- Phân biệt được bộ phận giao cảm với bộ phận đối giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng về cấu tạo và chức năng.. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm: So sánh cung phản xạ sinh dưỡng và cung
Trang 1Ngày soạn:24/02/2012
Ngày dạy: 27/02/2012
Tiết 50 Bài 48: HỆ THẦN KINH SINH DƯỠNG
I MỤC TIÊU BÀI HỌC
1 Kiến thức
Khi học xong bài này, HS:
- Phân biệt được phản xạ sinh dưỡng và phản xạ vận động
- Phân biệt được bộ phận giao cảm với bộ phận đối giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng về cấu tạo và chức năng
2 Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích tranh
3 Thái độ
- Có ý thức vệ sinh, bảo vệ hệ thần kinh
II CHUẨN BỊ
- Hình 48.1; 48.2; 48.3
III TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1 Tổ chức
2 Kiểm tra bài cũ
- Trình bày cấu tạo ngoài và trong của đại não?
3 Bài mới
Hoạt động 1: Cung phản xạ sinh dưỡng
Mục tiêu: HS nắm được cấu tạo ngoài và chức năng của cung phản xạ vận động và
cung phản xạ sinh dưỡng
- GV yêu cầu HS quan sát H 48.1 và
48.2: Giới thiệu cung phản xạ vận
động và cung phản xạ sinh dưỡng
(đường đi)
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm: So
sánh cung phản xạ sinh dưỡng và cung
phản xạ vận động
- HS vận dụng kiến thức đã học, kết hợp quan sát hình vẽ, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi
- 1 vài đại diện nhận xét
Kết luận:
Trang 2So sánh cung phản xạ sinh dưỡng và cung phản xạ vận động Đặc điểm Cung phản xạ vận động Cung phản xạ sinh dưỡng
Cấu tạo
- Trung ương
- Hạch thần kinh
- Đường hướng
tâm
- Đường li tâm
- Chất xám ở đại não và tuỷ sống
- Không có
- 1 nơron: từ cơ quan thụ cảm tới trung ương
- 1 nơron: từ trung ương tới cơ quan phản ứng
- Chất xám ở trụ não và sừng bên tuỷ sống
- Có
- 1 nơron: từ cơ quan thụ cảm tới trung ương
- 2 nơron: từ trung ương tới cơ quan phản ứng: Sợi trước hạch
và sợi sau hạch, chuyển giao xináp ở hạch thần kinh
Chức năng - Điều khiển hoạt động
cơ vân (có ý thức)
- Điều khiển hoạt động nội quan (không có ý thức)
Hoạt động 2: Cấu tạo của hệ thần kinh sinh dưỡng
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin
SGKvà trả lời câu hỏi:
- Hệ thần kinh sinh dưỡng có cấu tạo
như thế nào?
- Trình bày sự khác nhau giữa 2 phân
hệ giao cảm và đối giao cảm? (treo H
48.3 để HS minh hoạ)
- Cá nhân HS tự thu nhận thông tin, trao đổi nhóm, thống nhất câu trả lời
- Đại diện nhóm trình bày
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
Kết luận:
- Phân hệ thần kinh sinh dưỡng gồm:
+ Trung ương; não, tuỷ sống
+ Ngoại biên: dây thần kinh và hạch thần kinh
- Hệ thần kinh sinh dưỡng được chia thành:
+ Phân hệ thần kinh giao cảm
+ Phân hệ thần kinh đối giao cảm
- So sánh cấu tạo của phân hệ thần kinh giao cảm và phân hệ thần kinh đối giao cảm (bảng 48.2 SGK)
Hoạt động 3: Chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng
Trang 3- GV yêu cầu HS nghiên cứu kĩ thông
tin bảng 48.2 SGKvà trả lời câu hỏi:
- Em có nhận xét gì về chức năng của
2 phân hệ giao cảm và đối giao cảm?
Điều đó có ý nghĩa gì đối với đời
sống?
- Cá nhân HS tự thu nhận và xử lí thông tin, trao đổi nhóm, thống nhất câu trả lời:
- Đại diện nhóm trình bày
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
Kết luận:
- Phân hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm có tác dụng đối lập nhau trong điều hoà hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng
- Nhờ tác dụng đối lập đó mà hệ thần kinh sinh dưỡng điều hoà được hoạt động của các cơ quan nội tạng
4 Củng cố
- Trình bày sự giống và khác nhau về cấu trúc và chức năng của phân hệ giao cảm và đối giao cảm?
5 Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2 SGK
- Đọc phần “Em có biết”
Ngày soạn:28/02/2012
Trang 4Ngày dạy:02/03/2012
Tiết 51 Bài 49: CƠ QUAN PHÂN TÍCH THỊ GIÁC
I MỤC TIÊU BÀI HỌC
1 Kiến thức
Khi học xong bài này, HS:
- Nắm được thành phần của một cơ quan phân tích Nêu được ý nghĩa của các cơ quan phân tích đối với cơ thể
- Nắm được các thành phần chính của cơ quan phân tích thị giác, nêu rõ được cấu tạo của màng lưới trong cầu mắt
- Giải thích được cơ chế điều tiết của mắt để nhìn rõ vật
2 Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Hình 49.1; 49.2; 49.3
III TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1 Tổ chức
2 Kiểm tra bài cũ
- Trình bày sự khác nhau giữa cung phản xạ sinh dưỡng và cung phản xạ vận động?
