1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Khả năng nhận diện và hiệu quả sử dụng của biện pháp tu từ nhân hóa qua các bài tập đọc cho học sinh lớp 3

60 459 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 673,36 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC VŨ THỊ HOA KHẢ NĂNG NHẬN DIỆN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CỦA BIỆN PHÁP TU TỪ NHÂN HÓA QUA CÁC BÀI TẬP ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 3 KHÓA LUẬ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

VŨ THỊ HOA

KHẢ NĂNG NHẬN DIỆN

VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CỦA BIỆN PHÁP

TU TỪ NHÂN HÓA QUA CÁC BÀI TẬP ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 3

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Tiếng Việt

HÀ NỘI – 2017

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

VŨ THỊ HOA

KHẢ NĂNG NHẬN DIỆN

VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CỦA BIỆN PHÁP

TU TỪ NHÂN HÓA QUA CÁC BÀI TẬP ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 3

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Tiếng Việt

Người hướng dẫn khoa học

TS LÊ THỊ THÙY VINH

HÀ NỘI – 2017

Trang 3

LỜI CẢM ƠN!

Lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng cảm sâu sắc đến cô giáo Lê Thị Thùy Vinh, người đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ chúng em trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học cùng các thầy cô của trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 – những người thầy, người cô luôn nhiệt tình giảng dạy, không chỉ truyền thụ những kiến thức mà thầy cô còn cho chúng em những kinh nghiệm sống trong suốt quá trình học tập tại trường

Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong thư viện nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho em trong quá trình tìm tòi và nghiên cứu đề tài

Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn tới các cô giáo chủ nhiệm và các em học sinh khối lớp 3 trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ đã tạo điều kiện cho em trong quá trình thực hiện đề tài

Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến bố mẹ của em – người đã luôn lo lắng, quan tâm và động viên em vượt qua mọi khó khăn trong suốt thời gian em học tập xa nhà

Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những người bạn – những người đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ và quan tâm em trong suốt thời gian vừa qua

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

MỤC LỤC

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3

4 Đối tượng nghiên cứu 4

5 Phạm vi nghiên cứu 4

6 Phương pháp nghiên cứu 4

7 Cấu trúc của đề tài 4

NỘI DUNG 5

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5

1.1.Cơ sở ngôn ngữ học 5

1.1.1 Khái niệm nhân hóa 5

1.1.2 Cơ chế cấu tạo nhân hóa 6

1.1.3 Dạng thức thể hiện 7

1.1.4 Giá trị của biện pháp tu từ nhân hóa 7

1.2.Cơ sở tâm lí học 8

1.2.1 Đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh Tiểu học 8

1.2.2 Đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 3 10

1.3.Cơ sở thực tiễn 11

1.3.1 Khái quát nội dung dạy học về nhân hóa trong sách giáo khoa Tiếng Việt 3 11

1.3.2 Việc giảng dạy biện pháp tu từ nhân hóa ở nhà trường Tiểu học 16

CHƯƠNG 2 KĨ NĂNG NHẬN DIỆN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG BIỆN PHÁP TU TỪ NHÂN HÓA QUA CÁC BÀI TẬP ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 3 18

2.1 Thực trạng khả năng nhận biết và hiệu quả sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa trong các bài tập đọc ở chương trình lớp 3 18

Trang 6

2.1.1 Kết quả số liệu thống kê 182.1.2 Phân tích kết quả số liệu thống kê 312.2 Một số biện pháp để nâng cao khả năng nhận biết và hiệu quả sử dụng của biện pháp tu từ nhân hóa qua các bài Tập đọc cho học sinh lớp 3 322.2.1 Nâng cao khả năng nhận biết và hiệu quả sử dụng của biện pháp tu từ nhân hóa thông qua việc nắm vững cơ chế cấu tạo nhân hóa 322.2.2 Nâng cao kĩ năng nhận biết và hiệu quả sử dụng của biện pháp tu từ nhân hóa thông qua các từ ngữ trong văn bản 342.2.3 Nâng cao kĩ năng nhận biết và hiệu quả sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa qua hệ thống bài tập 382.2.4 Nâng cao kĩ năng nhận biết và hiệu quả sử dụng của biện pháp tu từ nhân hóa qua trò chơi học tập 46

