ĐẠI HỌC HUẾĐẠI HỌC LUẬTCHUYÊN ĐỀ BÁO CÁO THỰC TẬP Đề tài: THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾĐẠI HỌC LUẬT
CHUYÊN ĐỀ BÁO CÁO THỰC TẬP
Đề tài:
THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HUẾ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
Thời gian thực tập: 4 tuần (Từ 10/07/2015 đến 07/08/2015)
Địa điểm thực tập: Viện kiểm sát nhân dân thành phố Huế
Sinh viên thực tập: LÊ HOÀNG THU THỦY
Lớp: Luật kinh tế - K36A
Huế, tháng 9/2015
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện chuyên đề báo cáo thực tập này, tôi đã nhậnđược rất nhiều sự giúp đỡ của các lãnh đạo, cán bộ trong cơ quan cũng nhưquý thầy cô, gia đình, bạn bè Qua đây cho tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
Ban lãnh đạo nhà trường , Phòng đào tạo công tác sinh viên, Bộ mônLuật Kinh tế - Quốc tế, Đại học Luật – Đại học Huế đã tạo mọi điều kiệnthuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như hoàn thành chuyên đềthực tập
Viện kiểm sát nhân dân thành phố Huế đã tận tình giúp đỡ, tạo mọiđiều kiện cần thiết nhất trong thời gian thực tập cũng như thực hiện chuyên đềnày
Kiểm sát viên Trần Viết Cảnh là cán bộ hướng dẫn và cũng như là mộtngười anh đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian 8 tuần thực tập tại cơquan
Cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ và tạo điều kiện cần thiếtnhất trong thời gian tôi thực hiện chuyên đề này
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 09 năm 2015
Sinh viên
Lê Hoàng Thu Thủy
Trang 3NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
Trang 4Việc nắm vững, hiễu rõ các quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ giúp các chủ thể kinh doanh kí kết và thực hiện hợp đồng được thuận lợi, an toàn và hiệu quả, tránh những tranh chấp, rủi ro đáng tiếc Trong hệ thống pháp luật nước ta đã có những quy định cụ thể về sự điều chỉnh quan hệ hợp đồng như Bộ luật dân sự 2005, Luật Thương mại 2005…Tuy nhiên, bên cạnh đó các quan hệ phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa ngày càng đa dạng và phức tạp gây ra những tranh chấp không đáng có, công tác áp dụng và giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa hiện nay ở nước ta cũng bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập và chưa đạt được kết quả mong muốn gây ảnh hưởng đến quyền cũng như lợi ích của các chủ thể kinh doanh.Chính vì thế việc nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa ở nước ta
là hết sức cần thiết và từ đó góp phần bảo đảm mọi hành vi xâm phạm quyền lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh doanh đều được xử lí đúng theo pháp luật và đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả của việc áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa
Trang 5NỘI DUNG
1 Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Huế
1.1 Cơ cấu, tổ chức hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Huế
Cùng với sự ra đời của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Huế được thành lập năm 1975 Qua 40 năm xây dựng và trưởng thành, đến nay lực lượng đã lớn mạnh rất nhiều cả
về số lượng lẫn chất lượng
Đủ sức thực hiện tốt nhiệm vụ của ngành và đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của địa phương, nhiều năm liền được công nhận là đơn vị xuất sắc
Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Huế là đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, tọa lạc tại địa chỉ 111 đường Nguyễn Huệ,phường Phú Nhuận, thành phố Huế, tỉnh TT – Huế Viện kiểm sát nhân dân thành phố Huế có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động
tư pháp theo quy định của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế Viện kiểm sát nhân dân thành phố Huế
có nhiệm vụ góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hộichủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân, bảo đảm để mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đều phải được xử lý theo pháp luật
Để đáp ứng chức năng, nhiệm vụ theo luật định, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Huế được cơ cấu, tổ chức chặt chẽ, khoa học, đảm bảo việc
Trang 6tuân theo pháp luật của các cơ quan tư pháp nói riêng và hoạt động trị an trên địa bàn nói chung.