3 Bài mới
Hoạt động 1: Cơ quan phân tích Mục tiêu: HS nắm được thành phần cấu tạo của 1 cơ quan phân tích và nêu được ý
nghĩa của cơ quan phân tích
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin
SGK và trả lời câu hỏi:
- Mỗi cơ quan phân tích gồm những
thành phần nào?
- Vai trò của cơ quan phân tích đối với
cơ thể?
- HS tự thu nhận thông tin và trả lời:
- 1 HS trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung
+ Cơ quan phân tích gồm 3 thành phần + Vai trò giúp cơ thể nhận biết tác động của môi trường xung quanh
Kết luận:
- Cơ quan phân tích gồm:
+ Cơ quan thụ cảm
+ Dây thần kinh (dẫn truyền hướng tâm)
+ Bộ phận phân tích ở trung ương (nằm ở vỏ não)
Trang 5- Cơ quan phân tích giúp cơ thể nhận biết tác động của môi trường xung quanh.
Hoạt động 2: Cơ quan phân tích thị giác Mục tiêu: HS nắm được:
- Thành phần cấu tạo của cơ quan phân tích thị giác
- Cấu tạo cầu mắt và màng lưới
- Quá trình thu nhận ảnh ở cơ quan phân tích thị giác
- Cơ quan phân tích thị giác gồm
những thành phần nào?
- GV hướng dẫn HS nghiên cứu cấu
tạo cầu mắt H 49.1; 49.2 lần lượt từ
ngoài vào trong, đọc thông tin SGK trả
lời câu hỏi:
- Nêu vị trí của cầu mắt?
- Hoàn chỉnh thông tin về cấu tạo cầu
mắt SGK
- GV nhận xét kết quả khẳng định đáp
án
- Cho 1 HS trình bày lại cấu tạo cầu
mắt và rút ra kết luận
- Yêu cầu HS đọc thông tin mục 2
SGK, quan sát H 49.3 và trả lời câu
hỏi:
- Nêu cấu tạo của màng lưới?
- Sự khác nhau giữa tế bào nón và tế
bào que trong mối quan hệ với tế bào
thần kinh thị giác ?
- Tại sao ảnh của vật hiện trên điểm
vàng lại nhìn rõ nhất?
- Tại sao trời tối ta không nhìn rõ màu
sắc của vật?
- GV hướng dẫn HS quan sát thí
nghiệm về quá trình tạo ảnh qua thấu
kính hội tụ và trả lời câu hỏi:
- Trình bày quá trình tạo ảnh ở màng
lưới?
- HS dựa vào kiến thức mục I để trả lời
- HS quan sát kĩ hình từ ngoài vào trong ghi nhớ chú thích, nghiên cứu thông tin để trả lời câu hỏi, làm bài tập
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
Đáp án:
1- Cơ vận động mắt 2- Màng cứng 3- Màng mạch 4- Màng lưới 5- Tế bào thụ cảm thị giác
- HS dựa vào thông tin, kết hợp với hình vẽ để trả lời, lớp nhận xét, bổ sung
+ ở điểm vàng, mỗi chi tiết của ảnh được 1 tế bào nón tiếp nhận và truyền
về não qua 1 tế bào thần kinh thị giác,
ở các vung khác tế bào nón và nhiều tế bào que liên hệ với 1 vài tế bào thần kinh thị giác
- HS theo dõi thí nghiệm, ghi nhớ kiến thức
- 1 vài HS phát biểu, các HS khác nhận
Trang 6- Vai trò của thể thuỷ tinh trong cầu
mắt?
xét, bổ sung để hoàn thiện kiến thức
Kết luận:
- Cơ quan phân tích thị giác gồm:
+ Cơ quan thụ cảm thị giác (trong màng lưới của cầu mắt)
+ Dây thần kinh thị giác (dây số II)
+ Vùng thị giác (ở thuỳ chẩm)
1 Cấu tạo của cầu mắt
- Thông tin hoàn chỉnh trong bài tập SGK
2 Cấu tạo của màng lưới
- Màng lưới gồm:
+ Các tế bào nón: tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc
+ Tế bào que: tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu
+ Điểm vàng (trên trục mắt) là nơi tập trung các tế bào nón, mỗi tế bào nón liên
hệ với tế bào thần kinh thị giác qua 1 tế bào 2 cực giúp ta tiếp nhận hình ảnh của vật
rõ nhất
3 Sự tạo ảnh ở màng lưới
- ánh sáng phản chiếu từ vật qua môi trường trong suốt tới màng lưới tạo nên 1 ảnh thu nhỏ, lộn ngược sẽ kích thích tế bào thụ cảm thị giác, xuất hiện luồng xung thần kinh qua dây thần kinh thị giác tới vùng thị giác ở thuỳ chẩm cho ta nhận biết hình ảnh của vật
- Thể thuỷ tinh (như 1 thấu kính hội tụ) có khả năng điều tiết để điều chỉnh ảnh rơi trên màng lưới giúp ta nhìn rõ vật
- Lỗ đồng tử (giữa lòng đen) có tác dụng điều tiết ánh sáng
4.Củng cố
- GV hệ thống lại bài
- HS trả lời câu hỏi 1,2
5 Hướng dẫn về nhà
- Học bài và trả lời các câu hỏi SGK
- Làm bài tập 3 vào vở
- Đọc mục “Em có biêt”
- Tìm hiểu các tật, bệnh về mắt