nhận các tour đặt hàng từ các công ty này trên cơ sở hợp tác đôi bên cùng có lợi.
- Đối với các đối tác trong ngành: đó là các công ty kinh doanh lữ hành du lịch,
các nhà hàng, khách sạn, các công ty quản lý các địa điểm tham quan, vui chơi giải trí…nơi sẽ cung cấp các dịch vụ du lịch cho du khách. Ngoài ra, còn có các công ty gửi khách Campuchia.
- Đối với các đối tác ngoài ngành: Đó là các công ty cung cấp dịch vụ vận
chuyển như các hãng hàng không (VietNamAirline, Jetstar…), ô tô, tàu hoả (Tổng Công ty đường sắt Việt Nam), các công ty bảo hiểm du lịch (Bảo Việt, Bảo Minh…)
Với quan hệ này, các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam đã thu được nhiều lợi ích trong việc khai thác khách Campuchia:
- Thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ với nhiều đối tác trong và ngoài ngành,
đảm bảo được các dịch vụ lưu trú, vận chuyển, tham quan thắng cảnh…được tiến hành một cách đồng bộ, không có sự tăng giá hay ép giá vào những lúc cao điểm. Chính sách hoa hồng, ưu đãi của Công ty dành cho các đối tác này cũng phần nào thắt chặt hơn mối quan hệ kinh doanh giữa hai bên.
- Việc làm đại lý bán vé cho các hãng máy bay, tàu hoả cũng khiến Công ty chủ
động trong việc lựa chọn phương tiện cho các chương trình, và nhận được nhiều ưu đãi từ các hãng này như giảm giá vé, ưu tiên khoang đẹp…
● Nhược điểm:
- Việc xây dựng mối quan hệ với các hãng gửi khách - nguồn cung cấp khách inbound chủ yếu cho Công ty không được bền chặt, Công ty dễ dàng thiết lập mối quan hệ với các hãng mới nhưng cũng nhanh chóng làm mất quan hệ với họ do chưa có một chính sách ổn định để duy trì mối quan hệ lâu dài với họ. Công ty mới chỉ sử dụng chính sách hoa hồng cao để thu hút các hãng gửi khách làm đối tác với mình, và mối quan hệ này rất dễ bị tan vỡ khi các đối thủ cạnh tranh trả cho họ tỷ lệ hoa hồng lớn hơn.
2.3. Thực trạng khai thác khách du lịch Campuchia của các công ty lữ hành Việt NamViệt Nam Việt Nam
Campuchia là một nước có nền kinh tế đang phát triển, khả năng chi trả của ngừi dân không cao và không ổn định do đặc điểm về nền kinh tế không bền vững, lên xuống thất thường khiến cho lượng du khách Campuchia tới Việt Nam cũng trở nên thất thường.
Campuchia bình quân tăng trưởng rất ấn tượng ở mức bình quân 7% GDP/năm trong những năm 1993 - 2004, phần lớn thể hiện qua tăng trưởng xuất khẩu trong ngành may mặc. Nền kinh tế tăng trưởng tốc độ cao trong ba năm kế tiếp đạt mức 11%/năm, từ năm 2004 đến 2007. Cùng với đà tăng trưởng đó, người dân Campuchia có quỹ thời gian cũng như dành nhiều chi tiêu cho hoạt động du lịch của mình. Đặc biệt khi đó thì du lịch Việt Nam là điểm đến được du khách lựa chọn với lượng khách luôn đứng trogn top10 nước có số lượng khách du lịch inbound cao nhất tới Việt Nam và Campuchia luôn đứng thứ 8 trở lên, với lượng khách ổn định và tăng mạnh. Trong khi những năm 2003 về trước, Campuchia không hề xuất hiện trong danh sách 10 nước có lượng khách inbound đứng đầu vào Việt Nam. Đến năm 2004, với vị trí thứ 8, với tổng lượng khách là 90,838 khách, vượt qua cả Anh và Đức, đến năm 2005 thì con số này tăng lên hơn gấp đôi với vị trí thứ 6 – 186,543 khách, tương ứng với mức tăng +105.46% so với năm trước. Đây là năm mà lượng du khách
Campuchia đổ xô tới Việt Nam. Lý do cho sự tăng vọt này phải kể tới 3 yếu tố. Thứ
nhất, nền kinh tế Campuchia thời gian này đang khởi sắc, người dân Campuchia đã
quan tâm tới việc đi du lịch nghỉ ngơi. Thứ hai, việc đẩy mạnh hợp tác về kinh tế và
thương mại giữa 2 nước trong giai đoạn năm 2004-2007 đã khiến cho Việt Nam có
một hình ảnh tốt đẹp trong mắt nước bạn. Thứ ba, các cửa khẩu biên giới và tuyến
bay qua lại giữa 2 nước tăng lên tạo điều kiện cho việc đi lại giữa hai nước. Tuy nhiên thời gian này du khách tới từ Campuchia là những khách đoàn có chi phí cho chuyến du lịch thấp. thường các chuyến đi là những chuyến ngắn ngày, thời lượng lưu lại ngắn và ít sử dụng các dịch vụ bổ sung do khả năng chi tiêu vẫn chỉ ở mức trung bình. Có thể thấy đây như một năm cao trào về xu hướng đi du lịch tới Việt Nam của người dân Campuchia.