KẾT LUẬN 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO 53

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Thống kê các bài tập về nhân hóa trong phân môn Luyện từ và câu 12 Bảng 2: Các hình ảnh nhân hóa trong các văn bản tập đọc của học sinh lớp 3 19 Bảng 3: Bảng thống kê chất lượng kĩ năng nhận biết biện pháp tu từ nhân hóa 30 Bảng 4: Bảng thống kê kết quả khảo sát học sinh lĩnh hội biện pháp tu từ

nhân hóa 30

Trang 8

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Xuất phát từ yêu cầu đổi mới của đất nước, trong những năm qua Đảng, Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm đến phát triển giáo dục Một trong những nhiệm vụ cơ bản của giáo dục đào tạo hiện nay là hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh một cách toàn diện theo mục tiêu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa Đặc biệt quan trọng

đó là giáo dục những mầm non, những thế hệ trẻ tương lai của đất nước Bởi vậy , giáo dục ngay từ cấp Tiểu học là rất quan trọng

Đáp ứng yêu cầu của giáo dục, các môn học ở Tiểu học dần chú trọng hình thành rèn luyện cho học sinh các kĩ năng học tập Cùng với các phân môn khác, môn Tiếng Việt chú trọng hình thành rèn luyện cho học sinh các kĩ năng

sử dụng tiếng Việt để phục vụ cho hoạt động học tập và giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày

1.2 Nhân hóa là một biện pháp tu từ có khả năng khắc họa hình ảnh và gây ấn tượng mạnh mẽ làm nên một hình thức miêu tả sinh động, diễn đạt mọi sắc thái biểu cảm của sự vật được liên tưởng giống như con người Nhờ những hình ảnh nhân hóa trong thơ ca, đặc biệt là qua các bài Tập đọc trong chương trình Tiểu học, biện pháp tu từ nhân hóa giúp các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của phép liên tưởng nhằm đi đến phát hiện ra nét cá biệt giống nhau (nét tương đồng) về thuộc tính, hoạt động giữa con người và các đối tượng không phải là người Từ đó góp phần mở mang tri thức làm phong phú về tâm hồn, tạo hứng thú khi viết văn, rèn luyện ý thức, yêu quý tiếng Việt và giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt cho học sinh

Trang 9

Với những lý do thiết thực trên, chúng tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài: "Khả năng nhận diện và hiệu quả sử dụng của biện pháp tu từ nhân hóa qua các bài Tập đọc cho học sinh lớp 3”

2 Lịch sử vấn đề

Nhân hóa là biện pháp tu từ khá phổ biến được dùng nhiều trong lời ăn tiếng nói hằng ngày cũng như trong các tác phẩm văn chương nghệ thuật Chính vì vậy, nghiên cứu về nhân hóa đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài báo khoa học, nhiều luận án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp

Tác giả Cù Đình Tú trong Phong cách học và đặc điểm tu từ Tiếng Việt

(1983) quan niệm “Nhân hóa là cách lấy những từ ngữ biểu thị thuộc tính hoạt động của người dùng để biểu thị thuộc tính, hoạt động của đối tượng khác loại dựa trên mối quan hệ liên tưởng nét tương đồng về thuộc tính, về hoạt động giữa người và đối tượng không phải người (khác loại)” Bên cạnh

đó tác giả cũng nghiên cứu về cấu tạo hình thức và cấu tạo nội dung, chức năng nhận thức và chức năng biểu cảm của biện pháp tu từ nhân hóa

Tác giả Nguyễn Thái Hòa trong Từ điển tu từ - Phong cách thi pháp học

(2005) cũng có đề cập tới nhân hóa Theo tác giả: “Nhân hóa thuộc nhóm ẩn

dụ tu từ Ở một số sách tu từ học, người ta xếp vào nhóm nhân vật hóa (personification) Do đặc điểm riêng, các giáo trình Tu từ học Tiếng Việt phân chia thành 2 kiểu: Nhân hóa và vật hóa” Ông cũng đồng quan điểm với

tác giả Cù Đình Tú trong việc đưa ra định nghĩa về nhân hóa Theo ông: Thực

chất của nhân hóa là sự chuyển đổi trường nghĩa từ trường vô sinh sang trường hữu sinh, quy chiếu về con người

Tác giả Đinh Trọng Lạc trong Phong cách học Tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục cũng nghiên cứu về nhân hóa Theo tác giả: “Nhân hóa và vật hóa

là những ẩn dụ, khi chuyển đổi từ vật vô sinh sang hữu sinh, hoặc từ thế giới vật chất sang thế giới ý thức của con người Vật hóa là hướng chuyển lại từ

Trang 10

Các tác giả Lê A, Phan Phương Dung, Vũ Thị Kim Hoa, Đặng Thị Kim

Nga, Đỗ Xuân Thảo trong Tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục, Nhà xuất bản

