1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Báo cáo thực tập về tội giết người

15 1,4K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 38,66 KB

Nội dung

Đảm bảo thời hạn chuẩn bị xét xử theo quy định tại Điều 176 Bộ luật hình sự; đảm bảo đúng thủ tục bắt đầu phiên tòa, giải thích quyền của bị cáo, bị hại và những người tham gia tố tụng k

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ KHOA LUẬT

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Đề tài: Thực trạng xét xử tội “Giết người” tại Tòa án

nhân dân thành phố Đà Nẵng

Thời gian: 01.12.2013 – 24.01.2014 Địa điểm: Tòa án nhân dân Tp Đà Nẵng Sinh viên thực hiện: Lê Văn Linh

Khóa K34

Trang 2

Huế, 2/2014Nhận xét của giáo viên

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Trang 3

1. Nội dung

1.1. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân

dân thành phố Đà Nẵng

ỦY BAN THẨM PHÁN

1. Ông Nguyễn Văn Quận – Chánh án

2. Ông Nguyễn Thành – Phó Chánh án

3. Ông Đặng Ánh – Phó Chánh án

4. Bà Lê Thị Ngọc Hà – Chánh tòa Hình sự

5. Ông Lê Tự - Chánh tòa Kinh tế

6. Ông Trương Chí Trung – Chánh tòa Dân sự

7. Ông Trần Đình Quảng – Thẩm phán, Chánh văn phòng

ỦY BAN THẨM PHÁN

TAND CÁC QUẬN HUYỆ N

VĂN PHÒN G

PHÒN G GIÁM ĐỐC THẨM

PHÒN G TỔ CHỨC CÁN

TÒA HÀNH CHÍN H

TÒA LAO ĐỘNG

TÒA KINH TẾ

TÒA

DÂN

SỰ

TÒA

HÌNH

SỰ

Trang 4

Hiện nay, Toà án nhân dân thành phố Đà Nẵng có 5 Toà chuyên trách, 03 Phòng nghiệp vụ và 07 Toà án quận huyện với tổng số 202 biên chế Trong

đó có 82 thẩm phán, 98 thư ký, và 22 chức danh khác

2.2 Nhận xét về việc áp dụng pháp luật

Vấn đề áp dụng pháp luật của Tòa Hình sự Tòa án nhân dân thành phố

Đà Nẵng được thực hiện chính xác, cập nhật kịp thời các văn bản pháp luật cũng như các văn bản hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao

Riêng đối với các vụ án “Giết người” Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng chú trọng đặc biệt, vừa đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cả bị hại và bị cáo, vừa trừng trị thích đáng, đúng pháp luật kẻ phạm tội, bởi lẽ khung hình phạt cao nhất có thể áp dụng là tử hình Đảm bảo thời hạn chuẩn

bị xét xử theo quy định tại Điều 176 Bộ luật hình sự; đảm bảo đúng thủ tục bắt đầu phiên tòa, giải thích quyền của bị cáo, bị hại và những người tham gia tố tụng khác; đối với tội giết người, cũng như bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà họ hoặc người đại diện hợp pháp không mời được luật sư hoặc không có điều kiện để mời thì Tòa án yêu cầu Đoàn luật sư thành phố Đà Nẵng chỉ định luật sư tham gia tố tụng tại Tòa để đảm bảo quyền lợi cho họ theo đúng quy định tại Điều 57 hoặc hoãn phiên tòa nếu không có mặt của luật sư theo điều 190 bộ luật hình sự Đồng thời Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng cũng đảm bảo thực hiện theo đúng pháp luật các trường hợp hoãn phiên tòa do không có mặt của bị cáo (Điều 187); người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ (Điều 191); người làm chứng (Điều 192) Đảm bảo đúng thời hạn hoãn phiên tòa không quá ba mươi ngày đối với phiên tòa sơ thẩm (Điều 194)…