Cụ thể cơ cấu, tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Huế, gồm
Với ban lãnh đạo gồm:
- Viện trưởng: Đồng chí Hà Văn Thanh
- Phó Viện trưởng: Đồng chí Bùi Thị Thu Thanh
- Phó Viện trưởng: Đồng chí Hà Viết Sơn
- Phó Viện trưởng: Đồng chí Trần Xuân Phú
Với biên chế như vậy, Viện được tổ chức thành nhiều bộ phận khác nhau cùng phối hợp thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, Bộ Luật tố tụng hình sự
2003, Luật Thi hành án hình sự năm 2010, Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2004, Luật Thi hành án dân sự năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành, để hoạt động của các cơ quan tố tụng được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục luật định Cụ thể là:
Trang 7- Bộ phận hình sự: thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát trong hoạt động hình sự từ khâu khởi tố, điều tra cho đến khâu truy
tố, xét xử
- Bộ phận dân sự: thực hiện chức năng kiểm sát việc giải quyết các vụ việc trên các mảng dân sự, hôn nhân gia đình, hành chính, lao động, kinh doanh thương mại
- Bộ phận kiểm sát thi hành án với hai chức năng: thực hiện việc kiểm sát hoạt động thi hành án trên tất cả các mảng (dân sự, hành chính, lao động, kinh doanh thương mại, hình sự); kiểm sát hoạt động tạm giam, tạm giữ, quản
- Văn phòng với hai bộ phận thực hiện những chức năng, nhiệm vụ khác nhau Đó là:
+ Bộ phận văn thư: đảm nhiệm nhiệm vụ lưu trữ giấy tờ, tài liệucông tác của ngành; tổng hợp những thông tin, số liệu trong hoạt động củangành theo từng tháng, từng quý, từng năm;
+ Bộ phận tài vụ: đảm nhiệm công tác kế toán, tính toán, tổng hợpcác khoản kinh phí hoạt động trong cơ quan, đảm bảo cho công tác chi tiêutrong cơ quan diễn ra một cách minh bạch, đúng pháp luật
Với cơ cấu tổ chức như vậy, trong thời gian qua Viện kiểm sát nhân dân thành phố Huế đã thực hiện đúng vai trò của mình, đồng thời Viện cũng
Trang 8đã đạt được những thành tựu nhất định, xứng đáng là đơn vị xuất sắc trong ngành.
SƠ ĐỒ 1.1 CƠ CẤU TỔ CHỨC VIỆN KIỂM SÁT
1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Huế
Viện kiểm sát nhân dân thành phố Huế được giao thực hiện chức năngthực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp (kiểm sát việctuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự của Cơ quan điều tra
và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
Phó vi n tr ng ện trưởng ưởng
Tr n Xuân Phú ần Xuân Phú
Ki m ểm sát viên
Ki m ểm tra
Phó vi n tr ng ện trưởng ưởng Bùi Th Thu Thanh ị Thu Thanh
Ki m ểm sát
Văn phòng
CV
Nhân viên
h p ợp
đ ngồng
Trang 9kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử các vụ án hình sự; kiểm sátviệc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế,lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật; kiểm sát việc tuântheo pháp luật trong việc thi hành bản án, quyết định của Toà án nhân dân;kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý vàgiáo dục người chấp hành án phạt tù; kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tốcáo về các hoạt động tư pháp của các cơ quan tư pháp)
Trong phạm vi chức năng của mình, Viện kiểm sát nhân dân thành phốHuế có nhiệm vụ góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ
xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhànước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, tự do, danh dự và nhânphẩm của công dân, bảo đảm để mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước,của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đều phải được xử lý theopháp luật
2 Một số vấn đề chung trong hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại Viện kiểm sát nhân dân thành phố Huế.