Tới 2 năm sau là 2006 và 2007 thì số du khách Campuchia giảm nhẹ và với con số năm 2006 là 154,956 khách và năm 2007 giảm còn 150,655 khách. Đến Việt Nam không còn trở thành Cao trào mạnh như năm trước nữa nhưng Việt Nam vẫn là một điểm đến được lựa chọn của khách Campuchia. Việc khai thác thị trường khách này của các công ty lữ hành Việt Nam theo xu hướng số lượng hơn là chất lượng. Tự coi Việt Nam như một điểm đến cho mức chi tiêu trung bình. Và thu nhập từ thị
trường khách này không được cao.
Kinh tế toàn cầu suy thoái tất nhiên đã ngăn chặn sự phát triển đang trên đà thuận lợi này của du lịch Việt Nam.
Nó đánh mạnh vào thu nhập của người dân Campuchia, thất nghiệp liên tục cùng với kinh tế giảm sút khiến thị trường khách Campuchia đi du lịch trong năm 2008 dần hạ xuống, và tại Việt Nam, số lượt khách giảm xuống chỉ còn 129,676 khách (giảm so với năm trước đó là 14 %). Và tới năm 2009 thì Campuchia điều đó càng được thể hiện rõ. Campuchia biến mất khỏi vị trí top đầu về số lượng khách các nước tới Việt Nam. Số lượng khách 3 tháng đầu năm chỉ đạt mức 23,620 khách, giảm 40% so với cùng kỳ năm 2008 và chỉ còn bằng nửa so với cùng kỳ năm 2006.
Sự giảm sút này không phải do du lịch Việt Nam đã không còn có sức thu hút đối với du khách Campuchia mà là yếu tố như trên đã nói, do tình hình về khả năng thanh toán của người Campuchia trong kỳ khủng hoảng.
Với những cố gắng cùng những nỗ lực của chính phủ Campuchia và tình hình đi lên, cải thiện khả quan của nền kinh tế thế giới, kinh tế nước này đã bước đầu được khôi phục. Và càng khẳng định cho việc Việt Nam vẫn là một điểm đến lý tưởng cho khách Campuchia, lượng khách 3 tháng đầu năm 2010 đã tăng lên vượt bậc. Lượng khách tới là 58,387 khách, cao nhất tính trong cùng kỳ các năm trước, ngay cả đối với năm đỉnh điểm 2005. Với con số lượng khách tháng 3/2010 tăng 319% so với tháng 3 năm 2009 đã nói lên bước nhảy vọt này. Và là 247 % so với cùng kỳ 3 tháng đầu năm 2009, đạt mức tăng trưởng cao nhất trong số các thị trường khách inbound Việt Nam trong cùng giai đoạn này, vươn lên đứng vị trí thứ 7. Thể hiện so sánh cụ thể qua bảng sau:
Bảng 2.1. Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 3 và 3 tháng năm 2010 Đơn vị: khách Ước tính tháng 3/2010 3 tháng năm 2010 Tháng 3/2010 so với tháng trước (%) Tháng 3/2010 so với tháng 3/2009 (%) 3 tháng 2010 so với cùng kỳ 2009 (%) Tổng số 473.509 1.351.224 106,1 156,0 136,2
Chia theo một số thị trường
Trung Quốc 90.258 227.782 130,1 266,5 215,0 Hàn Quốc 45.722 133.047 103,2 140,4 129,5 Mỹ 38.529 127.657 79,8 122,8 105,6 Nhật Bản 39.550 110.733 107,6 125,1 112,0 Đài Loan (TQ) 28.671 86.814 84,6 132,9 122,4 Úc 22.613 80.657 95,3 148,0 124,5 Campuchia 25.773 58.387 148,6 319,7 247,2 Pháp 22.388 57.371 116,6 120,7 115,2 Thái Lan 18.624 53.578 111,1 137,1 137,0 Malaisia 15.859 44.888 110,8 120,2 114,3 Các thị trường khác 125.522 370.310 102,6 149,7 134,0
Trong tháng 3, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 473.509 lượt, tăng 6,1% so với tháng trước và tăng 56,0% so với cùng kỳ năm 2009. Tính chung 3 tháng năm 2010 ước đạt 1.351.224 lượt, tăng 36,2% so với cùng kỳ năm 2009.
Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam
Biểu đồ 2.1. Lượng khách Campuchia qua các năm 2004-2008
Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam
Năm Số lượng khách Tăng so với năm
trước đó 2004 90.838 +11,2% 2005 186.543 +105,43% 2006 154.956 -22% 2007 150.655 -3,8% 2008 129.676 -13,9%
Đặc điểm tiêu dùng du lịch và xu hướng đi du lịch của du khách Campuchia tới Việt Nam:
- Tính mùa vụ: Khách Campuchia thường dành quỹ thời gian đi du lịch trong năm qua các ngày nghỉ lễ, tập trung vào khoảng những tháng đầu năm. Nhưng có thế thấy lượng đồng đều về khách du lịch các tháng, mức chênh lệch của các tháng không quá cao. Do cùng khu vực và sự hợp tác chặt chẽ về nền kinh tế nên đặc biệt với mùa cao điểm về các sự kiện trong khu vực được tổ chức thì lượng khách tăng một cách đột biến. Ví dụ như trong năm 2006, trong khi lượng khách các tháng 9, 10 và 12, 1/2007, lượng du khách Campuchia tới Việt Nam chỉ ở mức 4 con số thì tháng 11 lượng khách tăng vọt bởi trong tháng 11, Việt Nam là quốc gia chủ nhà đăng cai tổ chức Hội nghị APEC – diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương tại
Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng khách tới chủ yếu là khách công vụ.
Bảng 2.2. Số liệu cụ thể về khách inbound Campuchia tới Việt Nam:
Đơn vị tính: Khách. Tháng Số lượng 8 5.926 9 5880 10 6705 11 12028 12 8.429
Biểu đồ: Số lượng khách du lịch Campuchia tới Việt Nam các tháng 8-12 năm 2007.
- Mục đích đi du lịch: khách Campuchia tới Việt Nam phần nhiều là khách tham quan, nghỉ dưỡng, nhưng thị phần khách đi thăm thân nhân và khách công vụ cũng chiếm một tỷ lệ cao. Vị trí giáp danh của 2 nước với đường biên giới dài 1228 km, người dân 2 nước vượt qua biên giới và an cư lạc nghiệp tại nước bạn khá nhiều.
Lượng khách tham quan, tìm hiểu về điểm đến du lịch luôn chiếm tỷ trọng cao với số đông nhất.
Có tới 5% dân số Campuchia là người Việt. Điều này khiến hàng năm, việc đi thăm họ hàng của Campuchia với điều kiện thuận lợi về giao thông trở thành phổ biến.
Việt Nam và Campuchia có sự hợp tác bền vững về kinh tế trong khu vực, đặc biệt nhóm 3 nước anh em Việt Nam-Capuchia-Lào với sự liên kết chặt chẽ, lượng vốn đầu tư của Việt Nam vào Campuchia ngày càng cao và chiếm một vị thế quan
trọng trong các khoản đầu tư nước ngoài của Campuchia. Các mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Campuchia ngày càng nhiều. Mặt hàng Việt Nam xuất hiện nhan nhản tại các cửa hàng Campuchia và thói quen sử dụng mặt hàng “Made in VietNam” ngày càng lan tỏa trong đời sống người dân Campuchia. Việt Nam đang ngày càng đi sâu vào tác động tới kinh tế. Việc Viettel thâm nhập vào viễn thông Campuchia vào năm 2006, Chỉ chưa đầy 6 tháng cuối năm 2006 kể từ khi được cấp giấy phép, Viettel đã chiếm tới gần 20% thị trường điện thoại quốc tế tại nước này, việc đầu tư lĩnh vực ngân hàng của Campuchia của Việt Nam khiến cho ảnh hưởng của Việt Nam tới Campuchia ngày càng cao, nâng hình ảnh Việt Nam trong mắt người dân Campuchia.
- Các điểm đến người Campuchia thường lựa chọn tại Việt Nam là các danh thắng nổi tiếng và những bờ biển tuyệt đẹp
- Khả năng chi trả của khách du lịch Campuchia tại Việt Nam: với đất nước có nền kinh tế phát triển chậm trong khu vực, mức sống của người dân Campuchia ở mức thấp, chi tiêu cho hoạt động du lịch thấp và ít sử dụng các dịch vụ bổ sung.
Nhưng với xu hướng phát triển sắp tới cùng những nỗ lực của nhà nước Campuchia phát triển nền kinh tế đất nước, đời sống của người dân Capuchia đang ngày càng đi lên và tăng lên theo là mức chi tiêu, tiêu dùng cũng như sẵn sàng cho chuyến du lịch tăng lên. Mức chi tiêu đang ngày càng cao, yêu cầu về dịch vụ tăng. Cùng với sức hấp dẫn của các chuyến du lịch tại Thái Lan, Malaysia giá rẻ và những điểm đến hấp dẫn trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ ngành lữ hành Châu Á và trên thế giới với du lịch giá rẻ và chất lượng phục vụ ngày càng tăng. Ngành du lịch Việt Nam đang cố gắng cùng hỗ trợ của nhà nước tạo hình ảnh du lịch Việt Nam, quảng bá mạnh mẽ tới các nước trên thế giới, hòa chung cung xu thế cạnh tranh đó.