Trang 5

Tuy nhiên trong báo cáo tổng kết Toàn ngành Tòa án thành phố Đà Nẵng qua các năm thì vẫn còn có các sai sót như án hủy, sữa vẫn xảy ra Ngoài những nguyên nhân khách quan là có tình tiết mới sau khi xét xử sơ thẩm, thì trong xét xử án hình sự các sai sót còn lặp lại như: Điều tra không đầy đủ, định tội danh không đúng; xác định tư cách người tham gia tố tụng không đúng, không đầy đủ, giải quyết vấn đề trách nhiệm dân sự trong vụ án hình sự chưa chính xác nên bị cấp phúc thẩm hủy, giao hồ sơ vụ án về cấp sơ thẩm xét xử lại Ngoài ra, còn có sai sót trong quyết định hình phạt: một số trường hợp xử phạt nhẹ, không đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm Một số trường hợp lại xử phạt quá nghiêm khắc không cần thiết

Nguyên nhân áp dụng pháp luật không đúng: Chưa cập nhật kịp thời các văn bản pháp luật sửa đổi bổ sung, hướng dẫn nghiệp vụ của Tòa án nhân dân tối cao, do vậy đã áp dụng pháp luật không đúng Việc tiến hành các hoạt động điều tra thu thập chứng cứ, đánh giá chứng cứ trong một số trường hợp còn chưa thật sự toàn diện nên quyết định của bản án thiếu tính thuyết phục Một số trường hợp không giao các quyết định của Tòa án đúng thời hạn quy định theo Điều 182; bị cáo khi đưa ra xét xử vẫn chưa nhận được quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát đối với bản án của mình…Việc xét

xử phúc thẩm, xét xử gộp một buổi từ bốn đến năm vụ án gây áp lực thời gian cho những người tiến hành tố tụng và cả những người tham gia tố tụng Vấn đề định tôi danh, cụ thể đối với các vụ án “Giết người” nhưng hậu quả không gây chết người thì việc xác định là “Cố ý gây thương tích” hay “Giết người” là vấn đề cực kì quan trọng Bởi trên thực tiễn xét xử, việc xác định ý thức chủ quan của bị cáo là rất khó khăn trong trường hợp không xác định ý thức chủ quan của bị cáo là giết người Những trường hợp này thì hậu quả đến đâu, bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự đến đấy

Cũng có quan điểm cho rằng khi không xác định rõ ý thức chủ quan của bị cáo, nhưng hành vi khách quan thì thể hiện rõ không phải là chỉ cố ý gây

Trang 6

thương tích mà là cố ý tước đoạt sinh mạng của người khác thì bị cáo phạm tội giết người Ví dụ như dùng hung khí nguy hiểm như mã tấu, dao, súng nhằm vào những bộ phận quan trọng của cơ thể người khác để chém, đấm, bắn thì cho dù hậu quả không dẫn tới chết người thì cũng phạm tội giết người Quan điểm này cho rằng khi sử dụng các hung khí, phương tiện nguy hiểm đó buộc

bị cáo phải nhận thức được có thể dẫn tới tước đoạt tính mạng của người khác Thực tế đối với vụ án thụ lý số 61/2013/HSST ngày 29.11.2013 đối với bị cáo Nguyễn Nghề thì bị cáo đã dùng dao dài 25 cm đâm 2 nhát vào vùng ngực, khi nạn nhân la lên thì bị cáo tiếp tục đâm 4 nhát vào tay và bụng của nạn nhân cho đến khi vợ của nạn nhân kêu cứu thì bị cáo mới dừng lại Trong trường hợp này hậu quả gây ra cho bị hại là thương tích 38%, tuy nhiên bị cáo vẫn bị Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng khởi tố tội “Giết người” theo khoản 1, Điều 93 Bộ luật hình sự Tòa án nhân dân Đà Nẵng cho rằng cáo trạng của Viện kiểm sát là hoàn toàn có căn cứ, đúng người, đúng tội Đây là một trong những trường hợp điển hình về việc xử phạt tội “Giết người” khi không có hậu quả là chết người, quan điểm mà Tòa án và Viện kiểm sát thành phố Đà Nẵng đưa ra là vị trí đâm của bị cáo là vùng ngực, là vùng trọng yếu của cơ thể; con dao dùng làm hung khí dài 25cm là vũ khí nguy hiểm có khả năng làm chết người, bị cáo còn bị áp dụng tình tiết tăng nặng “Có tính chất côn đồ” nên Tòa

án nhân dân thành phố Đà Nẵng đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Nghề phạm tội