2.1 Thực tiễn hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại Viện kiểm sát nhân dân thành phố Huế.
Tại địa bàn thành phố Huế, qua quá trình thực tập tại Viện kiểm sátnhân dân thành phố Huế, tôi nhận thấy số lượng án tranh chấp hợp đồng muabán hàng hóa tương đối phổ biến, chiếm tỷ lệ cao từ 10 - 15% tổng số vụ ánthụ lý của 1 năm, và liên tục tăng sau mỗi năm
Năm 2013, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Huế, thụ lý: 55 vụ án.Trong đó án cũ năm 2012 chuyển sang 08 vụ, thụ lý mới 47 vụ Viện kiểmsát đã tham gia phiên tòa giải quyết được vụ 51vụ
Trang 10Năm 2014, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Huế, thụ lý: 79 vụ án.Trong đó án cũ năm 2013 chuyển sang 04 vụ, thụ lý mới 75 vụ Viện kiểmsát đã tham gia phiên tòa giải quyết được vụ 68 vụ
2.2 Ưu điểm về việc áp dụng pháp luật của Viện kiểm sát trong hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa
Qua quá trình thực tập tại Viện kiếm sát nhân dân thành phố Huế, tôi đượcnghiên cứu hồ sơ vụ án, phân tích hồ sơ, làm báo cáo đề xuất cũng như thamgia các phiên tòa thực tiễn Tôi nhận thấy, Viện kiểm sát đã thực hiện tốt côngtác rà soát, kiểm tra việc giải quyết vụ án Viện kiểm sát đã kiểm sát việc tuântheo pháp luật của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, việc chấp hành pháp luật củangười tham gia tố tụng là nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụliên quan trong các vụ án Từ đó cũng phát hiện ra những sai sót trong việc ápdụng của các cơ quan trên
Theo vụ án kinh doanh thương mại thụ lý số 35/2013/TLST-KDTMngày 28/5/2013 về việc “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa”, quyết số05/2013/QĐPT-KDTM đưa ra xét xử phúc thẩm vụ án kinh doanh thươngmại phúc thẩm “ Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa” giữa nguyên đơn
là công ty cổ phần An Phú – Thừa Thiên Huế và bị đơn là công ty cô phầnVinacomex Đà Nẵng Sau quá trình nghiên cứ hồ sơ vụ án, đơn kháng cáo của
bị đơn và kiểm sát trực tiếp tại phiên tòa thì Viện kiểm sát đã đưa ra những ýkiến nhằm nâng cao hoạt động áp dụng pháp luật của Tòa Án cũng nhưngphát hiện ra những sai sót cần khắc phục của Tòa Án trong quá trình giảiquyết vụ án
Trang 11Thông qua quá trình kiểm sát việc giải quyết vụ án từ khi thụ lý vụ ántới thời điểm đưa vụ án ra xét xử thì đại diện Viện kiểm sát thấy rằng, Thẩmphán đã chấp hành đúng các quy định của Bộ Luật Tố Tụng dân sự trong quátrình giải quyết vụ án về thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án phúc thẩm kể từ ngàythụ lý Tại phiên tòa phúc thẩm, Hội đồng Xét xử đã thực hiện đúng các quyđịnh của Bộ Luật Tố Tụng dân sự về phiên tòa phúc thẩm, khách quan, rõràng, có căn cứ, công khai tại phiên tòa, không có đương sự nào phản đối hayyêu cầu thay đổi các thành viên Hội đồng xét xử Tuy nhiên, bên cạnh đóViện kiểm sát đã phát hiện ra sai sót của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ
án như sau: Đối với việc kháng cáo của bị đơn: Đối với bản án sơ thẩm số07/2012/KDTM-ST ngày 22/11/2012 của Tòa án nhân dân thành phố Huế,thấy rằng Tòa án sơ thẩm đã có quyết định số 07/2012/QĐST-KDTM ngày17/09/2012, Quyết định đưa vụ án ra xét xử, thời gian mở phiên tòa vào lúc 7giờ 30 ngày 30/09/2012 nhưng tại phiên tòa do Kiểm sát viên, người đại diệntheo ủy quyền của bị đơn, người đại diện theo pháp luật của người có quyềnlợi nghĩa vụ liên quan đã vắng mặt, nên HĐXX sơ thẩm đã phải hoãn phiêntòa và ngày 9/11/2012, tòa án dã tống đạt giấy triệu tập và thông báo mở lạiphiên tòa lần 2 số 885 bằng đường bưu điện cho Công ty Cổ phầnVinaComex Đà Nẵng biết để tham gia tố tụng tại phiên tòa vào ngày22/11/2012 Ngày 14/11/2012 Công ty Cổ phần Vinacomex Đà Nẵng đãnhận được cả hai văn bản tố tụng trên của Tòa Án Theo giấy triệu tập thì đạidiện Công ty Cổ phần Vinacomex Đà Nẵng phải có mặt tại phiên tòa vào lúc
13 giờ 30 ngày 22/11/2012 để tham gia tố tụng tại phiên tòa và đại diện Công
ty đã có mặt đúng theo thời gian tòa án yêu cầu, những thực tế phiên tòa đãdiễn ra vào lúc 7 giờ 30 phút cùng ngày và đã kết thúc trước 13 giờ 30 Đây làlỗi thuộc về Tòa án sơ thẩm trong việc ấn định thời gian mở phiên tòa khôngthống nhất, sai sót nghiêm trọng trong các văn bản tố tụng, vi phạm nghiêm
Trang 12trọng về thủ tục tố tụng, nên Công ty Cổ phần Vinacomex Đà Nẵng đã khôngtham gia tại phiên tòa được Việc HĐXX sơ thẩm xét xử vắng mặt bị đơn đãgây ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của họ tại phiên tòa, như quyền tự bảo vệ,quyền đưa ra các chứng cứ để không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyênđơn, quyền thỏa tuận với nguyên đơn về hướng giải quyết vụ án và các quyềnkhác theo luật định Do vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng mà cấp phúcthẩm không thể khắc phục được, nên Viện kiểm sát yêu cầu cấp phúc thẩmcần chấp nhận nội dung kháng cáo của bị đơn, hủy bản án sơ thẩm để giảiquyết lại vụ án theo đúng trình tự tố tụng để đảm bảo quyền lợi chính đángtheo luật định.
