Việt Nam là một nước đang phát triển, trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cùng với việc đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ, thì nông nghiệp vẫn được xác định là ngành có vị trí, vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Những năm qua, nông nghiệp đang có những bước phát triển mạnh mẽ và đạt được những thành tựu về năng suất, sản lượng và tỷ trọng nông phẩm hàng hóa ngày càng tăng. Sản xuất nông nghiệp không chỉ đáp ứng được nhu cầu trong nước mà còn hướng mạnh đến xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, nông nghiệp Việt Nam bên cạnh đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa về năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của nông sản; hiện nay, nông nghiệp nước ta đang đứng trước những thách thức không nhỏ, đó là: vấn đề ô nhiễm môi trường, đất đai bạc màu, suy giảm đa dạng sinh học, ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật, bùng phát sâu bệnh do phá hủy hệ sinh thái xuất phát từ việc sử dụng quá nhiều hóa chất...
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Hợp tác xã Khoa học công nghệ Chữ viết tắt CNH, HĐH HTX KH - CN Kinh tế - xã hội Nhà xuất bản Nông nghiệp, nông thôn Nông nghiệp sạch Quy trình sản xuất tốt KT - XH Nxb NN,NT NNS GAP Rau an toàn Ủy ban nhân dân RAT UBND Vệ sinh an toàn thực phẩm VSATTP MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP SẠCH Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI 1.1 Những vấn đề chung về nông nghiệp sạch 1.2 Quan niệm, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến 3 11 11 phát triển nông nghiệp sạch ở Thành phố Hà Nội THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 19 SẠCH Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1 Thành tựu, hạn chế trong phát triển nông nghiệp sạch 33 ở Thành phố Hà Nội 2.2 Nguyên nhân của thành tựu, hạn chế và những vấn đề 33 Chương 2: đặt ra từ thực trạng phát triển nông nghiệp sạch ở Chương 3: Thành phố Hà Nội QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN 45 NÔNG NGHIỆP SẠCH Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI THỜI GIAN TỚI 3.1 Quan điểm phát triển nông nghiệp sạch ở Thành 57 phố Hà Nội 3.2 Giải pháp phát triển nông nghiệp sạch ở Thành phố Hà 57 Nội thời gian tới KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 63 88 90 96 MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Việt Nam là một nước đang phát triển, trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Cùng với việc đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ, thì nông nghiệp vẫn được xác định là ngành có vị trí, vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Những năm qua, nông nghiệp đang có những bước phát triển mạnh mẽ và đạt được những thành tựu về năng suất, sản lượng và tỷ trọng nông phẩm hàng hóa ngày càng tăng Sản xuất nông nghiệp không chỉ đáp ứng được nhu cầu trong nước mà còn hướng mạnh đến xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế cao Tuy nhiên, nông nghiệp Việt Nam bên cạnh đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa về năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của nông sản; hiện nay, nông nghiệp nước ta đang đứng trước những thách thức không nhỏ, đó là: vấn đề ô nhiễm môi trường, đất đai bạc màu, suy giảm đa dạng sinh học, ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật, bùng phát sâu bệnh do phá hủy hệ sinh thái xuất phát từ việc sử dụng quá nhiều hóa chất Khắc phục tình trạng này, nông nghiệp nước ta đang đẩy mạnh tái cơ cấu; đề cao và từng bước chuyển sang sản xuất nông nghiệp sạch (NNS), nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái Thành phố Hà Nội là địa phương nằm ở trung tâm khu vực Đồng bằng Sông Hồng có một nền nông nghiệp phát triển lâu đời, người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp; nhiều điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, đất đai, thủy văn cho phép Thành phố Hà Nội phát triển nông nghiệp một cách đa dạng với nhiều mô hình và nhiều loại cây trồng vật nuôi khác nhau Bên cạnh đó, với vai trò là Thủ đô của cả nước có nhiều điều kiện thuận lợi về kinh tế - xã hội cho phép Thành phố Hà Nội khai thác một cách tối ưu để phát triển nông nghiệp với quy mô lớn, hiện đại Nhận thức được điều này, Thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều phương thức để phát triển các loại cây trồng, vật nuôi một cách hiệu quả nhất Các mô hình NNS được triển khai trên địa bàn nhiều huyện của Thành phố Hà Nội và đã đạt được một số kết quả tích cực nhất định tạo ra được nhiều sản phẩm phong 3 phú, đa dạng, chất lượng, bảo đảm VSATTP được người tiêu dùng quan tâm, không chỉ đáp ứng nhu cầu của Hà Nội và các địa phương khác, mà còn có các sản phẩm đóng góp chung vào xuất khẩu nông sản của cả nước Tuy nhiên, đến nay phát triển NNS ở Thành phố Hà Nội còn nhiều