“Giết người”, xử phạt 12 năm tù

Trong một vụ án khác bị cáo Phạm Tấn Vũ bị Tòa án nhân dân huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng xét xử tội “Cố ý gây thương tích” theo Điều 104 Bộ luật hình sự do có hành vi dùng dao gây thương tích cho anh Lê Viết Hùng với

tỉ lệ thương tích là 46% Sau đó bản án đã bị kháng nghị do Tòa án nhân dân huyện Hòa Vang xác định sai tội danh, quan điểm mà Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng đưa ra là bị cáo Phạm Tấn Vũ phải phạm tội “Giết người”

Trang 7

theo Khoản 2 Điều 93 Bộ luật hình sự Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng hủy bản án sơ thẩm xét xử lại theo quy định tại Điều 250 Theo quan điểm tại bản án số 54/2013/HSST ngày 26.12.2013 thì bị cáo Phạm Tấn Vũ đã dùng dao phay là hung khí nguy hiểm đâm nhiều nhát vào vùng ngực, vùng ngực là vùng xung yếu của cơ thể, bị cáo phải ý thức được hậu quả có thể xảy ra là tước đoạt sinh mạng của người bị hại do đó đã tuyên phạt 7 năm tù về tội “Giết người” Theo tôi, việc định tội danh giết người trong những trường hợp này là đúng pháp luật mặc dù hậu quả chưa xảy ra, do việc xác định ý thức chủ quan của bị cáo là rất khó, do đó trong các vụ án không có hậu quả chết người xảy ra

cơ quan tiến hành tố tụng nên xem xét thêm về vị trí đâm, hung khí, tính chất của hành vi…để xác định tội danh cho chính xác đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật để tránh sai sót như Tòa án nhân dân Huyện Hòa Vang đã làm

Về tình hình phạm tội “Giết người” thụ lý tại Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng được thống kê qua bảng sau:

Thống kê số vụ án và số bị cáo phạm tội giết người thụ lý tại Tòa án nhân

dân thành phố Đà Nẵng từ năm 2009 – 2013

1.2. Những vấn đề học tập được tại Tòa

án nhân dân thành phố Đà Nẵng

Trong thời gian thực tập tôi được sự hướng dẫn nhiệt tình của cán bộ Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng, thời gian thực tập từ ngày 1/12/2013 – 24/1/2014 tôi đã học hỏi được rất nhiều, được ôn lại các kiến thức đã được

NĂ M

SỐ VỤ SỐ BỊ CÁO

Trang 8

học tại trường, việc áp dụng pháp luật, các kĩ năng, phương pháp làm việc… bước đầu có thể định hình được công việc của những chức danh tại Tòa án Thứ nhất, về kiến thức Trong thời gian thực tập cán bộ hướng dẫn cho tiếp xúc, đọc các hồ sơ vụ án đã xét xử, các vụ trọng án, đặc biệt là hồ sơ các

vụ án mới vừa thụ lý chưa đưa ra xét xử Việc tiếp xúc hồ sơ vụ án giúp tôi

có thể tổng quát được quá trình giải quyết một vụ án hình sự từ giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử…nắm vững các thủ tục, trình tự giải quyết vụ án Nắm chắc các trình tự tố tụng theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giải quyết khiếu nại của đương sự Trong quá trình tiếp xúc hồ sơ, thực tập tại tòa giúp nắm vững hơn việc xác định vấn đề mấu chốt, cấu thành tội phạm của các tội được quy định ở bộ luật hình sự 2003

Biết soạn thảo các văn bản trong quá trình thụ lý vụ án: giấy triệu tập bị cáo, quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định tạm hoãn phiên tòa, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định tạm hoãn xét xử vụ án hình sự…

Được tham gia tống đạt quyết định đưa vụ án ra xét xử cho các bị cáo đang bị tạm giam tại trại giam Hòa Sơn, tống đạt cho người làm chứng trong

vụ án Giết người tại đường Phan Thanh, TP Đà Nẵng Các việc làm thực tế này giúp nhớ hơn kiến thức về thời hạn giao quyết định của Tòa án và cách

xử lý các sự việc phát sinh từ người nhận quyết định

Đối với các vụ án xét xử lưu động, được cùng tham gia chuẩn bị xét xử, được nghe phân tích về vụ án…đây là một trong những công việc giúp một thực tập sinh học hỏi được nhiều kiến thức nhất từ thực tế làm việc, xét xử của Tòa án nhân dân