Đại học Sư phạm cũng viết về nhân hóa Các tác giả đã đề cập đến cấu tạo

của nhân hóa, cơ sở của nhân hóa, chức năng nhận thức và chức năng biểu cảm của nhân hóa

Ngoài ra cũng có một số khóa luận đã làm về các đề tài có liên quan đến biện pháp tu từ nhân hóa như: “ Rèn kĩ năng nhận biết biện pháp tu từ nhân hóa và so sánh cho học sinh lớp 3” của Đặng Thị Bích Ngọc, “Nghệ thuật nhân hóa, so sánh trong các tác phẩm thơ ở chương trình Tiếng Việt Tiểu học” của Võ Thị Liễu

Qua nghiên cứu tài liệu, chúng tôi thấy rằng biện pháp tu từ nhân hóa trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học đã có nhiều tác giả đề cập đến trên các phương diện khác nhau nhưng chưa có tác giả nào đề cập vấn đề khả năng nhận diện và hiệu quả sử dụng của biện pháp tu từ nhân hóa qua các bài Tâp đọc cho học sinh lớp 3 Vì vậy, chúng tôi thấy rằng, đề tài nghiên cứu này vẫn tìm được hướng đi riêng

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Đề tài giúp học sinh lớp 3 nhận diện một các rõ ràng và chính xác biện pháp tu từ nhân hóa qua các bài Tập đọc trong chương trình Tiểu học, từ đó nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng của biện pháp tu từ nhân hóa Đồng thời,

đề tài cũng giúp giáo viên Tiểu học có phương pháp rèn luyện kĩ năng nhận diện biện pháp tu từ nhân hóa cho học sinh

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài

- Đề xuất các biện pháp cần thiết nhằm giúp học sinh lớp 3 có kĩ năng nhận diện và nâng cao hiệu quả sử dụng của biện pháp tu từ nhân hóa qua các bài Tập đọc trong chương trình Tiểu học

Trang 11

- Thực nghiệm sư phạm

4 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là khả năng nhận diện và hiệu quả sử dụng của biện pháp tu từ nhân hóa qua các bài Tập đọc cho học sinh lớp 3

5 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài của chúng tôi chỉ xem xét thực trạng sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa qua các bài Tập đọc trong chương trình Tiểu học ở học sinh trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ – Thành phố Lào Cai

6 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu lí luận

Phương pháp tổng hợp tài liệu

Phương pháp thực nghiệm

Phương pháp điều tra giáo dục

Phương pháp thống kê

7 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài của chúng tôi được cấu trúc thành 2 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn

Chương 2: Kĩ năng nhận biết và hiệu quả sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa trong các bài Tập đọc ở chương trình Tiểu học

Trang 12

NỘI DUNG CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1.Cơ sở ngôn ngữ học

1.1.1 Khái niệm nhân hóa

Theo tác giả Cù Đình Tú trong Phong cách học và đặc điểm tu từ Tiếng

Việt, Nhà xuất bản Đại học và THCN 1983 “Nhân hóa là cách lấy những từ

ngữ biểu thị thuộc tính hoạt động của người dùng để biểu thị thuộc tính, hoạt động của đối tượng khác loại dựa trên mối quan hệ liên tưởng nét tương đồng

về thuộc tính, về hoạt động giữa người và đối tượng không phải người (khác loại)”

Theo tác giả Nguyễn Thái Hòa nhân hóa là sự chuyển đổi trường nghĩa

từ trường vô sinh sang trường hữu sinh, quy chiếu về con người

chuyển đổi từ vật vô sinh sang hữu sinh, hoặc từ thế giới vật chất sang thế giới ý thức của con người

Các tác giả Lê A, Phan Phương Dung, Vũ Thị Kim Hoa, Đặng Thị Kim Nga, Đỗ Xuân Thảo cũng định nghĩa về nhân hóa như sau: “ Nhân hóa là cách lấy những từ ngữ dùng để gọi người hoặc biểu thị thuộc tính, hoạt động, trạng thái của người để gọi, để biểu thị thuộc tính, hoạt động, trạng thái của đối tượng không phải là người dựa trên nét tương đồng về thuộc tính , hoạt

động, trạng thái giữa người và đối tượng không phải là người”

Có rất nhiều tác giả đã định nghĩa về nhân hóa nhưng nhìn chung nhân hóa là cách lấy những từ ngữ biểu thị thuộc tính hoạt động của người dùng để biểu thị thuộc tính, hoạt động của đối tượng khác loại dựa trên mối quan hệ liên tưởng nét tương đồng về thuộc tính, về hoạt động giữa người và đối tượng không phải người (khác loại)”