hạn chế, bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân Dưới tác động của gia tăng dân số, tiến trình đô thị hóa, diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm Sự gia tăng nhanh mức độ ô nhiễm môi trường do việc sử dụng vẫn còn nhiều các loại hóa chất như: phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật, chất kháng sinh… Tổ chức quản lý nhiều khâu chưa phù hợp; công tác kiểm tra, giám sát còn nhiều yếu kém; làm ảnh hưởng đến giá trị sản xuất nông nghiệp, môi trường và sức khỏe người dân Trước tình hình này, đặc biệt nhu cầu về thực phẩm sạch, an toàn ngày càng cao; việc phát triển NNS sẽ là hướng đi đúng đắn để nông nghiệp Thành phố Hà Nội phát triển trong thời gian tới Phát triển NNS ở Thành phố Hà Nội đang đặt ra nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn cần được quan tâm giải quyết Vì vậy, tôi chọn đề tài “Phát triển nông nghiệp sạch ở Thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn cao học chuyên ngành kinh tế chính trị 2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài * Trên bình diện quốc gia có các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển NNS Hoàng Thị Ngọc Loan (2005), Thị trường tiêu thụ hàng nông sản của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập AFTA, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Tác giả đã khái quát lý luận chung về thị trường, đặc điểm và các yếu tố tác động lên thị trường nông sản, làm rõ thời cơ và thách thức đối với thị trường tiêu thụ hàng nông sản của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực; phân tích thực trạng , tác giả đề cập đến chất lượng nông sản, nhất là nông sản sạch là yếu tố quan trọng quyết định đến việc tiêu thụ nông sản của Việt Nam từ khi gia nhập AFTA từ đó đề ra một số quan điểm và giải pháp phát triển thị trường tiêu 4 thụ nông sản của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập AFTA dưới góc độ kinh tế học chính trị Do phạm vi nghiên cứu nên tác giả chưa bàn đến nhiều các sản phẩm tiêu thụ liên quan tới NNS Bùi Chí Bửu, Công nghệ sinh học và vấn đề phát triển nông nghiệp của Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, số 791,9/2008 Tác giả cho thấy công nghệ sinh học là một tập hợp các ngành khoa học và công nghệ nhằm tạo ra các quy trình công nghệ khai thác ở quy mô công nghiệp, để sản xuất các sản phẩm có giá trị phục vụ đời sống, phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường Sự cần thiết và chiến lược áp dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp mở ra con đường phát triển NNS ở Việt Nam Vũ Văn Nâm (2009), Phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân Luận văn phân tích những chuyển biến trong phát triển nông nghiệp theo xu hướng bền vững, đó là đảm bảo giữ vững nhịp độ tăng trưởng ổn định và có hiệu quả trong thời gian dài, giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh trong khu vực nông nghiệp nông thôn, từng bước xây dựng một nền nông nghiệp theo hướng phát triển sạch, môi trường tự nhiên được bảo vệ, hình thành các vùng nông nghiệp sinh thái Đưa ra những định hướng và giải pháp làm cơ sở cho phát triển NNS của Việt Nam sau này Vũ Thị Minh (2013), “Phát triển nông nghiệp sạch và bền vững trên thế giới và ở Việt Nam: Thực trạng và một số giải pháp”, Tạp chí Kinh tế &Phát triển, số 196, 10/ 2013 Phát triển nông nghiệp theo hướng sạch và bền vững là một trong những mục tiêu phấn đấu của ngành nông nghiệp Việt Nam Nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp theo tiêu chuẩn GAP là các phương thức phát triển nông nghiệp sạch, đang được khuyến khích trên thế giới nhằm đảm bảo cung cấp nông sản thực phẩm có chất lượng cao, an toàn cho người tiêu dùng và không gây tổn hại đến môi trường Tuy nhiên, bài báo viết về NNS trên các mặt, các nội dung chưa thực sự thỏa đáng 5 Huy Tuấn (2014), “Phát triển nông nghiệp sạch - Hướng đi mới trong xây dựng nông thôn mới”, Tạp chí Cộng sản, số 94, 10/2014 Tác giả khái quát tình hình phát triển nông nghiệp nay, tính cấp thiết phải sản xuất NNS nhằm chuyển biến nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, hội nhập, góp phần xây dựng nông thôn mới Trong bài viết tác giả đưa ra các giải pháp phát triển NNS, đặc biệt chú trọng việc đẩy mạnh ứng dụng KH - CN vào phát triển NNS, chuyển biến nền nông nghiệp sang hướng hiện đại Trần Xuân Hòa (2016), “Vấn đề phát triển nông nghiệp công nghệ cao vùng Đồng bằng Sông Hồng”, Tạp chí Tài chính kỳ II, số 15 tháng 7/2016 Bài viết khẳng định: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao là chìa khoá giúp Đồng bằng sông Hồng tiếp tục thực hiện thành công chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, khẳng định vai trò là động lực, cho sự phát triển chung của cả nước Tác giả chỉ ra thực trạng và đề xuất kiến nghị để phát triển nông nghiệp công nghệ cao là một