Thứ hai, về tổ chức: Được tham gia góp ý dự thảo sửa đổi Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2002, được góp ý kiến của mình trong việc sửa đổi cơ cấu

tổ chức của tòa án nhân dân cho phù hợp với tình hình mới, đảm bảo công tác xét xử được thực hiện một cách tốt nhất Về việc xét xử các vụ án lưu động, mỗi năm Tòa Hình sự đều có chỉ tiêu xét xử số vụ cụ thể nào đó, thực

Trang 9

tế trong thời gian qua ngoài các vụ án xảy ra với mức độ đặc biệt nghiêm trọng hoặc gây bức xúc, xôn xao trong dư luận thì việc đưa ra xét xử lưu động là hết sức hợp lý, tạo cho người dân cái nhìn hết sức nghiêm minh, bên cạnh đó răn đe, phòng ngừa chung Tuy nhiên, để đảm bảo chỉ tiêu xét xử lưu động được giao, đến cuối năm Tòa án tổ chức xét xử lưu động các vụ án hình sự đơn giản, kể cả các vụ phúc thẩm, vừa gây lãng phí vừa không mang đúng ý nghĩa cả nó

Đối với các vụ án xét xử sơ thẩm, đội ngũ Hội thẩm nhân dân hầu như chưa thể hiện hết được vai trò của mình, thể hiện ngay trong việc đầu tư cho thời gian nghiên cứu hồ sơ vụ án Đối với việc xét xử phúc thẩm, vụ án chủ yếu do Chủ tọa phiên tòa đảm nhiệm nghiên cứu, các Thẩm phán còn lại ít thể hiện vai trò của mình, hầu như không tham gia phần xét hỏi

Đối với vai trò của luật sư, theo quan sát luật sư ít được mời tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị cáo cũng như bị hại tại tòa Đối với các vụ án có khung hình phạt cao nhất là tử hình hoặc đối với người chưa thành niên phạm tội được Tòa án chỉ định luật sư bào chữa thì vai trò của luật sư được coi như “cho có” hoặc “đảm bảo thủ tục” Vì việc bào chữa của luật sư rất chung chung, hầu như không đưa được các quan điểm, chứng cứ cũng như các quy định của pháp luật có lợi cho thân chủ Hầu hết là nêu các tình tiết giảm nhẹ hình phạt mà đại diện Viện kiểm sát đã nêu, không có gì mới để Hội đồng xét xử có thể xem xét Do đó cần nâng cao hơn nữa vai trò của Hội thẩm nhân dân và vai trò của luật sư tranh tụng tại tòa để xét xử được khách quan, công bằng nhất

1.3. Những kiến nghị đề xuất

Thứ nhất, cần nhanh chóng hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung Luật tổ

chức Tòa án nhân dân năm 2002 để phù hợp với tình hình mới, giúp kịp thời đấu tranh, phòng chống có hiệu quả đối với tội phạm Đảm bảo tổ chức Tòa

án mang lại hiệu quả cao nhất trong việc xét xử Quan tâm cải thiện cơ sở

Trang 10

vật chất, phương tiện làm việc, chế độ chính sách; bổ sung kinh phí hoạt động cho Toà án các cấp để tổ chức xét xử tốt các vụ án hình sự, đặc biệt là các vụ án điểm; đồng thời, tăng cường công tác xét xử lưu động, góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật trong nhân dân

Thứ hai, về công tác cán bộ Để nâng cao chất lượng xét xử, phải đi từ

vấn đề gốc là công tác cán bộ của ngành tòa án, lực lượng cán bộ đóng vai trò quyết định đến chất lượng xét xử, do vậy cần phải đào tạo được đội ngũ

có năng lực, phẩm chất, đạo đức, tinh thông nghiệp vụ, hạn chế đến mức thấp nhất những vụ oan sai, tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức đối với cán bộ của ngành tòa án Giải pháp cụ thể để tổ chức tốt công tác đào tạo là sát hạch, nâng cao năng lực, khuyến khích việc tự học, tự đào tạo trong cán

bộ công chức của ngành; thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm qua các vụ án; tạo điều kiện cho cán bộ được nâng cao trình độ ở trong và ngoài nước Đồng thời, thực hiện tốt Nghị quyết của Đảng về công tác quy hoạch, luân chuyển, đánh giá cán bộ; nghiên cứu tổ chức thi tuyển mang tính chất cạnh tranh, đề cử cán bộ có năng lực vào những vị trí có chức danh tư pháp hoặc lãnh đạo