Trong Vụ án kinh doanh, thương mại tranh chấp hợp đồng mua bánhàng hoá giữa các bên đương sự: - Nguyên đơn: Công ty TNHHThuận Hoà Bình; - Bị đơn: Doanh nghiệp tư nhân Vĩ Bình (do ông Đỗ HoàngBình- giám đốc làm đại diện theo pháp luật) Tòa án đã xác định sai tư cáchcủa bị đơn
Ngày 31/3/2012, Công ty TNHH Thuận Hoà Bình ký hợp đồng bán choDoanh nghiệp tư nhân Vĩ Bình mặt hàng dây cáp điện với tổng trị giá hợpđồng là 817.248.000 đồng Thực hiện hợp đồng, phía Công ty TNHHThuận Hoà Bình đã giao đủ hàng cho Doanh nghiệp tư nhân Vĩ Bình và đếnngày 2/5/2013 hai bên đối chiếu công nợ, theo đó số tiền Doanh nghiệp tưnhân Vĩ Bình còn nợ lại là 577.248.000 đồng Ngày 19/7/2013, Công tyTNHH Thuận Hoà Bình khởi kiện đối với Doanh nghiệp tư nhân Vĩ Bình yêucầu trả số tiền trên cùng tiền lãi phạt quá hạn theo hợp đồng
Tại bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 03/2008/KDTM-ST ngày
20/6/2008, Toà án nhân dân TP Huế đã quyết định (tóm tắt): Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn; buộc bị đơn là Doanh nghiệp tư nhân Vĩ Bình
Trang 13phải trả cho Công ty TNHH Thuận Hoà Bình số tiền 671.222.974 đồng (gồm
nợ gốc là 577.248.000 đồng, lãi phạt quá hạn là 93.975.974 đồng).
Ngày 20/6/2008, ông Đỗ Hoàng Bình - Chủ Doanh nghiệp tư nhân VĩBình có đơn kháng cáo
Tại bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 953/2014/KDTM-PT ngày
25/8/2008, Toà án nhân dân tỉnh TT Huế đã quyết định: Giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Xét thấy: Theo quy định tại khoản 3 Điều 143 Luật Doanh nghiệp năm
2005 thì “Chủ Doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Toà án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp” Trong vụ án này, Toà án cấp sơ thẩm
và Toà án cấp phúc thẩm xác định Doanh nghiệp tư nhân Vĩ Bình là bị đơnđều là không đúng Phải xác định bị đơn trong vụ án là ông Đỗ Hoàng Bình -Chủ Doanh nghiệp tư nhân Vĩ Bình
Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu hồ sơ Viện kiểm sát đã phát hiệnToà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm còn có sai sót khác về tố tụng:các tài liệu, chứng cứ do các bên đương sự xuất trình đều là những bảnphotocopy, không có công chứng, chứng thực và cũng không được Thẩmphán tiến hành đối chiếu với bản gốc, nhưng Hội đồng xét xử vẫn căn cứ vàocác tài liệu này để giải quyết vụ án là không đúng quy định tại khoản 1 Điều
83 Bộ luật Tố tụng dân sự và hướng dẫn tại tiểu mục 2.1 mục 2 phần II Nghịquyết số 04/2005/NQ-HĐTP ngày 17/9/2005 của Hội đồng Thẩmphán Toà án nhân dân tối cao
Tóm lại, trong hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án tranh chấphợp đồng mua bán hàng hóa đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật, trong thời gian qua Viện kiểm sát đã phối hợp chặt chẽ với Tòa Án để thực