trong các giải pháp phát triển NNS ở Đồng bằng Sông Hồng Ngô Hoàng Linh (2016), “Ứng dụng công nghệ sinh học vì một nền nông nghiệp sạch, an toàn”, Tạp chí khoa học - công nghệ, Nghệ An, số 5/2016 Tác giả bàn nhiều đến thực trạng nền nông nghiệp cả nước nói chung và nông nghiệp Nghệ An nói riêng; việc sử dụng tràn lan các hóa chất thiếu an toàn trong quá trình sản xuất nông nghiệp, NNS Tác giả chỉ ra vai trò của công nghệ sinh học, coi đó là động lực quan trọng để sản xuất NNS, an toàn Trên cơ sở đó, đưa ra các giải pháp nghiên cứu, ứng dụng và sử dụng công nghệ sinh học trong quá trình phát triển nông nghiệp, xây dựng một nền NNS, an toàn Việc tổng quan như trên cho thấy, các công trình trên đã đề cập một số vấn đề lý luận, giải pháp làm cơ sở để phát triển NNS ở nước ta; nhưng chưa đề cập một cách toàn diên, hệ thống Là một vấn đề mới, hiện chưa có nhiều công trình đi sâu nghiên cứu, phân tích những đặc điểm trực tiếp tác động đến quá trình phát triển NNS trên phạm vi cả nước, cũng như ở các địa phương 6 * Các công trình nghiên cứu có liên quan đến phát triển NNS ở các địa phương và Thành phố Hà Nội Đào Duy Tâm (2010), Nghiên cứu giải pháp phát triển bền vững rau an toàn ở Hà Nội, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Nông nghiệp Hà Nội Luận án đã đánh giá thực trạng phát triển bền vững RAT trên địa bàn Hà Nội, phân tích những yếu tố tác động chính và nguyên nhân ảnh hưởng đến phát triển bền vững RAT ở Hà Nội Từ đó đề xuất, định hướng và một số giải pháp chủ yếu có tính khả thi nhằm phát triển bền vững RAT trên địa bàn Thành phố Hà Nội Tác giả Hà Anh Đức (2011), Nghiên cứu giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững ở các xã nghèo của huyện Sóc Sơn, Hà Nội Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học nông nghiệp 1 Hà Nội Đề tài đã hệ thống hóa những cơ sở lý luận và thực tiễn đưa ra khái niệm về nông nghiệp, nông nghiệp và phát triển nông nghiệp bền vững, nội dung của phát triển nông nghiệp bền vững, điều kiện và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp bền vững Đề tài nghiên cứu thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững của các xã nghèo của huyện Sóc Sơn Tuy nhiên, đề tài chưa đề cập nhiều tới các vấn đề về phát triển NNS trên địa bàn Đinh Đức Hiệp (2013), Nghiên cứu việc áp dụng VietGAP trong sản xuất rau của Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Đại học Nông nghiệp I Hà Nội Luận văn đưa ra các quan niệm khác nhau trong sử dụng các phương pháp tiến bộ trong sản xuất NNS nói chung và sản xuất rau ở Hà Nội nói riêng Tác giả đề cập đến vai trò quy trình sản xuất tốt (VietGAP) trong sản xuất nông nghiệp, sản xuất rau của Hà Nội Khẳng định các quy trình, tiêu chí của VietGAP là cơ sở cho sản xuất rau sạch, an toàn; đồng thời, các gải pháp áp dụng VietGAP trong sản xuất rau góp phần phát triển nền NNS ở Hà Nội Trần Ngọc Mạnh (2013), Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng Luận văn đưa ra những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp, nông nghiệp bền 7 vững Làm rõ tính tất yếu, các nội dung phát triển nông nghiệp bền vững, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của nó, từ đó đưa ra các quan điểm, giải pháp cần hướng tới sản xuất sản phẩm sạch, an toàn gắn với bảo vệ môi trường ở Hà Nội Nguyễn Thị Hoài (2015), Phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Nam Định hiện nay, Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng Tác giả nêu lên những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp Đề cập thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Nam Định, từ đó đưa ra các quan điểm và giải pháp cơ bản để phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Nam Định Tác giả đặc biệt chú ý đến vấn đề phát triển nông nghiệp phải gắn với bảo vệ tài nguyên môi trường, hướng tới phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất sạch, an toàn Trần Văn Sáng (2015), Phát triển nông nghiệp sạch ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng Luận văn đã đề cập và phân tích làm rõ cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp sạch dưới góc độ kinh tế học chính trị Trên cơ sở đó, đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp sạch ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang thời gian qua Bước đầu đề xuất quan điểm có tính định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển NNS, trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang Các công trình trên đã tổng quan nghiên cứu trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến phát triển NNS ở các địa phương và Thành phố Hà Nội dưới những góc độ khác nhau, đưa ra những số liệu, nhận định, đánh giá, phân tích và đề xuất tương đối sâu sắc Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề đặt ra đối với mỗi địa phương về phát triển NNS chưa được