Trang 13

1.1.2 Cơ chế cấu tạo nhân hóa

Về hình thức, nhân hóa chỉ đưa ra một vế (một đối tượng dùng để biểu thị) còn vế kia ngầm thừa nhận (đối tượng được biểu thị ẩn đi)

Cơ sở của nhân hóa là mối quan hệ liên tưởng tương đồng về thuộc tính, hoạt động, trạng thái giữa người và đối tượng không phải là người Để tạo nên cách nói nhân hóa, người nói phải liên tưởng nhằm phát hiện ra nét giống nhau giữa đối tượng không phải người và người Nét giống nhau đó phải hợp logic, được mọi người chấp nhận

Nhân hóa có cấu tạo như sau:

- Về mặt hình thức, nhân hóa có thể được cấu tạo theo 2 cách:

a) Dùng những từ chỉ tính chất, hoạt động của người để biểu thị những tính chất, hoạt động của đối tượng không phải người

Ví dụ: Cô gió chăn mây trên cánh đồng

Bác mặt trời đạp xe qua đỉnh núi

( Trần Đăng Khoa)

b) Coi các đối tượng không phải người như con người và tâm tình trò chuyện với chúng

Ví dụ: Con cá rô ơi chớ có buồn

Chiều chiều bác vẫn gọi rô luôn

Dừa ơi cứ nở hoa đơm trái

Bác vẫn chăm tay tưới nước bồn

( Tố Hữu)

- Về mặt nội dung, cơ sở để tạo nên nhân hóa là sự liên tưởng nhằm phát hiện ra nét giống nhau giữa đối tượng không phải người và người Cái logic giống nhau ở đây là cái logic chủ quan nhưng phải được xã hội chấp nhận Từ đó ta thấy căn cứ để bình giá nhân hóa là:

+ Tính logic của việc rút ra nét giống nhau giữa người và đối tượng

Trang 14

+ Tài năng quan sát riêng của người dùng: chỉ ra được nét giống nhau

mà ít ai để ý đến, do vậy gây ra được bất ngờ đối với mọi người

Cách nhân hóa cây tre Việt Nam của Thép Mới vừa hợp logic, vừa sinh động, vừa bất ngờ:

“ Tre xung phong vào xe tăng, đại bác Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín Tre hi sinh để bảo vệ con người Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!”

1.1.3 Dạng thức thể hiện

- Nhân hóa để tả hình dáng

Ví dụ: Dòng sông uốn mình qua cánh đồng xanh ngắt lúa khoai

- Nhân hóa để tả hoạt động

Ví dụ: Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm

( Tre Việt Nam – Nguyễn Duy)

- Nhân hóa để tả tâm trạng

Ví dụ: Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn Cây gạo chấm dứt những

ngày tưng bừng, ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư

- Nhân hóa để tả tính cách

Ví dụ: Dòng sông mới điệu làm sao

Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha

( Dòng sông mặc áo – Nguyễn Trọng Tạo)

1.1.4 Giá trị của biện pháp tu từ nhân hóa

Biện pháp tu từ nhân hóa có khả năng khắc họa hình ảnh và gây ấn

tượng mạnh mẽ làm nên một hình thức miêu tả sinh động, diễn đạt mọi sắc thái biểu cảm của sự vật được liên tưởng giống như con người Nhờ những hình ảnh nhân hóa trong thơ ca, đặc biệt là qua các bài Tập đọc trong chương trình Tiểu học, các em có thể cảm nhận được cái hay, cái đẹp của phép liên tưởng nhằm đi đến phát hiện ra nét cá biệt giống nhau ( nét tương đồng) về

Trang 15

thuộc tính, hoạt động giữa con người và các đối tượng không phải là người

Từ đó góp phần mở mang tri thức làm phong phú về tâm hồn, tạo hứng thú khi viết văn, rèn luyện ý thức, yêu quý tiếng Việt và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cho học sinh

1.2.Cơ sở tâm lí học

1.2.1 Đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh Tiểu học

Đối tượng của cấp tiểu học là trẻ em từ 6 đến 11 tuổi Học sinh Tiểu học là một thực thể hồn nhiên, ngây thơ và trong sáng Ở mỗi trẻ em tiềm tàng khả năng phát triển về trí tuệ, lao động, rèn luyện và hoạt động xã hội để đạt một trình độ nhất định về lao động nghề nghiệp, về quan hệ giao lưu và chăm

lo cuộc sống cá nhân, gia đình Trẻ em ở lứa tuổi Tiểu học là thực thể đang hình thành và phát triển cả về mặt sinh lý, tâm lý, xã hội các em đang từng bước gia nhập vào xã hội thế giới của mọi mối quan hệ Do đó, học sinh tiểu học chưa đủ ý thức, chưa đủ phẩm chất và năng lực như một công dân trong

