềm ẩn” diễn ra đến năm 2010, ngành du lịch đã, đang và sẽ không ngừng có những chính sách và chương trình nhằm khai thác các địa điểm tham quan, thu hút khách du lịch. Cùng với sự phát triển của ngành, lợi dụng những

lợi thế để tạo đà cho chính doanh nghiệp của mình, các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam tạo cho mình những điểm khác biệt và những lợi thế cạnh tranh để không những tồn tại mà còn phát triển mạnh mẽ trong môi trường du lịch đang trên đà phát triển của Việt Nam và đưa du lịch Việt Nam đi lên. Với những chính sách quảng bá hình ảnh, cũng không ngừng đầu tư trang thiết bị, nâng cao trình độ cán bộ đội ngũ công nhân viên nhằm đáp ứng sự phát triển của thị trường và sự đòi hỏi ngày càng cao của du khách, định hướng phát triển của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam trong thời gian tới như sau:

- Phát triển, đa dạng hoá các chương trình du lịch (bao gồm: du lịch tham quan,

nghỉ dưỡng, tắm biển, vui chơi giải trí, tìm kiếm cơ hội làm ăn…) trên cơ sở khai thác tốt lợi thế ngành của chính các công ty, cùng với việc tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp với các nhà cung ứng và các đối tác trong và ngoài ngành.

- Bên cạnh việc nâng cao số lượng thì vô cùng quan trọng là việc khai thác khách

chi trả cao, nâng cao chất lương sản phẩm. Xác định thị trường mục tiêu với phân đoạn thị trường theo mục đích du lịch và khả năng thanh toán; ưu tiên thu hút khách du lịch có khả năng chi trả cao, có mục đích du lịch thuần tuý, lưu trú dài ngày

- Đầu tư phát triển kinh doanh lữ hành du lịch có trọng tâm, tập trung vào công

tác nghiên cứu thị trường, phân đoạn và định vị thị trường mục tiêu, nhằm xây dựng những chương trình phù hợp, đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

- Trong năm 2010, nguồn khách nội địa những tháng đầu năm đang được các

công ty đẩy mạnh khai thác với khẩu hiệu “tìm về cội nguồn” với năm trọng điểm du lịch hướng về cội nguồn hòa cùng năm du lịch lớn của dân tộc – 1000 năm Thăng Long Hà Nội. Bên cạnh đó, vẫn chú trọng việc khai thác thị trường khách inbound, đặc biệt là thị trường khách Đông Nam Á, ASEAN đi với mục đích tham quan, thăm thân và tìm kiếm cơ hội làm ăn vẫn nằm trong chiến lược lâu dài của các công ty.

Một phần của tài liệu Chiến lược Marketing nhằm thu hút khách du lịch Campuchia của các công ty lữ hành Việt Nam (Trang 51 - 54)