làm sáng tỏ Đặc biệt là những tác động đa chiều đến KT - XH của các địa phương, vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế, nhiều vấn đề mới đặt ra đòi hỏi các địa phương phải nhận thức đầy đủ và sâu sắc về phát triển nông nghiệp Đảm bảo phát triển nông nghiệp vừa tăng trưởng, vừa bảo vệ môi trường sinh thái cho các địa phương 8 Tóm lại, các đề tài trên đã nghiên cứu làm rõ lý luận và thực tiễn về phát triển nền nông nghiệp bền vững, nông nghiệp công nghệ cao trên phạm vi cả nước hay trên địa bàn địa bàn một số địa phương và Thành phố Hà Nội Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, chưa có tác giả nào nghiên cứu về phát triển NNS trên địa bàn Thành phố Hà Nội một cách toàn diện, hệ thống, từ cơ sở lý luận, thực trạng, những vấn đề đang đặt ra; trên cơ sở đó, đề ra những chủ trương, biện pháp phát huy những thế mạnh của Thành phố, tạo bước đột phá không chỉ đối với NNS, mà còn thúc đẩy ngành nông nghiệp của Thành phố phát triển Chính vì vậy, việc lựa chọn vấn đề nghiên cứu của tác giả là cần thiết ở Thành phố Hà Nội hiện nay 3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu Luận giải một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển NNS trên địa bàn Thành phố Hà Nội; trên cơ sở đó, đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển NNS ở Thành phố trong những năm tiếp theo * Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích cơ sở lý luận về phát triển NNS nói chung và phát triển NNS ở Hà Nội nói riêng - Phân tích, đánh giá thành tựu và hạn chế phát triển NNS ở Thành phố Hà Nội thời gian qua, chỉ ra nguyên nhân của thành tựu, hạn chế và những vẫn đề đặt ra cần giải quyết - Đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển NNS ở Thành phố Hà Nội trong thời gian tới 4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài * Đối tượng nghiên cứu Phát triển nông nghiệp sạch * Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Nghiên cứu NNS dưới góc độ của chuyên ngành kinh tế chính trị, trong nội dung luận văn chỉ tập trung nghiên cứu 2 lĩnh vực cơ bản là chăn nuôi và trồng trọt Hướng tiếp cận của luận văn trong nghiên cứu 2 lĩnh vực này là sự phát triển về số lượng, quy mô; về chất lượng và về cơ cấu 9 Về không gian: Địa bàn Thành phố Hà Nội Về thời gian: Thời gian khảo sát từ 2010 đến nay 5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, các chỉ thị, nghị quyết, hướng dẫn của cấp ủy đảng và chính quyền Thành phố Hà Nội để làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển NNS, từ đó xây dựng phương hướng và giải pháp phù hợp đẩy mạnh phát triển NNS ở Thành phố Hà Nội * Cơ sở thực tiễn Qua quá trình làm luận văn, người học điều tra, nghiên cứu, lấy số liệu tại địa phương làm tư liệu cho luận văn Chủ động làm việc với UBND các cấp, Sở nông nghiệp Thành phố lấy tư liệu cho luận văn * Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, bao gồm: phương pháp nghiên cứu đặc thù của Kinh tế chính trị Mác - Lênin (phương pháp trừu tượng hóa khoa học), cùng các phương pháp phân tích, tổng hợp thống kê, so sánh, hệ thống hoá, khái quát hoá và phương pháp chuyên gia 6 Ý nghĩa của đề tài - Luận văn là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý hoạch định chủ trương, chính sách phát triển NNS trên địa bàn Thành phố Hà Nội và có thể vận dụng đối với các địa phương khác - Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy môn Kinh tế chính trị liên quan đến vấn đề phát triển NNS 7 Kết cấu đề tài Luận văn gồm: Phần mở đầu; phần nội dung: 3 chương (6 tiết); phần kết luận; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục 10 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội (2015), Văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội Khoá XVI, nhiệm kỳ 2015-2020 2 Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương và Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2002), con đường CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội 3 Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2000), Chiến lược phát triển nông nghiệp - nông thôn trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kỳ 2001 - 2010, Hà Nội 4 Bộ Nông nghiệp và PTNT (2004), Báo cáo Hội nghị sơ kết 04 năm thực hiện chương trình phát triển rau và hoa cây cảnh thời kỳ 1999- 2010, Hà Nội 5 Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2005), Khả năng cạnh tranh nông sản Việt Nam trong hội nhập AFTA, Quỹ nghiên cứu IAE-MISPA 6 Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2006), Thương hiệu và nhãn hiệu hàng nông sản Việt Nam, Hà Nội 7 Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2008), Đề án nông nghiệp, nông dân và nông thôn, Nxb CTQG, Hà Nội 8 Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2007), Báo cáo thương niên ngành nông nghiệp Việt Nam 2007, triển vọng 2008, Hà Nội 9 Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2007), Phát triển nông nghiệp và nông thôn trong giai đoạn CNH, HĐH, Hà Nội 10 Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2013), Để ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển như kỳ vọng, Hà Nội 11 Lê Thị Chiên (2011), “Quan điểm của Đại hội XI về phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức”, Tạp chí Phát triển nhân lực, số 4 12 Phạm Thành Công (2013), “Định hướng phát triển thương hiệu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 11, tr.29 - 36 91 13 Cục thống kê Thành phố Hà Nội (2015), Niên giám thống kê Thành phố Hà Nội năm 2014, Nxb Thống kê, Hà Nội 14 Cục thống kê Thành phố Hà Nội (2016), Niên giám thống kê Thành phố Hà Nội năm 2015, Nxb Thống kê, Hà Nội 15 Phan Xuân Dũng (2004), Chuyển giao công nghệ ở Việt Nam, Thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 16 Phạm Công Đoàn (2009), “Để nông dân Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị nông sản toàn cầu”, Tạp chí Cộng sản, chuyên đề cơ sở, số 36 17 Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 18 Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 19 Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Nghị quyết Trung ương 5 (khoá IX) “Về đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 20 Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 21 Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Nghị quyết số 26 - NQ/TƯ về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 22 Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 23 Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 24 Võ Thị Gương, Nguyễn Văn Nhật, Nguyễn Thị Kim Phượng (2013), “Vai trò của phân hữu cơ vi sinh trong phát triển nông nghiệp sạch”, đề tài khoa học, Đại học Cần Thơ 25 Vũ Công Hậu (1996), Trồng cây ăn quả ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 92 26 Đinh Đức Hiệp (2013), “Nghiên cứu việc áp dụng VietGAP trong sản xuất rau của Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ, Đại học Nông nghiệp I Hà Nội 27 Bùi Huy Hiền (2006), Kết quả nghiên cứu dinh dưỡng cây trồng và kế hoạch sử dụng có hiệu quả phân bón giai đoạn 2006 - 2010 của Hà Nội, Hội thảo khoa học, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam 28 Trần Xuân Hòa (2016), “Vấn đề phát triển nông nghiệp công nghệ cao vùng Đồng bằng Sông Hồng” Tạp chí Tài chính kỳ II, số 15 29 Đinh Phi Hổ (2009), “Khuyến nông - Chìa khóa vàng của nông dân trên con đường hội nhập”, Tạp chí Cộng sản, chuyên đề cơ sở, số 15, tr.10 - 13 30 V I Lênin (1976), Toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, Matxcơva 31 V I Lênin (1973), Toàn tập, tập 37, Nxb Tiến bộ, Matxcơva 32 Ngô Hoàng Linh (2016), “Ứng dụng công nghệ sinh học vì một nền nông nghiệp sạch, an toàn”, Tạp chí khoa học - công nghệ, Nghệ An, số 5/2016 33 Hoàng Thị Ngọc Loan (2005), Thị trường tiêu thụ hàng nông sản của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập AFTA, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 34 Nguyễn Đình Long (2001), Nghiên cứu những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy lợi thế nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển thị trường xuất khẩu nông sản trong thời gian tới: cà phê, gạo, cao su, chè, điều, Đề tài khoa học cấp Bộ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hà Nội 35 C.Mác và Ăngghen (1984), Tuyển tập, tập 23, Nxb Sự thật, Hà Nội 36 C.Mác và Ăngghen (1981), Tuyển tập, tập 3, Nxb Sự thật, Hà Nội 37 Ngô Thị Tuyết Mai (2007), Nâng cao sức cạnh tranh một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội 38 Trần Ngọc Mạnh (2013), Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng 93 39 Nguyễn Văn Mấn (1992), Kỹ thuật xây dựng NNS ở Trung du và miền núi, Hợp tác Lâm nghiệp Việt Nam - Thụy Điển, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 40 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 10, Nxb CTQG, Hà Nội, 1996, tr.298 41 Vũ Thị Minh (2013), “Phát triển nông nghiệp sạch và bền vững trên thế giới và ở Việt Nam: Thực trạng và một số giải pháp”, Tạp chí Kinh tế &Phát triển, số 196 42 Vũ Văn Nâm (2009), Phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân 43 Ngân hàng Thế giới (2007), Báo cáo phát triển thế giới năm 2008 “Tăng cường cho Phát triển Nông nghiệp, Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin, Hà Nội 44 Chu Tiến Quang (2011), “Nông nghiệp Việt Nam sau 4 năm thực hiện cam kết WTO”, Tạp chí Cộng sản, số 824, tr.62 - 66 45 Vũ Đức Quang, Lưu Thị Ngọc Huyền, Trần Duy Quý (2005), “Cây trồng biến đổi gen và vấn đề an toàn sinh học trên địa bàn Việt Nam”, Tạp chí Viện Di truyền Nông nghiệp, Hà Nội 46 Lương Xuân Quỳ (2006), Chính sách và giải pháp nâng cao giá trị gia tăng hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam hiện nay, Đề tài khoa học cấp Bộ, Bộ Thương mại 47 Phùng