xã hội, mà các em luôn cần sự bảo trợ, giúp đỡ của người lớn, của gia đình, nhà trường và xã hội Học sinh Tiểu học dễ thích nghi và tiếp nhận cái mới và luôn hướng tới tương lai Nhưng cũng thiếu sự tập trung cao độ, khả năng ghi nhớ và chú ý có chủ định chưa được phát triển mạnh, tính hiếu động, dễ xúc động còn bộc lộ rõ nét Trẻ nhớ rất nhanh và quên cũng nhanh

Đối với trẻ em ở lứa tuổi Tiểu học thì tri giác của học sinh tiểu học phản ánh những thuộc tính trực quan, cụ thể của sự vật, hiện tượng và xảy ra khi chúng trực tiếp tác động lên giác quan Tri giác giúp cho trẻ định hướng nhanh chóng và chính xác hơn trong thế giới Tri giác còn giúp cho trẻ điều chỉnh hoạt động một cách hợp lý Trong sự phát triển tri giác của học sinh, giáo viên tiểu học có vai trò rất lớn trong việc chỉ dạy cách nhìn, hình thành kỹ năng nhìn cho học sinh, hướng dẫn các em biết xem xét, biết lắng nghe

Trang 16

Bên cạnh sự phát triển của tri giác, chú ý có chủ định của học sinh tiểu học còn yếu, khả năng điều chỉnh chú ý có ý chí chưa mạnh Vì vậy, việc sử dụng đồ dùng dạy học là phương tiện quan trọng để tổ chức sự chú ý cho học sinh Nhu cầu hứng thú có thể kích thích và duy trì chú ý không chủ định cho nên giáo viên cần tìm cách làm cho giờ học hấp dẫn để lôi cuốn sự chú ý của học sinh Trí nhớ có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống và hoạt động của con người, nhờ có trí nhớ mà con người tích lũy vốn kinh nghiệm đó vận dụng vào cuộc sống Đối với học sinh Tiểu học có trí nhớ trực quan – hình tượng phát triển chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ – logíc Tư duy của trẻ

em mới đến trường là tư duy cụ thể, dựa vào những đặc điểm trực quan của đối tượng và hiện tượng cụ thể Trong sự phát triển tư duy ở học sinh tiểu học, tính trực quan cụ thể vẫn còn thể hiện ở các lớp đầu cấp và sau đó chuyển dần sang tính khái quát ở các lớp cuối cấp Trong quá trình dạy học và giáo dục, giáo viên cần nắm chắc đặc điểm này Vì vậy, trong dạy học lớp ghép, giáo viên cần đảm bảo tính trực quan thể hiện qua dùng người thực, việc thực, qua dạy học hợp tác hành động để phát triển tư duy cho học sinh Giáo viên cần hướng dẫn học sinh phát triển khả năng phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa, khả năng phán đoán và suy luận qua hoạt động với thầy, với bạn

Học sinh tiểu học thường có nhiều nét tính cách tốt như hồn nhiên, ham hiểu biết, lòng thương người, lòng vị tha Giáo viên nên tận dụng đặc tính này để giáo dục học sinh của mình nhưng cần phải đúng, phải chính xác, đi học đúng giờ, làm việc theo hướng dẫn của giáo viên trong môi trường lớp ghép

Tình cảm là một mặt rất quan trọng trong đời sống tâm lý, nhân cách của mỗi người Đối với học sinh tiểu học, tình cảm có vị trí đặc biệt vì

nó là khâu trọng yếu gắn nhận thức với hoạt động của trẻ em Tình cảm tích cực sẽ kích thích trẻ em nhận thức và thúc đẩy trẻ em hoạt động Tình cảm học sinh tiểu học được hình thành trong đời sống và trong quá trình học tập

Trang 17

của các em Vì vậy giáo viên dạy học lớp ghép cần quan tâm xây dựng môi trường học tập nhằm tạo ra xúc cảm, tình cảm tích cực ở trẻ để kích thích trẻ tích cực trong học tập Đặc điểm tâm lí của học sinh dân tộc thể hiện ở tư duy ngôn ngữ – logíc dừng lại ở mức độ trực quan cụ thể Ngoài ra tâm lí của học sinh dân tộc còn bộc lộ ở việc thiếu cố gắng, thiếu khả năng phê phán và cứng nhắc trong hoạt động nhận thức Học sinh có thể học được tính cách hành động trong điều kiện này nhưng lại không biết vận dụng kiến thức đã học vào trong điều kiện hoàn cảnh mới Vì vậy trong môi trường lớp ghép giáo viên cần quan tâm tới việc việc phát triển tư duy và kỹ năng học tập cho học sinh trong môi trường nhóm, lớp Việc học tập của các em còn bị chi phối bởi yếu tố gia đình, điều kiện địa lý và các yếu tố xã hội khác đòi hỏi nhà trường, gia đình, xã hội cần có sự kết hợp chặt chẽ để tạo động lực học tập cho học sinh