Thứ ba, về đội ngũ Thẩm phán Cần tăng cường số lượng Thẩm phán có

trình độ chuyên môn và nghiệp vụ xét xử cao Theo quy định của pháp luật nhiệm kì của Thẩm phán là 5 năm, có thể nói là quá ngắn nên dễ gây nên tiêu cực trong việc xét xử do đó kiến nghị nên tăng thời gian nhiệm kì của Thẩm phán lên 10 – 15 năm hoặc nhiệm kì suốt đời Tổ chức các lớp nghiệp

vụ, hội thảo thường xuyên để các Thẩm phán có cơ hội gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm xét xử…

Thứ tư, về đội ngũ Hội thẩm nhân dân Hiện nay trình độ Hội thẩm nhân

dân chưa được đảm bảo, hội thẩm nhân dân hiện nay còn mang tính kiêm nhiệm nhiều Quá trình cơ cấu hội thẩm theo từng lĩnh vực (như giáo dục, y

tế, khoa học công nghệ, tài chính, hưu trí…) với mục đích khi có các vụ án

Trang 11

mà đương sự, bị cáo tại phiên tòa có liên quan đến các lĩnh vực nào, thì sẽ được mời đến tham gia nghiên cứu hồ sơ để xét xử Theo lý luận, thì hội thẩm nhân dân là người đem hơi thở của nhân dân vào trong quá trình phán quyết các bản án, khi các vụ án có liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ của mình thì trong nhiều trường hợp, hội thẩm sẽ am hiểu về lĩnh vực đó hơn thẩm phán Tuy nhiên, hội thẩm mặc dù có trình độ chuyên môn riêng nhưng còn hạn chế rất nhiều về trình độ pháp lý, đây là vấn đề bất cập trong thực

nhất phải là trung cấp luật để đảm bảo cho công tác xét xử Nhiều trường hợp hội thẩm nhân dân được thẩm phán gửi lịch xét xử trước cả tháng nhưng đến ngày xét xử lại bận công việc đột xuất không tham gia phiên tòa, khi đó thư ký rất bị động trong việc sắp xếp hội thẩm khác thay thế để mở phiên tòa đúng thời gian Bởi vì, các hội thẩm nhân dân hiện nay chủ yếu làm việc theo cơ cấu, cho nên việc tuân thủ lịch xét xử, cũng như công tác nghiên cứu

hồ sơ các hội thẩm thường xem nhẹ Tại phiên tòa, chủ tọa hỏi là chính, các hội thẩm tham gia phiên tòa rất ít hỏi, nếu có hỏi thì không đúng trọng tâm,

do đó cần quy định cụ thể thời gian nghiên cứu hồ sơ để tránh trường hợp hội thẩm không đọc hồ sơ vụ án cũng tham gia xét xử Trách nhiệm của hội thẩm nhân dân được Pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân quy định rất rõ, nhưng thực tiễn trong quá trình xét xử, nếu oan sai, án bị sửa, thì chỉ có thẩm phán chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Chánh án, chính vì sự lỏng lẻo giữa cơ quan tòa án và hội thẩm nhân dân dẫn đến các hội thẩm chưa phát huy hết trách nhiệm và nghĩa vụ của mình Vì hội thẩm hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, thu nhập của hội thẩm chủ yếu là từ lương ở cơ quan, nên ý thức trách nhiệm trong quá trình xét xử không áp dụng theo việc thi hành công vụ như ở cơ quan được; tổng kết cuối năm ở cơ quan không xem hoạt động của cán bộ, công chức kiêm nhiệm là hội thẩm làm tiêu chí

Ngày đăng: 29/08/2017, 16:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w