Rân (2008), Chất lượng nguồn nhân lực, bài toán cần có lời giải đồng bộ, Trường cao đẳng Viễn thông, Thành phố Hồ Chí Minh 48 Trần Văn Sáng (2015), Phát triển nông nghiệp sạch ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng 49 Sở Công thương Thành phố Hà Nội (2015), Đánh giá kết quả phát triển nông nghiệp Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011- 2015; đề xuất mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp giai đoạn 2016-2020”, Hà Nội 50 Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Hà Nội (2014), Nông nghiệp nông thôn Hà Nội sau 5 năm đổi mới và phát triển (2008 - 2013), Nxb Dân trí, Hà Nội 94 51 Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Hà Nội (2016), Đánh giá tình hình phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011 - 2015, phương hướng 2016 - 2020, Hà Nội 52 Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Hà Nội (2012), Quyết định số 474/ QĐ-UBND ngày 28 tháng 01 năm 2010 về phê duyệt định hướng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020, Hà Nội 53 Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Hà Nội (2009), Quyết định số 1127/ QĐ-UBND ngày 13 tháng 03 năm 2012 về phê duyệt Đề án phát triển một số loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, giai đoạn 2012 - 2106, Hà Nội 54 Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Hà Nội (2013), Quyết định số 6098/ QĐ-UBND ngày 09 tháng 10 năm 2013 về phê duyệt Đề án phát triển sản xuất và tiêu thụ chè an toàn đến năm 2016, định hướng năm 2020, Hà Nội 55 Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Hà Nội (2012), Quyết định số 6098/ QĐ-UBND ngày 09 tháng 10 năm 2013 về phê duyệt Đề án phát triển sản xuất hoa, cây cảnh giai đoạn 2012 - 2016, Hà Nội 56 Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Hà Nội (2015), Báo cáo Số 56/ 2015 /BC-SNN, Tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm và chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015 57 Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Hà Nội (2016), Báo cáo số 1185/BC-SNN về kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2016, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu năm 2017, Hà Nội 58 Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hà Nội (2016), Báo cáo tình hình sử dụng đất năm 2015, Hà Nội 59 Trần Duy Quý (2006), Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp trong 20 năm đổi mới, Hội thảo khoa học, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam 95 60 Đào Duy Tâm (2010), Nghiên cứu giải pháp phát triển bền vững rau an toàn ở Hà Nội, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Nông nghiệp Hà Nội 61 Tổng cục Thống kê (2016), Tình hình kinh tế - xã hội năm 2016, Hà Nội 62 Huy Tuấn (2014), “Phát triển nông nghiệp sạch - Hướng đi mới trong xây dựng nông thôn mới”, Tạp chí Cộng sản, số 94, 10/2014 63 Trần Đình Tuấn (2002), Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cây ăn quả cam quýt huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường ĐHNN I, Hà Nội 64 UBND Thành phố Hà Nội (2012), Quy hoạch phát triển nông nghiệp Hà Nội đến năm 2020, định hướng 2030, Quyết định số 17/2012/QĐUBND ngày 09 - 7 - 2012 của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội 65 UBND Thành phố Hà Nội (2012), Phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020, Quyết định số 3724/QĐUBND ngày 17 - 8 - 2012 của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội 66 UBND Thành phố Hà Nội (2015), Báo cáo tổng kết thực hiện đề án phát triển Giáo dục Thành phố Hà Nội, giai đoạn 2010-2015 67 Lý Kinh Văn (1998), Kinh tế nông nghiệp Israel vào thế kỷ XX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 68 Nguyễn Thị Vân (2008), Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào phát triển nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp, Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 69 Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam (2012), Hướng nghiên cứu phát triển rau quả ở Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo 70 Võ Tòng Xuân (2010), “Nông dân và nông nghiệp Việt Nam nhìn từ sản xuất - thị trường”, Tạp chí Cộng sản, số 812 71 http://www.gso.gov.vn 96 PHỤ LỤC Phụ lục 01: Tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp an toàn của Hiệp hội hữu cơ thế giới IFOAM 1 Cấm sử dụng các loại phân bón hóa học 2 Cấm sử dụng chất hóa học bảo vệ thực vật 3 Cấm sử dụng các loại hoóc môn tổng hợp (thuốc kích thích) 4 Cấm sử dụng thiết bị bình phun sử dụng trong ruộng truyền thống cho ruộng hữu cơ 5 Các dụng cụ nông nghiệp sử dụng trong canh tác truyền thống phải được làm sạch trước khi đem sử dụng cho ruộng hữu cơ 6 Người nông dân phải ghi chép tất cả vật tư đầu vào của trang trại 7 Cấm sản xuất song song: cây trồng ở ruộng hữu cơ phải khác cây trồng ở ruộng truyền thống 8 