1.2.2 Đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 3

Đặc điểm của quá trình nhận thức

- Tri giác: Tri giác của học sinh tiểu học mang tính đại thể, ít đi vào chi

tiết và mang tính không ổn định Đối với học sinh lớp 3, tri giác thường gắn với hành động trực quan Nhận thấy điều này, chúng ta cần phải thu hút trẻ bằng các hoạt động mới, mang màu sắc, tính chất đặc biệt khác lạ so với bình thường, khi đó sẽ kích thích trẻ cảm nhận, tri giác tích cực và chính xác

- Chú ý: Với học sinh lớp 3 chú ý có chủ định còn yếu, khả năng kiểm soát, điều khiển chú ý cũng hạn chế Ở giai đoạn này, chú ý không chủ định chiếm ưu thế hơn chú ý có chủ định Trẻ lúc này chỉ quan tâm chú ý đến những môn học, giờ học có đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn có nhiều tranh ảnh, trò chơi hoặc có cô giáo xinh đẹp, dịu dàng…Sự tập trung chú ý của trẻ còn yếu và thiếu tính bền vững, chưa thể tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học tập

Trang 18

- Trí nhớ: Đối với học sinh lớp 3 ghi nhớ máy móc phát triển tương đối tốt và chiếm ưu thế hơn so với ghi nhớ có ý nghĩa Nhiều học sinh chưa biết

tổ chức việc ghi nhớ có ý nghĩa, chưa biết dựa vào các điểm tựa để ghi nhớ, chưa biết cách khái quát hóa, hay xây dựng dàn bài để ghi nhớ tài liệu

- Tư duy: Tư duy mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ưu thế ở tư duy trực quan hành động Các phẩm chất tư duy chuyển dần từ tính cụ thể sang tư duy trìu tượng khái quát

- Tưởng tượng: Tưởng tượng của học sinh Tiểu học đã phát triển phong phú hơn so với trẻ mầm non nhờ có bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng dày dặn Đối với học sinh lớp 3 hình ảnh tưởng tượng còn đơn giản, chưa bền vững và dễ thay đổi Qua đây, các nhà giáo dục phải phát triển

tư duy và trí tưởng tượng của các em bằng cachsbieens các kiến thức “khô khan” thành những hình ảnh có cảm xúc, đặt ra cho các em những câu hỏi mang tính gợi mở, thu hút các em vào các hoạt động nhóm, hoạt động tập thể

để các em có cơ hội phát triển quá trình nhận thức lý tính của mình một cách toàn diện

1.3.Cơ sở thực tiễn

1.3.1 Khái quát nội dung dạy học về nhân hóa trong sách giáo khoa Tiếng Việt 3

Trong SGK Tiếng Việt 3 nội dung dạy học về nhân hóa xuất hiện ở cả

2 phân môn Tập đọc và Luyện từ và câu

Trong phân môn tập đọc thì có 18 văn bản có chứa hình ảnh nhân hóa như:

- Quạt cho bà ngủ

- Chú sẻ và bông hoa bằng lăng

- Người mẹ

- Cuộc họp của chữ viết

- Nhớ lại buổi đầu đi học

- Lừa và ngựa

Trang 19

- Bận

- Tiếng ru

- Nhà bố ở

- Anh Đom Đóm

- Ngày hội rừng xanh

- Đi hội chùa Hương

- Cuộc chạy đua trong rừng

Trong phân môn Luyện từ và câu có 8 bài có chứa các bài tập về biện pháp tu từ nhân hóa

Bảng 1 Thống kê các bài tập về nhân hóa trong phân môn Luyện từ và câu

1 2 Trong bài thơ Anh Đom Đóm ( đã học trong

học kì I ), còn những con vật nào nữa được gọi và

tả như người ( nhân hóa) ?

9 – SGK tập 2

2 2 Trong bài thơ trên, những sự vật nào được nhân

hóa? Chúng được nhân hóa bằng những cách nào?

Trang 20

với mưa thân mật như thế nào?