Nếu ruộng bên cạnh sử dụng các chất bị cấm thì ruộng hữu cơ phải có vùng đệm để ngăn cản sự ô nhiễm hóa học Cây trồng hữu cơ phải cách vùng đệm ít nhất là 1 mét 9 Nếu có sự ô nhiễm xảy ra qua đường không khí, thì cần phải có một loại cây trồng để tránh sự xâm nhiễm qua đường phun Cây trồng ở vùng đệm bắt buộc phải khác với cây trồng hữu cơ Nếu ô nhiễm xảy ra theo đường nước thì phải có bờ đất hoặc mương rãnh để ngăn sự ô nhiễm chảy qua 10 Cấm phá rừng nguyên sinh để canh tác hữu cơ 11 Cây trồng ngắn ngày có giai đoạn chuyển đổi tối thiểu là 12 tháng Cây trồng ngắn ngày được gieo hạt sau giai đoạn chuyển đổi có thể được cấp chứng nhận là cây trồng hữu cơ 12 Cây trồng dài ngày có giai đoạn chuyển đổi tối thiểu là 24 tháng Cây trồng dài ngày được thu hoạch sau giai đoạn chuyển đổi có thể được cấp chứng nhận là cây trồng hữu cơ 97 13 Cấm sử dụng tất cả các loại vật tư đầu vào trang trại có chứa sản phẩm biến đổi gen 14 Trong điều kiện cho phép, nên sử dụng hạt giống và nguyên liệu thực vật hữu cơ 15 Cấm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để xử lý hạt giống trước khi gieo trồng 16 Phân bón hữu cơ nên bao gồm nhiều loại khác nhau như phân ủ, phân xanh và các chất khoáng khác có nguồn gốc tự nhiên 17 Cấm đốt thân cây, cành lá, rơm dạ 18 Cấm dùng phân tươi, phân bắc (phân người) 19 Về việc mua phân gia cầm (vịt, gà, chim) chỉ mua phân gia cầm được nuôi ở các trang trại gia cầm chăn thả tự nhiên 20 Cấm sử dụng phân ủ đô thị 21 Người nông dân phải có biện pháp ngăn chặn những nguy cơ soi mòn đất bề mặt, và đất bị mặn 22 Bao và những dụng cụ chứa khi vận chuyển và đựng sản phẩm hữu cơ phải sạch và mới Không được tái sử dụng bao đựng phân tổng hợp 23 Cấm sử dụng các loại thuốc diệt sinh vật hại trong kho chứa sản phẩm 24 Có thể sử dụng thuốc trừ sâu sinh học và thảo dược đã được phê chuẩn (Nguồn: Mạng thông tin nông nghiệp an toàn Việt Nam VietNam Safe Agricultural Information Network) 98 Phụ lục 02: Tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp an toàn của Việt Nam 1) Nguồn nước được sử dụng trong canh tác hữu cơ phải là nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm (theo quy định trong tiêu chuẩn sản xuất rau an toàn của TCVN 5942-1995) 2) Khu vực sản xuất hữu cơ phải được cách ly tốt khỏi các nguồn ô nhiễm như các nhà máy, khu sản xuất công nghiệp, khu vực đang xây dựng, các trục đường giao thông chính 3) Cấm sử dụng tất cả các loại phân bón hóa học trong sản xuất hữu cơ 4) Cấm sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học 5) Cấm sử dụng các chất tổng hợp kích thích sinh trưởng 6) Các thiết bị phun thuốc đã được sử dụng trong canh tác thông thường không được sử dụng trong canh tác hữu cơ 7) Các dụng cụ đã dùng trong canh tác thông thường phải được làm sạch trước khi đưa vào sử dụng trong canh tác hữu cơ 8) Nông dân phải duy trì việc ghi chép vào sổ tất cả vật tư đầu vào dùng trong canh tác hữu cơ 9) Không được phép sản xuất song song: các cây trồng trong ruộng hữu cơ phải khác với các cây trồng trong ruộng thông thường 10) Nếu ruộng gần kề có sử dụng các chất bị cấm trong canh tác hữu cơ thì ruộng hữu cơ phải có một vùng đệm để ngăn cản sự xâm nhiễm của các chất hóa học từ ruộng bên cạnh Cây trồng hữu cơ phải trồng cách vùng đệm ít nhất là một mét (01 m) Nếu sự xâm nhiễm xảy ra qua đường không khí thì cần phải có một loại cây trồng được trồng trong vùng đệm để ngăn chặn bụi phun xâm nhiễm Loại cây trồng trong vùng đệm phải là loại cây khác với loại cây trồng hữu cơ Nếu việc xâm nhiễm qua đường nước thì cần phải có một bờ đất hoặc rãnh thoát nước để tránh xâm nhiễm do nước bẩn tràn qua 11) Các loại cây trồng ngắn ngày được sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ trọn vẹn một vòng đời từ khi làm đất đến khi thu hoạch, sau khi thu hoạch có thể được bán như sản phẩm hữu cơ 99 12) Các loại cây trồng lâu năm được sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ trọn vẹn một vòng đời từ khi kết thúc thu hoạch vụ trước cho đến khi ra hoa và thu hoạch vụ tiếp theo có thể được bán như sản phẩm hữu cơ 13) Cấm sử dụng tất cả các vật tư đầu vào có chứa sản phẩm biến đổi gen GMOs 14) Nên sử dụng hạt giống và các nguyên liệu trồng hữu cơ sẵn có Nếu không có sẵn, có thể sử dụng các nguyên liệu gieo trồng thông thường nhưng cấm không được xử lý bằng thuốc bảo vệ thực vật hóa học trước khi gieo trồng 15) Cấm đốt cành non và rơm rạ, ngoại trừ phương pháp du canh truyền thống 16) Cấm sử dụng phân người 17) Phân động vật đưa vào từ bên ngoài trang trại phải được ủ nóng trước khi dùng trong canh tác hữu cơ 18) Cấm sử dụng phân ủ từ rác thải đô thị 19) Nông dân phải có các biện pháp phòng ngừa xói mòn và tình trạng nhiễm mặn đất 20) Túi và các vật đựng để vận chuyển và cất giữ sản phẩm hữu cơ đều phải mới hoặc được làm sạch Không được sử dụng các túi và vật