3 1 Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

Đồng hồ báo thức

Bác kim giờ thận trọng

Nhích từng li, từng li

Anh kim phút lầm lì

Đi từng bước, từng bước

Bé kim giây tinh nghịch

Chạy vút lên trước hàng

4 1 Đoạn thơ dưới đây tả những sự vật và con vật

nào? Cách gọi và tả chúng có gì hay?

Trang 21

Bác mặt trời đạp xe qua ngọn núi

a) Trong bài thơ, làn gió và sợi nắng được

nhân hóa nhờ những từ chỉ đặc điểm và hoạt

động của con người Em hãy tìm những từ

ấy

b) Em thấy làn gió và sợi nắng trong bài thơ

giống ai? Chọn ý thích hợp ở cột B cho mỗi

c) Tình cảm của tác giả trong bài thơ dành cho

những người này như thế nào ?

Giống một người bạn đang ngồi trong vườn cây

Giống một người gầy yếu Giống một người bạn nhỏ mồ côi

74 – SGK tập 2

Trang 22

6 3.Trong câu Từ cơn mưa bụi ngập ngừng trong

mây, sự vật nào được nhân hóa ?

a) Tả suối bằng những từ ngữ chỉ người, chỉ hoạt

động, đặc điểm của người

b) Nói với suối như nói với người

c) Bằng cả hai cách trên

78 – SGK tập 2

7 1 Đọc và trả lời câu hỏi:

a) Đồng làng vương chút heo may

Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim

Hạt mưa mải miết trốn tìm

Cây đào trước cửa lim dim mắt cười

( Đỗ Quang Huỳnh)

b)Cơn dông như được báo trước rào rào kéo đến

Ngàn vạn lá gạo múa lên, reo lên Chúng chào anh

em của chúng lên đường: từng loạt, từng loạt một,

những bông gạo tung bay vào trong gió, trắng xóa

126 –SGK tập 2

Trang 23

như tuyết mịn, tới tấp tỏa đi khắp hướng Cây gạo

rất thảo, rất hiền, cứ đứng đó mà hát lên trong gió,

góp với bốn phương kết quả dòng nhựa của mình

- Những sự vật nào được nhân hóa?

- Tác giả đã nhân hóa những sự việc ấy bằng những cách nào?

- Em thích hình ảnh nào? Vì sao?

8 A- Đọc thầm: Cây gạo

4 Những sự vật nào trong đoạn văn trên được

nhân hóa?

a) Chỉ có cây gạo được nhân hóa

b) Chỉ có cây gạo và chim chóc được nhân hóa

c) Cả cây gạo, chim chóc và con đò đều được nhân

hóa

5 Trong câu “ Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao

nhiêu là chim”, tác giả nhân hóa cây gạo bằng

cách nào?

a) Dùng một từ vốn chỉ hoạt động của người để

nói về cây gạo

b) Gọi cây gạo bằng một từ vốn dùng để gọi người

c) Nói với cây gạo như nói với người

143 – SGK tập 2

1.3.2 Việc giảng dạy biện pháp tu từ nhân hóa ở nhà trường Tiểu học

* Về phía giáo viên:

Người giáo viên còn gặp không ít khó khăn như: cơ sở vật chất, phương tiện dạy học và tài liệu tham khảo còn ít Một số bộ phận giáo viên vẫn chú

Trang 24

trọng quan tâm đến việc lồng ghép trong quá trình dạy học giữa các phân môn

của môn

Đặc biệt trong sinh hoạt chuyên môn giáo viên đủ mạnh dạn đề ra những câu hỏi, những phương pháp để dạy tốt hơn Nhiều tiết dạy thể hiện năng lực tốt, phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh Song bên cạnh đó vẫn có những tiết dạy Tiếng Việt còn nhiều hạn chế - giáo viên lúng túng chưa phát huy được tính tích cực của học sinh do vậy học sinh không hứng thú trong học tập vì vậy hiệu quả còn hạn chế

Về phía học sinh:

Do khả năng tư duy của học sinh còn dừng lại ở mức độ tư duy đơn giản, trực quan nên việc cảm thụ nghệ thuật nhân hóa còn hạn chế Vốn kiến thức văn học của học sinh, nhất là học sinh vùng thôn quê của chúng tôi còn rất hạn chế do nguồn sách báo, tài liệu văn học còn ít ỏi Vì đa số các em đều là con em gia đình thuần nông Một số em nhận biết về nghệ thuật còn hạn chế, học sinh chỉ mới biết một cách cụ thể Nên khi tiếp thu về nghệ thuật nhân hóa rất khó khăn Vì vậy đòi hỏi trẻ phải hiểu và có những kiến thức cơ bản

về biện pháp tu từ nhân hóa, hơn nữa là các kĩ năng nhận biết các biện pháp tu

từ Những kĩ năng ấy là những kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, kĩ năng dựa vào ngôn ngữ, từ ngữ để nhận biết được những biện pháp tu từ nhân hóa và nhận biết được hiệu quả sử dụng của biện pháp này