đựng các chất bị cấm trong canh tác hữu cơ 21) Thuốc bảo vệ thực vật bị cấm trong canh tác hữu cơ không được phép sử dụng trong kho cất giữ sản phẩm hữu cơ (Nguồn: Quy trình sản xuất nông nghiệp tốt – VietGap Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Cục Trồng trọt, 2008) 100 Phụ lục 03: Các chỉ tiêu phát triển nông nghiệp cơ bản của thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 – 2016 Nội dung 1 Tốc độ tăng tổng sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp (theo gíá hiện hành năm trước ) 2 Số xã có công trình cấp nước sạch tập trung 3 Tỷ lệ dân nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh 4 Tỷ lệ dân nông thôn được dùng nước sạch 5 Số xã có quy hoạch NTM 6 Số xã có có đề án NTM được duyệt 7 Số xã đạt tiêu chuẩn NTM 8 Diện tích được dồn điền đổi thửa/tổng diện tích phải dồn điền đổi thửa 9 Số trang trại 10 Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, ngư nghiệp a Giá so sánh 2010 b Giá hiện hành 11 Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, ngư nghiệp theo ngành a Trồng trọt b Chăn nuôi – thủy sản c Dịch vụ Đơn vị tính Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 % 0,4 2,95 3,9 6,6 2,2 xã 52 54 58 45* 47 % 86 92 98 100 100 % 33,2 33,81 34,76 35,26 38,04 xã 382 388 399 386 386 xã 290 290 295 284 287 xã 12 50 121 201 255 ha 35.663,39/ 77.634 1.233 73.600/ 77.634 1291 74.158/ 76.365 1.637 75.865/ 76.365 2137 76.891/ 76.365 2215 29.458 42.158 30.594 43.173 31.680 44.401 32.876 45.884 34.915 46.445 17.693 19.980 1.381 18.048 19.667 1.679 18.485 20215 1.802 19.471 20931 1.780 20.687 21.562 2.075 TT Triệu đồng Tỷ đồng 101 12 Cơ cấu sản xuất ngành nông, lâm, ngư nghiệp a Trồng trọt b Chăn nuôi – thủy sản c Dịch vụ 13 Tổng diện tích cây lương thực có hạt 14 Tổng diện tích lúa 15 Tổng đàn trâu, bò 16 Tổng đàn lợn 17 Tổng đàn gia cầm 18 Sản lượng thịt trâu, bò 19 Sản lượng thịt lợn 20 Sản lượng thịt gia cầm 21 Sản lượng sữa 22 Sản lượng cá 22 sản lượng trứng % 45,4 51,1 3,5 45,5 50,3 4,2 45,6 49,9 4,5 46,2 49,6 4,2 40,28 56,71 3,01 Ha Ha 1.000 con 1.000 con Triệu con Tấn Tấn 225.863 205.347 225.101 204.364 222.991 202.793 221.604 200.531 220.381 196.348 196,4 154,9 164,9 167,3 160,1 166 1533,8 1380,1 1410,5 1809,9 22,4 10.321 301.154 24,5 10.449 298.962 25,4 10.558 296.997 25,4 10.900 307098 8,9 11.226 320.984 Tấn 1.000 lít Tấn Triệu quả 71.131 75.067 80.594 82.369 82.764 18.568 64.000 830 22.808 31.188 34.990 37.840 1.005 1.105 1.157 1.298 * Từ năm 2015 có 15 xã của huyện Từ Liêm lên quận (Nguồn: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Hà Nội, 2016) Phụ lục 04: Các chỉ tiêu phát triển theo hướng nông nghiệp sạch 102 của Hà Nội giai đoạn 2012 – 2016 STT Lĩnh vực Năm 2012 Năm 2013 Năm Năm 2015 Năm 2016 2014 1 Sản xuất và tiêu thụ RAT - Diện tích (ha) 3.320 3.800 4.931 5.000 5.100 2 - Dự án Tổng diện tích sản xuất lúa 27 3.800 30 4.400 31 6.970 31 8.120 37 9.542 3 chất lượng cao (ha) Tổng diện tích cây ăn quả 16 25 29 37 63 4 giá trị kinh tế cao (ha) Sản xuất và tiêu thụ chè an 15 20 28 28 29 5 toàn (ha) Chăn nuôi theo vùng, xã trọng - Chăn nuôi bò sữa (xã) 10 12 12 15 15 - Chăn nuôi bò thịt (xã) 10 15 15 19 19 - Chăn nuôi lợn (xã) 12 13 13 13 13 - Chăn nuôi gia cầm (xã) 27 29 29 29 29 điểm và chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư (Nguồn: Xử lý số liệu từ năm 2012 đến 2016 của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Hà Nội) Phụ lục 05: Đánh giá năng suất, sản lượng rau, RAT tại Hà Nội năm 2015 103 Trong đó TT Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Rau đại trà Chuyên rau 1 Diện tích canh tác rau 2 Hệ số quay ha Lứa, vòng/năm 3 Quy diện tích vụ/năm ha/năm gieo trồng 4 Năng suất TB Tấn/ha g.trồng 5 Sản lượng rau Tấn/năm Không chuyên RAT (có CBKT chỉ đạo) Chuyên rau Không chuyên 11.650,1 3.247,6 6.297,5 1.800,0 305,0 - 3,5 1,5 3,5 1,5 28.536,7 11.366,6 9.446,3 6.300,0 457,5 - 20,5 20,5 19,5 19,5 569.802,4 244.381,9 193.649,2 438.031,1 122.850,0 8.921,3 131.771,3 (Nguồn: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Hà Nội, 2015) 104 105 ... Chương THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP SẠCH Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1 Thành tựu, hạn chế phát triển nông nghiệp Thành phố Hà Nội 2.1.1 Thành tựu phát triển nông nghiệp Thành phố Hà Nội Quán triệt... phát triển nông nghiệp Chương 3: Thành phố Hà Nội QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN 45 NÔNG NGHIỆP SẠCH Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI THỜI GIAN TỚI 3.1 Quan điểm phát triển nông nghiệp Thành 57 phố Hà Nội. .. triển nông nghiệp Thành phố Hà Nội THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 19 SẠCH Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1 Thành tựu, hạn chế phát triển nông nghiệp 33 Thành phố Hà Nội 2.2 Nguyên nhân thành tựu, hạn chế