Trang 25

CHƯƠNG 2: KĨ NĂNG NHẬN DIỆN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG BIỆN PHÁP TU TỪ NHÂN HÓA QUA CÁC BÀI

TẬP ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 3 2.1 Thực trạng khả năng nhận biết và hiệu quả sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa trong các bài tập đọc ở chương trình lớp 3

2.1.1 Kết quả số liệu thống kê

Thông qua việc thống kê các văn bản Tập đọc có chứa hình ảnh nhân hóa trong sách giáo khoa Tiếng Việt 3, chúng tôi thống kê được 18 văn bản tập đọc có chứa hình ảnh nhân hóa, cụ thể như sau:

Bảng 2

Các hình ảnh nhân hóa trong các văn bản tập đọc của học sinh lớp 3

26 – SGK tập1

Trang 26

3 Bụi gai bảo:

- Tôi sẽ chỉ đường cho bà, nếu

bà ủ ấm tôi

Bụi gai chỉ đường cho bà

Hồ bảo:

- Tôi sẽ giúp bà, nhưng bà phải

cho tôi đôi mắt Hãy khóc đi,

cho đến khi đôi mắt rơi xuống!

Người mẹ 29 – SGK tập1

4 Vừa tan học, các chữ cái và

dấu câu đã ngồi lại họp Bác

- Theo tôi là do cậu này chẳng

bao giờ để ý đến dấu câu

Cả mấy dấu câu đều lắc đầu:

Bác chữ A đề nghị:

- Từ nay, mỗi khi em Hoàng

định chấm câu, anh Dấu Chấm

cần yêu cầu Hoàng đọc lại một

lần nữa đã

Cuộc họp của chữ viết

44 – SGK tập 2

5 Mấy cánh hoa tươi mỉm cười

giữa bầu trời quang đãng

Họ như con chim nhìn quãng

trời rộng muốn bay nhưng còn

Nhớ lại buổi đầu

đi học

51 – SGK tập 1

Trang 27

ngập ngừng e sợ

6 Dọc đường, lừa mang nặng,

mệt quá, liền khẩn khoản xin

với ngựa:

- Chị ngựa ơi! Chúng ta là bạn

đường Chị mang đỡ tôi với, dù

chỉ chút ít thôi cũng được Tôi

kiệt sức rồi

Ngựa đáp:

Thôi, việc ai nấy lo Tôi không

giúp được chị đâu

Trang 28

8 - Con ong làm mật yêu hoa

Con cá bơi, yêu nước; con

chim ca, yêu trời

- Núi chê đất thấp, núi ngồi ở

“Ru hỡi ! Ru hời !

Hỡi cô bé ơi,

Ngủ cho ngon giấc”

62 – SGK tập 2

Trang 29

Nào đi hội rừng xanh

- Khe suối gảy nhạc đàn

Cây rủ nhau thay áo

- Công dẫn đầu đội múa

Khướu lĩnh xướng dàn ca

Kì nhông diễn ảo nghệ thuật

Thay đổi hoài màu da

- Nấm mang ô đi hội

Tới suối nhìn mê say

Ơ kìa, anh cọn nước

Đang chơi trò đu quay!

12 - Rừng mơ thay áo mới

14 - Chim hót lời mê say

- Hoa lá đùa lay lay

Bài hát trồng cây 109 – SGK tập 2

15 - Vượn mẹ giật mình, hết nhìn

mũi tên lại nhìn người đi săn

bằng đôi mắt căm giận, tay

không rời con

Người đi săn và con vượn

113 – SGK tập 2

16 - Mè hỏa mè hoa

Ùa ra giỡn nước

Chị bơi đi trước

Em lượn theo sau

- Con tép lim dim

Mè hoa lượn sóng

116 – SGK tâp 2

Trang 30

17 Cóc thấy nguy quá, bèn lên

thiên đình kiện Trời

Cóc kiện Trời 122 - SGK tập 2

18 - Mây đen lũ lượt

Kéo về chiều nay

Mặt trời lận đận

Chui vào trong mây

- Cây lá xòe tay

Hứng làn nước mát

- Gió theo gió hát

Giọng trầm giọng cao

Ngày đăng: 06/09/2017, 15:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w